1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khối lượng quán tính ??? Bàn thêm với bác Toàn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 23/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.627
    Đã được thích:
    4.608
    Khẳng định này đã, đang, và sẽ chẳng bao giờ đúng cả.
    Đáng buồn là trên thực tế cũng còn có những ông thầy còn không được như vậy nữa kia, không truyền đạt đúng cho học sinh những kiến thức sách vở mà lại đi truyền đạt những suy diễn sai lạc của cá nhân đối với kiến thức nhân loại. Cái kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia trong khoa học là hết sức nguy hiểm, nhưng vẫn được một số thầy giáo dùng nhiều .
    Nói rõ hơn để cho khỏi mất công cãi nhau nhé: thuyết tương đối ở đây hàm ý là thuyết tương đối tổng quát chứ không phải thuyết tương đối hẹp. Thuyết tương đối hẹp chưa đưa ra được mối tương quan giữa quán tính và hấp dẫn nên vẫn phải giữ lại khái niệm hệ quy chiếu quán tính. Có thể tác giả chỉ mới đọc thuyết tương đối hẹp nên mới mạnh miệng tuyên bố Einstein thậm chí cả Hawking cũng phải xây dựng học thuyết dựa trên hệ quy chiếu quán tính. Như vậy rõ là gắn râu ông Newton vào cằm 2 ông kia còn gì.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ werty: Bác thông cảm, dạo này trời mưa nên ếch dưới giếng nhiều
    @ backkhoahn: Cấm đả kích cá nhân, là một thành viên mới nên tôn trọng các thành viên cũ.
  3. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ chúng ta không nên quan tâm quá nhiều đến đời tư, mà tập trung vào chuyên môn. Đúng chuyên ngành càng tốt, nếu không đúng mà yêu và uyên thâm về Vật lý càng đáng khen.
    Nói chung các nhận xét về "công trình" của Werty rất đúng. Tác giả cần nghiêm túc xem xét .
    Riêng về hệ quy chiếu quán tính thì có lẽ Werty xem lại nguyên lý tương đương (cơ sở để xây dựng thuyết TĐ rộng):
    Nguyên lý tương đương: Những định luật vật lý, trong bất cứ một hệ quy chiếu nhỏ nào trong trạng thái rơi tự do, ở bất cứ đâu trong vũ trụ của chúng ta, nơi được trang bị bởi trọng lực, cần phải giống với những định luật vật lý của một hệ quy chiếu quán tính trong vũ trụ lý tưởng không có trọng lực.
    Mình đọc qua thấy "công trình" hở sườn nhiều quá...tha hồ mà thảo luận...
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.627
    Đã được thích:
    4.608
    Không hiểu Nita trích cái nguyên lý tương đương đó ở đâu ra. Theo tớ được biết thì Einstein xây dựng thuyết tương đối rộng có dựa vào một giả thiết là mọi người quan sát (hệ quy chiếu) đều bình đẳng ngang nhau, và không có hệ quy chiếu nào gọi là quán tính hay phi quán tính hết cả.
  5. biboroi

    biboroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    @werty98:
    1-?oToàn bộ "công trình" của bác Toàn là phang ra nguyên xi định luật 2 Newton, đổi tên lực quán tính thành cái gọi là "lực trường thế", rồi nâng quan điểm lên thành cái gọi là "định luật 2 tổng quát của động lực học". "Công trình" này giải thích hiện tượng quán tính bằng cách đưa ra các khái niệm còn mơ hồ hơn: "trường thế" và "lực thế", nhưng lại không thể giải thích nổi những thứ lằng nhằng đấy có nguồn gốc từ đâu?.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Qua tất cả những bài anh viết, em không dám mạn đàm về kiến thức vật lý của anh vì em chưa đến được tới mức ?ocao siêu? ấy, em chỉ xin cóp ra đây những gì em đọc được của tác giả để đối chiếu với nhận xét của anh:
    + ?o...cho đến nay, để đặc trưng cho hiện tượng này, người ta vẫn đành bằng lòng với khái niệm ?" ?oquán tính tự thân? được đặc trưng bởi ?okhối lượng quán tính? M tuân theo định luật 2 Newton:
    F = Ma (1)
    ở đây a ?" là gia tốc mà vật có được khi chịu tác động của lực F¬. Người ta cho rằng khi có lực tác động này từ bên ngoài lên vật thì ở ?obên trong? vật sẽ xuất hiện một lực chống lại gọi là ?olực quán tính?:
    Fq = -Ma. (2)?
