1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pvnr01

    pvnr01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    vài hình ảnh liên quan đến các phi vụ "bắc phạt" của không quân Việt Nam
    [​IMG]
    những phi công VNCH đã tham dự trong những phi vụ "bắc phạt"
    [​IMG]
    tướng Kỳ sau những phi vụ "bắc phạt" ... bây giờ lại được nhà nước ưu đãi và tặng cho huy chương " Việt kiều yêu nước " đấy
    Được pvnr01 sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 20/12/2008
  2. bananamod

    bananamod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Ớ, lão Nhăn răng này giả down à ? Không Quân Việt Nam Cọng Hành thì ghi cho rõ
    --------------------------------------------------
    Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
    Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
    Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
    Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
    --------------------------------------------------
    tướng Kỳ sau những phi vụ "bắc phạt" ... bây giờ lại được nhà nước ưu đãi và tặng cho huy chương " Việt kiều yêu nước " đấy
    --------------------------------------------------
    Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
    Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
    Tướng giặc bị cầm tù,
    Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
    Thần vũ chẳng giết hại,
    Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
    Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
    Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
    Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
    Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
    --------------------------------------------------
    Giết thêm con ngóe để làm gì ? thà tha cho nó để nó về tâu với bọn đồng loại còn sót lại lòng vị tha truyền thống của dân tộc Việt Nam anh hùng còn hơn.
    Được bananamod sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 20/12/2008
  3. giacaymamtom

    giacaymamtom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Không phải giả đâu! Thật đấy!
    Kệ đi!
  4. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Công nhận là máy ảnh Mĩ chụp xấu hoắc! Hay là bác PV làm cho nó tương đồng với tình cảnh của đội quân ấy nhỉ?
    Người ta thì quăng cả bom vào phủ tổng thống mà mấy ông ấy núp bóng kô lực Huê Cày ra ném bom vào nhà dân mà cứ huênh hoang như đúng rồi!
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    up lại cái ảnh đen đen của Thainhi ở trang 1
    [​IMG]
  6. madcobra911

    madcobra911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Vụ mất máy bay trực thăng UH-1 số 60139 - Ngày 7 tháng 11 năm 1973
    Sáng sớm ngày 6 tháng 11 năm 1973, Thiếu Tá Huỳnh Xuân Thu gặp tôi và nói "Chú về sửa soạn đi bay Quảng Ðức ngay, nhớ mang theo đồ ngủ đêm". Tôi chộp vội bộ đồ nhái, cái mền dù và trang bị vệ sinh cá nhân cùng một bộ Domino, sau đó tôi theo Anh Thu và Trung Tá Nguyễn Văn Nghiã (Phi đoàn trưởng) ra kiểm tàu số đuôi139 để bay đi Quảng Ðức thăm biệt đội đang biệt phái tại đây. Khi đến nơi, Chi khu trưởng thuộc tiểu Khu Phú Bổn tiếp đón rất niềm nở, phòng nghỉ của biệt đội và chi khu gần nhau nhưng lại xa sân bay: từ sân bay qua một con phố, xuống dốc rồi lại vòng lên nơi nghỉ ngơi của Biệt Ðội 219. Khí hậu ở đây ban ngày thì rất nóng nực nhưng ban đêm lại lạnh vô cùng vì chung quanh toàn là núi đá.
    Anh Nghiã và Anh Thu đi thăm từng nơi ở và làm việc của Biệt Ðội, hỏi thăm tình hình cuộc sống ăn ở của anh em, sau đó anh muốn ở lại đêm để khích lệ tinh thần anh em. Chiều xuống, cái giá lạnh bắt đầu và rất buồn tẻ. Phố xá không có sự nhộn nhịp, người ta tụ tập ở nhà không muốn ra ngoài đường và trời càng lúc càng tối chỉ leo lét những bóng đèn vàng ố không đủ thắp sáng một căn phòng, vì vậy anh em biệt đội chỉ ngồi bù khú trong giây lát rồi tất cả đi ngủ. Nơi đây không có gường, chỉ có ghế bố xếp nhà binh và có đôi khi anh em phải ngủ chung một ghế bố vì không có đủ; cũng may vì trời lạnh nên ngủ chung cũng không đến nỗi khó chịu. Khoảng 10 giờ đêm, khi mọi người đã ngủ thì Chi Khu xuống báo địch quân hăm đánh vào chi khu và sân bay.
