1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không gian và cảm nhận!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Kiemtien_Nguyen, 13/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kiemtien_Nguyen

    Kiemtien_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Không gian và cảm nhận!

    LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CẢM XÚC KIẾN TRÚC
    PHẦN I: VẺ ĐẸP CỦA KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
    Để có một không gian kiến trúc đẹp thì nó phải đạt được một số cảm giác sau:
    1.Có chiều sâu
    2.Đạt được tính trải nhiệm(suy ngẫm)
    3.Tạo được sự đi lên(tiến lên)
    4.Được dẫn hướng(con đường)
    5.Mở
    6.Phát triển(hoạt bát, biến đổi)
    7.Được mọi thứ hỗ trợ
    8.Cần một sự khám phá
    9.Chiếu sáng từ phía trên hoặc hất sáng(loé sáng)
    10.Được quay trở lại trạng thái cảm xúc đã gặp
    11.Được về với sự xuất phát
    12.Có sự kết thúc
    13.Sự vui vẻ
    Tất cả phải đem lại những cảm xúc của: cảm giác tồn tại và sống mãnh liệt, sung mãn vì tồn tại.
    PHẦN II: CON NGƯỜI TRONG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
    1.Những hoạt động di chuyển của con người trong công trình kiến trúc:
    -Tiến trình di chuyển đứng
    -Tiến trình di chuyển ngang
    -Tiến trình di chuyển xiên
    -Và không có di chuyển
    2.Những sự cảm nhận của con người trong không gia kiến trúc:
    -Quan sát
    -Tri giác
    -Suy luận
    3.Những tình huống cảm nhận:
    -Cảm nhận khi không di chuyển
    -Cảm nhận khi di chuyển chậm
    -Cảm nhận khi di chuyển vừa
    -Cảm nhận khi di chuyển nhanh
    4.Các quan sát của con người trong không gian kiến trúc:
    -Nhìn các bức tường bao quanh(chạy vong theo)
    -Quan sát hình dạng của không gian mà ta đi
    -Cảm nhận chiếu sáng, lỗ hở
    -Ta nhìn ngắm bức tường phía trước(vật liệu cấu thành và hoa văn trang trí)
    -Nhận thức khoảng không gian được chia ra(định vị)
    5.Hoạt động tư duy của con người khi ở trong không gian kiến truc:
    -Hình dung ra quá trình di chuyển(định hướng)
    -Quan sát xung quanh
    -Nhìn xuyên qua những thứ có thể được
    -Còn khi ở ngoài công trình thì định vị phong cần tới và quan sát chi tiết.
    6.Các hoạt động xử lý thông tin và phân tích ở não.
    được chia làm 3 nhóm:
    -Các giá trị của hệ thống tư duy lôgic, thành phần này có thể được xử lý và kiểm tra một cách vô thức hay có ý thức.
    -Hệ thống các dữ liệu là những hình ảnh và cảm giác đã được trải qua, nó luôn sẵn sàng được gợi lại.
    -Các dữ kiện mà bản chất sinh lý đòi hỏi phải thoả mãn của con người.
    7.Kiến trúc làm cho con người tưởng tượng, liên tưởng đến các hình ảnh xã hội trong cuộc sống của mình.
    (trong phải chú ý cách nhìn bị nhân sinh quan, thế giới quan, cảm giác đã qua, vùng vô thức làm ảnh hưởng rất lớn. và các cơ chế làm việc của bộ não được xuyên chuỗi nhờ các thói quen và quán tính trong suy nghĩ (hay xung thần kinh) và phán đoán điều kiển.
    )
    PHẦN III: ĐẶC TÍNH CỦA KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
    1.Các loại không gian kiến trúc chia theo hoạt động:
    -Không gian để đi thẳng
    -Không gian để đứng
    -Không gian để đi vào_ra
    -Không gian để lên_xuống
    2.Các không gian chia theo dự định:
    -Không gian để tiến tới
    -Không gioan sẽ bước vào
    -Không gian để ở lại
    -không gian để ngắm
    3.Các không gian chia theo đặc trưng:
    -Không gian định hướng
    -Không gian để thay đổi nhận thức
    -Không gian mang sắc thái.
    4.Các không gian chia theo nhiện vụ:
    -Che chở phục vụ hết mình, không gian phụ vụ
    -Không gian hợp tác, dẫn hướng
    -Không gian biểu hiện, không gian này tác động vào thái độ của con người.
    5.Các không gian chia theo cấu trúc:
    -Không gian được tổ hợp từ bốn bức tương xung quanh(chú ý đến hình dạng và tổ hợp kết cấu)
    -Không gian nửa kín, nửa hở
    -Không gian được giới hạn ước lệ
    -Không gian được tổ hợp từ một không gian chính và nhiều không gian nhỏ
    6.Các không gian chia theo chức năng kiến trúc:
    -Sân
    -Lối vào
    -Không gian hành lang từ phòng này sang phòng kia
    -Phòng
    -Hiên_ ban công
    7.Các đặc tính hình thái không gian:
    -Hình dạng: Bắt người ta đi(hình dài), đứng lại(hình vuông), cố lên(lên), trùng xuống(xuống), từ trạng thái này sang trạng thái kia(đi dài mở rộng) và bắt tự định hướng.
    -Ánh sáng: thường là các biển kí hiệu(làm tập trung lên trên, xuống dưới, trước sau)
    -Dẫn hướng bằng tuyến, nét kẻ, thanh vạch.......dẫn, đưa tầm nhìn và di chuyển.
    -Tầm nhìn: làm con người thoát khỏi công trình một cách thoải mái hay có định hướng.
    -Mở :Dự kiến có thể thoát(làm an tâm), kiêu gợi hấp dẫn...


