1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không chiến trên bầu trời Bắc Việt (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn2, 07/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ lúc chiếc Mig25 mới xuất hiện và làm phương tây thèm muốn thì có tay phi công LX đã đáp xuống Nhật trên 1 chiếc Mig 25.Cái này VTC1 có chiếu 1 lần.Ông này em wên tên rồi nhưng khi bit mất 1 con Mig25 thì LX ra sức đòi lại nhưng Nhật muốn lấy lại mấy đảo bị mất hồi WW2 .Cuối cùng Nhật giao cho Mỹ xử lý.Vậy là Mỹ có đc bí mật của chiếc Mig 25 Foxbat.Ko bit bài này có spam ko
  2. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    [/quote] Chính phủ Việt Nam nói thế nào bác nhắc lại thế đấy với mấy thằng ấy thì nó cười cho vào mặt là đúng rồi! Cứ phát ngôn như ông Lê Dũng thế mà không đưa ra quan điểm, ý kiến và lập luận của mình thì không phải mấy thằng sinh viên Tây mà mấy thằng làm nail nó cũng cười bể bụng!
    Ờ, hỏi mấy thằng Iraq chứ mấy ông Việt cừu chỗ em thì mấy bác ấy cũng hoan hô cả mấy tay nếu Mẽo can thiệp vào Việt Nam lật đổ chính phủ ********* "ngu dốt, làm suy kiệt tài nguyên đất nước" đấy
    So sánh thì vô cùng bác ạ! Hồi Mẽo và Việt tẩn nhau thì có mấy nước nó ủng hộ Mẽo thế bác (mấy thằng chư hầu Hàn xẻng, Úc đại lợi... nhưng cũng không phải là đại diện cho toàn thể thế giới nhé, mà dân mấy nước này nó cũng biểu tình phản đối ầm ầm đấy). Quan điểm của một chính phúc chưa hẳn phải án ý nguyện của đại đa số quần chúng nhé
    Thằng Liên Xô không thua ở Apgan thì theo bác thắng chắc?
    [/quote]
    Chào các bạn,
    tôi trích câu của Viện Lịch sử quân sự Anh với cái nghĩa mà người nào cũng rõ: Mỹ dù có biện hộ kiểu gì thì cái thua vẫn lòi cái thua: trong chiến tranh thua là gì? là đánh nhau mà k đạt được mục đích đề ra ban đầu, đơn giản thế thôi!!!
    Nhưng không thể lấy thua thắng mà bàn luận đúng sai là đã đúng hẳn đâu: VN can thiệp vào CPC là cần thiết vì nếu không thể thì thằng khựa và thằng ranh Polpot nó có ngày sẽ xỉa vào sườn mình (mà nó đã xỉa rồi đấy). LX thì hơi khác chút nên bàn sau. Còn Mỹ đánh Irac năm 91 còn có phần đúng (vì khi đó Irac nó chiếm Cô oét), chứ lần sau thì thật bố láo rồi (vậy mà có kẻ vẫn cho là đúng mới lạ!!!!!!).
    Các bác hẳn nhớ rằng tò án Nuremberg sau chiến tranh thế giới thứ 2 (có cả Anh Pháp Mỹ đồng thuận hẳn hoi nhé) đều cho rằng tội đi xâm lược là tội lớn nhất. Vậy mà thằng Mỹ nó quên phắt ngay, đi xâm lược người ta.
  3. Darkflamer

    Darkflamer Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Sau khi lần mò sờ soạng chán chê, dưới sức ép của LX, Mỹ cũng phải nhờ Nhật gói ghém và trả lại MiG-25 cho LX. Còn anh chàng Bolenko - phi công chạy trốn - được cho sang Mỹ định cư rồi chết rục xương trong tiền tài và rượu bia bên đó.
  4. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Một trận đánh bảo vệ giao thông chống lại KQ và HQ Mỹ.
