1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không gian tâm linh

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi otodoimoi, 05/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. otodoimoi

    otodoimoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác, mọi người hay nói chuyện về không gian tâm linh, em search google thấy một bài rất hay xin được chia sẻ với mọi người. Bài này khá dài, em cắt gọt nó theo chủ quan của em, bác nào quan tâm đọc hết thì xin mời theo đường link này:
    http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-7494_5-50_6-2_17-93_14-1_15-1/

    Chúng tôi dùng từ “vùng không gian tâm linh “ xuất phát từ bản năng sinh tồn để chỉ một phạm trù khác hẳn với cõi giới siêu hình .
    Theo các tôn giáo, ngoài không gian vật lý này, vũ trụ còn có cõi giới siêu hình thiên đường, địa ngục... các cõi giới siêu hình đó tồn tại một cách khách quan giống như không gian vật lý chứa đựng nhiều sinh vật cao cấp như các vị trời, các vị thần linh, các loài qủy sứ, yêu ma... Có khi có cả lâu đài, cung điện, hoa cỏ. Ở đây chúng ta chưa đề cập đến loại hình này, chỉ nói đến một vùng không gian tâm linh hoàn toàn chủ quan của mỗi sinh vật đang được các nhà khoa học quan tâm và gọi là Trường của Sinh học. Chính cái Không Gian Tâm Linh chủ quan này mới là cửa ngõ để tiếp xúc với các cõi giới vô hình khác trong vũ trụ chứ không phải bằng các phương tiện vật lý thông thường.

    Khác với không gian vật lý tồn tại một cách khách quan với những quy luật tự nhiên vận động không phụ thuộc vào ý muốn của con người, ở đây không gian tâm linh có tính cực kỳ chủ quan, hoạt động lệ thuộc vào mỗi người (hay nói rộng hơn là mỗi sinh vật) với những quy luật lạ lùng đối với các quy luật vật lý hiện có. Vùng không gian này có hào quang riêng của nó.

    Bởi vì tính cách vô cùng chủ quan của không gian tâm linh nên các nhà khoa học đã gặp khó khăn không ít khi muốn nghiên cứu vấn đề này theo phương pháp khách quan của không gian vật lý.
    Khi một người có năng lực tâm linh mạnh mẽ, họ sẽ sử dụng nó một cách đa dạng theo ý muốn chủ quan của mình. Họ tập trung tinh thần để đoán biết chuyện từ xa, gửi đi một thông điệp, chữa bệnh, khinh thân, tiên tri, phân thân, thôi miên... Nơi ý muốn chủ quan này, họ vượt qua các quy luật không gian vật lý. Đây là điều cực kỳ hấp dẫn cho giới khoa học. Nếu mọi quy luật của tâm linh được nắm bắt và áp dụng, con người sẽ tiến rất xa.

    Tính chất của trường không gian tâm linh này cực kỳ chủ quan. Nó phát huy tác dụng theo ý muốn của chủ thể. Chủ thể muốn cái gì, nó làm theo cái đó. Chúng ta muốn biết ý nghĩ người khác, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng thông tin tiếp nhận tư tưởng. Chúng ta muốn người nhẹ đi (khinh thân) lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng hoá giải khối lượng (chứ không chống lại trọng lực). Chúng ta muốn chữa bệnh cho người khác, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng điều chỉnh cơ thể. Chúng ta muốn có một sức nóng nơi lòng bàn tay, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng tạo nhiệt cục bộ... Vô số tác dụng của khả năng tâm linh liên hệ trực tiếp với ý muốn chủ quan của con người. Các nhà khoa học quen với lối nghiên cứu khách quan của không gian vật lý nên rất bỡ ngỡ trước tác dụng kỳ lạ của năng lực tâm linh này. Họ không để ý đến ý muốn của chủ thể, trong khi năng lực tâm linh thì hoàn toàn lệ thuộc vào ý muốn. Có sức định và có ý muốn, năng lực tâm linh sẽ phát huy tác dụng.

    Mặc dù, so với không gian vật lý thì không gian tâm linh có vẻ cao cấp hơn, kỳ diệu hơn, nhưng nó vẫn chịu sự chi phối của định luật Nghiệp Báo.

    Những nhà lãnh tụ thiên tài, khi phước còn sung mãn, thường có khả năng đoán từ xa ý định của kẻ địch để phòng thủ và phản công. Khổng Minh là một điển hình tiêu biểu. Dường như ông đoán được hầu hết hành động của đối phương. Họ còn có khả năng đánh giá năng lực và lòng trung thành của người dưới. Trực giác này giúp họ thành công trong việc củng cố quyền lực chính trị. Đến khi phước đã cạn, trực giác giảm sút, họ phán đoán sai và cuối cùng bị sụp đổ.
    Những doanh nhân cũng vậy, trực giác giúp họ tiên liệu những biến động của thị trường, từ đó vạch ra kế hoạch đầu tư chính xác. Bên cạnh sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của máy tính, họ vẫn có sự phán đoán riêng bằng trực giác.
    Ngoài ra, do phước đời trước, những người lãnh đạo có cái uy lực vô hình làm cho mọi người nể phục vâng lời. Cái uy lực này cũng là năng lực của tâm linh. Đôi mắt họ sáng, nhìn xuyên suốt người đối diện và như có sự thôi miên tự nhiên, làm cho kẻ dưới bị khuất phục tự bao giờ. Các nhà độc tài, các bạo chúa thì uy lực dữ dằn, mạnh mẽ. Các giáo chủ chân chính như Đức Phật, chúa Jésus, Mahomet (Xem “Lịch sử văn minh Ả rập” của Will Durant) có cái nhìn từ ái thăm thẳm làm cho mọi người xúc động và dạt dào niềm kính mến. Đến gần các bậc chân sư, chúng ta cảm nghe một cái bình an tươi mát vô hình lan tỏa chung quanh làm chúng ta dễ chịu. Krishnamurti cũng có cái không gian bình an như thế được nhiều người cảm nhận.
    Những nhà ngoại cảm tài ba đều là những người tu thiền tập định từ kiếp trước và hướng tâm về thần thông. Một nhà Yogi ở Hy Mã Lạp Sơn từng đạt định và hay dùng năng lực tâm linh để chữa bệnh cho dân làng. Đời sau sinh ở Liên Xô, vị này tự nhiên xuất hiện khả năng chữa bệnh bằng năng lực sinh học. Một nhà thôi miên từng luyện đôi mắt tràn đầy sức mạnh với nội tâm định tĩnh vững chắc. Đời sau sinh qua Anh, vị này tự nhiên có đôi mắt kỳ lạ, có thể di chuyển đồ vật bằng đôi mắt nhìn từ xa.
    Tuy nhiên cũng có trường hợp kết quả không xuất hiện mà bị che lấp bởi một nghiệp khác. Ví dụ, một nhà Yogi có khả năng đi trên mặt nước. Vị này thường khoe khoang tự mãn và chê bai những ai không đạt được thành quả như mình. Đời sau, vị này không còn khả năng khinh thân nữa. Nghiệp tự mãn và chê bai đã chận đứng kết quả tu tập.

