1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không biết học gì?????

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi laitien, 19/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laitien

    laitien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Không biết học gì?????

    Chào các pác! Em đang là SV năm thứ 2 nghành chế tạo, có một việc cần các SưPhụ chỉ dùm. Rất mong được sự chỉ bảo!
    Em đang fân vân trong việc học thiết kế 3D, hiện em được biết về cơ khí thì có: 3Dmax, soliskword, Inventor, Cimatron...nhưng em khổ nỗi không biết học cái gì để sau này đi làm thì dùng. và trong những phần mềm có thể học thì cái nào là tối ưu??Pác nào đi trước rồi chỉ hộ cho em để khỏi "chệch hướng", xin biết ơn vô cùng!
  2. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ tin học thay đổi từng ngày: những phần mềm sẵn có liên tục được nâng cấp nhằm cải thiện các tính năng sử dụng và để tương thích với phần cứng (cũng liên tục được cải tiến); ngoài ra, các phần mềm mới cũng liên tiếp ra đời nhằm bổ sung thêm những ứng dụng mà hiện vẫn chưa có hoặc để cạnh tranh thay thế những ứng dụng đã có. Nêu lên vấn đề này để bạn có thể hình dung rằng đến khi ra trường, bạn (nếu làm công tác thiết kế - chế tạo) sẽ có thể (rất có thể) phải làm việc với những chiếc máy tính và phần mềm rất khác hiện nay.
    Dù vậy, các tiến bộ của cả phần cứng lẫn phần mềm bao giờ cũng có tính kế thừa, việc trang bị trước cho mình những kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà sau này bạn sẽ đeo đuổi là một việc rất hữu ích. Trước mắt, bạn sẽ có khả năng tư duy một cách "điện toán" và "logic", một năng lực rất quý của các nhà kỹ thuật. Nó giúp bạn ngay trong quá trình học tập trên giảng đường hiện nay, sinh động hóa những bài giảng lý thuyết khô khan. Nó sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng những thành tựu mới sau này bạn gặp trong công việc. Điều này đặc biệt quan trọng, vì kỹ sư giỏi là người luôn có khả năng tự đào tạo để thường xuyên làm mới kiến thức của mình. Các kỹ năng chuyên môn không phải có ngay được ngày một ngày hai, mà phải kinh qua một quá trình dùi mài lâu dài (kiểu như luyện công trong các tiểu thuyết kiếm hiệp). Rất mừng thấy bạn là một sinh viên trẻ mà đã sớm có định hướng trau dồi kiến thức cho tương lai.
    Vậy nên, tôi thấy bạn học phần mềm nào để phục vụ cho chuyên ngành của mình cũng tốt. Với kỹ sư chế tạo máy, bạn nên làm chủ các phần mềm thông dụng như AutoCAD, Word và đặc biệt là Excel (rất lạ là các kỹ sư trẻ không mấy ai biết dùng công cụ tuyệt vời này!). Đối với các ứng dụng 3D có khá nhiều hiện nay, bạn nên biết dùng vài ba loại, chúng sẽ giúp bạn bổ trợ kiến thức rất nhanh và chúng còn có khả năng hỗ trợ cho nhau nữa. Bao giờ cũng "vạn sự khởi đầu nan", việc làm chủ ứng dụng 3D đầu tiên là khá khó khăn, nhưng những phần mềm tiếp theo, bạn sẽ thấy thuận lợi hơn rất nhiều. Các phần mềm thiết kế 3D hiện nay nói chung có năng lực tương đương nhau nhưng mỗi phần mềm thiết kế 3D thường có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bởi vậy chúng mới song song tồn tại. Việc sử dụng phần mềm nào là tùy thuộc vào đặc điểm công việc và thói quen của kỹ sư thiết kế, ngoài ra, sau đây ta còn phải quan tâm tới bản quyền sử dụng.
    Theo tôi, bước đầu làm quen, bạn nên học sử dụng SolidWorks trong thiết kế cơ khí. Đây là ứng dụng có giao diện sáng sủa và thông minh, khá dễ làm quen và dễ sử dụng (tính thân thiện cao). Sau khi đã làm chủ được SW, bạn sẽ tiếp cận với những phần mềm khác: 3DMax (thiên về kỹ xảo hoạt hình), Cimatron (thiên về chế tạo khuôn mẫu), Mechanical Destop (thiên về thiết kế máy)...
    Dù sao, kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm mới chỉ là những công cụ giúp bạn làm việc với tốc độ nhanh và độ chính xác tin cậy cao. Những thứ này không nghĩ hộ bạn cái gì hết, để làm chủ và phát huy được những kỹ năng này, bạn phải có kiến thức chuyên môn tốt về các môn: Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Sức bền vật liệu, Hình học họa hình (đặc biệt về tư duy không gian 3 chiều), Vẽ kỹ thuật... và có khả năng sáng tạo. Cũng như không phải ai biết dùng Word đều có thể viết văn làm thơ trên máy tính, vậy thì không phải ai biết dùng các chương trình đồ họa cũng có thể thiết kế. Bạn nên học tốt những kiến thức phục vụ cho chuyên môn đã nêu, để sau này trở thành một kỹ sư cơ khí giỏi.
    Chúc bạn thành công!
  3. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ có nhiều sách tự học CAD quá .Không biết của tác giả nào hay , vả lại CAD cập nhật theo từng năm , mẫu lệnh có chỗ khác nhau . Đọc sơ quyển CAD 2004 và CAD 2007 thấy khó quá . Chẳng biết dùng cái nào nữa .
  4. budy