    40 năm trước, tại cầu Phú Lương (Hải Dương): Vít cổ ?oba tên giặc trời? Mỹ


    Cách đây 40 năm, ngày 23-12-1965, cuộc chiến đấu oanh liệt ?ođất đối không? giữa lực lượng phòng không và dân quân cụm chiến đấu bảo vệ cầu Phú Lương với một bầy ?ogiặc trời? Mỹ nhằm bảo vệ cầu Phú Lương, một trong những cây cầu có vị trí đặc biệt quan trọng, nối liền mạch máu giao thông trên tuyến quốc lộ huyết mạch từ thủ đô Hà Nội với thành phố Hải Phòng và các tỉnh vùng Đông Bắc Tổ quốc.
    ...Ngày ấy, để cứu vãn tình thế thua đau trên khắp chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ rắp tâm thực hiện chính sách leo thang đánh phá ra miền Bắc bằng lực lượng không quân. Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu mà chúng tập trung đánh phá là các cây cầu lớn trên một số tuyến giao thông chính. Mở đầu cho hành động đê tiện này, là những đợt đánh phá trên tuyến đường số 1 đoạn từ thị xã Phủ Lý trở vào, tiếp đến là đường 18... Cuối tháng 12-1965, chúng chuyển hướng liên tiếp đánh phá vào đường số 5, bằng các loại máy bay chiến thuật RF8, F105 cường kích trinh sát tầm thấp để thăm dò lực lượng ta, nhất là các trận địa tên lửa và pháo cao xạ.
    Cầu Phú Lương nằm trên quốc lộ số 5 dài gần 400m, gồm 5 nhịp bắc qua sông Thái Bình. Phía bắc và đông bắc có dãy núi cao chạy dài suốt từ Phả Lại tới Quảng Ninh; phía tây là thị xã Hải Dương, nhà máy sứ, nhà ga; phía đông có cầu Lai Vu... lại nằm trên địa hình đồng bằng bằng phẳng, nên rất dễ quan sát và phát hiện từ xa, nhất là từ trên không nhìn xuống. Vì thế bọn ?ogiặc trời? Mỹ đặc biệt tận dụng những dãy núi ở phía bắc và đông bắc làm lá chắn cho hướng tiến công chớp nhoáng từ biển vào. Qua nghiên cứu nắm tình hình, phân tích kỹ âm mưu thủ đoạn của không quân địch trong một số trận đánh trước đấy, Bộ tư lệnh Phòng không- Không quân, Quân khu 3 và tỉnh đội Hải Dương cùng thống nhất nhận định: Trong những ngày tới, không quân địch sẽ tổ chức đánh lớn cây cầu này. Vì vậy trước mắt cần tăng cường lực lượng chiến đấu trong toàn cụm, nhanh chóng có phương án tác chiến bổ sung và củng cố tinh thần bộ đội, tất cả đều phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao. Một số trạm quan sát máy bay địch từ xa, nhất là những hướng chủ yếu được ta bố trí thêm để kịp thời phát hiện mục tiêu. Mấy ngày trước đấy, máy bay trinh sát của địch nhiều lần bay lượn quanh khu vực này, đoán được ý định đó, chiều 22-12-1965, ta chủ động điều chỉnh đội hình cho phù hợp với phương án.
    Cụm chiến đấu ngoài lực lượng của tỉnh, Quân khu còn được tăng cường một số đơn vị của quân chủng Phòng không- Không quân và lực lượng dân quân trực chiến vòng ngoài. Lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu gồm tiểu đoàn 5 (trung đoàn 213), tiểu đoàn 1 (trung đoàn 2), trung đoàn 53 (sư đoàn 350) và dân quân của 17 xã trong khu vực. Công tác chuẩn bị từ số lượng đến chất lượng, nhân lực và súng đạn, kể cả ban đầu và khi cần thay thế tất cả đều sẵn sàng theo phương án đã định. Đặc biệt bộ phận canh gác cảnh giới liên tục luân phiên 24/24 giờ...
