1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học về những nguyên tắc.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 09/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nguyên tắc là cái cầu nối giữa cá nhân và cộng đồng.
    Nguyên tắc càng bớt rườm rà, thì càng tốt, càng bớt tốn thời gian (cả lao động), của cải. Do vậy, nguyên tắc cũng cần phải được tối ưu. Sự tối ưu của nguyên tắc không có con đường nào khác là phải dựa vào KHKT - KHXH.
    Đỉnh cao của nguyên tắc là dùng kỹ thuật số, tự động hoá: Bấm nút - ''Yes'' or ''No''.
    Để ý mà xem, trong một cuộc họp, nếu không có 1 nguyên tắc dựa vào phương pháp KHKT hoặc KHXH thì sẽ cãi nhau rất lâu. Thường là mỗi bên dựa vào ý chí của mình, cảm tính của mình không chịu lắng nghe, không chịu tư duy, tìm hiểu. Và như vậy là cái ''cá nhân'' đã lấn át cái ''cộng đồng''. Cái ''Ý thức'' đã lấn át cái ''vật chất''. ''Còi to'' cho vượt. Nói chung nó áp đặt lên XH một nguyên tắc mà nguyên tắc đó chẳng dựa vào cơ sở nào cả, chẳng có một nguyên tắc nào cả hay ta thường gọi nó là ''nguyên tắc'' của kẻ mạnh. Nhưng có điều tự nhiên (tạo hoá) không cho ai một sức mạnh vĩnh viễn. Nó chỉ là nguyên tắc của bản năng. Nguyên tắc này sẽ tạo ra một thứ văn hoá ''phi nhân bản''.
    Như vậy, muốn tối ưu hoá nguyên tắc (sự kiềm chế cá nhân) thì phải biết cái cộng đồng muốn đi theo xu hướng nào.
    Tức là cái nguyên tắc đó tạo ra cộng đồng nào? Có 1 số loại đã từng xuất hiện trong lịch sử:

  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    - Đế Quốc: Cá nhân bị khống chế bằng các nguyên tắc để tập trung xây dựng sức mạnh tập quyền. Lao động được sử dụng để xây dựng một lực lượng viễn chinh hùng mạnh. Đó là quan hệ cá nhân -> cộng đồng. Ngược lại, quân đội viễn chinh này phải đi chinh chiến, cướp bóc, nô dịch dân tộc khác mang về phân phối lại, bù đắp lại cho cá nhân. Để mị dân và cất giữ linh hồn, ý thức cá nhân của người lao động, họ tạo ra một cái túi, một ngân hàng linh hồn - đó là tôn giáo. Hàng ngày, sau khi lao động cật lực, họ đến ''ngân hàng'' và lĩnh ''phần hồn'' của mình về.
    Cộng đồng này không bền, bởi khi đã bành trướng đến một ngưỡng và không vượt qua khỏi hạn chế về khả năng nội tại. Nó vấp phải một mâu thuẫn: Đầu ra và đầu vào không cân bằng => tự chia rẽ, sụp đổ, vỡ vụn hoặc chuyển sang nguyên tắc khác, văn hoá khác.
    - Tư bản: Thực ra đó là sự chuyển đổi hình thức khác các nguyên tắc của đế quốc.
    Miền xác định của nguyên tắc trước kia là Quốc gia, nay đã chuyển sang Quốc Tế.
    nguyên tắc vẫn là cá nhân => cộng đồng, bù lại là Tư bản phải công phá vào lĩnh vực tự nhiên, chinh phục tự nhiên, thậm chí ra ngoài vũ trụ tìm kiếm lợi ích và mang về. Tất nhiên sống trong
    ''văn hoá'' ấy, mọi người phải sử dụng ''nguyên tắc'' của nó. ''Con không khóc, mẹ không cho bú''. Cá nhân không tranh giành lợi ích dựa theo sức mạnh của mình thì cũng không được. Do vậy điều đó cũng thúc đẩy sự ''dân chủ'' (tuy nhiên không bền, dạng dân chủ rất buồn cười).
