1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoái Châu quê hương tôi

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi chuthado, 26/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. realmadrid_club

    realmadrid_club Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    Tí nữa thì làm rể Khoái Châu, dù sao cũng có chút hương vị, cho ké với, diễn đàn buồn tẻ quá đi mất
  2. Ngumo

    Ngumo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    10.072
    Đã được thích:
    12
    Khà khà. Ng quen. Cho hỏi thăm chị Hằng nhá. :D
  3. nhichevo

    nhichevo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2008
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Nhichevo quê Tân Châu
    Học PTTH Khoái Châu 97-2000, lớp C của thầy Bột
    yahoo: sipnetvn03
    Lâu ko thấy ai Khoái Châu vào đây nhỉ
  4. lewhenshan

    lewhenshan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
  5. lewhenshan

    lewhenshan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    xin chao minh o Man Xuyen - Tu Dan - Khoai chau ne ! Lam quen nhe ! Minh la Le Van Son - doi 10 - Man Xuyen - Tu Dan - Khoai Chau ,Email ;
    lewhenshan2987@gmail.com-ĐT:03213928088-0979856456
  6. Ngumo

    Ngumo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    10.072
    Đã được thích:
    12

    Xin Chào các bạn Mình là Lê Văn Sơn quê ở Mạn Xuyên - Tứ Dân - Khoái Châu. Mình muốn làm quen với tất cả các bạn.
    Nguyen quan : Lê Văn Sơn - Đội 10 - Mạn Xuyên - Tứ Dân - Khoái Châu- Hưng Yên- Việt Nam.
    ĐT : 0979856456 - 0962287339.
    Email ; lewhenshan2987@gmail.com
    Address: DTK3 - Derpartment of Electronics and Electrical Engineering -
    Hung Yen University of Technology and Education
    Minh xin gioi thieu bai viet cua min ve Tu Dan que minh
    Tứ Dân - Khoái Châu quê tôi
    Tứ Dân là xã nằm ở phía tây huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Phía đông bắc giáp xã Hàm Tử, phía tây giáp các xã Tự Nhiên,Chương Dương,Lê Lợi huyện Thường Tín thủ đô Hà Nội, phía nam giáp xã Đông Kết, Phía tây nam giáp xã Tân Châu.
    Diện tích tự nhiên vào khoảng 6,1 km2. Toàn xã có 920 mẫu (1 mẫu = 3.600m2) đất canh tác, trong đó có 450 mẫu ngoài đê.
    Tứ Dân gồm 6 thôn trong 12 đội sản xuất: Mạn Xuyên ( các đội 8,9,''''10,11,12); Toàn Thắng (Mạn Trù 6); Phương Trù (4,5,6); Phương Đường (1); Mạn Đường (2); Năm Mẫu (7). Tứ Dân còn có 2 bến đò qua sông Hồng: Phương Trù và Năm Mẫu và đầm Mạn Xuyên.
    == Điều kiện tự nhiên ==
    *''''''''''''Đặc điểm địa hình'''''''''''': Tứ Dân có địa hình khá phức tạp, cao thấp xen kẽ nhau. Vùng ngoài bãi có địa hình bán lòng chảo dốc dần từ dải cao ven bối xuồng vùng trũng ven đê. Vùng nội đồng nhìn chung có hướng dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.Thôn ngoài đê : Năm Mẫu còn lại nằm trong đê sông Hồng .Tứ Dân là điểm đầu của hệ thống bối ven sông Hồng của huyện Khoái Châu qua các xã Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập và một phần xã Chí Tân. Tứ Dân có 3km tuyến bối ven sông ngăn nước sông bảo vệ các xã trên và bãi trồng trọt.
    *''''''''''''Khí hậu'''''''''''':Tứ Dân có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt {{fact}}. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, đặc trưng là nóng ẩm mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường lạnh, đầu mùa khí hậu tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt và có mưa phùn, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23oC, cao nhất 38 - 39oC, thấp nhất không dưới 5oC.
