1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không chiến trên bầu trời Bắc Việt (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn2, 07/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Hồi ức-Kỷ niệm


    Chiếc máy bay phản lực Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên chiến trường Đông Dương

    Ngày 18 tháng 04 năm 2003

    Nhiều người cho rằng ngày 5 tháng 8 năm 1964 là ngày mà lần đầu tiên các máy bay phản lực hiện đại của Không lực Hoa Kỳ bị lực lượng phòng không ta trừng trị. Thực tế trước đó hai tháng Quân tình nguyện Việt Nam tại Cánh Đồng Chum (Xiêng Khoảng Bắc Lào) bằng cách đánh sáng tạo đã bắn rơi tại chỗ hai chiếc máy bay phản lực Mỹ.
    Năm 1964, Quân khu Tây Bắc điều một số đơn vị sang giúp lực lượng Pa-thét Lào chiến đấu chống phái Hoàng gia-một chính phủ tay sai ********* thân Mỹ. Bấy giờ tôi là Đại đội trưởng đại đội 4 Tiểu đoàn 24 pháo cao xạ. Đại đội gồm 6 khẩu súng 14,5 ly hai lòng, bố trí ở khu vực Đường 7 đoạn Bản Son, nơi cửa ngõ vào Cánh Đồng Chum.
    Khoảng 3 giờ chiều ngày 6-6-1964 tôi cùng anh em đang tắm dưới khe suối chân đồi bống một chiếc phản lực bay rất thấp ngang qua đầu. Tất cả anh em nhìn bám theo cho đến khi khuất tầm mắt. Đây là lần đầu tiên chúng tôi bắt gặp máy bay phản lực Mỹ, song lập tức Ban chỉ huy Đại đội hội ý. Cùng với mô hình đã luyện tập và đối chiếu với sổ tay trinh sát chúng tôi xác định đó là chiếc F-8U Thập tự quân Crusader) bay ở độ cao 1200 mét. Ngay tối hôm đó cuộc họp mở rộng toàn Đại hộ kết luận và đưa ra phương án tác chiến:
    - Máy bay địch bay ở độ cao thấp, trong tầm hiệu quả sát thương của súng máy cao xạ 14,5 ly.
    - Các phần tử bắn phải được chuẩn bị sẵn trên máy ngắm, đạn phải được lên nòng từ trước, hướng về đường bay đã dự định. Toàn đơn vị ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
    - Khi chiến sĩ trinh sát phát hiện địch từ xa và các khẩu đội bắt được mục tiêu, lệnh bắn của chỉ huy ngắn gon, bỏ những câu khẩu lệnh lấy phần tử bắn như hướng, chiếc, độ cao, v.v...
    Sáng hôm sau toàn đơn vị luyện tập theo phương án giả định sát với tình huống chiều qua cho đến khi thật thuần thục nhuần nhuyễn, thời gian thao tác chỉ diễn ra trong vài chục giây đồng hồ.
    Đầu giờ chiều, toàn đơn vị đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đúng như dự kiến, vào lúc 15 giờ 30, trinh sát phát hiện từ hướng Cánh Đồng Chum, một chiếc F-8U từ xa đang bay vào trận địa. Toàn bộ các khẩu đội đều đã đưa mục tiêu vào kính ngắm. Khoảng cách ngắn dần... Tôi hô:
    -Bắn
    12 nòng súng đồng loạt nhả hai điểm xạ dài. Luồng đạn đỏ lừ bọc lấy thân máy bay, chiến sĩ trinh sát thấy rõ có một viên chạm bụng chiếc máy bay tóe lửa. Chỉ vài giây sau chiếc máy bay tuôn ra luồng khói đen kịt, hạ dần độ cao, tên phi công Mỹ nhảy dù xuống rơi đúng vào đội hình đóng quân của tiểu đoàn 50 bộ binh Quân tình nguyện Việt Nam. Tên hắn là Trusman, hắn được bộ đội ta giải đến Sở chỉ huy bộ đội Pa-thét Lào.
    Suốt ngày hôm sau, mùng 7 tháng 4 toàn đơn vị vẫn sẵn sàng chiến đấu cao. Thật không ngờ vào buổi chiều, đúng giờ như hôm trước, lại một chiếc F-8U bay dọc theo đường 7, độ cao không thay đổi nhưng phần tử bắn P không thuận lợi bằng hôm qua. Tôi quyết định: ?oBắn!?.
    Hàng loạt đạn chặn đầu, chụm vào mục tiêu. Chiếc máy bay lạng sang bên trái, lại gặp luồng đạn từ khẩu đội AM bắn ra. Mục tiêu bay được quãng ngắn rồi bốc khói hạ thấp dần độ cao...
    Ngay trong đêm cấp trên thông báo chiếc F-8U đó đã rơi.
    Như vậy trong hai ngày liền đại đội 4 tiểu đoàn 24 cao xạ đã bắn rơi 2 chiếc máy bay phản lực Mỹ, được thưởng Huân chưng chiến công hạng hai. Tôi được về dự Đại hội mừng công của Quân khu Tây Bắc và lên Quân chủng Phòng không báo cáo phổ biến kinh nghiệm.