    Thế là toàn bộ anh em ra ứng chiến tại sân bay. Tất cả mở máy kiểm tra tình trạng phi cơ rồi tắt máy nghe Trung Tá Nghiã hướng dẫn bản đồ và phương hướng bay trong trường hợp chi khu bị overrun, sau đó ai nấy về tàu. Còn lại ba thầy trò chúng tôi trong tàu và một phi công nữa tôi quên tên ngồi chơi Domino, cứ chơi như vậy cho đến sáng. Ban đầu thì tôi thắng nhưng đến gần sáng thì Anh Nghiã gom sạch. Sáng sớm hôm sau chúng tôi bay trở về Nha Trang, bay một đoạn Anh Nghiã nói " Thu, chú bay thử vào đám mây kia xem". Anh Thu bay vào khoảng 5 phút, Anh Nghiã bay ra lại và nói "Chú không chịu khó bay instrument, bay gì mà kỳ dzậy?". Rồi Anh Nghiã lại nói Anh Thu bay vào trong mây, rồi Anh Nghiã lại bay ra, mây mỏng cứ lấp phất lướt qua phi cơ.
    Sau đó Anh Nghiã lại nói Anh Thu bay vào cụm mây dầy kia thử xem, rồi càng lúc máy bay càng vào sâu trong mây, mây mỗi lúc một sậm lại, lúc này Anh Nghiã cầm control và anh nói huyên thuyên đủ thứ chuyện trên đời. Anh hỏi tôi:"Mẫn, chú thấy mây thế nào, mây màu gì kia?". Tôi lưỡng lự nhìn vào mây trước mặt và nói "Tôi thấy mây màu Hồng Trung Tá!". Anh Nghiã phá lên cười "Trời ơi! Thằng này Vertical quá rồi (ý nói Vertigo), cho chú cầm cần lái chắc chết hết anh em". Rồi anh quay sang Anh Thu cũng hỏi mây màu gì và anh cứ nói, chỉ dạy lung tung trong khi anh cứ tiếp tục bay trong mây, 15, 20, rồi 30 phút, anh vẫn bình tĩnh bay, phi cơ êm ru. Gần một tiếng đồng hồ sau, Anh Nghiã thấy cây lờ mờ phía dưới, hỏi Anh Thu "Chú biết mình bay tới đâu rồi không?", Anh Thu chưa kịp đáp thì Anh Nghiã đã chỉ con đường ở phiá dưới nói là Ðơn Dương.
    Anh theo con đường đó bay đến Ðà Lạt với ý định thăm một nhân viên phi hành của 219 đang nghỉ dưỡng thương tại đây. Lúc 9 giờ sáng, phi cơ đáp xuống bờ hồ Xuân Hương bên cạnh nhà hàng Thủy Tạ, tôi cất hành trang của tôi vào sau tail cone, ngay chỗ oil cooler fan. Sau đó ba thầy trò đi vào tiểu khu Tuyên Ðức nhờ gởi phi cơ nhưng không gặp ALO, đại diện không quân ở đó, định bay vào sân bay Cam Ly nhưng từ đó lại không có phương tiện ra thành phố, hơn nữa lúc đó thời tiết quá xấu, bay vào đáp ở trung tâm Ðà Lạt là đã giỏi lắm rồi. Chúng tôi trở lại máy bay, ssau đó Anh Nghiã rủ lên nhà hàng Mekong uống cà phê và ăn sáng.
    Tôi xin Anh Nghiã cho về nhà vì nhà Bác tôi ở đối diện với cửa sau bên hông nhà hàng Mékong, thấy ngay sát bên, Anh Nghiã đồng ý cho tôi về nhà, hẹn khi nào về thì hai anh sẽ đến gọi. Tôi ở nhà chơi và chờ các anh gọi bay về Nha Trang, nhưng mãi đến 1 giờ rưỡi trưa vẫn không thấy các anh đến gọi. Tôi chạy sang nhà hàng Mékong thì không thấy các anh đâu, Sau đó tôi nhờ Bác tôi chở ra nhà hàng Thủy Tạ chỗ đậu phi cơ, khi ra đến nơi thì không thấy phi cơ đâu cả, chạy qua sân vận động gần đó cũng không thấy. Tôi nghĩ chắc Anh Nghiã và Anh Thu đã bay về Nha Trang mà quên gọi tôi rồi, hay là không lẽ Trung Tá lại đến nhà Thượng Sĩ gọi đi bay?...
    Các câu hỏi chỉ quanh quẩn vào những điều vô lý đó, và tôi lại lo thêm nữa là khi Anh Nghiã và Anh Thu bay về thì đồ đạc của tôi dấu vào sau chỗ oil cooler fan lỡ cái mền dù hay bộ đồ nhái nó rơi ra và bị hút vào trong cánh quạt của oil cooler thì khổ! Rồi thắc mắc và lo âu cứ như thế dồn dập, rồi cái túi đựng helmet đã kép phẹc-mơ-tuya chưa?...Thật tình lúc đó tôi rất lo sợ, không sợ Anh Nghiã la rầy mà sợ lỡ phi cơ có bị gì thì sao? Hai anh có sao không?. Tôi quay ngay ra bến xe đò mua vé trở về Nha Trang, dọc đường tôi rất lo lắng và mệt mỏi, rồi gục trên ghế trước ngủ thiếp đi, lát sau giật mình thấy có người nắm tay tôi, tỉnh lại thấy tay mình để trên đùi cô gái ngồi bên cạnh, cô cầm tay tôi để nhẹ qua đùi tôi. Tôi quê quá, vội vàng xin lỗi cô, cô nói thấy tôi có vẻ bồn chồn lo lắng. Cô gái cởi mở và thật có duyên với đôi răng khểnh dễ thương.
