1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không chiến trên bầu trời Bắc Việt (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn2, 07/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Không chiến trên bầu trời Bắc Việt (Phần 2)

    (Link phần 1 : [topic]502252[/topic])

    Aces and Aerial Victories
    1976
    Haiphongfun thích bài này.
  2. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Chiến công đầu của Không quân Mỹ (USAF)
    Các phi công tuần thám những tháng đầu mùa hè đã quan sát được pattern của KQ địch.
    Máy bay rađa - cảnh báo sớm (big eye) có 2 kiểu cảnh báo. Khi máy bay đầu tiên của KQ tới khu vực, tín hiệu vàng nháy thông báo Mig xuất kích từ sân bay Phúc Yên. Tín hiệu cảnh báo chuyến sang màu đỏ khi Mig chỉ còn cách đoàn bay 10 phút.
    Tuy nhiên ngay sau đó, cảnh báo lại chuyển sang màu vàng. Rồi khi biên đội cuối cùng rời khu vực, cảnh báo lại chuyển sang màu đỏ.
    KQVN đã tính toán thời gian để tấn công sao cho lúc đó biên đội hộ tống buộc phải bay tiếp mà không thể quần vòng tham chiến với Mig vì dầu đã ở mức giới hạn. Rõ ràng Mig có thể tự xác định với thiết bị của nó khi nào đoàn hộ tống quay về.
    Các phi công của sư đoàn 2 đã tương kế lợi dụng chiến thuật Mig từ quan sát đó. Quan sát thấy chiến thuật này vào buổi sáng 10/7, buổi chiều biên đội F-4C hộ tống xuất kích chậm 20 phút và đến khu vực 15 phút muộn hơn KQ Bắc Việt dự tính.
    Mỗi chiếc trong 4 chiếc F-4C trang bị 4 Aim7 và 4 Aim9. Major Richard Hall, biên đội trưởng, và 1st Lt. George Larson bay số 1. Captains Harold Anderson và Wilbure Anderson bay vị trí số 2. Số 3 do Captain Kenneth Holcombe và Arthur Clark lái, số 4 do các captain Thomas Roberts và Ronald Anderson lái.
    Họ xuất phát từ sân bay Ubon, Thái lan (Phi đoàn 45).
    CHuyến bay và việc tiếp dầu tiến hành hoàn toàn trong yên lặng. HỌ bay về hướng bắc, M .85, độ cao 20 ngàn feet (kqndvn: ~6 ngàn mét), lối bay giống F-105.
    Đường bay hướng về trạm vũ khí ở Yên bái.
    F-4 bay theo đội hình "Fluid Four" (Dòng tứ) để tăng cường khả năng quan sát và bảo vệ lẫn nhau. SỐ 1 và 2 phía trái, số 3 và 4 bên phải. 2 tổ cách nhau 5000 feet. Đội hình này cho phép quan sát được toàn bộ phía đuôi, và được ưa chuộng trong các hoạt động tìm diệt Mig trong chiến tranh.
    Tổ 2 (số 3 và 4) khoá đuôi bằng cách đảo qua lại phía sau tổ trước. Số 1 và số 3 bật radar (một quét tìm tầm cao và một quét tìm tầm thấp), số 2 và 4 chịu trách nhiệm quan sát mắt tìm mục tiêu.
    Haiphongfun thích bài này.
  3. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Ngay khi vừa tới khu vực Yên bái, số 1 phát hiện tín hiệu rada, số 2 khoá chiếc Mig sau đó mấy giây. Hall ra lệnh biên đội sử dụng đội hình "Loose deuce", cho 2 máy bay cơ động nhằm tăng cường hỗ trợ lẫn nhau và tăng hoả lực bắn.
    Tổ 1 tiến gần để xác định mục tiêu bằng mắt. Tổ 2, nhằm duy trì tốc độ cao khi công kích, bay theo đường S để tăng gián cách với tổ 1. Nhưng khi đã nhìn thấy mục tiêu, 2 tổ chỉ cách nhau 2-3 dặm, thay vì 7-8 dặm tối ưu. Vì thế tổ 2 không thể sử dụng được Aim7, vì sẽ gây nguy hiểm cho tổ 1.
    Hall và Larsen không biết rằng các thành viên khác của biên đội đã nhận diện được mục tiêu, vì họ duy trì im lặng radio để dấu sự hiện diện. Họ thấy được mục tiêu trên màn ra đa đang quay 180 độ xa ra khỏi biên đội. Biên đội liền đuổi theo, tốc độ rút ngắn khoảng cách khoảng 200 knots. Biên đội vẫn đuổi theo Mig cho đến khi phát hiện họ có thể sang cả lãnh thổ Trung quốc trước khi kịp chặn kích Mig. F-4 quay về. Nhưng bất ngờ tốc độ rút ngắn khoảng cách tăng lên 900 knots, nên biên đội lập tức tiếp tục bay đuổi chặn. Hai chiếc Mig bay hơi cao hơn về bên trái biên đội F-4. Số 2 nhìn thấy chúng đầu tiên.
