1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHÓC MỘT MÌNH !

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi MAICHIEUTHUY, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MAICHIEUTHUY

    MAICHIEUTHUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    KHÓC MỘT MÌNH !

    Nàng ra khỏi lớp học ban đêm sớm hơn một tiếng đồng hồ bởi nàng đói ; tan sở làm nàng phải chạy ngay vào lớp, không kịp ăn gì cả . Nàng định rủ ai đó đi cùng với nàng , nhưng lại nghĩ nếu bây giờ mà gọi đứa bạn nào thì ít nhất 30 phút nữa mới gặp nhau và thêm 30 phút nữa mới có thể bắt đầu ăn, nàng không thể chờ được nữa.

    Nàng chạy xe về hướng trung tâm Sài Gòn theo thói quen và chợt nhận ra mình đang thả dốc đường Đồng Khởi. Dọc con đường này không có quán ăn bình dân mà nàng lại sợ một mình bước vào quán bình dân, sợ sự xô bồ , náo nhiệt nơi đó sẽ không có chỗ yên ổn cho cái tật vừa ăn vừa đọc sách hoặc suy nghĩ của nàng. Nàng nghĩ đến số tiền trong túi và tự tin ccó thể vào bất cứ nhà hàng sang trọng nào trên con đường này, vì nàng chỉ có một mình , lại ăn ít mà hôm nay lại vừa lãnh lương.

    Nàng dừng xe trước nhà hàng B. Nhà hàng này không xa lại với nàng vi khi chưa có chồng nàn vẫn thường vào quán này, lúc đó chưa sang trong như bây giờ nhưng đồ ăn Tây ngon tuyệt . Nàng gọi cho mình món súp kem gà và món salad trộn mà nàng thích.

    Trong khi chờ dọn món, nàng quan sát thực khách xung quanh . Chiếc bàn trước mặt nàng có hai mẹ con ngồi , cô con gái nhỏ còn mặc bộ đồ đồng phục đi học, qua câu chuyện loáng thoáng của họ nàng biết hai mẹ con ghé vào đây ăn , chờ đến giờ để đi đón Anh của cô bé. Nàng nhớ đến con trai. Hôm nay là ngày nàng đi học , nó đang ở với Ba . Nàng gì ước có nó ở đây để nàng sẽ cho nó ăn bất cứ món gì nó thích. Nhưng thằng bé giống nàng , cái ăn đối với nó hình như không quan trọng , chẳng bao giờ thấy nó bảo thèm gì.

    Nàng tìm kiếm một tờ báo hay tạp chí nào đó để đọc trong khi ăn nhưng không thấy, rồi ánh mắt nàng dừng lại ở chiếc bàn đối diện , bắt gặp người mẹ đang chăm chút đút muỗng thức ăn cho con gái. Động tác của chị thật trìu mến . Đến lượt đứa bé lại múc một muỗng thức ăn của mình cho mẹ ăn. Nàng thấy nhớ con đến quặng lòng vì hai mẹ con nàng cũng thường chơi trò này.

    Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống đĩa súp đặc như bột em bé, tạo ra một vết lõm giống như vết rỗ trên làn da mịn màng, rồi hai giọt , ba giọt ... Nàng lén chùi nước mắt và nhìn lên xem có ai bắt gặp nàng đang khóc hay không . Trời ơi , giá như có gì để đọc nàng sẽ không rơi vào tình trạng này.

    Cuối cùng nàng cảm thấy no dù mới chỉ ăn được mỗi thứ một nữa. Nàng không muốn cố vì sợ vô cùng cái cảm giác phải cố ăn một thứ gì. Nàng nhớ đến những lần đi ăn chung với chồng, lúc gọi món ăn bao giờ nàng cũng được chồng nhắc nhở : " Em ăn hết không đó ? " Nàng khựng lại , rồi bảo chồng : " Vậy thôi, anh cứ gọi món ăn thích đi, em ăn phụ với anh" Chồng nàng hài lòng vì điều đó, anh vui vẻ gọi vài món mà Anh khoái khẩu , yên tâm nó sẽ không thừa vì đã có nàng ăn phụ, nhưng khốn nỗi những món đó nàng lại không thích. Mặc kệ, nàng ăn cho qua cơn đói, bữa ăn đối với nàng thế cũng xong.

    Nhiều lần như vậy, nàng chợt nghĩ sao mình không chọn món mình thích và bảo chồng ăn chung với mình. Một lần nàng bảo " Em gọi món này nhé ?" , " Ừ , em thích gì cứ gọi !" , " Anh ăn chung với em nhé ?" , "Không ! em gọi thì ráng ăn cho hết, anh không thích món đó!". Nàng phân vân định thôi, nhưng hôm đó nàng muốn nổi loạn , cứ gọi món mình thích. Nàng biết Anh không vui nhưng giả vờ không nhận ra. Nàng thích thú được ăn món mình thèm, bất kể sự không hài lòng của chồng. Nhưng nàng mới ăn phân nửa đã cảm thấy quá no, dù rất ngon miệng. Nàng định uống nước, kết thúc bữa ăn nhưng khi bắt gặp ánh mắt nghiêm khắc của chồng lướt nhanh qua đĩa thức ăn thừa , nàng đâm chột dạ. Nếu hôm nay nàng ăn không hết thì những lần sau khi đi ăn với chồng , nàng sẽ không còn tự tin để gọi cho mình món ăn nàng ưa thích.

    Thế là nàng quyết định ăn tiếp, cố nhồi nhét, cố ém chặt thức ăn vào cái bao tử bé xíu bệnh hoạn của nàng. Cuối cùng nàng cũng giải quyết xong cái đĩa của mình, cố không chừa chút gì dù là cọng rau trang trí. Chồng nàng lại liếc qua cái đĩa của nàng , gương mặt Anh đã giãn ra chút xíu . Nhưng trên đĩa của chồng nàng , thức ăn vẫn còn dư vì không có nàng ăn phụ. Anh có vẻ sượng sùng . Chỉ cần vậy nàng đã đủ hả hê vì chiến thắng. Nàng cười khoái trá trong bụng.

