1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không đề !

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi aphrodite, 23/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Không đề số 144
    Cần phải giải thích một chút trước khi post tác phẩm này.
    Như mọi người đã biết aphro***e không phải là người có đủ trình độ và hiểu biết về nhạc cổ điển, hoàn toàn không. Tác phẩm mà aphro***e post lên được trích từ bộ tác phẩm của nhà văn người Áo Stefan Zweig " Những giời phút rực sáng của nhân loại". Phần này nói về nhà soạn nhạc ?" FRIEDRICH HAENDEL.
    Rất cảm ơn người đã cho aphro mượn cuốn sách này ( nếu họ tình cờ đọc được bài này), và lẽ ra tác phẩm này nên post ở Box nhạc cổ điển thì hợp lí hơn. Nhưng người yêu âm nhạc thì ở đâu cũng có. Vì vậy không cần phải nói nhiều nữa. Xin chép tặng các bạn tác phẩm này. Rất mong các bạn đọc và hưởng ứng. Vì tác phẩm dài chừng 30 trang nên Aphro sẽ chia ra làm mấy phần và post dần dần.

    --------------------------------------------------------------------------------------
    http://www2.ttvnol.com/uploaded2/aphro***e/haendel.jpg​
    SỰ PHỤC SINH CỦA GEORGES ?" FRIEDRICH HAENDEL
    Buổi quá trưa ngày 13 tháng Tư năm 1737 người đầy tớ của Haendel nhận thấy mình không còn thuốc hút; anh ngồi ở cửa sổ tầng trệt của ngôi nhà số 25 Brook Street và đang theo đuổi một trong những công việc kì lạ nhất để làm dịu sự bực bội của mình. Quả là dễ dàng lại có thuốc hút bằng cách chạy đến quán bạn Polly của anh chỉ cách đó vài bước, nhưng anh không dám ra khỏi nhà vì sợ ông ?ochủ và thầy? hay tỏ ra rất cáu của anh. Haendel tự buổi diễn tập trở về đầy giận dữ, mặt đỏ gay và các mạch máu ở thái dương căng đến vỡ, ông đã đóng mạnh cổng ngoài lại và lúc này có thể nghe thấy ông bước dọc bước ngang trên lầu một với xiết bao nộ khí đến nỗi trần nhà rung lên. Trong những ngày giận dữ này, chểnh mảng trong việc phục vụ là thiếu thận trọng.
    Người đầy tớ tìm cách khuây khoả nỗi buồn của mình. Anh cho bay lên từ cái tẩu ngắn những bong bong xà phòng thay vì những cuộn khói xanh oai vệ. Anh đặt trước mặt anh một tô nhỏ đầy bọt và qua cửa sổ, thích thú thổi ra ngoài đường phố những quả cầu nhiều màu sắc. Người qua đường dừng lại vui đùa lấy gậy làm vỡ quả này hay quả khác trong những bong bóng sặc sỡ đó, làm điệu bộ và cười, nhưng không ngạc nhiên. Vì người ta có thể chờ đợi mọi cái từ ngôi nhà này, ở đó đàn clvexin vang lên đột ngột lúc nửa đêm nếu người ta không nghe các ca sĩ khóc và thổn thức và bị ông người Đức nóng nảy trong cơn giận tơ tông đe doạ sẽ trả đũa tồi tệ nhất về tội đã hát một phận âm tần quá cao hoặc quá thấp. Từ lâu, số 25 của Brook street được những người láng giềng khu phố Grosvenor coi là một nhà thương điên.
    Người đầy tớ tiếp tục việc ?ochế tạo? của mình trong yên tĩnh và kiên nhẫn. Sau một lúc, anh đã tỏ ra khéo léo hơn. Những quả cầu vân đá càng to hơn, thành của chúng mỏng đi, chúng càng bay lên cao hơn và mỗi lúc nhẹ nhàng hơn một quả thậm chí đã vượt quá nóc không mấy cao của ngôi nhà trước mặt. Bỗng anh giật nẩy mình: một tiếng động cực lớn vừa làm rung chuyển cả ngôi nhà, làm cốc chén kêu lách cách và làm rung các tấm màn: một cái gì nặng và to sụ có thể đã đổ xuống ở tầng trên. Người đầy tớ leo lên cầu thang và chạy đến phòng làm việc.