    Hai chiếc Mig bay cạnh nhau bắt đầu lượn về hướng nhóm 1, nhưng lại vòng ra và hướng về nhóm 2. Hall và số 2 xáp lại từ phía trái, thả thùng dầu phụ, bật tăng lực. Cùng lúc, họ thấy Mig di chuyển lên phía sau số 3 và số 4, và cũng thả thùng dầu phụ.
    Số 3 và sô 4 nhận được cảnh báo nên bật tăng lực. Mig bay trượt qua, nhưng số 3 và 4 ngoặt vào Mig.
    Cho đến lúc đó, Hall tăng tốc trong khi Anderson lượn cao để gián cách. Các phi công tiếp tục quan sát tìm kiếm những chiếc Mig còn lại, vì họ được thông báo có 4 Mig.
    Cả Holcombe và Robert ngoặt vào Mig, nhưng máy bay địch ngoặt rất gắt vào sau họ và bắn. Cả hai đều thấy chớp lửa, nhưng không có vết đạn - "chỉ có mũi của Mig sáng lên bởi chớp lửa đầu nòng - Holcombe nhớ lại.
    Tuy nhiên Mig-17 đã ngoặt gấp hơn loại bỏ F4. Holcome và Robert tăng tốc và vòng để tăng gián cách. Robert ngoặt phải định hoặc là bay kẹp vào Mig hai là bay tách ra [1]. Cuối cùng họ tách ra, và 1 chiếc Mig theo Holcome, 1 chiếc theo Robert. Ngay khi Mig đã tách nhóm, Holcome đảo ngược chiều lượn nhiều lần khiến chiếc Mig bị trượt lên trước do đánh giá sai khoảng cách. Holcomebe lại đảo lại, nhưng rađa đã bị hỏng trong quá trình bay cắt kéo, và khi Mig bắn trượt, a quyết định tách ra, bay vòng xoắn ốc sang phải và lao xuống 30 độ.
    kqndvn:
    [1] either sandwich or split. ý là cứ một máy bay ta bị bám sau bởi 1 máy bay địch, máy bay địch này lại bị 1 máy bay ta khác bám, nhưng máy bay ta này cũng bị 1 máy bay khác của địch bám theo. Đội hình xen kẽ như bánh kẹp thịt.
    Haiphongfun thích bài này.
  4. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Trận đánh ngày 10/7 dưới đây lấy từ tiểu thuyết Đám mây hình lưỡi búa của Sỹ quan dẫn đường Quân chủng Lê Thành Chơn.
    Hai tư liệu của ta và của Mỹ có khác biệt:
    Của Lê Thành Chơn:
    - Diễn ra vào sáng ngày 10/7/65.
    - Hai máy bay bị bắn hạ không rõ nguyên nhân. Không phát hiện được địch. Không không chiến với địch.
    Của KQ Mỹ:
    - Diễn ra vào 10/7/65, cất cánh sau trận đánh buổi sáng.
    - Đánh quần quyết liệt với biên đội 2 Mig-17.
    Kqndvn chưa thấy thông tin nào về các trận không chiến khác trong ngày 10/7/65 ở cả sử liệu của ta lẫn của Mỹ.
    Khi đọc dễ thấy trận đánh về phía địch đã được Lê Thành Chơn phán đoán lại, chứ bản thân ông chỉ biết chuyện phía ta và không biết chuyện của bên Mỹ.
    10 giờ ngày 10 tháng 7 năm 1965 [1] biên đội Mig-17 do Phan Thanh Nhạ và Nguyễn Cương rời đường băng bay trực ban trên vùng trời Việt Trì-Nội Bài, có lúc đường bay hướng đến thị xã Phú Thọ. Nhiệm vụ của biên đội là bay tuần tiễu, độ cao bay 7.000 mét? Từ cách đây trên nửa tháng, sau trận đánh AD-6 của biên đội Đức- Lai, hàng ngày Mig-17 vừa tiến hành bay huấn luyện, vừa làm nhiệm vụ tuần tiễu. Hầu hết đều bay rất sâu, phía sau Hà Nội, do trung đoàn chỉ huy và kiểm soát chặt chẽ? theo quy định của quân chủng, dù chỉ một chiếc bay lên trời, radar của sở chỉ huy không quân vẫn phải mở máy để cảnh giới địch, không được lơ là? Nhạ và Cương đã bay đến độ cao quy định.
