1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học về những nguyên tắc.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 09/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nhưng tôi hay bạn không có khả năng hay tài thuyết phục người khác nên tôi chỉ muốn xây dựng những phương pháp luận khoa học về các nguyên tắc để mỗi cá nhân có thể tự tạo nguyên tắc phù hợp cho mình và cả xã hội.
    Nguyên tắc có thể hầu như không chứa đựng điều gì cả, hay cách hay nhất là xem các nguyên tắc không chứa đựng nội dung nào cả, thậm chí nếu biết nội dung thì bạn cũng không nên đề cập, rất...rách việc - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !. Đúng như tôi đã nhận định là nguyên tắc càng tối giản càng hay.
    Kết luận là thế: nguyên tắc là xem các nguyên tắc không chứa đựng nội dung nào cả.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ka ka.
    Thế đấy. Rách việc thế đấy.... . Nhưng Bác yên tâm.
    Vì:
    nguyên tắc mà không có nội dung thì là nguyên tắc gì?
    Khâu mồm?
    Tức là chẳng có nguyên tắc => là vô văn hoá?
    Chẳng có văn hoá gì cả. Hê hê.
    Hay nói cách khác là có văn hoá, nhưng văn hoá ''Empty'',
    Bác cứ yên tâm với tôi. Đầu óc tôi không ''Empty'' thế đâu.
    Thực ra ''nguyên tắc'' giống như là các định lý, nguyên lý hay còn gọi là các giả thiết. Ta sẽ tìm những nội dung khác lấp vào đó, chứng minh nó có ý nghĩa.
    Tôi thì cứ ''chân chất''. Ví dụ quê mùa cho nó dễ hiểu:
    Ngày xửa ngày xưa có đọc những bài phê bình ngữ pháp. Thầy giáo chấm điểm một bài văn của học sinh:
    Chủ đề: Một ngày làm việc của gia đình.
    Em học sinh viết:
    Buổi sớm tinh mơ, khi đàn chim còn chưa thức dậy, khi mặt trời còn ngái ngủ ở phía chân trời, sương phủ mờ mịt trên các nóc nhà, ngõ xóm v..v.
    Bố em lặng lẽ dắt chú trâu ra đồng....
    ........
    Đến tận chiều tối, khi đàn gà đã vào chuồng, khi lũ trẻ thôi nô đùa trên những con đường làng bởi vì trời không thể nhìn thấy gì nữa......... Bố em lại dắt con Bò về...
    Bác nhận xét xem có vấn đề gì không????
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ví dụ đơn giản như vầy. Cơ quan của bạn chẳng hạn, qui định rằng nhân viên phải có mặt ở sở làm trước 7h sáng, nguyên tắc là thế. Có người cắc cớ hỏi - những 7h30 mới làm việc, đếm sớm như để làm gì ? Chịu ! Nguyên tắc mà lị ! Bảo vệ trả lời. Như thế các nhân viên cứ đến vào lúc 7h, ăn sáng, uống càfe tại căng-tin, nói chuyện thời sự rôm rả 1 hồi rồi mới bắt tay làm việc. Bạn đâu biết rằng đó chính là ý đồ của giám đốc.
    Chính cái tính chất "empty" của nguyên tắc nó khiến các nguyên tắc luôn được để ngõ, nếu nó "đặc kịt" thì nó còn có thể chứa những nội dung mới nào nữa !? Nó "empty" để nó có thể chứa đựng nội dung của chính bạn đấy thôi.
    Bài văn của bạn theo quan điểm phê bình của tôi thì nó phải thế này: Hôm nào cũng vậy, cứ khoảng 5h sáng thì mẹ tôi đã thức. Mẹ đun nước, cho vào bình thuỷ, phà 1 tách cafe cho ba tôi. Ba tôi sau khi tắm, cạo râu, ông ăn sáng uống cafe rồi mới đi làm. Đó là nguyên tắc, là thói quen không thay đổi của ba mẹ tôi mà tôi luôn nhớ về suốt thời thơ ấu....
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Dở dở!!!!
    Bác thấy chưa? Bác không nhận ra sự logic ở đầu bài và cuối bài.
    Sáng dắt trâu ra đồng mà chiều lại dắt bò về...
    Xin Bác nhận xét.
    (Không phải nhận xét là bài văn hay hay không mà là Bác nghe chuyện như thế thì Bác cảm thấy thế nào???)