    Tôi quên hết mọ bồn chồn lo lắng, bắt đầu tấn công cô gái, suốt chặng đường chúng tôi đã quen nhau, khi về đến Nha Trang chúng tôi cùng đi ăn và Hường tên cô bé, đã cho tôi địa chỉ hẹn ngày hơm sau tôi sẽ đến tìm. Khi về đến trại Hàm Tử khu gia binh của phi đoàn 219, lúc đó khoảng 7 giờ rưỡi tối, Hồng "già" chặn tôi lại hỏi: "Mày có biết gì không? Mày bay của mày bị mất cắp rồi", tôi chỉ cười vì cho đây là lời đùa, và như vậy là Anh Nghiã, Anh Thu đã về rồi, tôi thấy yên trí hơn. Sau đó tôi gặp Trần Mạnh Khiêm, nó nói: "Mày về phi đoàn đi, máy bay bị mất rồi, để tao chở mày vô!". Mọi người đều nói một cách nghiêm trang như vậy nghiã là có thật.
    Lúc này tôi không còn hoang mang nữa, chẳng hiểu vì sao, không thấy sợ, không thấy lo nghĩ, cứ dửng dưng như không có chuyện gì cả. Có lẽ vì mấy chữ "mất máy bay" hay "mấy cắp máy bay" nó không có trong tự điển lưu trữ trong đầu tôi, thành ra đầu tôi cứ trống rỗng. Cũng có thể chỉ số thông minh của tôi thấp, không biết suy nghĩ và không biết phản ứng như thế nào, hoặc vì tôi mệt lả cả người?... Vừa về tới cửa phòng trong trại Bắc Bình Vương định lấy chìa khoá mở cửa phòng thì có hai Trung Sĩ Không Quân ngồi trên xe Ford Pick-up chờ sẵn ở đó, họ lại chào và hỏi tôi:"Xin lỗi có phải Thượng Sĩ Mẫn không ạ?". Tôi trả lời ngay: :"Vâng, tôi đây".
    Một trong hai người nói:"Chúng tôi mời Th/sĩ lên Phòng An Ninh có việc cần". Tôi trả lời:"Tôi vừa mới về, các anh có thể cho tôi tắm một cái rồi tôi lên ngay". Nhân viên an ninh trả lời:"Không có gì đâu, Th/Sĩ lên một chút xíu rồi về tắm cũng được mà". Mặc dù mệt mỏi tôi cũng phải lên Phòng An Ninh, việc đầu tiên là họ phủ đầu tôi trước, đưa tôi vào căn phòng 12 mét vuông, cửa sổ bị đóng bít lại bằng ván ép dằn từ phía bên ngoài, không có đèn điện. Một lát sau họ quăng vào một cái chiếu đơn và 4 cây đèn cầy của em bé đốt đèn Trung Thu, rồi khoảng 15 phút sau, họ đứng bên ngoài quăng vào cái bô nhôm, nghe một cái cảng, và cứ 15 phút họ lại mở cửa rọi đèn bin vào xem tôi có tự tử hay không?.
    Khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ sau thì vị Ðại Úy An Ninh tôi quên mất tên, cho gọi tôi lên, lúc này khoảng 10 giờ đêm. Thấy điệu bộ của vị Ðại úy An Ninh, tôi hiểu ngay rằng nãy giờ họ làm như vậy là để hù họa tôi và cũng để câu giờ chờ sĩ quan đến thẩm vấn tôi. Vị Ðại Úy nói:"Tôi biết Th/Sĩ chỉ là tép riu thôi, như vậy không có gì phải sợ, Th/Sĩ cứ trình bày mày bay rời Nha Trang lúc mấy giờ và đến Quảng Ðức làm gì, sau đó mấy giờ cất cánh và xuống Ðà Lạt lúc mấy giờ, và gặp ai, trông thấy ai, rồi đi về hướng nào, và cứ như thế cho đến khi Th/Sĩ khám phá ra mất máy bay". Rồi ông ta đưa cho tôi một xấp giấy bơ-luya và một cây bút bi, tôi cứ hí hoáy viết và kể lại toàn bộ những gì tôi biết được, theo dàn bài và cách thức sắp xếp của ông Ðại Úy đưa ra.