    ***
    Chiếc E-2A hai động cơ phản lực cánh quạt, mang trên lưng nó một khối tròn, dẹt, đường kính sáu mét, chiều cao gần một mét, bên trong nó là một ăng-ten thu thập tin tức của mọi tần số radio đối không và radar Bắc Việt Nam ở mọi hướng và cự ly? Nó như một radar trên không, chỉ có điều xác định không chính xác vị trí Mig như radar ở mặt đất. Phi hành đoàn tám người, trong đó tới năm sĩ quan tình báo thành thạo bốn ngoại ngữ Việt-Hoa-Triều Tiên và Nga. Viên sĩ quan ngồi ở vị trí số 3 thu được tiếng trả lời của phi công Bắc Việt Nam báo cáo cất cánh, liền báo cáo cho viên đại tá chỉ huy căn cứ Udon. Lập tức bốn chiếc F-4C, đã nạp đầy ba thùng dầu phụ đeo ở bụng và hai bên cánh, được lệnh cất cánh, độ cao bay rất thấp, chỉ được phép bay trên địa hình 1.000 mét, đến biên giới Việt Nam hạ thấp độ cao, bay trên địa hình dưới 500 mét. Thiếu tá T. Murphy chỉ huy biên đội. Đại úy R. Fegan bay số 3 đã vượt qua một quãng đường dài trên 300 km. Bốn chiếc F-4C đang tiến vào cánh đồng cỏ Mộc Châu. Murphy đã nhìn thấy núi Tam Đảo, hắn lắc cánh báo hiệu cho ba chiếc F-4 trong phi đội sẵn sàng chiến đấu.
    Trên tai Murphy liên tục nghe thông báo từ chiếc E-2A vị trí và độ cao của hai chiếc Mig. Murphy nhớ rất rõ lời dặn của đại tá G. Davis rằng Bộ Quốc phòng chưa cho phép không lực Mỹ vượt tuyến Hòa Bình - Điện Biên Phủ, cho nên không được để máy bay bị bắn rơi trong khu vực cấm. Murphy lắc cánh hai lần, báo cho phi đội ném thùng dầu phụ mở radar trên máy bay. Fegan vừa hướng mũi chiếc F-4 lên cao, mặt hiện sóng của chiếc radar trên chiếc F-4C số 160 của anh ta có tín hiệu một chiếc Mig ở cự ly 20 km. Fegan báo cáo cho Murphy bằng vô tuyến điện đối không. Murphy hướng mũi máy bay và đã phát hiện Mig. Theo kế hoạch đã được luyện tập, sau khi phát hiện Mig, Murphy sẽ dùng tên lửa có điều khiển phóng từ cự ly rất xa và điều khiển bằng radar bắn rơi Mig. Nếu chiếc số 2 của Murphy cũng phát hiện có thể cả hai cùng bắn vào một chiếc cho chắc chắn. Fegan và số 2 của anh ta cùng bắn vào một chiếc khác. Nếu bốn chiếc Mig thì mỗi chiếc F-4C bắn một chiếc.
    ***
    Hai chiếc Mig của Nhạ và Cương đã bay hai vòng trên khu vực tuần tiễu. Việt Thành rất bình tĩnh, anh dẫn biên đội dõng dạc, khẩu lệnh truyền cho phi công rất rõ ràng. Tại trạm radar, sĩ quan dẫn đường Lê Thiết rất tập trung. Anh thuộc tất cả sóng phản xạ. Trên màn hiện sóng của chiếc radar đo cao gật lên, xuống bảo vệ xung quanh hai chiếc Mig, màn hình không xuất hiện sóng lạ. Tại mặt hiện sóng, chiếc radar của Lê Thiết không có sóng phản xạ lạ ngoài các sóng cố định anh vẫn thấy hàng ngày. Hai chiếc Mig-17 vẫn ung dung bay ở độ cao 7.000 mét, radar dẫn đường vẫn phát hiện Mig, cánh sóng bao trùm hai chiếc Mig không lúc nào lơi lỏng. Biên đội bay rất cao ở sâu trong đất của ta. Hai phi công phân công nhau quan sát, không hề có chút gì khẩn trương và căng thẳng?
    T. Murphy bóp công tắc:
    - Số 3, tôi chỉ thấy có hai chiếc Mig.
    Fegan nôn nóng:
    - Chỉ có hai chiếc. Anh tấn công chiếc số 1, tôi đánh chiếc Mig số 2.
    Fegan nói xong với Murphy, bóp ống nói nội bộ ra lệnh cho phi công ngồi phía sau:
    - Chuẩn bị ngắm và bắn tên lửa có điều khiển vào chiếc Mig số 2, bên phải.
