1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoa học về những nguyên tắc.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 09/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    ''Nếu bạn chưa thể có những sáng kiến thì chỉ còn cách khép mình vào những nguyên tắc.''
    Rõ ràng trong ''bản chất'' câu nói của TT đã hàm ý không tôn sùng, theo đuổi các nguyên tắc. Bản thân đã muốn vượt ra khỏi các nguyên tắc, việc khép mình vào nguyên tắc chỉ là tạm bợ, chờ đợi khi có sáng kiến thì sẽ out ra ngoài.
    Ừ, thì cứ cho là thế. Khi những cánh chim non nớt, chưa đủ sức bay xa, chưa đủ ''trình'' để thoát khỏi các cạm bẫy thì cứ từ từ mà tập bay, vài vòng rồi quay về tổ. Nhưng khi lớn rồi, thì phải đá đít cho nó đi đi, đi mà lấy vợ, lấy chồng, làm ăn có ích cho ''xã hội''. Chỉ cần nhớ vững câu ''Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau''. Chính vì thế mà hằng năm, chúng nó vẫn về tụ họp, ''chém chú, chém anh''.
    Ờ, nhưng mà một cuộc đá bóng thì phải có thằng giữ gôn chứ. Anh lo giữ gôn rồi, các chứ cứ lên đi, lên đi, cao vào... Sút..!
    Ấy vậy mà cũng có lúc, thằng giữ gôn nó ''máu quá'' quên mất mình đang ''giữ gôn'', lên tận nửa sân. Đến lúc nó phản công, chạy vãi ra quần mới về được thì ôi thôi bóng vào lưới mất rồi.
    Chính vì vậy, để đảm bảo cậu giữ gôn không ''quên mình đang giữ gôn'', những tôn giáo, và nhất là Đạo Phật mới có nhiều quy định, đạo đức đến thế. Cũng công nhận là rất hiệu quả. Bằng chứng là trong lịch sử, nhân dân công nhận rất nhiều vị ''Cao tăng đắc đạo'' như thế. Nhưng cũng không ít vị mặc dù ''tuân thủ rất nghiêm các nguyên tắc'' nhưng những lúc không tuân thủ thì lại thoả sức ''ăn đậu phụ chùa''. Thế mới có câu ''Miệng namô bụng bồ dao găm''. Những hạng như thế này, ''Chùa'' nên ị nó ra đi, để lâu sinh đau bụng đấy.
    Tuy nhiên nhân dân ta cũng rất công minh, ''Chùa'' vẫn là nơi đi về, hàng năm vẫn là nơi đông nghịt, nhất là dịp đầu năm. Đến để tắm mát cho tâm hồn, để sửa chữa những ô nhiễm bụi trần, và không quên ''khấn xin'' một năm mới làm ăn ''vững chãi''. Nhưng họ còn liêm sỉ để chỉ nhận mình là ''Phật tử tại gia'', chứ không trơ tráo nói rằng ''tôi là người cửa Phật''.
    Sẽ ra sao nếu toàn xã hội ''khép hết vào nguyên tắc''? Chỉ cần ít người quan trọng thôi, còn lại phải ''đuổi'' bớt đi cho họ đi làm chứ? Hoặc chí ít họ cũng phải ''tự làm, tự ăn''. Nói chung Chùa đâu mà chứa nổi họ? Do vậy nguyên tắc này là nguyên tắc mở để mọi người được động viên, khuyến khích họ có ''sáng kiến mới'' có ích cho xã hội. Khi sống được bằng sáng kiến rồi thì đừng ở lại Chùa nữa, chật lắm. Buôn buôn bán bán ô uế hết cả Chùa.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi rất ghét những gã ''miệng na mô'' nhưng vẫn cứ ''ăn đậu phụ Chùa''.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ờ mà Chùa cũng nhiều ''Xôi'', ''Oản'' đấy chứ? Nhà Chùa có phải ''ký'', ''duyệt'' cho ai, cái gì, được đâu? Xôi, oản, không ăn, cứ phải ăn ''đậu phụ Chùa'' mới nghe. (Xôi, oản là tự nguyện hiến dâng của dân)
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ông ''giữ gôn'' mà càng chặt, ''đội bóng'' càng bay xa, chiến công càng nhiều.
    Ở đây, ta thấy Ông ta phải đồng nhất bản chất của mình cùng nguyên tắc.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Những người ''nắm nguyên tắc'' này thuộc loại siêu đẳng của xã hội. Ưu tú nhất, cô đọng nhất bản chất của xã hội, cộng đồng (theo nguyên tắc đó). Họ có thể là đại diện, lãnh tụ tinh thần.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Mà Ông giữ nguyên tắc lại có ''cú đấm mạnh'' và tập luyện thường xuyên như TT nói thì lại càng hay.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lại vi phạm nguyên tắc của topic, không nói chuyện tôn giáo nhé.