    Xong, vị Ðại Úy đọc lại rất cẩn thận, rồi đọc lại cho tôi nghe, sau đó nói là sai chưa đúng, bắt tôi khai lại và ông cất tờ kia đi. Cứ như thê nhiều lần... Cho đến 2, 3 giờ sáng, tay tôi cứng lại không còn viết được nữa, vị Ðại Úy mới cho tôi nghỉ và đưa về phòng giam. Về phần Anh Nghiã và Anh Thu khi đến nhà Bác tôi gọi tôi đi về thì Bác tôi mới nói:"Nó ra chỗ đậu máy bay không thấy máy bay đâu cả, nó sợ các ông bỏ nó nên nó lên xe đò về Nha Trang rồi". Lúc đó hai anh mới hết hồn, nhờ Bác tôi lấy xe LaDaLat chở vô phi trường Cam Ly vẫn không thấy, sau Bác tôi đưa về Tiểu Khu Tuyên Ðức dò hỏi vẫn không ra, cuối cùng hai anh quyết định trình diện Tiểu Khu báo cáo sự việc và nơi đây Phòng An Ninh của Tiểu Khu đưa hai anh về Phòng An Ninh Không Quân Nha Trang ngày 8 tháng 11 năm 1973.
    Tại Nha Trang hai anh không bị giam giữ, hai anh ở nhà và nhân viên điều tra đến tận nhà làm việc. Tôi bị giam như vậy lúc đầu tưởng về ngay nên tôi chỉ nhờ bạn đưa vào cái dù thả trái sáng để làm mùng, nhưng rồi vừa nóng vừa ngộp, tôi cứ lấy thuốc là châm thủng từ từ, lúc đầu lỗ nhỏ và ít, sau đó lỗ to và nhiều hơn, cuối cùng thì nó cũng như không vì chỗ nào cũng có muỗi. Còn ăn uống thì mỗi bữa nhờ nhân viên an ninh mua dùm ổ bánh mì và một bịch nước mía, còn bạn thì chẳng thấy ma nào dám bén mảng đến nữa, có lẽ họ sợ liên lụy chăng hay là Phòng An Ninh không cho thăm viếng? Ăn bánh mì mãi không thể nuốt nổi, mà Phòng An Ninh không có quy chế ăn uống.
    Tôi phải tự túc mua ở ngoài, tưởng hết chịu nổi thì sau một tuần lễ, họ lại mời Thiếu Tá Thu vào ở chung với tôi, lúc đó họ mới cho khiêng hai cái gường sắt rồi đóng cửa lại. Lát sau, vị Ðại úy điều tra tôi vào xin lỗi:" Thiếu Tá thông cảm, tôi phải đóng cửa lại", Anh Thu tức giận:"Thiếu Tá cái gì, tao là thằng tù!", Ðại Úy An Ninh trả lời:"Lệnh trên chứ tôi đâu dám...", Anh Thu tức giận nhảy chồm tới:"Tao là thằng tù...", vị Ðại Úy nhảy vội ra ngoài và từ đó ngày đêm không đóng cửa nữa. Rồi mỗi bữa Chị Thu mang vào hai phần cơm cho Anh Thu và cả cho tôi nữa, Chị còn làm một lon ghi-gô đậu phộng da cá cho Anh Thu nhưng anh không thích ăn nên giao cho tôi "xử lý" nó. Hai thầy trò được tự do đi lại, hay là ra ngoài sân hóng mát khi thoải mái.
    Sau khi đối chiếu tất cả những lời khai của Anh Nghiã, Anh Thu và tôi, Phòng An Ninh Không Quân chuyển hồ sơ về Bộ Tư Lệnh Không Quân cho Trung Tướng Trần Văn Minh duyệt xét, sau đó chuyển lên cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, xem xong Tổng Thống bác lời khai của chúng tôi. Thế là thấy trò chúng tôi phải khai lại, và cứ như thế khai đi khai lại cho đến lần thứ ba, Trung Tướng Trần Văn Minh tuyên bố ông đã duyệt xét theo hệ thống quân giai, nếu Tổng Thống còn bác nữa tức là không tín nhiệm ông sẽ từ chức, đồng thời ************* Nguyễn Văn Bình cũng can thiệp yêu cầu Tổng Thống xét lại, cho tới lúc đó ông Thiệu mới chịu duyệt. Hết tuần lễ thứ hai, họ đưa Anh Nghiã lên Phòng An Ninh làm thủ tục, xong xuôi họ giải cả ba thầy trò chúng tôi ra Ðại Ðội 24 Quân Cảnh Tư Pháp Nha Trang.