    *Khi thiết kế chú ý đến tầm nhìn, hướng đi lại, vị trí giữa các phòng có chức năng khác nhau và sự bao che của thành phần kiến trúc, rồi đến các chi tiết cấu tạo. Bằng sự đóng, mở, đâm xiên, dẫn hướng, kiêu gợi tiến trình để biểu hiện ý và cảm xúc cần được hướng tới.
    PHẦN IV: SỰ LIÊN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
    (Đây là những mối liên hệ khi thiết kế cân phải chú ý để giải quyết các yêu cầu cần hướng tới.)
    1.Không gian kiến trúc thương điều kiển:
    -Tầm nhìn của con người
    -Sự nhận thức bao che của con người
    -Hướng đi lại của con người
    -Quán tính cảm giác
    -Sự xách định vị trí của con người trong không gian kiến
    -Sự định hướng
    2.Không gian kiến trúc thường thể hiện:
    -Dẫn hướng cho người ta đi theo
    -Tạo nên một không gian như bao bọc ôm ấp che chở
    -Đưa người ta đến nơi này nơi kia
    -Đóng mở chỗ này, chỗ kia để phóng tầm nhìn
    -Chêu đùa dẫn dắt người ta đi lòng vòng
    -Đan xen thay đổi để hướng dẫn người xem
    -Phụ vụ con người một cách rất chiều chuộng khi bắt đầu làm gì hoặc kết thúc công việc gì .

    PHẦN V: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
    Khi thiết kế ta phải nắm được sự hoạt động và sự thụ cảm của con người ở trên, và sự tác động đến con người của kiến trúc, những cảm giác cần thiết của con người trong không gian kiến trúc và những cảm xúc cần đạt được của không gian kiến trúc ở phần I. Và trong khi thiết kế thì, con người là trung tâm của sự cân nhắc tính toán, tiếp theo là công năng. những thứ còn lại như kỹ thuật, kinh tế ...đều phải phụ vụ sự định hướng cảm xúc.

    Kiếm_tiên.