    Tối hôm đó về nhà, nàng cảm thấy khó chịu đến mức không chịu nổi. Nàng vào toilet, móc họng nôn ra bằng hết không chừa lại một thứ gì. Nàng vừa ói, vừa khóc nhưng cố nén tiếng khóc. Nước mắt là vũ khí lợi hại của đàn bà khi muốn làm mềm lòng đàn ông nhưng điều đó không đúng với trường hợp của nàng. Chồng nàng không thích thấy nàng khóc, vì điều đó chứng tỏ nàng buồn chán điều gì hoặc nàng không hài lòng điều gì ở Anh, trong khi theo Anh thì nàng đang có những thứ mà bao nhiêu người đàn bà khác ao ước ; và luôn cho rằng nàng thật mai mắn khi có một người chồng như Anh. Từ khi sống với chồng , nàng tập cho mình thói quen khóc thật ít và cố nén chặt vào lòng nỗi thống khổ của mình.

    Nàng tự hỏi mình có phải là một kẻ nhu nhược không , có quá lệ thuộc vào chồng không ? Không ! nàng có công việc làm tốt ở một công ty nước ngoài , mức lương còn cao gấp mấy lương chồng , kiến thức của nàng đủ để tiếp xúc với nhiều loại người trong xã hội. ngoại hình của nàng đủ để bất kỳ người đàn ông nào cũng tự tin đi bên cạnh nàng . Vậy nàng chẳng có lý do gì để sống nhu nhược như vậy , nàng có thể làm theo ý thích của nàng , nhất là chuyện ăn uống . Nhưng nàng đã xử sự nhẫn nhịn như vậy để mong được chồng đối xử với nàng theo cách mà nàng đối xử với Anh. Nàng hi vọng với một lúc nào đó chồng nàng sẽ thay đổi cách đối xử với nàng. Nàng đang tự cho mình một cơ hội để tình yêu của nàng đối với chồng còn ở lại trong tim mình .

    Những lần sau khi đi ăn cùng chồng , nàng không chọn thức ăn nữa , để chồng tùy thích gọi món , xem ra chồng nàng hài lòng vì nàng đã học được bài học tiết kiệm và bài học phải biết làm theo ý anh , biết ăn đúng món Anh thích . Suốt từ đó đến khi nàng và chồng li dị, chưa bao giờ nàng có được những giây phút thoải mái khi đi ăn với chồng . Vậy mà càng ngày Anh càng nghiệt ngã với nàng hơn , có lần nàng gọi một món rau , chưa kịp ăn nàng đã nghe giọng nói vừa khinh khỉnh vừa hằn học của chồng " Em khùng hả, vô nhà hàng sang trọng như vầy mà kêu rau xào , muốn người ta cười cho à ? Sao ở nhà em không đi chợ mua chục bó rau về xào ăn cho đã " Nàng bỏ đũa xuống , nghiến răng để đừng bật khóc ở chỗ đông người và chỉ muốn hất đĩa rau vào cái gương mặt lịch lãm mà chỉ có nàng mới thấy sự giả dối , khắc nghiệt đến tàn nhẫn ẩn chứa phía sau. Nàng nhìn thẳng vào gương mặt ấy , chậm rãi nhả từng chữ một vừa đủ để chồng nàng nghe " Anh thích ăn món khác còn em chỉ thích ăn món này, sao anh không cho em cái quyền được ăn món mình thích , trong khi em chưa bao giờ có ý kiến khi anh thích món gì ? ..." Rồi nàng nghẹn lời , không nói nổi nữa khi đứa con ba tuổi của nàng gọi mẹ " Mẹ ơi ! mẹ đút cho con ăn đi mẹ ! " Nàng quay sang cho con ăn để lấy lại bình tĩnh , cũng để ngăn dòng nước mắt sắp trào ra .

    Từ hôm đó nàng tìm cách từ chối đi ăn với chồng, thoái thác những buổi tiệc mời và cũng tìm cách tránh gần gũi với chồng. Những đêm buộc phải làm bổn phận người vợ nàng cảm thấy khủng khiếp vô cùng . Thấy nàng càng ngày càng lạnh nhạt chuyện chăn gối, chồng nàng càng ngày càng hằn học với nàng hơn cho đến lúc cuộc sống chung giữa Anh và nàng chấm dứt .

    Nàng đã ngồi hơn hai tiếng đồng hồ trong nhà hàng chỉ để ăn một đĩa súp và một ít rau , trong khi quá khứ với nỗi ám ảnh trong những bữa ăn cứ hiện về không dừng lại được. Hôm nay nàng không còn cảm giác sợ hãi và do dự khi cầm cái thực đơn để chọn thức ăn cho mình , không còn cảm giác đau đớn , uất ức khi phải móc họng cho ói hết những thức ăn quá tải trong dạ dày hôm nào.

    Lúc này nàng mới cảm nhận được sự tự do mà nàng đang có, dù để đổi được nó nàng đã phải trả giá quá đắt , phải xa đứa con yêu của nàng . Cái tự do mà hôm nay nàng có không phải là mục đích của đời nàng , nhưng nàng không thể chịu đựng nổi cuộc sống đã trải qua.

    Nàng và chồng nàng ly dị nhanh đến nỗi những người thân thiết của họ cũng không hề hay biết. Dĩ nhiên không phải chỉ vì chuyện ăn uống mà đem nhau ra tòa ly dị. Nàng không ân hận , không tiếc nuối , nàng cũng chưa bao giờ nghĩ là tình yêu của nàng và cuộc hôn nhân đó là sai lầm , sai lầm sao được khi nàng đã yêu người đó gần năm năm trời - suốt cả đời thiếu nữa của nàng - rồi mới đi đến hôn nhân , và nàng cũng đã sống với người ấy thêm tám năm nữa . Mười ba năm không phải mười ba ngày hay mười ba tháng để bảo rằng nàng vội vã hay nhầm lẩn trong tình yêu ...

    Giọng nói dịu dàng của người phụ nữ ở bàn đối diện đã kéo nàng về thực tại " Con ăn nữa không ?" , " Dạ không , con no rồi mẹ !" , " Thức ăn không ngon hả con ? thôi bỏ đi đừng ráng . Bây giờ mình đi đón anh hai nghe ? " , " Dạ, đi mẹ".

    Nàng chợt nghĩ giả sử người mẹ đó lại bảo con gái " Nè con đòi ăn thì phải ăn cho hết nghe , nếu không mai mốt đừng đòi nữa nhé !" không biết cô bé kia sẽ phản ứng thế nào nhỉ ? Nó có khóc như nàng hay không hay trên đời này chỉ có nàng khóc vì điều đó ?

