1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không biết đây có phải là một câu hỏi nhạy cảm không?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi dot223, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Tiện thể bác Phó cho hỏi luôn từ "nền Cộng hòa" nghĩa là thế nào? Kô hiểu rõ lắm.
    Si l'amour existe encore
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Theo em hiểu thì cộng hoà là nước có quốc hội lập pháp còn quân chủ là nước do vua đứng đầu
    Em cũng xin nhờ bác giải thích chữ "Cộng hoà đại nghị" với cả "quân chủ lập hiến". Mấy thuật ngữ chỉ cơ cấu tổ chức nhà nước nó mù mờ quá. Tại sao có nước có cả tổng thống lẫn thủ tướng mà thủ tướng lại to nhất (như Ấn Độ). Mấy nước Bắc Âu còn có cả vua hay nữ hoàng gì đó mà không hiểu có phải mấy vị đó lãnh đạo thật không nhỉ?
    "Những việc cần làm ngay"
  3. GIA_CAT_LUONG

    GIA_CAT_LUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    1.220
    Đã được thích:
    0
    Hầu chuyện Kiều đại hiệp một chút.
    Nền Cộng hoà hay Quân chủ còn được gọi là những chính thể của một nhà nước .Nhưng chính thể chỉ là một trong ba tiêu chuẩn cơ bản để xác định một hình thức nhà nước ,cùng với "hình thức cấu trúc lãnh thổ" và "chế độ chính trị".
    Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao ,cơ cấu trình tự thành lập và mối quan hệ của chúng với nhân dân ,cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập những cơ quan này.Có 2 dạng chính thể cơ bản :chính thể cộng hoà và chính thể quân chủ .Nếu quyền lực của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần vào người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa thì đó là nhà nước quân chủ .Còn nếu quyền lực của nhà nước đưọc thực hiện bởi các cơ quan do đại diện do bầu ra thì được gọi là chính thể cộng hoà và nhà nước đó gọi là nhà nước cộng hoà.
    Trong chính thể cộng hoà lại có hai hình thức chủ yếu là :cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc.Trong nhà nước cộng hoà dân chủ ,pháp luật quy định quyền của công dân tham gia vào việc thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước .Nhưng mức độ tham gia này cũng còn tuỳ thuộc vào việc đó là nhà nước của ai .Điều này khiến Mác chia ra làm hai nền cộng hoà nhỏ hơn :cộng hoà dân chủ tư sản(chia làm 2 hình thức chính thể phổ biến nhỏ hơn:cộng hoà đại nghị và cộng hoà tổng thống.Cộng hoà đại nghị thì người đứng đầu-tổng thống là do nghị viện bầu ra ,chính phủ do các đảng chiếm đa số trong nghị viện thành lập,nghị việ có thể bỏ phiếu không tín nhiệm ,và chính phủ phải từ chức.Vai trò của tổng thống bị xem nhẹ,ví dụ như ở các nước:Đức ,Ý hay Israel hiện nay.Còn cộng hoà tông thống -thì tổng thống là do dân trực tiếp bầu hoặc do lá phiếu của đại cử tri-Hoa Kì.Tổng thống là người đứng đầu chính phủ và hệ thống hành pháp.Chính phủ không phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước nghị viện ,quốc hội.Nghị viện,quốc hội thực hiện chức năng lập pháp và điều trần ,luận tội các hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức cao cấp nhà nước ,từ bộ trưởng cho đến tổng thống.Nói chung ,nếu tổng thống nghiêng về hành pháp nhiều hơn thì có quyền lực thực sự hơn .Tuy vậy ,cũng có hình thức chính thể là sự kết hợp giữa cộnghoà và tổng thống,như Pháp chẳng hạn.) và cộng hoà xã hội chủ nghĩa(hình thức chính thể của các nước Xã hội chủ nghĩa) .Còn cộng hoà quý tộc -tồn tại dưới nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến ,quy định quyền thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước là dành cho giới quý tộc(chẳng hạn như ở La Mã trước đây ,thì chính thể cộng hoà quý tộc thể hiện ở Viện nguyên lão -bao gồm đại biểu là những người đã làm quan được bầu giữ chức vụ suốt đời

