1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHÔNG CÓ BIG BANG

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi binh000, 01/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Vấn đề là người ta quan sát thấy khoảng cách càng xa thì vận tốc tương đối càng lớn (dịch chuyển đỏ càng lớn)
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Trả lời các bác liền mọt mạch luôn nhé
    1- KTY: khoảng cách không liên quan đến hiệu ứng Doppler, nhưng bác khong đọc kĩ, tôi nói là trong thiên văn học, việc thiên thể càng xa càng đang dịch chuyển nhanh đã được chứng minh, khi đó mơiáp dụng hiệu ứng Doppler
    2- Perseus: xin lỗi tôi phóng đại hơi quá, nhưng nói chung thì hiệu ứng Doppler vẫn tồn tại và thực chất với khoảng cách lên đến tỷ năm ánh sáng thì sóng điện từ dường như không thể còn giữ lại được bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nữa.
    3- danggiaothong: Vì ánh sáng không đủ thời gian để đi khắp nơi (mà bước sóng còn đủ ngắn để nó là ánh sáng) nên vũ trụ mới không sáng rực như cái phòng bật mấy bóng đèn cùng lúc. Tần số bị giảm tương đương với bước sóng dài ra, do đó nò vẫn còn thì hiển nhiên, nhưng bước song của các chú ở xa kiểu như vài tỷ năm ánh sáng thì cũng lên đến vài mét, nên kính thiên văn có phong đại vài tỷ lần cũng thế thôi.
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Sao các nhà thiên văn không thông minh đến mức có thể dồn từ bước sóng dài đến bước sóng ngắn dựa theo khoảng cách các bác nhỉ?
  4. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Tôi là một người ngoại đạo hâm mộ thuyết Âm-Dương, tôi có đọc về Bigbang trong cuốn LSTG và nhiều bài rải rác.
    Thiết nghĩ:
    - Quả táo rơi là điều rất tầm thường nhưng với bộ óc Newton thì khác.
    - Cái "chưa biết" không đồng nghĩa với cái "không tồn tại", có thể đặt cho nó một cái tên.
    Vậy xin đặt mấy câu hỏi nôm na mong các bác có chuyên môn giải đáp:
    1. Nếu Bigbang là khởi đầu của vũ trụ thì Tiền Bigbang là gì?
    2. Nếu thuyết Âm Dương được khoa học chứng minh trên phạm vi tổng quát (như Định luật Bảo toàn):
    Có 2 lực tạm gọi: "ly tâm" và "hướng tâm", hiện tại lực ly tâm mạnh hơn nên vũ trụ giãn nở. Đến 1 lúc nào đó có thể xẩy ra quá trình ngược lại: lực hướng tâm mạnh hơn nên vũ trụ co lại - hiện tượng Ngược với Bigbang. Tiền Bigbang có thể giống hiện tượng Ngược với Bigbang. Mãi mãi...
    Giả thuyết trên có gì phi lý không?
    Nếu các bác thấy vấn đề tôi đưa ra thiếu tính khoa học, không hợp với box VL, các bác có thể thảo luận về vấn đề này trong bài "Thuyết Âm Dương...": http://www9.ttvnol.com/forum/hocthuat/874133.ttvn

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 02/02/2007
  5. mamruoc

    mamruoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    theo tôi vũ trụ như một khối cao su giãn nỡ rồi sau dó sẽ co lại trở thành một chất điểm dĩ nhiên điều đó chỉ la thời gian thôi
  6. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy đề tài này hay hay nên xin phép có ý kiến tí
    Câu hỏi 1 của bác e rằng thuộc loại vô nghĩa. "Nếu Bigbang là khởi đầu của vũ trụ thì Tiền Bigbang là gì" phải trở thành "Nếu Big Bang ko phải là là khởi đầu của Vũ trụ, thì trước Big Bang là gì?"
