1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không chiến trên bầu trời Bắc Việt (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn2, 07/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Trong khi làm việc với xã đội Phú Vinh, địa bàn có chiếc máy bay rơi, vô tình chúng tôi được xã đội trưởng Hồ Chính Bảy cho biết còn một chiếc máy bay nữa, cũng giống chiếc mà đoàn công tác đang tìm, rơi cách đó khoảng 3km. Quá bất ngờ trước thông tin trên, đoàn công tác đã chia thành hai nhóm, một nhóm theo đoàn trưởng Lê Xuân Đức cùng ông Toàn và các thanh niên địa phương vào tìm hài cốt tổ bay của chiếc IL-14, còn cử hai người đi theo anh Bảy tìm đến địa điểm có chiếc máy bay mới phát hiện. Tuy nhiên, cũng giống như chiếc thứ nhất, tại hiện trường chỉ còn lại một số quả đạn cối và những mảnh nhựa, mảnh gỗ phíp nhỏ. Đồng chí Lương Hữu Thuận, người trực tiếp vào hiện trường chiếc máy bay này khẳng định: Căn cứ vào lời những người dân kể và những hiện vật tìm được có thể khẳng định chắc chắn đây chính là một chiếc IL-14 nữa mất tích trong chiến dịch Mậu Thân. Hiện vật còn lại to nhất là những quả đạn cối M81, loại đã được dùng để tiếp viện cho chiến trường năm xưa. Riêng về tổ bay, theo người dân địa phương có người nói hình như đã được một đơn vị nào đó mai táng nhưng không biết đó là đơn vị nào, nay đã đi đâu, có người lại cho biết hình như đó là một đơn vị xây dựng. Vì không có thông tin chính xác nên đoàn công tác không thể tiến hành tìm kiếm. Đây quả là bất ngờ lớn vì không ai nghĩ rằng, 2 trong 4 chiếc máy bay mất tích lại ở cùng một địa điểm chỉ cách nhau vài km. Tuy nhiên số phận tổ bay thứ hai ra sao, thân thể các anh có còn gì và được mai táng ở đâu, Quân chủng PK-KQ còn đang tiếp tục xác minh, tìm kiếm. Khi có kết quả, báo Quân đội nhân dân sẽ thông tin sớm nhất đến bạn đọc.


    NGUYỄN XUÂN THỦY
  2. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Viết tiếp bài báo: ?oTìm thấy tổ bay cảm tử mất tích trong chiến dịch Mậu Thân?
    Ngày 16 tháng 08 năm 2005


    Địa điểm chiếc máy bay rơi theo trí nhớ của đồng chí Lê Hải Nhuận
    Sau khi báo Quân đội nhân dân ngày 6-8-2005 đăng bài ?oTìm thấy 2 chiếc máy bay mất tích trong chiến dịch Mậu Thân? chúng tôi đã nhận được nhiều điện, thư của bạn đọc từ khắp nơi gửi về tòa soạn cung cấp những thông tin có liên quan về sự kiện này. Đặc biệt là những thông tin về 2 chiếc máy bay còn lại hiện chưa được tìm thấy và những bí ẩn xung quanh những chiếc máy bay mất tích sau 38 năm ấy, báo Quân đội nhân dân mong bạn đọc tiếp tục theo dõi, cung cấp cho báo Quân đội nhân dân những thông tin, tài liệu mới hơn.
    Bài 1: Có thêm thông tin mới về những chiếc máy bay cảm tử
    Qua những thông tin từ phía bạn đọc, vừa qua chúng tôi đến Quân chủng Phòng không-Không quân và được Ban chính sách Quân chủng giới thiệu tới Đoàn bay 919 (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) để tìm hiểu thêm thông tin về những chiếc máy bay còn lại chưa được tìm thấy.
    Đồng chí Phạm Huy Vận, Phó Trưởng Đoàn bay 919 và đồng chí Đoàn Thế Tuyền, cán bộ chính sách của Đoàn bay 919, cho biết: trong hai ngày 7-2-1968 và ngày 12-2-1968 có 5 tổ bay IL-14 nhận nhiệm vụ chiến đấu, xuất phát từ Hà Nội: 3 tổ đánh trận đồn Mang Cá và 2 tổ đánh trận cảng Cửa Việt. Trong 3 máy bay đánh trận đánh đồn Mang Cá, gồm 2 chiếc chở bom và một chiếc chở hàng chi viện, tất cả đều mất tích. Như bài báo trước đã đưa, trong 2 máy bay tìm được tại A Lưới, một chiếc xung quanh có rất nhiều mảnh dù, chiếc còn lại có rất nhiều quả đạn cối và bom tạ, có thể đây là một chiếc chở bom và chiếc chở hàng mất tích vào năm ấy. Điều đó cũng có nghĩa là, còn một chiếc máy bay chở bom trong trận đánh đồn Mang Cá chưa tìm thấy
    Cũng theo thông tin từ Đoàn bay 919, chúng tôi được biết thêm, 2 chiếc máy bay IL-14 tham gia đánh trận cảng Cửa Việt, một chiếc bị bắn thủng thùng xăng buộc phải hạ cánh ở sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa), chiếc còn lại bị mất tích cho đến tận bây giờ.
    38 năm, trong trí nhớ của nhiều người cùng thời, để giúp tìm kiếm 2 chiếc máy bay còn lại ấy quả là một bài toán rất khó bởi các nhân chứng đều đã có tuổi, mà địa hình hôm nay đã có quá nhiều thay đổi. Nhưng thật bất ngờ, sau khi bài báo đến tay bạn đọc, chúng tôi nhận được thư của một bạn đọc từ Tây Nguyên, có nói về một chiếc máy bay mà một người nhà của ông biết. Ông là Trần Thanh Tùng (Đại học Tây Nguyên-tỉnh Đắc Lắc). Trong thư ông viết: ?oVào năm 1982, tôi về thăm quê ở Quảng Trị, đến nhà chú tôi, tôi thấy nhiều vật dụng bằng nhôm rất đẹp. Chú tôi cho biết, chú thấy một máy bay khá nguyên vẹn trên núi và xẻ ra đem về dùng. Địa điểm ở vùng núi huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (phía nam Đường 9)?. Ông Trần Thanh Tùng chỉ để lại địa chỉ của gia đình ở Quảng Trị là: Trần Kim Bồi, thôn Thạch Đâu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Nhận được thông tin Đoàn bay 919 đã đặt nhiều giả thiết để xác định tung tích của những chiếc máy bay mất tích, xác định đó có thể là một trong những máy bay của Đoàn đã tham gia trận đánh cảng Cửa Việt vào đầu xuân năm 1968. Họ đã trực tiếp gửi thư cho ông Bồi, và chuẩn bị công việc vào Quảng Trị xác minh cụ thể loại máy bay và tìm hiểu qua nhân chứng những thông tin có liên quan đến thi hài của những người đã mất trong chiếc máy bay ấy.