    + ?oNhư vậy, bản chất sâu xa của hiện tượng quán tính chính là tính hữu hạn của thời gian trao đổi năng lượng giữa mọi vật trong Tự nhiên. Thời gian này sẽ phụ thuộc vào chính loại năng lượng cần trao đổi. Chăng hạn sự trao đổi nhiệt năng thường diễn ra chậm hơn so với sự trao đổi điện năng. Như thế, có thể nói mỗi loại năng lượng khác nhau sẽ tương ứng với một khả năng trao đổi khác nhau, tức là nhanh hơn hay chậm hơn. Sự thay đổi vận tốc chuyển động cơ học một cách từ từ không thể đột biến chỉ là một trong nhiều hệ quả của quá trình trao đổi năng lượng nói trên và đối với chuyển động cơ học đó chính là ?ogia tốc? của chuyển động. Nói cách khác, ứng với mỗi loại tương tác sẽ tồn tại một tốc độ trao đổi năng lượng hoàn toàn xác định và đặc thù cho loại tương tác đó mà ta gọi là ?ogia tốc?. Với 4 tương tác cơ bản của Tự nhiên, ta có 4 loại gia tốc chuyển động khác nhau. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng cùng một vật thể trong cùng một loại tương tác nhất định lại có thể chuyển động với những gia tốc khác nhau, trong khi đó, các vật thể khác nhau lại có thể chuyển động với cùng một gia tốc như nhau do đó, bản thân gia tốc không thể đặc trưng được cho vật thể về phương diện này. Tóm lại, ta cần tìm một đại lượng sao cho nó phải là hằng số trong suốt quá trình chuyển động của vật thể để đặc trưng cho vật thể đó trong chuyển động dưới tác động của lực tương tác cơ bản đang xét.
    Từ việc quan sát hiện tượng rơi tự do trong trường hấp dẫn của Trái đất, ta nhận thấy rằng khi lực hấp dẫn F càng lớn thì gia tốc rơi tự do g cũng càng lớn. Điều này khiến ta liên tưởng đến một khả năng là biết đâu tỷ số của 2 đại lượng đồng biến này:

    F/g = F/g (4)
    lại có thể đáp ứng được yêu cầu trên? Ở đây tỷ số (4) về nguyên tắc có thể gọi là hệ số quán tính hay một cái tên gì đó đại loại như vậy mà không nhất thiết phải là khối lượng quán tính mặc dù đúng là nó có thứ nguyên trùng với thứ nguyên của khối lượng. Để tránh phức tạp hoá, ta sẽ vẫn gọi tỷ số này là khối lượng quán tính và ký hiệu là m nhưng cần lưu ý rằng nó không phải là ?ocái có sẵn? bên trong vật thể giống như khối lượng hấp dẫn. Ta sẽ thử kiểm tra xem sao.?
    + ?oNói cách khác, để giải quyết hiện tượng quán tính thì yếu tố ?olực tương tác? giữa các vật thể phải được đưa lên hàng đầu ?" nó là ?ođứa con chung? của các vật thể, và cũng là yếu tố khẳng định sự tồn tại của mọi vật thể trong Vũ trụ, còn yếu tố ?okhối lượng quán tính? chỉ là đại lượng dẫn suất. Mặt khác, ta lại thấy rằng khái niệm ?oquán tính? của một vật nào đó mà ta vẫn dùng vốn để chỉ hiện tượng chống lại chuyển động của nó khi nó không bị các vật thể khác trực tiếp cản lại (do ma sát, do va chạm trực tiếp...), nói cách khác, quán tính ở đây chỉ liên quan tới các lực tương tác gián tiếp thông qua khoảng không (không gian chung) giữa các vật thể với nhau, đó là 4 dạng lực tương tác đã biết, để phân biệt với các lực trực tiếp đó, ta gọi chúng là lực trường thế.?