    Nếu Big Bang là khởi đầu, điều đó có nghĩa là khoa học tự nhiên đo lường, tính toán, suy đoán được rằng đó là khởi đầu của cả không gian lẫn thời gian (r ~ 0, t ~0).
    r ở đây tạm kí hiệu cho bán kính Vũ trụ, t là kí hiệu cho thời gian. (Gân bằng 0 chứ ko bằng 0 là do vấn đề nguyên tắc gọi là giới hạn Planck). Vấn đề là ta ko biết đến một đại lượng nào gọi là thời gian âm hay có bán kính âm, do đó câu hỏi trước Big bang là gì trở thành vô nghĩa nếu như Big Bang là khởi đầu của Vũ trụ.
    Còn Big Bang (này) ko phải là khởi đầu? - Đây là câu hỏi được các nhà vật lí lí thuyết thất có cơ sở để họ phải đặt ra khg chục năm qua. Nói đại khái thì một lí do là không-thời gian 4 chiều không đủ rộng cho mô tả Vũ trụ, và khi họ tăng số chiều n>4, thì một số khả năng hấp dẫn hiện ra, trong đó có khả năng Big Bang này được sinh ra, hay là kết quả của, một quá trình vật lí trước nó.
    Mặc dù còn rất nhiều vấn đề lí thuyết chưa giải được ,nhưng theo đó thì Vũ trụ không còn có khởi đầu nữa, mà luôn luôn có, theoi kiểu luân hồi sinh-tử--sinh-tử .... và Big Bang của ta là một điểm tử-sinh như vậy của Vũ trụ. Luân hồi như ta biết là một ý niệm của tư tưởng cổ Ấn độ, và các nhà vật lí vũ trụ nghĩ ra thuyết mới nêu trên chính họ đã nhắc rằng ý niệm vũ trụ luân hồi đã được đề cập từ thời xa xưa trong Phật giáo và Ấn độ giáo.
    Chu choa viết nhiều ko biết tới đâu rồi Thôi tạm dừng. Sẽ trở lại khi có giờ.
  7. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp cho trọn ý :)
    Thuyết âm dương bác đề cập, cụ thể nó ra sao nhỉ?
    Nó có giống, hay chính là quan niệm cổ truyền, tư tưởng của Kinh Dịch và Lão tử về Đạo ?" theo đó mọi sự mọi vật trong Vũ trụ đều qui về hai nguyên tố cơ bản, âm và dương, nhưng không có cái gì trong thế giới hiện tượng là ?othuần âm? hay ?othuần dương?, mà trong âm có dương trong dương có âm ?
    Nếu đúng như thế thuyết âm dương này có nhiều hạn chế đối với các nhà khoa học mặc dù họ thừa nhận nó có rất nhiều điểm hữu dụng. Tớ có lần đã đọc thấy một câu của nhà vật lí Niels Bohr có thể hiểu theo lối như vậy. Thử đưa ra một hai minh họa xem mình có hiểu đúng điều này không.
    ?oThuyết âm dương? rõ ràng giúp ta ?~đoán?T được rằng, trong khi Vũ trụ ở trạng thái trương nở như hiện nay, thì một xu hướng đối lại cũng có, dù yếu hơn, đó là Vũ trụ có xu hướng co rút lại. Xu hướng này dù bây giờ rất yếu nhưng một lúc nào đó nó sẽ trở thành một sức mạnh lấn át hẳn.
    Thoạt nhìn mọi sự trông hấp dẫn, phù hợp với cái nhìn về ?ovũ trụ luân hồi? của một số nhà khoa học hiện nay. Nhưng xét kĩ, nếu lấy định nghĩa quen thuộc về thế nào là âm, thế nào là dương (ví dụ tối, giản nở, phá hủy vv. là âm và đối lại là dương) thì có lẽ chúng ta gặp nhiều mâu thuẫn với với cách nhìn khoa học về các trạng thái vật lí của Vũ trụ - ví dụ khi Vũ trụ trong trạng thái co rút lại (âm suy dương thịnh ) thì có lúc nó cũng phù hợp cho sự phát sinh của sự sống, nhưng rồi về lâu dài sự sống trong Vũ trụ cũng lại bị tiêu diệt vì cái lực ?odương thịnh? này.
