1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khoảnh khắc Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi sonnvl, 11/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonnvl

    sonnvl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Khoảnh khắc Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội

    ?oKhoảnh khắc Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội? sẽ là sự đánh dấu thời điểm còn 1.000 ngày tới dịp đại lễ của người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đó là ngày hội với chuỗi hoạt động hấp dẫn, tưng bừng diễn ra vào ngày 13-1-2008. Và lễ chính thức công bố thời điểm còn đúng 1000 ngày sẽ tới sinh nhật lần thứ 1.000 của đất Thăng Long - Hà Nội sẽ diễn ra vào thời khắc đặc biệt: 12h đêm.

    Khai trương đồng hồ đếm ngược lúc... nửa đêm

    Lễ hội sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng xung quanh hồ Hoàn Kiếm, thể hiện phương châm ?oHà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội?. Đặc biệt, lễ khai trương đồng hồ đếm ngược sẽ diễn ra tại khu vực quảng trường đền Bà Kiệu - nơi người dân Hà Nội sẽ cùng chiếc đồng hồ đếm ngược thời gian tới thời khắc chào đón Hà Nội 1.000 năm tuổi. Chương trình khai trương này sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.Đây là một chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng, đại diện cho các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội và đông đảo quần chúng Thủ đô.

    Ông Phạm Quang Long - Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội đã khẳng định: ?oĐại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là một sự kiện chính trị - lịch sử trọng đại của đất nước ta và là niềm tự hào lớn đối với mọi người dân Thủ đô, tạo đà cho sự phát triển của Hà Nội lên một tầm cao mới, xứng đáng với sự tin yêu của cả nước.

    Chương trình: ?oKhoảnh khắc Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội? nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, bao gồm một chuỗi các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày 13-1-2008 và là buổi lễ chính thức công bố thời điểm còn đúng 1.000 ngày sẽ tới sinh nhật thứ 1.000 của Thăng Long-Hà Nội.

    Điều đặc biệt nhất của đêm hội là cùng với chuyển động đầu tiên của chiếc đồng hồ đếm ngược sẽ là tiếng chuông của các nhà thờ, chùa, đình, đền... ở Hà Nội cùng gióng lên vào thời khắc 12h đêm 13-1-2008. Và tiếp theo đó, vào 6h sáng ngày 10-10-2010, tiếng chuông đồng hồ đếm ngược sẽ hòa cùng ?odàn đồng ca? các chuông nhà thờ, đình chùa miếu, tiếng trống của các trường học ở Hà Nội, thậm chí là trên khắp đất nước ngân lên tiếng reo vui mừng ngày Thủ đô của đất nước Việt Nam tròn 1.000 năm tuổi.

    Tuy nhiên, đây lại là điều khiến vị tổng đạo diễn chương trình ?oKhoảnh khắc Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội? cũng như nhiều người dân Thủ đô đang lo ngại rằng không thực hiện được.

    Ngày 13-1, ngày của ?olễ? và ?ohội?

    Trong khuôn khổ chương trình, một loạt các hoạt động sẽ diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, đáng chú ý có lễ phát động cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng (logo) cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; lễ phát động cuộc thi thiết kế Khu đặt phương tiện lưu giữ vật phẩm ?oGửi tới thế hệ mai sau? và Mẫu hình dáng phương tiện lưu giữ; các lễ hội dân gian, lễ rước, lễ diễu hành truyền thống, liên hoan múa Rồng với sự tham gia của hàng nghìn người dân dọc theo các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm...

    Lễ hội ?oKhoảnh khắc Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội? do Văn phòng Ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long (Sở VH-TT Hà Nội) và Công ty Tài chính Dầu khí VN tổ chức. Lễ hội sẽ ?orải? từ đền Bà Kiệu, dọc tuyến phố Lê Thạch, Lê Lai kể từ sáng 13-1-2008. Dọc tuyến phố Lê Thạch, Lê Lai là không gian của cuộc triển lãm ngoài trời với những hình ảnh Hà Nội xưa và nay.

    180 bức ảnh khổ lớn được trưng bày được lấy từ nguồn ảnh tư liệu, các bưu ảnh và tranh vẽ do người Pháp chụp, vẽ còn lưu lại tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Pháp, Quỹ Văn hóa Hà Nội, sưu tập cá nhân... Cũng trên đoạn phố Lê Lai, sẽ có hoạt động biểu diễn các trang phục cổ trên một sân khấu dựng ngay trên đường: 18 bộ trang phục thời kỳ đầu thế kỷ XX, 18 bộ trang phục thời kỳ 1940 - 1950, 10 bộ trang phục giai đoạn 1960 - 1970. Những bộ trang phục này thuộc đủ lớp người: giàu sang, trung lưu, nghèo khó, già trẻ, nam nữ...

