1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khối lượng là gì ???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 23/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Những khái niệm cơ bản kiểu này luôn có sẵn trong sách và cũng dễ dàng tra cứu trên mạng. Nếu bạn có thái độ thảo luận nghiêm túc thì đã không viết mấy câu này. Xin lỗi, tôi nghĩ đây là lần cuối tôi trả lời những bài có nội dung tương tự.
    @TranThang:
    Thứ nhất, tôi nghĩ cơ học Newton không giải thích được tương tác điện từ cũng như tương tác hạt nhân vì vậy ít nhất mệnh đề thứ nhất của bạn không còn đúng.
    Thứ 2, điều kiện đủ của bạn cũng không chính xác vì trong điều
    kiện nhất định, chỉ cần 1 trong 4 loại tương tác đó cũng có thể cho biết sự hiện diện của khối lượng chứ không cần chúng tồn tại đồng thời. Nhưng có điều là trong 4 tương tác đó thì hấp dẫn có mặt ở mọi nơi và quy luật tỷ lệ với KL của nó không thay đổi.
    Tôi cũng không biết bản chất của tự nhiên là thế nào nhưng khái niệm là hoàn toàn do con người quy định dựa trên quy luật của tự nhiên. Vì vậy tìm hiểu khái niệm chính là để hiểu cái quy ước chung đó của con người. Con người quy ước rằng photon bị chịu tác động của hấp dẫn nên photon có khối lượng tương đối tính chứ người ta không phát biểu rằng vì photon tương tác điện từ hay tương tác hạt nhân mà nó phải có khối lượng tương đối tính. Thế nên với những suy nghĩ đó tôi gắn khái niệm KL với tương tác hấp dẫn.
  2. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Bạn chỉ nhắc nhở tôi đọc cho kĩ và suy nghi cho nghiêm túc. Còn khi bạn định nghĩa khối lượng dựa trên khối lượng riêng thì liệu có nghiêm túc không?
  3. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Thực ra khái niệm chúng ta đang bàn - Khối lượng - người ta cũng đã nói cả rồi. Nhưng có vẻ chúng ta chưa thực sự tâm phục khẩu phục nên với... tìm nơi giải tỏa là đây. Tức vấn đề của câu hỏi không mất lịch sự, mà cách hỏi mls.
    Khối lượng riêng là định nghĩa do con người đặt ra ý nói về khối lượng trên một đơn vị thể tích. một m3 nước nặng ~> 1 tấn thì trên cả một cái hồ lớn, bạn cắt bất kỳ một m3 ở đâu nó cũng nặng chừng ấy.
    @ to TT: nghe bạn nói tôi cảm thấy khối lượng dường như là vấn đề của sự hiện hữu, tức nó có mặt ở đó thì là khối lượng. Như thể một cái cây nó lớn dần thì KL của nó to dần. Tất nhiên nó sẽ dần nặng lên.
    Vậy thì vấn đề của khối lượng lớn hơn sự hiểu biết thông thường của chúng ta chỉ là là sức nặng. Một thí nghiệm có thể làm rõ điểm này là khi trái đất ngừng quay, các vật thể có bị hút nữa không hay trôi nổi ra ngoài vũ trụ. Đây là một thí nghiệm giả tưởng bi hài. Song nếu điều thứ 2 xảy ra, tượng đài Newton sẽ đổ: người ta hiểu hơn về khối lượng, trọng lượng. Khối lượng quán tính khác, khối lượng hấp dẫn khác... Nếu một vật đơn độc trong vũ trụ, nó không có sức nặng, tức khối lượng quán tính (hay sức ì).
    Vậy nên khi trái đất hút quả táo, nó với rơi xuống, vì theo lý thuyết tác dụng hút lên KLHD kéo nó xuống nhưng KLQT sẽ giữ nó lại -> Nó sẽ không rơi xuống. -> Không có KLQT... Vậy khi không có hấp dẫn, mọi vật không có sức nặng.
