1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không, hư vô, chân không, trong khoa học tự nhiên - Chuyên gia CNTT Paris, Pháp - Hà Dương Tuấn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi DANKOVN21, 11/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Không, hư vô, chân không, trong khoa học tự nhiên - Chuyên gia CNTT Paris, Pháp - Hà Dương Tuấn

    Tiểu luận này trình bày những cách hiểu khác nhau trong lịch sử của khoa học tự nhiên về cái không và cái chân không - bằng cách sử dụng khái niệm mô hình. Khái niệm then chốt của khoa học luận này ít khi được nhấn mạnh đầy đủ, có lẽ do hai lý do trái ngược nhau: hoặc như các nhà khoa học, coi đó là hiển nhiên vì phải vận dụng hàng ngày, hoặc không hề để ý đến nó do truyền thống văn hóa, không phân biệt hai thế giới khác nhau của ý thức và vật chất. Sơ bộ, thao tác mô hình hóa là việc dùng một ngôn ngữ chính xác để mô tả và khảo sát sự vật. Xin trở lại với nó rõ hơn sau.

    Có thể hiểu một lý thuyết khoa học như sự mô hình hóa các hiện tượng cơ bản của thể giới vật chất bằng cách phát biểu các quy luật của nó. Những quy luật này trở thành những tiên đề và để áp dụng những tiên đề trong một hoàn cảnh đặc thù cần diễn dịch nó chung với những tham số của hoàn cảnh đó để rút ra những kết luận hữu ích. Thí dụ như người ta có thể từ định luật hấp dẫn vũ trụ của Newton và những đặc điểm của thái dương hệ để suy ra việc làm vệ tinh nhân tạo. Ngôn ngữ khoa học vì thế thường được gọi là một hệ thống tiên đề - diễn dịch.

    Ngôn ngữ có tính hệ thống/ các khái niệm tự xác định ý nghĩa lẫn nhau trong một quan hệ tổng thể. Nhưng ngôn ngữ nói chung không chỉ có tính hệ thống, một mặt ý nghĩa của các khái niệm thay đổi với thời gian. và mặt khác các từ ngữ trừu tượng dùng cho những khái niệm mới thường thoát thai từ những từ ngữ và khái niệm có sẵn, do đó mỗi khái niệm thường phải được đặt trong một ?ovùng ngữ nghiã? nào đó mà những người đối thoại cần hiểu ngầm với nhau và không chắc như nhau...

    Với tính chất tiên đề - diễn dịch hoàn toàn chặt chẽ và chính xác người ta có thể nghĩ rằng ngôn ngữ khoa học có tính hệ thống tuyệt đối, không có quá khứ, một ngôn ngữ lý tưởng để mọi người đều hiểu như nhau. Tuy nhiên, trong nghĩa rộng, ngôn ngữ mà các nhà khoa học dùng để suy tư, sáng tạo và thảo luận với nhau, thì không hẳn thế. Những khái niệm căn bản nhất, trên đó khoa học chính xác đã xây dựng được những hệ thống tiên đề - diễn dịch rất bao quát và thống nhất như hiện nay, chẳng hạn như: cái có và cái không, khẳng định và phủ định... vẫn thoát thai từ trực giác. Có từ lâu đời trên mọi nơi của địa cầu, những trực giác ấy đã được phát triển thành khái niệm theo những hướng khác nhau.

    Do đó ngôn ngữ khoa học không chỉ là một mớ những khái niệm ròng lý thuyết, mà ở nơi sâu thẳm nhất nó còn vương vấn những sắc thái văn hóa đặc thù. Trong một giai đoạn ổn định, các sắc thái ngôn ngữ ấy đã được vượt qua và không còn ảnh hưởng gì trong khoa học. Nhưng đến khi có khủng hoảng, thí dụ với những nghịch lý của cơ học lượng tử thì đào sâu nhận thức về thế giới tự nhiên còn là đào sâu vào nền tảng của tư tưởng và khi đó những sắc thái văn hóa đặc thù của ngôn từ có thể xuất hiện trở lại: người ta đã nhận thấy điều ấy trong những luận thuyết về một sự tương hợp nào đó của tư tưởng Á Đông và khoa học hiện đại... Điều cần trân trọng ở đây là ý thức về sự dung hợp văn hóa đó, tối cần thiết và khẩn cấp trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Nhưng chính vì thế có lẽ nên nhận định rõ đâu là ước mong và đâu là thực tế.