    Một không gian chợ xưa sẽ được triển lãm với nhiều nghề thủ công mỹ nghệ, quà bánh , hoa cây cảnh (trên tuyến phố Lê Thạch) với các sạp bán hàng dùng chõng tre xếp thành và người bán hàng mặc trang phục cổ thời kỳ đầu thế kỷ XX. Các sạp hàng đều là các hàng thủ công của Thăng Long xưa: Đồ gốm sứ, thuỷ tinh, thủ công, đồ đất nung, sành; Đồ tơ lụa, vải mộc, vải lầm; Đồ rèn,dao, đồ sắt; Đồ đúc đồng, gò đồng; Đồ gò bạc, chạm bạc; Đồ sơn quang, sơn then; Đồ thêu cờ, lọng; Đồ mây tre đan, dây gai , dây thừng, mành mành; Đồ giấy dó, giấy bản, bút lông, mực tàu, nghiên; Đồ mã, vàng giấy, vàng nén...

    Các sạp bán hàng cổ truyền dân tộc được trải dài từ giữa phố đến cuối phố Lê Thạch và dựng bằng tre, mái lợp rơm rạ (dùng bạt in giả rơm, rạ phủ trên mái). Người bán hàng ăn mặc kiểu nhà quê thời xưa: áo tứ thân nâu, mặc váy vải thâm, vấn khăn, chít khăn mỏ quạ, mặc ngoài áo bông trần hoặc áo gi- lê trần bông (trời rét), đi guốc mộc quai da.

    Các hàng quà bánh xưa: nánh trưng, bánh dày, Bánh cuốn Thanh Trì, bánh đúc....Chè lam, chè kho, chè con ong; Kẹo vừng, kẹo bột, kẹo kéo, kẹo dồi; Ô mai mơ, ô mai sấu, ô mai khế, ô mai gừng.. các gánh hàng hoa: hoa gói, hoa bó, các gánh hàng thuốc lá nam. Ngoài ra còn có rất nhiều loại hình biểu diễn như: Hát ca trù; Hát xẩm; hát trống quân; Hát văn....Các trò chơi đánh chắt, đánh chuyền?

    Tối ngày 13-1, tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, sân khấu Đền Bà Kiệu, sân khấu tiền sảnh Cục VH-TT cơ sở sẽ diễn ra lễ diễu hành của đội đồng diễn võ thuật, thể dục dưỡng sinh, thể dục nhịp điệu, hợp xướng, quân nhạc, đội hồng kỳ, các phường múa rồng... Riêng từ 22h tối, tại sân khấu đền Bà Kiệu sẽ là màn biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, đó là các tiết mục tái hiện lịch sử 1.000 năm Thăng Long với các loại hình nghệ thuật khác nhau: hát, múa, video clip, chiếu phim tài liệu, trình diễn kỹ thuật âm thanh, ánh sáng và khói lửa, trình diễn thời trang...

    Và khi đồng hồ trên nóc Bưu điện Hà Nội chỉ 23h59, đón trước tiếng chuông điểm 24h đêm của cả đồng hồ trên nóc Bưu điện HN và Nhà thờ Lớn, mọi người dân yêu Hà Nội sẽ cùng đồng thanh đếm ngược... tiếng trống hội, tiếng chuông chùa, đình, tiếng trống trường trên toàn thành phố sẽ cùng vang lên rộn rã. Chỉ còn 1.000 ngày nữa thôi, dịp đại lễ đã rất gần.