    Bằng phép phản chứng, ta khó tưởng tượng được 1 xã hội mà không có những nguyên tắc, một con người mà không có những thói quen. Một cô (A) nói về 1 anh (B) nào đó như vầy - cứ như anh ta thì chẳng ai chơi. Trong xã hội Vietnam người ta có tâm lý sợ bị cô lập với xã hội. Cô A buôn bán hàng nhậu, cô có nguyên tắc không ? Rõ là có. Cô bán rượu và buôn chuyện. Nguyên tắc (hay gọi đúng hơn là nguyên lý) hội nhập xã hội của cô là vậy. Anh B có nguyên tắc không ? Không thể không. Cách tiếp cận xã hội của anh nó khác. Bạn nói đúng, ta chỉ tạm khép vào nguyên tắc để chờ đợi và tìm kiếm 1 hướng đi. Rất nhiều phát minh có được bằng việc áp dụng những nguyên tắc làm việc. Kiên trì bền bỉ như Edison cứ lặp lại thử nghiệm hàng nghìn lần. Trước đó, M. Faraday, một người thợ đóng sách, cứ tỉ mẩn với những chiếc bình ắcqui, cuộn dây và 1 cục nam châm. Rồi đến 1 ngày, anh vô tình đưa cục nam châm gần dây dẫn. Chiếc kim đo khẽ dao động, và thế là nguyên lý tương đối của ngành điện động lực học ra đời. Gần đây cũng cò 1 người thợ khóa Vietnam đã phá vỡ được nguyên tắc khoá truyền thống và đưa ra nguyên lý khóa mới?
    Khi bạn áp dụng 1 nguyên tắc trong cuộc sống là bạn đã mang theo ước muốn cải thiện.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ha ha. nghe có vẻ đồng nhất quan điểm của TT với của tôi rồi nhỉ.
    Chẳng khác gì cuộc đấu của Spartacus.
    Theo tôi thế này nhé.
    Đừng để đồng nhất như thế. TT cứ giả tảng như ''nhấn mạnh'' về một khía cạnh nào đấy. Tôi thì ''nhấn mạnh'' về một khía cạnh khác.
    Hãy nhìn xem cái đĩa trên bàn. Nếu chỉ hời hợt ''cưỡi ngựa xem hoa bề ngoài'' thì chẳng có nhận thức khoa học nào về nó. Người ta chỉ có thể mô tả về nó bằng những nét rất trừu tượng, mơ hồ (hình dáng, màu sắc). Nhưng khoa học là phải khuyếch đại bản chất của nó ra, phải xé nó ra từ các góc nhìn các cực, về các mâu thuẫn nội tại của nó. Qua đó, người ta có nhận thức đúng đắn về bản chất của nó. Ví dụ dùng kính hiển vi quan sát để thấy các tương tác giữa ''các phần tử'' của nó vậy.
    Quá trình nhận thức khoa học là như vậy: Giả thiết về các góc nhìn => so sánh => tổng hợp.
    Ví dụ ở đây, tôi nhấn mạnh về vấn đề ''những người nắm giữ nguyên tắc''. TT nên nhấn mạnh về việc hội nhập của những người thuộc nhóm nguyên tắc này và với những nhóm nguyên tắc khác.
    TT phê phán tôi, tôi sẽ phê phán TT => sẽ nảy ra cái mới.
    Hãy xem, con mắt ta nhìn vào đâu, hiện thực hiện ra ở đó.
    Ta nhìn lên bàn tiệc, hiện thực thật ''ngon lành và đẹp đẽ''. Ta nhìn vào cống rãnh, hiện thực thật là bẩn thỉu. Bằng cách so sánh, tổng hợp các hiện thực đó, tri thức của chúng ta sẽ không phụ thuộc vào bất cứ cách nhìn nào.
    Mắt nhìn đi đâu, quyền lực theo ở đấy.
    Đôi khi trong quá trình phê phán đối thủ, người ta hay ''chơi bẩn'' (mị) che đậy một bức màn giả tạo lên phần bản chất thuộc về đối thủ (phủ lên một lớp sơn chẳng hạn) để làm như thế giới này thuộc hoàn toàn về bản chất của mình. Nhiệm vụ của bên kia là phải vạch rõ ra điều đó. Bản chất của cuộc sống là ''đồng hoá và dị hoá'', ''sạch sẽ'' và ''dơ bẩn'', ''trật tự'' và ''hỗn độn'' (muốn chỗ này sạch sẽ, trật tự thì chỗ nào đấy phải dơ bẩn và hỗn loạn) đồng hành.