    Cả buổi sáng 23-12 yên lặng, sang chiều vừa đúng 14 giờ 23 phút xuất hiện 3 chiếc bay rất cao liên tục thả nhiễu xuống quanh khu vực cầu Phú Lương, theo hiệp đồng, tất cả các tổ trong cụm đều đã sẵn sàng đánh địch. Thật không ngờ âm mưu xảo quyệt của bọn giặc trời Mỹ được bắt đầu ngay sau đấy. 14 giờ 30 phút, 48 chiếc các loại từ A4, F4, F8, A3J (F5) đồng loạt bay vào dồn dập đánh mục tiêu cầu Phú Lương trong vòng 18 phút. Khi ở xa mục tiêu, tất cả bọn chúng đều bay cao cỡ 4.000m, khi đến gần mục tiêu, đột ngột hạ thấp độ cao, lợi dụng các triền sông, sườn núi từ khu vực đồi núi Kinh Môn để tiếp cận mục tiêu, khi còn cách 4 đến 5km, chúng lại đột ngột nâng độ cao rồi cắt bom. Đội hình khi bay ngoài biển vào, chúng bay từ 3 đến 4 chiếc thành một tốp, nhưng khi công kích thì chuyển thành đội hình bậc thang hàng dọc, thay nhau liên tục bổ nhào cắt bom. Hướng đường bay từ ngoài biển vào, chúng lợi dụng dãy núi Yên Tử, các dãy núi cao từ Phả Lại, Lục Nam đến đảo Cái Quýt, và lợi dụng các ngã ba sông Thái Bình, sông Kinh Thầy để tiến vào công kích, vì thế ta rất khó khăn trong bắn trả. Mặt khác, biết được hỏa lực bố trí của ta ở hai đầu cầu tương đối mạnh, nên chúng thực hiện phương án khi vào đánh rất nhanh và rút ra cũng rất nhanh. Tuy vậy, trận này chúng cũng thả xuống đây tới 54 quả bom các loại, có 1 quả trúng giữa nhịp cầu thứ hai, làm đường ray xe lửa bị đứt đôi văng xuống sông, hầu hết bom rơi tản mát ra cánh đồng và xuống sông, có 2 quả rơi vào làng Khánh Hội làm chết 5 người dân.
    Trận chiến đấu diễn ra chưa đầy 20 phút đối mặt với một bầy ?ogiặc trời? Mỹ, cụm chiến đấu bảo vệ cầu Phú Lương đã bắn rơi 3 máy bay địch, có 1 chiếc rơi tại chỗ. Đây là trận thắng đạt hiệu suất chiến đấu rất cao, thắng lợi giòn giã nhất từ khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra trên miền Bắc ở mảnh đất Hải Dương. Trận thắng đã góp phần cổ vũ khí thế quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên phạm vi toàn tỉnh và trên toàn miền Bắc. Đồng thời làm thất bại chiến thuật tập kích bí mật bất ngờ, ồ ạt của không quân địch trong một thời gian nhất định. Đây là một trong số những trận đánh điển hình đã được ghi vào lịch sử những năm tháng chống Mỹ của Lực lượng vũ trang Quân khu 3.

    Nguyễn Ngọc
    Quân đội nhân dân
  5. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Trả lời của Đại tá Bùi Tín về lời đồn Hà nội sẽ đầu hàng nếu Mỹ tiếp tục ném bom năm 1972.
    Nếu tháng 12.1972 Hoa Kỳ kéo dài thêm các cuộc ném bom dữ dội ở miền Bắc, Hà Nội sẽ nhượng bộ?
    Không? Nhất định không!