    Được diachiso sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 28/11/2009
  4. robin2010

    robin2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    Khối lượng là đại lượng vật lý
  5. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi là tôi diễn đạt chưa rõ. Bản thân khái niệm tôi lấy trên Wiki cũng là khái niệm khối lượng của vật thể. Trong khái niệm không hề bao hàm khối lượng riêng. Cái tích phân đấy là cách tính khối lượng của một vật thể do con người xây dựng nên dựa trên sự phân bố đều tương đối của vật chất theo không gian vật thể chiếm chỗ. Nếu không có sự phân bố đều đó thì sẽ không có khái niệm KLR và không thể sử dụng tích phân để tính.
    Còn để phân tích sâu hơn xuất phát điểm của KL thì tôi đã có suy luận của mình ở trên rồi.
  6. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Vậy nên khi trái đất hút quả táo, nó với rơi xuống, vì theo lý thuyết tác dụng hút lên KLHD kéo nó xuống nhưng KLQT sẽ giữ nó lại -> Nó sẽ không rơi xuống. -> Không có KLQT... Vậy khi không có hấp dẫn, mọi vật không có sức nặng.
    Đã có nhiều người góp ý với bạn rồi. Nhưng một lần nữa tớ mong bạn hãy học để hiểu và nắm được cơ học Newton rồi hãy phát biểu chống lại nó. Không thể cứ dùng phát biểu sai của mình để phủ nhận người khác mãi thế này được. Hoặc bạn chỉ ra thuyết của người ta không đúng, định luật, công thức... của người ta không áp dụng được trong thực tế. Hoặc bạn chứng minh giả thuyết của mình đúng với thực nghiệm.
    Bạn nói KLQT giữ nó lại, giữ bằng cái gì? bằng niềm tin à. Tôi giải thích cho bạn bằng cơ học Newton nhé: Fhd = G.m (táo).m(trd)/(R(trd) + h)2.
    Coi lúc đầu 2 vật đứng yên tương đối với nhau vậy lực quán tính của cả 2 = 0. Vậy lực duy nhất tác dụng vào cả 2 lúc này là hấp dẫn. Hai vật bắt đầu chuyển động về phía nhau với gia tốc:
    a (táo) = Fhd/m (táo) - bỏ qua ngoại lực khác nhé
    a (trd) = Fhd/m (trd).
    a (trd) = bao nhiêu đây . Khối lượng của trái đất rất lớn so với quả táo nên gia tốc quả táo dương hướng về phía trái đất. Quả táo bắt đầu bay về phía trái đất và từ lúc này xuất hiện thêm lực cùng phương ngược chiều và bằng với lực quán tính (chính là sức ì bạn nói). Trong quá trình quả táo chuyển động, tổng hợp 3 lực lại thì chỉ còn lực hấp dẫn vậy nên quả táo vẫn tiếp tục bay về trái đất nhé
    Được NoHellandHeaven sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 28/11/2009
    Được NoHellandHeaven sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 28/11/2009
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn cũng đã nói đến "mệnh đề" chứ chưa phải là "công thức" nên chúng ta chưa đặt vấn đề "qui luật tương tác", mà chưa đặt v''đề qui luật tương tác thì chưa đòi hỏi phải "giải thích hiện tượng". Ngay trong tương tác điện và tương tác hạt nhân thì ta cũng thấy xuất hiện khối lượng m (của vật tích điện và của hạt nhân), đấy là điều kiện "cần" cho các lực đó (chưa "đủ" là vì m cần phải dịch chuyển thì mới chứng tỏ lực có sinh công).
    Thử đặt vấn đề là nếu thiếu 1 trong 4 tương tác thì liệu có tồn tại cái gọi là khối lượng không ?
    -Không có hấp dẫn = không hình thành các thiên thể như mặt trời, trái đất.
    - Không có tương tác điện: điện tử và hạt nhân đường ai nấy đi.
    - Không có tương tác hạt nhân: tất thảy các nguyên tố đều biến thành H.
    - Không có tương tác yếu: hạt nhân không có khối lượng.
    Qui luật chung của 4 lực trên là càng đi sâu vào hạt nhân tương tác càng mạnh.
  8. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết có vẻ hay lắm, nhưng một bài viết, bạn nên chỉ dùng những luận điểm khoa học, đừng phát biểu thêm gì khác... Vì những gì bạn viết chưa hẳn đúng. Giả như bạn viết đúng, người ta biết sai, người ta sẽ mà tự sửa. Làm sao phải "góp ý" này, "hiểu rồi phát biểu" nọ... Tôi chưa xét đến tính đúng sai của vấn đề, riêng về văn vẻ, câu cú đã là không được.