    Chiếc ghế tựa trước bàn ông chủ trống không, cả căn phòng cũng không có người, anh sắp chạy sang phòng bên thì phát hiện ông Haendel nằm bất động trên sàn nhà; lúc này nỗi lo sợ đã buộc anh đứng sững, anh nghe thấy một tiếng rên âm vang. Con người to tướng đó nằm ngửa và rên, hay đúng hơn những tiếng thở dài mỗi lúc một yếu hơn thoát ra từ cặp môi ông. Người đầy tớ hoảng sợ nghĩ là ông đã chết và vội vàng quỳ xuống để cứu giúp ông. Anh thử nâng ông lên, nhưng than thể người khổng lồ quá nặng. Lúc này, anh tháo cái cà vạt ra và tiếng rên tắt.
    Nhưng kìa, Christophe Schmidt, người phụ việc, người trợ lý, người chép nhạc cho nhạc sĩ đã từ tầng trên chạy xuống, tiếng động của cái cơ thể bị ngã cũng làm anh hoảng sợ.
    Họ cùng nhau đỡ ông dậy- hai cánh tay ông rũ xuống bất động như hai cánh tay người chết- và đặt ông vào giười, cái đầu ngẩng cao. Schmidt ra lệnh cho người đầy tớ: ?oCởi áo quần ngoài của ông chủ ra. Tôi chạy mời người thầy thuốc. Rưới nước vào mặt ông, kì cho đến lúc ông tỉnh lại?.
    .............................................
    ( Còn nữa...)
  2. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Không đề số 145
    Không kịp mặc áo rét, Schmidt chạy đi theo hướng Bondstreets , vẫy gọi tất cả các xe chạy qua theo một nước kiệu oai vệ, không chú ý đến con người cao lớn mặc áo sơ mi và thở hổn hển này. Cuối cùng một chiếc xe ngừng lại; người xà ích của hầu tước Chandoo đã nhận ra người đang chạy; anh ta quên mọi nghi thức, đột ngột mở cửa xe. Anh thét lên với công tước mà anh biết là người si mê âm nhạc và mạnh thường quân của người thầy yêu quý của anh: ?oHaendel đang chết; tôi phải đi gọi thầy thuốc?. Công tước mời anh lên xe; người xà ích quất ngựa và người ta đã bứt ra khỏi phòng khám Fleetstreets bác sĩ Jenkins trong lúc ông đang làm một cuộc phân tích khẩn cấp. Và kia rồi ông ta đang cùng Schmidt, trong chiếc xe ngựa nhẹ hai bánh chạy về Brookstreets.
    -Chính những điều phật ý gây ra chuyện này, người phụ việc tuyệt vọng than phiền trong khi xe lăn, những ca sĩ và những quan thị đáng nguyền rủa ấy, những nhà văn tồi ấy, toàn bộ là lũ chấy rận ghê tởm ấy đã giết chết ông từng tí một. Ông đã viết bốn nhạc kịch chỉ trong năm nay để cứu vớt sân khấu, thế mà bọn kia nấp sau giới phụ nữ và triều đình, và đặc biệt khuôn mặt đẫm dầu của khỉ ấy gào thét ấy đã làm cho tất cả họ phát điên lên! Ôi! Họ đã đưa ông Haendel tốt bụng của chúng ta đến tình trạng như thế nào đây! Không bao giờ có ai đã sản sinh ra một cái gì to lớn như thế; không một người nào xả than theo cách đó, nhưng cũng có cái gì đó giết chết một người khổng lồ. Ôi! Con người kì lạ làm sao! Bác sĩ Jenkins ngồi nghe, lạnh lung và im lặng. Trước khi vào nhà, ông rít một hơi tẩu cuối cùng, lắc lắc để làm rơi tro và hỏi: ?oÔng ấy bao nhiêu tuổi??
    -Năm mươi hai, Schmidt trả lời.