    Nhiều người đặt vấn đề rằng nếu quả thực bệnh hoạn có thể được chữa bằng năng lực tâm linh, thì y học hiện đại đâu còn cần thiết nữa, nhà ngoại cảm đã đảm đương từ việc chẩn đoán và chữa trị cả rồi!
    Thật ra, từ trong Bản Thể Tuyệt Đối, nghiệp vẫn âm thầm chi phối tất cả, không phải ai cũng có cơ may gặp được nhà ngoại cảm tài ba để được chữa trị. Chỉ những người có phước duyên mới gặp được cơ hội này. Phước duyên gì đã khiến cho chúng ta được chữa trị bằng năng lực tâm linh, trong khi những người khác phải nhận chữa trị bằng hóa dược, giải phẫu?
    Trong những thế kỷ trước, tín ngưỡng còn rất mạnh. Một số tín đồ tốt bụng đã cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho các bệnh nhân được khỏi bệnh. Lời cầu nguyện chân thành của họ với niềm tin sâu sắc vào ơn trên đã khơi dậy sức mạnh tâm linh nơi chính họ. Sức mạnh này đã vượt không gian làm dịu bớt cơn bệnh của người kia. Dĩ nhiên là họ chưa đủ năng lực phi thường để chấm dứt cơn bệnh của nạn nhân, nhưng lòng tốt của họ được đáp ứng. Qua kiếp sau, khi mắc bệnh, họ thường được may mắn gặp các nhà ngoại cảm tài ba chữa trị, ít tốn tiền và không đau đớn. Đó là lý do tại sao không phải ai cũng nhận được sự chữa bệnh bằng năng lực tâm linh. Còn những người thầy thuốc chỉ tin vào hiệu quả của thuốc thang, siêng năng điều chế lá thuốc, hóa chất để chữa bệnh cho mọi người, thì đời sau họ sẽ gặp được sự chữa trị tương tự mỗi khi mắc bệnh.
    Tuy nhiên, các thiền sư khuyên không nên sử dụng thần thông nhiều khi chúng ta chưa đạt đạo viên mãn, bởi vì ngã chấp chưa hết. Khi dùng đến năng lực tâm linh, chúng ta phải khởi ý muốn, muốn trời kéo mây và rơi mưa, muốn người bay lên khỏi mặt đất, muốn biết chuyện tương lai như thế nào... Chính “cái muốn” này làm cho chấp ngã tăng trưởng, và khi chấp ngã tăng trưởng, chúng ta không thể giải thoát để tan hòa vào Bản Thể vũ trụ vô biên.
    Chỉ những vị Alahán đã chứng ngộ viên mãn, ngã chấp đã hết, mới có thể sử dụng thần thông thường xuyên mà không bị chấp ngã ràng buộc. Chính vì thế khi một người tu tập thiền định, chỉ nên lắng tâm sâu thẳm cho đến tận cùng của sức định, không nên khởi phát thần thông nửa chừng kẻo bị trì trệ về sau.
    Một số thầy pháp, thầy phù thủy có năng lực tâm linh mạnh mẽ và lạm dụng nó quá đáng để luyện pháp thuật. Họ tập trung tinh thần để ếm hại kẻ thù. Họ vẽ một hình người, ghi tên họ của đối phương rồi thắp hương, tụng chú cầu nguyện các vị thần linh phò trợ. Sau đó, họ lập một ý muốn hướng về đối thủ, tưởng tượng rằng đối thủ bị đau đớn bệnh tật... Do sức mạnh tâm linh và cũng do người bên kia đến lúc trả nghiệp, người kia chợt thấy trong mình đau thắt từng cơn có thể chết được.
    Những thầy phù thủy như vậy về cuối đời thường bị quả báo thê thảm, họ bị bệnh liệt, mù mắt, ăn lấy phân của mình, mình mẩy hôi hám không ai dám lại gần. Sau khi chết, ở kiếp khác, họ còn bị nhiều tai nạn hơn nữa.
    Tuy rằng năng lực tâm linh có vẻ cao cấp hơn năng lực vật lý (vì tính tế nhị vô hình của nó), nhưng nó vẫn chịu sự chi phối của Nghiệp Báo. Khi một người sử dụng năng lực tâm linh, họ cũng gây nên ảnh hưởng vào trong vũ trụ. Ảnh hưởng này lan dần qua nhiều trung gian, cuối cùng gặp lại người đã tạo ra nó. Nếu là một nghiệp thiện, tác giả sẽ nhận lại niềm vui. Nếu là một nghiệp ác, tác giả sẽ nhận lại nỗi khổ.
    Một ông thầy Miên, khi còn trẻ đã dụ dỗ cô nhân tình vào rừng vắng rồi giết, mổ lấy bào thai trong bụng rồi đem về luyện Thiêng linh cái. Pháp thuật của ông nổi tiếng cả vùng. Nhiều người nhờ ông thư ếm kẻ thù của họ, hoặc nhờ ông tìm của bị mất, hoặc nhờ ông chuốc bùa yêu cho các cô gái. Do đó sự quen biết của ông rất rộng rãi. Một chàng trai đi vào rừng tìm lá thuốc. Chợt như sức mạnh vô hình kéo anh ta đi xa mãi đến khi anh ta trông thấy bộ xương trắng của cô gái. Anh thương xót đào lỗ chôn cất tử tế rồi quay về. Vì tốn công sức vào việc chôn bộ xương nên đi ngang nhà ông thầy Miên, anh mệt mỏi ghé vào hỏi thăm, nghỉ ngơi và xin nước uống. Ông thầy nói chuyện ba câu rồi ra sau bếp lấy thêm nước. Một con rắn vừa mới bò ngang cắn vào tay ông. Nọc rắn này ngoài khả năng chữa trị của ông. Cơ thể ông yếu dần, tinh thần bị giảm sút, năng lực tâm linh biến mất. Trong thời gian nằm chờ chết, ông luôn luôn thấy hình ảnh người nhân tình ngày xưa hiện về oán trách, rồi thấy vô số rắn rết đến cắn xé. Ông kêu la thảm thiết mãi đến khi tắt thở.
    Một người chồng đau khổ đến thưa công an vợ mình bị mất tích. Việc điều tra sau đó không đưa đến kết quả. Một trinh sát được giao trách nhiệm bí mật điều tra. Sau nhiều kết quả, anh trinh sát đoán rằng chính người chồng đã giết vợ rồi phi tang. Nhưng cần phải có thêm chứng cớ xác đáng mới có thể kết luận và khởi tố được. Những buổi tối anh thường đến sát buồng ngủ của người chồng để nghe ngóng hy vọng tìm ra thêm một manh mối nào đó. Cứ mỗi lần đi ngang qua bụi chuối gần ao nước là anh bị té. Một linh cảm lóe lên. Anh yêu cầu công an xã đến đào bụi chuối. Và xác người vợ được tìm thấy, người chồng nhận tội.