    Nàng nhớ con trai nàng quá , nàng thèm có nó bên cạnh để được ngắm nhìn nó ăn , nghe nó kể chuyện , hạnh phúc làm sao khi được nói những lời âu yếm với người mình thương yêu , nàng cũng thèm có ai đó nói với nàng những lời ngọt ngào như thế.

    Ra khỏi quán , nàng chạy xe mà nước mắt tuôn ra không ngừng . May quá trời mưa lất phất , đường phố khuya vắng người không ai nhìn thấy nàng khóc
  2. MAICHIEUTHUY

    MAICHIEUTHUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG TRÁI MẬN XANH
    Những cuộc chia tay của người lớn thường lại làm đau lòng những người nhỏ nhiều hơn , và có khi còn gây ảnh hưởng rất nặng nề đến cuộc đời của người nhỏ, mà người lớn vì sự ích kỷ của mình đã không hề hay biết hoặc hay biết rất ít. Tuy nhiên thường cũng chính người nhỏ sẽ là người tha thứ trước cho người lớn hơn là người lớn tha thứ cho nhau.
    1​
    Đang học ngon lành , Giao đùng đùng đòi chuyển lớp . Vào học được hơn một tháng , Châu đã nghe nó không ngừng than phiền về lớp học. Nào là lớp chật, người đông ; nào là bàn sứt , ghế gãy , đèn đóm không đầy đủ và ?.. đủ thứ những điều không tốt khác . Châu thấy bực bội :? Chỉ như vậy mà mày đòi chuyển qua lớp khác sao ?? Giao ngần ngừ rồi cũng đưa ra lý do cuối cùng ?o Mày không thấy ông thầy lớp mình chán òm sao ? Vừa già vừa xấu. Ngày nào cũng đọc viết , đọc viết chán muốn chết ! Bên lớp con Bê ông thầy trẻ thỉnh thoảng còn dạy hát , dạy khiêu vũ ?. ?o Châu khiêu khích ?o Bộ bên đó ổng tính lập boyband hay girlband hả mày?? Giao nổi cáu ?o Mày cổ lổ sĩ bỏ xừ . Học anh văn là phải tạo được không khí sinh động , sôi nổi như vậy mới có hiệu quả . Nói thiệt , ông già này làm tao thấy ớn chết rồi !? Châu dằn dỗi: ?oTuỳ mày !?
    Châu bực mình nhưng chả giận Giao . Tính nó thẳng đuột , trong đầu nghĩ sao là cái miệng tồ tồ nói ra y như vậy, chẳng lo người khác mích lòng . Châu và Giao học chung từ nhỏ , đến giờ gần hai mươi tuổi rồi mà cái tính hung hăng , nông cạn của nó vẫn chưa bỏ được . Sở thích lại mau thay đổi lắm khi nó làm Châu nổi điên lên vì tính khí thất thường. Nhiều năm nay Châu quen chiều chuộng nó, quen nghe nó kêu ca than vãn, còn Giao thì hầu như chưa bao giờ đủ kiên nhẫn để lắng nghe Châu nói chuyện gì . Nếu nó biết Châu đang buồn thì cách duy nhất để an ủi là rủ đi ăn cùng với một câu cố hữu ?o Buồn làm chi mày ơi , chả giải quyết được gì mà lại có hại cho ?.. bao tử ?o Lần gần nhất cách đây nửa tháng , lúc đó Ba và Mẹ Châu có chuyện lục đục , Giao đến và lại tuôn ra câu cửa miệng. Ước muốn chia sẻ bỗng hóa thành nỗi bực dọc câm nín . Châu cảm thấy người bạn này thật ngô nghê và hời hợt y như mình mấy năm về trước .
    Đã mấy tháng nay gia đình Châu gặp chuyện không vui. Ba bỏ đi đâu suốt không thấy về. Châu mơ hồn nhận thấy chuyến đi này không giống với những chuyến công tác trước. Mẹ Châu hay ghen , đó là chuyện trước đây , nhưng không hề có cãi vã to tiếng . Mẹ thì thoáng đi thoáng về , buồn rũ như cánh hoa héo. Châu loáng thoáng cảm nhận được rằng Ba đã chán Mẹ. Chính xác hơn là đã chán cuộc sống chung này và đứa con gái mười tám tuổi là Châu chưa thể là cầu nối , chưa thể là một cái gì đó quan trọng để níu kéo người đàn ông ấy trở về nhà sau mỗi buổi chiều đi làm về , ngồi xuống bên mâm cơm với những món ăn nóng sốt , có một người đàn bà chờ dợi . Trong thời gian gần đây giữa hai người dường như có một thoả thuận ngầm nào đó về nguyên tắc tự do và cả hai đều biết cách giữ gìn thể diện cho gia đình. Mẹ nghe phong phanh rằng Ba đã có người đàn bà khác . Mẹ biết những chỗ Ba có thể tới , những chỗ Ba có thể ở nhưng mẹ không đến không tìm vì như thế sẽ là xúc phạm à tự xúc phạm . Nhớ lúc còn nhỏ , một lần Châu bị sốt cao Ba đã bỏ mặc mọi việc ở cơ quan để về nhà với Châu. Ba bảo nỗi lo lắng làm bụng Ba cồn cào như có lửa , Ba phải về nhà nhìn thấy Châu ở bên mẹ ba mới có thể yên lòng ? Châu cũng đã cảm nhận như thế mỗi khi ba bệnh hay đi đâu vắng nhà mà không rõ lý do , nên bây giờ Châu không chịu nổi ý nghĩ sẽ có những ai đó cùng thương yêu, cùng thân thiết và cùng thuộc về người mà cứ ngỡ rằng người đó chỉ thuộc về mình và những người thân thiết của mình ?
    Ở lớp học hôm ấy cũng có một người mới . Một con nhỏ tóc ngắn ngủn như con trai từ lớp chiều chuyển sang . Nó ngang nhiên chiểm chỗ của Châu và Giao thường ngồi ?o Mấy người mới vào thường ngồi ở trên kia, sao không lên đó ngồi cho vui ?? Vừa nói Châu vừa chỉ tay lên mấy con nhỏ ngồi đầu bàn đang cười đùa ầm ĩ . Tóc ngắn vẫn lì lợm không chịu đứng lên , nó chỉ khẽ kéo cái túi và ngồi xích vô một chút : ?oKhông thích ! chỗ này hai người ngồi được mà ?o . ?oTui ? tui còn một người bạn nữa? Châu nói dối, cố tìm cách ?ođuổi? con nhỏ đi chỗ khác nhưng xem ra không thành công . ?oBàn này ba người ngồi vẫn còn rộng chán. Bạn ngồi xuống đi , thầy vào rồi kìa đừng đứng hoài vậy!?