    -Tuổi hạn. Ông ấy làm việc như một con bò và hơn nữa ông ấy khoẻ như một con bò. Nào, ta sẽ xem có thể làm được gì.
    *
    **
    Người đầy tớ chìa cái chậu thau ra, Schmidt nâng cánh tay lên, người thầy thuốc mở tĩnh mạch, một tia máu phun ra, nóng và đỏ thắm; một lúc sau, một tiếng thở dài nhẹ nhõm cất ra từ đôi môi mím chặt của Haendel. Ông thở sâu và mở mắt. Ánh rực rỡ thong thường của đôi mắt đã biến mất. Chúng trở nên mệt mỏi, lạ lẫm và vô ý thức.
    Ông thầy thuốc băng cánh tay. Người ta không thể làm gì hơn. Ông đã sắp đứng lên khi ông nhận xét cặp môi của bệnh nhân động đậy. Ông đến gần. Rất nhẹ nhàng, hầu như một hơi thở, Haendel rên rỉ: ?oHết? tôi đã hết? không còn sức mạnh? Tôi không muốn sống thiếu sức mạnh.?
    Bác sĩ Jenkins cúi mình thêm một tí nữa bên trên người bệnh. Ông nhận xét một mắt, mắt phải, bất động và mắt kia sống động. Để biết rõ hơn, ông năng cánh tay phải của bệnh nhân. Nó rơi xuống hầu như đã chết. Ông làm như thế với cánh tay trái; nó giữ vị trí cũ. Bác sĩ Jenkins đã biết đủ.
    Khi ông rời bỏ phòng, Schmidt đi theo ông đến thềm nghỉ, lo âu bối rối và muốn biết bệnh gì đã quật ngã ông thầy mình.
    -Một cơn xuất huyết. Phía bên phải bị liệt.
    -Và? - các từ không muốn rứt ra - ? có lành được không?
    Bác sĩ Jenkins chậm chạp vê một nhúm thuốc lá. Ông không ưa những câu hỏi như thế.
    -Có lẽ. Tất cả đều có thể.
    -Ông ta có bị liệt không?
    -Chắc thế. Trừ phi có một phép lạ.
    Nhưng người giúp việc, gắn bó với thầy bằng tất cả các thớ của thân thể mình, trở lại nài nỉ:
    -Ông ta có thể, có thể ít nhất làm việc lại không? Ông ta không thể sống mà không sang tạo.
    Bác sĩ Jenkins đã đứng trước cầu thang:
    -Điều đó, không bao giờ nữa. Ông nói nhỏ nhẹ. Chúng ta đã mất nhà nhạc sĩ. Cơn xuất huyết đã đụng đến hắn.
    Schmidt nhìn ông chằm chặp. Ánh mắt của anh lộ vẻ thất vọng sâu sắc đến mức người thầy thuốc cảm thấy xúc động.
    -Như tôi đã nói với anh, ông lặp lại, trừ phi có một phép lạ. Vả lại tôi chưa từng thấy bao giờ.
    *
    * *
  3. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Không đề số 146

    Georges Friedric Haendel sống bốn tháng không có khả năng cử động. Phía phải cơ thể vẫn nằm ỳ. Ông không thể đi lại và viết lách, cũng không thể ấn cho âm vang một phím đàn nhỏ nào. Ông không nói được nữa, từ khi cơn chấn động dữ dội làm rung chuyển ông ta từ chân đến đầu; môi ông sưng lại và chỉ thoát ra từ mồm ông nhưng tiếng lắp bắp khó hiểu. Khi các bạn bè biểu diễn âm nhạc cho ông nghe, một ánh sang yếu ớt lẻn vào mắt ông, cái cơ thể to lớn vụng về đó lúc này cựa quậy như một người ốm đang chime bao, ông muốn theo các nhịp, nhưng tay chân ông đều cứng đờ đến dễ sợ. Gân cốt và cơ bắp không nghe theo ông nữa; con người trước kia là một ông khổng lồ xong cảm thẩy bị nhốt trong một nấm mồ vô hình, không phương cứu chữa. Ngay sau khi âm nhạc ngừng lại, đôi mí mắt trụp xuống nặng nề và ông trở lại bất động như một xác chết. Cuối cùng, bác sĩ không biết làm gì nữa, đưa bệnh nhân nan y đến các suối nước nóng Aix la Chapelle, có lẽ suối nước nóng sẽ đem lại cho thể trạng ông một chút cải thiện.