    Ta có thể thấy trong phim ảnh của các nước này: Đề cao cá nhân, luôn thể hiện sự sợ hãi về sự yếu đuối của cá nhân trước cái bao la của tự nhiên, của bên ngoài. Đó là tâm lý chung của XH này. Vì lợi ích chung, 1 số người tụ nhau lại thành nhóm tạo ra sức mạnh để giành giật lại lợi ích. Khi giành giật được rồi, thì chính bản thân những cá nhân đó lại tranh giành với nhau, bắn giết lẫn nhau cuối cùng chỉ còn 1 người có lợi hoặc tất cả đều chết và lợi ích lại rơi ra ngoài cõi hỗn mang. Các cụ nhà ta nhận xét về điều này như sau: ''Của thiên trả địa''
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chủ nghĩa Tư bản luôn bị ám ảnh bởi ''Ngày tận thế'', mất niềm tin vào tính ''Nhân bản''.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sao lại "buồn cười" ? Dân chủ của Tư Bản là dân chủ "có chân", nó khác với những kiểu mẫu dân chủ nhà ta (là thứ dân chủ "không chân") được những nhà trí thức dựng lên bằng những "bản quyền lá cải". Anh trí thức ngày xưa (như giáo Thứ làng Vũ Đại) thì nhìn hiện thực rồi nhắm đến lý tưởng cộng sản. Anh ta cũng như Bá Kiến đều không có "bản quyền" để ra sức xây dựng và bảo vệ, anh ta cũng chỉ là mặt đối lập của Bá Kiến. Chỉ có Chí và Thị mới là những nhà dân chủ. Đấy, trí thức ngày nay họ tệ đến thế, tranh cả quyền dân chủ của giới bình dân cơ đấy.
    Xét về nguyên tắc dân chủ trong xã hội Vietnam thì anh phải có "bản quyền", phải có những thứ trực tiếp thuộc về anh thì anh mới có thể lên tiếng. Nhân danh 1 điều gì đó ư ? Rất khó thuyết phục.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nỗi ám ảnh đó của CNTB, ĐQ nó lây nhiễm, ảnh hưởng sang tất cả phần khác của thế giới, thông qua những cuộc chiến tranh.
    Như những cục nam châm đưa gần lại với đống mạt sắt, CNTB sẽ ảnh hưởng tới những nước yếu. Đối với nước yếu, ''Ngày tận thế'' dường như có thật. Đó là nguồn gốc xuất hiện giai cấp tư sản. Nó thể hiện sự lo lắng, tìm cách tự bảo vệ trước 1 ngày tận diệt, tuyệt diệt. Không đủ để chống lại CNTB (tiêu diệt CNTB) hay ''nguy cơ của ngày tận thế''.
    Giai cấp tư sản sống được ở nước ta không phải dễ bởi truyền thống của dân tộc. Nó xuất hiện khá miễn cưỡng. Truyền thống là khá khinh bỉ giai cấp này. Tuy nhiên để nó tồn tại cũng có cái lợi. Như là nhân dân trồng rau để có ngày thu hoạch thôi.
    GC tư sản xuất hiện ở tư thế bị động, thụ động, không xuất phát tự thân, truyền thống.
    Điều đó cũng giải thích được tại sao kinh tế (kể cả tổ chức và quản lý), khoa học kt của các nước yếu bao giờ cũng đi sau, sao chép lại là chính. Không bao giờ nó trở thành một chủ nghĩa chính thống ở các nước Phương Đông như nước ta.
    Có thể nói nguyên tắc của nước ta là ''không theo chủ nghĩa tư bản''.
    Nhưng, chừng nào, có nước nào ở Phương Đông đang nghèo, tự dưng lại có đủ tiền nuôi một đội quân hùng hậu, nhà nghề để ''vươn ra ngoài'' thì phải xem lại bản chất của nó. Hình như tằm đang thành ****. Không Đế Quốc thì cũng là Tư bản.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nguyên tắc của CNTB là nguyên tắc mà thực ra là chẳng có nguyên tắc nào: Không có sự lựa chọn. Giống như những đứa trẻ thả rơi ngoài đường phố, những đứa con bị hắt hủi.
    Phương châm là: theo thì sống, chống thì chết.
    Miệng thì: Yes!..Yes!...Yes....!!!! nhưng âm thầm là con dao lách vào bụng mình ngay sau đó.
