1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không biết đây có phải là một câu hỏi nhạy cảm không?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi dot223, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Không biết đây có phải là một câu hỏi nhạy cảm không?

    Thế nào là *********?
    Thế nào là *********?

    dot223.
  2. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    ********* là viết tắt của "Việt Nam Cách Mạng đồng minh hội". Đó là mặt trận dân tộc tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước VN chống Pháp, trong đó chủ yếu có 2 xu hướng CS và xu hướng theo Quốc Dân Đảng TQ(Chủ nghĩa Tam Dân). Tổ chức này được thành lập vào năm 1943 thì phải (Tôi nhớ không chính xác), ở Liễu Châu (TQ) nay năm trong khu tự trị người Choang ở Quảng Tây. Chính ********* đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 8, thành lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong giai đoạn 1945-1947, do đấu tranh nội bộ có cả đấu tranh vũ trang, xu hướng theo Quốc dân Đảng TQ bị đẩy ra khỏi ********* (bao gồm Nguyễn Hải Thần, Nguyễn tường Tam). Cho đến khi nước Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa thành lập(tháng 10-1949), rồi sau chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950 , lúcchiến khu Việt Bắc thông được với TQ, thì xu hướng CS hoàn toàn thắng thế. Lúc này ********* đồng nghĩa với Đảng CS. Chính ********* đã lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống Pháp.
    Ở vùng Pháp tạm chiếm. Người Pháp tổ chức chính quyền người Việt theo họ, do Bảo đại đứng đầu. Chính quyền này là sự kế tiếp của các triều đại nhà Nguyẽn hồi Pháp thuộc. Họ tự gọi là Quốc Gia. Nhưng không liên quan gì đến những người, theo tôi là Quốc gia thật sự, mở đầu bằng Nguyễn Thái Học, rồi khởi nghĩa Yên Bái cả.
    Sau năm 1954, Hiệp định Giơ ne vơ, chia đất nước làm hai miền, Ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng ở Miền Nam. Bảo Đại từ chức. Ngô Đình Diệm trở thành tổng thống. Ở miền Bắc, đó là nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. ********* lúc này đã tự giải tán.
    Chính quyền "Quốc gia" miền nam chưa bao giờ đánh Pháp giành độc lập cả, vì họ chính là người theo Pháp. Sự hình thành chính quyền "Quốc gia", chỉ là sự trả lời của người Pháp trước sự lớn mạnh của ********* . Nếu giả dụ không có *********, thì nước Việt Nam lại trở lại quy chế thuộc địa của Pháp, và những người "Quốc gia" này sẽ nằm trong bộ máy cai trị của Pháp ở VN thôi.
    Để giải quyết vấn đề "nan giải" này, chính quyền miền Nam lúc đó đã đặt ra một từ ngữ mới đó là "*********" để chỉ những người tham gia kháng chiến chống Pháp (tức là *********), rồi sau đó mở rộng cho tất cả những người kháng chiến chống Mỹ sau này, bất kể Nam Bắc.
  3. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại nói đây là câu hỏi nhạy cảm hay không chứ ?
    ********* - ********* , như bác Phothuongdan đã giải thích rồi , là những từ đã tồn tại trong lịch sử , đó là những từ ngữ có thực chứ không có ý nghĩa nào xấu xa cả . Cái gì không biết thì hỏi , đó là điều đương nhiên . Người ta không sợ khi nói ra cái không biết của mình , chỉ sợ người ta không zám nói ra cái mình không thông mà thôi .
    Có vấn đề gì nữa , bọn tớ sẽ ủng hộ bạn , ok ?
  4. Themgoroth

    Themgoroth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Tôi hiểu thế này,
    ********* tức là liên minh giữa nhiều phe phái, đảng phái của người Việt chống Pháp.
    Còn ********* tức là quân đội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.

    When people are free to do as they please, they usually imitate each other.
  5. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn tất cả mọi người, các bạn nhiệt tình quá. Kiến thức lịch sử học trong nhà trường của mình "đi" cả rồi. Khổ thế đấy. Về trang web LS của TTVN tôi chỉ thấy đến thời vua Bảo Đại chứ không thấy đoạn tiếp. Cả một thời kỳ hào hùng chống giặc Pháp và giặc Mĩ.
    dot223.
  6. blur13