    Cơ sở của Quân Cảnh Tư Pháp Nha Trang là một dãy nhà cất theo kiểu dã chiến của Pháp, các phòng làm việc thì bừa bộn, thiếu tiện nghi, hồ sơ để lung tung, nhưng cách làm việc có vẻ chuyên môn hơn Phòng An Ninh KQ Nha Trang. Khi chúng tôi đến nơi, một vị Ðại Úy chấp pháp lấy cung chúng tôi từng người một, và không như trong An Ninh KQ, ở đây họ hỏi theo thứ tự lớp lang và họ ghi chép lấy chứ không để chúng tôi tự ghi chép. Anh Nghiã vào làm việc trước, sau đó đến Anh Thu. cuối cùng mới đến tôi. Sau khi Anh Nghiã ra, Anh Thu vào làm việc.
    Vị Ðại Úy chấp pháp lấy cung rất là lâu nên tôi có hơi bồn chồn, và có vẻ buồn buồn ưu tư. Anh Nghiã thấy vậy nói: "Này cái thằng chết nhát, có ai khai cho chú đâu mà cái vẻ mặt lo lắng, lo sợ vậy hả?... Xem anh đây này, sự nghiệp, địa vị, danh vọng, vợ con... mất hết mà anh có lo lắng điều gì đâu, sự việc đã xảy ra rồi thì điều gì đến nó sẽ đến, có lo lắng cách nào thì nó cũng phải đến vậy thôi..." Rồi việc lấy cung của chúng tôi cũng kéo dài đến chiều, xong họ sắp xếp chỗ nghỉ ngơi cho chúng tôi. Vì ở đây chỉ có phòng tạm giam, mà phòng tạm giam thì toàn là lính "trời ơi" không thôi, nào là xì-ke, ăn cắp, hiếp dâm, đào ngũ, đánh lộn .v..v.., mà phòng thì chỉ là cái cũi làm bằng vỉ sắt phi trường, chung quanh trống trơn, mái cũng bằng vỉ sắt, nếu mưa thì chịu trận vậy thôi.
    Vì không có chỗ giam riêng chúng tôi nên buộc lòng họ phải nhường ba cái gường sắt của họ cho ba thầy trò chúng tôi nằm, còn họ nằm dưới đất. Sau năm ngày đúc kết hồ sơ thụ lý của chúng tôi, họ đưa Anh Nghiã vô Quân lao còn Anh Thu và tôi được cho về. Lúc này tôi mới nhớ tới cô bé tên Hường mà tôi mới chỉ nắm tay được trước đó 20 ngày. Tôi lục tìm địa chỉ mà em cho tôi, nó thất lạc mất rồi, tôi tiếc ngẩn người, đã hụt mất một nàng thật dễ mến và đáng yêu. Vài ngày sau, tôi vào Quân Lao Nha Trang thăm Anh Nghiã. Trông thấy tôi, anh nói đùa:"Cái thằng chết nhát, mày vô đây làm gì, họ bắt nhốt mày bây giờ". Tư cách của anh thật ung dung. T
    ôi đưa cho anh quyển "Papillon" (Người tù khổ sai), anh phì cười khi thấy tựa cuốn truyện. Và anh kể cho tôi biết ngày anh vô đây, gặp một tên "Ðại bàng" trong tù, khi hắn ta biết anh là phi đoàn trưởng phi đoàn 219, hắn kính phục anh ngay, vì hắn cũng là một quân nhân, đã từng nghe những huyền thoại về 219. Ngoài đời hắn là một tay anh chị khét tiếng ở Nha Trang, và hắn đã có lần đụng độ với những tay lì lợm của 219 vào những năm 1968-69, khi phi đoàn chưa dời về Nha Trang (hình như hắn là kẻ đã chém lầm vào tay anh Châu Lương Cang tại Bar số 1). Gặp Anh Nghiã hắn nể phục ngay và ra lệnh cho đàn em phục vụ Anh Nghiã mọi nhu cầu. Hắn tuyên bố với các đàn em rằng Anh Nghiã là một "Ðại ca giang hồ trí thức" của hắn.
    Về phần Anh Nghiã, sau này cứ mỗi tháng hay vài tuần là Ðại Tá Lạc hay Chuẩn Tướng Lượng lại bảo lãnh cho về phép... Ðến tháng 5 năm 1974,Anh Thu và tôi được Tòa Án Quân Sự Nha Trang mời ra làm việc và mọi sự lại khai lại như ban đầu. Sau đó, trong phiên tòa xử ngày 12 tháng 7, Anh Nghiã bị tuyên án "8 tháng tù ở, kể từ ngày bị bắt giam". Phiên tòa kết thúc, mọi người chạy lại chúc mừng anh vì anh đã trong quân lao 9 tháng, quá thời gian tòa tuyên án. Từ đó anh về nhà luôn. Trong năm 1974, không ai cắt tôi đi bay nữa, chỉ trực tại phi đoàn.