    Hoàng Thế Quý



    http://www.quandoinhandan.org.v
  2. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Đoàn Hoài Trung
    http://www.quandoinhandan.org.vn
    TƯ LIỆU - PHÓNG SỰ


    Sự hồi sinh trực thăng UH-1

    Ngày 05 tháng 01 năm 2006


    Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ-ngụy trước đây ở miền Nam, máy bay trực thăng UH-1 của địch đã gây nhiều khó khăn cho ta. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã thu được nhiều máy bay trực thăng loại này. Không quân đã sử dụng khá hiệu quả trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Ngày nay, loại trực thăng này vẫn đang được sử dụng trong huấn luyện, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ an ninh quốc phòng như đợt diễn tập chống khủng bố, khẩn nguy (KB-KN05) vừa qua. Tôi đã tìm gặp lại những phi công lái máy bay UH-1 để viết về một hành trình đầy gian nan vất vả.
    Vụ án máy bay quân dụng 32 năm trước
    Hẹn mãi tôi mới gặp được ông Hồ Duy Hùng, giám đốc công ty du lịch Phú Thọ, thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, nguyên là tình báo của ta cài trong hàng ngũ địch, đã lập chiến công cướp một chiếc máy bay UH-1 ra vùng giải phóng. Ông Hùng đã kể cho tôi nghe vụ cướp máy bay khá ly kỳ như thế nào.
    Ông Hồ Duy Hùng sinh năm 1948, ở Duy Xuyên, Quảng Nam trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha của ông là Hồ Duy Từ đã từng hoạt động cùng ông Võ Chí Công và là một trong những người sáng lập ra chi bộ Đảng ở Duy Xuyên. Sau Mậu Thân 1968, ông được tổ chức cài vào hàng ngũ địch, được chúng tuyển chọn đi học lái máy bay UH-1 ở Mỹ. Cuối năm 1970, ông được điều về sư đoàn 2 không quân nguỵ ở Nha Trang. Tổ chức vẫn giữ liên lạc, nhận các tài liệu, các bản đồ mà ông lấy được, chuyển ra vùng giải phóng. Đầu tháng 3 năm 1971, ông bị địch bắt, do gia đình ông bị địch phát hiện quá nhiều người tham gia cách mạng và một tên chiêu hồi, nguyên là tài vụ Thị ủy, nhớ nhầm là đã gặp ông trong vùng giải phóng (thực ra tên này gặp anh của ông). Ông bị chúng giam 5 tháng, sau đó tước quân tịch và giao cho cảnh sát. Trong những ngày tháng bị cảnh sát giam giữ, chúng đã bắt ông qua 7 nhà giam, tìm cách moi móc tin tức và điều tra về ông. Nhưng rồi chúng không tìm được chứng cớ, đành phải thả ông ra. Ông móc nối với cơ sở ta, vào chiến khu tham gia cách mạng. Cuối năm 1973, tổ chức phân công ông trở lại vùng địch kiểm soát để tìm cách lấy cắp trực thăng UH-1 của địch. Vốn ở trong hàng ngũ địch nên ông biết những sơ hở của chúng, ông đã lên Đà Lạt nắm tình hình, biết bọn lái trực thăng UH-1 hay đỗ xuống bờ hồ Xuân Hương để lên chợ chơi trước khi về Sài Gòn. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, một chiếc UH-1 trên đường từ Đắc Nông về Sài Gòn đã đỗ xuống ven hồ Xuân Hương. Tên phi công vừa đi khuất, ông Hồ Duy Hùng đã nhảy ngay lên máy bay, nổ máy, bay thẳng về Bến Cát. Theo kế hoạch, ở vùng giải phóng có chuẩn bị một bãi đỗ trực thăng, nhưng hôm đó thời tiết xấu, khi về gần đến nơi thì máy bay gần hết xăng, ông Hùng phải đỗ máy bay xuống Dầu Tiếng, ven bờ hồ, trong rừng cao su. Ông phải lấy bùn chát lên những chỗ sơn trắng trên thân máy bay, bẻ các cành cây phủ lên ngụy trang không cho máy bay địch phát hiện. Sau đó ông băng rừng tìm đơn vị của ta, gặp một đội vận tải gần đó. Lúc đầu anh em nghi ngờ, ông phải kể tên các thủ trưởng ở Ban an ninh T4, mọi người vui mừng, nhưng cũng lo máy bay địch phát hiện. Họ đề nghị ông bay vào bãi trống trước khu đóng quân của đơn vị. May mà đoạn đường gần, ông lết được máy bay về đúng yêu cầu. Anh em kéo máy bay vào rừng, nguỵ trang chu đáo. Sau đó mấy ngày, Bộ chỉ huy Miền yêu cầu ông Hùng đưa máy bay về Lộc Ninh.
    Đầu năm 1974, theo lệnh trên, chiếc máy bay UH-1 được tháo rời, chở bằng ô tô đưa ra sân bay Hòa Lạc. Ông Nguyễn Tường Long và nhóm kỹ sư ngoài Bắc vào đã tháo và lắp máy bay này lại. Ông Hồ Duy Hùng được trên phân công làm giáo viên huấn luyện chuyển loại cho một số phi công trực thăng như ông Nguyễn Xuân Trường. Đây là chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ còn nguyên vẹn được anh em kỹ thuật hàng không nghiên cứu làm quen.
    Truy quét phỉ Fulro và tham gia chiến tranh Tây Nam
    Trung đoàn không quân C17 thuộc Đoàn B70 đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong chiến công chung của Đoàn, góp một phần không nhỏ là chiến công của những phi công lái UH-1. Đại tá Nguyễn Văn Thân, nguyên trung đoàn trưởng C17 đã khái quát cho tôi quá trình chiến đấu của Đoàn. Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, nhưng một số hòn đảo Tây Nam còn bị địch chiếm giữ và Fulro vẫn quấy rối ở Tây Nguyên. Ngày 21 tháng 5 năm 1975, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trung đoàn không quân C17, sử dụng máy bay thu được của địch, đóng quân trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, cùng với các lực lượng vũ trang khác bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Nam Tổ quốc.
    Ngay sau khi vừa được thành lập, Trung đoàn đã tiếp quản, thu hồi các máy bay UH-1 của địch, nhanh chóng tổ chức huấn luyện sử dụng. Các giáo viên bay UH-1 đầu tiên là các ông Hồ Duy Hùng, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Hữu Nhậm, Nguyễn Đình Khoa. Ngày 5 tháng 6 năm 1975, máy bay trực thăng vũ trang UH-1 bắt đầu tham gia chiến dịch giải phóng các đảo trên vùng biển Tây Nam, đánh vào các hỏa điểm và các điểm cố thủ trên đảo Hòn Ông và đảo Hòn Bà. Ngày 14 tháng 6 năm 1975, ta giải phóng hoàn toàn các đảo này, máy bay UH-1 đã xuất kích 30 lần chuyến, góp phần không nhỏ tiêu diệt các ổ đề kháng và bắn chìm 7 tàu địch.
    Từ ngày 17 tháng 9 năm 1975, Trung đoàn không quân C17 hiệp đồng với lực lượng vũ trang Quân khu 5, truy quét Fulro ở địa bàn tỉnh Đắc Lắc, khu vực thị xã Buôn Ma Thuột. Tính đến tháng 12 năm 1975, trung đoàn đã tổ chức hồi phục được 273 lần trực thăng UH-1, tham gia chiến đấu hàng trăm lần chuyến, bắn hàng nghìn quả rốc-két, hơn 90 nghìn viên đạn, chi viện hỏa lực cho lực lượng ta truy quét Fulro.
