1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khối lượng là gì ???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 23/11/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SSX999

    SSX999 Guest

    định nghĩa thô thiển nhất thì: Khối lượng là đặc tính của vật chất làm cho nó có trọng lượng trong trường hấp dẫn.
    Khối lượng, nói đại khái, là số đo số lượng vật chất trong cơ thể. Câu này khác qué gì câu Anhxtanh đúng vì đúng là Anhxtanh.
    Anhxtanh không phải là nhà bác học đầu tiên bị chinh phục bởi sự trùng hợp kỳ lạ giữa các hiện tượng trọng lực và quán tính. Tất nhiên quả táo. Nhưng việc phân ra khối lượng quán tính Mi với khối lượng hấp dẫn Mg rồi lúc nào cũng thấy chúng bằng nhau thì quả là ý tưởng vĩ đại nhất thiên hạ.
    Khái niệm cơ bản của tương đối Anhxtanh Gravity is not a force, cái này quá xoàng, người ta biết từ lâu. Gravity is the curvature of spacetime, cái này lạ lẫm, lẩn trốn cơ lượng tử và gây tranh cãi với phần còn lại.
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 29/11/2009
  2. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Giả sử vũ trụ hiện tại thiếu thiếu cả 4 lực thì theo suy luận ban đầu của tôi là chỉ tồn tại các hạt cơ bản (thực ra tôi không biết bản thân các hạt cơ bản đó khi không tồn tại 4 tương tác thì có còn tồn tại không, lý thuyết hiện nay chưa đi được qua ngưỡng của những hạt đó nên tôi tạm cho đó là nấc thang cuối cùng). Có nghĩa là tuy không tồn tại các vật thể nhưng vật chất vẫn tồn tại. Trong điều kiện hoàn toàn không có tương tác đó thì không còn khái niệm khối lượng nhưn chúng ta đang dùng.
    Nhưng chỉ cần đưa vào vũ trụ đó 1 tương tác hấp dẫn là khối lượng lại xuất hiện thông qua tương tác giữa các hạt cơ bản đó. Nếu vũ trụ này tồn tại 1 trong 3 hoặc cả 3 tương tác còn lại thì khối lượng sẽ không được phản ánh 1 cách đầy đủ theo khái niệm hiện tại mà như bạn nói là chỉ biết được sự hiện diện của nó trong điều kiện nhất định mà thôi.
  3. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Về cái thí nghiệm đo hằng số hấp dẫn này tôi có vài thắc mắc nhỏ, ai lỳ giải giùm nhé:
    - Newton phát biết định luật Vạn vật hấp dẫn, ông lại là người đề xướng phương pháp nghiên cứu Vật lý là đầu tiên thì nghiệm sau đó với tổng hợp phát biểu. Vậy ông có làm thí nghiệm này trước khi phát biểu định luật không? Tại sao phải đợi đến thời của ****ndish với tìm ra G?
    Thí nghiệm này nếu làm ngoài vũ trụ thì có gì khác không?
    Nếu thay hai quả chì bằng hai quả thiếc, niken thì có sai khác gì không? Có thu được G không?
    Hai quả chì và hai viên bi nhỏ có sự nhiễm từ khi thí nghiệm hay có sự đồng điệu nào trong các hạt vi mô của nguyên tử kim loại khi làm thí nghiệm không? Thay hai quả cầu chì bằng đá thì có thí nghiệm được không?
    Ai có thể giải thích chính xác trình tự, chi tiết lại thì nghiệm của ****ndish giùm tôi không?
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tỏ ra thích tìm hiểu nhưng lại không chịu đọc sách! Hỏi vậy thôi chứ tớ biết có thêm một đống giả thiết và lý thuyết hình thành trong đầu cậu rồi, chẳng dại!
  5. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Ở thì cũng muốn lắm nhưng không có thời gian...
    Tôi tưởng trong này nhiều cao nhân rành Newton, fan của Newton, bảo vệ, bênh vực Newton... nên hỏi mới hỏi đấy chứ. Mấy tài liệu trên mạng viết về thí nghiệm này sơ sài quá.
    Nếu không ai rảnh thì thôi vậy.
  6. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng không biết là bạn cố tình không hiểu hay thực sự không hiểu nên cố gắng trao đổi thêm. Nhưng xin bạn đừng đưa tư tưởng mới về bản chất của hấp dẫn là sự quay hay chuyển động gì đó. Tôi khá dị ứng với nó vì như đã nói, bạn chưa hề chứng minh được tính đúng đắn của nó một cách tử tế mà cứ nhắc lại mãi điệp khúc đó. Tôi sẽ không cuốn vào ý định tranh luận của bạn đâu. Viết thêm một vài bài này chỉ là chứng minh cho bạn thấy cơ học Newton có thể giải quyết đúng đắn bài toán đó mà thôi. Mấy công thức đó trẻ con cấp 2 cũng viết được mà, có gì đáng để oai đâu hả bạn. Đơn giản là CT nó ngắn gọn, dễ diễn đạt điều cần chứng minh mà không sợ người khác hiểu sai. Lời nói thì hay bị bắt bẻ lắm. Ví dụ luôn nhé ?oTức quả táo bên trên cao đó không có quán tính. Vậy sao gió không thổi nó đi??. Viết như vậy có chút khoa học nào không, ?othổi? là gì? Tại sao gió thổi lại bay được quả táo. Đồng ý là lý luận cũng có có thể chặt chẽ nhưng lý luận giống bạn thì chẳng ai hiểu được.