    Châu thất vọng , mặt dài ra . Trước giọng điệu ngọt xớt của con nhỏ. Châu miễn cưỡng ngồi xuống . Nó lách chách hỏi Châu đủ thứ chuyện như thể nó không phải mới chuyển lớp mà là từ trên trời rơi xuống vậy. Rồi cuối buổi nó rủ Châu đi uống nước. Châu liếc nhìn đồng hồ lưỡng lự. Chỉ mới hơn tám giờ. Có một ý nghĩ thoáng qua đầu ?oĐể tui gọi điện về nhà? Châu nói với con nhỏ và bước nhanh xuống cầu thang thoáng chóng mặt. Dù sao ngồi quán nghe nhạc và nhấm nháp chút gì đó vẫn dễ chịu hơn là ngồi trong cái không gian đặc quánh nỗi buồn ở nhà . Châu nhấc máy . Giọng người nghe ở đầu dây bên kia rất vội, như đang háo hức chờ nghe một thông điệp tốt lành ?o Là con đây . Một người bạn rủ con đi uống cà phê. Tối nay con sẽ về muộn? Ở đầy dây bên kia hết sức mệt mỏi ?oĐừng muộn quá nhé . Mai con phải đi học sớm đấy!? Rồi dập máy. Trong nỗi buồn gần như tuyệt vọng . Châu hoang mang tự hỏi không biết mẹ sẽ ngồi như thế nào bên chiếc máy điện thoại và chờ đợi đến bao giờ?.?
    Lớp học cách quán cà phê chỉ mấy trăm bước chân . Châu và Hương ?" tên con nhỏ tóc ngắn - chọn một cái bàn thấp xung quanh có mấy cây dừa kiểng phủ lá xanh um. Nhỏ Hương lại bắt đầu nói chí chách . Châu không nhớ chính xác là nó nói những chuyện gì, nhưng thi thoảng Châu lại cười góp vào những câu nói chọc cười vô nghĩa của nó. Hương bảo ?oTrông Châu rất buồn , có chuyện gì phải không ?? Chây thấy tim nhói lên muốn khóc ?o Không có gì? Châu nói dối , thật ra Châu thấy Hương chưa đủ tin cậy để lắng nghe những câu chuyện của mình nhất là trong lần tiếp xúc đầu tiên này.
    Thật lòng Châu không hề ghét gì Hương. Nhờ thời gian Châu thấy nó càng lúc càng gần gũi dễ mến. Nó khiến Châu quên đi những hờn dỗi vụn vặt với Giao. Những lần đi uống cà phê dường như trở thành thường xuyên sau đó. Hai đứa thường chọn chiếc bàn cũ , ngồi dưới bóng những cây dừa kiểng nói chuyện hàng giờ. Hương mất bố lúc còn rất bé , nhưng nó mai mắn có một người mẹ đã dạy cho nó biết sống lạc quan. Những lúc nhìn nó vô tư nói cười hay nói về những bất hạnh của bản thân mình một cách bình thản. Châu có cảm giác như mình đang đứng trước một sức mạnh bất động và sâu lắng. Châu hiểu thật ra mình còn quá ngốc nghếch và ấu trĩ.
    Chuyển mùa. Những cơn mưa về chiều đã trở thành lý do để người ta không đến lớp. Các buổi học trở nên thưa thớt học viên , không còn sôi nổi và nhạt nhẽo dần đi. Ông thầy bậc máy luyện nghe . Những âm thanh xào xạc cất lên vô nghĩa buồn như tiếng mưa rơi bên ngoài song cửa. Chợt nhớ đã lâu không đến quán nước cũ , Châu quay sang hỏi người ngồi bên cạnh ?o Học xong đi uống cà phê chứ , lâu quá rồi ?? Hương lúng túng thấy rõ ?oỪ cũng lâu rồi , nhưng hôm nay không được , Hương bận ?o Châu thở dài hụt hẫng , thấy Hương bồn chồn nhìn đồng hồ khi thầy trở băng cho nghe lại bài đàm thoại từ đầu. Một linh cảm bí mật nào đó cho Châu biết rằng Hương đang có bạn trai , lòng Châu chợt buồn khi nghĩ rằng từ nay mình sẽ chẳng còn nhiều dịp để đi uống cà phê và tâm sự cùng nó nữa.
    Mẹ đã bắt đầu mệt mỏi sau nhiều ngày chờ đợi . Người đi vẫn không có chút tin tức . Ngôi nhà còn hai người , ngán ngẩm nhìn nhau vì thấy không có gì mới mẻ. Buổi tối, từ chỗ học tiếng Anh về , Châu thấy Mẹ ngồi sau bàn làm việc đang nghiên cứu một cuống sách tài chính ngân hàng mới xuất bản, và tính toán ghi chép ?o Hôm nay con về sớm , không đi uống cà phê với bạn à ?? Châu ngồi xuống , tiện tay lật cuốn tạp chí để trên bàn ?o Không tụi con chán cái trò ấy rồi!? Rồi Châu hỏi, có vẻ tàn nhẫn ?o Ba con có gọi điện thoại về chiều nay không?? Mẹ vẫn không ngừng làm việc chỉ khẽ ngước lên ?o Ba con bảo có lẽ sẽ về ở luôn bên đó. Cô ấy mới sinh em bé. Một đứa con trai ba ký mốt , đúng như điều ông ấy đã từng mong ước bấy lâu nay? Châu nghe nhói cả tim. Cảm thấy tức thở , không tưởng tượng được sẽ có lúc mình phải đổi diện với một sự thật phũ phàng như thế này. Mẹ ngưng việc đứng lên đi vòng quanh trong căn phòng và nói những điều gì đó. Mẹ bảo từ khi lấy ba mẹ đã nhận biết và chấp nhận vai trò của ba là bức thành lũy gia đình , là nơi nương tựa bất khả xâm phạm . Mẹ ý thức rằng nếu như cuộc sống của ba chao đảo thì cuộc đời của mẹ cũng sẽ rung chuyển theo?. Nhưng đó là những suy nghĩ trước đây. Sau nhiều năm chung sống , mẹ đã có cảm giác của tất cả những tấn tuồng bi đát và cũng đã leo lên nhiều bậc thang của nỗi nhọc nhằn xót xa ?.. Suy nghĩ của Mẹ giờ cũng đã khác đi?.
    Châu nghe lùng bùng lỗ tai. Bao nhiêu ý nghĩ trong đầu xoay tròn trong hai chữ ?oTại sao?? Mẹ bảo đàn ông họ thường nghĩ và thường làm những chuyện lớn. Họ không luyến tiếc , xót thương khi quá khứ bị hoen ố . Nhưng người phụ nữ thì không như thế , họ biết rõ vào những ngày mai sắp tới , quá khứ vẫn hiện về lớn tiếng nhắc nhở họ?. Mẹ là thế cam chịu và an phận . Như những ghế bàn trong căn nhà này hàng năm trời vẫn không có sự thay đổi xê dịch . Chỉ có con tim là tan nát và rệu rã đi.
  3. MAICHIEUTHUY

    MAICHIEUTHUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG TRÁI MẬN XANH
    2 & 3
    Chuông điện thoại buổi sáng vực Châu dậy từ một giấc mơ hỗn độn . Châu thức dậy , không nhớ trong mơ mình đã gặp chuyện gì mà thấy mình mỏi mệt khủng khiếp . Châu vẫn chưa bỏ được thói quen khoanh tay trước ngực lúc ngủ . Mẹ Châu là người phát hiện ra con gái có tư thế nằm kỳ lạ nhưng không sửa được . Có lần Giao bảo ?o Mày nằm giống người chết sẽ khổ vì chỉ nằm mơ thấy ác mộng thôi? . ?o Ai bảo ?? . ?o Bà tao bảo thế!? Lúc đó Châu cười . Mỗi điều Giao nói nghe có vẻ nghiêm túc một chút đều là những chuyện ?o nghe ở đâu đó, đọc ở đâu đó? . Giao nói ?o Cho đến thời của mình thì tất cả mọi cái dường như có sẵn . Vấn đề là làm sao để chọn một thứ thích hợp rồi phát triển nó theo định hướng của mình. Đó là lần đầu tiên Giao khiến Châu suy nghĩ rất nhiều?..
    Từ phòng khách vọng lại những hồi chuông nhức óc. Châu mệt mỏi rời khỏi giường , tay che mặt tránh luồng ánh sáng chói mắt. Giọng nói đầu dây bên kia nghe có gì đó không được bình thường ?o Tao sắp hết kiên nhẫn, vừa định dập máy. Tối qua tao vừa gặp ba mày trong bệnh viện Khoa sản? Là Giao , không giống như một sự thông báo tình cờ. Giao dường như đang muốn biết một sự thật nào đó. Châu thoáng thấy thót tim .
    Thông tin vừa nhận được như một sợi dây xâu chuỗi lại tất cả các sự kiện , lẫn lộn giữa thực và mơ . Ngay lúc đó Châu biết chính xác mình không còn mộng mị gì nữa nhưng vẫn chưa thể bình tâm trở lại ?oLà một người bà con bên nội vừa mới sinh em bé? Châu nói yếu ớt - kiểu của người bị bệnh, nhưng trôi chảy dứt khoát. Sự nghi ngờ ở đầu dây bên kia bị dập tan. Giọng người gọi đến sốt ruột ?o Mày bệnh à?? ?oỪ không được khỏe lắm. Tao mất ngủ cả đêm hôm qua? . Nói xong Châu thấy ân hận , giống như vừa mới tiết lộ một điều gì không nên nói, sợ Giao hỏi tiếp ?oTại sao?? , Châu sẽ không có lý do nào để mà giải thích.
    Giao không hỏi thêm , giọng nói của nó chuyển sang âm sắc vui tươi , nó kể về người thầy giáo trẻ và lần hò hẹn đầu tiên, Châu ngắt ngang nửa chừng hơi bất nhã ?o Tao mệt quá , muốn nằm nghỉ một chút có gì sẽ gọi cho mày sau!? Châu cúp máy , thấy mệt mỏi như thể vừa chạy hết tốc lực trên một quãng đường dài , nghe một cơn lạnh từ từ bò dọc xuống lưng làm chân tay bủn rủn . Châu sốt.
    Châu gần như không chợp mắt suốt cả đêm qua. Thấy chưa bao giờ buồn và tủi thân đến như thế khi nghĩ về đứa bé xa lạ vừa mới ra đời. Châu ngẫu nhiên nhận ra một sự mâu thuẫn. Đó là sự khởi đầu , đồng thời cũng là sự chấm hết : hạnh phúc và chia ly. Rồi nghĩ về ba , Châu đau thắt lòng , ứa nước mắt hỏi tại sao Ba có thể dễ dàng từ bỏ mọi thứ ,quay lưng lại với tất cả như vậy . Và Châu nữa , ba đã rất yêu thương Châu cơ mà. Suốt mười mấy năm nay cuộc sống của Châu đầy ắp tình yêu thương của ba và mẹ , những kỷ niệm ngọt ngào , những khoảnh khắc êm đềm , đầm ấm đã có lúc khiến Châu tưởng rằng chỉ cần Châu bước đi thôi cũng đủ để bước đi đó là một niềm hạnh phúc. Nhưng rốt cuộc đó chỉ là những cảm giác mơ hồ . Những tình cảm tự sinh ra , mất đi rồi lại tái sinh mà không bao giờ thuộc về ai cả
    Sự mệt mỏi xâm chiếm cơ thể Châu lúc gần về sáng. Đầu nhức ong ong . Cổ khát cháy. Châu lần dậy tìm chai nước trong tủ lạnh , thấy chưa bao giờ dỗ giấc ngủ khó như vậy. Châu tìm cách quên đi cơn đau đầu đang hành hạ , cố thuyết phục cơ thể thư giãn , cố gắng vặn chặt cái vòi trong đầu để những dòng suy nghĩ không còn hình thành , không còn chảy và không còn nhỏ giọt nữa . Châu đổi tư thế nằm cho thoải mái , cố gắng thở thật sâu và điều hoà rồi kéo chăn lên đến tận cằm với hy vọng làm tất cả những điều cần thiết để có thể thiếp đi. Nhưng vô ích. Châu không ngạc nhiên về những điều đã khiến cho mình tổn thương nhưng lờ mờ nhận ra một điều dường như trong mình từ lúc nào đã hình thành một con người khác, lặng lẽ và trầm tĩnh , như một cái bóng lớn phủ lên con người thật của Châu.
    Cái bóng ấy ngay đối với Châu vẫn là một thứ gì đó không thể xuyên qua nổi. Đấy bí ẩn. Chậu thiệt tình muốn tìm hiểu sâu hơn về những chuyện đó nhưng cuộc sống của Châu trước nay như một cánh cửa chưa ai chạm tay vào , bí ẩn và đơn điệu . Và từ lúc đó , nỗi buồn đến với Châu thường xuyên hơn vì Châu chợt thấy quanh mình không có ai thân thiết.
    Hương đến rủ Châu đi uống nữa , bảo nằm mãi cũng chẳng hết bệnh được. Vòng vèo qua mấy dãy phố trên chiếc xe Chaly của nó. Châu than mệt . Cơn bệnh khiến Châu trở nên yếu ớt . Hương ái ngại nhìn gương mặt xanh xao , hốc hác của bạn qua kính chiếu hậu. ?o Mấy hôm Châu nghỉ học , có một người đàn ông đến tìm?.?. Châu nín thở , nghe như có chút gì trong người mình sắp sửa vỡ ra ? ?oÔng ta ngồi chờ suốt buổi xem chừng như sốt ruột lắm nhưng không hỏi thăm ai, đến hôm qua ông ta tìm gặp Hương?. Châu bối rối một cách khó chịu, giống như có một sự thật bẽ bàng được phơi bày và không còn điều gì để che giấu nữa. Châu bỗng dưng mất bình tĩnh trước một cảm giác tủi hờn chưa từng xuất hiện.
    Nước mắt chực trào ra và cổ họng nghẹn đắng . Y như lúc tối hôm qua mẹ đột ngột đánh thức Châu dậy giữa những tiếng thổn thức nghẹn ngào và nồng nặc hơi rượu . Mẹ nói rằng không phải là vô lý khi Ba chọn giải pháp ra đi. Ba đã từng yêu thương hết thảy tất cả những người trong gia đình này và sống hết mình vì họ , mong mỏi một mái gia đình êm ái, nhưng Mẹ thì lại chọn sự nghiệp không chịu để tâm chăm sóc Ba . Mẹ lao vào công việc và sợ chuyện đẻ thêm một em bé sẽ ảnh hưởng đến bước thăng tiến của mình , cho đến khi tất cả đã nguội lạnh?..
    Hương dong xe trên con đường hướng về phía dòng thành phố như một sự sắp đặt tình cờ. Bất giác Châu như tỉnh giấc mơ , ngoái đầu ngóng tìm một ngôi nhà có giàn hoa giấy như có lần mẹ đã từng mô tả . Giờ đây ngôi nhà có lẻ rộn ràng hơn vì tiếng khóc của con trẻ , tiếng cười vui hạnh phúc của những người đã thỏa ước mong ?o Thật tình là hôm gặp ở trưởng , ông ấy có ghi cho Hương địa chỉ . Châu có muốn đến đó không??T Châu giật bắn mình , nói trong thảng thốt ?oThôi , thôi mình về đi? Rồi như có ai xui khiến , Châu buột miệng nói ?oĐể hôm khác , ai lại đến tay không như thế này?
  4. solop