    Nhiều bạn Mỹ cũng đã hỏi tôi câu này. Tôi cố nhớ lại những gì xảy ra vào cuối năm 1972 và trả lời ?TKhông??T Tôi cũng đọc kỹ cuốn ?THồ sơ mật Dinh Độc Lập?T (The Palace Files) của ông Nguyễn Tiến Hưng, có một đoạn kể lại rằng: theo những người đã từng sống ở Hà Nội, ở miền Bắc mấy ngày ấy, nếu Mỹ già tay một chút thì miền Bắc đã nhượng bộ?
    Có thể đây là suy nghĩ của một vài cá nhân, họ dự đoán và suy luận như thế. Hồi ấy, tôi sống ở Hà Nội. Ngày nào cũng ở trụ sở báo Nhân dân, ở căn cứ tên lửa Chèm (phía Bắc Hà Nội), hoặc ở sân bay Nội Bài (nơi máy bay MIG-21 cất cánh)... Cuộc ném bom của không lực Hoa Kỳ bắt đầu vào tối ngày 18.12, khi tôi đang dự buổi liên hoan ca hát của các đơn vị phòng không trong sân bay Gia Lâm, gần cầu Long Biên. Suốt 12 ngày - trừ ngày lễ Noel 24.12 - từng đoàn B.52, F.111, F.4 và F.l05 ném bom, bắn phá vùng Hà Nội, Gia Lâm, Phúc Yên, sân bay Nội Bài... Khu phố Khâm Thiên[2] gần nhà tôi bị bom B.52 rải thảm. Bệnh viện Bạch Mai ở ngay cửa ngõ phía Nam Hà Nội bị trúng bom khá nặng. Nhân dân Hà Nội từ đêm 18.12 đã sơ tán ra các vùng nông thôn bao quanh (Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên...), chỉ còn dưới một phần tư dân số ở lại. Cơ quan, nhà máy, công sở cũng sơ tán. Trong nội thành Hà Nội có sẵn nhiều hầm, hố, nhất là hàng chục vạn hầm cá nhân ở hai bên vệ đường. Mỗi cái sâu chừng một mét sáu, đường kính khoảng 70 cm, có nắp xi-măng đậy ở trên. Các đơn vị tự vệ gồm công nhân, sinh viên, viên chức có súng máy, súng trường trực chiến trong các công sự ở trên mái bằng của các tòa nhà cao tầng, chỉ đợi máy bay Mỹ đến ở tầm vừa và tầm thấp là nhả đạn.
    Tinh thần chiến đấu của phần lớn nhân dân khá cao, rất ít người tỏ ra nao núng. Hà Nội không có nhiều nhà cao tầng. Điện dùng cho nhân dân thành phố chưa phải nhu cầu sinh tử. Người thành phố vẫn nấu cơm bằng củi, than, trấu, lá khô.. là chính. Để thắp sáng, họ đã có đèn dầu hỏa, nến dự trữ.
    Vào hạ tuần tháng 12.1972, ngày nào cũng có máy bay Mỹ bị bắn cháy trên bầu trời Hà Nội, đặc biệt là ?Tpháo đài bay?T B.52 bị bắn rơi ngay từ đêm 18 và ngày 19.12, một số người lái B.52 bị bắt. Tôi đã đến nhà giam Hỏa Lò (còn được gọi là ?TKhách sạn Hilton Hanoi?T) trưa 19.12.1972 để hỏi chuyện tù binh Mỹ, thu thập tài liệu.
    Sáng sáng, người ta xếp hàng rồng rắn dài tới vài trăm mét chờ đón mua báo Nhân dân in xong lúc 5 giờ sáng, đăng tin chiến sự, thông cáo của bộ Quốc phòng, điện khen của bộ Tổng tư lệnh, ảnh máy bay Mỹ cháy, ảnh tù binh Mỹ... Cả một đội quân nhiếp ảnh quân sự và dân sự đi săn cảnh máy bay cháy trên trời, khói dài, phi công Mỹ nhảy dù và bị nhân dân bắt làm tù binh, cảnh tên lửa SAM-2, SAM-3[3] vút lên, đuổi theo máy bay Mỹ... Báo, đài phát thanh, loa phóng thanh ra rả suốt ngày, đóng góp phần quan trọng vào việc cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân Hà Nội.