    Có chắc gì những từ tương đương giữa các ngôn ngữ - như hư vô/néant, chân không/vide... - đã được cảm nhận hoàn toàn như nhau giữa một người thấm nhuần văn hóa Á Đông và một nhà khoa học Tây phương? trong cuộc đối thoại giữa một thiền sư và một nhà vật lý lý thuyết? Ở đây sự đồng cảm đích thực sẽ rất quý giá, nhưng chắc không dễ dàng. Tác nhân của những hiểu lầm và ảo tưởng có thể xẩy ra, ngoài cái bất đối xứng về sức mạnh vật chất giữa Á Đông và Tây phương - nguồn gốc của những mặc cảm có khả năng bóp méo nhận định và suy luận còn là sức nặng lịch sử của ngôn từ. Cho nên tưởng cũng không thừa nếu chúng ta bắt đầu con đường đi đến đồng cảm và dung hợp ấy bằng cách tìm hiểu ý nghĩa trong khoa học hiện đại của những ngôn từ/khái niệm cơ bản, dựa trên những trực giác sâu thẳm, như cái có và cái không...

    Tiểu luận này gồm ba phần chính, phần đầu tóm lược một đặc tính của khoa học có liên quan tới chủ đề đó là sự chấp nhận hiện thực khách quan và coi hoạt động khoa học là sự mô hình hóa hiện thực khách quan đó, phần hai dựa trên đặc tính này để phát triền rõ hơn các khái niệm "không? và ?ohư vô" trong luận lý học và toán học, phần ba trình bày những quan niệm về "chân không? như một đặc tính của không gian chúng ta đang sống, với những biến chuyển trong lịch sử khoa học.
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    I - Thực tại và mô hình
    1.1 Có chăng Hiện thực khách quan?
    Để mọi người có thể đồng ý với nhau trên câu hỏi ?ohiện thực là cái gì?? ?ocó chăng một hiện thực khách quan?? thật không dễ. Trong khung cảnh khoa học tự nhiên của tiểu luận này, xin chỉ có vài phân biệt ngắn gọn, rồi hy vọng các thuật ngữ sẽ phần nào tự xác định rõ thêm trong các ngữ cảnh. Theo thiển ý có ba cách hiểu chữ ?ohiện thực?:
    Một là tất cả những hiện tượng vật chất của đời thường mà mọi người có lý trí và giác quan bình thường đều nắm bắt được. Xin gọi chung là "hiện thực vật chất nghiệm sinh? ( ?ohiện thực?, nếu ngữ cảnh cho phép) theo nghĩa đó là tất cả những hiện tượng cụ thể trong nghiệm sinh của con người cảm nhận được bằng giác quan, trực tiếp hay gián tiếp qua đo lường.
    Hai là một cái gì bao trùm tất cả, vừa sâu sắc hơn, vừa thống nhất hơn, vừa đơn giản hơn "hiện thực vật chất nghiệm sinh" nói trên, nó "nằm ở đằng sau? và làm nảy sinh mọi hiện tượng. Xin gọi nó là "bản thể của hiện thực?, nói gọn là ?obản thể" trong ngữ cảnh của tiểu luận này. Đây không phải là bản thể theo nghĩa triết học, mà ở đây không đề cập đến. Bản thể của hiện thực, vì không thể được trực tiếp nghiệm sinh, chỉ thuần túy là một khái niệm sơ khai, mà việc có thể được hiểu toàn bộ và thấu đáo hay không là tùy thuộc niềm tin của từng người.
    Cách hiểu thứ ba gộp hai cách hiểu trên làm một, cho rằng mọi hiện tượng vật chất đều đã được khoa học giải thích thỏa đáng và đầy đủ bằng một số quy luật cơ bản và thống nhất. Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản thể, người ta giải thích được tại sao và như thế nào các hiện tượng nảy sinh cũng như biết đi ngược từ hiện tượng đến bản thể, tuy không thể chính xác 100% do giới hạn của các công cụ đo lường. Đây là cách hiểu của một thời khi người ta nghĩ rằng khoa học đã giải thích được tất cả, chỉ còn một vài vấn đề nhỏ... xin gọi cách hiểu như thế là sự khẳng định ?ohiện thực tuyệt đối?.