    Fegan tăng tốc độ, mắt không rời chiếc Mig-17 đang bay rất cao. Chiếc F-4C sơn màu xanh, hòa lẫn với đồng ruộng và núi rừng rất khó nhìn thấy từ trên xuống. Trong khi đó T. Murphy đã kéo ra một góc để tấn công chiếc Mig số 1 từ dưới lên. Bốn chiếc F-4, đội hình hai chiếc, đã hoàn thành tất cả các động tác công kích. Hai chiếc Mig đến thời điểm lượn vòng. Nó bắt đầu nghiêng cánh, độ phản xạ của máy bay Mig thu được rất to trên radar chiếc F-4C của Murphy. Viên sĩ quan điều khiển vũ khí đưa chiếc Mig số 1 vào vòng ngắm, hai chiếc F-4 biên đội của Murphy bắt đầu kéo lên. Trong khi đó, hai chiếc Mig sau khi lượn vòng đã trở lại bay bằng. Thời cơ xạ kích rất tốt, Murply, Fegan và hai chiếc F-4 số 2 đã hướng vào hai chiếc Mig ở trên cao, bốn chiếc máy ngắm trên radar đã đưa hai chiếc Mig vào điểm phóng tên lửa, gần như cùng một lúc tám quả tên lửa có điều khiển cùng rời bệ phóng bên dưới cánh máy bay.
    ***
    Sĩ quan dẫn đường Việt Thành kẻ một đường thẳng từ Phú Thọ trở về đầu Tây sân bay Nội Bài. Chiến sĩ tiêu đồ chấm đầu bút chì đỏ vào cự ly 65 km, đường bay nối từ Phú Thọ và ghi xong, thời gian được đánh dấu là 11 giờ 30 phút 26 giây, chiếc Mig-17 số 2 do Nguyễn Cương điều khiển bị trúng hai quả tên lửa. Phi công Phan Thanh Nhạ nghe tiếng động mạnh, chiếc Mig rung động, anh nhìn lại phía sau, máy bay của Cương đã gãy đôi, lao rất nhanh xuống đất. Anh chưa kịp phản ứng, hai quả tên lửa màu xanh lá cây lao tới nổ bùng, chiếc Mig cháy, Nhạ bị ngất sâu trong buồng lái, chiếc Mig số 1 lao nhanh xuống cánh rừng thuộc huyện Phổ Yên tỉnh Bắc Thái?
    ***
    Bốn chiếc F-4C đã lên độ cao 5.000 mét, tám quả tên lửa do phi công điều khiển vũ khí ấn nút phóng lao rất nhanh, nằm gọn trong cánh sóng radar trên máy bay F-4C. Viên phi công chính lái tên lửa theo sự điều khiển của phi công ngồi phía sau. Bốn quả tên lửa bắn rất chính xác vào một chiếc Mig, một chiếc bốc cháy, một chiếc gãy đôi, không cháy, cả hai chiếc rơi cách nhau rất xa. Hai chiếc trong phi đội của Fegan nhìn theo chiếc Mig gãy đôi, cháy bùng rơi xuống một vùng đồi thuộc Vĩnh Yên, phi đội Fegan hạ thấp độ cao tránh xa khu dân cư và đường giao thông bay thẳng đến Mộc Châu. Trong khi Murphy và chiếc số 2 bắn trúng chiếc Mig số 1, Murphy không thấy máy bay cháy nhưng lao xuống rất nhanh. Murphy liên tục phóng hai quả Sidewinder vào chiếc Mig nhưng không trúng. Murphy rút cây bút chì dầu giắt ở nách, đánh số tọa độ hai chiếc Mig-17 do phi đội hắn bắn rơi ở vĩ độ 21 độ17 phút kinh độ 105 độ 18 phút, hai chiếc F-4C của phi đội Murphy bay rất thấp qua vùng đồng cỏ Mộc Châu, tập hợp với phi đội của Fegan vượt qua đất Lào kéo lên độ cao 4.000 mét rồi 6.000 mét bay về Udon.
