1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không có ai thích đọc Garcia Marquez hay sao?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 06/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    To Chiquitio:
    It's another tequila sunrise,
    this old world still looks the same
    another frame...
    GGM của chúng ta thật tuyệt vời có phải không.
    Và ca khúc Tequila sunrise của Eagles cũng vậy.

    Tequila sunrise

  2. chiquitito

    chiquitito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    gui pittypat
    hien thuc huyen ao da duoc dung lam ten goi cho 1 kieu ve tranh cua cac hoạ sĩ vào những năm 1920. nhưng nó phát triển mạnh mẽ ở văn học Mỹ latinh, bởi vì cuộc sống còn có phần hoang sơ huyền hoặc với nhiều thần thánh và những điều kì dị ở xứ sở đó là môi trường thích hợp cho kiểu tư duy ấy.
    ông Marquez nói rằng kiểu viết văn của ông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách mà bà nội của ông ấy kể chuyện cho ông ấy nghe hồi nhỏ. và ông nói rằng khi ông bắt đầu tập viết văn theo hướng hiện thực huyền ảo thì ông ấy cố gắng để viết mà không cần tin vào những gì mình viết.
    nói chung chỉ cần đọc Trăm năm cô đơn là sẽ biết hiện thực huyền ảo là gì.
  3. chiquitito

    chiquitito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    trong bài diễn văn nhận giải nobel ông ấy viết thế này:
    Our independence from Spanish domination did not put us beyond the reach of madness. General Antonio López de Santana, three times dictator of Mexico, held a magnificent funeral for the right leg he had lost in the so-called Pastry War. General Gabriel García Moreno ruled Ecuador for sixteen years as an absolute monarch; at his wake, the corpse was seated on the presidential chair, decked out in full-dress uniform and a protective layer of medals. General Maximiliano Hernández Martínez, the theosophical(theo thuyet than tri) despot of El Salvador who had thirty thousand peasants slaughtered in a savage massacre, invented a pendulum to detect poison in his food, and had streetlamps draped in red paper to defeat an epidemic of scarlet fever. The statue to General Francisco Moraz´n erected in the main square of Tegucigalpa is actually one of Marshal Ney, purchased at a Paris warehouse of second-hand sculptures.
    tạm dịch là:
    việc thoát khỏi ách thống trị của Tây ban nha không làm cho chúng tôi (tức là châu Mỹ latinh) bớt điên rồ hơn. Tướng antonio lopezz de santân, 3 lần là dộc tài Mexico, đã làm một đám tang khổng lồ cho cái chân phải mà ông ta bị mất trong cái gọi là cuộc chiến tranh bánh nướng. Tướng gabriel garcia moreno thống trị ecuado trong 16 năm như một ông hoàng tuyệt đối, trong đám tang của mình cái xác chết được đặt trên ghế tổng thống với đầy đủ quân phục và một đống huy chương. Tướng Maximiliano Hernández Martínez, tên bạo chúa theo thuyết thần trí (có ai biết thuyết thần trí là cái con khỉ gì không?) của el salvador, kẻ đã từng giết 30 ngàn nông dân trong một cuộc thảm sát man rợ, đã phát minh ra một chiếc quả lắc để thử thuốc độc trong thức ăn của mình, và cho bọc những ngọn dèn đường trong giấy đỏ để chống lại bệnh dịch sốt đỏ. Pho tượng của tướng Francisco Moraz, được dựng lên tại quảng trường chính của Tegucigalpa, thực ra chính là pho tượng của nguyên soái Ney, được mua từ một nhà kho hàng điêu khắc secondhand tại Pari."
    từ đó thì chúng ta có thể nghĩ rằng, Tram nam co don là cuốn sách viết về sự lạc hậu của châu Mỹ latinh, còn nhân vật Đại tá Aureliano Buyeldia, người đã gây ra 32 cuộc chiến tranh chỉ vì lòng kiêu hãnh của riêng mình, là hình ảnh tượng trưng cho những ông độc tài của vùng đất này.
  4. Hai_Su_new

    Hai_Su_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng là một người rất thích GGM. Thực ra thì tui cũng mới đọc ông ấy thôi. Nhưng nó có nhiều điều để tui phải nhớ.
    Mặc dù tui đọc chưa phải là nhiều, nhưng sau khi đọc xong TNCĐ tui thấy chưa bao giờ mình có ấn tượng như vậy đối với một cuốn tiểu thuyết.
    Nó có một cái gì đó rất riêng, rất khác. Tui được đọc nó lần đầu tiên một cách gấp gáp vì người ta đòi. Nhung cho tới giờ tui đã đọc lại tới 3 lần rồi. Và lần nào cung thấy hấp dẫn như lần đầu.
    Đã có lúc tuihơi cực đoan, nhưng sau khi đọc xong TNCĐ, tui klhông muốn đọc những truyện khác nữa, kể cả của GGM. Vậy đấy. Tui không có nhiều kiến thức về VH như các bác, nhưng dù ssao nói về cái sự mình yêu thích thì cung thấy thú.
    Tui đo
  5. knight1981

    knight1981 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2001
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    đọc GGM hay lắm
    tui cũng đang định post bài về ông nhưng mà về quê ăn tết ko post được. lên các bác đã làm hộ rùi.