    Khoa học chỉ nói về các hiện tượng, cho nên thế giới vật chất mà các nhà khoa học mô tả nếu hiểu một cách nghiêm ngặt thì chỉ là hiện thực hiểu theo nghĩa thứ nhất nói trên. Nhưng trong tinh thần khoa học có một niềm tin tiên thiên (a priori) sâu hơn thế: thế giới hiện tượng này là biểu hiện của một bản thể tồn tại và biến chuyển theo những quy thật độc lập với ý thức con người, biết được xuyên qua việc khảo sát hiện thực nghiệm sinh. Cho đến nay chưa có luận cứ có tính thuyết phục nào đi ngược lại niềm tin này. Xin gọi đó là niềm tin về hiện thực khách quan. Niềm tin này không hẳn là niềm tin vào một hiện thực tuyệt đối.
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    ...
    II - Chữ ?oKhông? trong luận lý học và toán học
    Logic học là công cụ của toán học, nó cho phép bảo đảm tính chặt chẽ khi xây dựng một lý thuyết toán. Và, trong phạm vi của tiểu luận này, toán học là công cụ của vật lý học, nó cho phép xây dựng những mô hình của thực tại với những đại lượng cơ bản nhất như không gian, thời gian, năng lượng, vật chất... và những quy luật tương tác giữa những đại lượng ấy. Những mô hình thích hợp với thực nghiệm sẽ cho phép quan sát hay và tác động lên thực tập rồi tiên đoán chính xác kết quả. Do đó khoa học trở thành nguồn gốc của những tiến bộ kỹ thuật đã làm thay đổi đến chóng mặt cuộc sống con người.
    Trong mối liên hệ đa tầng đó, chữ "không" vừa vẫn mang cái trực giác ban đầu: ngược lại với "có một cái gì" là "không có gì cả? vừa mang những sắc thái khác nhau vì mỗi tầng của cái cấu trúc trí tuệ đó có những đối tượng riêng. Trước hết, để khảo sát thế giới cần một ngôn ngữ ngắn gọn và chính xác đó là ngôn ngữ toán học. Từ đầu thế kỷ thứ XVII sau tuyên ngôn nổi tiếng của Galileo Galilei (1564-1642) "cuốn sách của tự nhiên được viết bàng ngôn ngữ toán", các nhà bác học đã tìm ra nhiều quy luật của tự nhiên trong cơ học, quang học, hóa học, điện từ học... và những quy luật rất hiệu quả ấy là cơ sở cho sức mạnh vật chất của phương Tây. Công cụ toán học cần thiết cho việc khám phá những quy luật đó và phát triển chúng cho những tính toán ứng dụng, chính là toán vi tích phân, đồng thời được Newton và Leibniz sáng tạo độc lập với nhau. Nhưng khởi đầu toán vi tích phân được các nhà vật lý vận dụng một cách tương đối không chặt chẽ, công cuộc phát triển toán học kéo dài trong suốt các thế kỷ XVII, XVIII cho đến cuối thế kỷ XIX mới coi như làm chủ động hoàn toàn cái vô cùng tận hiện hữu (infinité réelle), cần thiết cho toán vi tích phân để định nghĩa rõ rệt thế nào là sự liên tục của không gian. Để đặt nền móng lý luận chặt chẽ cho toán học, ngành học về logic có từ thời Aristotle đã phát triển mạnh trở lại, nó có tên mới là ?otoán luận lý? (logique mathématique) hay ?oluận lý học hình thức" (logique formelle), để cho gọn xin gọi là logic học. Kết quả là toán học đã được xây dựng trên nền tảng của thuyết tập họp tiền đề hóa, nằm giữa hai tầng cấu trúc tri thức, nó vừa được coi là toán học vừa được coi là logic học. Cuộc xây dựng thuyết này khá trắc trở, phải vượt qua nhiều nghịch lý (paradoxes) mới được chặt chẽ như ngày nay.