    Một minh họa nữa là khi ta xét đến quan hệ não bộ-ý thức hay vật-tâm. Cái gì ?oâm thịnh dương suy? hay ngược lại trong các quan hệ này, nói cách khác, vật và tâm cái nào là ?onhiều dương ít âm?, hay ?onhiều âm ít dương?, theo các định nghĩa quen thuộc về âm và dương?
    Được gocLe sửa chữa / chuyển vào 17:45 ngày 08/02/2007
  8. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Theo cái hiểu hạn hẹp của tớ, do đó nói chung có một vấn đề có tính nguyên tắc do định nghĩa về âm và dương. Theo tớ Lão tử cũng nói thế - câu nói quen thuộc của ông có thể hiểu là, Đạo mà chúng ta định nghĩa với hai khái niệm âm dương (?oĐạo khả đạo?) thì không thật sự đúng là Đạo (phi thường Đạo?).
    Cách hiểu câu đó là dựa vào một câu định nghĩa khác: "Nhất âm nhất dương chi vị Đạo". Tớ cũng mê triết phương đông lắm nên ko biết đã nhập tâm câu này từ bao giờ!
    Có một triết lí khác, không gặp vấn đề này, đó là triết lí Trung đạo của bên Phật giáo. Nó cũng nói đến hai lực, hai khả năng, cách thế v.v. ?ođối đãi? trong thế giới hiện tượng ?" nhưng không bị mắc kẹt trong định nghĩa như trường hợp ?oâm? ?odương? , do đó một phần mà nó cũng trừu tượng, khó hiểu khó nắm hơn.
    Gọi hai lực, xu hướng ? đối đãi này là P và -P, thuyết Trung đạo nói rằng P và ?"P mâu thuẫn, tương phản nhau, nhưng cũng bổ sung cho nhau. Ví dụ -P mạnh hơn, mang tính lấn át P, nhưng điều đó không có nghĩa là -P sẽ tiêu diệt P, mà thật ra ?"P càng mạnh thì càng tạo điều kiện đế có lúc P mạnh hơn ?"P! Cụ thể: Nếu gọi đại trạng thái trương nở của Vũ trụ là ( P > -P ), thì chính trạng thái này lại là điều kiện để về sau trạng thái của Vũ trụ sẽ trở thành (?"P > P).
    Cái khác với ?othuyết âm dương? là, P và ?"P đơn giản là một cặp đối đãi-bổ sung, không có nội dung bị đóng khung, nhất là đóng khung do đánh giá chủ quan (như P là tốt/tích cực từ bản chất và ?"P xấu/tiêu cực từ bản chất), theo đó mà suy trên nguyên tắc có lẽ có thể áp dụng vào mọi tình huống.
    Nhưng ngay người Phật giáo cũng biết là áp dụng, hay đi theo con đường Trung đạo, không phải là điều dễ!
  9. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Nhân đây kể ra một câu chuyện có ý nghĩa về Niels Bohr, người đã làm hoàn thành, trên nguyên tắc, vật lí lượng tử vào năm 1927 bằng việc cung cấp cho nền vật lí này một khung khái niệm gọi là quan niệm bổ sung.
    Chúng ta ai cũng biết, trước đó (năm 1913?) ông đã đề ra "mẫu nguyên tử hành tinh Bohr", một mô hình đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển của cơ học lượng tử. Ngày nay dường như ít người thấy được tính cách mạng của mô hình này, nhưng cứ thử tưởng tượng một electron của một nguyên tử đang ở điểm r=A và thời gian t=a bỗng dưng "biến mất", không do lí do nào cả, để rồi "hiện ra" tại một điểm khác và thời gian khác, r=B và t=b.