    solop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    CÔ GIÁO VÙNG CAO ​

    Đối với Thục thì một năm trôi qua được đánh dấu tới hai lần nhìn theo cả khía cạnh công việc , không gian lẫn thời gian. Hai lần được đánh dấu đó nhằm vào mùa xuân và mùa hạ. Mùa xuân nhắc nhở đến những gì đã qua , những dấu ấn để lại trong kết cục được mất hay thành bại của mỗi người ; mùa xuân mang đến niềm hân hoan trong lòng người trẻ và gợi lên nỗi buồn của đời người với những ai tuổi đã xế chiều. Còn mùa hạ thường mang đến những nhớ nhung , là mùa của cái nắng oi nồng , mùa của những cơn mưa xối xả , mùa của tiếng ve kêu râm ran trong khi những cây phượng ven đường đua nhau nở rộ những vòm hoa thắp lửa để rồi có những cô cậu học trò lòng bồi hồi vì phải tạm xa trường lớp , thầy cô , bè bạn khi năm học nữa lại kết thúc.
    Năm nay , lần đầu tiên Thục được nghỉ hè với tư cách là giáo viên tiểu học . Tuy không còn cảm xúc như một cô học trò nhỏ trong kỳ nghỉ dài ngày nhưng cô cũng thấy vui thích và phần nào mong đợi nó vì cô sẽ thảnh thơi sau những tháng ngày lo lắng , căng thẳng với chương trình mới . Bỏ lại sau lưng những trang giáo án , những tiết dự giờ , những hôm tất bật chuẩn bị các môn học thẩm mỹ , âm nhạc , hội họa mà cô phải dạy kiêm luôn vì thiếu giáo viên . Bây giờ cô có thể chăm sóc hàng ngày mảnh vườn nhỏ trồng những bụi tú cầu và những cây huệ đất với những bông hoa nở rộ màu cánh sen . Cô cố ý trang trí góc phòng của mình cho thật lãng mạn bằng những bức ảnh phong cảnh , trên tường gắn những ngôi sao dạ quang đủ màu sắc và hôm nào cũng đặt trên bàn viết một bình đầy những loài hoa hái được trong vườn nhà.
    Thục làm những công việc đó trong ba tuần , mặc dù cô có vẻ thảnh thơi , nhàn hạ nhưng trong thâm tâm cô cảm thấy một sự thiếu vắng , rỗng không mà Thục chỉ nhận được khi một hôm chị hàng xóm sang nói như phân trần ?o Em ơi ! em dạy giúp thằng bé nhà chị trong mấy tháng hè , chị sợ thời gian chơi nhiều quá nó sinh lêu lỏng mà chị thì bận làm lụng suốt ngày
    ?? Khi Thục dạy kèm những đứa trẻ hàng xóm của cô ở đây , cảm giác thiếu vắng ấy lại ùa về ngập tràn trong cô. Cô nhận ra đó chính là nỗi nhớ trường lớp , nhớ những cơn mưa núi rừng , nhớ con đường gập ghềnh thác lũ , lầy lội nước nguồn , nhớ con suối ẩn hiện dưới những tán cây rừng . Và khi bọn trẻ tranh nhau kể về một phim hoạt hình nào đó chiếu trên truyền hình , Thục bỗng nhớ da diết đám học trò của Cô - những đứa trẻ mặt mày , tay chân lúc nào cũng đen nhẻm , nheo nhếch , quần áo xộc xệch , quanh năm chỉ biết quanh quẩn với nương khoai , rẫy mía , biết đi thì giữ em , biết chạy thì giữ bê, giữ nghé. Thục đã không khỏi buồn lòng vì các em đi học không đều nhưng rồi cô lại thấy thương chúng hơn. Ngay những hôm trời nắng , cũng có em đến trường , quần áo tập vở ướt mem vì té xuống suối . Hôm nào trời mưa to cũng có nhiều đứa không mang tập viết đi học vì sợ ướt , nên bao giờ trong túi xách Thục cũng có sẵn vài cuốn tập và viết chì để phát cho các em.
    Nhớ ngày đầu khi Thục nhận lớp , thầy hiệu trưởng đã nhìn cô với vẻ ái ngại qua lớp kính dày trễ xuống tận chóp mũi , giọng cảnh báo ?o Sẽ có rất nhiều khó khăn đấy nhé cô bé !? Lúc đó Thục chỉ lí nhí ?o Dạ con biết ?ođể giấu đi những khát vọng đang cháy bỏng trong cô. Vì khát vọng đó cô đã tự nguyện bỏ tất cả lại sau lưng - phố thị , bạn bè và những thú vui chơi đáng có của tuổi thanh xuân - để làm cái việc mà đám bạn cô đều cho là điên rồ, vì họ biết Thục thừa sức để xin được về dạy ở thị xã hay một nơi nào đó tốt hơn nhiều.
    Ngày đầu tiên lên lớp , Thục phải xắn quần lội suối tới lớp , đôi giày buộc lại xách tay , và cô phải chăm chú vất vả lắm mới tránh được những cây gai mắc cỡ mọc chi chít ven đường . Vậy mà khi đi vô lớp Thục vẫn ngạc nhiên vì trò nào cũng đi chân đất cả . Lại gần một em , cô trìu mến hỏi :