    ***
    Việt Thành tái mặt, anh gọi liên tục nhưng không có tiếng của Nhạ và Cương trả lời. Thiếu tá Lê Oánh, trung đoàn phó, người chỉ huy cuộc bay tuần tiễu thẫn thờ ngồi xuống ghế, mắt nhìn đường chỉ đỏ dừng lại ở phút 30. Ông với tay đè tờ giấy bóng mờ, dường như ông cho là càng đè mạnh thì ông kéo được hai chiếc Mig trở về. Nhưng, ông rút tay lại, cùi tay chống lên mặt bàn, hai bàn tay ôm hai bên má. Lúc đó là 11 giờ 30 phút 29 giây ngày 10 tháng 7 năm 1965. Sở chỉ huy trung đoàn bàng hoàng, nhiều sĩ quan đã không còn tự chủ, bước ra phòng chỉ huy, liếc nhìn đường bay ta và địch. Trong hơn chục người vây quanh bàn chỉ huy, thậm chí có người còn đứng phía sau lưng Trung đoàn phó Lê Oánh chồm qua vai ông để nhìn. Họ chẳng thấy gì. Chỉ có Phan Thành lặng lẽ đứng đối diện với Việt Thành, nhìn Việt Thành với ánh mắt soi mói, qua một khe giữa cổ của hai người đứng chắn phía trước. Phan Thành nhìn rất rõ bộ mặt tái nhợt như mất hồn của Việt Thành. Anh ta ấm ức từ lâu, nhất là những ý kiến của Việt Thành trong hội nghị quân sự dân chủ bàn về cách đánh, Phan Thành luôn có ý nghĩ ?oĐến bây giờ mà còn để cho một thượng sĩ cầm micro là một sai lầm không thể tha thứ??. Mọi người bàn tán. Cái gì đã xảy ra, họ đều hết sức ngạc nhiên, địch không có. Trên bản đồ tình huống chung, chỉ có một tốp máy bay ở ngoài biển, bay từ phía Đông đảo Hòn Mê đến cách đảo Bạch Long Vĩ 30km vòng lại, tạo thành một vệt bay dài, đến lúc này vẫn vậy. Mạng lưới tình báo xa của tổng trạm radar không có bất kỳ tốp địch nào ở đất Lào và cả ở phía Nam Hà Nội. Vì sao hai chiếc Mig-17 đột ngột mất tích? Nhiều người phán đoán bị tai nạn, bị mây giông, bị đối lưu, bị thất tốc, v.v? Nhưng, tất cả những nghi vấn đó không đứng vững. Toàn bộ bầu trời không có mây, tốc độ hai chiếc Mig đã đạt 750km/giờ, không có chuyện thất tốc, để máy bay tự rơi, do không có lực nâng... Lê Oánh gọi điện báo cáo lên sở chỉ huy quân chủng. Trung tá Đào Đình Luyện đang họp ở quân chủng lập tức có mặt ở sở chỉ huy không quân. Toàn bộ diễn biến cuộc bay tuần tiễu vẫn còn nguyên trên tờ giấy bóng mờ. Ông gọi điện về trung đoàn để biết rõ hơn. Nhưng, cả ở sở chỉ huy trung đoàn và sở chỉ huy quân chủng không ai biết gì hơn. Không có địch. Vậy, mất hai chiếc Mig-17 một cách bí ẩn, nguyên nhân nào? Thượng tá Nguyễn Văn Tiên bất ngờ xuất hiện bên cạnh Đào Đình Luyện, ông nói nhanh:
    - Địch, không thể khác được.
    Ông chỉ thị cho phòng tác chiến quân chủng, đi ngay đến khu vực chiến đấu, tìm hiểu kỹ, nhất là lực lượng phòng không và nhân dân ở vùng Phú Thọ, đặc biệt là điểm dừng của đường chì màu đỏ, lúc đó, mũi tên đỏ ở tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ .
    Sĩ quan tác chiến Nguyễn Đức, trưởng đoàn tìm cứu dẫn đầu một toán sĩ quan đến tận nơi hai phi công hy sinh. Phan Thanh Nhạ và chiếc Mig-17 của anh rơi ở huyện Phổ Yên, còn chiếc Mig của Nguyễn Cương rơi ở Vĩnh Yên, hai chiếc cách nhau trên 80 km. Nguyễn Đức nói:
    - Chúng tôi khẩn trương đi tìm và cứu nạn hai phi công của ta. Nhưng các anh đều hy sinh trong buồng lái, không nhảy dù, xác của hai anh đã được nhân dân mai táng và chôn ở nghĩa trang liệt sĩ huyện. Chúng tôi hỏi người dân địa phương mọi người đều nói thấy máy bay Mỹ. Theo như mô tả thì đó là loại F-4, biên đội hai chiếc, bay rất thấp, từ dưới bắn lên?
    Trần Lạc ở phía sau, trong khu vực ngồi của sĩ quan dẫn đường, uể oải đứng lên:
    - Ta bay ở độ cao 7.000 mét, bọn F-4 muốn phóng tên lửa phải vọt lên độ cao ít nhất là 4.000 mét. Không có lý do nào lên đến độ cao đó mà radar dẫn đường không phát hiện. Còn?
    Trần Lạc ngập ngừng tìm lý lẽ rồi nói tiếp:
    - Trên bản đồ không có tốp nào, nếu địch bay xa, làm sao đủ dầu để đến mục tiêu?