    *''''''''''''Tài nguyên khoáng sản'''''''''''': Khoáng sản chính của Tứ Dân chỉ có nguồn cát ven sông Hồng và một số đất sét sản xuất gạch ngói có thể phát triển khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng. Theo các tài liệu thăm dò địa chất, tại vùng đồng bằng sông Hồng trong đó có Tứ Dân tồn tại trong lòng đất một mỏ than nâu rất lớn nằm trong lớp trầm tích Nioxen với trữ lượng dự báo hàng trăm tỷ tấn, nhưng ở độ sâu 300 - 1.700m.
    == Lịch sử ==
    Tứ Dân là vùng đất lịch sử từ thời vua Hùng và Bắc thuộc thuộc Giao Chỉ rồi Giao Châu. Tứ Dân nằm trong bãi Mạn Trù,gần cửa Hàm Tử ,bến Chương Duơng, Đông Bộ Đầu và Bãi Tự Nhiên. Trận Tây Kết nổi tiếng trong kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần chính là vùng Tứ Dân ngày nay do nằm trên vùng bãi nên những chứng cứ lịch sử đã bị phù sa sông hồng vùi lấp . Vì vậy cần nghiên cứu đánh giá đúng đắn vùng đất lịch sử Tứ Dân nằm giữa bến Chương Dương, Cửa Hàm Tử, Bãi Tự Nhiên chính là vùng đất Tây Kết khi xưa.
    Trên khúc sông Hồng xưa kia đã diễn ra nhiều chiến thắng lịch sử như : Chương Duơng, Hàm Tử, Tây Kết, Đông Bộ Đầu. Tứ Dân trước đây thuộc huyện Đông Yên - Phủ Khoái Châu (Khoái Lộ) rồi tổng Đông An.
    ''''''''''''Tứ Dân'''''''''''' nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam năm Quang Thuận thứ 10 [[đời Lê]] (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) chia làm Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Tứ Dân thuộc về Sơn Nam thượng. Năm [[Minh Mệnh]] thứ 12 (1831) Hưng Yên đựoc thành lập {{fact}}. Tứ Dân thuộc về phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Năm 1979, huyện Châu Giang thành lập. Tứ Dân thuộc Châu Giang tỉnh [[Hải Hưng]]. Ngày 1/9/1999 .Huyện Khoái Châu thành lập gồm 25 xã , thị trấn trong đó có Tứ Dân.
    Thời Pháp thuộc, trên địa bàn có nhiều đồn bốt khét tiếng như bốt Phương Trù. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, người dân xã đã đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, hàng vạn thanh niên đã lên đường tòng quân .
    == Văn hoá ==
    Tứ Dân có 6 thôn nhưng có 4 làng với 4 nét phong tục, văn hoá khác nhau : Mạn Xuyên, Mạn Trù, Phương Trù, Năm Mẫu. Tứ Dân còn được biết đến qua những quần thể di tích lịch sử văn hóa, là nơi nổi tiếng với thiên tình sử đầy thơ mộng của Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một trong những nguyên mẫu được người dân Việt Nam tôn là Tứ Bất Tử
    Tứ Dân có nhiều khu di tích lịch sử và lễ hội truyền thống như: Lễ hội đền Mạn Xuyên (từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch) , lễ hội đền Ngự Dội (8 đến 10 tháng 2 âm lịch), lễ hội đình làng Phương Trù (8 đến 10 tháng 2 âm lịch).
    Xã Tứ Dân có 2 làng văn hoá cấp tỉnh : làng Mạn Trù (thôn Toàn Thắng) công nhận năm 2002 và làng Mạn Xuyên được công nhận là Làng Văn Hoá năm 2003.
    Kết cấu hạ tầng
    Toàn xã có 4 biến áp cung cấp điện cho các hoạt động dân sinh kinh tế khác. Trên 100% dân số trong xã dùng nguồn nước sạch từ giếng khoan.