    blur13 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    themgoroth hiẻu hay thật đấy. chả lẽ bạn không nhận thấy những sắc thái tình cảm khác nhau khi dùng hai từ đó ư?
    lịch sử trong nhà trường hiện nay, như bắt ngf ta húp váng mỡ mà giải thích là món đó rất ngon vậy!
    tui thích tìm hiểu ls bên ngoài hơn là trong sgk, phiến diện và sơ sài lắm!
    Đời là cái đinh
    Tình là cái que
    Ngo ngoe bẻ gẫy
  7. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ hiểu như Bác Themgoroth đơn giản quá. ********* có nhiều thành phần nhưng phần lớn đều là tổ chức phụ của Đảng CS cả. Những hội này hội nọ như Hà Vy 84 nói. Theo ý tôi cuộc kháng chiến chống Pháp có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu giành chính quyền từ năm 1945-1946, lúc này trong ********* có 2 xu hướng lớn CS và Quốc Dân Đảng. Từ năm 1946-1950, khuynh hướng Quốc Dân Đảng không còn đóng vai trò gì nữa sau khi Cụ Nguyễn Hải Thần, rồi Nguyễn Tường Tam rời VN về TQ, Bảo đại bỏ chức cố vẫn sang Hồng Công. Từ năm 1950 đến 1954, là lúc ********* chuyển 100% sang xu hướng CS, do ảnh hưởng của TQ, cũng như việc Pháp quốc tế hoá cuộc chiến, chấp nhận viên trợ Mỹ. Năm 1954, 90% số chi phí chiến tranh ở VN là do người Mỹ trả. Thời kỳ này là lúc những người chỉ có xu hướng quốc gia, nhưng theo chièu hướng dân chủ tư sản trở về vùng Pháp tạm chiếm.Người ta gọi là "dinh tê". Nhưng sau đó họ không còn đóng vai trò gì nữa. Vì không có ai ủng hộ họ. Chính quyền "Quốc Gia" ở vùng tạm chiếm là Chính quyền của Pháp.
    Nhưng dù trong bất cứ giai đoạn nào, trong ********* xu hướng CS vẫn là đa số. Mà đây là CS dân tộc, không giống như CS ở các nước phương Tây. Về mặt hình thức thì ********* đã tự giải tán vào năm 1952, trở thành Liên Việt. Nhưng không có ai nhầm cả, ngay người Pháp họ vẫn tiếp tục gọi định thủ của họ là *********. Sách LS của họ vẫn dùng từ này, cũng như không ai nghi ngờ xu hướng CS của nó.
    Từ *********, là từ của Chính quyền Miền Nam ngày trước gọi những người kháng chiến cũ, còn ở lại miền Nam không tập kết ra Bắc. Họ bị khủng bố, khi chính quyền Miền Nam tiêu diệt xong các giáo phái Cao đài, Hoà hảo, trong luật 10/59. Để phủ nhận công lao kháng chiến của họ, điều mà chính quyền miền Nam không chấp nhận được, vì họ không chống Pháp bao giờ, người ta đã đặt ra từ *********.
    Sau này, trong phong trào phản chiến của SV Sài gòn, chính quyền Miền Nam cũng quy cho họ là ********* luôn. Trong khi thực chất họ là những người Quốc gia thật sự.
    Chữ ********* đã trở thành từ để chỉ tất cả các lực lượng chống Mỹ. Bất kể tư tưởng của họ ra sao. Chính điều này đã khiến nhiều ban đầu chỉ có tư tưởng Quốc gia lại người trở thành ... CS thực sự.
  8. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi thêm, các giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo lúc đó đóng vai trò như thế nào?
    Thế nào gọi là "tư tưởng quốc gia"?
    ------------------------
    Xin chia buồn với Thành phố Hồ Chí Minh... :(
  9. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Câu thứ 2 nếu các bạn thấy không có lợi cho sự phát triển của TTVN OL thì đừng trả lời. Cảm ơn.
  10. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Chủ nghĩa quốc gia là dịch từ nghĩa "Nationalism". Nói gọn lại nó là tư tưởng chủ quyền, độc lập. Có thể hiểu theo câu thơ của Lý Thường Kiệt "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Trong LS Việt Nam nhiều khi người ta coi nó là chủ nghĩa yêu nước (Patriotism). Như vậy đất VN phải do người VN làm chủ, cai quản, không phải là người nước ngoài. Quan trọng hơn nữa, là chính quyền phải có quyền tự chủ, không phải là một chính quyền bị điều khiển từ bên ngoài. Trong thực tế thì không một chính quyền nào không chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài cả. Cái chính là ảnh hưởng này không được có tác dụng sống còn với nó.
    Nghe đơn giản như vậy, nhưng chủ nghĩa quốc gia không phải là một hệ tư tưởng đồng nhất, mà lại chia làm nhiều hướng khác nhau, tuỳ theo tầng lớp người nào đại diện cho nó. Nếu nó dựa vào tầng lớp tư sản , thì nó sẽ đi theo hướng nhà nước cộng hoà tư sản, mà các nước như Pháp, Mỹ, Anh, ..là điển hình. Ngược lại nếu nó dựa vào nông dân, công nhân , thì nó dễ kết hợp với CN CS để thành hình nhà nước như VN, TQ.
    Ở VN, do không có tư sản,hay tư sản èo uột quá, nên các phong trào quốc gia theo hình thức cộng hoà tư sản như Việt Nam quốc dân đảng, phong trào của Nguyễn An Ninh đều không thành công.

Chia sẻ trang này