    Trong vấn đề giải quyết mâu thuẫn của việc giữ nguyên tắc, Ông bà có câu: ''Giấy rách phải giữ lấy lề''
    Theo thời gian, cái gì cũng sẽ rách, sẽ hỏng. Nhưng nó chất lượng hay không là nhờ ở cái lề của nó có tốt hay không. Còn lề thì vẫn còn dùng được, còn bền.
    Ờ, đấy! Tôi nhấn mạnh chỗ là Ông nào sẽ xứng đáng là người giữ lề????
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    ''Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các, hạt ra cánh đồng''
    Bản chất của tự nhiên cũng như xã hội là đã phân hoá và đa dạng. Lịch sử tương tác giữa chúng đã để lại sự phân hoá.
    Tự nhiên thì đã có bảng tuần hoàn của Mendeleep. Rồi sự tổng hợp giữa chúng thì có môn hoá học ghi nhận.
    Xã hội thì có biết bao nhiêu dân tộc, bao nhiêu ngôn ngữ, tôn giáo.....
    Đó là nói xa xôi. Nói thực tế nhé. TT có ruộng để cày không?
    Đấy! Thất nghiệp thì TT làm gì?
    Do đó, có thể nói không thể bắt Ông này phải theo nguyên tắc của Ông nọ. Bởi một lẽ, lịch sử để lại lợi ích và tính chất của các nguyên tắc đã khác nhau. Thế lề của xã hội là ở đâu?
    May mắn thay, cả tự nhiên và xã hội đều có thể quy về một mối - bản thể. Big bang là nguồn gốc của tự nhiên, vũ trụ.
    Xã hội còn có văn hoá, sắc tộc.
    Chính những điểm sâu trong tiềm thức, ''lề thói'' của xã hội là những nguyên tắc ''con người'' nhất để đảm bảo nền tảng cho xã hội tồn tại đến ngày nay.
    Nó đảm bảo cho một sự cân bằng, ổn định của các lợi ích mà bất kỳ sự thêm vào từ bên ngoài nào cũng có nguy cơ gây mất ổn định. Trong quá trình hội nhập, điều này là áp lực gây ra nhu cầu ''đổi mới'' hay ''điều chỉnh''.
    Nói gì thì nói, ''cân bằng, ổn định là gì''? Là đảm bảo cho người ta có quyền tự chủ, tự quyết.
    Tức là đảm bảo người ta có thể chủ động và an tâm cho cuộc sống của mình bao gồm lấy vợ sinh con, lo cho con cái học hành bằng anh, bằng em, tồn tại bền vững.
    Tôi nghĩ đây là ''cái lề'' duy nhất. Và ai giữ được nguyên tắc đó là vĩ đại.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi không tìm kiếm sự đồng nhất hay thống nhất quan điểm với ai cả. FTS vẫn giữ thói quen của người Việt - mọi việc phải tiến "đồng tâm". Có thể trong khi lập luận về những nguyên tắc thì tôi và FTS có những điểm chung hay trái ngược, nhưng không phải là thắng hay thua. Chẳng hạn như FTS đưa 1 nguyên tắc, mọi người đều oke, thế thì còn muốn gì nữa (!?) , bảo rằng : chúng mày tuy oke nhưng tao biết chúng mày chỉ bề ngoài thôi, chưa thực tâm nhé, như thế chưa được !? Không nên tạo sự đối lập nếu nó không cần thiết. Về lý thuyết thì bất cứ nguyên tắc nào cũng có ưu nhược điểm của nó nên ai cũng có thể vịn lý do này nọ để phản đối cả.
    Những nguyên tắc mà FTS khuyến cáo trên chẳng khác nào "cuộc CM cam". Một vị dõng dạc nói - chúng ta nên tạo 1 cuộc chơi như các nền chính trị phương Tây, điển hình là Mỹ, tự do đưa ra những chính sách. Thế này nhé, tôi sẽ đưa ra những chính sách này nọ, các vị cứ (hay bắt buộc) bằng mọi cách phản đối tôi nhé (để dân chúng thấy rằng chúng ta rất dân chủ). Vì tôi là điển hình của dân chủ nên nhất định tôi sẽ thắng, ít nhất thì đó cũng là bài học đầu tiên của chúng ta về dân chủ. Thế nhé !?

Chia sẻ trang này