    Ở đây chúng ta đừng hiểu là có vong hồn xen vào can thiệp. Thật ra chính nghiệp và năng lực tâm linh đã giải quyết. Nghiệp đã thúc đẩy anh chàng đi hái thuốc đến gặp bộ xương. Sự mệt mỏi buộc anh ghé lại nhà ông thầy Miên. Và con rắn độc bò ngang đúng lúc ông vào bếp lấy nước. Ông đã sử dụng năng lực tinh thần quá nhiều với vô số lời trù ếm cầu nguyện. Tất cả chuẩn bị cho một sự rối loạn tâm thần về sau. Nhưng có thể ông còn khỏe, định lực còn mạnh để trấn áp mọi sự rối loạn. Đến khi bị rắn cắn, cơ thể suy yếu, tinh thần giảm sút, sự rối loạn tâm thần bùng khởi khiến ông phải khổ sở vì các ảo ảnh hiện ra quấy phá dữ dội.
    Cũng vậy, không phải vong hồn người vợ xô té anh trinh sát. Chính tâm lý đau đớn vẫy vùng của người vợ lúc bị giết đã tạo nên một năng lực mạnh mẽ ghi dấu vào không gian xung quanh. Nghiệp đã thúc đẩy anh trinh sát đi ngang qua vùng không gian tang tóc này. Năng lực tâm linh còn ghi dấu đã xô té người trinh sát và tấn công vào tâm cảm của anh khiến anh linh cảm có xác người vợ nằm ở dưới này và vụ án được kết thúc.
    Không gian tâm linh tuy vô hình nhưng một khi đã khởi tác dụng thì rất lớn. Vì thế mỗi ý nghĩ thầm kín của chúng ta vẫn lặng lẽ tạo thành nghiệp, gây ra ảnh hưởng vào thế giới này. Với những tư tưởng oán thù ích kỷ, chúng ta đã tung vãi sự xấu xa vào cuộc đời. Ảnh hưởng của tư tưởng vào tâm hồn những người xung quanh khó thấy nhưng vẫn có chứ chẳng phải không. Một nhà thôi miên tập trung định lực dồn vào tâm người nghiện rượu những tư tưởng bỏ rượu. Sau lần thôi miên đó, người kia từ trong sâu kín, cảm thấy không muốn uống rượu nữa.
    Một bà mẹ đau khổ vì đứa con lêu lỏng ngỗ nghịch, đêm đêm cầu nguyện chư Phật gia hộ cho đứa con thay tâm đổi tính. Những lời nguyện chân thành đó tạo thành sức thôi miên từ xa. Lâu ngày người con trở nên hiền lành và biết nghe lời khuyên bảo của gia đình.
    Đó là những trường hợp tâm lực có tập trung hướng vào một đối tượng nhất định. Còn những tư tưởng thiện ác của chúng ta, không tập trung vào riêng ai, nhưng vẫn gây ra tình trạng lây nhiễm âm thầm vào tâm hồn của người xung quanh. Thường xuyên thấm nhuần tư tưởng từ bi, vô tình, không cần nói thành lời, chúng ta vẫn chuyển hóa phần nào sự ác độc của mọi người. Ngược lại cũng vậy.
    Do đó, nếu không có một lập trường vững chắc, chúng ta sẽ bị nhiễm ác nếu sống gần người xấu thường xuyên. Cái lây lan của tư tưởng này rất giống cái lây lan của virus. Những ai thiếu sức đề kháng sẽ bị tư tưởng của người chung quanh chinh phục.
    Người thường xuyên nuôi dưỡng những tư tưởng tốt lành, gây ảnh hưởng đẹp đẽ vào láng giềng, đời sau họ sẽ sinh vào một cộng đồng gồm những người tốt. Người Nhật vẫn đang là tiêu biểu cho loại cộng đồng thông minh lịch sự này. Tinh thần võ sĩ đạo trọng danh dự, tinh thần thiền định thâm trầm, những nghệ thuật trang nhã sâu sắc về trà hoa... đã quyện lại thành một nhân cách đặc biệt của dân tộc Nhật. Gần đây trong xã hội công nghiệp Nhật có một vài biểu hiện thực dụng, vật chất, xa rời truyền thống cổ đang bị lên án. Nhưng so với cộng đồng khác, người Nhật vẫn còn được đánh giá cao.
    Đối với những người hiểu luật Nghiệp Báo, hiểu rõ sức ảnh hưởng của tư tưởng vào môi trường chung, họ sẽ giữ gìn tâm hồn để không bị nhiễm bẩn bởi các dòng tư tưởng ác trong không gian, đồng thời họ còn chân thành cầu nguyện cho mọi người đều được tốt đẹp, họ thường rải tâm từ bi đến muôn loài, từ con người, con thú, đến tận cây cỏ lá hoa. Không nói được thành lời, họ sử dụng tư tưởng để cải thiện đạo đức của xã hội. Dĩ nhiên với hạnh nghiệp này, kết quả đời sau cho họ là địa vị thánh nhân được mọi người ca ngợi kính trọng. Những vị thánh triết này có một nhân cách siêu phàm, có sức cuốn hút đặc biệt làm cho người đến gần cảm thấy khuất phục tự nhiên. Đó là lý do tại sao thỉnh thoảng trong nhân loại, chúng ta thấy xuất hiện các vị hiền triết, thánh nhân danh tiếng lưu truyền mãi như Lão Tử, Khổng Tử, Chúa Jésus, St. Francisco, Léon Tolstoi, Vương Dương Minh...
    Có những quả báo phải nhận lấy trong không gian vật lý như bị chửi mắng, đánh đập, giết hại, hoặc giàu sang quyền thế. Nhưng cũng có những quả báo được kết thành trong không gian tâm linh chủ quan của riêng mình. Trường hợp thằng bé chăn trâu chợt thấy cái thành lửa rồi bị cuốn vào thiêu đốt đau đớn là một ví dụ xác đáng. Đây là không gian tâm linh của riêng nó, các bạn chung quanh không ai thấy. Cái đau khổ mà nó phải nhận lấy không thua kém gì cái đau khổ bị hành hạ ở không gian vật lý. Có lẽ trước kia nó từng nuôi nấng nhiều tâm niệm ác độc hận thù. Đến lúc đủ nhân duyên, tâm nó xuất hiện ảo ảnh.