    Được kiemtien_nguyen sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 13/09/2003
  2. ktsu

    ktsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    nếu áp dụng được những gì ''''bác'''' nói thì quả là kỳ tích.....
    thường thì chỉ đáp ứng được 50-60% là cùng .kia chẳng qua là nhưng tiêu chuẩn mang tính ''''kinh điển'''' khiến kts phải theo mà thôi ,còn đâu đó không thể là sự thưc được ...bởi vì nó quá hoàn hảo...............đến mức mà ko ai có thể làm được .ngay cả kts bậc thầy.............
    Wellcom::
    Nhip song tre !k-t-s
  3. Kiemtien_Nguyen

    Kiemtien_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Đây là lý thuyết sâu sắc và thực tế. Anh đang áp dụng vào thiết kế, khi nào có dịp anh sẽ cho chú xem.
    Wellcome::
  4. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Có công trình như thế thật à, ở đâu vậy??????????
    Đường em đi hoa thơm dâng ngập lối
    Lối anh về mẹ chờ dưới gốc đa........
  5. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ... Hay lắm bạn à !
    Giá mà có thêm hình ảnh minh họa nhỉ !
    Thế theo bạn thì chủ nghĩa công năng và phong cách quốc tế trong ba phần tư đầu thế kỷ 20 có gì mâu thuẫn với những lý thuyết cảm xúc không gian mà bạn vừa trình bày không ?
    New Architecture
  6. Kiemtien_Nguyen

    Kiemtien_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Gởi hot_heat :
    Như chúng ta đã biết chủ nghĩa công năng(Functionalism) và phong cách quốc tế(internationlisme), có quan điểm thiết kế:
    -Công trình thiết kế phải có sự liên hệ giữa các thành phần một cách lôgic.
    -Sử dụng thàmh tựu khoa học kỹ thuật để hợp lý hoá các bộ phận của kiến trúc.
    -Không phủ nhận biểu hiện thẩm mỹ, nhưng phải xuất phát trên cơ sở công năng hoàn thiện và kết cấu hợp lý.
    -Chú ý vai trò xã hội của kiến trúc
    và nhược điểm là quá coi trọng vị trí kỹ thuật, giảm nhẹ yêu cầu về cảm xúc.
    Những cái tôi trình bầy ở trên không giám đem so sánh với những cái đó đâu hot_haert ạ.
    Mời các bạn cùng trao đổi.
    Được kiemtien_nguyen sửa chữa / chuyển vào 18:55 ngày 20/09/2003
  7. Kiemtien_Nguyen

    Kiemtien_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    tôi xin nói thêm về lý thuyết trên: lý thuyết này thật sự chưa hoàn chỉnh, nó chỉ thiên về không gian là chính. Trong phần này tôi chỉ nhằm cố gắng đưa ra những vấn đề để làm rõ khái niệm không gian và đưa ra những định hướng chính khi thiết kế.
    Mời sự trao đổi của mọi người.
  8. Kiemtien_Nguyen

    Kiemtien_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Có cái nay lâu rôi, đưa lên cho các anh phản biện
    Kiếm_tiên.
  9. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Cũng hay mày mò đọc sách vở, nhưng quả thực hôm nay mới biết được cái lý thuyết này. Quả thực trong thiết kế mà làm được như vậy chắc chắn không thể. Nếu được 50% đã là xuất sắc rồi nhỉ? Đang bí mấy thứ, đọc xong lý thuyết của bác thấy cũng sáng ra mấy chỗ. Nhưng không biết có áp dụng được gì không??
    Dù sao cũng vote cho bác 5 sao vì sự đóng góp cho box, mong bác tiếp tục post những lý thuyết hay hơn để cho mọi người cùng học hỏi nhé. Chào bác!
  10. Kiemtien_Nguyen

    Kiemtien_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    ai đổi chủ đề của tôi thế này?????

    Em đổi đấy anh Kiemtien_nguyen à. Thấy cái tên topic là Kiemtien_nguyen mà vào trong lại thấy anh bôi đậm cái dòng " LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CẢM XÚC KIẾN TRÚC! " nên mới nghĩ đổi lại cho nó đúng. Nếu anh thấy không đúng hoặc muốn đổi tên thế nào cho hợp thì PM cho e. Nhưng thấy cái tên cũng đúng với nội dung bên trong của anh đấy chứ, có làm sao đâu? Chứ ai lại đi đặt tên là Kiemtien_nguyen hả anh?......hiiiiiii. CHúc anh vui vẻ.
    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 26/10/2004

Chia sẻ trang này