    Theo ANTĐ - HNM
  2. sonnvl

    sonnvl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Đạo diễn, NSND Lê Hùng: ?oĐánh động lòng dân, chứ không hô khẩu hiệu?
    - Anh và nhà văn Nguyễn Khắc Phục có phải ?obàn tới, bàn lui? khi cùng phác thảo kịch bản chương trình và kế hoạch thực hiện hay không?
    - Không. Chúng tôi chỉ cần gặp và bàn bạc chưa tới 1 giờ đồng hồ là đi đến quyết định chung. Xưa nay, người ta cứ nói rằng ?ođạo diễn và tác giả kịch bản là mối quan hệ cơm chẳng lành canh chẳng ngọt?, nhưng không phải thế đâu. Cũng có thể có trường hợp đó, chỉ là số ít thôi. Sau bao năm cùng làm với nhau, chúng tôi hiểu nhau đủ để không phải bàn nhiều mà vẫn làm tốt.
    - Điều mà anh và tác giả Nguyễn Khắc Phục tâm đắc nhất khi làm chương trình này là gì?
    - Chúng tôi luôn tâm niệm một điều. Đó là phải làm thế nào để chương trình mang một sắc thái rõ rệt nhằm đánh động lòng dân, để nhân dân cảm thấy nức lòng khi đón chờ thời khắc ?ocòn đúng 1000 ngày? ấy, và để nhân dân háo hức đếm ngược thời gian cho tới tận ngày 10-10-2010. Và quan trọng là làm sao để chương trình thực sự hấp dẫn người dân chứ không thể để họ chờ đợi mãi rồi thất vọng vì ?ochả có gì đáng nói?. Phải làm sao để thực sự đánh động lòng dân, chứ không phải là hô khẩu hiệu.
    - Với cương vị tổng đạo diễn chương trình, anh muốn ?onhấn? vào hoạt động nào nhất trong chuỗi hoạt động tưng bừng của ngày 13-1 tới?
    - Tôi sẽ ?onhấn? vào phần hội. Vì phần này diễn ra cả ngày, là ?othứ? hấp dẫn người dân nhất, lôi kéo họ theo dõi diễn biến ngày hội cho đến tận khi kết thúc.
    Hơn nữa, để có phần lễ long trọng thì phần hội phải thực sự tưng bừng và rộn rã. Phần lễ thì thực hiện đơn giản thôi. Với hình ảnh các sĩ tử thời Lý Công Uẩn, dân chúng kinh thành Thăng Long... sẽ có đội hình xếp chữ, tạo thành những chữ như Thăng Long hay Đông Đô, Hà Nội qua mỗi cảnh, thể hiện mỗi thời kỳ.
    Từ đội hình xếp chữ ?oHà Nội? sẽ tản ra thành lối đi để Ban lãnh đạo UBND TP lên ?ocắt băng khánh thành? chiếc đồng hồ đếm ngược.
    - Nghĩa là khác với ?olề lối? cũ, lần này phần ?ohội? sẽ diễn ra trước phần ?olễ?? Phải chăng vì phần ?olễ? lại được cử hành vào lúc 12h đêm?
    - Đó chỉ là một phần của lý do đảo ngược ?otiến trình?. Dân mình cứ hay đi theo ?olối mòn? là ?olễ? bao giờ cũng ?ođi? trước ?ohội?, rồi tự dưng dần dần trở thành ?oluật bất thành văn?. Tại sao ta không làm khác đi một lần, và làm cho hay, cho tốt nhỉ?
    Thậm chí tôi còn muốn làm những lần lễ hội khác mà phần lễ sẽ xen vào giữa phần hội cơ. Còn ngày 13-1 tới, phần nào trước - sau không quan trọng bằng việc làm thế nào để hấp dẫn người dân theo dõi chương trình cho đến tận 12h đêm, họ có thể đến tận hồ Hoàn Kiếm để tham gia các hoạt động, hay có thể ngồi nhà xem truyền hình trực tiếp.
    - Thế còn hình thức ?ocắt băng khánh thành? chiếc đồng hồ đặc biệt, có gì đặc biệt không, thưa anh?
    - Nếu cứ dăng ra một đoạn vải, rồi cắt đoạn vải đỏ ấy ra thì bình thường quá. Cho nên tôi có ý tưởng lấy một lá cờ ngũ sắc của dân tộc, phủ lên chiếc đồng hồ. Khi vị quan chức lên cắt một dải nơ, thì lá cờ ngũ sắc ấy bay lên, để lộ ra chiếc đồng hồ đếm ngược. Như tôi đã nói, phần lễ được làm đơn giản thôi, nhưng nếu làm khéo thì phần này vẫn hết sức trang trọng.
    - Nghe nói, do chương trình được một ?oMạnh Thường Quân? tài trợ chính nên ?ocát-sê? của tổng đạo diễn cao đến mức... ngoài sức tưởng tượng của người trong nghề...?
    - Quả thực lúc đầu thì cũng có sự hứa hẹn rộng rãi như vậy, nhưng về sau khi bắt tay vào triển khai trên thực tế thì nhiều việc không như ý những ?ongười trong cuộc?. Mức cát-sê chỉ còn một nửa. Nhưng tôi không coi trọng việc đó quá mức để mà giảm nhiệt tình với công việc.
    Với tôi, đã làm là phải ?omáu?, phải nhiệt huyết. Tôi vừa đạo diễn chương trình Đại hội Đoàn toàn quốc, và chỉ lấy cát-sê là 1USD. Đó là mức cát-sê tượng trưng thôi.
    Tôi cũng từng là đoàn viên, giờ là đạo diễn, lại là lãnh đạo của phần lớn nghệ sĩ tham gia biểu diễn trong chương trình ấy. Nếu tôi cứ nhận cát sê như barem Nhà nước đã quy định là khoảng 30 triệu đồng thì các nghệ sĩ khác chả nhận được đồng nào hay sao?
    Mình đã có lòng nhiệt tình làm đạo diễn không lấy tiền công thì các diễn viên, ca sĩ sẽ biểu diễn hết mình, và khán giả cũng nhiệt tình hưởng ứng. Vậy là hoàn toàn vui vẻ.

Chia sẻ trang này