1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khối lượng là gì ???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 23/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Cũng đúng! Về vấn đề kiếm tiền thì thật là cảm ơn mod đã quan tâm. Nhưng chúng ta không nên lạc hướng, cứ bàn về VL trước đã nhé:
    - Vận tốc góc của cái bánh xe, vòi rồng không khác nhau là mấy. Ok!
    - Bạn có biết một cái vòi rồng nó rộng chừng 40-60m, với một khối lượng đất đá khổng lồ nó cuốn lên được, khi duy trì được vận tốc ấy, thì vấn tốc dài ở mép vòi rồng là bao nhiêu bạn có biết không?
    Bạn thử chế tạo một cái bánh xe đường kính cớ 50 m và quay nó với vận tốc góc của cái bánh xe của bạn, xem bạn tốn bao nhiêu năng lượng và khi ấy cái bánh xe khổng lồ ấy sẽ làm được những gì?
    - Bạn nghĩ khi trái đất ngay gần mặt trời (như cái bánh xe gần mặt đất) (giả sử ko bị tan chảy) bạn cho hỏi là trái đất hút cái bánh xe, hay mặt trời hút cái bánh xe? Tôi cho là trái đất cần phải quay nhanh hơn rất nhiều nếu vẫn muốn hút cái bánh xe đấy.
    Bạn nghĩ sao trái đất quay không sinh lực li tâm đẩy cái bánh xe lên cao?
    Nguyên nhân hình thành vòi rồng là bạn nghiên cứu hay nói theo cảm tính đấy?
    Được diachiso sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 25/11/2009
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ôi ôi, lại thêm một mớ thí nghiệm vớ vẩn nữa đấy.
    Mọi thí nghiệm chứng tỏ khi quay càng nhanh thì lực ly tâm càng mạnh, chứ chẳng có cái nào hút đâu bạn ơi.
    Mình cá là bạn không có tuổi thơ, vì phần lớn những người có tuổi thơ, ngoài việc được học hành đầy đủ còn được vui chơi, trong nhiều công viên người ta có cái bánh xe đường kính tới tận mấy chục mét như bạn yêu cầu đấy! Nó làm được cái việc là nâng trẻ con lên cao rồi lại hạ xuống. Trông cũng vui gớm!
    Bạn nói cứ như đúng rồi ấy, nhưng thực ra bạn cũng đâu có kiểm chứng được cái bánh xe ấy nó làm được gì? Tất cả chỉ là trí tưởng tượng ngây thơ trong trắng của bạn đẻ ra thôi, đúng không?
  3. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhẩm tính cái bánh xe khổng lồ quay trong công viên thì một điểm biên của nó đi đưọc khoảng 20-25m hết một giây (s) đã là khá nhanh tức khoảng 72 - 90km/h. Bạn thử hình dung xem nó quay một vòng mà hết có một giây (s), cha mẹ ơi! Ai dám chơi nữa?
    50m đường kính không khí quay một vòng hết 1(s) đã gây ra những hậu quả ghê gớm cỡ ấy, không hiểu một vật bằng kim loại có cùng kích cỡ quay như vậy, nó có thể gây ra những hậu quả gì?
    Nhẩm tính điều này như sau:
    d=50m ---> chu vi: p=50x3.14=157m
    Môt điểm biên quay một vòng hết một giây (s) tức vận tốc của nó là 157m/s
    Quy tương đương ra km/h ta có: 157*(3600/1000) = 565.2 km/h ---> cha mẹ ơi! Một cái ô tô chạy 300 km/h cũng có ít người dám ngồi nữa là một cái vòng tròn mong manh. Tàu cao tốc chạy khoảng 400 km/h bạn mà đứng gần nó hút bạn chạy theo đó. Bị nhỡ tàu à?
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tóm lại, bạn nêu quan điểm cho rõ ràng, là vận tốc góc ảnh hưởng đến lực hút, hay vận tốc ảnh hưởng đến lực hút?
    Tôi đâu cần cái bánh xe trong công viên quay nhanh? Trái đất quay chậm nó vẫn hút được cơ mà?
    Thích tính toán hả, đây nhé!
    Bán kính trái đất là 6400km, như vậy với chu kỳ tự quay 1 vòng trên ngày, vận tốc dài của một điểm trên xích đạo là khoảng 465m/s
    Với các động cơ điezen, bánh đà của nó có vận tốc khoảng 3000 vòng /phút, bán kính cỡ 0.5m, như vậy vận tốc dài của một điểm trên vành ngoài cỡ 157m/s.
    Thế tại sao nó vẫn chưa hút?
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    À, về chuyện tàu cao tốc thì bạn học cơ học chất lưu đã rồi nói chuyện nhé! Không biết cấm nói lung tung!