    + ?oTừ (44) có thể suy ra biểu thức rất quen thuộc:
    ma = F. (45)
    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biểu thức (45) bây giờ đúng với mọi HQC chứ không như định luật 2 Newton (1) chỉ đúng trong HQC quán tính, lý do là vì khối lượng quán tính ở đây được xác định theo (4) không phải là ?ocái có sẵn? trong mỗi vật thể, không có nguyên nhân ?otự nó? nên không liên quan gì đến khái niệm ?ochuyển động theo quán tính khi không có lực tác động? nữa mà trái lại, nó chỉ tồn tại khi có lực tác động?
    + ?oTương ứng với 4 tương tác của 4 loại trường lực thế đã được biết, tính theo (4), ta có 4 loại khối lượng quán tính khác nhau ký hiệu lần lượt là:
    m - khối lượng quán tính trong trường hấp dẫn;
    m¬đ - khối lượng quán tính trong trường điện;
    mM, mY - khối lượng quán tính trong trường hạt nhân mạnh và yếu.
    Trong một số trường hợp vật thể vừa có khối lượng hấp dẫn lại vừa có điện tích, mà điện tích và khối lượng hấp dẫn đều cùng tồn tại đồng thời đối với vật thể, không tách ra được, nên về nguyên tắc ta phải nói tới khối lượng quán tính hỗn hợp trong trường lực thế hấp dẫn ?" tĩnh điện.
    Như vậy, theo biểu thức định luật 2 tổng quát của động lực học (42), thay vì cho trước khối lượng quán tính của vật A, nhất thiết phải chỉ ra trường lực thế của một vật khác (B) tạo ra lực trường thế tương tác với nó, ví dụ nếu là trường hấp dẫn thì phải cho khối lượng hấp dẫn MA và MB như được biểu diễn trên Hình 5; nếu là trường tĩnh điện thì phải cho điện tích qA và qB.
    Trong khi đó, trong cơ học cổ điển cũng như cơ học tương đối cho phép tồn tại một chất điểm cô lập. Trạng thái của chất điểm này được coi là hoàn toàn xác định nếu các tọa độ không gian (x,y,z) và thời gian (t) trong một HQC nào đó cùng với khối lượng (?otự thân?) M được xác định?
    Với 4 đoạn trích dẫn này, chứng tỏ anh đã không chịu đọc đến nơi đến chốn.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    2-. ?oKhông hiểu bác Toàn có biết rằng chính Einstein, bằng việc phát hiện ra tính tương đối của thời gian, đã từ bỏ khái niệm "hệ quy chiếu quán tính" của Newton từ đầu thế kỷ XX rồi không??
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không biết bác Toàn có biết không chứ em thì quả tình không biết. Em chỉ được biết là Einstein phát hiện ra tính tương đối của thời gian khi xây dựng thuyết tương đối hẹp và không hề từ bỏ khái niệm "hệ quy chiếu quán tính", mà chỉ từ bỏ khái niệm ?okhông gian tuyệt đối? thôi. Tóm lại, sao anh không viết vào mục ?oCommemt? ngay dưới tiêu đề bài viết để gửi thẳng cho tác giả có hơn không?
    -----------------------------------------------------------------------------------
    3. ?oThuyết tương đối rộng đã chứng minh rằng hiện tượng quán tính và hiện tượng hấp dẫn chính là 2 mặt của một vấn đề.?
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Lạ nhỉ? Em có nghe thấy nói thuyết tương đối rộng ?ochứng minh? điều đó đâu mà trái lại, chỉ chấp nhận nó như một tiên đề thôi cơ mà??? -----------------------------------------------------------------------------------
    4. ?oLời cuối cùng cho những ai còn hỏi quán tính và hệ quy chiếu quán tính là gì: hãy tìm hiểu thuyết tương đối.?