    Giữa năm 1977, tình hình biên giới Tây Nam diễn biến phức tạp. Bọn ********* Khơ-me đỏ cho lực lượng chủ lực khiêu khích và lấn chiếm biên giới nước ta từ Tây Nguyên đến Hà Tiên. Các máy bay UH-1 lại tiếp tục nhận nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho bộ binh đánh vào phòng tuyến của địch. Ông Hồ Duy Hùng đã kể cho tôi nghe, những chiếc máy bay UH-1 lúc đó rất lợi hại, trên máy bay, phi công và xạ thủ được mặc áo giáp chống đạn, đội mũ sắt khá dầy, đạn súng trường bắn trúng không xuyên qua được. Phi công lại được ngồi trên ghế sắt có thành cao bao bọc xung quanh. Máy bay UH-1 bay là là cách mặt đất chưa đến 10 mét, trên máy bay có 2 khẩu súng Miligân 6 nòng (7,62 mi-li-mét) với 12.000 viên đạn, hai cánh bên treo 14 quả rốc két. Từ máy bay, các xạ thủ xả đạn vào quân địch, chúng chịu không nổi, bỏ chạy như vịt, bộ binh ta ào ạt lên tấn công. Có nhiều trận đánh, địch bắn trả quyết liệt, máy bay của ông Hồ Duy Hùng có lần trúng 12 viên đạn, lỗ chỗ trên thân nhưng máy bay vẫn bay về được vì đạn không trúng chỗ hiểm. Ông Hùng cho biết, thùng xăng UH-1 có lớp cao su dầy, nên khi đạn bắn trúng, thì nó tự bịt lại, không cho xăng chảy ra ngoài. Có lần phi công Nguyễn Đình Khoa (sau này được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân), bị địch bắn đứt đường dầu đỏ điều khiển máy bay, thế mà vẫn hạ cánh xuống cánh đồng để chờ đồng đội đến thay đường dẫn dầu khác, lại bay về căn cứ an toàn?
    Từ năm 1975 đến năm 1981, nhà máy A42 đã sửa chữa được 163 trực thăng UH-1, sửa chữa lớn hàng trăm động cơ máy bay UH-1. Trung đoàn C17 đã cất cánh hàng nghìn lần chiếc máy bay UH-1 tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam, giúp bạn Cam-pu-chia làm nhiệm vụ quốc tế truy quét tàn quân Khơ-me đỏ. Máy bay trực thăng UH-1 còn góp phần không nhỏ trong việc vận chuyển thương binh, vũ khí trang bị , thuốc men cho chiến trường? Phân xưởng sửa chữa máy bay lên thẳng nhà máy A42 là nơi tổ chức phục hồi, sửa chữa trực thăng UH-1 cho trung đoàn. Đây cũng là phân xưởng duy nhất của nhà máy được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
    Khôi phục lại UH-1
    Từ năm 1987, do khó khăn về vật tư, nên trực thăng UH-1 không còn được bay làm nhiệm vụ nữa. Đến tháng 10 năm 1992, nhà máy A42 tiến hành phục hồi sửa chữa hai máy bay trực thăng UH-1 số 790, 796, giao cho Trung đoàn C17 khai thác sử dụng, còn số máy bay UH-1 khác được cán bộ, công nhân viên nhà máy A42 bảo quản, bảo dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật hàng không. Hai máy bay này cũng sử dụng chủ yếu để phục vụ làm phim. Tuy chưa đủ năng lực và kinh phí để đầu tư khôi phục những chiếc UH-1, nhưng lãnh đạo nhà máy A42 vẫn tin tưởng về khả năng khai thác sử dụng lại máy bay này. Nhà máy A42 đã phân loại máy bay, phụ tùng vật tư của UH-1 để bảo quản, niêm cất. Vào thời điểm của thập niên 1990, các nhân viên có kỹ thuật sửa chữa máy bay UH-1 không còn việc làm nữa, nhưng để duy trì đội ngũ thợ lành nghề này, nhà máy vẫn giữ lại bằng cách chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khác.