    Cũng thời gian này, báo Quân đội nhân dân nhận được tin từ đồng chí Đại tá Lê Hải Nhuận, hiện là Trưởng phòng Khoa học-Công nghệ và Môi trường của Trường cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật Quân đội, nguyên là chiến sĩ Đoàn B24 của Binh đoàn Hương Giang. Cụ thể là, vào năm 1970, trong một chuyến hành quân từ đỉnh Phu Rếc tới dốc Cao Bồi và cách dốc Cao Bồi 2 tiếng đồng hồ đi bộ về phía đông nam, đồng chí Nhuận và đồng đội có thấy một chiếc cánh máy bay nằm trên đỉnh một ngọn núi, có dòng chữ tiếng Nga, nên anh và bạn bè khẳng định đây là máy bay của ta, có thể là máy bay mất tích trong Mậu Thân năm 1968. Ngoài ra, đồng chí còn thấy một mảnh dù chừng 2m bay dọc trên cành cây, mà theo đồng chí Nhuận, đây có thể là mảnh dù của đồng chí phi công đã hy sinh. Ngay lập tức, chúng tôi mượn tấm bản đồ từ Quân chủng Phòng không-Không quân để đồng chí Nhuận xác định tọa độ, nhưng do bản đồ không chi tiết, chỉ có một địa danh là đỉnh Phu Rếc nằm trên nước bạn Lào, giáp đường biên giới, đồng chí Nhuận chỉ vẽ được một cách ước lượng, nếu so đường chim bay nó chỉ bằng 1/8 quãng đường từ Phu Rếc về thị trấn A Lưới.
    Chúng tôi đặt giả thiết, liệu đây có phải là chiếc máy bay chở dù trong trận đánh đồn Mang Cá vừa tìm được trong đợt vừa rồi? Thông tin có vẻ không trùng khớp, bởi chiếc máy bay tìm được là chiếc máy bay có rất nhiều mảnh dù ở địa bàn huyện A Lưới, cách cánh rừng xã Hồng Thượng, nơi có chiếc máy bay đầu tiên được tìm thấy chỉ 3km. Mà theo bản vẽ của đồng chí Nhuận, thì chiếc máy bay mà anh và đồng đội nhìn thấy phải cách Hồng Thượng ít nhất là 30km đường chim bay. Đồng chí Nhuận khẳng định, nếu như có bản đồ chi tiết, chắc chắn anh sẽ xác định được tọa độ của chiếc máy bay anh thấy 35 năm trước. Và chúng tôi hy vọng rằng, đây sẽ là chiếc máy bay thứ tư nhưng cũng chỉ là một giả thiết.
    Cũng thời gian này, theo thông tin từ Đoàn bay 919, đồng chí Lại Văn Vượng (một nhân chứng đã được đề cập trong bài viết trước) có nhớ thêm một thông tin rất quan trọng. Vào năm 1972, đồng chí Vượng có gặp 2 chiến sĩ trinh sát, một đồng chí tên là Tiến, một đồng chí không rõ tên. Đồng chí Tiến cho biết, trong quá trình đi trinh sát, anh phát hiện thấy có một máy bay rơi còn nguyên vẹn trên địa bàn huyện A Lưới. Vì biết tiếng Nga nên nhìn dòng chữ trên cánh máy bay, đồng chí Tiến khẳng định đây là máy bay của ta. Hai đồng chí vào trong máy bay có thấy một bộ hài cốt nguyên vẹn, bên cạnh còn khẩu súng K59, bao súng, sau đó họ tiến hành chôn cất người liệt sĩ ấy. Liệu đây có phải là chiếc máy bay chở bom trong trận đánh đồn Mang Cá? Và liệu có phải là chiếc thứ 4 hay không? Còn chiếc máy bay mà đồng chí Nhuận nhìn thấy? Tất cả còn phải xác minh tiếp. Nhưng cũng từ ngày ấy, đồng chí Vượng cũng không biết đồng chí Tiến cùng đồng chí chưa rõ tên kia bây giờ đang làm gì, ở đâu. Nếu hai đồng chí đọc được những thông tin này, mong sớm liên hệ cùng chúng tôi theo số điện thoại 069 554119 hoặc địa chỉ báo Quân đội nhân dân, số 7 - Phan Đình Phùng-Hà Nội để xác định và mong giải mã được một số bí ẩn, dù rất nhỏ xung quanh những chiếc máy bay mất tích trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua đó để tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ của chúng ta về với đồng đội, người thân trong sự mong mỏi suốt quãng thời gian 38 năm vừa qua...
    Những thông tin hiện chúng tôi có được từ Quân chủng Phòng không-Không quân, Đoàn bay 919 cũng như bạn đọc gần xa, mới chỉ là những thông tin bước đầu, còn cụ thể điểm rơi của 2 chiếc máy bay còn lại cũng như thông tin của những thành viên các tổ bay, vẫn đang chờ kết quả xác định trên cơ sở những gì thu thập được thời gian qua và đặc biệt là chờ sự hợp tác của các nhân chứng, của nhân dân, nhất là nhân dân huyện A Lưới trong việc phát hiện, tìm kiếm.
    (còn nữa)
  3. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4

    Viết tiếp bài báo: "Tìm thấy tổ bay cảm tử mất tích trong chiến dịch Mậu Thân"
    (Số 2)
    Ngày 16 tháng 08 năm 2005

    Bài 2: Nỗi niềm người thân
    Bên cạnh những thông tin về 2 chiếc máy bay còn lại trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 mà báo Quân đội nhân dân sẽ tiếp tục thông tin đến cho bạn đọc, phóng viên đã có dịp được gặp gỡ những thân nhân của các liệt sĩ đã hy sinh trong tổ bay cảm tử ấy. Chính họ, những người ở lại, chờ đợi và hy vọng suốt 38 năm qua cũng là một sự hy sinh rất cao đẹp. Với những dòng ký ức về chồng, cha, anh của họ, chúng tôi mong muốn gửi đến bạn đọc những thông tin về những liệt sĩ đã ngã xuống góp phần đổi lấy hòa bình cho đất nước, như một nén hương tưởng nhớ đến các anh, những chiến sĩ anh hùng!