    Tính chặt chẽ này được bảo đảm bằng một phương pháp hai giai đoạn, dĩ nhiên ?ohai giai đoạn? ở đây không hàm ý trước sau theo thời gian mà chỉ là một thứ tự thuần lý.
    Giai đoạn thứ nhất: là xây dựng thuyết tập hợp tiên đề hóa bằng logic học, trong giai đoạn này một thuyết tập hợp hạn chế, hay thuyết tập hợp hồn nhiên được sử dụng. Điều mặc nhiên được công nhận là như sau: đối tượng của logic học chỉ là những chuỗi ký hiệu (của toán học hay của bản thân logic học), trong một tập hợp hữu hạn (hữu hạn cũng có nghĩa là rời rạc), mà trong khung cảnh hữu hạn thì trực giác con người là tuyệt đối giống nhau khi nhận biết, lý luận và tính toán (đi từ một chuỗi ký hiệu này đến một chuỗi ký hiệu khác) một cách hồn nhiên. Thêm nữa, tuy logic học hình thức không dùng đến khái niệm vô tận, nó không cần và không thể xác định con số hữu hạn của những ký hiệu là bao nhiêu. Trong bài này xin dùng thuật ngữ ?othế giới diễn ngôn" để chỉ tập hợp tất cả các mệnh đề đúng cú pháp viết bằng các ký hiệu logic và toán học, trong một lý thuyết tiên đề - diễn dịch. Đây quả thực là một ngôn ngữ có tính hệ thống tuyệt đối không quá khứ, như đã nói ở đầu bài.
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Vu-Tru/Khong_hu_vo_chan_khong_trong_khoa_hoc_tu_nhien/
    3. Khủng hoảng
    Vấn đề còn để ngỏ cho đến đầu thế kỷ XIX khi những nghiên cứu về ánh sáng của Young và Fresnel, kế thừa những công trình của Huyghensl giải thích được gần như toàn bộ các hiện tượng của ánh sáng. Trong thế kỷ XIX trường phái thắng thế và như vậy không hề có "chân không?. Nhưng ête vẫn là một cái gì rất lạ kỳ, vừa tuyệt đối trong suốt, hoàn toàn không cản trở sự vận động của vật chất vừa phải tuyệt đối ?ocứng rắn" để có thể truyền đi ?otức thời? và với hiệu suất 100% trọng trường và năng lượng và không ai làm được một thử nghiệm nào có khả năng trực tiếp hay gián tiếp phát hiện ra gì thêm về ête cả.
    Đến cuối thể kỷ XIX, Maxwell thiết lập một phương trình truyền sóng duy nhất cho điện từ và cho ánh sáng, vừa thống nhất hai hiện tượng này, vừa cho thấy đây là một hình thức sóng mới, có thể được mô tả một cách hoàn toàn độc lập với mọi môi giới. Tiếp theo đó là thí nghiệm của Michelson nhằm tìm ête qua chuyển động của trái đào mà kết quả là phủ định: vận tốc ánh sáng không thay đổi, dù được đo theo chiều chuyển động của trái đất hay ngược lại, trong khi nếu ánh sáng cần ête để truyền đi, và nếu trái đất bay quanh mặt trời trong vũ trụ thì đáng nhẽ kết quả phải khác, theo những nguyên lý của Newton.
    Khủng hoảng. Và như chúng ta đã biết, đầu thế kỷ XX hai lý thuyết vật lý mới đã xuất hiện, mang lại những giải thích thỏa đáng cho rất nhiều hiện tượng mà trước nay chưa giải thích được, do đó cũng mang lại rất nhiều ứng dụng hiệu quả trong đời sống... Đó là TTĐ và CHLT mà chắc độc giả đã quen thuộc với các khái niệm. Riêng về khái niệm chân không, hai thuyết này không thống nhất.