    Vụ này đã làm các nhà vật lí thời đó đau đầu nhiều năm tháng mà không biết làm sao. Nói là nó chuyển động từ (A,a) sang (B,b) thì không đúng, vì việc "chuyển động" này không có nguyên nhân vật lí nào thúc đẩy cả, và nó cũng kì quái do không có "đường đi" nào từ A sang B được nhận diện.
    Trước vấn đề này, thay vì suy nghĩ theo cung cách vật lí cổ điển, Bohr đơn giản nói, đại khái ta hãy tạm bỏ qua các đặc trưng vật lí và đòi hỏi vật lí quen thuộc, và tạm giả định rằng electron ... như trên đã nói, biến mất ở chỗ này, lúc này và hiện ra chỗ khác, lúc khác. Hiểu không-thời gian như một cái nền trên đó mọi sự vật tồn tại và chuyển động, thì electron của ta đơn giản ''nhảy'' ra khỏi cái nền này, để rồi ''chui'' vào lại, ở chỗ khác!
    Cách nhìn này ''thần bí'', quái lạ vô cùng, cho đến khi nó trở nên sáng tỏ, hiểu được, với quan niệm Bổ sung mà Bohr sẽ đưa ra nhiều năm sau đó. Do cái nhìn này, nhiều vấn đề lí thuyết được giải quyết để Bohr đưa ra Mẫu hành tinh nguyên tử Bohr.
    Do đóng góp lớn lao của ông, Bohr được giải Nobel vật lí và cũng được Hoàng gia Đan mạch phong tước Hiệp sĩ (Văn hóa). Khi chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho tước Hiệp sĩ của mình Bohr chọn ... đồ hình Thái cực (trong âm có dương, trong dương có âm), để nói lên quan niệm bổ sung - vì sự tương đồng giữa QN Bổ sung và QN Thái cực / Âm dương tương sinh tương khắc.
    Tư tưởng thái cực, cững như đồ hình thái cực, được Bohr biết đến trong một chuyển giảng dạy ở Trung quốc (dường như) vào thập kỉ 1930. Từ đó ông hay nhắc đến Phật, Lão tử và hay kể cho các sinh viên của mình về tư tưởng phương đông
    Nhưng Phật thì Bohr đã biết từ khi còn là anh nghiên cứu sinh nghèo Viết thư tình, anh này cũng nhắc đến Phật (dĩ nhiên không như một ông phù hộ buôn may bán đắt mà như một nhà tư tưởng siêu việt).! Trong một chuyến đi du học/nghiên cứu Hà Lan, vào thăm một viện bảo tàng, Bohr đứng ngẩn trước một tượng Phật và trầm trồ cái nét hài hòa và nụ cười ''huyền hoặc'' của Phật. Sau đó anh ý mua một tượng Phật mang về để nơi phòng làm viẹc. Tượng này bây giờ vẫn còn ở dinh thự mà Hoàng gia Đan Mạch từng cấp cho ông.
    Những chi tiết trên được ghi trong các sách tiểu sử của Bohr. Cái không được ghi là, có một vài sự kiện gợi ý (chứ không đủ sức mạnh chứng minh) rằng tư tưởng vô ngã của Phật đã góp phần quyết định cho quan niệm bổ xung của Bohr. Quan niệm này nói rằng các đối tượng như nguyen tử, electron v.v. không có bản chất cố định, bất biến (như cho đến nay nhiều người vẫn nghĩ), và do nó không có ''tự ngã'' như thế, nó có thể hiện ra như sóng, hoặc như hạt, tùy thuộc vào trạng huống thí nghiệm. Sóng và hạt là hai hình ảnh đối nghịch, tương phản như nước với lửa, nhưng cũng có tính bổ sung, tức là ta cần đến cả hai để có được mô tả đầy đủ về một đối tượng vật lí lượng tử.
    Chấm hết
    Cách suy nghĩ như vậy
    [QUOTE=gocLe:
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bạn Gocle đã đi sang phần triết học rồi đấy.