    -----------------------------------------------------------------------------------
    Thuyết tương đối hẹp hay rộng hả anh?
  6. nkira76

    nkira76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    ac
    kiểu này thì có nước bác nào rảnh post nguyên cuốn thuyết tương đối rộng lẫn hẹp lên bàn luận còn hay hơn. có những chổ khi ta đọc hay cả người dịch thuật đọc còn ko hỉu nữa là.
    cải ba cái thuyết này em thấy còn khó hỉu hơn cả vật lý cơ học lượng tử hay thuyết dây nữa.
    đọc thì tốt nhưng phải hỉu
    ko hỉu thì hỏi
    hỏi ko đc thì ngồi xuống bàn bạc
    đưa ra ba cái thuyết sai lệt, ko dẩn chứng, thực nghiệm này oải wá
    bác phản kiến với einstein thì làm hơn biết rằng tính toán = thuyết tương đối có độ chính xác hơn 10 chữ số. đã đc chứng minh bởi các nhà khoa học trên thế giới rồi.
    nói chứ có thấy bác nào phản đối cơ học lượng tử cả (đọc có hỉu đc đâu mà đòi hỉu lộn, công thức thì cũng bó tay luôn => ko ai cãi )
  7. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Đúng rồi mà werty, đó cũng là một cách phát biểu (tất nhiên là trong không gian hẹp) và vì hệ QCQT có trước nên cụ E đã coi hệ QCPQT tương đương với hê QCQT...
    http://www.quangduc.com/khoahoc/05tuongdoi.html#Thuyết%20tương%20đối%20tổng%20quát
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 19:57 ngày 25/09/2007
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo đồng chí biboroi thì với lực hấp dẫn, khối luợng quán tính là m = F / a
    Như vậy với lực điện từ F = qE (với E là cuờng độ điện truờng )
    Công tạo ra khi di chuyển 1 đoạn d
    W = F.d =qEd = q.U (U là hiệu thế tạo ra điện truờng E)
    vậy F = qU / d
    nếu hiệu thế U xoay chiều, có dạng U = U0 sin wt thì
    a = U" = -w2sin wt
    hay a = -w2 U
    vậy khối luợng quán tính trong truờng hợp lực điện từ là
    F / a =(qU/d) / ( -w2 U)
    hay F / a = -q/ w2d
  9. biboroi

    biboroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    @binh000
    Trích: "Theo đồng chí biboroi thì với lực hấp dẫn, khối luợng quán tính là m = F / a
    Như vậy với lực điện từ F = qE (với E là cuờng độ điện truờng )
    Công tạo ra khi di chuyển 1 đoạn d
    W = F.d =qEd = q.U (U là hiệu thế tạo ra điện truờng E)
    vậy F = qU / d
    nếu hiệu thế U xoay chiều, có dạng U = U0 sin wt thì
    a = U" = -w2sin wt
    hay a = -w2 U
    vậy khối luợng quán tính trong truờng hợp lực điện từ là
    F / a =(qU/d) / ( -w2 U)
    hay F / a = -q/ w2d"
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Câu hỏi này rất hay! Nhưng có lẽ đồng chí nên gửi thẳng vào "Comment" của bài viết "khối lượng quán tính..." cho tác giả thì mới có câu trả lời chính xác. Về phần mình, tôi chỉ thấy băn khoăn về thứ nguyên có gì đó không ổn? Có phải vậy không?
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ông nào cứ duy vật với duy lộn mãi đi. VTV2 hôm 24/9 vừa đăng bài khoa học dài 50p rồi đấy. Câu kết cuối cùng lại là duy tâm. *Thời gian là ảo tưởng, để chúng ta nhận thức được bản thân, ở góc này của vũ trụ*.
    Ông nào giải thích vũ trụ mà lại vứt triết học sang một bên thì chắc chắn thất bại. Tôi cứ tưởng tượng như là con rắn nó cuộn vòng tròn rồi lại cắn vào đuôi mình vậy.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 00:23 ngày 27/09/2007

Chia sẻ trang này