    - Thứ nhất: Quán tính không phải là một lực, nó là một hiện tượng. Nó chỉ xuất hiện khi có lực tác dụng lên vật. Không nhất thiết nó phải cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng vì có thể lực tác dụng là lệch tâm. Dùng phép biến đổi có thể khử nó được.
    - Thứ hai: đừng có nghĩ viết ra vài dòng công thức là oai. Chữ viết đây này, cũng là công thức đấy. Chính xác thì công thức chỉ là sự cô đọng của chữ viết mà thôi. Lý luận chặt chẽ là một dòng công thức đấy.
    - Thứ ba: ban đầu hai vật đứng yên so với nhau, bạn cho rằng quán tính bằng không. Tức quả táo bên trên cao đó không có quán tính. Vậy sao gió không thổi nó đi? Trái đất tác dụng lên quả táo là tức thì hay phải nghĩ một lát...? Vì tức thì tác động - thì đã là tác động lực lên vật - vật luôn có tính phản kháng lại sự thay đổi vận tốc. Đã có khối lượng thì nó có quán tính, đó là bản thể của nó, cớ sao hỏi giữ bằng cái gì? Còn nếu trái đất phải nghĩ một lát, gió sẽ thổi quả táo bay sang ngang...
    ...
    Và bạn có thể nói rõ lại không? Rối quá! Thêm nữa theo bạn khi trái đất ngừng quay, nó có hút quả táo nữa không? Không phải hỏi, chắc câu trả lời là có hút rồi. Bi thật!
  9. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Theo VLCĐ thì khối lượng quán tính của vật đương nhiên có. Giả khi chỉ có bạn và một viên gạch trong vũ trụ, khi bạn muốn đẩy viên gạch đó đi, khối lượng của nó cũng cản trở lực đẩy của bạn.
    Tôi trích hai đoạn trong cuốn "Thuyết tương đối cho mọi người" nói về việc này:
    ?oKhối lượng, nói đại khái, là số đo số lượng vật chất trong cơ thể.
    Quả cầu bằng chì hoặc quả cầu bằng gỗ có thể có kích thước như nhau, nhưng quả cầu bằng chì nặng hơn.
    Vật chất tập trung trong đó cao hơn.
    Có hai phương pháp đo khối lượng vật thể, hoặc là đem cân lên, hoặc là theo cách thức xem lực lớn bao nhiêu để truyền cho vật thể đó một gia tốc nhất định. Phương pháp đầu không tốt lắm, bởi vì kết quả thu được phụ thuộc vào trọng lực tại điểm đã biết.
    Quả cầu bằng chì mang lên đỉnh núi cao có trọng lượng nhỏ hơn khi cân nó ở chân núi, mặc dù khối lượng của nó vẫn đúng như vậy. Trên mặt trăng, trọng lượng của nó nhỏ hơn nhiều so với trên Trái Đất. Còn trên Sao Mộc trọng lượng dường như còn lớn hơn.
    Phương pháp thứ hai đo khối lượng cho kết quả tương tự độc lập với điều là chúng được tiến hành trên Trái Đất, trên Mặt Trăng hoặc trên Sao Mộc. Song khi sử dụng phương pháp này, ngay lập tức xuất hiện những vấn đề mới lạ. Muốn dùng phương pháp này để xác định khối lượng vật thể đang chuyển động, cần đo lực khả dĩ truyền cho nó một gia tốc nhất định, rõ ràng rằng để lăn một quả đạn pháo cần sức đẩy mạnh hơn là lăn một quả cầu gỗ. Khối lượng đo bằng phương pháp đó gọi là khối lượng quán tính (g) khác với khối lượng trọng trường hoặc trọng lượng. Những đo đạc tương tự không thể thực hiện được nếu không đo thời gian và khoảng cách. Khối lượng quán tính của quả đạn pháo chẳng hạn được biểu thị thông qua đại lượng lực cần thiết để làm tăng vận tốc của nó (khoảng cách trên một đơn vị thời gian) trên một đơn vị thời gian là bao nhiêu đấy. Như chúng ta đã thấy trước đây, việc đo thời gian và khoảng cách thay đổi cùng với sự thay đổi vận tốc tương đối của vật thể và người quan sát, do đó mà thay đổi cả những kết quả đo khối lượng quán tính?.