    Thôi để tôi post lên bài về Đối xứng guơng cho các bạn xem
    Sự không hoàn hảo của tấm gượng vạn vật CP (Phần 1)
    Vũ trụ sẽ không tồn tại nếu như tấm gương CP không có một sự bất đối xứng nhỏ(CP violation). Đâu là nguyên nhân dẫn tới sự bất đối xứng này ?
    Một vài tính chất Vật Lý cơ bản:
    * Chiều của dòng điện là chiều chuyển động của điện tích dương (ngược chiều với chiểu chuyển động của electron và cùng chiều với chiều chuyển động của positron)
    * Từ trường tạo bởi dòng điện tròn sẽ có chiều tuân theo qui tắc vặn nút chai.
    * Ở trạng thái cân bằng, Spin của hạt nhân Coban sẽ có hướng của từ trường ngoài trong khi Spin của hạt nhân phản Coban sẽ ngược hướng với hướng của từ trường ngoài.
    * Phân rã electron của hạt nhân luôn luôn có chiều ngược với chiều spin của hạt nhân trong khi phân rã positron của hạt nhân có chiều cùng với chiều spin
    1. Vũ trụ được tạo ra từ một sự không hoàn hảo
    Tại sao vũ trụ lại chứa đựng vật chất? Nếu như sự đối xứng của vật chất và phản vật chất là hoàn hảo, vũ trụ của chúng ta sẽ trở nên vô cùng lộng lẫy nhưng lại gần như trống rỗng. Khi đó sẽ chẳng có một sinh vật nào tồn tại để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp này. Sự tồn tại của vũ trụ như hiện nay là kết quả của một khiếm khuyết trong lý thuyết về tính đối xứng của vật chất qua ?otấm gương vũ trụ? - ?otấm gương CP?. Theo bất biến CP, những hiện tượng Vật lý không thay đổi nếu chúng ta hoán đổi vai trò của vật chất bằng phản vật chất (thao tác C ?" Conjugaison ?" liên hợp), sau đó lại quan sát hiện tượng xảy ra qua một tấm gương thông thường (thao tác P ?" Parité ?" chẵn lẻ). Tức là khi thực hiện hai thao tác C và P liên tiếp, tính đối xứng của hiện tượng Vật lý sẽ không thay đổi. Ta biết rằng, ngay tại thời điểm cuối của một phần triệu giây đầu tiên sau BigBang, lượng vật chất và phản vật chất tồn tại với số lượng gần như tương đương.
    Hạt và phản hạt của nó có mặt với số lượng như nhau, tất cả đều trong trạng thái cân bằng nhiệt ở áp suất và nhiệt độ đáng kể (mỗi hạt cơ bản được tương ứng với một phản hạt có cùng khối lượng nhưng có điện tích trái dấu với nó: ví dụ, phản electron hay còn gọi là positron là phản hạt của electron). Khi vũ trụ giãn ra và lạnh đi, do tính đối xứng, đa số hạt và phản hạt sẽ gặp nhau và tự triệt tiêu lẫn nhau để giải phóng năng lượng. Nếu tính đối xứng CP này là hoàn hảo thì chỉ rất hiếm hoi mới có thể có được các cặp hạt và phản hạt ?ovô tình? không gặp nhau và do đó không triệt tiêu lẫn nhau. Vũ trụ gần như trống rỗng! Thế nhưng, bi kịch và cũng may mắn làm sao! Tnh đối xứng này không hoàn toàn hoàn hảo, do đó vẫn còn sót lại trong vũ trụ cỡ một proton trong số một triệu proton và một electron trong số một triệu electron không gặp phản hạt của chúng và chỉ với một lượng nhỏ nhoi các hạt cơ bản sót lại này cũng đã đủ tạo nên những giải ngân hà, các vì sao, hành tinh... và chính bản thân chúng ta.