    - Dép của em đâu ? sao em không mang dép đi học , đường rất nhiều gai ?
    Im lặng và ngập ngừng một hồi , cậu học trò mới trả lời , đầu cúi thấp :
    - Tao đi chân không quen rồi ờ ?
    Nghe cách xưng hô của cậu học trò , ban đầu Thục hơi sửng sốt nhưng rồi cô hiểu ra đây chính là lúc cô đối diện với thực tế khó khăn , và ẩn sau những câu chuyện hài hước cô từng nghe về cách xưng hô đó là số phận của những con người bé bỏng mong manh trước bao bất trắc cuộc đời. Xen lẫn với các bài học chính khoá Thục thường phải dạy các em cách xưng hô , cách nói chuyện với người lớn tuổi , cách thưa gửi ,dạy các em biết phân biết điều hay lẻ phải .
    Hầu hết những đứa trẻ học ở đây là con em của bà con dân tộc ít người mới đây còn sống du canh du cư chênh vênh trên sườn núi , cái bụng còn đói thì làm sao biết đến cái chữ . Dạy trước Thụcở đây có Tuyết , có lần Tuyết nói với Thục ?o Buổi sáng đi học mấy tiết đâu có đủ để các em nhớ , chiều về lại chỉ nói chuyện với người thân bằng tiếng dân tộc của mình nên dạy bao nhiên điều ở lớp chúng đều quên hết ?o Quả nhiên mọi việc xảy ra đúng như Tuyết kể , nhưng đối với Thục các em cũng rất đáng yêu.
    Thục nhớ nhất những tiết dạy hát , mặc dù đám học sinh của cô hát chưa đúng giọng nhưng tiếng hát của chúng ngân nga trong trẻo và đặc biệt là những đôi mắt hoang sơ sâu thẩm mở to như chứa đựng những bí ẩn của núi rừng.
    Thục trở lại trường khi ba tháng hè đã kết thúc , cô không ghé rủ Tuyết như mọi khi vì Tuyết vừa lập gia đình và xin chuyển sang dạy ở xã . Một thầy giáo vừa chuyển về để thay Tuyết , anh sẽ dạy lớp 1, còn cô dạy lớp 2 với những học trò cũ của cô năm ngoái . Nhìn vội lên bảng công tác của trường , Thục thấy có tên thầy giáo mới : Minh . Cô đi thẳng về phía lớp . Những đứa trẻ đã ngồi ngay ngắn, giương những đôi mắt ngơ ngác lên nhìn cô giáo. Ba tháng hè qua dường như da chúng càng đen hơn , quần áo xộc xệch hơn , lại dính đầy nhựa cây , sình lầy ?. bốc ra một mùi chua nồng , ngai ngái . Thục đi khắp lượt đến cuối lớp rồi quay trở lại bục giảng , cô hỏi :
    - Ba tháng vừa qua các em nghỉ hè có vui không ?
    Cả lớp đều yên lặng . Thục biết trở lại lớp học sau ba tháng hè các em sẽ trở về với trạng thái bỡ ngỡ ban đầu như khi mới bước chân đến trường , nhưng cô không ngờ tình hình lại tệ đến vậy. Thục biết nếu không lấy lại sự thân mật thì khó mà dạy các em được.
    - Thời gian vừa qua các em có ôn lại bài cũ và tập viết như cô đã dặn các em không ?
    Vẫn im lặng , một lần nữa Thục đưa mắt khắp lớp học rồi gọi đứa bé ngồi bàn đầu tiên.
    - K?Trin , em hãy đánh vần đọc cho cô nghe hàng chữ cô vừa viết trên bảng xem.
    Thằng bé đứng dậy dáng điệu rụt rè nhưng đôi mắt vẫn nhìn Thục không chớp, mãi nó mới buông một tiếng cộc lốc :
    - Quên ờ ?
    Thục thất vọng nhưng cố nén nước mắt sắp trào ra :
    - Vậy là các em không ôn bài cũ như cô dặn phải không ? Thôi , không sao , rồi cô trò mình sẽ ôn lại sau . Vậy mùa hè qua các em đã làm gì giúp cho ba mẹ hay có chuyện gì vui các em muốn kể cho cô và các bạn nghe không ?
    Lại im lặng , không có gì khác ngoài những ánh mắt chằm chằm nhìn cô ,những đôi mắt quanh năm chỉ biết nhìn rõ con cá , con cua dưới suối , con chim trên cành và trong trí não đám trẻ ấy chỉ nhớ làm cách nào để bẫy được nhiều thú, bắt được nhiều cá , nhiều chim rừng.
    - Thôi bây giờ cô sẽ kể chuyện cho các em nghe nhé !
    Rồi Thục kể cho chúng nghe câu chuyện cổ tích về vẻ đẹp và sự diệu kỳ của bốn mùa xuân , hạ , thu , đông . Cô cố giữ một giọng kể truyền cảm , chú ý nhấn mạnh đến những hình ảnh gợi nhớ, bọn trẻ cũng nghe rất say sưa , những đôi mắt mở to hồn nhiên. Kết thúc câu chuyện Thục hỏi :
    - Các em biết không vừa rồi là mùa hạ , mùa hạ thì làm sao các em ? nắng nóng nè , hoa phượng nở nè và cùng với những cơn mưa là nhưng chú ve trên cây kêu râm ran vào những buổi trưa hè? Các em biết con ve không ?