  6. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Tớ nghĩ là đã có 1 chủ đề riêng dành cho "thuyết hấp dẫn mới" gì đó rồi. Xin hãy tập trung vào vấn đề của bạn Nitarit.
    Theo khái niệm ở bài trước tớ viết thì khối lượng được tính bằng tích phân theo thể tích của khối lượng riêng nhân với đơn vị thể tích. Nói gắn gọn là ta cộng tất cả các phần vật chất cấu tạo nên vật thì ra khối lượng của vật. KL của chùm nho = tổng KL từng quả nho + KL cuống = .... = Tổng KL các hạt cơ bản + tổng KL tồn tại dưới dạng năng lượng liên kết trong hạt nhân. Vậy đến này tạm thời tớ thấy tập hợp "khối lượng tử" gồm các hạt cơ bản + năng lượng liên kết hạt nhân (có phải cũng là các hạt gluon, điều này tớ không rõ lắm). Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại phải lấy tổng vô số những KL vô cùng nhỏ đó để tạo nên KL của vật. Câu trả lời là bởi vì giữa chúng có mối liên hệ với nhau nhờ 4 tương tác cơ bản: tương tác mạnh, điện từ, tương tác yếu, và hấp dẫn. Nếu các loại hạt đó không gắn kết với nhau thì vũ trụ sẽ chỉ có những KL tử với giá trị 10mũ trừ bao nhiêu đó (ko biết) kg.
    Vấn đề cuối cùng cần giải quyết là KL của các hạt cơ bản đó từ đâu mà ra . Về đến thang lượng lử này thì tớ nghĩ là phải dùng đến mấy tương tác cơ bản kia rồi vì làm gì còn cái gì khác nữa. Hấp dẫn và tương tác mạnh hẳn nhiên liên quan đến khối lượng rồi. Tuy nhiên tương tác mạnh chỉ thể hiện với các nucleon ở khoảng cách rất gần. Tương tác điện từ không phụ thuộc vào KL. Tương tác yếu cũng không phản ánh được sự tồn tại của KL vì nó không xảy ra giữa các proton và gluon (theo lý thuyết hiện tại). Vậy cách duy nhất để biết sự tồn tại của KL là nhờ là tương tác hấp dẫn. Thực ra hấp dẫn chính là tiền đề đề hình thành khái niệm KL. Nó luôn đi cùng KL mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
    Muốn biết ý nghĩa tiếp theo của KL chính là tìm lời giải cho tương tác hấp dẫn.
    Tớ nghĩ con người làm đến chừng đó là đủ rồi và tớ nói được ra những thứ này cũng đủ rồi. Nếu bắt tớ trả lời câu cuối kia bằng việc tưởng tượng thì tớ chắc sẽ chết sớm hơn bình thường vì không bị thần kinh thì cũng chẳng làm gì được cho gia đình, vợ con .
    Đầu tớ chỉ toàn những mớ lý thuyết cổ hủ, tớ tin chúng vì tớ dùng chúng trong học tập cũng như cuộc sống. Bạn nào có hứng và cũng dùng những thứ cổ hủ đó thì hãy cùng trao đổi. Tớ không có hứng với những bạn chưa chứng minh được những thứ đồ cổ đó sai hoặc chưa hiểu chúng lại đưa ra những thuyết "mới".
    Thân.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không hằn như thế. Tôi nghĩ mọi tương tác tác đều là biểu hiện của khối lượng chứ không riêng gì hấp dẫn.
  8. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Không phải chỉ nghĩ đúng mà được đâu bạn. Bạn hãy chỉ ra, chứng minh xem 3 tương tác kia phản ánh khối lượng như thế nào chứ .
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tương tác là tác động qua lại bằng lực. Nó hiển nhiên nói lên sự tồn tại của khối lượng. Vấn đề là nên hiểu quan hệ "khối lượng - tương tác" như thế nào. Đó có phải là quan hệ cần - đủ không ?
    Trong cơ học Newton, khối lượng là điều kiện cần để tác dụng 1 lực lên nó, nhưng trong các tương tác còn lại thì chính các tương tác lại là điều kiện đủ cho khối lượng, vì nếu thiếu 1 trong các tương tác đó thì không hẳn có cái gọi là khối lượng. Ta cũng có thể gọi các tương tác là "linh hồn" của cái gọi là khối lượng. Nếu qui nạp theo chiều này thì có thể dẫn đến kết luận "khối lượng chính là tương tác giữa các hạt vi mô".
  10. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Nghe có vẻ quá tự tin đó bạn!
    Khối lượng riêng là gì?

Chia sẻ trang này