    Đặc biệt các hệ thống thiết bị hàng không, các tài liệu phục vụ cho quy trình đại tu máy bay UH-1, được bảo quản nghiêm ngặt. Nguyên Giám đốc nhà máy A42 Lê Văn Bạo cho tôi biết, vào năm 1995, trong dịp vào dự lễ kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà đã dự nghe nhà máy thuyết trình phương án ?oSửa chữa, hồi phục và cải tiến máy bay trực thăng UH-1?. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Trung tướng Trương Khánh Châu, Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-không quân và các cơ quan ban ngành hết sức ủng hộ. Bộ Quốc phòng đã giao cho nhà máy A42 khôi phục đợt đầu tiên một số chiếc máy bay UH-1. Các máy bay UH-1 đã có tuổi hàng chục năm, nhiều vật tư, phụ tùng đã hết niên hạn sử dụng, trình độ chuyên môn của anh em về lĩnh vực này còn hạn chế. Lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật của nhà máy đã thể hiện quyết tâm rất cao, tổ chức biên soạn ?oQui trình công nghệ sửa chữa hồi phục và cải tiến máy bay trực thăng UH-1?, biên soạn phiếu công nghệ sửa chữa lớn các chi tiết phụ tùng UH-1 phù hợp với điều kiện thực tế của trang bị hiện có của nhà máy. Cử cán bộ ra nước ngoài khảo sát, tìm kiếm thị trường để mua vật tư, phụ tùng mà ta không có. Rất may lúc này máy bay UH-1 đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng vào mục đích dân sự như chuyên chở hành khách, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn? nên việc mua vật tư dễ dàng hơn.
    Sau 20 tháng, với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, công nhân viên, những máy bay UH-1 đã được sửa chữa, hồi phục, bảo đảm độ tin cậy kỹ thuật hàng không. Nhà máy đã bàn giao cho Trung đoàn không quân C17 sử dụng. Ngày 15 tháng 5 năm 1998, Trung đoàn không quân C17 tái thành lập phi đội UH-1. Tham mưu trưởng Đỗ Văn Thân vừa chỉ đạo vừa là giáo viên bay kèm cho các phi công khác. Ngày nay, những chiếc máy bay UH-1 đã phải ngoan ngoãn khuất phục trước những phi công Việt Nam. Nhà máy A42 tiếp tục được giao nhiệm vụ hồi phục thêm máy bay UH-1 và sửa chữa, bảo dưỡng các máy bay UH-1 đã được đưa vào sử dụng. ************* Trần Đức Lương đã tới thăm phi đội trực thăng UH-1, trung đoàn không quân C17 và ủng hộ kế hoạch tiếp tục hồi phục trực thăng UH-1. Đại tá Nguyễn Mai Phong, giám đốc nhà máy A42 đã khẳng định với tôi:
    - Việc khôi phục máy bay UH-1 là một chủ trương đúng đắn theo đúng tinh thần của cuộc vận động ?oQuản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm?, thể hiện ý chí quyết tâm làm chủ trang bị khí tài của bộ đội Phòng không-Không quân.