    Gia đình liệt sĩ Phạm Kế hiện sống ở Gia Lâm, cách đoàn bay 919 không xa. Bà Hạnh, vợ của liệt sĩ, năm nay đã ở tuổi bảy mươi, dáng người khắc khổ lam lũ, đôi mắt đục mờ, nghẹn ngào kể: ?oTôi và ông ấy tuy có với nhau 3 mặt con thật nhưng sống bên nhau chả được mấy ngày, vợ chồng còn chưa thuộc hết tính nết của nhau thì ông ấy đã hi sinh?. Quê ông bà ở xã Trung Lương, Đức Thọ (Hà Tĩnh). Ông sinh năm 1934, là con cả trong gia đình nông dân. Năm 1953, ông tình nguyện đi bộ đội, đơn vị đóng bên cầu Hiền Lương (Quảng Trị). Đến năm 1956, ông nghỉ phép về cưới bà, cưới nhau được 4 ngày thì ông trở lại đơn vị, khi ấy bà mới hai mươi tuổi. Sau đó ông chuyển ra một đơn vị pháo binh đóng quân ở Nghệ An, điều kiện gặp mặt giữa hai vợ chồng càng thưa hơn. Năm 1957 bà có ra Nghệ An thăm ông một lần. Bà kể, ông có tài làm xiếc đi trên dây thép, luôn có mặt trong đội văn nghệ của đơn vị. Năm 1957, ông được tuyển vào bộ đội Không quân, được Quân đội cho đi học văn hoá ở Lạng Sơn, rồi học lái máy bay và về công tác tại Đoàn bay 919. Năm 1962, bà lại ra Hà Nội ở nhờ nhà người anh trai để được gần chồng. Kết quả chuyến đi ấy là bà đã mang thai và sinh đứa con đầu lòng. Cũng muốn ở lại Hà Nội cho vợ chồng con cái gần gũi nhưng ở quê còn mẹ chồng, cụ lại chưa có đứa cháu nào nên rất ?othèm cháu?; thương mẹ, bà đành bế con về quê sống cho có bà có cháu. Năm 1965, lần đầu tiên ông được về quê ăn tết với gia đình, cũng dịp ấy bà có đứa con thứ hai. Đến năm 1966 thì bà chuyển ra Hà Nội để vợ chồng đoàn tụ, đứa con lớn để ở quê với bà nội.
    Ra Hà Nội, bà xin vào làm công nhân tại nông trường nuôi bò An Khánh gần sân bay Gia Lâm, mấy mẹ con mượn tạm gian nhà kho trải chiếu ra nền nhà ở tạm. Hôm nào ông về, người bảo vệ nông trường ở gần đó lại thương tình đi chỗ khác ngủ, nhường cho vợ chồng bà mượn tạm căn phòng cùng chiếc giường của mình. Lâu lắm ông mới được về, có về lại về rất khuya, đến tờ mờ sáng đã lại ra đi, cho nên khi bà mang thai đứa con thứ 3 mọi người đã đùa rằng chẳng thấy chồng về bao giờ mà lại có thai được. Những ngày trước Tết Mậu Thân năm 1968 là những ngày vui vẻ của gia đình. Ông nói với bà, năm nay mà được nghỉ thì mùng 4 Tết sẽ về để ăn Tết với mấy mẹ con cho gia đình sum họp. Thế rồi nhiệm vụ quá căng thẳng cứ cuốn đi, ông không còn tạt qua nhà được dù chỉ một lát. Năm ấy địch đánh nhiều, mẹ con bà phải sơ tán đến ở trong một chiếc lò gạch cũ ở Làng Nha. Một buổi tối, sau tết hơn một tuần, khi mấy mẹ con bà đã yên giấc thì ông về, lúc đó đã là 2 giờ sáng. Ông thông báo sắp đi công tác. Bà bảo "Nhà còn gạo nếp, để em nấu anh ăn rồi đi", nhưng ông bảo "đơn vị đã lo cả rồi đừng nấu nữa". Rồi ông đột ngột chuyển sang dặn dò: ?oNếu một tháng sau mà không thấy anh trở về thì anh không còn nữa đâu, em chịu khó nuôi con, sau này con lớn thì nhờ chúng nó...?. Bà vừa khóc vừa hỏi ?oSao anh lại nói thế, sao anh lại không về??. Thấy thế ông cười bảo, anh nói đùa đấy mà, anh mà chết thì ai sống với mẹ con em? Nhưng rồi ông lại bảo, nếu anh không còn, số tiền tuất được khoảng 1000 đồng, em lấy về để nuôi con. Bà đã ôm lấy ông mà khóc, bà linh cảm rằng ông sắp sửa nhận một nhiệm vụ rất quan trọng. Buổi tối mùng mười tết năm đó là buổi tối cuối cùng bà được nhìn thấy ông. Sáng hôm sau, ông ra đi khi trời còn nhập nhoạng, và đi mãi... không bao giờ trở về nữa. Sau đó một tuần thì bà trở dạ sinh đứa con thứ 3. Đơn vị cử người ra chơi nói rằng ông đang học ở Trung Quốc không về được, có gửi cho chị và cháu chút quà gồm một cân miến, một gói chè, một bao thuốc lá, một gói kẹo và một lọ nước hoa, một lọ phấn rôm cho cháu bé mới sinh. Bà nghẹn ngào trong nước mắt: Tôi biết chồng tôi hy sinh rồi, hãy cho tôi biết anh ấy hy sinh ngày nào để tôi còn cúng giỗ cho anh ấy... Đừng giấu tôi làm gì...
    Sau khi ông hi sinh, biết bao khó khăn chồng chất lên vai bà. Một mình bà phải làm nuôi ba con cùng mẹ chồng và bố đẻ ở quê ra vì trong quê bị trúng bom Mỹ, nhà cửa cháy hết không còn gì ông phải ra ở với con gái. Đến năm 1978 thì bà chuyển từ nông trường An Khánh về làm nuôi quân ở Đoàn bay 919 là đơn vị của ông. Tần tảo làm lụng, thờ chồng nuôi con, đến nay các con của bà đều đã trưởng thành và có gia đình riêng, tuy chưa khá giả nhưng cũng có nghề nghiệp tử tế. Cả ba người con của ông bà hiện đều công tác trong Tổng Công ty Hàng không, anh cả Phạm Ngọc Hải làm lái xe, người con gái Phạm Phi Yến làm kế toán ở đoàn tiếp viên, người con trai út Phạm Ngọc Lâm sinh năm 1968, ngay sau khi cha hi sinh, nay anh làm ở bộ phận kiểm soát không lưu.
    Một đồng chí nữa trong tổ bay của phi công Phạm Kế là liệt sĩ Ngô Phượng Châu. Anh là người được đồng đội và gia đình hết lời ca ngợi về tài năng và đức độ. Trong tổ bay xuất kích ngày 7-2-1968, Ngô Phượng Châu là sĩ quan dẫn đường. Ngay sau khi đọc được những thông tin trên báo Quân đội nhân dân, gia đình của liệt sĩ Ngô Phượng Châu gồm mẹ của liệt sĩ và 4 người con của bà đã tìm đến cám ơn Quân chủng PK-KQ và Đoàn bay 919, tìm gặp những người đã trực tiếp đi vào A Lưới, nơi các liệt sĩ hi sinh để tìm hiểu rõ hơn sự việc. Bà Ngô Thị Tuyết là mẹ của liệt sĩ nay sống tại khu tập thể 1A-Đặng Thái Thân (Hà Nội) nghẹn ngào nói: ?o37 năm nay tôi tính từng ngày, không ngờ sau bấy nhiêu năm lại có ngày tìm thấy nơi con ngã xuống, cho dù chưa chắc chắn mười mươi, cho dù xương cốt không còn gì thì đó vẫn là một niềm an ủi lớn với gia đình?.