    Sự nối kết giữa các cõi với nhau chính là TÂM của mỗi người. Chỉ xoay vào Tâm,chúng ta mới có thể liên lạc hoặc tìm thấy các cõi giới khác. Không một máy bay tên lửa nào đưa chúng ta đến được thiên đường. Tuy nhiên,đôi khi tâm chúng ta cũng hiện ra các ảo ảnh tương tự như nhũng cõi giới khác và chúng ta sẽ hiểu lầm rằng mình đã đạt được sự thông đạt với cõi trên. Mê tín bắt đầu từ đó.
  2. otodoimoi

    otodoimoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Em thích nhất mấy đoạn này:
    "Tuy nhiên, các thiền sư khuyên không nên sử dụng thần thông nhiều khi chúng ta chưa đạt đạo viên mãn, bởi vì ngã chấp chưa hết. Khi dùng đến năng lực tâm linh, chúng ta phải khởi ý muốn, muốn trời kéo mây và rơi mưa, muốn người bay lên khỏi mặt đất, muốn biết chuyện tương lai như thế nào... Chính “cái muốn” này làm cho chấp ngã tăng trưởng, và khi chấp ngã tăng trưởng, chúng ta không thể giải thoát để tan hòa vào Bản Thể vũ trụ vô biên."
    "Không gian tâm linh tuy vô hình nhưng một khi đã khởi tác dụng thì rất lớn. Vì thế mỗi ý nghĩ thầm kín của chúng ta vẫn lặng lẽ tạo thành nghiệp, gây ra ảnh hưởng vào thế giới này."
    "Sự nối kết giữa các cõi với nhau chính là TÂM của mỗi người. Chỉ xoay vào Tâm,chúng ta mới có thể liên lạc hoặc tìm thấy các cõi giới khác. Không một máy bay tên lửa nào đưa chúng ta đến được thiên đường. Tuy nhiên,đôi khi tâm chúng ta cũng hiện ra các ảo ảnh tương tự như nhũng cõi giới khác và chúng ta sẽ hiểu lầm rằng mình đã đạt được sự thông đạt với cõi trên. Mê tín bắt đầu từ đó. "

    Lâu lâu đọc được lời hay ý đẹp tỉnh cả rượu các bác ạ [r2)]
  3. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Vâng
  4. dollrex

    dollrex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn otodoimoi
    Tôi rất tâm dắc với đoạn này

    "Khác với không gian vật lý tồn tại một cách khách quan với những quy luật tự nhiên vận động không phụ thuộc vào ý muốn của con người, ở đây không gian tâm linh có tính cực kỳ chủ quan, hoạt động lệ thuộc vào mỗi người (hay nói rộng hơn là mỗi sinh vật) với những quy luật lạ lùng đối với các quy luật vật lý hiện có. Vùng không gian này có hào quang riêng của nó.

    Bởi vì tính cách vô cùng chủ quan của không gian tâm linh nên các nhà khoa học đã gặp khó khăn không ít khi muốn nghiên cứu vấn đề này theo phương pháp khách quan của không gian vật lý.
    Khi một người có năng lực tâm linh mạnh mẽ, họ sẽ sử dụng nó một cách đa dạng theo ý muốn chủ quan của mình. Họ tập trung tinh thần để đoán biết chuyện từ xa, gửi đi một thông điệp, chữa bệnh, khinh thân, tiên tri, phân thân, thôi miên... Nơi ý muốn chủ quan này, họ vượt qua các quy luật không gian vật lý. Đây là điều cực kỳ hấp dẫn cho giới khoa học. Nếu mọi quy luật của tâm linh được nắm bắt và áp dụng, con người sẽ tiến rất xa.

    Tính chất của trường không gian tâm linh này cực kỳ chủ quan. Nó phát huy tác dụng theo ý muốn của chủ thể. Chủ thể muốn cái gì, nó làm theo cái đó. Chúng ta muốn biết ý nghĩ người khác, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng thông tin tiếp nhận tư tưởng. Chúng ta muốn người nhẹ đi (khinh thân) lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng hoá giải khối lượng (chứ không chống lại trọng lực). Chúng ta muốn chữa bệnh cho người khác, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng điều chỉnh cơ thể. Chúng ta muốn có một sức nóng nơi lòng bàn tay, lập tức năng lực tâm linh biến thành khả năng tạo nhiệt cục bộ... Vô số tác dụng của khả năng tâm linh liên hệ trực tiếp với ý muốn chủ quan của con người. Các nhà khoa học quen với lối nghiên cứu khách quan của không gian vật lý nên rất bỡ ngỡ trước tác dụng kỳ lạ của năng lực tâm linh này. Họ không để ý đến ý muốn của chủ thể, trong khi năng lực tâm linh thì hoàn toàn lệ thuộc vào ý muốn. Có sức định và có ý muốn, năng lực tâm linh sẽ phát huy tác dụng."