    Lúc này Anh Huỳnh Văn Phố lên làm quyền Phi Ðoàn Trưởng, sau hoán chuyển với phi đoàn trưởng 253 ngoài Ðà Nẵng là Thiếu Tá Phạm Ðăng Luân về làm Phi Ðoàn Trưởng 219, Anh Huỳnh Xuân Thu làm Phi Ðoàn Phó, Anh Trần Ngọc Thạnh làm Sĩ Quan Huấn Luyện, Anh Phạm Ngọc Sâm làm làm Trưởng Phòng Hành Quân. Buổi đầu, Anh Sâm cắt bay không để ý đến sự trùng hợp tên tuổi của nhân viên trong phi đoàn nên có vài việc buồn cười xảy ra như khi cắt một phi hành đoàn biệt phái đi Ban Mê Thuột, anh đã ghi trên bảng phi lệnh; "PHÐ: Bơ - Ðường - Xả -Cải" (Phan Công Bơ, Trưởng phi cơ - Lý Bổn Ðường, Hoa tiêu phó - Hồ Văn Xả, Mevo - Lê Văn Cải, Xạ thủ), thế là mọi người được một mẻ cười vì nguyên phi hành đoàn toàn đồ ăn, không sợ đói.
    Sau anh cắt một phi hành đoàn cũng bay đi Ban Mê Thuột, sáng ra các anh thấy tên của phi hành đoàn này thì đều rụng rời tay chân: "Kiệt - Lực - Quan - Tài" (Võ Tấn Kiệt, TPC - Nguyễn Hùng Lực, HTP - Nguyễn Văn Quan, Mevo - Nguyễn Văn Tài, Xạ thủ), không anh nào chịu bay cả. Anh Sân phải cắt bay lại với các tên khác các anh mới đi bay...
    (st)
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    So sánh với cái này: Bản án tản thất quân dụng http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2043.0 xem sao!
  8. madcobra911

    madcobra911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Vâng, đúng nó đấy bác. Do pilot Hồ Duy Hùng bay từ hồ Xuân Hương về mật khu của ta.
    Sáng sớm ngày 7 tháng 11 năm 1973, trời Đà Lạt đầy mây, những đám mây thấp là đà ở sườn núi, trời mưa, đường phố vắng ngắt, thi thoảng có những chiếc xe chạy vội vã. Hùng khoác áo mưa, bên trong mặc bộ quần liền áo gọn gàng ngồi trên chiếc Hon-đa của dì Thông cho mượn. Anh đi vội vã, cố tìm vài địa điểm để thay đổi chỗ ở, Hùng nhớ hôm tiễn, Năm Hà dặn "cố gắng phục hai tháng, lấy cho bằng được máy bay ". Anh lo ở lâu một chỗ, sợ lộ ...
    Nhìn trời, vẫn một màu đen, chưa có triệu chứng gì trời tốt được. Vùng cao nguyên, núi cao, mây thấp, không phù hợp cho loại máy bay chỉ bay bằng mắt thường. Nghĩa là, không thể có chiếc UH-1 hạ cánh nổi trong trường hợp thời tiết rất xấu hôm nay.
    10 giờ, trời sáng dần, linh tính như báo có một cái gì đó sẽ xuất hiện trong ngày. Hùng vội vã trở về nhà cô Thông trả xe, nhưng anh không thể nào tưởng tượng nổi bầu trời lại nhanh chóng vỡ ra, mây cao hơn, các mỏm núi xung quanh thành phố đã nhìn thấy rất rõ ... ngay lúc đó, Hùng nghe tiếng động cơ trực thăng. Mừng quá, anh vội vã chạy vụt qua đường. Cô Thông thấy lạ gọi:
    - Hùng, có việc gì?
    Hùng hấp tấp:
    - Thưa cô, con đi.
    - Đi đâu?
    Hùng chỉ lên trời nói nhỏ:
    - Con đi lấy chiếc máy bay, cô đừng nói với ai.
    - Máy bay nào?
    - Máy bay của Mĩ.
    Dường như cô Thông hiểu đôi phần công việc, làm cho Hùng có hành động vội vàng, cô nắm tay Hùng:
    - Con cần bình tĩnh, cẩn thận, nghe con.
    - Dạ, thưa cô, con đi.
    - Ờ, đi... đi, con.
    Chiếc xe ôm chở Hùng xuống chợ Đà Lạt, anh ung dung như người đi dạo xọc hai tay vào túi chiếc áo khoác, trên đầu chiếc mũ nỉ màu xanh đậm, Hùng đi bộ đến gần nơi chiếc trực thăng đang đậu. Một cậu bé tò mò đứng ngắm chiếc UH-1 từ trên đường. Ở phía trong, nhà hàng Thủy Tạ giờ này khá đông người, Hùng quan sát, chẳng thấy bọn phi công ngụy. Hùng giả đò chất vấn:
    - Nè, em bé, em nhìn cái gì vậy?