    Liệt sĩ Ngô Phượng Châu sinh năm 1942, là con trai của ông Ngô Phượng Chì và bà Ngô Thị Tuyết. Gia đình liệt sĩ là hậu duệ đời thứ 7 của Ngô Thời Nhậm. Ông bà trước đây đều là cán bộ của Cục Quân giới. Bà vẫn nhớ như in hình ảnh cậu con trai ngộ nghĩnh khi nhà còn ở phố Khâm Thiên những năm đầu kháng chiến chống Pháp, mặc dù mới 5 tuổi đầu nhưng đã cầm cờ kháng chiến chạy dọc hành lang trên gác hô to ?oủng hộ *********, ủng hộ *********?. Khi gia đình theo cách mạng chuyển lên sinh sống tại Việt Bắc, Phượng Châu được đi học trường thiếu sinh quân ở Quế Lâm, Trung Quốc. Trước ngày lên đường anh còn tranh thủ vào rừng lấy cho mẹ cả một nửa gian bếp củi khô vì bà sắp đến ngày sinh nở. Cho đến trước lúc lên xe, được chia mỗi người một mũ lạc rang, anh còn tách khỏi hàng chạy về đưa qua cửa sổ cho các em của mình. Bố của liệt sĩ Ngô Phượng Châu trước khi mất chỉ mong sao có một ngôi mộ của anh trong một nghĩa trang nào đó, dù là mộ tượng trưng, để tưởng nhớ đến người con của gia đình.
    Chị Ngô Thanh Tâm là em gái của liệt sĩ Ngô Phượng Châu, hiện công tác tại Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thì lại nhớ về hình ảnh anh trai với sự ân cần, tận tuỵ, chu đáo. Lá thư cuối cùng Ngô Phượng Châu gửi cho em trước khi hi sinh trong chuyến bay cảm tử, anh đã dặn dò em gái nhiều điều, đặc biệt còn chép tặng chị bài hát ?oEm là hoa Pơ lang? và bốn câu thơ mừng sinh nhật lần thứ 20 của em gái (23-11-1967). Trước khi lên đường tham gia chuyến bay ngày 7-2-1968, anh mới cưới vợ được 9 tháng nhưng cũng chỉ về bên chị được vài lần nên hai vợ chồng vẫn chưa kịp có một đứa con. Gia đình và vợ anh, chị Trịnh Thơ Thơ, lâu không thấy anh về thì sốt ruột lắm nhưng không biết làm sao. 6 tháng sau ngày anh hi sinh, nhà mới nhận được giấy báo tử. Mặc dầu vậy, chị Trịnh Thơ Thơ vẫn cứ ở vậy, chờ mãi đến năm 1972, khi ta và Mỹ trao đổi tù binh vẫn không có tên anh, niềm hy vọng cuối cùng đã tắt chị mới đi bước nữa. Hiện nay chị Thơ làm giáo viên của Trường Đại học Nông nghiệp I, chị và gia đình vẫn qua lại thăm mẹ anh những ngày giỗ tết của gia đình và sinh nhật của anh. Mẹ anh Châu năm nay đã 82 tuổi nhưng bà vẫn mạnh khoẻ và minh mẫn. Bà bảo đang cử hai người con xuống Hải Phòng để cám ơn cựu chiến binh Lại Văn Vượng-người đã viết bức thư gửi Quân chủng PK-KQ để từ đó tìm ra nơi hi sinh của các liệt sĩ.
    Sau khi báo đăng, chị Trần Thị Mây Lai ở thị trấn Bố Hạ - Yên Thế (Bắc Giang) cũng đã tìm về Đoàn bay 919 để thắp hương cho các liệt sĩ và tìm hiểu thêm về trường hợp hi sinh của anh trai mình là liệt sĩ Trần Văn Thái trong tổ bay của phi công Phạm Kế. Chị Lai cho biết, bố mẹ chị chỉ có hai anh em. Anh Thái sinh năm 1945. Bố của anh chị là liệt sĩ chống Pháp, anh là con trai duy nhất, trong diện được miễn nghĩa vụ quân sự, nhưng khi Bộ đội Không quân về tuyển quân, vì rất yêu thích nên anh đã tình nguyện làm chiến sĩ nhảy dù. Sau này anh về nhận công tác tại Sư đoàn dù B05. Trong chiến dịch Mậu Thân-1968, sư đoàn anh có nhiệm vụ phối hợp cùng Đoàn bay 919 để thực hiện các chuyến bay vào Trị Thiên-Huế thả hàng cho chiến trường. Trước Tết năm đó anh được về thăm nhà mấy ngày. Anh nói với mẹ: Nhà mình dột lắm rồi, để con đi mấy ngày rồi con về con sửa cho mẹ, cho em. Và anh dặn chị Lai, anh đi ở nhà mẹ có ốm đau gì thì em nhờ hàng xóm, họ hàng giúp đỡ. Nhưng rồi anh đã đi, không trở về sửa lại nhà như đã hứa...
    Còn một số gia đình liệt sĩ cho đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm gặp hết được do thời gian quá lâu, gia đình mỗi người mỗi nơi. Một điều đáng buồn là các chiến sĩ nhảy dù thuộc Sư đoàn B05 tham gia chiến dịch ngày ấy vì là đơn vị phối thuộc không nằm trong quân số của đơn vị nên Đoàn bay 919 không quản lý danh sách. Tên của các anh hiện nay cũng không có trong hồ sơ cơ quan chính sách Đoàn 919. Sư đoàn B05 thì đã giải tán, vậy nên không biết hồ sơ các liệt sĩ của B05 hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân bây giờ ở đâu? Điều này càng làm cho chúng tôi nóng lòng mong đợi tiếp tục nhận được hồi âm của đồng đội, những người có liên quan và gia đình các liệt sĩ ấy. Với bài viết này, bên cạnh sự chia sẻ với thân nhân các liệt sĩ và để bạn đọc tiếp tục thông tin về những tổ bay cảm tử, chúng tôi cũng mong các đồng chí đồng đội của những chiến sĩ nhảy dù B05, về tên, tuổi và những thông tin có liên quan hãy cung cấp cho chúng tôi theo địa chỉ: báo Quân đội nhân dân, số 7-Phan Đình Phùng, Hà Nội, hoặc liên lạc theo số máy điện thoại: 069.554119.