    ?oAnhxtanh không phải là nhà bác học đầu tiên bị chinh phục bởi sự trùng hợp kỳ lạ giữa các hiện tượng trọng lực và quán tính. Chúng ta cũng hình dung rằng một quả đạn pháo và một quả cầu gỗ nhỏ rơi cùng một độ cao. Giả sử trọng lượng của quả đạn lớn gấp 100 lần quả cầu gỗ. Điều đó có nghĩa là trọng lực tác động vào quả đạn lớn gấp 100 lần lực tác động vào quả cầu gỗ. Dễ dàng hiểu nguyên do mà kẻ thù của Galilê đã không thể tin rằng các quả cầu này đều đạt tới trái đất cùng một lúc. Ngày nay, tất nhiên chúng ta đều biết rằng nếu bỏ qua lực cản của không khí thì các quả cầu sẽ rơi cùng nhau. Để giải thích hiện tượng này Niutơn phải giả thiết một điều gì đó rất táo bạo. Ở mức độ trọng lực kéo quả đạn xuống dưới thì quán tính của quả đạn và lực cản đã giữ nó lại. Trên thực tế trọng lực tác động vào quả đạn lớn gấp 100 lần so với tác động vào quả cầu gỗ, song lực quán tính giữ lại quả đạn cũng mạnh hơn đúng 100 lần.
    Các nhà vật lý thường diễn đạt điều đó bằng những lời lẽ khác. Trọng lực tác động vào đối tượng luôn luôn tỉ lệ với khối lượng quán tính của đối tượng đó. Nếu đối tượng A nặng gấp đôi đối tượng B, lực quán tính của nó cũng lớn gấp đôi. Cần có lực lớn gấp đôi để tăng tốc đối tượng A đạt tới vận tốc cuối cùng giống như của đối tượng B. Nếu không như vậy, thì các vật trọng lượng khác nhau hẳn sẽ rơi với các gia tốc khác nhau.
    Để dễ dàng hình dung ra một thế giới mà ở đó không có tính tỉ lệ giữa các lực này (lực quán tính và lực hấp dẫn). Và trên thực tế vào các thời kỳ từ Aristor đến Galilê, các nhà bác học đã hình dung ra một thế giới đúng như vậy! Chúng ta cảm thấy rất lạc quan trong một thế giới như vậy. Bị thay đổi điều kiện trong thang máy hạ xuống, nhưng lại dường như không cảm nhận là đang ở trong đó. Dù ở đó như thế nào chúng ta đều có hạnh phúc được sống trong một thế giới mà hai lực này tỷ lệ với nhau. Lần đầu tiên Galilê đã chứng minh điều đó. Các thí nghiệm chính xác cực kỳ khẳng định phát minh của Galilê đã được thực hiện khoảng năm 1900 bởi nhà vật lý - nam tước Hung Rolan Phon Etves. Việc kiểm tra toàn diện chính xác nhất cũng đã được thực hiên mấy năm sau đó bởi một nhóm nhà bác học thuộc trường Đại học Prinxton. Với độ chính xác mà họ có thể đạt được, khối lượng trọng trường (trọng lượng) luôn luôn tỷ lệ với khối lượng quán tính.
    Tất nhiên, Niutơn biết về mối quan hệ giữa trọng lực và quán tính: mối quan hệ buộc mọi vật đều rơi với gia tốc như nhau, nhưng ông đã không giải thích được. Đối với ông, mối quan hệ đã dường như là sự trùng lặp ngẫu nhiên?.
    Còn riêng tôi, tôi cho rằng không có khối lượng quán tính, chỉ có khối lượng hấp dẫn, tức trọng lượng. Khi trái đất dừng quay, tôi có thể đẩy bạn bay vào vũ trụ mà không có một sự cản trở nào như quan niệm của VLCĐ bên trên.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    ntt tìm đọc thí nghiệm đo hằng số hấp dẫn, mấy quả cầu ấy không quay nhưng vẫn hút nhau đó!

Chia sẻ trang này