    Quả thật, cũng có một số người hoảng hốt. Nhất là thời kì đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, bắt đầu từ ngày 5.8.1964. Về sau ai cũng quen dần với còi báo dộng, với tiếng máy bay Mỹ ì ầm từ xa, cả tiếng bom nổ... Người yếu bóng vía, sợ sệt ở đâu cũng có. Có người nhát, mới nghe tiếng kẻng báo động, tiếng còi rú u...u... là đã cuống quít, phát hoảng. Số này không nhiều.
    Cho nên, dù Mỹ ném bom tiếp sang đầu tháng giêng 1973 với cường độ mạnh hơn, tổn thất phía Việt nam có cao hơn, phía Mỹ cũng có thể bị mất thêm máy bay và người lái cũng chỉ làm cho chế độ miền Bắc phát động được căm thù mạnh hơn trong nhân dân, tố cáo Mỹ nhiều hơn với thế giới... Tôi hiểu rõ những người lãnh đạo đảng cộng sản. Tổn thất về tính mạng của bộ đội và dân thường có cao đến đâu, họ cũng không hề tính toán. Họ sẵn sàng trả giá rất cao về xương máu đồng bào họ để giành cho được thắng lợi. Họ luôn động viên và cả ép buộc toàn xã hội phải hy sinh cho mục đích mà họ theo đuổi.
    Nguồn: rfa.com
  6. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Cùng với các thông tin về những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt Nam, các bác bổ sung thêm những thông tin về quá trình duy trì các trục lộ giao thông chính ở miền Bắc, đảm bảo hậu cần suốt cuộc chiến tranh không dứt thì hay
    Mục đích chiến tranh đường không của Mỹ đánh phá miền Bắc cơ bản là phá huỷ giao thông, cắt đứt đường tiếp viện cho QGP ở chiến trường miền Nam. Vậy mà dưới áp lực kinh khủng của lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, hệ thống tiếp vận đó lúc khó khăn nhất cũng chưa bao giờ bị cắt đứt hoàn toàn, các cụ nhà ta giỏi thật đấy
  7. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Họ sẵn sàng trả giá rất cao về xương máu đồng bào họ để giành cho được thắng lợi. Họ luôn động viên và cả ép buộc toàn xã hội phải hy sinh cho mục đích mà họ theo đuổi.
    Cái này chế độ nào mà chả thế nhỉ!? Đúng là giọng nhà báo có khác, đặc biệt khi đã bẻ cong ngòi bút của mình rồi!
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Không piết các pác tế nèo chớ em thấy mấy ông trở cờ, dù ở phe nào đi nữa cũng tởm nắm, chẳng ra làm seo.
  9. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Tất nhiên, nếu mấy ông trở cờ đó vì những mục đích như: thù hằn, bất mãn cá nhân, tiền bạc, vvv... thì đúng rồi, có một câu diễn tả loại này: "đốt cháy cái mà tôi đã tôn thờ, và tôn thờ cái mà tôi đã đốt cháy".
    Còn cũng tùy trường hợp (cuộc sống có tính mềm dẻo và tính nguyên tắc), chẳng hạn có những người Đức, Nhật trong hàng ngũ lê dương, và cả Pháp đã theo VM, chịu gian khổ thiếu thốn, và tất nhiên là mang tội phản quốc với Pháp, tử hình vắng mặt.
    Họ bỏ đội quân phi nghĩa để đi theo đội quân chính nghĩa thì chẳng có gì đáng trách cả.
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ông Tín già có tham gia trận không chiến nào đâu mà các bác cứ phải lăn tăn mãi thế nhỉ

Chia sẻ trang này