    Tôi biết chắc chắn rằng có người đã dùng năng lực tâm linh của họ vào việc chữa bệnh và có hiệu quả rất cao.Có ý kiến cho rằng nếu có những người như thế thì cần gì đến bệnh viện nữa,đây là một ý kiến sai lầm.Một người nào đó dù năng lượng của họ có lớn đến đâu thì cũng không thể nào là vô hạn được,giả sử một ngày họ làm hết sức cũng chỉ chữa được 10 ca bệnh thì không thể bảo họ chữa cho 20 ca bệnh được.Một điều lạ nữa là để chữa bệnh theo phương pháp này thì hình như giữa người thầy thuốc và người bệnh phải có duyên với nhau.Theo tư duy khoa học hiện nay thì nếu coi người thầy như một máy phát và người bệnh như một máy thu thì máy thu phải thu được đúng tần số phát ra từ máy phát và còn phải biết khuyếc đại biên độ sóng một cách hợp lý thì mới nhận được đủ năng lượng truyền đi.
    Chỉ tiếc rằng có rất nhiều người không biết được sự thật này,cho nên khi nghe những thông tin này thì việc đầu tiên là họ bác bỏ.
    Biết làm thế nào được,người ta đã sử dụng phương pháp tư duy
    hiện có của một" không gian vật lý tồn tại một cách khách quan với những quy luật tự nhiên vận động không phụ thuộc vào ý muốn của con người" để đánh giá những việc xảy ra ở một " không gian tâm linh có tính cực kỳ chủ quan, hoạt động lệ thuộc vào mỗi người với những quy luật lạ lùng của nó...và có hào quang riêng của nó".
    Bây giờ loài người mới đi được 1/10 thời gian của Thế kỷ Tâm linh này thì những điều mới mẻ mà thế giới Tâm linh đem lại vẫn chưa được người ta công nhận cũng là lẽ đương nhiên.Khi loài người biết thay đổi tư duy của họ và biết tôn trọng thế giới Tâm linh đúng mức hơn thì nhất định họ sẽ tiếp thu được nhiều tinh hoa hơn từ thế giới Tâm linh.
  5. hatnang1234

    hatnang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Tâm linh bây giờ thuộc về mê tín rồi ,rất ít hiểu người về tâm linh. .Khi nói đến tâm linh là mọi người đều nghĩ đến tôn giáo với các tôn giáo lớn trên thế giới ,còn một chủ thể tâm linh quyết định chi phối toàn bộ con người trên hành tinh này ,không phụ thuộc vào tôn giáo .Thì thấy chẳng ai biết được ,toàn tâm linh tôn giáo .Sức mạnh tâm linh thì xưng đủ loại .Khoa học sẽ tiến bộ gần sẽ tiệm cận với khoa học tâm linh .Mọi hiện tượng cho là thần bí sẽ được giải mã trong tương lai gần hết .
  6. otodoimoi

    otodoimoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Tiện khi chủ đề của em ít nhất cũng có vài khứa đọc, xin được trích đoạn tại nguồn http://ngoisao.net/news/choi-blog/2010/05/3b9cf31e/
    Như em đã giãi bày ở đâu đó, lấy ý ở trong bài này, mạng internet rất có thể đầy rẫy virus không chỉ làm hỏng máy tính của các bác, mà còn làm vẩn đục đầu óc mà đáng lẽ ra là trong sạch của các bác và cả nhà em nữa. Đọc chơi giải sầu, mời các bác (em chỉ biết copy thôi, bảo em nghĩ ra thì xin chịu) :D


