1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khối lượng là gì ???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 23/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Khối lượng là gì ???

    Càng đọc càng không rõ KHỐI LƯỢNG là gì...
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Có một cái định nghĩa hay nghe: "Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật chất"
    Tức là nó đặc trưng cho tính chất bảo toàn vận tốc của vật.
    Dựa theo định nghĩa trên thì khối lượng chỉ có ý nghĩa trong cơ học, nhưng rõ ràng là trong cả các ngành vật lý khác cũng xài đến khối lượng.
    Hiểu rộng ra, khối lượng là một đại lượng đặc trưng cho vật chất xét về định lượng (là em hiểu nôm na ra thế )
    PS: Bác NITARID lâu lắm mới thấy xuất hiện, bao giờ về VN em mời bác cafe nhé!
  3. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Tớ xin có chút í kiến. Định nghĩa về khối lượng trên có tính cục bộ dùng riêng trong cơ học. Tương tự như vậy khối lượng có thể có nhiều định nghĩa khác nhau theo các thuộc tính của nó.
    Câu hỏi của bạn Nit có lẽ không phải muốn hỏi về định nghĩa khối lượng mà muốn đi sâu hơn khái niệm khối lượng - có lẽ bạn muốn biết bản chất hay nguồn gốc của khối lượng . Cái này thực sự là rất khó. Để thử suy nghĩ thêm rồi buôn với mọi người sau.
    Còn về khái niệm, tớ lấy tạm trên wiki: Khối lượng là thước đo về lượng (nhiều hay ít) vật chất chứa trong vật thể.
    Được NoHellandHeaven sửa chữa / chuyển vào 09:32 ngày 24/11/2009
  4. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, định nghĩa trên là chuẩn và duy nhất. Nhưng bạn dangiaothong không nên lập luận rằng định nghĩa đó chỉ đúng trong cơ học. Tất cả các nghành khác khi xem xét các vấn đề liên quan đến khối lượng đều phải quay về định nghĩa này. Có thể, khi phát triển ra các ngành khác, chúng ta phát hiện ra các hiểu biết sâu sắc hơn về khối lượng nhưng không thể thay đổi lại định nghĩa trên. Tôi nhớ có lần bạn binh00 dựa trên hệ thức E = mc2, đã nói rằng khối lượng là năng lượng. Trong lập luận của bạn binh00 có nhiều điểm dễ thuyết phục người đọc, nhưng suy cho cùng, cơ sở để ta phân biệt các đối tượng với nhau là dựa trên các định nghĩa. Ở đây, tôi muốn viết lại vài định nghĩa: ?oKhối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính ?" tính bảo toàn vận tốc ?" của vật? và ?oNăng lượng là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật?.
    To NoHellandHeaven: Định nghĩa: ?oKhối lượng là thước đo về lượng (nhiều hay ít) vật chất chứa trong vật thể? mà bạn đưa ra không rõ ràng, vì lượng ở đây được hiểu như thế nào, số lượng hay sao? Và quan trọng hơn, cách nào để xác định khối lượng?
  5. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    , bạn làm ơn bỏ chút thời gian đọc kĩ hơn trước khi nhận xét giúp tớ. Và nếu bạn chưa biết thì mong bạn tìm hiểu để phân biệt định nghĩa với khái niệm.
    Tớ đã nói là định nghĩa theo mức quán tính không phải là duy nhất. Ít nhất còn có 1 định nghĩa khác dựa trên quan điểm hấp dẫn.
  6. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy rằng nói chung thì một khái niệm chỉ có một định nghĩa. Các ?ođịnh nghĩa? khác là nhìn lại khái niệm đó theo khía cạnh khác, nhưng phải thống nhất với định nghĩa ban đầu.
    Ban nhắc đến khối lượng hấp dẫn. Bạn có thể cho phân tích về khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn không? Hai khối lượng đó có đồng nhất không, tại sao đồng nhất? (Đừng nghĩ rằng tôi đánh đố bạn nhé, tôi muốn hỏi để biết!)