    (còn nữa)
  4. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Bài 3: Tượng đài trong lòng đồng đội

    Xuân Thủy-Nguyên Vũ


    Viết tiếp bài báo: ?oTìm thấy tổ bay cảm tử mất tích trong chiến dịch Mậu Thân (Số 3 và hết)

    Liệt sĩ Ngô Phượng Châu
    Bài 3: Tượng đài trong lòng đồng đội
    Hiểu nỗi lòng thân nhân các liệt sĩ của tổ bay cảm tử trong chiến dịch Mậu Thân 1968, như báo Quân đội nhân dân đã đưa, đồng chí Phạm Huy Vận, Phó trưởng Đoàn bay 919 đã trao đổi với phóng viên báo Quân đội nhân dân: ?oMặc dù bây giờ Đoàn 919 không còn ở trong Quân đội nữa, nhưng quá khứ hào hùng anh em chúng tôi mãi ghi nhớ. Dù các anh mãi đi xa, nhưng các anh vẫn mãi là những đồng chí, đồng đội thân yêu của chúng tôi và chúng tôi quyết tâm tìm các anh về với đồng đội, với người thân, hoặc ít nhất cũng xác định được nơi các anh ngã xuống ...?.
    Ông Nguyễn Văn Sửu ở ngõ 117, đường Nguyễn Sơn (Gia Lâm-Hà Nội), một trong những phi công tham gia các tổ bay cảm tử ngày ấy kể lại: ?oTôi và phi công Phạm Kế cùng học ở Trường văn hoá Lạng Sơn về đơn vị cách nhau vài tháng. Trước chiến dịch Mậu Thân, chúng tôi được Cục Quân huấn-Bộ Tổng Tham mưu- trực tiếp xuống giao nhiệm vụ huấn luyện. 6 tổ bay được thành lập và tổ chức luyện tập theo kế hoạch. Các thành phần được sơ tán về thôn Quán Khê, xã Dương Quang, cách sân bay Gia Lâm hơn 10km. Ở đó chúng tôi được học chính trị, học sơ đồ đường bay, tính toán trên bản đồ... sau đó là tập bay đêm, cứ 17 giờ là bắt đầu. Một số đồng đội đã được bố trí đốt lửa làm địa tiêu ở các vị trí khác nhau để phi công tập nhận biết mà thả hàng. Địa bàn huấn luyện và đốt lửa chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Sau này chúng tôi mới biết, trên tổ chức huấn luyện như vậy để khi vào Trị Thiên ?" Huế thả hàng sẽ hiệp đồng với quân ta đốt lửa làm hiệu như vậy. Đến tháng 2-1968 thì Tư lệnh Phùng Thế Tài cho gọi chúng tôi về sân bay Gia Lâm. Từng tổ được giao nhiệm vụ riêng. Chúng tôi hiểu rằng đây là nhiệm vụ hết sức đặc biệt và quan trọng. Các máy bay chiến đấu phải xoá hết Quốc kỳ, số hiệu; tổ bay phải bỏ lại mọi tư trang, đồ dùng cá nhân, nhất là các giấy tờ tuỳ thân, mỗi người chỉ được phát một bộ quần áo quân giải phóng để mặc. Các việc làm trên nhằm mục đích giữ bí mật. Trước khi xuất kích, các tổ bay đều được chụp ảnh lưu niệm. Mọi người đều xác định tốt nhiệm vụ nên coi những chuyến đi ấy rất nhẹ nhàng. Trong đơn vị ai cũng xác định tư tưởng là vậy nhưng khi các tổ bay không trở về, cả đơn vị buồn bã, mọi người nhìn nhau không nói được câu nào, nhà ăn vắng ngắt. Chị nuôi quân nấu một nồi quân dụng cháo gà to ngồi chờ mãi nhưng chẳng ai trở về, chẳng ai đến ăn, cuối cùng phải đổ đi...?. Ông Sửu cho biết, ngày ấy ông cùng với phi công Phạm Kế, người lái chính tổ bay xuất kích ngày 7-2-1968, ở cùng một phòng trong nhà trọ của ông Bảy ở thôn Quán Khê. Anh Kế là người hiền lành, trầm tính nhưng hay đùa dí dỏm. Khi đó anh đã có vợ và con, nhà ở Nông trường An Khánh, gần sân bay Gia Lâm.
    Cũng từ thông tin bài viết trên báo Quân đội nhân dân, chúng tôi vừa nhận được thư của anh Trần Văn Tánh hiện công tác tại Ngân hàng Sài Gòn-Thương Tín (chi nhánh tại Bình Dương) gửi về tòa soạn. Anh viết: ?oQua thông tin bài báo, tôi thấy có nhiều điều liên quan đến bác ruột của tôi là liệt sĩ Trần Văn Tụ. Hồi đó, bác tôi là phi công thuộc Đoàn bay 919. Theo giấy báo tử của đơn vị, bác tôi hy sinh ngày 12-2-1968 tại chiến trường C. Bác tôi sinh năm 1933. Trong album ảnh của bác tôi còn có rất nhiều bức ảnh chụp cùng đồng đội, trong đó có một bức có dòng chữ ở phía sau: ?oTặng tiểu đội 1, trung đội 1 vì đã có thành tích trong năm 1967?, kí tên Minh Đức. Và trong số ảnh của bác tôi, còn có những tấm hình có ghi tên những đồng chí như sau: ?oHữu Mại QB (có lẽ là Quảng Bình), Lam 6-2-1962, Niêm, Huy Hảo-Cát Bi 2-10-1962, Thọ 7-8-1961, Hồ Đắc Mộng. Qua báo Quân đội nhân dân, tôi muốn được liên hệ với những người có tên trong bức ảnh và người chụp ảnh, tìm bác Minh Đức, nếu các bác vẫn còn sống. Qua quý báo, tôi cũng như gia đình rất mong có được thông tin về trận đánh, hài cốt cũng như thông tin chi tiết về những năm tháng bác tôi tập kết ra Bắc sau đó học tại trường hàng không và công tác, chiến đấu thuộc Đoàn bay 919. Tôi nghĩ những thông tin đó là cần thiết để gia đình biết thêm về bác tôi cũng như để giáo dục cho con cháu về truyền thống cần được gìn giữ và phát huy?.

    Tổ bay của Phạm Kế
    Chúng tôi rất cảm động vì một người cháu mà vẫn giữ những kỉ niệm về bác mình một cách cẩn thận và kĩ lưỡng như thế, nhưng hơn hết là tình cảm của thế hệ đi sau dành cho những người đi trước. Chúng tôi muốn gửi đến anh Tánh rằng, tổ bay của bác anh gồm có 5 người theo thông tin từ hồ sơ lưu của Đoàn bay 919, gồm có liệt sĩ Nguyễn Văn Bang, liệt sĩ Lê Văn An, liệt sĩ Hồ Văn Tiếp, liệt sĩ Trần Văn Tụ, liệt sĩ Lê Hữu Đắc. Bác anh Tánh và đồng đội cùng trên chiếc máy bay IL-14, xuất phát từ lúc 5 giờ ngày 12-2-1968, hy sinh tại Thừa Thiên-Huế.
