1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không gian đô thị vỉa hè Hà nội ! Hiện trạng và phát triển

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi the_sign, 19/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    tôi có 1 idea này ;
    đối với hoạch định chính sách fát triển đôi thị thì ko fải là vấn đề 1 vài chi tiết có thể làm nên 1 đô thị đẹp mà fải thay đổi toàn bộ và đồng thời cấu trúc đô thị bao gồm ý thức con người , mô hình quản lý ,
    vd để xử lý sông kim ngưu và tô lịch cần fải giao cho các công ty lập dự án đầu tư cắt từng đoạn giao quản lý và khai thác , giá trị của đất sẽ tăng vọt , và truyền thuyết về đàn trâu dưới sông sẽ hiển hiện ở cuộc sống hiện đại , đổi lại các cty sẽ làm hạ tầng đô thị chứ các dự án nghiên cứu của các cơ quan chịu trách nhiệm bây giờ chỉ là vẽ ra để lấy tiền ngân sách , tu sửa và kè từng đoạn là chuyện không thực hiện triệt để đc vì làm sao có thể thay đổi cấu trúc sinh hoạt của bao hộ dân đc , nếu đô thị khác biệt thì quan hệ sản xuất ,kinh doanh và sinh hoạt của người dân cũng sẽ rất khác
    có 1 bạn đã nói rất đúng '''' kiến trúc đẹp làm nên tâm hồn đẹp ''''
    tôi cũng đã trao đổi với 1 người làm quản lý ở tập đoàn bảo việt và ông cũng đồng tình quan điểm này
  2. NhacMatQuan

    NhacMatQuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh The_Sign vì những tư liệu anh đưa lên . Đã đến lúc chúng ta chú ý và đầu tư vào trang thiết bị công cộng ,đấy là cái không nhỏ chút nào ,không chỉ tác động tới cảnh quan kiến trúc mà còn tác động tới tác phong văn hoá của người dân đô thị . Điều này các nhà thiết kế đô thị của mình thường quên mất , họ thấy chỉ cần 50m có cột đèn , vỉa hè có rãnh thoát nước , vậy là OK .
  3. blackmore

    blackmore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Khoảng 200 năm về trước, TP Hà Nội nằm giữa một hệ thống sông ngòi chằng chịt, làm nên hệ thống giao thông thuỷ, phát triển các vùng nông nghiệp quanh nội và ngoại thành.
    Hiện nay, các sông trong thành phố đã trở thành các cống nước thải, biến các con sông này trở thành các dòng sông chết, gây ô nhiễm môi trường.
    Nước thải từ đâu ra????? Đó chính là từ hàng chục vạn cái bể tự hoại xây ở các nhà dân trong thành phố. Các bể tự hoại này xây không đúng qui cách, nếu đúng thì chất lượng nước ra sau bể cũng không đạt chuẩn. Cái này có thể thấy rất dễ, đó là các bạn đi dọc sông sẽ nhìn thấy các đường cống ra, đường kính ống rất bé, số lượng ống rất gần, cách chỉ một đôi chục mét một cái. Các ống này để lại các vệt nước rất bẩn, làm xấu các thành taluy vốn chẳng đẹp gì.
    Chúng ta có xử lý được hệ thống nước thải này không????? Chắc chắn là không làm nổi vì hệ thống này hoàn toàn được xây dựng tự phát, không tuân theo tiêu chuẩn nào. Chúng ta không thể xây được các khu xử lý nước thải tập trung để gom các đường ống đó về rồi xử lý trước khi đổ ra sông.
    Tương lai: Chúng ta cần phát triển tốt các khu nhà ở cao tầng tập trung, trong đó hệ thống nước thải được đầu tư đạt chuẩn. Hệ thống chuỗi nhà ở này, cùng sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đô thị sẽ dần thay thế các khu nhà ở cũ kiểu ngõ xóm. Quá trình đấy cần được đầu tư đồng bộ mới có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm tại các dòng sông trong thành phố. Thời gian chắc phải 20 năm mới hòng giả quyết được hậu quả hiện nay.
    Như hiện nay, các dự án đầu tư dọc các sông này không thể tự mình giải quyết vấn đề môi trường. Môi trường không giải quyết được thì hiệu quả đầu tư dự án chắc khó cao.
    Vài lời mong được trao đổi với các bác.
  4. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ,
    Thực ra cái chúng ta đang bàn đến chính là vấn đề : ai có quyền trong đô thị!
    Đúng vậy, thực sự thì ai là người có quyền chỉ đạo đô thị phát triển theo hướng này mà không phải hướng khác, theo mô hình này mà không phải theo mô hình khác???
    Ai là người quyết định đầu tư vào xây dựng công trình này mà không phải là công trình khác???
    Và cơ sở nào để cho những người hiện nay đang nắm quyền cho rằng mình có thể làm được như vậy???
    Xin đính chính là tôi hoàn hoàn không có ý bàn đên vấn đề chính trị, nhưng vấn đề ai có quyền làm gì cực kỳ quan trọng.
    VD trường hợp HN: giả sử nhà nước - mà cụ thể là các nhà hoạch định chính sách - không can thiệp quá sâu vào việc quy định đất nông nghiệp ven đô, không cho phép các công ty lớn như Ciputra ôm cả lượng đất khổng lồ, không ép nhà đầu tư hiện nay phải có bao nhiêu % nhà cao tầng - tôi đảm bảo là giá đất ở HN không cao như hiện nay, ngoại ô sẽ được mở rộng hơn nhiều, mà đa số nhà sẽ là dạng phân lô.
    Nói theo quan điểm Marxit thì những quyền này được hình thành thông qua đấu tranh. Còn 1 số học giả NC về VN hiện nay (Hy Van Luong) cho rằng các hoạt động trong thực tế đang góp phần xác định lại (một cách quy ước) các quyền của từng cá nhân đối với đô thị.
    Nhưng nói tóm lại, tình hình của Vn là tù mù - vì tồn tại quá nhiều những quy ước không chính thức về quyền đối với đô thị (VD: lấn chiếm vỉa hè) - người dân chưa biết cách và chưa có phương tiện hữu hiệu để kiểm soát họat động cũng như quyết định của các cơ quan chức năng.
    Và cũng vì không rõ lắm về quyền cũng như trách nhiệm của mình cũng như của người khác, hệ thống hoạch định chính sách và ra quyết định thường hoạt động theo suy tính chủ quan.

Chia sẻ trang này