    - Con nhót .
    Thục thoáng vui mừng vì phần nào cô đã lấy lại sự gần gũi với các em, cô quay sang đứa học trò vừa mới trả lời :
    - M?TKa , em rất giởi nhưng ở đây các em hãy nói và hãy học thật giỏi tiếng mà cô đã dạy cho các em để sau này các em có thể học lên thêm nữa. Các em có muốn học lên không ?
    Có một cánh tay thập thò đưa lên , Thục đến gần đứa trẻ , cô hỏi bằng một giọng rất âu yếm
    - A Lũ à, em muốn nói điều gì với cô và các bạn phải không ?
    Đứa học trò ngập ngừng cúi đầu xuống hồi lâu, những ngón tay run run đặt trên bàn , lâu lâu nó rụt rè nhìn lên rồi lại cuối xuống . Thục im lặng nhìn em khuyến khích . Đứa học trò hình như cũng biết mọi người đang im lặng chờ đợi nó phát biểu và cuối cùng nó nói , ban đầu hình như lấy hết can đảm nên tiếng nó rất rõ , vang trong một không gian yên tĩnh nhưng rồi mấy âm cuối yếu đi , xìu xuống , nhão ra tựa như bờ suối lở khi nước lũ tràn về:
    - Thưa cô, cho tao đi ? đ?á?.i?.
    Đứa học trò vừa nói xong thì không khí lớp học như vỡ ra , những đứa trẻ khác gục đầu xuống bàn cười khúc khích khi khuôn mặt của A Lũ vẫn đang ngơ ngác sợ hãi. Thục có cảm giác như mình không thể chịu đựng được nữa , cô bước ra khỏi lớp học , không nén được những giọt nước mắt tuôn rơi . Quên mất là Tuyết đã chuyển đi , cô định chạy qua tìm Tuyết như mọi khi để chia sẻ nỗi thất vọng trong lòng nhưng chợt thấy thấp thoáng bóng thầy giáo mới . Thục vội vã nấp sau một tán cây rừng khóc nức nở . Vậy là những gì cô dạy các em trong năm qua cũng bằng không , chúng không nhớ gì cũng không tiếp thu được gì.
    Bây giờ , Thục mới thầm trách mình sao lại chọn nơi này trong khi còn có nhiều nơi cô có thể tới, ở đó cô được gần gia đình, có nhiều bạn bè đồng nghiệp ,có những đứa trẻ mặt mũi sáng sủa , sạch sẽ , ngoan ngoãn, vâng lời và học hành chăm chỉ. Thục ngẩng lên, Minh đã đứng đó tự lúc nào.
    Mặc dù , thoáng thẹn thùng nhưng Thục cũng không giấu đi những giọt nước mắt . Cô thất vọng quá rồi và hơn lúc nào hết cô cần sự động viên an ủi của ai đó. Minh ngồi xuống cạnh cô , giọng thân thiết như cô và Anh đã quen biết tự bao giờ:
    - Chúng mình tình nguyện chọn nơi đây làm nghề gõ đầu trẻ , nhưng những đứa trẻ ở đây không dễ gõ chút nào phải không em ? Nhưng lỗi không ở chúng , cũng không do ai cả , có trách chăng là trách cuộc sống quá cực nhọc , vất vả chốn núi rừng này. Chúng ta mai mắn hơn họ quá nhiều. Có những điều làm ta ngạc nhiên , sửng sốt hay phật lòng thì đối với họ là bình thường. Những đứa trẻ có thể xưng mày tao với ông bà , cha mẹ chúng và ông bà cha mẹ chúng cũng xưng hô như vậy với người trên , người khác , cái nếp đó ăn sâu vào máu thịt người dân và bọn trẻ ở đây bao đời rồi.
    Đã chọn con đường này thì còn ai nữa nếu chúng ta không đem ánh sáng văn hóa đến cho các em ? Vừa gặp sóng gió đã ngã tay chèo thì liệu lương tâm của chúng ta có căn rứt không nếu để mặc cho các em sống như thế giữa thời đại văn minh ? Các em đang cần chúng ta đưa ước mơ của chúng thoát khỏi con suối bờ nương , đưa tầm mắt của chúng vượt khỏi sự phong tỏa của núi rừng và hướng chúng đến những điều tốt đẹp mà chúng ta mai mắn có được ?
    Thục ngồi yên lặng lắng nghe Minh , lòng không khỏi cảm phục trước những lý lẽ thuyết phục và lòng nhân hậu của Anh.
    - Thôi trở về lớp đi em , anh đi trước nhé.
    Thục vào lớp , cô không ngờ nhưng lời chân thành của Minh đã tạo cho cô sức mạnh và sự phấn chấn đến vậy. Sự phấn chấn như một ngày mới bắt đầu từ một buổi sớm bình minh rất đẹp. Nhìn ra cửa sổ cuối lớp , Thục thấy Minh đứng cạnh giếng nước , một tay Anh đặt nghiêng ngang chân mày chào cô theo kiểu quân đội và cười rất tinh nghịch . Thục bẽn lẽn giấu nụ cười sau viên phấn trắng

Chia sẻ trang này