    Hố đen Internet hay không gian tâm linh
    Quá trình khai thác dữ liệu, thông tin trên mạng Internet được ví như quá trình giác ngộ tâm linh của tâm hồn. Đồng xu nào cũng có hai mặt, và tâm linh cũng thế!
    Bạch Tầm Xuân
    Trong cuộc sống, cá nhân nào không rộng mở tâm hồn thì người đó có quỹ đạo sống nhàm chán, tư duy hạn chế. Nếu ví bộ não của mỗi người là một máy tính không kết nối thì ngân hàng dữ liệu phụ thuộc vào điều kiện thực tế của Main, RAM... Bộ não chúng ta như một ăng ten thu phát sóng công nghệ wifi và khi một máy tính được kết nối Internet thì cánh cửa mở rộng trên siêu xa lộ.
    Người thích khai thác xa lộ với thái độ tiêu cực, giải trí bất thiện, dữ liệu bẩn, dữ liệu không mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, dữ liệu ô nhiễm, virus... thì máy tính của người đó rất dễ bị "tảu hỏa nhập ma", tức là trí tuệ tụt lùi, sức khỏe giảm sút, tâm lý tính cách bị ô nhiễm... Như thế, tâm linh của người đó đi về vùng tối.
    Ngược lại, người khai thác xa lộ với thái độ thiện, nghiêm túc, nhằm mục đích tích cực, chia sẻ, giải trí trong sáng lành mạnh, học hành, công việc... thì tâm linh sẽ đi về vùng sáng. Một cộng đồng, một xã hội, ai cũng nhiệt tình chia sẻ tấm lòng, chia sẻ dữ liệu "sạch" thì xa lộ thông tin ẩn chứa đầy ắp các cơ hội và tri thức.
    Mạng Internet chỉ là phương tiện, nếu thiếu sự chia sẻ, quan tâm thì siêu xa lộ nghèo nàn, không có nhiều giá trị và ý nghĩa nữa. Như vậy, vẫn hệ thống server ấy, vẫn xa lộ thông tin ấy, nhưng sử dụng sạch hay bẩn, thiện hay ác hay thiện ác xen kẽ thì kết quả tâm linh sẽ tương ứng theo, trong đó chịu ảnh hưởng cả yếu tố khách quan và chủ quan.
    Không quan tâm và chia sẻ cũng chẳng sao, không chết người. Nhưng rõ ràng, một cộng đồng người văn minh thường xuyên chia sẻ là đã góp phần phát triển cơ hội cho từng cá nhân và cả cộng đồng. Như vậy, sự quan tâm và chia sẻ tâm hồn, vật chất là một văn minh của thời đại "thế giới phẳng".
    Không gian tâm linh khác với không gian vật lý ba chiều nên đôi khi chúng ta không hiểu hết không gian thứ tư này. Bạn hãy hình dung, trong không gian tâm linh, quá khứ - hiện tại - tương lai không có sự cách xa. Một cách hiểu nôm na thế này: không gian Internet có nguyên lý giống với không gian tâm linh.
    Ví dụ, bạn đang sử dụng Internet, không gian đó cho phép bạn truy cập thông tin, hình ảnh của quá khứ và hiện tại trong cùng một thời điểm. Như blog Yahoo có chức năng cài đặt thời gian update bài viết (quá khứ, hiện tại, tương lai).
    Như vậy một cách tương đối, quá khứ - hiện tại - tương lai không có ranh giới trong Internet. Trong không gian tâm linh, không có sự xa cách như vật lý, ví dụ bạn đang ở Việt Nam và bạn đến Mỹ bằng một "sát na tâm linh" nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Mỹ hay Việt Nam trong không gian tâm linh vẫn chỉ là một nơi, nhưng không lẫn nhau. Giống như bạn dùng Internet, một cú click chuột bạn lướt từ Việt Nam sang Mỹ.
    Như vậy, một bộ não mở cánh cửa tâm linh kết nối với vô vàn bộ não khác, vượt không gian và thời gian. "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", kết nối với điều thiện, điều tốt đẹp thì bạn đang tiến hóa văn minh, ngược lại, kết nối với những thứ ô nhiễm, đen tối thì coi như bạn đang đi về phía hố sâu, vực thẳm.
    Theo dự báo của các nhà khoa học, xã hội học phương Tây, thế kỷ 21 là thế kỷ tâm linh. Dự báo này càng đúng khi tốc độ bùng nổ thông tin, Internet phát triển như vũ bão. Song song với quá trình toàn cầu hóa, các giá trị văn hóa, giá trị sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội sẽ bị đảo lộn, bị thay đổi với gia tốc "chóng mặt". Con người ngày càng phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, stress hơn bao giờ hết. Ai không thể chấp nhận sự thật này, tự cá nhân đó bất mãn, tuyệt vọng với thế giới bên ngoài, hoặc bị tách rời guồng quay của xã hội.
    Một thực tế khác, chúng ta đang chứng kiến sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tất cả sự thật đã, đang và sẽ diễn ra - đó là dấu hiệu của một thế kỷ tâm linh!
    Cuộc sống tâm linh đòi hỏi chúng ta phải đặt trí tuệ suy xét song song với niềm tin. Niềm tin và trí tuệ. Chính Einstein đã dạy sinh viên rằng: "Trước khi tin lời tôi nói, hãy nghi vấn, suy xét, ngẫm nghĩ, tư duy, chừng nào thấy điều đó đúng thì hãy tin".
    Thời đại này, chúng ta mua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng phải thận trọng tìm hiểu thông tin, mẫu mã, chất lượng. Vậy thì lĩnh vực tinh thần - tâm linh cũng vậy, ta đi tìm phương pháp thực hành là ta phải thận trọng tìm hiểu thông tin, chất lượng, kinh nghiệm... (của thế hệ cũ, của lịch sử). Nghĩa là chúng ta phải đóng vai "người tiêu dùng thông thái".
    Ngày nay, sách vở, thư viện, Internet bùng nổ thông tin, sách về tâm linh cũng nhiều vô kể. Đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng... xuất phát từ tính chất thánh thiện cực độ, tôn trọng thiên nhiên, bình đẳng bác ái giữa người với người, giữa người với thực vật và động vật. Chúa Giê Su, Phật Thích Ca, Thánh Mohamed, Lão Tử, Khổng Tử... đều là những thánh nhân vĩ đại vô cùng, để lại hệ thống giáo lý - đi theo quy luật tiến hóa của vũ trụ. Chỉ tại con người, những thế hệ lịch sử đã ứng dụng sai giáo lý, hiểu sai và thực hành sai nên chia rẽ giáo phái, mê tín dị đoan, thậm chí sai đến mức cực đoan - ôm bom đi ************. Dù trường phái tâm linh nào thì cũng không thể đi trái với quy luật khách quan của vũ trụ: Chân - Thiện - Mỹ.
  7. otodoimoi

    otodoimoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Em post bài này không nhằm đả kích bác nào đâu nhé, chẳng qua là vì ở trên em đã nói về không gian tâm linh ở tầm cao tận đâu đâu, thậm chí cả internet... thì em lại phải quay lại bản thân con người - hẳn là ai cũng có một không gian của riêng mình, mà như các cụ nói "linh tại ngã, bất linh tại ngã", suy ra muốn "linh" thì phải tự nâng cao cái tư cách tâm linh của mình lên. Trong khi đó tránh sao khỏi những người quanh ta và cả bản thân ta cũng có những lúc "Tư cách mõ" chứ đâu phải lúc nào cũng là như thánh như thần, phải không các bác.


    Em rất khoái đoạn cuối này:

    "A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!… Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi!ffice:office" /><FONT face=[/IMG]Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…"

    Tư cách mõ

    ( Văn học Việt Nam : Truyện ngắn Nam Cao )