    Sau đó, chúng tôi có điện thoại cho anh Tánh hỏi về gia cảnh của liệt sĩ Trần Văn Tụ bây giờ. Anh Tánh cho biết: ?oVào tháng 3-1954, đơn vị của bác tôi đóng quân tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị (gia đình không rõ tên đơn vị). Và cùng thời điểm đó, bác tôi lập gia đình. Khoảng cuối tháng 7-1954, toàn đơn vị của bác tôi chuyển quân ra Bắc. Vào tháng 8-1954, bà nội tôi ra thăm bác tôi, lúc đó đơn vị đang đóng quân tại Vinh, tỉnh Nghệ An. Sau lần bà nội tôi ra Vinh thăm bác cho đến 30-4-1975, gia đình không nhận được thêm thông tin nào về bác tôi. Hơn 2 năm sau khi bác trai tập kết ra Bắc, vì mất liên lạc nên bà nội tôi đã đồng ý cho bác gái về nhà ba mẹ bác gái. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, gia đình tôi mới nhận được thông tin từ Đoàn bay 919 là bác tôi đã hy sinh vào ngày 12-2-1968. Thú thật lúc nhận được giấy báo tử, tôi vẫn nuôi một hy vọng kéo dài suốt mấy năm sau đó rằng bác tôi vẫn còn sống và đang bị lạc đâu đó trong rừng sâu và có một ngày nào đó về lại với người thân đang ngóng đợi?.
    Theo thông tin từ Đoàn bay 919, trong suốt cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước có tới hơn 20 tổ bay hy sinh, trong đó, chiến dịch Mậu Thân chính xác là có 5 tổ bay mất tích (trong đó có 4 tổ bay IL-14). Tổ bay mất tích chưa được nhắc tới trong các bài báo vừa rồi là tổ bay AH-2 đánh tàu chiến trên biển, bị rơi trên vùng biển Thanh Hóa. Việc tìm kiếm máy bay rơi trên biển bây giờ là một vấn đề quá khó khăn, có lẽ phải trông chờ đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật, và Đoàn bay 919 đang chờ đợi có ngày tìm được hết để đón các đồng chí, đồng đội từ biển khơi trở về với đất mẹ.
    Đồng chí Phạm Huy Vận, Phó trưởng Đoàn bay 919 tâm sự rằng, có một chuyện chính ông cũng cảm thấy có lỗi: -?oHôm trước chị Mây Lai, em gái của liệt sĩ Trần Quang Thái, chiến sĩ nhảy dù đã hy sinh trong chuyến bay Tết Mậu Thân 1968 có thắc mắc tại sao anh trai chị không có tên trong tấm bia liệt sĩ của đơn vị, thực ra chúng tôi cũng mong muốn hoàn thiện để đưa các anh vào lắm chứ. 12 chiến sĩ nhảy dù, bây giờ mới chỉ biết mỗi tên đồng chí Thái, còn 11 đồng chí nữa chúng tôi chưa biết rõ tên để đưa các anh vào bia đá. Cũng qua báo Quân đội nhân dân, mong bạn đọc khắp nơi, ai biết, mong thông tin cho chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện tấm bia đá của đơn vị. 38 năm rồi, tên các anh chưa được đặt bên cạnh tên của đồng đội...?.
    - Nhưng năm trước, nhân dịp 45 năm thành lập, Đoàn bay 919, có dựng tượng đài 3 đồng chí là Anh hùng LLVT của Đoàn trước đây. Còn bây giờ, với những liệt sĩ của tổ bay cảm tử trong chiến dịch Mậu Thân, Đoàn bay có nghĩ tới việc dựng một tượng đài để tôn vinh sự hy sinh cao đẹp của họ?
    - Việc dựng một tượng đài để tôn vinh, đó là điều hoàn toàn xứng đáng. Vấn đề này, trong cuộc họp vào tháng 9 tới của Đoàn bay 919, tôi sẽ đưa ra để bàn bạc kỹ. 38 năm qua, sự hy sinh của các đồng chí ấy vẫn luôn là một tượng đài trong lòng đồng đội của Đoàn bay 919 !
    *
    * *
    Qua đồng chí Đại tá Lê Hải Nhuận, Trưởng Phòng Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Trường cao đẳng Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội, chúng tôi được biết thêm, có 2 liệt sĩ của đơn vị đồng chí Nhuận đã được anh và đồng đội mai táng ở những địa điểm rất cụ thể. Đó là đồng chí Cược-người Hà Tĩnh và đồng chí Tường-người Ninh Bình (chỉ nhớ được tên mà không nhớ họ), họ đều là chiến sĩ Đoàn B24 thuộc Binh đoàn Hương Giang. ?oKhông biết bây giờ họ đã được quy tập về hay chưa? Mà tôi nghĩ là chưa. Qua báo Quân đội nhân dân, nếu ai là thân nhân của các anh xin hãy liên hệ cùng tôi để đưa các đồng chí về quê hương như nguyện vọng của gia đình và đồng đội?-đồng chí Lê Hải Nhuận nói.

    Xuân Thủy-Nguyên Vũ
  5. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Cầu Hàm rồng sụp đổ:
    Vào ngày 10/5, Chiến dịch Linebacker 1 bắt đầu. Khu vực Hà nội, Hải phòng đã bị đánh bom dữ dội, bao gồm cả những mục tiêu trước đó nằm ngoài phạm vi được phép.
    Sau 3 ngày, cầu Hàm rồng vẫn là mục tiêu chủ đạo trong các phi vụ hàng ngày. Các phi vụ vẫn tương tự như ngày 27/4, nhưng thời tiết tốt hơn, và có thêm 2 máy bay. Tổng cộng 14 chiếc ném bom với bom điều khiển; Nhưng lần này, 9 bom LGB 3,000 pound sẽ được sử dụng kết hợp với 15 bom LGB 2,000 pound và 48 bom 500 pound loại thông thường.
    Sáng 13/5, các thành viên đoàn bay được cập nhật trên bản đồ bay cá nhân các địa điểm SAM mới, tình hình cao xạ phòng không, đường bay tiếp dầu, vị trí các lực lượng ECM (tác chiến điện tử) cùng với các thủ tục cứu hộ. Khí tượng khu vực mục tiêu được thông báo rất tốt. Đoàn ném bom cất cánh, tìm gặp chiếc KC-135 để tiếp dầu trước lúc bước vào trận đánh.
  6. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4

    Trước kia ở phần 1 Không chiến trên Bầu trời Bắc Việt, chú Tuất Huyphuc_81 đã phủ nhận không có Mig-17 Trung quốc tham chiến với KQ Mỹ.
    Theo Ký sự Quân chủng PK-KQ tập 2 thì Mig-17 Trung quốc đã tham chiến với KQ Mỹ. Lê Thành Chơn trong "Khối mây hình lưỡi búa" cũng có chi tiết cho biết Mig-17 TQ đã tham chiến với KQ Mỹ.
