1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khởi tố người gây tai nạn giao thông

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi free_thinker, 16/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. free_thinker

    free_thinker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Khởi tố người gây tai nạn giao thông

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/12/3B9F15E7/

    "Ngày 14/12, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hà Nội đã khởi tố 2 vụ án tai nạn giao thông làm chết Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo và làm bị thương Giáo sư toán học người Mỹ Papert Seymour.

    Đặng Văn Hà (17 tuổi, Hà tĩnh), người gây ra cái chết cho Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo đã bị tạm giữ.

    Trần Văn Thành (32 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), sau khi gây tai nạn cho Giáo sư Papert Seymour cũng bị thương nên tạm thời chưa bị bắt. Thượng tá Nguyễn Đức Bình, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hà Nội cho biết, đang xem xét để ra quyết định tạm giam 2 người này.

    Chiều 7/12, Giáo sư Papert, 78 tuổi, cùng một người bạn đi bộ qua một ngã tư ở Hà Nội. Bất ngờ, chiếc xe máy của Trần Văn Thành lao tới đâm vào Giáo sư Papert, khiến ông này bất tỉnh. Sau đó, Giáo sư Papert được đưa vào phẫu thuật não ở bệnh viện Việt Pháp để mổ lấy các cục máu tụ.

    Hai ngày sau, chiều ngày 9/12, khi đang đi bộ trên đường Hoàng Đạo Thúy - Lê Văn Lương về nhà tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính (Hà Nội), Giáo sư Nguyễn Văn Đạo bị xe máy do Đặng Văn Hà va phải. Ngay sau khi gây tai nạn, chủ xe đã đưa giáo sư đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Giáo sư Đạo đã bị hôn mê sâu và sau đó đã qua đời."