    Long khều chân Trần Lạc, Lạc đã quên F-4 của bọn Mỹ có tới ba thùng dầu phụ và trở về thiếu dầu đã có máy bay tiếp dầu, thậm chí trên những chiếc F-4 cũng có thể tự tiếp dầu cho nhau. Phó Tư lệnh quân chủng Nguyễn Văn Tiên lớn tiếng:
    - Anh Lạc, anh không tập trung rồi. Mới hôm qua anh nói khác. Anh cho rằng bọn Mỹ có thể bay xa hơn tính năng nhờ có tiếp dầu. Anh còn nhớ không?
    Phó Tư lệnh quân chủng phụ trách không quân, tất cả mọi người coi anh là tư lệnh không quân. Nguyễn Văn Tiên không có ác ý, anh thẳng thắn vạch những cái sai của thuộc cấp một cách vô tư. Những người dự cuộc họp, đa số tỏ ra thông cảm vì ít nhiều biết tâm trạng của Lạc. Lạc giật mình, trở lại thăng bằng, ngồi xuống bên cạnh Long, mặt đỏ vì thẹn. Long nói nhỏ:
    http://www.baocantho.com.vn/vietnam/sangtac/15364/
    Haiphongfun thích bài này.
  5. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Những chiếc Mig đuổi theo, lao được vào góc 7 giờ phía sau, cách 3/4 dặm, nhưng sau đó lại tụt lại 5 dặm.
    Holcome khi đó ngoặt trái rất gắt, quay lại tấn công Mig gần như ở thế đối đầu. Clark phía sau nhắc nhở Holcome rađa đã hỏng, chuyển sang dùng "tầm nhiệt". Holcome nghe không ra, nghĩ rằng Clark không tìm được mục tiêu trên màn hiện sóng nên ra lệnh cho Clark bắn bằng mắt (go boresight). Trong khi 2 phi công vẫn còn đang trao đổi thì chiếc Mig đã bắn đối đầu rất gần, nhưng không trúng, và vọt qua.
    Holcome vòng nhẹ sang trái, rồi lao gấp xuống 10,000 feets, cố giữ Mig trong tầm nhìn. Tăng lực vẫn bật từ nãy nên tốc độ nhanh chóng đạt 1.3M. Mig cách sau 1 dặm, Holcombe làm động tác bay xoắn nòng súng quyết liệt (high G barrel roll). Khi chiếc F-4 ở vị trí 270 độ, Mig bắn tới từ hướng 7 giờ, tầm xa 1/2 dặm, nhưng không trúng. F-4 cải bằng khiến Mig bị bay trượt lên phía trước. Mig liền vòng đi, cải bằng, rồi lao xuống vào một đám mây.
    F-4 lúc này đuổi theo Mig từ độ cao 13-15.000 feet, tốc độ M .9 - .95. Holcome bắn "tầm nhiệt", quả thứ nhất chẳng thấy gì, quả thứ 2 tạo ra quả cầu lửa ngay bên phải ống xả của Mig, quả thứ 3 nổ sát bên phải Mig, quả thứ 4 cũng chẳng thấy gì. Cả 2 phi công đều không thấy Mig trúng đạn, nhưng có thấy quả cầu lửa khi Mig lao vào đám mây. 2 phi công ở máy bay số 2 quan sát từ nãy thì lại nhìn rõ máy bay địch nổ tan tành (blow completely apart).
    Holcome ngoặt trái, định hướng về Udom vì nhiên liệu chỉ còn 3000 pounds [1].
    kqndvn:
    [1] Theo Dogfight series hiện đang chiếu trên History Channel tối thứ 3 và 6 hàng tuần, F-4 tiêu thụ 160 pounds mỗi phút bay tuần thám.
  6. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Chiến thuật F-4, F-8 chống lại bánh xe Mig-17
    - Biên đội 4 Mig-17 bay gián cách theo quỹ đạo tròn đồng tâm.
    - 4 F-8 tách đôi. Nhóm F-8 thứ nhất đánh tạt qua rồi ra xa, thu hút chú ý của Mig-17 dõi theo.
    Nhóm F-8 thứ 2 lao vào bánh xe. Nếu sớm bị Mig-17 phát hiện thì đánh quần.
    Nhóm F-8 thứ 1 luồn thấp bay ngược lại, từ phía ngoài bánh xe đánh vào chiếc Mig đang bị thu hút theo nhóm F-8 thứ 2. Lúc này nhóm F-8 thứ 1 có tốc độ tích luỹ rất cao vì bật tăng lực từ xa, chỉ đánh lướt vào rồi ra ngay chứ không quần. Khi nhóm F-8 thứ 1 phóng tên lửa thì nhóm F-8 thứ 2 cũng phải lật ra và kéo cao gấp để tránh bị trúng tên lửa của quân nhà.