    Bây giờ thì hắn trở thành mõ thật rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém một anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hộn tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn sán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp hoặc xin thêm một đùm to nữa. Hắn bỏ cả hai đùm vào cái tay nải rất to, lần đi ăn cỗ nào hắn cũng đem theo. Thế rồi một tay xách tay nải, một tay chống ba toong, hắn ra về, mặt đỏ gay vì rượu, và trầu, đầy vẻ phè phỡn và hể hả… Mùa đến, hắn vác một cái đòn càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đo hết ruộng nọ đến ruộng kia:
    - Mùa màng, anh em đến xin cụ lượm lúa… Mùa màng, anh em đến xin ông lượm lúa… Đến xin bà, hay thầy, hay cô lượm lúa…
    Mồm hắn nói, tay hắn lượm. Hắn cứ chọn những gồi nào to nhất, mẩy nhất thì lượm. Cụ hay ông, hay bà, hay thầy, cô, bằng lòng cho hay không, cũng mặc! Mặc cho ông, bà, thầy, cô tiếc. Hạt thóc quý như hạt ngọc. Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được. Ai nấy đều im như thóc cả. Người ta đã nói: tham như mõ. Nếu nó không tham, sao nó làm mõ? Còn mình không lẽ mình lại keo với cả từ thằng mõ trở đi?… Hà hà! Cứ vậy là ăn câu đấy. Hắn biết thóp người ta như vậy, nên hắn lại càng làm dữ. Hết mùa rồi đến Tết. Trước Tết, hắn xách ba toong đi trước, vợ thì đội một cái thúng cái đi sau. Chúng đến từng nhà, xin mỗi nhà bát gạo. Mùng một Tết, bố con hắn xách một bao chè với năm quả cau, đến mừng tuổi các ông quan viên để kiếm cỗ và kiếm tiền phong bao. Bao chè với cau của hắn, hắn đem đến rồi lại đem về: có ông nào ngu đến nỗi lấy cau chè của hắn? Người ta thừa biết hắn chỉ có độc trọi một bao chè ấy, đem đi hết nhà này sang nhà nọ, xong mấy ngày Tết lại đem đi bán lại… Thế rồi độ mùng năm, mùng sáu, vợ chồng hắn lại đi tua lần nữa, để xin bánh chưng thừa…
    Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta, và lấy sự nhiễu dược của người ta làm khoái lắm. Nhiều người phải bực mình. Họ lại còn bực mình vì cái cách hắn ưng nịnh những người rộng rãi và tỏ vẻ xấc láo, bùng phỉu đối với những kẻ không lấy gì mà rộng rãi với hắn được. Thật hắn đã vô liêm sỉ quá. Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà nguýt theo, chúm mỏ ra và lẩm bẩm:
    - Giống mõ có khác! Không trách được người ta gọi là đồ mõ!… Trông ghét quá!…
    Người ta tưởng như ông trời đã cố ý sinh ra hắn như thế để mà làm mõ; hắn có cái cốt cách của một thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ ngay từ ngày mới sinh…