    Xin hỏi các bác có phải là cứ gây tai nạn giao thông là bị khởi tố không?
  2. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này khởi tố nhưng có vẻ chưa có gì rõ ràng nhỉ. Còn nhớ hồi năm 2003 có vụ xử người đi bộ băng qua đường ko đúng quy định gây chết người đi xe máy tại TP.HCM. Các bạn xem ở đây:
    http://vietnamnet.vn/xahoi/phapluat/2004/06/163398/
    Vậy vụ khởi tố 2 người đi xe máy này là vì lí do gì nhỉ trong khi mình chưa rõ là 2 vị Giáo sư đi bộ kia có sang đường đúng quy định ko. Đây là 2 vụ án ngược nhau, có lẽ những người bị khởi tố là do... cái số (!?)
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hai vụ này có lẽ là "án điểm", chú nào không may mà dính phải thì...
  4. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    vấn đề ở đây là xác định có đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm để khởi tố đối với vụ vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng quy định trong bộ luật hình sự hay không.
    làm chết người là đã gây hậu quả nghiêm trọng rồi. nhưng cần xác định ở đây có lỗi vi phạm hay không, khung hình phạt, và độ tuổi của người gây tai nạn.
    để làm rõ các tình tiết cần qua một loạt các công tác, biện pháp, nhưng đầu tiên người ta sẽ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xác định lỗi của người điều khiển phương tiện.v.v..
  5. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Xin các thành viên tham gia trong KhoaHocPhapLy vui lòng tranh luận theo chiều hướng đưa ra các luận điểm của mình trong khi tranh luận có ý kiến liên quan đến các nội dung pháp lý, không nên đưa ra các nhận định mang tính chủ quan, thiếu căn cứ và không mang các nội dung liên quan đến chủ đề đang tham gia.
    Các thành viên tham gia trong KhoaHocPhapLy hẳn cũng nhận thức được đây là một box chuyên ngành, không phải là nơi thảo luận hay làm quen, vui lòng bớt spam và đưa ra những nhận định khách quan hơn.
    Nếu các thành viên hoặc khách khác vào đọc được những tranh luận hoặc các bài viết với những nhận định cảm tính, vô căn cứ thì thử hỏi họ sẽ nghĩ sao về những người ý nhiều có hiểu biết về pháp lý, hoặc ham thích nghiên cứu về pháp luật nói chung, chúng ta sẽ được họ đánh giá như thế nào, yêu cầu các Mods hiện tại dọn dẹp bớt những bài viết, những chủ đề không liên quan đến pháp lý để Box sạch hơn.
    Tiếp theo ý chủ đề mà một thành viên đã nêu trên cùng: khi có tai nạn giao thông xảy ra, nhất thiết phải khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can?
    Căn cứ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công an số: SỐ 768/2006/QĐ-BCA(C11) NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2006. Kèm: quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
    Theo đó, căn cứ vào
    Điều 3. Phân loại tai nạn giao thông
    1. Va chạm giao thông
    Va chạm giao thông là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của con người dưới mức thiệt hại của tai nạn giao thông ít nghiêm trọng .
    2. Tai nạn giao thông ít nghiêm trọng
    Tai nạn giao thông ít nghiêm trọng là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho sức khỏe hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a. Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%;
    b. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%;
    c. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
    3. Tai nạn giao thông nghiêm trọng
    Là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a. Làm chết một người;
    b. Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
    c. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỉ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
    d. Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỉ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
    đ. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
    4. Tai nạn giao thông rất nghiêm trọng
    Tai nạn giao thông rất nghiêm trọng là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a. Làm chết hai người;
    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
    c. Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên ;
    d. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;
    đ. Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
    5. Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng
    Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a. Làm chết ba người trở lên;
    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều này;
    d. Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
    đ. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật của những người này trên 200%;
    e. Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e khoản 4 Điều này;
    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
    Điều 4. Phân công trách nhiệm điều tra giải quyết tai nạn giao thông giữa Cảnh sát giao thông và Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
    1. Cảnh sát giao thông phải có mặt ngay sau khi tai nạn giao thông xảy ra, bất kể là loại nào để giải quyết các sự việc ban đầu như cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tỏa ùn tắc giao thông (nếu có) v.v...
    2. Khi có vụ tai nạn giao thông xảy ra gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 3 Quy định này, cơ quan được phân công thụ lý điều tra phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để kiểm sát việc điều tra theo quy định của pháp luật.
    3. Đối với vụ tai nạn giao thông không có người chết tại hiện trường thì lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức ngay việc khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông; nếu xác định vụ tai nạn có dấu hiệu của tội phạm thì khởi tố vụ án, củng cố tài liệu, hồ sơ và chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố. Trường hợp xác định không có dấu hiệu của tội phạm thì tiếp tục điều tra, kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.
    Đối với những vụ tai nạn giao thông có người bị thương, cơ quan thụ lý căn cứ Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tiêu chuẩn thương tật và giấy chứng thương của bệnh viện để sơ bộ đánh giá tỉ lệ % thương tật của người bị nạn.
    4. Đối với vụ tai nạn giao thông có người chết tại hiện trường (kể cả chết trên đường đi cấp cứu) thì lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra ngay từ đầu theo phân công trách nhiệm như sau:
    a. Đối với vụ tai nạn giao thông có một người chết tại hiện trường do Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện tiến hành điều tra giải quyết;
    b. Đối với vụ tai nạn giao thông có hai người chết trở lên tại hiện trường do Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cấp tỉnh hoặc những nơi mà Tòa án cấp huyện được thực hiện thẩm quyền xét xử theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện tiến hành điều tra giải quyết;
    c. Trong trường hợp vụ tai nạn giao thông đã ra quyết định không khởi tố hoặc đã khởi tố nhưng sau đó lại có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật, phương tiện vụ tai nạn giao thông cho cơ quan Cảnh sát giao thông cùng cấp để xử lý hành chính.
    Căn cứ vào những quy định trên để xem xét, phân loại tai nan giao thông đường bộ đủ dấu hiệu khởi tố theo quy định tại điều: 202 Bộ luật hình sự năm 1999. Theo các quy định nêu trên, các hành vi mà thành viên " free_thinker" nên dựa theo những thông tin mà bài báo có trích dẫn thì đã đủ dấu hiệu khởi tố vụ án hình sự, khởi tố đối với bị can(gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, tỷ lệ thương tật hơn 31%).
    Ngoài những căn cứ về tình trạng tỷ lệ thương tật nên ra, thì người gây tai nạn cho Giáo sư Papert Seymour nếu có đủ các điềuy kiện theo quy định của pháp luật quy định cho người điều khiển phương tiện giao thông thì theo tôi, anh ta có thể phải chịu trách nhiệm về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, quy định tại: điều 48, khoản 1 điểm h(phạm tội đối với người già, theo hướng dẫn tại: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, tòa án nhân dân tối cao SỐ 01/2006/NQ-HĐTP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2006 - Người già: ngừơi trên 70 tuổi) có thể thêm điểm m, sử dụng phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người, theo đó, sủ dụng xe moto là sử dụng phương tiện có độ nguy hiểm cao độ.
    Còn với trường hợp của Giáo sư Nguyễn Văn Đạo, nếu bị can chưa đủ điều kiện sử dụng phương tiện xe moto theo quy định của pháp luật thì anh ta sẽ bị khởi tố tại khung 2, điều 202 bộ luật hình sự, ngoài ra còn xem xét đến trách nhiệm hình sự của ngừơi sở hữu xe khi giao xe cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiên giao thông đường bộ, quy định tại điều 205, Bộ luật hình sự.