    "Thưa Đô đốc, tôi cho nguyên nhân của nó là yếu tố tâm lý. Từ trước đến nay, phi công chúng ta là những tay lái cự phách, chúng ta chưa hề thua bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Tại mặt trận Triều Tiên, đánh nhau với phi công Trung Cộng, chúng ta đã làm cho họ gãy cánh. Chắc quí vị còn nhớ, tại Thượng Cam Lĩnh, lúc đó tôi bay số hai cho Đô đốc của chúng ta. Với lực lượng gần ngang nhau, Đô đốc đã bắn rơi hai chiếc Mig-15, Mig-17 của Trung Cộng trong một trận, tôi bắn rơi một chiếc Mig-17. Theo tôi, Mig-17 không còn gì bí mật với chúng ta. Cũng tại Bắc Triều Tiên, bất chấp sự bảo vệ của pháo cao xạ, của Mig, những phi công kiêu hãnh của chúng ta đã oanh kích vào những chiếc phà đang di chuyển và đã biến chúng thành những tấm ván. "
    http://www.baocantho.com.vn/vietnam/sangtac/15644/
  7. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Phi công Ritchard Straffert.
    Phi công F-8 Crusader sau trận đánh đó 20 năm đã trở thành hạm trưởng của chính tàu sân bay số hiệu 63 mà anh ta đã hạ cánh khẩn cấp sau khi tham chiến với Mig-17 và bị trúng đạn.
  8. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Mig 17 có tham chiến ở Triều tiên ?
    Lâu nay chỉ thấy nói Mig15 tham chiến thôi chứ, và chủ yếu là do phi công Nga ngố lái?
  9. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Tại vì mọi người cứ nghĩ chiến tranh Triều tiên chỉ gói gọn trong năm 50-53.
    Suốt từ sau 5x, Mig-17 TQ/BTT còn va chạm với KQ Mỹ không chỉ ở TT mà cả ở Đài loan và Việt nam nữa (đánh ở gần đảo Hải nam, một máy bay Mỹ bị bắn rơi - nghi bị friendly fired).
  10. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Đã có rất nhiều MIG trốn sang Phương Tây, do đó các bí mật khí động học, điện tử, vũ khí, IFF của Mig có lẽ không xa lạ với NATO.
    Chính vì thế, trong các cuộc chiến tranh đối kháng với KQ Mỹ, Mig thường ko sử dụng được thiết bị điện tử vì bị vô hiệu hoá.
    Theo Phạm Tuân, cứ bật radar lên là màn hình ngay lập tức trắng xoá. Các phi công Mig-21 về sau phải dùng chủ yếu tên lửa tầm nhiệt và ngắm bắn bằng mắt và tự ước lượng cự ly bắn.
    Trong điều kiện không bị nhiễu điện tử, Mig-21 bật radar khoá mục tiêu để biết được tham số bắn mà điều chỉnh tốc độ và vị trí máy bay.
    Date Aircraft From Notes
    17-May-49 La-11 Landed in Sweden from navigational error.
    Jun-51 Mig-15 N. Korea Recovered from sea by Royal Navy. To USA.
    5-Mar-53 MiG-15bis Poland Defection to Borholm Island Denmark by Franzisket Jarecki. Aircraft number 346. Aircraft returned March 22nd.
    20-May-53 MiG-15bis Poland Defection to Borholm Island Denmark by Zdzislaw Jazwinski.
    21-Sep-53 MiG-15bis N. Korea Flown to Kimpo S. Korea by Lt. Ro Kun Suk. Test flown by USAF as T2-3000. Now in USAF museum.
    1955 MiG-15bis USSR Forced landed in W. Germany from navigational error.
    31-Oct-56 MiG-15 Egypt Captured in damaged con***ion by Israel after being shot down. Displayed at Hatzor AB.
    1956 MiG Poland
    1957 MiG Poland
    12-Jan-60 MiG-15 PR of China Exploded on landing at Ilan, Taiwan. Tail number was 0651. Flown by Wang Wenping.
    19-Jan-61 Yak-11 Egypt Defection to Israel.
    15-Sep-61 Y-5 PR of China Defected to Taiwan. Now in museum.
    15-Sep-61 An-2 PR of China Flown to S. Korea by Shao Hsi-yen and Kao Yu-tsung.
    3-Mar-62 MiG-15bis PR of China Defection to Taoyuan AB Taiwan by Lt. Liu Cheng-Sze. Now on display at Pintung AB.
    1963/64 Su-9 Soviet Union Defection to Iran. Aircraft and pilot quickly transfered to the United States.
    Mar-64 Yak-11U Force landed in Cyprus during ferry flight to Egypt. Flown in UK as G-AYAK.
    11-Nov-65 Il-28 PR of China Crashed at Taoyuan AB Taiwan, gunner killed. Pilot; Li Hsien-pin, Observer; Li Tsai-wang, Gunner; Lien Pao-sheng.
    1965 MiG-17 Syria To Israel. Flight tested by IDF/AF.
    1965 MiG-17 Syria 7 aircraft forced to land in Israel. 3 aircraft and 5 pilots returned.
    1965 MiG-17 Syria 6 landed by mistake in Israel. To USA.
    16-Aug-66 MiG-21 Iraq Defection to Israel. Aircraft flown in USA. Now on display at IDF/AF museum.
    5-Jun-67 MiG-21 Algeria 3 aircraft landed at El Arish after airfield was overrun by Israel.
    Jun-67 MiG-17 Egypt Captured in damaged con***ion by Israel at Bir Gif Gafa AB.
    1-Aug-68 MiG-21 Syria 3 aircraft to Iraq.
    1-Aug-68 MiG-17 Syria 9 aircraft to Iraq.
    12-Aug-68 Mig-17F Syria 2 aircraft landed at Betzet Israel in error.
    5-Oct-69 MiG-17 Cuba Defection to USA by Lt. Eduardo Jimenez. Aircraft returned.
    6-Oct-73 Mi-8 Egypt Captured by Israel in flying con***ion.
    1976 MiG-23 Syria To Iraq.
    6-Sep-76 MiG-25 USSR Defection to Hakodate Japan by Lt. Victor Belenko. Aircraft returned.
    7-Jul-77 F-6 (MiG-19) PR of China Fan Yuanyan defected to Taiwan.
    1979 Su-20 Egypt Supplied to PR of China.
    1979 MiG-23 Egypt Supplied to PR of China.
    18-Jul-80 MiG-23 Libya Crashed in mountains near Castelsilano, Italy.
    11-Feb-81 MiG-23 Libya Defection to Maleme AB, Crete Greece. Aircraft returned February 14.
    26-Apr-81 Mi-8 Afghanistan To Quetta Airport, Pakistan.
    3-May-81 Let L-37 Czechoslovakia To Austria.
    8-Jul-81 MiG-17 Mozambique Lt. Adrano Bomba defected to South Africa. Aircraft returned in November.
    1-Apr-82 An-2 Poland Defected to Austria.
    Jun-82 Yak-12 Poland Defected to Austria.