    Và cơ thể bất động của nhạc sĩ, cũng như những làm nước nóng ngầm, cất giấu những sức mạnh kì diệu. Ý chí cơ bản của Haendel đã chống đỡ lại với bệnh xuất huyết tàn hại, nó đã không muốn cái bất tử trong vỏ bọc cơ thể hỏng đi bị huỷ hoại. Người khổng lồ thú nhận thất bại, ông muốn tiếp tục sống và sang tạo và ý chí đó thực hiện các phép lạ, trái với những quy luật của tự nhiên. Ở Aix La Chapelle, các thầy thuốc khẩn khoản báo cho ông rằng nếu nằm quá ba giờ trong nước nóng, trái tim ông sẽ không chịu nổi và điều đó có thể giết chết ông. Nhưng ý chí của ông vì tình yêu cuộc sống đã bất chấp cái chết.
  4. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Không đề số 147
    Các bác sĩ vô cùng hoảng sợ khi thấy Haeldel mỗi ngày ở trong tắm nước nóng hổi 9 tiếng đồng hồ, nhờ đó sức mạnh trở lại với ông. Ngay sau 1 tuần ông đã có thể bò lê, sau 15 ngày động đậy bàn tay phải, thắng lợi ghê gớm của ý chí và lòng tin. Như thế đó, ông không chậm trễ bứt ra khỏi sự xiết chặt làm tê liệt của cái chết để ôm lấy sự sống với nỗi nồng nhiệt và lòng hăng say hơn bao giờ hết, với sự hứng khởi vô biên chỉ người đang lại sức mới biết được.
    Ngày cuối cùng của cuộc điều trị,hoàn toàn làm chủ cơ thể mình và sắp từ giã Aix La Chapelle, ông dừng lại trước nhà thờ. Ông không bao giờ sùng tín một cách đặc biệt, nhưng khi leo lên nhà trưng bày giàn đàn ống, với một dáng đi thoải mái, ông cảm thấy xúc động với cái Vô hạn. Ông lấy tay sờ các phím. Những tiếng trong và sáng vang khắp không gian yên tĩnh. Đoạn ông rụt rè thử bàn tay phải bị cầm tù bất động từ lâu đến thế. Và bỗng chốc phun ra như từ một nguồn trong như pha lê những làn sóng hoà âm. Dần dà, ông bắt đầu chơi ứng biến và để mình cuốn theo dòng âm thanh tuôn trào. Lại một lần nữa những vật liệu âm thanh chồng chất lại và được sắp xếp bằng phép lạ trong địa hạt vô hình. Cao cả, những công trình của thiên tài, ông đâng lên, dâng lên mãi rực rỡ hơn. Ở bên dưới nữ tu sĩ và tín đồ lắng nghe, mong ngóng. Họ chưa bao giờ nghe một người chơi đàn như thế. Và Haendel đầu hơi khiêm nhường cúi xuống còn đánh đàn, mải đánh đàn. Ông đã tìm thấy lại ngôn ngữ mà ông dùng để nói với Chúa trời với con người và với vĩnh cửu, ông lại có thể sáng tác âm nhạc, ông có thể trực tiếp sáng tạo. Chỉ lúc này ông mới cảm thấy lành bệnh.
    * *
    *
    - Tôi mới trở về nhà từ Haes.
    G. Haendel vừa uốn khum bộ ngực rộng và vươn hai cánh tay lực lưỡng vừa nói với người thầy thuốc Luân Đôn không thể nén biểu lộ sự ngạc nhiên trước phép lạ y học này. Và với tất cả sức mạnh của mình, ông lại tiếp tục làm việc, không trì hoãn hết sức cuồng nhiệt với một sự hăng say nhân lên 10 lần. Ông già ngũ tuần này được tính khí chiến đấu ngày xưa chiếm lại. Ông viết một nhạc kịch, bàn tay chữa lành theo ông một cách tuyệt vời - một vở thứ hai, thứ ba, thứ tư, những Oratorio vĩ đại: Saul, Isreal ở Ai Cập, lễ hội của Alexandre, như một nguồn cạn đã lâu ngày, sự dồi dào nhộn nhịp của ông luôn trào không cạn.