    Tứ Dân có đường bộ,đường sông trong đó đường đê 195 và đường liên xã và các dốc Mạn Xuyên, Mạn Trù, Phương Trù, Xóm Đường. Xã Tứ Dân có một đoạn đê 195 sông Hồng dài gần 4 km đi qua trên đoạn Km 94 đến Km 98 từ đoạn tiếp giáp xã Hàm Tử đến Đông Kết . Theo hướng Bắc đê sông Hồng đi qua các xã , xã Hàm Tử, xã Dạ Trạch, xã Bình Minh, huyện [[Văn Giang]] và thủ đô [[Hà Nội]]. Theo hướng nam đê sông Hồng đi qua các xã Đông Kết, Liên Khê, xã Chí Tân, xã Thuần Hưng, xã Thành Công, huyện [[Kim Động]] và thị xã Hưng Yên Qua sông Hồng đi quốc lộ 1A, Thường Tín, Hà Nội. 100% số thôn trong xã có đường rải bằng vật liệu cứng đảm bảo ô tô đi vào trung tâm xã. Tứ Dân nằm giữa 2 cảng đường sông Vạn Điểm và Hồng Vân của Thường Tín của thủ đô Hà Nội. Bến đò vận chuyển khách và các phương tiện giao thông sang bến Chương Dương và bến Lê Lợi thuộc huyện Thường Tín - Hà Nội.
    Xã Tứ Dân có 01 [[bưu điện]] văn hóa xã được trang bị máy móc ,thiết bị tiên tiến và hiện nay 100% thôn trong xã đã có [[điện thoại]], bình quân 5 máy/100 dân. Mã số điện thoại : 0321928... - 0321596... Trạm thu sóng di động đặt tại dốc Mạn Xuyên
    == Tiềm năng du lịch ==
    Tiềm năng du lịch của Tứ Dân khá phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Toàn xã có 6 di tích lịch sử trong đó đáng chú ý nhất là quần thể Đền Mạn Xuyên, Đền Ngự Dội, Đình Phương Trù gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử-Tiên Dung nằm trong tuyến du lịch chính trên sông Hồng (Hà Nội - Phố Hiến). Đền Năm Mẫu thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
    Tứ Dân có sông Hồng chảy qua xã nằm trên tuyến du lịch sông Hồng đi qua, du khách có thể chiêm ngưỡng dòng sông uốn lượn nên thơ cùng bãi trồng cây củ đót bát ngát,thăm những dấu tích của thực dân pháp trên bốt Phương Trù, thăm Đền Mạn Xuyên, Đền Ngự Dội, Đình Làng Phương Trù thăm lễ hội Đền Làng Mạn Xuyên cùng đi trên đê ngắm Đầm Mạn Xuyên trong xanh.
    Đền Mạn xuyên vừa trùng tu xây dựng năm 2007 theo kiến trúc cổ đồng bằng bắc bộ và của riêng Mạn Xuyên hướng về phía đầm Mạn Xuyên thờ đức thánh chiêm thành cửa ải đại vương Nguyễn Danh Minh, cùng với lễ hội diễn ra vào rằm tháng 2 âm lịch hằng năm, cùng với sự náo nhiệt của lễ hội truyền thống đền làng Mạn Xuyên.
    == Kinh tế==
    Tứ Dân là xã thuần nông trồng nhiều cây củ đót để sản xuất dong riềng, ngoài bãi thu hoạch vào các tháng giáp [[tết nguyên đán]] xen canh cùng các [[cây công nghiệp ngắn ngày]] như : [[ngô]], [[lạc]], [[đậu tương]]...Toàn xã có 920 mẫu (1 mẫu = 3.600m2) đất canh tác, trong đó có 450 mẫu ngoài đê. Với diện tích trên, chỉ riêng vụ chiêm xuân năm 2007 đã cho thu nhập hơn 9 tỷ đồng?.
    Là vùng đất ven sông, nhưng diện tích trồng lúa của Tứ Dân rất ít. Người dân chỉ trồng rau màu. Tuy nhiên, trước đây bà con quen thâm canh một loại cây, hết mùa vụ lại để đất trống, đời sống gặp nhiều khó khăn. Từ khi áp dụng mô hình xen canh, nhiều gia đình đã ?ophất? lên.
    Người đi đầu trong phong trào này là anh Nguyễn Huy Tứ ở thôn Năm Mẫu. Tính cả đất đấu thầu, anh có 2 mẫu ruộng canh tác. Trước đây, gia đình anh là một trong những hộ nghèo của xã. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh vay vốn ngân hàng, phát triển sản xuất theo hình thức xen canh. Không chỉ thoát nghèo, anh còn xây được nhà khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
    Do diện tích đất canh tác ít, bà áp dụng trồng xen canh ngô và dong riềng. Ngoài làm thức ăn cho vật nuôi, bà còn dư ngô để bán. Dong nghiền thành bột, thương lái đến tận nhà thu mua. Tứ Dân là vùng Vốn chỉ quen trồng lạc, đỗ đơn thuần, mấy năm nay, tôi xen canh quay vòng thêm ngô, dong riềng nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn?.
    Mô hình xen canh cho sản lượng, hiệu quả cao, ngô thu về 2,5 tạ/sào, trừ chi phí, lãi 1 triệu đồng/sào. Lạc mang lại nguồn thu 1,8 triệu đồng. Đỗ cho thu nhập hơn 1 triệu đồng. Bột dong tươi năng suất 4,5 t ạ/sào, giá trung bình 700.000 đồng/tạ, cho thu nhập hơn 3 triệu đồng. Với những con số đầy ấn tượng ấy, cách làm này hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân.