  3. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Bác là chúa lạc đề, và giỏi áp đặt thật!
    Năm cũ chỉ còn vài hours nữa, thôi answer nốt vậy.
    Muốn xem mình như thế nào thì phải xem nhiều người nói về mình và sau đó tự đánh giá chứ, điều này là bác hay nói mà.
    VD về TQ không thua VN, tôi lấy ví dụ, triều Nguyên, hùng mạnh nhất trong các triều đại TQ. Các trang nước ngoài đều nói Trần Hưng Đạo 3 lần đánh bại quân Nguyên, đó là sự công nhận không thể chối cãi.
  4. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Tiếp chủ đề cường kích của KQ Việt nam:

    kqndvn: Tài liệu này có nhắc đến chuyện ta cải tiến C-130 thành máy bay ném bom. Theo bác tôi (Nội bài), năm 79-80 ta đã cho C-130 bay sâu vào lãnh thổ Thái lan đến 40km để tiến đánh Pôn pốt bằng loại máy bay này.
    Thái lan sau đó đã có công hàm nhắc nhở Việt nam là ta đã bay "lạc" vào không phận Thái, đề nghị điều chỉnh. Theo tài liệu nước ngoài, trước lúc đó, Thái vẫn còn khá thân thiện với Việt nam. Nhưng sau vụ vi phạm không phận này, đặc biệt là việc quân đội Việt nam thường xuyên vào sâu lãnh thổ Thái đánh Pôn pốt, lo sợ về một sự thôn tính không tránh khỏi, Thái lan đã kêu gọi Liên Hợp Quốc, Trung quốc, và Mỹ giúp đỡ.
    Tình hình sau đấy thì đa số đã biết, "Việt nam bị gần như cả thế giới quay lưng lại, kể cả những người đã từng là bè bạn chí thiết của ta trong cuộc chiến tranh" (nguyên văn lời nhà sử học Viện trưởng Dương Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn trên BBC - có thể tìm được ở bbc.co.uk).
    Chuyển máy bay vận tải sang chiến đấu
    Ngày 25 tháng 03 năm 2005

    Khoảng giữa năm 1962, quân đội ta được trang bị các loại máy bay vận tải IL-14, Li-22, An-2 và trực thăng Mi-4 do Liên Xô viện trợ. Trước nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu ngày càng khẩn trương, Bộ Quốc phòng đã chỉ thị Cục Không quân nghiên cứu, sử dụng các loại máy bay vận tải trên sang làm nhiệm vụ chiến đấu.
    Cục Không quân đã giao cho lực lượng kỹ thuật, trong đó có đại đội kỹ thuật trung đoàn 919 tiến hành nghiên cứu cải tiến các loại máy bay IL-14, Li-22 và An-2 mang bom, đạn để tiến công các mục tiêu mặt đất, mặt nước. Tham gia cải tiến máy bay còn có lực lượng kỹ thuật nhà máy Z2, Cục Quân giới, xưởng đại tu máy bay Bạch Mai và kho C21 của trung đoàn 919.
    Việc cải tiến máy bay bao gồm: Lắp dàn phóng thả đạn cối 120mm lên máy bay An-2, Mi-4, Li-2 và IL-14; lắp thùng rốc-két cho máy bay An-2; lắp dàn treo bom lên máy bay IL-14 và An-2. Phương án thiết kế dàn đạn cối là khoét bụng máy bay và lắp giá treo đạn cối. Đây là hệ thống các ống chứa đạn được gò bằng tôn, mỗi ống đựng một quả đạn, phía dưới ống có nắp đỡ quả đạn và chốt bảo hiểm. Khi phóng thả chỉ ấn cần điều khiển, các chốt bảo hiểm được rút ra, nắp đỡ mở cho đạn rơi xuống. Nhà máy Z2 đã cải tiến hàng trăm quả đạn cối 120mm bằng cách lắp ngòi bom thay cho ngòi đạn cối. Việc lắp giá bom cho máy bay Li-2 phải làm mới toàn bộ. Còn việc lắp giá bom lên máy bay IL-14 thuận lợi hơn vì dưới bụng và hai cánh máy bay đã có sẵn vị trí gá lắp, trên bảng điều khiển trong buồng lái đã có sẵn hệ thống ấn nút thả bom. Việc lắp các thùng rốc-két lên máy bay An-2 cũng có nhiều thuận lợi. Lực lượng nghiên cứu kỹ thuật chỉ cần cải tiến, lắp bổ sung bộ điều khiển bắn PUS-36D và điều chỉnh nhịp bắn cho phù hợp. Máy bay An-2 đã có sẵn hai dàn phóng rốc-két loại 4 quả mỗi dàn, khi cải tiến, ta lắp loại thùng 16 quả lên giá của thùng 4 quả.
    Sau khi nghiên cứu, lắp đặt thử nghiệm, đầu năm 1966, Quân chủng Phòng không-Không quân đã đưa máy bay cải tiến mang vũ khí thật bay kiểm tra và thực hành chiến đấu thử nghiệm. Kết quả, các máy bay chiến đấu cải tiến đã thỏa mãn các yêu cầu chiến thuật, kỹ thuật đề ra.
    Sau đó, từ năm 1966 đến 1968, không quân ta đã sử dụng máy bay vận tải cải tiến thành máy bay chiến đấu cải tiến thực hiện tác chiến chống tàu và các cứ điểm ra-đa của Mỹ.
    Kết quả, máy bay chiến đấu cải tiến đã tiêu diệt được nhiều tàu địch trên vùng biển Thanh Hóa, Cửa Việt và trên chiến trường nước bạn Lào năm 1968. Từ sáng kiến cải tiến máy bay vận tải, sau này không quân ta đã cải tiến máy bay vận tải C-130 thu được của Mỹ thành máy bay ném bom, chiến đấu rất hiệu quả. [1]