    đọc GGM hay tuyệt vời luôn
    đọc xong mỗi cuốn của ông thấy cô đơn vô cùng,
    tui nhớ đọc trăm năm cô đơn xong tui buồn mất mấy ngày. tui rất thích đoạn cuối cùng của chuyện, đọc thương lắm
    tui co thể tưởng tượng làng macongđo luc đó như thế nào
    đứa bé bị kiến bâu đen đặc ăn thịt, gió nổi lên đem theo cát bụi xoá nhoà vĩnh viễn làng macongdo

  6. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Về Franz Kafka, GMG, Jean Paul Sartre và v.v
    Xin phân biệt cho chính xác một chút :
    Franz Kafka là nhà văn của chủ nghĩa phi lý. Thực ra hiện tượng Kafka là duy nhất, và không thể lặp lại, không thể bắt chước.
    GMG là nhà văn hiện thực huyền ảo. GMG không sáng tạo ra lối viết này, nhưng ông là một trong những người đã đưa nó lên đến đỉnh cao, thành một đặc trưng của văn học Mỹ latinh.
    Jean Paul Sartre là nhà văn hiện sinh.
    1. Thực ra có một thời người ta hay dùng chữ hiện sinh như một thứ mốt ( từa tựa như bây giờ ta hay xài chữ công nghệ thông tin vậy). Nhưng chính xác ra, không nhiều người thực sự hiểu hiện sinh là gì. Khái niệm hiện sinh trong văn học gần như không có gì giống với hiện sinh trong triết học của Heiddeger và Kierlegrard.( Sẽ nói kĩ hơn nếu có dịp)
    Và các nhà văn của chủ nghĩa hiện sinh thực ra cũng chỉ có 3 người : Albert Camus, Jean Paul Sartre và vợ ông là Simone De Beauvoir. Bản thân trong nhóm này cũng không có sự thống nhất hoàn toàn về mặt tư tưởng. Chính điều này dẫn đến của chia tay của Albert Camus và Sartre.
    JPS hẳn cũng không phải là một tên tuổi xa lạ gì với các bạn Việt Nam. Cũng xin nói thêm là nhà triết học Trần Đức Thảo của ta đã từng có cuộc tranh luận nổi tiếng với Sartre trên thời báo paris về hiện tượng luận. Khá nhiều tác phẩm của JPS cũng đã được dịch ra tiếng Việt : "Ruồi", "Buồn nôn", "Hiện sinh", ....
    Camus cũng đã xuất hiện ở Việt Nam với những tác phẩm khá nổi tiếng : " Dịch hạch", "Kẻ xa lạ", "Sa đoạ", " Nơi lưu đày và vương quốc" .....
    2. Mặc dù các nhà văn hiện sinh tôn Kafka làm cha đẻ, nhưng thực ra Kafka chưa bao giờ có ý niệm về hiện sinh. Cái mà các nhà văn hiện sinh tìm thấy ở kafka chính là sự phi lý mà Kaf ka đã phát hiện ra. Có thể phân biệt khá đơn giản với hiện thực huyền ảo. Ở chủ nghĩa phi lý, cái được khảo sát chính là cái trạng thái phi lý (của nhân vật, của câu chuyện ). Còn ở hiện thực huyền ảo, trạng thái huyền ảo là phương tiện để khảo sát hiện thực.
    3. Cũng có thể kể tên một vài nhà viết kịch phi lý như Samuel Becket ( "chờ Gôđô" của ông đã được dịch sang tiếng Việt) hay Ionescu...
    4. Mặc dù chủ nghĩa phi lý và hiện thực huyền ảo đều dùng một lối viết đầy những ẩn dụ và những sự việc không có thật, nhưng hai thể loại này khác nhau cũng như truyện ma và truyện cổ tích vậy. Hai thứ này hoàn toàn khác nhau, chứ không thể nói là giống nhau như một bạn nào đó đã tuyên bố trên kia vậy.

    Pagoda - V@

    V@
    [/size=4
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Pagoda hiểu biết kinh thật đấy. Tớ phục bác quá. Bác nói thêm một chút về chủ nghĩa hiện sinh trong văn học và trong triết học được không?

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  8. chiquitito

    chiquitito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Vào chùa mới biết trong chùa có ... ma
    bác Pagoda viết choáng thật đấy. nhưng mà em ... không hiểu!
  9. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Quả nhiên em cũng không hiểu. Hình như bác Pagoda là nhà nghiên cứu phải không ạ?

    Tequila sunrise

  10. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, bạn hiền ơi, mấy năm không gặp, đọc văn dường cũng thêm vài tuổi. Cơ mà đâu có đến nỗi biến thành nhà nghiên cứu đâu nhỉ, may ra là "nhà ngâm kíu" thôi.
    2 bác chiquittito mấy lại Tequila ơi, hông hiểu cái gì nói rõ 1 chút đi. Chứ có người viết mà có người không hiểu, kể cũng buồn lắm.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...

Chia sẻ trang này