    Than ôi! Thời đại chống lại ông. Hoàng hậu băng hà làm gián đoạn những cuộc biểu diễn. Đoạn chiến tranh với Tây Ban Nha nổ ra, đám đông ngày nào cũng tụ hội ở các quảng trường nhưng nhà hát trống không và các khoản nợ chồng chất.
    Bất hạnh cùng cực, mùa đông rét cóng của năm 1939 đến. Cái rét hoành hành Luân Đôn đến mức sông Tamise đóng băng và người ta thấy những chiếc xe trượt trôi trên mặt thảm băng lấp lánh và làm các lục lạc rung lên. Trong lúc thời tiết xấu các phòng biểu diễn đều đóng cửa vì không có âm nhạc nào dẫu là thần tiên nhất dám bất chấp cái rét đang ngự trị ở đó.
    ( còn nữa )
  5. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Không đề số 148
    Rồi các ca sĩ ngã bệnh, phải từ chối hết các buổi biểu diễn khác; tình thế đã cấp bách của Haendel trở nên tồi tệ hơn nữa. Các chủ nợ ráo riết hơn, những nhà phê bình cay nghiệt hơn, công chúng giữ một sự thờ ở ủ ê. Dần dà, người đấu tranh kịch liệt mất tinh thần. Một buổi hoà nhạc lấy tiền trợ giúp ông, khó khăn lắm mới cứu ông khỏi bị tù vì nợ nần, song kiếm sống bằng bố thí, nhục làm sao! Haendel ngày càng co vào bên trong mình; tính khí ông trở nên tăm tối. Có phải một bên cơ thể của ông bị liệt còn thích hơn là toàn bộ tâm hồn ông bị liệt như hiện nay, phải thế chăng? Là người khổng lồ, lần đầu tiên ông cảm thấy mệt mỏi. Ông cảm thấy thất bại là người đấu tranh không mệt mỏi. Ông cảm thấy chậm lại và khô cạn đi trong ông, dòng sông thiêng liêng của niềm vui sáng tạo đã từng làm vũ trụ sinh sôi ba mươi lăm năm nay. Và ông biết, hoặc ông nghĩ ông biết rằng tất cả đã hết, đã vĩnh viễn hết. Ông rên rỉ:
    - Tại sao đức chúa Trời đã làm tôi hồi sinh, bởi vì con người một lần nữa lại chôn vùi tôi. Tại sao ngài còn để tôi sống nếu tôi không còn có thể sáng tạo? Chết đi còn hơn kéo lê cái bóng của bản thân tôi trong cái rét và cái trống rỗng của thế giới này.
    Và trong cơn tức giận ông thường lẩm bẩm lời chúa Ki tô:

    - Đức chúa trời, Đức Chúa trời! Tại sao Người lại bỏ con?