    Hương Ngân (Theo tài liệu của Tổng cục Kỹ thuật
    http://www.quandoinhandan.org.vn/news.php?id_new=56853&subject=3
  5. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4

    Tự bạch của một thầy giáo phi công

    Ngày 22 tháng 11 năm 2004


    Ba mươi tuổi, Trần Hữu Tùng đã là phi công bay thử cấp quân chủng và nhiều lần tham gia bay biểu diễn. Những động tác nhào lộn trên không của anh đã nhiều phen khiến những người dưới đất phải... thót tim! Hơn 2.000 giờ bay an toàn và xử lý ?ongon lành? 52 tình huống bất trắc trên không với 3 loại máy bay chiến đấu là những con số không nhỏ.
    Bây giờ thì Trần Hữu Tùng là trung đoàn trưởng kiêm giáo viên huấn luyện bay ở Trường Sĩ quan không quân. Ngoài đời, thượng tá Trần Hữu Tùng là một người dễ tính, dễ gần và kể chuyện rất duyên, khiến tôi không thể không ghi lại mấy mẩu chuyện riêng đã có lần anh chân thành tự bạch.
    Đi tuyển phi công để... được ăn no
    Hồi ấy sinh viên bọn tôi mỗi tháng chỉ được ăn 16 đồng, toàn bo bo với mì, đói lắm. Tôi lại ăn khỏe nên lúc nào cũng thấy đói. Thế mà nghe nói phi công ăn những 75 đồng, gần gấp 5 lần còn gì. Và thế là trong một lần thấy thông báo tuyển phi công tôi bèn xin nghỉ học hai ngày đi khám tuyển. Lúc bấy giờ là năm 1975, tôi đang là sinh viên cơ khí-chế tạo máy học ở Vĩnh Phúc. Từ 200 hồ sơ khám tuyển, người ta loại bằng mắt còn 70 người, sau đó về Hà Nội khám tiếp thì còn có 2 người. Tôi và một anh nữa khám ở vòng cuối thì anh kia bị loại nốt vì răng sâu, chỉ còn có tôi. Khi đi khám về bị thiếu bài thực hành, mọi người được về nghỉ hè, còn tôi thầy bắt ở lại 3 ngày gò một chiếc xô bằng tôn để trả bài. Sau đợt đó tôi nhập ngũ, bắt đầu chặng đường học tập để trở thành phi công. Và hành trình để được ăn 75 đồng một ngày quả là không đơn giản.
    Nhớ lại vài sự cố
    Trong đời làm chỉ huy bay có một vụ làm tôi nhớ nhất. Đó là lần ở Phù Cát. Trong một buổi huấn luyện bay, một chiếc MiG-21 khi về hạ cánh đã bị sự cố gây cháy nổ ở giữa đường băng. Đám cháy ở khoảng 1/3 đường băng. Lúc đó trên trời còn tất cả 4 máy bay, hai chiếc vừa cất cánh và hai chiếc chuẩn bị hạ cánh. Tôi đã cho hai chiếc vừa cất cánh treo ở chế độ tiết kiệm dầu, hai chiếc sắp hạ cánh thì cho hạ cánh ngược ở phần đường băng dài hơn. Sân bay Phù Cát rất dài, có thể cất hạ cánh hai đầu, tất nhiên hạ cánh ngược có nhiều bất lợi như vận tốc gió lớn, phi công lại không quen... Cuối cùng mọi chuyện đều tốt đẹp.
    Còn một vụ ở Cam Ranh, máy bay kẹt vòng quay lớn động cơ, gẫy tay ga mất điều khiển trong khi động cơ làm việc ở chế độ lớn nhất. Trên máy bay có một giáo viên đang kèm học viên bay tập. Đến độ cao 80m vòng kín, tôi cho tắt máy hạ cánh theo chế độ lướt của máy bay. Và chiếc YAK-52 đã hạ cánh an toàn (dĩ nhiên có cả hai thầy trò). Vụ này tôi được tư lệnh thưởng 500 nghìn đồng (Bằng khen) và được Nhà nước tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất.
    Còn vụ đầu tiên trong đời cầm lái chính là lần thả đơn thứ 4 vòng kín khi còn là học viên MiG-21. Máy bay bị hỏng tự động lái, chao lật không theo điều khiển. Tôi tắt trợ lực lái, bay bằng cơ, đường bay bị trượt so với sân bay 20km. Theo đài dẫn đường, tôi bay về, làm vòng kín hạ cánh an toàn. Nói thì lâu chứ để đưa ra quyết định chỉ trong tích tắc.
    Vợ tôi là người đảm đang nhất
    Tôi ở Biên Hòa, quen và gặp nhà tôi ở đó. Quen nhau được một năm thì tôi chuyển ra Phan Rang. Cưới xong cứ tháng này vợ ra thì tháng sau chồng vào. Sau thấy vất vả và tốn kém quá tôi đành dắt vợ theo, xin cho cô ấy về dạy ở Phan Rang. Ở Phan Rang chúng tôi chưa có nhà, cứ vợ ở đâu thì tôi ở đó ké theo khu tập thể của giáo viên. Ở với nhau được 7 năm thì tôi lại chuyển ra Phù Cát. Gia đình vẫn ở lại Phan Rang đến năm 1995 mới ra Nha Trang. Tôi là con một. Bố tôi là liệt sĩ chống Pháp. Mẹ tôi đã ở cùng vợ tôi suốt 15 năm nay. Mọi việc nhà hầu như cô ấy đều lo. Bố mất sớm nên cô ấy đảm đang từ nhỏ. Không nói ra nhưng tôi biết chỉ khi nào có việc gì đó thật cần thiết cô ấy mới gọi điện cho tôi, còn lại đều nhờ anh em, bạn bè tự giải quyết hết. Hai con tôi nay đã lớn. Cháu đầu học Đại học thủy sản. Cháu thứ hai học An ninh hàng không. Công của vợ tôi đối với gia đình là rất lớn. Từ ngày chuyển ra Nha Trang cô ấy đã phải nghỉ dạy học để chăm sóc gia đình. Những gì tôi có được hôm nay có một phần đóng góp quan trọng của cô ấy. Với tôi, cô ấy là người đảm đang nhất...