    budy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
  5. laitien

    laitien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn những lời khuyên thật bổ ích đối với không chỉ bản thân tôi, mà còn cho những ai còn fân vân trong việc học tập này của bác DCL ! Hi vọng sau này còn nhận được sự giúp đỡ, khuyên bảo của SưPụ. Qua những gì đã post lên của bác, em cũng đã có được cái nhìn khái quát về lĩnh vực này. Xin cảm ơn!
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi xài UniGraphics, là software 2 công ty thuê tôi vẽ BluePrints
    cho họ. Một là Pratt & Whitney, một công ty làm động cơ máy bay
    phản lực, và kia là GE, công ty làm đồ điện, chắc người ở VN có
    xài đồ GE.
    UniGraphics giúp người thiết kế máy chỉ cần trình độ tốt nghiệp
    phổ thông. Khi thiết kế, người làm trông thấy ngay các bộ phận
    máy có khớp với nhau không, và thay đổi kích thước, hình dạng
    (cắt gọt nó) của từng bộ phận cho khớp thì thôi. Sau khi thiết kế
    lập thể xong, mới lấy từng mảnh mà chiếu lên mặt phẳng, và lúc
    ấy mới có kích thước chính xác để in ra Blue Print cho thợ chế
    tạo máy.
    Trong trường đại học, thì không có Uni Graphics, có lẽ vì đắt
    quá. Tôi tự học UniGrphics thì mất 2 tháng, mỗi tuần 40 giờ,
    thì có thể bắt đầu làm được. Nói là tự học, nhưng học theo một
    chương trình trên PC, chứ không theo sách như ngày xưa, hay
    như các chương trình trong trường đại học.
    Kỹ sư cơ khí Mỹ không học cái này. Đã là kỹ sư cơ khí, software
    các loại chỉ là đồ dùng, cứ có là phải xài được, đâu cần phải
    học? Làm chỉ huy đâu cần giỏi cầm súng?
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 24/06/2007
  7. laitien

    laitien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn bác codep đã góp ý. Nhưng thưa bác, trước khi muốn làm người chỉ huy thì cũng phải bị chỉ huy chứ bác! Khi bị người ta chỉ huy, mình có làm tốt thì mới lên đứợc chỉ huy chứ ??
    Xin hỏi các bác để chạy soliskword, inventor thì cấu hình máy thế nào là ưng ý?? Có ai có tài liệu gì về những cái này có thể cho tui biết với không?? Xin cảm ơn!
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Người chỉ huy coi ai có thiên hướng chỉ huy mới cất nhắc,
    chứ không cất nhắc người chỉ biết làm lính tốt .
    Để chạy các software vẽ kỹ thuật, Graphic-Card thật đắt tiền (Card chơi Game). Yêu cầu Hard-Drive và Memory bây giờ
    không cần nữa vì rẻ thôi, nhưng PC tốt bây giờ đang chạy đua
    về Graphic Card. Máy tốt (đắt) hay không ở cái này .
  9. khongvinhlinh

    khongvinhlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Auto Cad, Matlab, Maple,Solid...đại khái thế^^

Chia sẻ trang này