    Tôi đã nhắc nhở là nên đọc kĩ, nghĩ thấu đáo rồi hãy phản biện. Tôi không nói rằng quả táo không có quán tính mà là ban đầu lực quán tính tác dụng lên nó = 0 do nó đứng yên tương đối so với trái đất. Có nghĩa là giả thiết ban đầu là lực hấp dẫn đã bị cân bằng bởi các ngoại lực khác. Một cách lí tưởng khi loại bỏ các ngoại lực đó đi chỉ còn duy nhất lực hấp dẫn thì quả táo bắt đầu chuyển động về phía trái đất với gia tốc a. Xin lỗi ở bài trước tôi đã phân tích sai về sức ì. Tôi đính chính lại sức ì được thể hiện chính là độ lớn của gia tốc a. Với cùng 1 lực hấp dẫn tác dụng lên trái đất và quả táo thì gia tốc của trái đất xấp xỉ = 0 còn gia tốc của quả táo = gia tốc trọng trường. Điều này là do sự chênh lệch về khối lượng quán tính.
    Tôi nói nốt về gió cho xong. Gió cũng tùy loại chứ bạn, bạn nói gió cấp 0 hay cấp 5, 10, 15. Nếu cấp 15 thì cây và nhà còn bay nói chi quả táo. Vậy vấn đề phụ thuộc vào động lượng mà quả táo nhận được từ gió có đủ làm nó bay hay không (tất nhiên quả táo này đang ở trên cây chứ không phải lơ lửng trong không khí). Giả sử có 2 quả táo kích thước như nhau nhưng khối lượng khác nhau thì khi bị thổi bởi cùng 1 cơn gió và bị bứt ra khỏi cành thì quả nhẹ hơn sẽ bay với vận tốc lớn hơn, có cần kiểm chứng không? Mấy cái này đã được giải thích trong phần bạn trích từ sách ra rồi, chỉ có điều bạn chỉ đọc hoặc chỉ trích ra mà không chịu suy nghĩ để thấy nó phù hợp với thực nghiệm ra sao mà chỉ lo phủ nhận tính đúng đắn của nó.
    Đồng ý là hiện nay người ta đã chứng minh rằng khối lượng quán tính bằng với khối lượng hấp dẫn nhưng không thể quy chúng là 1 được vì bản chất của 2 hiện tượng dẫn tới 2 khái niệm đó là khác nhau. Không cần tồn tại hấp dẫn vẫn tồn tại khái niệm khối lượng quán tính vì hấp dẫn chỉ là 1 trong vô số động lực của chuyển động và không cần khái niệm quán tính vẫn tồn tại khối lượng hấp dẫn.
  7. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Hi các bạn. Bàn về kl thấy các bạn lập luận khó hiểu. Tớ chỉ xin đưa ra bài toán cơ học rất đơn giản. Bạn nào giải đươc tớ cảm ơn vì tớ chưa biết cách giải.
    Người ta phóng con tàu chứa thông điệp của loài người ra khỏi hệ mặt trời để nó bay đến các thiên hà xa. Tại một thời điểm đã thoát khỏi hệ mặt trời, con tàu khởi động tên lửa đẩy có lực đẩy f trong thời gian t. Biết khối lưọng tàu là m. Cả f và m đều được đo cụ thể ở trái đất. Hãy tính gia tốc a.
    Chờ tin các bạn.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Gia tốc a không đổi suốt thời gian t và có giá trị = f/m.
  9. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi cụ thể thêm một chút.
    Như chúng ta đã biết, vũ trụ đang ở kỳ giãn. Các thiên hà chuyển động ra xa nhau với tốc độ nhanh dần, có nghĩa là có gia tốc với nhau.
    Con tàu vũ trụ của mình đang nằm ở giữa các thiên hà, vậy gia tốc a của nó là so với hệ quy chiếu nào?
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cho mình hỏi cụ thể thêm một chút.
    Như chúng ta đã biết, vũ trụ đang ở kỳ giãn. Các thiên hà chuyển động ra xa nhau với tốc độ nhanh dần, có nghĩa là có gia tốc với nhau.
    Con tàu vũ trụ của mình đang nằm ở giữa các thiên hà, vậy gia tốc a của nó là so với hệ quy chiếu nào?
    [/quote]
    Giả thiết của bạn là con tàu thoát khỏi hệ mặt trời, nghĩa là nó chưa thoát khỏi thiên hà. Hệ qui chiếu của nó đặt tại điểm khởi động rocket vào thời điểm 0, hướng là hướng của lực f.

Chia sẻ trang này