    - Cháu nhìn chiếc máy bay. Chú ơi, làm sao nó bay được?
    Hùng muốn quan sát bên trong, bèn nói:
    - Nó bay được là nhờ hai chiếc chong chóng, chiếc trên lưng kéo lên và đẩy đi, chiếc sau lưng giữ hướng không cho nó xoay tròn.
    Cậu bé thích quá muốn lại gần hơn. Hùng can, anh sợ lộ, nếu bọn phi công ở trong nhà hàng chợt nhìn thấy có người đến gần máy bay, bọn chúng ào ra, vừa hỏng kế hoạch, vừa nguy hiểm.
    - Cháu bé, không được lại gần, mấy ông trong đó bắn chết.
    Hùng chỉ về phía nhà hàng. Không ngờ cậu bé cười rổn rảng:
    - Các ông ấy tới ba người, một người đi trước, lâu rồi. Vừa rồi hai người lên xe ra hướng chợ, họ vừa đi xong, em mới ra đây ...
    Đang nói dở dang, cậu bé giật mình vì cách ăn mặc của Hùng. Đôi mắt tròn xoe hỏi:
    - Chú là phi công hả?
    - Không, chú chỉ là lính bảo vệ thôi.
    - Bảo vệ là, ...
    - Lính canh gác ấy mà.
    - Dạ, cháu hiểu rồi, chú gác máy bay.
    - Ừ.
    Dù sao cũng không nên để chú bé nghi ngờ, biết đâu, ... Hùng nhìn chú bé, đôi mắt đã sáng hơn, có lẽ chú đã tin. Ánh mắt láu liêng, vẻ tò mò hiện lên rất rõ:
    - Chú, cho cháu xem máy bay với.
    Hùng ngăn lại:
    - Để chút nữa, chú cho xem.
    - Chừng nào?
    - Chú ra máy bay coi có chuyện gì không, khi nào chú vẫy, chạy vô.
    - Dạ, ...
    - Cháu tên gì?
    - Dạ, tên Sơn.
    - Nhà Sơn ở đâu?
    - Ở kia kìa.
    Bé Sơn chỉ một ngôi nhà ở trên ngọn đồi, nhỏ xíu. Hùng chỉ nhìn thoáng qua, bây giờ toàn bộ tinh lực anh tập trung vào chiếc UH-1 và bọn phi công, bé Sơn ngoan ngoãn ngồi ở chỗ cũ, cạnh mép nước bên hồ mang tên Xuân Hương có nghĩa là hương thơm mùa xuân. Một cái tên Pháp Le parfum de printemp do một người Pháp đặt. Đó là một hồ nước đẹp nằm giữa thành phố du lịch.
  9. madcobra911

    madcobra911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Phía bên trong không có gì khả nghi. Hùng rảo bước ung dung, quan sát lần nữa, rồi quyết định tiến đến chiếc máy bay. Anh nhón chân lên bậc thang, nhìn vào khung cửa sổ để kiểm tra đồng hồ báo nhiên liệu. Chiếc đồng hồ ở bảng đồng hồ trước mặt ghế ngồi của phi công, bên góc dưới. Hùng nhìn chiếc kim màu vàng nằm yên ở con số 950. Như vậy lượng dầu còn tới 950 pounds (Pao - cân bảng Anh bằng 0,454 kilôgam ). Hùng nhẩm tính, một giờ UH-1 bay tốn nhiên liệu khoảng 550-600 pounds. Thời gian bay từ Đà Lạt về Bến Cát mất một giờ hai mươi phút. Với số dầu còn lại trên máy bay có thể đủ về căn cứ. Hùng quyết định lấy chiếc trực thăng này.
    Hồ Duy Hùng quan sát hướng nhà hàng Thủy Tạ. Trong nhà hàng khách khá đông, người đi lại nhộn nhịp. Bên phải có bóng vài người, hình như là phụ nữ, có lẽ họ đang nhìn Hùng. Không để lỡ cơ hội, anh vòng qua phía bên kia. Chiếc trực thăng đậu song song với mặt hồ, mũi hướng về phía tây. Ở bên này, từ nhà hàng không thể thấy hành động của Hùng, còn bọn phi công? Hùng biết rất rõ, đã đi vào chợ không thể nào trở lại ngay được. Dù cho trở lại cũng phải vào nhà hàng, từ nhà hàng mới có thể ra máy bay. Ở phía hồ nước vừa kín đáo, vừa có thể quan sát dễ dàng. Hùng thấy, cần phải kiểm tra điện. Anh mở cửa, nơi vị trí ngồi của lái chính, nhảy lên buồng lái, mở công tắc kiểm tra bình ắc-qui trên máy bay.