    Ngày nay các nhà Vật Lý đều biết rằng chính sự không hoàn hảo của tấm gương CP đã tạo ra cơ sở cho sự tồn tại của vũ trụ chúng ta,và họ đã tiến hành nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm về phép đối xứng CP; nhưng những lý thuyết này vẫn chưa có thêm được một bước tiến quan trọng nào trong 25 năm qua. Tuy nhiên, các ý tưởng Vật lý lý thuyết mới xuất hiện những năm gần đây đã gợi mở ra những thí nghiệm mới và rọi vào một chút ánh sáng cho vấn đề hóc búa này. Cùng với những người cộng sự ở Phòng thí nghiệm Brookhaven, tôi đã đặc biệt nghiên cứu để xác định bản chất của loại lực chịu trách nhiệm về sự vi phạm của đối xứng CP, cũng như để làm rõ xem liệu sự vi phạm rất nhỏ này xuất phát từ một loại lực tương tác tương đương với việc áp dụng hai lần tương tác yếu (?otương tác vi yếu? ?" ?omilifaible?) hay chỉ là một lực duy nhất cực yếu (?otương tác cực yếu? ?" ?osuperfaible?).
    2. Câu chuyện Alice lạc vào thế giới gương
    Tầm quan trọng của một sự bất đối xứng rất nhỏ của tấm gương CP thể hiện rõ khi chúng ta nghiên cứu tập hợp những phép đối xứng trong vũ trụ. Phần lớn các nhà Vật Lý hiện nay tin vào sự tồn tại của một ?oPhương trình lớn? ?" phương trình chứa đựng tính chất của tất cả các tương tác và của tất cả các hạt cơ bản. Họ tin rằng phương trình này sẽ thống nhất tất cả những đối xứng cơ bản trong vũ trụ. Dù cho cấu trúc chi tiết của phương trình này cho đến nay vẫn chưa được biết, nhưng chúng ta đã thấy rõ rằng những tính chất đối xứng của nó là vô cùng quan trọng.
    Vào đầu thế kỉ, tại đại học Gottinghen, Emmy Noether đã chứng minh rằng tính đối xứng của phương trình cơ bản được liên hệ một cách tổng quát với những định luật bảo toàn: động lượng, năng lượng và momen động lượng. Các đại lượng này được bảo toàn là do toạ độ, thời gian và phương hướng có vai trò đồng nhất trong ?oPhương trình lớn?. Vậy liệu có thể tồn tại những đối xứng khác hay không? ?oPhương trình lớn? có thực hiện một sự khác nhau giữa tay phải và tay trái, giữa một cái vặn nút chai với ảnh của nó qua một tấm gương hay không? Liệu hạt và phản hạt có cùng một qui tắc?
    Các thí nghiệm Vật Lý gần đây đã trả lời cho những câu hỏi trên, và trong khuôn khổ của bài viết nhỏ này, chúng ta sẽ khám phá ra những phép đối xứng cơ bản trong hành trình cùng với Alice ?" cô anh hùng tí hon gan dạ của Lewis Carroll. Giống như cô bé đã làm trong cuốn ?oĐi xuyên qua gương?, chúng ta hãy xem xét trước tiên tính đối xứng tạo bởi phản xạ của một tấm gương P (cho chữ Parité ?" tính chẵn lẻ) là tấm gương thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Thức dậy trong một giấc mơ, Alice làm thế nào để có thể biết rằng mình đang ở trong thế giới thực hay trong thế giới gương? Để có thể xác định xem mình đang ở trong thế giới nào, Alice cần phải tìm thấy một hiện tượng hoặc một cấu trúc có thể định nghĩa một chiều quay, ví dụ như một thao tác vặn tuốc nơ vít phải trong thế giới thực sẽ là một bước vít trái trong thế giới gương.
    Đối với các hiện tượng Vật lý, cho đến tận năm 1956, các nhà Vật Lý vẫn tin rằng Alice không thể phân biệt được thế giới thực và thế giới gương, bởi vì họ nghĩ rằng không một tương tác cơ bản nào trong số tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác mạnh (gây ra lực hạt nhân) và tương tác yếu (xuất hiện trong sự phân rã hạt nhân) có thể định nghĩa một chiều quay kiểu như tuốc nơ vít. Họ đã xem rằng tấm gương P là hoàn hoàn hảo tuyệt đối, theo nghĩa là: chúng ta không thể phân biệt được kết quả của một tương tác cơ hạt bản đối với kết quả của ảnh của tương tác này khi soi nó qua tấm gương P.