  5. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    4. Einstein và Thuyết tương đối
    TTĐ ràng buộc thời gian, không gian và vật chất với nhau trong một mô hình toán học theo đó cấu trúc của vũ trụ ở mỗi điểm cục bộ có thể được mô tả gần đúng như một không gian ba chiều cổ điển, với chiều thứ tư là thời gian, nhưng toàn bộ vũ trụ thì không còn có thể được mô hình hóa với không gian ba chiều độc lập với thời gian nữa. Thời gian phụ thuộc vào vị trí và vận tốc của người (hay thiết bị quan sát) đang chuyển động, và không gian thì bị ?ouốn cong? theo sự hiện diện của các vật thể trong vũ trụ. TTĐ có hai bước phát triển:
    TTĐ hẹp khởi đi từ hai tiên đề: l) tính tương đối của các hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều với nhau - với ý nghĩa chính xác của chữ "tương đối" là các quy vật vật lý phải hoàn toàn như nhau trong các hệ quy chiếu này - và 2) vận tốc ánh sáng là hằng số trong tất cả các hệ quy chiếu.Từ đó suy ra công thức chuyển hóa vật chất - năng lượng E = mc2 lừng danh, và phát hiện không gian cũng như thời gian đều không tuyệt đối. Không gian và thời gian trở nên không độc lập với nhau. mà chỉ tốn tại như một dạng hợp nhất diễn tả bằng không-thời-gian của Minkowski. Nhưng TTĐ hẹp vẫn giữ một không-thời-gian Minkowski phẳng, nó là một tiệm cận gần đúng của TTĐ rộng trong trường hợp trọng trường rất nhỏ như tại những nơi trong vũ trụ cách xa các thiên thể, hoặc trong các bài toán mà hấp lực của trọng trường là không đáng kể so với các lực khác.
    TTĐ ?rộng mở rộng" TTĐ hẹp theo nghĩa thuyết này khẳng định tính tương đối (vẫn theo nghĩa trên) của các hệ quy chiếu chuyển động bất kỳ. Để viết ra được những quy luật vật lý thống nhất trong mọi hệ quy chiếu như thế: Einstein đã phải nghiên cứu và tự mình phát triển toán học trong nhiều năm, cuối cùng ông đã đi tới một mô hình vũ trụ theo hình học phi Euclide kiểu Riemann. Chúng ta đã biết hình học trên bề mặt trái đất không phải là hình học phẳng mà là một hình học của bề mặt hình cầu có độ cong, mặt phẳng chỉ là tiệm cận của mặt cầu khi độ cong không đáng kể . Tương tự như vậy, trong vũ trụ của TTĐ rộng, thế giới cục bộ được diễn tả một cách tiệm cận như không-thời-gian bốn chiều Minkowskil nhưng khi nhìn tổng thể thì không-thời- gian của vũ trụ có độ cong, và lực hấp dẫn vũ trụ của Newton không gì khác hơn là độ cong của không-thời-gian theo hình học Riemann nói trên, và bài toán cơ học rết cục được chuyển thành bài toán hình học thuần túy.
    Để dễ tưởng tượng ta giả thử không gian chỉ có hai chiều thôi, như thế ở mỗi lúc không gian đó như một bề mặt không bằng phẳng có các khối lượng (dẹp, vì hai chiều) và khoảng trống, có đồi núi và lũng sâu, nơi mật độ vật chất càng cao thì bề mặt càng lún sâu, hình dạng của bề mặt không cố định với thời gian mà liên tục trời lên sụt xuống, uốn lượn cùng với sự di chuyển của các khối lượng. Trong "không gian" đó có một con đường ngắn nhất giữa hai điểm nhất định, gọi là đường trắc địa (ligne géodésique) - đó là cái tương đương với đường thẳng nhưng không phải là đường thẳng vì ta giả định không gian hai chiều nên nó phải được vẽ lên bề mặt cao thấp quanh co và nếu không có lực nào tác động lên nói mọi vật đều sẽ đi theo một đường trắc địa. Với không gian ?ocong? ba chiều cũng thế, ta có thể tưởng tượng một vùng không gian ở đó trọng trường rất mạnh so với khoảng không gian xa hơn, thì đấy là một ?olũng sâu? trên ?obề mặt ba chiều? của không gian cong, và đỉnh đồi là một nơi mà trọng trường bằng không.