    Chỉ những gì không thể thay đổi được mới là sai.
  6. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Mình ko spam đâu bạn ạ. Mình chỉ hỏi xem ai có thông tin cụ thể hơn về 2 vụ tai nạn với 2 Giáo sư và mình dẫn chứng 1 vụ xảy ra năm 2003 ở TP.HCM, người bị xét xử là người đi bộ sai luật đã gây ra tai nạn với người đi xe máy. Ở đây chúng ta chưa có thông tin gì về việc 2 vị Giáo sư đó đi sang đường ra sao và tai nạn diễn ra như thế nào. Về việc này ko báo nào nói kĩ cả. Về Luật thì mình cũng như các bạn khác đều có thể nắm được, chỉ ko thể biết được tình huống thật sự lúc đó để áp dụng điều khoản nào cho đối tượng nào cho đúng.
    Bạn nói vậy nghĩa là bạn đã biết chắc 2 người đi xe máy đó hoàn toàn sai phạm khi gây ra TNGT?
    Được amon_din sửa chữa / chuyển vào 16:17 ngày 18/12/2006
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ====================
    1/Bài báo được trích dẫn có nhiều điểm bất hợp lý:
    Thứ nhất: "...Đặng Văn Hà (17 tuổi, Hà tĩnh), người gây ra cái chết cho Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo đã bị tạm giữ...". Bài báo viết không rõ ràng như thế dễ gây sự nhầm lẫn và thiếu chính xác. Nếu bị "tạm giữ" thì cần phải xác định loại Tạm giữ nào: HÀNH CHÍNH hay HÌNH SỰ. Trong phạm vi bài viết này tôi không đề cập đến tạm giữ HC mà muốn đề cập đến trường hợp thứ 2. BLTTHS quy định rõ các trường hợp bị tạm giữ như sau:
    -Do phạm tội quả tang;
    -Do bắt khẩn cấp;
    -Bắt trong trường hợp bị truy nã;
    -Người phạm tội tự thú/đầu thú.
    Tham chiếu các trường hợp trên ta thấy Đặng Văn Hà không thể thuộc trường hợp 3 và 4.
    Đối với các vụ TNGT, để xác định yếu tố lỗi đòi hỏi phải có sự kết luận chính xác dựa trên chứng cứ hiện trường, lời khai hoặc các tài liệu khác. Hơn nữa, để kết luận tỷ lệ thương tật/nguyên nhân tử vong đòi hỏi phải có Quyết định trưng cầu giám định và Biên bản giám định (đương nhiên KQ này không thể có ngay trong vài ngày được). Trong thực tế CQĐT chẳng dại dột gì lập biên bản phạm tội và bắt quả tang đối với người điều khiển phương tiện GT. Vì sao? Vì họ không phải là thánh để có thể biết trước các KQ giám định!
    Vậy thì chả lẽ ĐVH bị tạm giữ theo lệnh bắt khẩn cấp(?!). Cái này xin nhường câu trả lời cho các vị Nhà Báu vịt giời!
    Thứ hai, căn cứ QĐ768..., trường hợp TNGT của cố GS Đạo thuộc thẩm quyền của các CQ THTT cấp Huyện, vậy thì mắc gì PC16 Hà Nội lại đi khởi tố nhỉ. Trong thời hạn chỉ có vài ngày, liệu cấp Phòng đã làm VB để rút hồ sơ vụ này lên để khởi tố?
    2/ Vì chất lượng của diễn đàn, cá nhân tôi ủng hộ ý kiến của bạn. Tuy nhiên, để phân loại và dọn dẹp đòi hỏi trình độ pháp lý của Mod phải đủ để có thể cán đáng việc đó, mà theo tôi nghĩ: hơi khó!
    3/ Bạn đúng khi trich dẫn NQ, thế nhưng nên nhớ: tình tiết "phạm tội với người già..." và đưa nguồn nguy hiểm cao độ vào tình tiết "thủ đoạn, phương tiện nguy hiểm khác"là sai hoàn toàn. Bởi lẽ Điều 202 về mặt chủ quan là lỗi VÔ Ý nên không thể áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS này được. Cho dù gây TNGT với bất cứ ai: người già, thanh niên, trẻ nhỏ... do BC không CỐ Ý thực hiện hành vi phạm tội nên không thể phân loại được! Cũng nói rõ thêm rằng: nếu ai còn cho rằng Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB là lỗi CỐ Ý thì nên học lại phần chung của BLHS, sau đó xem mặt chủ quan của Điều 202 trước khi tranh luận tiếp để khỏi làm phiền những người khác.
    4/ Về việc đưa ra so sánh với vụ TNGT năm 2003, đề nghị A-Mông-Dín xem lại CHỦ THỂ của tội Vi phạm quy định.... và tội Cản trở giao thông đường bộ nhé. nó khác nhau hoàn toàn, so sánh thế quái nào được!