    * *
    *

    Chán nản, tuyệt vọng, mệt mỏi đầy mình, hoài nghi những sức mạnh của mình và có lẽ hoài nghi cả Đức Chúa trời, Haendel những tháng ấy, lang thang trong Luân Đôn những buổi tối. Ông chỉ liều ra khỏi nhà muộn vì ban ngày, các chủ nợ, tay cầm phiếu đòi nợ, chờ ông trớc cửa nhà ông để ngăn ông lại khi ông đi qua,và trên đựờng phố, ánh mắt thờ ơ hoặc coi khinh của dân chúng làm ông đau lòng. Ông thường tự hỏi có thích hơn không đối với ông sang ẩn náu ở Ireland, nơi người ta tiếp tục tin tưởng ở thiên tài của ông - ở đó người ta không nghi ngờ sức lực của ông đã cạn kiệt đến bao nhiêu, hỡi ơi! hoặc ở Đức hoặc ở cả Italia, có lẽ ở nơi kia,bang giá sẽ tan đi và trong sự mơn man của cơn gió nhẹ phương Nam, giai điệu lại nảy nở trong sa mạc đầy sỏi đá của tâm hồn ông. Ý nghĩ không thể hành động, không thể sáng tạo làm ông không chịu nổi. Haendel không chấp nhận sự thất bại. Đôi khi ông dừng lại trước một nhà thờ, nhưng ông biết các lời nói không mang lại cho ông một sự an ủi nào. Thỉnh thoảng ông đi đến quán ăn,nhưng rượu làm ghê tởm con người đã biết đến niềm say sưa tôn nghiêm và trong sáng của sự sáng tạo. Thỉnh thoảng, ông lại từ cầu của Tamisel nhìn nước sông màu mực, câm lặng, tự hỏi tốt hơn chăng từ bỏ tất cả ra xa khỏi mình bằng một cử chỉ quyết đoán. ÔI!! không còn phải mang gánh nặng của cái hư vô này, không còn biết sự khủng khiếp của nỗi cô đơn, của việc con người và Chúa từ bỏ mình.
    ( còn tiếp)
  6. GILMOUR

    GILMOUR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    3

  7. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Không đề số 149.

    Mấy hôm nay bận đến nỗi không thể type nốt tác phẩm đang post dở.
    Cả ngày chỉ có một việc ngồi bên cửa sổ và hì hục với cái máy vi tính với mấy địa danh. Cáu giận: gác qua một bên, muộn phiền: gác qua một bên, thậm chí đã chẳng buồn nghĩ sẽ yêu thương như thế nào. Hay cũng chẳng muốn nhìn ra ngoài trời, nơi những chùm hoa Lãng Tiêu bò xoài dưới mái nhà bên cạnh. Cứ nở hoa rực lên, rồi tự héo, tự khô từ lúc nào.
    Những ngày có thể "bùng nổ" với bất cứ ai. Rón rén nói, rón rén bày tỏ ý kiến. Chỉ sợ chạm vào nhau sẽ đổ vỡ hay cháy bùng lên theo thời tiết.
    Đêm về, chờ sang trận đấu tiếp theo, nhấc cái VCD của Evanescence cũng thấy hào hứng.
    Buồn cười lắm, chị đi training, được tặng toàn CD Rock trong khi mức quan tâm tới Rock của chị cũng chỉ dừng lại ở mấy bản Ballad, mấy anh chàng đẹp trai và mấy cái Best of. Thế rồi em nghiễm nhiên sở hữu một đĩa Beats một video của Evanes thu live và một Haggard. Đêm hôm qua nằm nghe lại Bring to my life, những album thu live show chẳng bao giờ hay, nghe phập phù nhưng trông cuồng nhiệt.
    Có lúc đã đủ tự tin để nghĩ những muộn phiền đã qua đi và xoay quanh cuộc sống của chính mình bằng những mối quan tâm khác. Nhưng sự thực thì có lúc chính mình cũng chẳng hiểu nổi I''''ve been living a lie, there''''s nothing inside:
    how can you see into my eyes like open doors
    leading you down into my core
    where I?Tve become so numb without a soul my spirit sleeping somewhere cold
    until you find it there and lead it back home
    (Wake me up)
    Wake me up inside
    (I can?Tt wake up)
    Wake me up inside

    Tặng cho những ngày nắng và Jakub một bài viết không có quá nhiều kích động và những ý tưởng điên rồ. Jakub à, Nhớ lắm !