    F-4 cũng đánh tương tự. Nhưng do F-4 không quần được với Mig-17 nên thường bay xoắn nòng súng rồi vọt lên cao luôn, để Mig không leo cao theo được.
    [​IMG]
    Một truyện ký không quân gồm nhiều tác giả (không nhớ tên), có một truyện kể:
    "Một đoàn cán bộ quân chủng đi tuyển phi công. Đến một địa phương, khi khám một thanh niên, người cán bộ luống tuổi đã sững lại vì bất ngờ gặp được khuôn mặt rất quen thuộc. Người thanh niên trẻ ngồi trước mặt trông giống hệt người đồng đội đã hi sinh năm xưa.
    Ông bồi hồi nhớ lại. Ngày đó địch dùng thủ đoạn mới (như trên)
    rất lợi hại, bắn hạ được nhiều phi công mới bay của ta, vì ham chiếc F-4/F-8 nhử mồi bay phía trước. Trong huấn luyện, phi công ta đã được nhắc không được ham địch mà phải giữ vững đội hình yểm trợ lẫn nhau. Nhưng khi vào trận, tình huống quyết liệt, mải quần theo tên địch các phi công bị lạc nhau. Ông đã chuẩn bị bắn được thằng đằng trước thì bỗng nhiên máy bay rung mạnh, ông bung ra rồi không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy ông đã được đưa vào trạm xã, người đồng đội thân thiết đã hi sinh, được chôn cất tại địa phương, còn ông thì bị chấn thương nặng và không bao giờ trở lại bầu trời được nữa. Từ đấy mặc dù rất muốn lần về quê thăm gia đình người bạn thân, nhưng ông vẫn chưa làm được, dù đã hơn 20 năm...
    Qua được cơn choáng, ông trấn tĩnh lại hỏi chuyện người thanh niên nọ, và biết chắc đó chính là con trai người bạn năm xưa. Ông xin phép về thăm gia đình, và kể cho mọi người biết chuyện, nhận làm con nuôi.
    ...
    A thanh niên về sau đã trở thành phi công giỏi. A được chọn bay tổng kết cuối năm.''''
    * * *
    Ta đôi khi cũng có chiến thuật tương tự. Nhiều trận phi công ta một chiếc may trước nhử mồi, chiếc Mig-21 phía sau bắn tên lửa thì hô "công tác", chiếc Mig trước sẽ lật gấp ra. (Đọc Lê thành Chơn và LSử trung đoàn 927). Phi công Lê Hải cũng từng nhử mồi cho phi công Phi Hùng bắn rơi một chiếc F-4.
  7. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Tiếp
    Cho đến lúc đó, sau khi ngoặt phải, Robert và Anderson trên máy bay số 4 từ độ cao 20,000 feet bật tăng lực lao xuống, đạt tốc độ M 1.4 khi đến độ cao 12,000. Robert bắt đầu kéo cao gắt đến 4 G để chọn vị trí tấn công.
    Mig đuổi theo. Robert mất dấu Mig, nhưng vẫn lao lên đến 33,000 feet mới lật xuống trở lại. Ra da hoàn toàn mất tác dụng, nhưng Rob thấy chiếc Mig đang lật nghiêng 90 độ ở độ cao 28-29,000 feet, cải bằng, rồi nhẹ nhàng nghiêng cánh 20 độ lao xuống về phía trái, ngay 4-5,000 feet trước mặt F.
    Rob thả máy bay lượn trái vòng xuống, bay vào đúng vị trí công kích lý tưởng. Rob bắn một tên lửa Sidewinder. Nó sượt ngay qua ống xả và nổ bên trái cách đầu mút cánh chiếc Mig 4-6 feet. Chiếc Mig rùng cánh nhiều lần sau vụ nổ, nhưng vẫn bay tiếp, trong khi bị lật dần sang bên trái. Rob liền bắn quả thứ 2, quá vội nên tên lửa không bắt nhiệt và không trúng. Rob ngắm lại quả thứ 3, nó nổ ngay sau đuôi Mig. Đám lửa bùng lên cho đến khi chỉ còn thấy mỗi đầu cánh. Không có mảnh vụn nào bắn ra, nhưng chiếc Mig bắt đầu vỡ ra, khói cuộn ra từ phía ống xả.
    Rob tiếp tục lao xuống với Mig với khoảng cách ngày càng thu hẹp. Khi Mig ở 6000 feet, nó chúc mũi 60 độ và lật ngửa. Vì Rob sắp sửa bay trượt lên trước, nên Rob bắn quả Aim9 thứ 4. Rob không nhìn kết quả mà vội bật tăng lực vọt đi luôn, bởi Anderson hô có cao xạ. Về sau, Rob báo cáo: "Mig rõ ràng mất dấu tôi, nên từ lúc đó mọi việc trở nên đơn giản".