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn muốn nói đến nhà tư bản nào ? Tôi thì nghĩ rằng ở nước ta chưa có những nhà tư bản thực sự, vì chưa qua giai đoạn TBCN. Nguyễn Du, Tú Xương hay công tử Bạc Liêu thì không thể trở thành nhà TB được. Đấy cái tâm lý "phú qui sinh lễ nghĩa" nó lại tạo ra 1 tầng lớp trên, muốn được phục vụ chứ không phải là phục vụ người khác (à tôi có nhớ thời thuộc Pháp vẫn có 1 nhà TB Vietnam điển hình, đó là ông Bạch Thái Bưởi). Cách mạng tư sản cũng chỉ nhằm mục đích sở hữu công cụ sản xuất và sử dụng nhân công, xã hội Vietnam đều sẵn có, cho nên những nhà "tư bản" khó mà đổ lỗi này nọ, hoặc đơn giản chỉ vì họ chính là những trọc phú hay thuộc tầng lớp Nho sĩ "vươn lên trở thành tiểu tư sản" (chữ "tiểu" ở đây khá đúng, vừa là tiểu...thư, vừa là tiểu tư sản). Có 1 trí thức chế độ cũ, khá giàu, nói rằng ông ta có thể kiếm tiền dễ dàng nhưng không thể trở thành nhà TB được, vì...sĩ diện ...
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hê hê. Nhân dân ta quá giỏi.
    Vì sĩ diện ư??? Đó chính là đạo đức của dân tộc đấy.
    Không thể làm ác được.
    Thằng Chí phèo la lên là Bá Kiến sợ ngay. Không phải là sợ Chí phèo đánh đâu....
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ chỉ có Marx mới có đủ tư cách để luận về tư bản. Tôi hay bạn đều đi làm công cả (mà nếu có điều kiện thì tôi cũng có thể trở thành 1 nhà tư bản). Ở 1 mức độ nào đó thôi. Khi xưa điều kiện lao động còn chưa đầy đủ, nhà tư bản vắt sức của nhân công để sản xuất hàng hoá cho xã hội, rồi thì cạnh tranh buộc họ phải giảm giá, tăng điều kiện làm việc...Nhu cầu vật chất thì ai cũng cần, chỉ khác nhau về phương cách tổ chức và phân phối sản phẩm. CNCS, nhất là trong thời kỳ cần phải cải cách (cải cách không phải là đặc quyền của CNTB), cần phải tạo điều kiện để phân phối lại CNTB cho mọi người.
    Câu chuyện Chí phèo có thể hiểu như sau:
    Bá Kiến : biểu tượng của phong kiến, luôn chơi trò 2 mặt.
    Chí Phèo và Thị Nở: biểu tượng của CNTB. Chí có ?obản quyền? của Chí và Nở có ?obản quyền? của Nở. Họ cần làm 1 cuộc CM tư sản để giữ lấy bản quyền của mình.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vâng! :). Đòi quyền tự do cá nhân ''của mình''. Xét lại cái ''của mình'' tí đi. Tức là ''bằng anh, bằng em'' đấy phỏng?
    Cao lắm cũng chỉ được thế thôi.
    Vượt quá người ta gọi là lộng hành.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Dạo này chẳng thấy hứng thú gì cả.
    Vâng! Xã hội là xã hội trong đó cong người khống chế nhau bằng các ''nguyên tắc'' (văn hoá).
    Nguyên tắc đó nằm ở đâu và ai nắm giữ lại là một vấn đề.
    Loài người chế ra thuốc độc thì cũng chế được thuốc giải.
    Chế ra khoá thì có chìa khoá.
    Nỏ thần kim quy thì có lẫy nỏ.
    Việc giấu cái lẫy nỏ (tử huyệt) vào đâu thì lại đang là vấn đề lúng túng. Không phải chỉ riêng nước ta mà toàn thế giới cũng lúng túng.
    Việc nắm giữ ''chìa khoá'' của các nguyên tắc, chắc không ai bằng các ''nhà sư''. Họ thừa thông minh để biết rằng nếu không có người, tổ chức nào thực hiện các ''nguyên tắc'' một cách gương mẫu thì chẳng ai thèm nghe theo cả. ''Nguyên tắc'' thành ''vô nguyên tắc'' và vô giá trị: Dân chửi liền ''miệng namo bụng bồ dao găm''. Dân ta thì cứ theo dõi một cách khoa học ở cái ''đầu ra'', ''đầu vào'' của các vị ấy là biết liền, không quan trọng họ nói gì.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không hẳn. Việc thực thi các nguyên tắc về nguyên tắc nó không nói lên bản ngã hay tham vọng cá nhân của người thực thi các nguyên tắc đó.
    À quên, nguyên tắc của topic này không bàn đến tôn giáo.

Chia sẻ trang này