    http://www2.ttvnol.com/uploaded2/aphro***e/sunnyd.jpg​
    Được aphro***e sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 13/06/2006
  8. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Không đề số 151
    (Tiếp)
    Ngày 21 tháng Tám 741 là một ngày nóng như thiêu: bầu trời đầy hơi nước được nung đốt đè nặng lên Luân Đôn như một làn kim loại nóng chảy, Haendel như thường lệ chỉ đi ra ngoài buổi tối để thở một ít không khí của GreenPark. Tại đấy trong bóng tối dầy đặc của cây cối, không ai có thể thấy ông hoặc làm rầy rà ông; ông ngồi với sự mệt mỏi đã trở thành một bệnh thực sự đối với ông, mệt mỏi trong nói, viết, chơi, nghĩ, mệt mỏi trong cảm nhận và trong sự sống. Sống cho cái gì, cho ai, trước tiên? Đoạn ông trở về nhà, bước đi như một người say qua Pall Mall Doverstreets, duy nhất được thúc đẩy bởi một định kiến: ngủ, quên, nghỉ ngơi, nếu được mãi mãi càng tốt. Tất cả ngủ yên trong ngôi ngà ở Bookstreets chậm chạp - ôi, quả thật ông mệt mỏi biết mấy, nguời ta quấy rầy ông biết bao nhiêu! Ông leo cầu thang mà gỗ kêu răng rắc dưới mỗi bước chân nặng nề cuả ông. Cuối cùng ông về đến phòng mình. Ông bật máy lửa và đốt cây nến trên bàn: không suy nghĩ, một cách máy móc, ông làm cử động bắt tay vào công việc. Vì xưa kia - thở dài một cách đau đớn thoát ra từ môi ông - ông đem về từ mỗi cuộc đi dạo một giai điệu, một chủ đề mà ông ghi chép vội vàng để cảm hứng của ông không thoát khỏi ông trong giấc ngủ. Nhưng bây giờ không có gì trên bàn. Không có giấy chép nhạc, không có gì để tiến hành, không có gì để kết thúc. Bánh xe của cối xay gió bị chặn lại trong băng giá. Tuy nhiên, có , có một cái gì đó! Kia, cái hình vuông láng bóng ấy, phải chăng đó là giấy trắng? Haendel cầm lên. Đó là một gói nhỏ và ông đoán nó chứa đựng một cái gì đó đã được viết ra. Ông vội vàng đập vỡ dấu niêm. Bên trên có một lá thư, một lá thư của Jenniens, nhà thi sĩ xưa kia đã viết cho ông bản văn của RaulIsrael ở Ai Cập. Ông ấy gửi cho ông, ông ấy viết, một bài thơ mới và mong chờ thiên tài cao cả của âm nhạc ban ân huệ thương hại những chữ khốn khổ của ông ấy và chắp cánh cho chúng bay lên qua không trung của sự bất tử.
    haendel giật nảy mình như đụng phải một vật ghê tởm. Anh chàng Jennes này nữa cũng muốn chế nhạo ta chăng? Ông xé thư bằng một cử chỉ mạnh ném xuống đất những mảnh bị vò nhàu và giẫm lên. Ông gầm lên:
    - Kẻ cướp ! Chó má !
    Con người vụng về đã đụng đến ông ở chỗ sâu nhất, nhức nhối nhất của vết thương mà ông ấy đã mở lại bằng cách đánh thức tất cả những cay đắng của tâm hồn ông. Cáu tiết, ông thổi nến, sờ soạng trở về phòng và ném mình xuống giường. Đột ngột những giọt nước mắt tia ra từ mắt ông và toàn thân ông run lên vì sự giận giữ bất lực. Khốn khổ cho thế giới này, chế nhạo những con người sút kém và hành hạ những người đau khổ !
    Tại sao lại còn kêu gọi đến ông trong lúc sức mạnh của ông đã biến mất, quả tim của ông không còn đập nữa, tại sao đòi hỏi ông phải sáng tác khi các giác quan của ông bị đờ đẫn, tâm hồn ông đã bị tê liệt? Lúc này, ông chỉ khao khát mỗi một điều: ngủ quên như một con thú, quên, không còn tồn tại nữa.
    ( Còn nữa)
  9. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Không đề số 152

    Định post tiếp câu chuyện về Haendel nhưng đọc tới phần này có quá nhiều tín ngưỡng và sự kính phục trước Chúa. Hôm nọ ngồi uống rượu và coi chỉ tay, đã được phán là một người vô thần, vô thần đến mức đáng ngạc nhiên. Nghĩ sao không gượng ép mình cho ngày hôm nay nên sẽ hoãn post tiếp vậy.