    "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng."
  4. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Bác Gia Cát Lượng đă nói khá đầy đủ rồi. Tôi chỉ bổ xung thêm mấy chữ thôi.
    1. Chế độ quân chủ là chế độ gia đình(hay dòng họ cai trị). Quyền lực được thực hiện bằng sự kế thừa theo dòng máu, "Cha truyền con nối". Ví dụ như các triều đại phong kiến ở VN. Con ở đây có thể là con trai, cũng có thể là con gái. Nhưng nhất định phải có yếu tố dòng máu. Hiện nay chế độ quân chủ kiểu này không còn tồn tại. Chỉ còn kiểu "Quân Chủ lập hiến", có nghĩa là vẫn có vua theo kiểu cha truyền con nối (Quân chủ), nhưng vua không có thực quyền. Quyền lực thật ở trong tay quốc hội, nhà nước hoạt động theo hiến pháp (Lập hiến). Vua chỉ định Thủ tướng, đứng đầu chính phủ, nhưng ông này lại do quốc hội đề cử. Trong chế độ này, quyền cao nhất của nhà nước là thủ tướng. Còn vua chỉ có nhiệm vụ đi dự tiệc uống sâm banh và bắt tay bắt chân. Chủ yếu là những việc nghi lễ. Tất cả các nước quân chủ ở châu Âu: Anh, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Đan mạch, Na uy đều là chế độ quân chủ lập hiến.
    2. Chế độ cộng hoà là cơ chế quyền lực thông qua bầu cử. Người đứng đầu bộ máy nhà nước được bầu cho một thời hạn nhất định. (Hiện nay một nhiệm kỳ lâu thì 5 năm, thường thì 4 năm. Một người không được làm quá 2 nhiệm kỳ.). Ai là người đi bầu ? nó có thể chỉ là tầng lớp quý tộc. Ví dụ thời đế quốc La Mã. Nó có thể là những người có của, phải đóng thuế từ một giá trị nhất định trở lên. ví dụ chế độ cộng hoà Pháp trước đại chiến thế giới thứ II. Nó cũng có thể là toàn bộ dân đến tuổi trưởng thành, như trong các nước Pháp, Đức hiện nay. Chế độ cộng hoà có hai dạng I. Chế độ đại nghị (Régime Parlementaire) II. Chế độ Tổng thống (Régime presidentiel).
    I. Chế độ đại nghị là chế độ mà cơ quan lập pháp (Quốc hội) có quyền to hơn hành pháp (Nhà nước). Ví dụ Quốc hội có thể cách chức người đứng đầu nhà nước(thưòng là thủ tướng), vì trong chế độ kiểu này tổng thống có vai trò như vua trong quân chủ lập hiến. Ấn độ là nước theo chế độ đại nghị.
    II. Chế độ tổng thống là chế độ mà quyền lực quốc hội bị hạn chế bởi Nhà nước. Quốc Hội không có quyền cách chức người đứng đầu nhà nước (ở đây là tổng thống, thủ tướng lúc này lại do tổng thống chỉ định), nhưng có quyền không bỏ phiếu thông qua luật. Nếu là những luật nhỏ, thì Tổng thống có thể bất chấp Quốc hội mà ra nghị định. Còn lại thì Nhà nước phải sửa luật theo đề nghị của quốc hội. Trong trường hợp quốc hội vẫn không đồng ý, thì tổng thống phải giải tán quốc hội, tổ chức bầu cử lại. Nếu bầu bán dằng dai nhiều lần mà vẫn bất đồng thì phải tổ chức bầu cử lại cả tổng thống nữa. Các nước Pháp, Mỹ hiện nay là theo chế độ này.
    Xem thế thì Quốc hội cực kỳ quan trọng. Quốc hội không đại diện cho cả nước, kiểu đại biểu quốc hội là anh hùng chiến sĩ thi đua. Nó là bản đồ quyền lực của một đất nước thu nhỏ lại. Những đại biểu quốc hội thực chất là những người nắm quyền lực CT, KT trong các địa phương. Chính ở những vị trí ấy thì họ mới đủ sức đánh giá, phê phán, kiểm soát chính phủ trên phạm vi cả nước. Không kể Quốc hội cũng phải chuyên môn hoá, có những ban bệ hoạt động quanh năm, có những luồng thông tin riêng ngoài Chính phủ thì mới kiểm soát nhà nước hiệu quả được.
  5. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Phothuongdan, trong khi đọc bài viết trên của bác, tôi có một thắc mắc nhỏ. Bác nói "chế độ tổng thống là chế độ mà quyền lực quốc hội bị hạn chế bởi Nhà nước. Quốc Hội không có quyền cách chức người đứng đầu nhà nước (ở đây là tổng thống,..." và "Các nước Pháp, Mỹ hiện nay là theo chế độ này." Vậy mà tôi nhớ đâu như hồi cuối năm 1998, quốc hội Mỹ có họp để biểu quyết về một vấn đề rất trọng đại đối với tổng thống (đương thời) Bill Clinton liên quan về vụ cô Monica, người tình bé (mập) của ông. Phiền bác giải thích thêm cái vụ này cho!
    Cảm ơn bác trước.
    THÁI HỒNG ANH.
  6. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Nói rõ thêm một chút. Trong chế độ đại nghị thì người ta thường chỉ định người đại diện Đảng có đa số ghế trong quốc hội làm thủ tướng. Thương thì có ít đảng giành được đa số ghế (phải trên 50%), nên thường phải lập liên minh nhiều đảng. Chỉ cần liên minh này lục đục, có đảng rút ra khỏi liên minh là chính phủ đổ, Nếu thủ tướng không tìm được liên minh mới, thì ông này đổ theo. Như vậy cơ cấu quyền lực quốc hội quyết định chính phủ.
    Trong chế độ tổng thống, cấu trúc quyền lực của quốc hội không có ảnh hưởng tới chính phủ. Tổng thống vẫn có thể là người của đảng thiểu số trong quốc hội. Ví dụ sắp tới sẽ có bầu quốc hội Mỹ, Đảng dân chủ có thể chiếm đa số, nhưng không vì thế mà ông Bút (Đảng cộng hoà) phải tổ chức lại chính phủ, hay từ chức. Chỉ có điều là khó thông qua luật hơn thôi.
    Như vậy trong chế độ này muốn đánh đổ tổng thống, giành được quyền đa số trong quốc hội không đủ. Tổng thống chỉ bị cách chức khi ông ta làm những việc được coi là "phản bội lợi ích dân tộc", cơ quan quyền lực làm điều này phải là toà án hiến pháp (Conseil constitutionel). Ỏ đây ta thấy có sự tham gia của cơ quan quyền lực thứ 3 là toà án. Quốc hội chỉ có thể kiện tổng thống. Nếu toà án này thấy việc làm của tổng thống rõ ràng ngược lại hiến pháp, thi ông ta phải từ chức. Đây là điều đảng cộng hoà muốn làm với Clinton, viện cớ ông ta nói dối, không thật thà trong vụ Mô níc ca.

Chia sẻ trang này