    TTĐ giải quyết sự chuyển động của sóng điện từ (bao gồm ánh sáng) như là chạy theo một đường trắc địa một cách tự nhiên, không cần môi trường nào khác. TTĐ cũng giải quyết bản chất của năng lượng vì vật chất là năng lượng và khi vật chất phát ra sóng điện từ thì nó cũng nhẹ bớt, sóng điện từ không có trọng lượng nhưng có năng lượng do vật chất mất đi chuyển hóa thành. Vậy có thể nói trong TTĐ vẫn có chân không đó là một khoảng không "tối đen" không có sóng điện từ, vì ngoài vật chất và sóng điện từ ra thì "không có gì khác?, TTĐ đã giữ lại chân không của vật lý Newton và còn thuần khiết hóa bằng cách giải quyết hai vướng mắc cơ bản như đã nói trên.
    TTĐ khi áp dụng trong tầm vĩ mô của vũ trụ (và cả tầm trung mô của các vật thể ở tầm con người nhận thức được) là rất chính xác, vì ở kích cỡ đó lực hấp dẫn vũ trụ là quan trọng nhất, và cho đến nay không có phản nghiệm (réfutationl theo nghĩa của Popper) nào. Không-thời-gian của mô hình tính toán trong TTĐ có thể được đồng hóa với không-thời-gian đời thường một cách (rất) gần đúng ở kích cỡ cục bộ vi mô và trung mô, vì cũng chỉ có bốn chiều cơ bản, vận động trong đó là sóng điện từ và vật chất. Nhưng xin nhấn mạnh, không- thời-gian không "có trước? hay độc lập, với vật chất. Tất cả là một thể thống nhân nếu không có vật chất thì cũng không có không-thời-gian.
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    IV. Tạm kết
    Tiền nhân nhiều khi có những trực giác kỳ diệu về thế giới và về nhận thúc của con người. Trong các triết gia Á Đông hay Tây phương đều có những người như thế. Tuy nhiên nếu nhìn khuynh hướng chung thì có thể nói nhị nguyên là đặc điểm của tư tưởng Tây phương, phân biệt rõ thế giới ý tưởng và hạ giới, từ đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của toán học như là ngôn ngữ của tự nhiên. Mặt khác tinh thần khoa học thực nghiệm - đã trở thành một sở hữu tư tưởng của cả loài người từ thế kỷ thứ XVII - là sự kết hợp của tinh thần thực dụng (mà ở đâu cũng có ít hay nhiều trong đời sống thực tế) và tinh thần trọng lý thuyết, vì thực nghiệm là so đọ giữa lý thuyết với quan sát hay đo lường.
    Do đó thiển nghĩ định lượng là một yếu tố nội tại của khoa học tự nhiên, kể cả về mặt lý thuyết. Một lý thuyết hay một quan niệm triết học về thực tại, nếu không có yếu tố định lượng thì chỉ có thể gọi là "tiền khoa học? mà thôi. Tiền khoa học ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: đó có thể là một tư tưởng của thời kỳ trước thời kỳ khoa học hiện đại, và đó cũng có thể là một tư tưởng manh nha gợi hứng cho một lý thuyết khoa học chưa hoàn chỉnh vì chưa được mô hình hóa thành ngôn ngữ toán học với các tham số định lượng. Hai nghĩa này không loại trừ nhau. Sự sáng tạo luôn luôn hiếm có và bí ẩn, để sáng tạo một lý thuyết khoa học thì cảm hứng có thể đến từ bất kỳ đâu, kể cả cảm năng thẩm mỹ. Tuy nhiên có lẽ những ý tưởng sáng tạo không đến từ hư vô, những tư tưởng kỳ vĩ và phong phú của các tiền nhân Á Đông cũng như Tây phương là một nguồn cảm hứng lớn cho phép chúng ta hy vọng. Nhưng rồi mọi sự vẫn phải trở thành một lý thuyết vật lý và với khoa học hiện đại thì lý thuyết đó, vì đã rời xa trực giác, chỉ có thể mang nặng tính hệ thống tiên đề - diễn dịch của luận lý học và toán học.