    Viết để kỉ niệm cho một ngày mát trời và cơn mưa hồi đêm làm ướt sân lúc sáng tỉnh dậy đi làm.
    Buổi sáng em đi làm, cố định đặt chuông đồng hồ lúc 7h15p , bạn sáng nào cũng đi sớm, khi tỉnh dậy nhất định sẽ tắt chuông đồng hồ ở điện thoại trên đầu giường, đánh răng rửa mặt rồi làm một động tác rất rườm rà: dắt xe ra và trèo lên giường để lấy điện thoại.
    Có lần em càu nhàu:
    - Bạn thật ngốc, tỉnh dậy cầm luôn điện thoại để ra bàn rồi cầm đi làm, lạ còn phải trèo lên giường để lấy, phá đám người ta đang ngủ.
    Nhưng càu nhàu để càu nhàu, và bạn cũng chẳng buồn sửa hành động ấy. Sáng nào cũng điềm nhiên trèo qua người em, lấy điện thoại. Dường như là thói quen, đến nỗi hôm nào không thấy bạn trèo lên giường giữa lúc em chìm vào giấc ngủ lại để 15p sau cũng dậy đi làm thì sẽ nghĩ rằng hôm nay bạn mệt và sẽ xin nghỉ ở nhà.
    Sáng hôm nay, thú thực là em nhớ anh. Trong túi xách, em mang theo một cái điện thoại đã hết tiền vì nhắn tin quá nhiều, một quyển truyện để cho mượn và một bịch sữa không đường, à cả một CD nhạc Yoga. Em cần yên tĩnh, cần lắng đọng để sắp xếp lại ý nghĩa của những tin nhắn lúc đêm.
    Đến công ty, bật máy vi tính đọc qua offline, cắm nước, pha cafe, bật nhạc và ngồi trên chiếc ghế xoay nhìn ra ngoài trời. Hình như sau những ngày "giận dữ" là ngày "dịu dàng", trời thong thả đổ nắng nhẹ, mát và ưa gió thổi.
    Hôm nay không phải vì những đám mây xám nhẹ mà buồn nữa, phải cám ơn một ngày như thế sau những cơn say như thể say nắng của ngày hôm qua.
    Đã có lúc em không còn muốn lí giải câu hỏi : Tại sao ? khi nhìn vào gương, nhìn vào chính khuôn mặt của mình nữa.
    Ngay cả bây giờ cũng vậy, khi tất cả mọi người đã về hết, em ngồi lại chờ chiều chầm chậm buông xuống trên những đường ray, và lắng nghe bản nhạc Song about Aphro***e, một thu âm demo của bạn viết tặng gửi lúc trưa. Chưa bao giờ cái ý niệm về im vắng trong một buổi chiều cô đơn không báo trước lại rõ như lúc này...

    http://www2.ttvnol.com/uploaded2/aphro***e/evening.jpg​
  10. e54a16

    e54a16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay trời không nắng. Tốt quá, đỡ phải bực bội, cáu gắt. Ngày qua ngày lại qua ngày, 1 năm trôi tuột. Ngày hôm nay luôn bị ngày mai len chân bước lên. Những gì đã có đã qua, em chẳng có ý níu lại mà có muốn cũng không thể nào. Cơ bản em tôn trọng cái quy luật tự nhiên "bèo dạt mây trôi". Em những tưởng mình phải rất khó khăn để vượt qua những ngày giữa tháng 6. Nhưng không phải, em bình thản như chưa hề có những ký ức tốt đẹp, hạnh phúc đến run rẩy ấy. Thật chẳng biết nên vui hay buồn khi thật sự anh đã đi khỏi cuộc sống của em nữa!
    "Anh là một người đáng tin cậy-em thích từ này-đáng tin cậy đến mức đau đớn. Nhưng lên kế hoạch với anh thì đơn giản là không thể."
    đọc câu này trong "Cô đơn trên mạng" em bật cười! sao mà giống mình thế! chưa bao giờ kế hoạch lâu dài được lên có tên anh, đơn giản là không thể. Em biết thế và anh biết thế! ...

Chia sẻ trang này