    16-Oct-82 F-6 (MiG-19) PR of China To S. Korea. Pilot Wu June-Chien to Taiwan.
    19-Oct-82 An-2 Poland Defected to Sweden. Aircraft returned.
    8-Feb-83 Mi-2 Poland Defected to Sweden. Aircraft returned.
    25-Feb-83 MiG-19 N. Korea Defected to S. Korea.
    23-Mar-83 An-2 Poland Defected to Everod Airfield, Kristianstad Sweden. Aircraft returned.
    27-May-83 J-6 (MiG-19) PR of China Crash during attempt to defect.
    7-Aug-83 F-7 PR of China Sun Tianjing defected to South Korea.
    14-Nov-83 J-5 (MiG-17) PR of China Wang Xuezheng defected to Taiwan.
    20-Nov-83 Su-7 Afghanistan Crashed on landing during defection to Dal Bandin AB, Pakistan.
    25-Mar-84 MiG-17 Afghanistan Crashed on landing during defection to Mushcab AB, Pakistan.
    16-Jul-84 Mi-25 Afghanistan Defection to Miran Shah Pakistan. Aircraft in Pakistani service.
    25-Jul-84 An-2 Poland Defected to Everod Airfield, Kristianstad Sweden. Aircraft returned.
    22-Sep-84 An-26 Afghanistan Defected to Miranshah, Pakistan. Aircraft put into Pakistani service.
    20-Feb-85 F-6 (MiG-19) PR of China Defected to South Korea.
    13-Jul-85 Mi-24 USSR 2 aircraft defected to Pakistan. Aircraft to USA.
    24-Aug-85 Il-28 PR of China Xiao Tianjun crashed on landing in South Korea.
    Dec-85 Mi-24 Angola Two aircraft captured by UNITA. To South Africa?
    1985 Su-20 Egypt Supplied to W. Germany.
    1986 MiG-17 Egypt Supplied to USA, now in USAF museum.
    21-Feb-86 J-6 (MiG-19) PR of China Zhen Baozhong defected to South Korea.
    20-Oct-86 F-6 (MiG-19) PR of China Zheng Caidian defected to South Korea.
    23-Oct-86 MiG-21 Afghanistan Defected to Pakistan
    Mar-87 Mi-25 Libya Captured by Chad at Wadi Daum. To France, USA.
    4-Mar-87 Mi-2 Czechoslovakia Defected to W. Germany.
    3-Oct-87 Mi-4 Afghanistan 2 defections to Chihal Pakistan. Aircraft returned.
    19-Nov-87 F-6 (MiG-19) PR of China Liu Zhiyuan defected to Taiwan.
    1987 Mi-24 USSR Landed in Pakistan.
    8-Aug-88 MiG-21 Afghanistan Defection to Parachinar Pakistan.
    8-Dec-88 MiG-21MF Afghanistan Flown to Miram Shah AB, Pakistan.
    14-Dec-88 MiG-21 Angola Landed in Namibia. Flown to South Africa.
    26-Apr-89 Mi-25 Sudan Flown to Aswan Airport, Egypt.
    20-May-89 MiG-29 USSR Defection to Trabzon Turkey by Capt. Alexander Zuyev. Aircraft returned.
    3-Jul-89 Mi-24 Afghanistan Defection to Kica AB Pakistan. Aircraft in Pakistani service.
    6-Jul-89 Su-22 Afghanistan Defection to Peshawar Pakistan.
    14-Aug-89 MiG-17F Hungary Crash landed during defection, near Udine, Italy
    11-Oct-89 MiG-23MLD Syria Defection to Meggidio, Israel. Aircraft flown by IDF/AF.
    29-Oct-89 MiG-21bis Afghanistan Defection to Peshawar Pakistan.
    1989 F-6 (MiG-19) PR of China Defected to Fujan Province, Taiwan.
    Feb-91 Mi-24 Iraq Several captured in damaged con***ion by USA.
    Feb-91 Mi-17 Iraq Several captured in damaged con***ion by USA.
    Feb-91 MiG-21 Iraq Several captured in damaged con***ion by USA.
    Feb-91 MiG-25 Iraq Captured by USA in heavily damaged con***ion.
    Feb-91 Su-25 Iraq Several captured in damaged con***ion by USA.
    Feb-91 MiG-29 Iraq Several captured in damaged con***ion by USA.
    20-Mar-91 MiG-23 Cuba Defection to USA by Major Lorenzo Orested.
    28-Mar-91 Su-22M-4 Germany 2 supplied to USA.
    28-Mar-91 MiG-29 Germany Supplied to USA.
    28-Mar-91 MiG-23ML Germany 5 supplied to USA.
    26-May-91 Mi-8 Ethiopia 7 to Dijibouti. Returned August 8.
    26-May-91 L-39 Ethiopia To Dijibouti. Returned August 8.
    26-May-91 An-12 Ethiopia 2 to Dijibouti. Returned August 8.
    26-May-91 MiG-23BN Ethiopia 3 to Dijibouti. Returned August 8.
    26-May-91 Mi-24 Ethiopia 3 to Dijibouti. Returned August 8.
    26-May-91 Mi-35 Ethiopia 3 to Dijibouti. Returned August 8.
    7-Nov-91 Mi-14 Germany 2 supplied to USA. Tested by USN.
    8-Jul-92 MiG-23 Libya Defection to Maleme AB, Crete Greece. Aircraft returned February 14.
    1993 MiG-21 Ethiopia Known to be in Israel.
    18-Sep-93 MiG-21 Cuba Defected to Key West Florida.
    23-May-96 MiG-19 North Korea Captain Li Chol Su defected *****won South Korea in number 529.
    4-Mar-98 MiG-15bis Albania Number 3-26 flown to El Galatina Italy.
    1998 MiG-29 Moldova Six MiG-29A, one MiG-29B and fourteen MiG-29C sold to United States.
    ? Il-14 Captured in Aden by RAF after mistaken landing.
    ? Su-7 Afghanistan Defection to Pakistan.
    ? Mi-4 Cuba Defection to USA in 1960s. Now in US Army museum at Fort Rucker.
    ? An-2 Cuba Defection to USA.
    ? MiG-23 Egypt Several supplied to USA.
    ? Su-7 Egypt Captured by Israel.
    ? Yak-18A E. Germany Defection to Bornholm Island, Denmark
    ? An-14 Guinea Captured by Portugese Guinea
    ? An-2 N. Korea Defection to S. Korea. Now on display.
    ? Yak-18 N. Korea Captured by USA. Now in NASM.
    ? Il-10 N. Korea Captured by USA.
    ? Yak-9D N. Korea Captured by USA. Test flown as T2-3002 by USAF.
    ? An-2 Rumania Defection to Austria.
    ? Mi-8 Syria Captured by Israel.
    ? La-7UTI USSR Defection to Turkey.
    ? Mi-17 or -25 Angola Captured by South Africa

Chia sẻ trang này