    Lấy hai chữ không và chân không làm thí dụ, chúng ta đã thấy ý nghĩa của chúng, mặc dù thoát thai từ những trực giác đầu tiên của loài người, đã biến chuyển tùy theo thời đại. Sự biến chuyển đó có thể nói là do hai nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất, học thuật và sáng tạo luôn luôn cần một môi trường tự do tư tưởng, tranh luận hòa bình, có như vậy mới giàu ý tưởng và mới có thể cọ sát những ý tưởng khác nhau rất cơ bản nảy sinh từ những niềm tin, những nền tảng văn hóa sâu thẳm, của những người thực sự bác học và yêu chân lý. Thứ hai, tư tưởng nào được chấp nhận hay không trong khoa học là tùy theo yêu cầu nội tại của khoa học trong từng thời kỳ. Để lấy một thí dụ của thời hiện đại, cuộc tranh luận không nhân nhượng suốt 30 năm về những bí ẩn của lượng tử giữa hai người khổng lồ đồng thời là hai người bạn như Einstein và Bohr là một tấm gương tuyệt vời về văn hóa khoa học.
    Cuối cùng, khi một tư tưởng khoa học tương đồng với những tư tưởng cổ đại thì điều ấy có thể làm cho chúng ta sửng sốt và vui thú, tuy nhiên có lẽ không nên quên rằng những tư tưởng cổ đại đó là những tư tưởng tiền khoa học, mà sự phát triển thành một tư tưởng khoa học được đồng thuận rộng rãi là cả một quá trình gian khổ.
    Người viết tiểu luận này xin cảm tạ các nhà khoa học Nguyễn Mai Ninh, Nguyễn Ngọc Giao, Hà Dương Tương, Nguyễn Xuân Xanh và Phạm Xuân Yếm, đã đọc trước bản thảo, khích lệ, và cho những góp ý quý giá. Mọi sai lầm và thiếu sót hoàn toàn thuộc trách nhiệm của tác giả.
  7. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    ... phù... đọc xong chưa các bạn?
    Mệt quá! Ta cùng bàn về bài tiểu luận này một chút nhỉ? Nếu ai có hứng thú!
    Tôi xin mạn phét nói trước:
    Thứ nhất: là về số không của người ấn Độ, đúng như tác giả đã trình bày, từ số không của toán học, người ta mang nó ra cuộc sống.
    - Số không: - chỉ một tập rống, không có phần tử
    - Không có: - cái ôtô tải màu đen, có cái màu trắng
    - Không có gì (chân không) chỉ là cảm giác và các thiết bị của con người hạn chế
    - Vô nghĩa: chỉ cách quan niệm
    - Hư vô: chỉ cách quan niệm (chủ nghĩa hư vô)
    - Tất cả Không là gì cả: chỉ cách quan niệm, nhìn nhận
    Nhưng dù có quan niệm kiểu gì thì thế giới vật chất tồn tại xung quanh ta là khách quan. Ta không thể nói đó là không có hay là chỉ tồn tại khi ta cảm giác được. Thực ra điều này cũng còn đang tranh cãi.
    Ví dụ có một anh tuyên bố: tôi và anh, tất cả rồi cũng sẽ chết hết, rồi loài người sẽ diệt vong, tất cả rồi cũng sẽ chìm vào quên lãng, tất cả rồi sẽ không là gì cả. Anh ta vẫn không sai, đó chỉ là cách anh ta quan niệm về cuộc đời thôi: hư vô chủ nghĩa. Một số giáo phái tự tử hàng loại cõ lẽ vì rơi vào quan niệm này.
    Thứ hai: tôi thấy câu này có vấn đề" "mỗi điểm cục bộ có thể được mô tả gần đúng như một không gian ba chiều cổ điển, với chiều thứ tư là thời gian, nhưng toàn bộ vũ trụ thì không còn có thể được mô hình hóa với không gian ba chiều độc lập với thời gian nữa."
    Vũ trụ này ko rộng lớn như ta tưởng, thực ra là ta thấy vụ trụ này ko rộng lớn lắm, đó chỉ là cách nhìn vì kích thước của con người nhỏ bé so với vũ trụ nên ta tự ti thế. Có thể có các vũ trụ khác, siêu vũ trụ...
    Khi ta coi toàn bộ vũ trụ là một vật thì toàn bộ vật chất trong nó tương tác với nhau và thống nhất làm một. Như thế theo tôi nên khôi phục lại khái niệm thời gian tuyệt đối của cả vũ trụ của Newton, các thời gian cục bộ vẫn tồn tại và áp dụng đúng trong vùng ảnh hưởng của nó. Thực ra ở đây không có gì thay đổi cả, về mặt hiện tượng ấy, chỉ là cách quan niệm thôi.

Chia sẻ trang này