    Từ năm 1997, UBND xã Tứ Dân tiến hành dồn điền đổi thửa và mô hình xen canh được áp dụng. Từ mô hình thí điểm ở thôn Năm Mẫu, sau một năm thực hiện, thấy kết quả khả quan, chính quyền xã phối hợp cùng bà con 6 thôn nhân rộng. Sau khi thực hiện cách làm mới, diện mạo vùng quê thực sự khởi sắc.bà con Tứ Dân chia sẻ kinh nghiệm: ?oPhải gieo trồng đúng thời vụ, tránh việc thu hoạch trùng lặp. Cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu bệnh kịp thời, khắc phục tình trạng lây lan trên cùng diện tích?. Thế mạnh của mô hình xen canh là trên cùng thửa canh tác, diện tích cây trồng được nhân đôi ,xen canh còn tạo điều kiện để các cây trồng hỗ trợ nhau phát triển. Do đặc thù của chuối là trồng thành khóm nên tận dụng được nhiều diện tích đất trống. Khi chuối đang ở độ tuổi trưởng thành, tiến hành trồng lạc, đỗ. Sau 5 tháng bẻ hoa, chuối được thu hoạch. Đỗ, lạc là loại cây ngắn ngày nên phù hợp khi trồng xen kẽ. Khoảng tháng 6, thu hoạch ngô, tạo điều kiện cho dong phát triển. Đến cuối tháng 12, dong cho thu hoạch. Đặc biệt, nhờ thực hiện xen canh nên tập trung được nguồn phân hữu cơ, giúp giảm lượng phân bón. Ở Tứ Dân, các hộ đều thực hiện rất tốt mô hình này. ?o HTX sẽ tiếp tục áp dụng phương thức xen canh. Chúng tôi xác định đây là hướng đi chủ đạo của địa phương?.
    Trong đê cánh đồng phát triển [[trang trại]] [[chăn nuôi]], trồng cây lâu năm như quất, quýt, cam... Tập trung ở Mạn Xuyên, trồng chuối ở Năm Mẫu. Tứ Dân còn có nghề nghề chế biến dong riềngtập chung ở thôn Phương Trù, Phương Đường, Mạn Đường nhưng cũng gây ra nhiều chất thải làm ô nhiễm môi trường]] cho các xã lân cận như Đông Kết, Hàm Tử, Phùng Hưng, Bình Kiều, Liên Khê, huyện Kim Động
    Tứ Dân có 2 bến đò Phương Trù và năm Mẫu và Đầm Mạn Xuyên đóng góp vào ngân sách xã. Mạn Xuyên là làng có phần lớn dân cư tập chung buôn bán nhỏ : đay, thừng,cá,gạo nếp và buôn bán hoa quả tiêu thụ ở thị trường thủ đô Hà Nội cùng một số nghề phụ như đan lát,làm bún, làm đậu... Hệ thống chợ phục vụ nhu cầu dân sinh trong xã : Mạn Xuyên(Cầu Đá), Phương Trù (Gốc Bàng),Xóm Đường (Sân Kho).
    == Giáo dục ==
    *Trường Trung học cơ sở Tứ Dân
    *Trường Tiểu học Tứ Dân
    *Tứ Dân là vùng đất hiếu học. Trong những năm gần đây số lượng thí sinh trúng tuyển đại học luôn nằm trong tốp 3 của huyện Khoái Châu, cụ thể năm 2004 có 23 thí sinh trúng tuyển, năm 2005 có 32 thí sinh trúng tuyển...
    *Hằng năm, Tứ Dân có rất nhiều thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước và có nhiều người thành đạt .
    Người viết : Lê Văn Sơn - được đăng trên các trang web
    (ĐĂNG HỘ BẠN NÀY VÌ BẠN Ý LẬP TOPIC KHÔNG ĐÚNG CHỖ)
  7. ENGLANDYEN

    ENGLANDYEN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Khoái Châu :(
  8. chudong

    chudong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Khoái Châu quê hương tôi. Nghe nói thống đốc ngân hàng người Khoái Châu à
  9. shopboong

    shopboong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    1.627
    Đã được thích:
    0
    Hok fải đồng chí ạ. Bác Giàu sinh năm 1957 tại làng Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang cơ. Mong là tương lai KC cũng có 1 bác như xế
  10. Ngumover1

    Ngumover1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    Cô fán đấu đê

Chia sẻ trang này