  8. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Chời... Cơ khổ... Anh cũng ko hiểu ý em nốt... Hic... Ý ẻm bảo vẫn chửa rõ 2 thằng ku gây va với 2 Giáo sư kia có sai hay ko nữa, lạ vì chẳng báo nào nói 2 vị Giáo sư sang đường đúng nơi quy định, đúng vạch, đúng đèn cả.
  9. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    "Giáo sư A bị tai nạn giao thông bị tai nạn giao thông khi đi bộ băng qua đường do va chạm với xe gắn máy do X điều khiển. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn"
    Hỏi có được mấy báo đăng tin theo đúng nội dung trên, hay là... họ đã thay cơ quan CSĐT và TA kết luận, buộc tội này nọ.?
    Đâu phải ở các nước khác lạc hậu mà họ không cho chụp hình nghi can đăng báo?
    Luật pháp nước ta cũng quy định: một người chỉ có tội sau khi toà tuyên án. Nhưng thực tế thì sao?
    Báo với cả chí!!!
    Được freesky sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 19/12/2006
  10. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi các bác giả sử nguyên nhân gây tai nạn giao thông hoàn toàn là do 2 ku đó thì cũng có đáng bị bớ ngay như vậy ko? Rồi ko biết nhốt mấy ngày, đến khi được toà án tuyên vô tội thì có lẽ mất việc ở cơ quan rồi, mất cả người yêu nữa cũng chưa biết chừng.

Chia sẻ trang này