  7. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm: tức là không thể định nghĩa được vì nó quá phức tạp, cho nên khái quát quan niệm nó là như thế. Ví dụ: khái niệm mặt phẳng chứ không ai viết định nghĩa mặt phẳng.
    Định nghĩa thì là đó đã rõ ràng, xác định được, cắt nghĩa được nó là như vậy. Ví dụ: định nghĩa tam giác.
    Với tôi khối lượng mang hàm ý về số lượng hơn là sức nặng. Trước tôi cũng đã bàn qua vấn đề này. Bạn cứ hình dung thế này: dùng nước lạnh hoà một cốc bột sắn. Để một lúc lâu có một lượng bột sắn vòn lại thành cục, đó là khối lượng. Tức cái cục đó to hay nhỏ.
    Sức nặng, hay trọng lượng là sự thể hiện của hấp dẫn, không hẳn vật có thể tích to hơn đã nặng hơn. Sức nặng phụ thuộc vào loại vật chất (nguyên tố, chất hay hợp chất) cấu tạo lên vật.
    Bản thân tôi cho rằng hấp dẫn chỉ là lực cuốn của vật thể chuyển động, nên theo tôi khi một vật thể không nằm trong trường hấp dẫn của vật thể khác, nó không có sức nặng, tức không có trọng lượng, chỉ có khối lượng, tức số lượng vật chất câu tạo lên nó và hình dáng của nó. Nôm na thì là khi trái đất ngừng quay, chúng ra sẽ trôi lơ lửng ra ngoài vũ trụ.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế cái bánh xe quay sao nó không kéo theo mấy cục đá trên đường, sao bùn đất cứ từ nó bắn ra tua tủa thế hử?
  9. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ đã tôi đưa ra một lý thuyết, nếu ai đó muốn bác thì xin hãy cứ đọc qua một chút, hiểu rồi bác cũng chưa muộn. Mà đã hiểu rồi thì có thể liên tưởng ra thực tế một chút. Nếu ai coi là thứ vớ vẩn, không quan tâm thì thôi. Không nên đặt vài câu hỏi sơ sài, mà đáng ra có thể tự mình có thể suy nghĩ giải quyết được. Chúng ta lười suy nghĩ quá!
    Trong trường hấp dẫn của trái đất, cái bánh xe và đất đá đều chịu sức hút của nó áp chặt xuống đất như dính liền với nó và quay theo. Nếu một vật thể muốn hút một vật thể khác thì nó phải có một vận tốc rất lớn, đủ để tạo một lực hút thắng hấp dẫn, trước hết là cuốn không khí quanh nó quay theo, hình thành lên một hình hài giống như trường hấp dẫn của trái đất chẳng hạn, khi đó bụi đất đá quanh nó sẽ bị hút vào nó. Trong thực tế thì bạn có thể hình dung như vòi rồng một cơn lốc, cơn bão...
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Xin lỗi, có thể tôi lười suy nghĩ thật nhưng không bao giờ mắc những sai lầm ngớ ngẩn về phương pháp tư duy như bạn.
    Thứ nhất là vận tốc quay càng lớn thì lực ly tâm càng lớn, đất đá dính trên bánh xe càng dễ bị bắn ra khỏi bánh xe.
    Thứ hai là vận tốc góc của trái đất là 2pi/ngày, quá nhỏ so với vận tốc quay của bánh xe (ước tầm 2pi/s). Mà đặc trưng cho sự quay chính là vận tốc góc, chứ không phải vận tốc. Cái lốc xoáy nó chẳng có vận tốc cao hơn các bánh xe quay của con người, có điều nó được tạo ra do hai luồng khí chuyển động ngược chiều, khi đó các vật bị hai luồng khí đó đẩy vào tâm lốc và xoay tròn theo chúng, chứ chẳng có cái gì hút nó vào cả.
    Thứ lý thuyết của bạn, chỉ xứng đáng nhận được sự quan tâm bằng ngần ấy thôi, thật đấy. Đừng nói người khác lười suy nghĩ, những cái cơ bản thế mà còn không giải quyết được, thì đừng mơ có lý thuyết mới, rỗi việc nghĩ cách kiếm tiền nuôi thân đi, khuyên thành thật đấy!

Chia sẻ trang này