    Ngay khi Rob diệt xong chiếc Mig, F4 rời khu chiến và tập hợp ở cách Udon 30 dặm. Biên đội hạ cánh khi chỉ còn 1800 pound nhiên liệu.
    Ngày 11/7, Huy chương Sao bạc đã được trao tặng cho các phi công, khởi đầu truyền thống trao tặng phần thưởng xứng đáng cho các tổ bay mỗi khi họ diệt được máy bay địch.
  8. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Tiêm kích F-22 bay cobra
    http://video.google.com/videoplay?docid=-4306529957288052978
    Các máy bay có thể bay cobra gồm Su-27 (cả mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng), Mig-29 (khi bay ngóc 30 độ), F-15 Active, F-18 đời sau, và F-22.
    Bay trượt đuôi tail-slide thì không riêng Su-27, L-39 của Tiệp do phi công tư nhân Mỹ lái cũng đã làm được.
  9. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Thủ đoạn bay xoáy nòng súng của F-4 khi Mig-17 và Mig21 dùng đường bay tròn đồng tâm:
    Do khoảng cách quá gần khó bắn bằng tên lửa, F-4 phải nới rộng khoảng cách.
    Nhưng F-4 không thể giảm tốc độ, vì khi đó tên lửa bắn đi dễ bị hụt hơi (bay ngoằn ngèo không ổn định hay không với được tới tầm mục tiêu) vì không đủ sơ tốc ban đầu, và bị mất energy rất cần thiết khi cơ động mạnh (máy bay có thể bị stall do tốc độ xuống quá thấp).
    Do đó F-4 làm động tác bật tăng lực kéo cao rồi lại bổ nhào xuống. Đường bay theo hình xoắn ốc. Tốc độ máy bay tăng rất nhanh và được tích luỹ thêm liên tục.
    [​IMG]
    Trong khi đó Mig máy móc bay theo chiến thuật quỹ đạo tròn đồng tâm trên mặt phẳng ngang nên không cơ động được như F, vì phải bay đúng thế để đảm bảo đội hình có thể tương hỗ nhau.
    [​IMG]
    Lên đến đỉnh xoắn F lật xoắn trở lại, tích luỹ thêm được gia tốc, trong khi khoảng cách đã có thể phóng được tên lửa.
    [​IMG]
    Nếu tên lửa trượt thì có thể lại gần dùng cannon. Vì Mig vòng lượn tròn liên tục nên tốc độ bị suy giảm và không thể tăng được. F-4 cũng vòng nhưng lợi dụng độ cao nên có thể tăng tốc mà bắt kịp Mig ở cuối đường vòng.
    [​IMG]
    Với chiến thuật bay này, F luôn luôn bay nhanh hơn Mig, nhưng vì đường bay dài hơn nên không bao giờ bị trượt lên trước mặt Mig.
    Nếu Mig-17 phía sau kéo cao theo F thì không kịp vì tính năng không cho phép. Khi đó chiếc Mig-17 tách đội hình sẽ bị rơi lại phía dưới chiếc F đó. Các tổ F khác phía sau chiếc F này (bay cách phía sau một đoạn dài) sẽ có cơ hội bắn luôn chiếc Mig-17 lúc này đã chơ vơ trên cao và đang lâm vào thế tốc độ bị suy kiệt khó cơ động gấp.
    Động tác này được phi công Mỹ làm khá nhiều lần trong một trận đánh, vừa để tạo thế phóng tên lửa, vừa để tránh bị Mig bám đuôi bắn trúng.
    Động tác này cũng được phi công Israel bay Mirage sử dụng liên tục năm 1967, và được đặt tên là "let him go". Chiếc Mig Arap phía sau tấn công đến, phi công Israel sẽ bay xoắn nòng súng lên trên, chiếc Mig Arập vì dùng chiến thuật hit-and-run nên chỉ đánh 1 pass và tăng tốc đi luôn, Mirage xoắn ngược lại bổ nhào vào đuôi chiếc Mig Arap và bắn tên lửa. Chiến thuật này cực kỳ thành công vì một thời gian dài KQ Arap không nhận ra chiến thuật này.
    Theo kênh History - Dogfights.
  10. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    The Evolution of Fighter Tactics in SEA
    By Gen. William W. Momyer, USAF COMMANDER, TACTICAL AIR COMMAND
    1983.
    http://www.afa.org/magazine/perspectives/Vietnam/0773vietnam.asp

Chia sẻ trang này