    Nguyễn Xuân Thủy
    Báo QĐND
  6. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Buồn cười nhỉ, tài liệu Tây cũng khá hài hước đấy chứ bác Không hiểu có sự thân thiện nào giữa VNDCCH và VNCH không bác???
  7. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    "Kết quả, máy bay chiến đấu cải tiến đã tiêu diệt được nhiều tàu địch trên vùng biển Thanh Hóa, Cửa Việt và trên chiến trường nước bạn Lào năm 1968. Từ sáng kiến cải tiến máy bay vận tải, sau này không quân ta đã cải tiến máy bay vận tải C-130 thu được của Mỹ thành máy bay ném bom, chiến đấu rất hiệu quả. [1]"
    Theo tài liệu lịch sử thì C130 đã được dùng để thả bom từ trước 1975 theo sữ hướng dẫn của đài bobs
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Cứ xài "tiêu chuẩn Mỹ", thằng Thái chứa chấp Khme đỏ chống VN là đủ xử tội rồi, cần gì lý do nào nữa. Chuyện lạ là sao lúc đó ta không xử Thái nó luôn thể, thằng nào dám vào can đây?!
  9. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Trên đất Thái zúi lúc đó còn căn cứ quân sự của Mĩ nữa bác ạ.Nếu như 1 quả đạn pháo 130 ly của mình rơi vào doanh trại của bọn nó,chúng nó lu loa lên thì rách việc.
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Thêm tội nữa là truớc 75 dám sang lào giúp Vàng pao định ăn tết ở Tân Kỳ (Nghệ An), oánh lúc đó vẫn còn muộn

Chia sẻ trang này