    Khi người lao động đã tham gia vào hệ thống ấy thì không còn đường nào thoát khỏi các nguyên tắc của nó. Không có đường về, đường lùi. Nguyên tắc của nó là mặc nhiên chấp nhận trong hệ thống đó.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sự phân chia của truyền thống và ảnh hưởng của CNTB thể hiện ra thực tế ở ranh giới Đô thị, KCN và Nông thôn, trong xã hội thì thể hiện ở khu vực ''người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm, nông thôn truyền thống và khu vực kinh doanh tư bản'', hoặc trong số vốn nhàn rỗi và vốn tư bản.
    Như vậy, để đảm bảo nguyên tắc có sự lựa chọn phải cân bằng giữa hai vế. Và trong mọi tình huống. CNTB vẫn phải bị kiểm soát, không thể để lũng đoạn. Tự do kiểu này làm rối loạn, gây sự bất bình đẳng, bất công kinh khủng.
    Sự lựa chọn ''Yes'' or ''No'' là quyền của mỗi người. Yes thì tham gia, No thì ở lại với bà con.
    Một cô gái không ưa, không lấy anh, anh chẳng thể cưới cô ấy được.
    ''No'' là bến đỗ, là ''trạm không gian'' nghỉ chân của mọi người khi cảm thấy sức lực và khả năng tự chủ không còn.
    Có thể thấy, con người ta ''No'' chỉ là tạm thời, ''Yes'' mới là chủ yếu. Đó là ''sự tham gia''.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Mấy hôm bận việc nên tạm "đình chiến"...
    Rất đồng ý. Về mặt này thì "dân chủ" cũng chỉ là công cụ nhằm lũng đoạn xã hội. Rất khó xây dựng 1 xã hội "dân chủ" kiểu phương Tây đối với Vietnam, vì nó sẽ trở thành thứ "dân chủ không chân"... Hoặc muốn xây dựng xã hội dân chủ thì trước hết hãy tôn trọng "bản quyền" vì nó gắn bó với lợi ích cá nhân, mà muốn tôn trọng quyền hay bản quyền thì trước hết cá nhân hãy sống với và sống bằng sáng kiến của mình. Nếu bạn chưa thể có những sáng kiến thì chỉ còn cách khép mình vào những nguyên tắc. Như thế các nguyên tắc vẫn là bước khởi đầu và cũng là cách thức hợp lý nhất để làm việc hiệu quả và để giữ vững các mối quan hệ (nhất là quan hệ với khối TB).
    Tản mạn đôi chút qua tình hình quốc tế và Vietnam, mình thì thấy việc VN mua vũ khí hiện đại của Nga là quyết định khá đúng đắn về mặt thời điểm và về mặt ngoại giao. Về mặt oánh lộn thì Vietnam chỉ có chơi với Nga, và lúc này là lúc có thể có 1 cuộc tung hứng Nga-Việt. Trong tình hình so kè giữa Mỹ và TQ, đó là 1 lối thoát hơn là 1 sự răn đe quân sự...Chim ưng và rồng vờn nhau thì gấu và cáo lại có thể bắt tay nhau...
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chỗ này cũng có nhiều điều đáng nói lắm!
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Điều đáng nói đây theo bạn là gì ? Là tìm cách phá vỡ những nguyên tắc à ? Ngược lại nếu chúng ta không tuân thủ những nguyên tắc thì chúng ta có thể làm gì ? Tôi nghĩ chỉ có cách thích nghi với chúng (hay tìm cách thích nghi với chúng). Chính điều này mới khó, khó hơn cả việc phá vỡ những nguyên tắc. Người ta rất dễ đánh đồng việc bất tuân thủ nguyên tắc với việc phản biện rằng nguyên tắc đó là sai, là thừa. Vì sao các nguyênh tắc dễ bị phá vỡ ? Đó là do tâm lý trì trệ và do tính chất liên kết của chúng. Thực ra chính chúng ta hay tạo nên những mối liên kết giữa các nguyên tắc để dễ dàng vịn lý do để phá vỡ chúng. Do đó về nguyên tắc thì các nguyên tắc nên được xem như độc lập và không có liên hệ mang tính diễn giải với những nguyên tắc khác..
    Ví dụ: khi tập võ chẳng hạn. Một người có luyện tập sẽ có cú đám khác hẳn 1 người không luyện tập. Nếu bạn tập thuần thục chỉo 1 cú đấm thôi, đó có thể trở thành tuyệt chiêu giang hồ

Chia sẻ trang này