    *
    * *

    Không! Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi. Và chỉ mới cách đây độ ba năm, hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm, chút chút làm để nuôi vợ, nuôi con. Bố mẹ chết cả rồi. Chị cu thì y như con mài mại: lúc nào cũng chửa. Vừa mới dạo nào, trông bụng chị to bằng cái thúng, rồi bẵng đi một dạo không gặp chị, đến lúc gặp thì bụng đã lại mây mẩy rồi. Người đàn bà mắn quá! Vườn đất hẹp. Gia sản không có gì. Anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn. Nói thế, nghĩa là nhà cũng túng. Nhưng túng thì túng thật, mà bụng dạ anh ta khá. Anh chỉ làm mà ăn với nuôi vợ, nuôi con, chứ không hề ăn trộm, ăn cắp của ai. Cái sự túng làm liều, anh tịnh là không có. Nhà hàng xóm có con gà, con vịt chạy sang, hoặc buồng chuối, quả mít liền kề ngay với giậu nhà anh, anh cũng mặc thây, không hề có cái tính tắt ma, tắt mắt. Nói cho phải, thì anh cu Lộ ăn ở phân minh lắm. Bởi vậy, kẻ trên, người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến…
    Họ đạo Lưu An có tất cả chừng sáu chục suất đinh. Sáu mươi suất đinh tập họp lại với nhau, thành một cái làng nhỏ trong cái làng to. Trừ những việc sưu thuế, tạp dịch là những việc họ cùng chịu chung với dân lương, còn thì giáo dân nhất nhất cái gì cũng theo ước lệ riêng. họ ăn họp, khao vọng riêng với nhau, đặt ra những tước vụ riêng. Ông trùm bên họ, cũng như người lí trưởng bên dân. Dưới ông trùm, đến ông quản giáo, trông coi việc dạy trẻ học kinh. Sau cùng đến ông sơ, tức là những ông đã đỗ bằng Sơ học yếu lược, và đã nộp lệ và làm rượu trình bằng. Đấy là hạng quan viên. Bởi làm người đàn anh bên họ đạo, không quá nặng nề, tốn kém như làm ông lí ông phó bên dân lương, nên đến gìa nửa người trong họ là quan viên. Chỉ còn hơn vài chục trai em. Bởi vậy, bọn trai em cứ phải đi phu choanh choách. Đã có quan viên, có trai em, tất cũng phải có một thằng mõ nữa cho đủ bộ. Nhưng tìm đâu ra mõ? Các cụ bèn nghĩ một cách. Người mõ không gọi là mõ nữa. Các cụ gọi là lềnh. Lềnh chuyên việc quét dọn nhà thờ, và đi mời từng nhà một, chứ không phải rao. Mỏi chân một tí nhưng không xấu hổ. Họ sẽ cắt lượt các trai em ra làm lềnh mỗi người ba năm. Người lềnh được ngồi ngang với trai em khác, và hết hạn rồi, nếu có tiền hay tài cán, muốn làm quan viên, vẫn được. Như vậy, thì cũng chẳng có gì là mất giá trị. Đến lần, đến lượt thì làm, ai cũng làm…
    Nhưng một năm xưa, một tên vô gia cư, chẳng biết quê quán nơi đâu, đem một con vợ theo đến ngụ ở làng này. Vợ chồng đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn. Chúng ở nhờ nhà bà lão mù, bán thuốc cam, sài, ghẻ, lở bên cạnh chợ. Một hôm, chẳng may người vợ chết. Cả hai vợ chồng cùng chưa vào làng. Vậy cố nhiên là làng không chịu chôn cho. Hàng xóm cũng nhất định không chôn. Họ còn hạch sách nọ kia, toan làm rầy rà cho người chồng và người chứa chịu. Không biết liệu ra sao, anh chồng bèn mua một chục cau đem lên kêu với họ đạo, xin họ chôn làm phúc, rồi anh ta xin nhập đạo. Họ nhận, làm ma cho người vợ. Rồi nhân tiện muốn giúp đỡ anh chồng, họ bèn cho anh ta làm sãi để thay cho người lềnh và cấp cho anh ta mấy sào đất bên cạnh nhà thờ để làm vườn, lại cho anh ta tiền để làm một cái nhà con con. Từ đấy trai em trong họ không còn phải cắt lượt nhau làm lềnh nữa. Được bốn mươi năm như vậy. Rồi người sãi chết. Hắn không có con để mà nối nghiệp. Chân sãi khuyết. Bọn trai em quên hẳn cái lệ lềnh ngày xưa rồi, chỉ biết có sãi là một anh na ná như thằng mõ, bây giờ nhất định bướng, không chịu làm việc ấy. Bàn định mãi, các cụ bỗng nhớ đến anh cu Lộ. Nghĩ đến một cách rụt rè thôi.
    - Giá anh ta chịu cáng đáng cho thì hay quá! Anh ta cẩn thận mà sạch sẽ…
    Mà nhà cũng túng. Vườn đất hẹp. Cáng đáng được thì thêm bốn sào vườn nữa, sưu thuế không phải đóng.
    - Mà mỗi kì thuế họ lại còn cho thêm tiền…
    Kể ra thì chỉ toàn cái lợi. Nhưng chỉ sợ anh ấy còn e cái tiếng…
    - Tiếng tăm gì! Quét dọn nhà thờ thì cũng là làm việc thờ phượng, ai làm không được. Còn đi mời quan viên, thì mình là người dưới, đi mời người trên một tiếng, cũng không đáng à.
    Một cụ kêu lên thế. Cụ tiên chỉ mủm mỉm cười, rồi hỏi:
    - Hay là ta cho tìm anh ấy đến, dỗ anh ấy xem sao?
    Lộ đến. Người ta kể tất cả những cái lợi ra mà nhử. Rồi người ta lại cố cắt nghĩa cho anh hiểu; làm sãi chẳng có gì mà nhục, cũng là làm việc họ đấy thôi; ai cũng ngại, không chịu đứng ra cáng đáng, thì mình đứng ra cáng đáng giùm cho cả họ; có phải mình tham lợi, tự nhiên đem trầu cau đến xin làm dâu đâu mà sợ tiếng?…
    - Không, thế này anh cu ạ: giá như anh cầu cạnh để làm thì còn có người nói được. Đằng này anh không cầu cạnh. Chúng tôi gọi anh đến cho làm thì việc gì anh không làm? Ấy là tất cả các cụ, cùng quan viên trên, quan viên dưới đều mến cái bụng anh hiền lành… Anh cứ làm.
    Lộ bùi tai, làm vậy. Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật. Bởi vì hắn chăm chỉ lắm. Mấy sào vườn họ cho, hắn cuốc xới rất kĩ càng. Hắn làm ngô, làm mía được mấy vụ tốt luôn. Tiền của họ cho, hắn bỏ ra lấy khô bã cho lợn ăn. Sưu thuế không mất một đồng trinh, làm được đồng nào được cả. Làm gì không dễ chịu?
    Bấy giờ những anh khác trông thấy thế mới sinh ra tiếc. Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù.
    Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một vài câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện… Hắn nhận thấy sự thay đổi ấy, và bắt đầu hối hận. Nhưng sự đã trót rồi, biết làm sao được nữa? Hắn tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!…” Một ý phấn khích đã bắt đầu nảy mầm trong khối óc hiền lành ấy… Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người ngồi trước đứng cả lên. Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một lúc rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gầm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai ngạnh không chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho đủ cỗ, và an ủi Lộ:
    - Chú ăn sau cũng được.
    Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức. Nhưng nghĩ thì cũng tiếc. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!…” Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám nào nữa là ổn chuyện… Nhưng khổ một nỗi, không đi, không được. Đám nào có ăn, tất nhiên chủ nhân không chịu để hắn về. Làm cỗ cho cả họ ăn còn được, có hẹp gì một cỗ cho thằng sãi? Để nó nhịn đói mà về, nó chửi thầm cho. Mà thiên hạ người ta cũng cười vào mặt, là con người bủn xỉn… Ấy, người ta cứ suy hơn, tình thiệt như vậy, mà nhất định giữ thằng sãi lại. Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ trong bếp, hay một chỗ nào kín đáo cho hắn ngồi…
    Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào, mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu:
    - Lộ à, mày?
    Cũng có người đế thêm:
    - Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại … bở!
    A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy, cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!…” Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lén muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấu một cỗ thật to để các anh trông mà thèm. Bây giờ thì đến lượt người chủ không được bằng lòng. Có một mình nó ăn mà đòi một cỗ to hơn bốn người ăn!…
    - Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ”.
    A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!… Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi!

    *
    * *

    Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…
    Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ cách xoay người ta. Vào một nhà nào, nếu không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng:
    - Mẹ! Xử bẩn cả với thằng mõ…


    1943
  8. dollrex

    dollrex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Bạn otodoimoi có biết chuyện nào nói về nhiều thằng mõ cùng tập trung ở một nơi không ? Hãy kể cho mọi người nghe đi.

    Thí dụ : Có 5 thằng mõ cùng ngồi ăn cơm với nhau chẳng hạn,hoặc có mấy thằng mõ nó cùng bàn nhau một âm mưu "rất mõ" thì chúng hay nói những gì ?.
    Những lúc rỗi việc đọc mấy chuyện này cũng thấy thư giãn đôi chút, chẳng phải bận tâm thêm điều gì cả :"Vào một nhà nào, nếu không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng ".
    Thằng mõ nó có nhiều cái khác người như ông Nam Cao đã nói nhưng tôi còn thấy nó có một cái khác nữa là : nghe thấy nó chửi mà người ta không giận nó.
    Các Cụ nhà mình ngày xưa chả nói rồi còn gì :
    - Không dây với mõ !
    - Chấp nó làm gì, nó chỉ là một thằng mõ thôi mà !
  9. timlaiconduong

    timlaiconduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Đọc bên topic kia thì ra dollrex là con thầy NQT đây ,nên bạn chửi cũng kinh .Con giống cha cũng không có gì lạ
  10. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    he he... lấy hư để tả thực thôi mà, ai yếu tim thì ngất xửu, he he.

Chia sẻ trang này