    3. Tấm gương P và Meson K
    Tại đại học Cornell, Richard Dalitz đã chứng minh rằng: một vài tính chất trong quá trính phân rã của hạt meson K dường như không tương thích với tính hoàn hảo của tấm gương P. Trong khi nghiên cứu những phân rã này, vào năm 1956, Tsung Dao Lee và Chen-Ning-Yang đã chứng minh rằng chúng ta có thể hoàn toàn giả thiết rằng tương tác yếu định nghĩa một chiều quay. Theo T.D.Lee và C-N Yang ?" hai người đã được nhận giải thưởng Nobel năm 1957 -, tấm gương P có thể bất đối xứng đối với các tương tác yếu. Vào tháng 12 năm 1956, Chien Shiung Wu của đại học Columbia, Ernest Ambler của National Bureau of Standard đã tiến hành một thí nghiệm được đề xuất bởi T.D. Lee và C-N Yang. Thí nghiệm kiểm chứng một cách thuyết phục rằng tương tác yếu thực sự định nghĩa một chiều quay: các chiều quay khác nhau định nghĩa bởi tương tác yếu cũng tương tự như sự khác nhau giữa chiều quay của kim đồng hồ với chiều quay ngược chiều kim đồng hồ trong đời sống hàng ngày.
    Theo cách này, Alice hoàn toàn có thể nhận ra rằng mình đang ở đâu bằng cách thực hiện lại thí nghiệm của C.S.Wu và E.Amber: Cô bé đặt một ống Coban 60 ?" một đồng vị của Coban, phân rã bằng việc phát ra các electron nhờ vào tương tác yếu ?" trong một từ trường được tạo bởi một dòng electron chuyển động tròn theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Dòng electron này tương đương với một dòng điện theo chiều kim đồng hồ và tạo ra một từ trường hướng xuống phía dưới (xem phần bên trái hình 1). Hạt nhân của mọi nguyên tử đều có một spin ?" mômen động lượng nội tại ?" có thể xem tương tự như một kim nam châm nhỏ quay xung quanh trục của nó. Trong trường hợp hạt nhân Coban, từ trường sẽ hướng các kim nam châm này quay xuống phía dưới, trùng với hướng của từ trường tạo bởi dòng điện tròn.
    Hình 1: Gương P ?" Tấm gương soi thông thường. Hiện tượng phân rã mà Alice quan sát thấy trong hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Không có sự đối xứng P
    Alice của thế giới thực quan sát rằng những electron phát đi bởi phân rã của Coban sẽ hướng lên trên, theo chiều ngược với spin của hạt nhân. Nhưng Alice trong gương (xem phần bức tranh bên phải), khi tiến hành cùng một thí nghiệm lại thấy rằng electron trong vòng khi chuyển động theo chiều kim đồng hồ lại tạo ra một từ trường hướng lên trên và quay spin của hạt nhân Coban hướng lên trên; do đó trong thế giới gương, các electron phát ra từ hạt nhân Coban lại hướng xuống dưới. Thế giới thực và thế giới gương không đối xứng (hai hiện tượng Vật Lý mà Alice quan sát thấy khác nhau), do đó tính đối xứng của gương P bị phá vỡ.
    Nếu Charles Dodgson được sinh ra một thế kỉ muộn hơn thì có lẽ ông đã có thể tạo thêm một chiếc gương nữa và đưa Alice vào một cuộc phiêu lưu mới: điều gì sẽ xảy ra khi cô bé đi qua một tấm gương C ?" tấm gương biến tất cả các hạt thành phản hạt của nó (C là chữ cái đầu của ?oconjugaison de charge? - ?oSự liên hợp điện tích? )

Chia sẻ trang này