    Công tắc vừa mở, anh giật mình, đồng hồ điện chỉ ngay vạch 23 volt, vậy là,... Hùng hết sức lo lắng, mức điện thế này, trong hàng không gọi là dòng điện yếu, nếu mở máy, cánh quạt không quay nổi, như vậy có nghĩa là ... máy sẽ nổ nửa chừng, cánh quay chỉ xoay nhẹ rồi dừng. Không được liều lĩnh, lời dặn của cô Thông mới đây "... bình tĩnh, cẩn thận, nghe con" còn văng vẳng. Hùng nắm thật mạnh công tắc, anh vặn tắt rồi bật lại thật mạnh, chiếc kim đen vọt lên 27 volt, cố định. Như vậy, dòng điện đã đủ, nghĩa là điện thế đủ mạnh để có thể mở máy (UH-1 được phép mở máy khi hiệu điện thế 24- 28 volt).
    Mừng quá, Hùng lập tức leo xuống quan sát xung quanh, không có gì đặc biệt, chỉ có bé Sơn đang chăm chú nhìn chiếc trực thăng, cậu bé thật là ngoan ... Anh men theo thân máy bay ra phía sau đuôi, tháo dây buộc cánh quạt. Hùng nghĩ rất nhanh, dù ham chơi, động tác của một phi công trực thăng bọn này vẫn nhớ ... nếu không buộc cánh quạt, gió mạnh có thể làm hư toàn bộ trục máy bay (dây buộc cánh quạt chính vào đuôi máy bay, phòng khi gió mạnh, cánh quay không đập làm hỏng trục chính. Khi buộc cánh quạt chính, cánh quạt đuôi cũng không quay được)Bây giờ mọi hành động thành công hay thất bại tùy thuộc vào động tác mở máy và cất cánh. Hùng biết, chần chừ sẽ dẫn đến hậu quả không thể lường hết được và có thể nguy hiểm đến tính mạng, còn bỏ qua thứ tự các động tác có thể dẫn đến mở máy không thành công, điều đó cũng có nghĩa là không bao giờ lấy được chiếc máy bay nào nữa.
    Ngồi vào ghế lái chính, hai chân đặt vào bàn đạp, Hùng nhìn phía nhà hàng Thủy Tạ và đảo mắt quan sát xung quanh. Công tắc điện đã nối, đồng hồ đo điện thế chiếc kim đen vẫn nằm cố định ngay số 27, anh bật nút mở máy khẩn cấp, nhanh chóng tăng ga. Hùng đã quen với trạng thái mở máy bình thường, bàn tay vừa nhích ga, cánh quạt đã rùng mình chuyển động. Anh tập trung sự chú ý vào đồng hồ đo nhiệt độ, kim chỉ nhiệt độ động cơ tăng dần cánh quạt đã quay nhanh, tay ga tiếp tục xoay đến mức cao nhất cánh quạt quay tít, chiếc UH-1 lắc lư. Hùng liếc nhìn đồng hồ giờ trên máy bay, đã ba mươi giây, nhiệt độ ở mức cho phép, cánh quạt sắp đủ vòng cho chuyển động cất cánh. Đảo mắt thật nhanh, trong lòng vô cùng sốt ruột nhưng không thể bỏ qua bất kì giai đoạn nào. Anh nhớ rất rõ, đã có lần một phi công của phi đoàn 215 vừa bật công tắc điện, tay ga đã ở mức tối đa, cánh quạt khật khừ, chỉ chuyển động mà không quay được, cả phi đoàn hết sức ngạc nhiên chỉ đến khi kĩ sư chính kiểm tra mới phát hiện còn thiếu bật một công tắc. Hùng hiểu, không thể nào đốt giai đoạn, nếu mở máy bình thường trên loại máy bay này, kể từ khi xe điện khởi động, phải sau hai phút các thông số kĩ thuật về tốc độ vòng quay mới đủ để cánh quạt nâng chiếc UH-1 lên trời, ... còn mở máy khẩn cấp, lượng dầu vào nhiều, nhiệt độ có thể vượt qua mức giới hạn làm cháy động cơ. Hùng hết sức chú ý đồng hồ nhiệt độ ... nó vẫn ở mức cho phép, vòng quay đã đủ.
    Kim giây chiếc đồng hồ giờ đã chỉ 39 rồi 40 giây. Hùng tăng ga tối đa, tay trái kéo cần, chiếc trực thăng rùng mình nhấc lên khỏi mặt đất. Giật mình, do khẩn trương anh quên đeo dây an toàn, chưa đội mũ bay. Nhưng, không còn kịp, Hùng quay chiếc UH-1 nửa vòng tròn hướng ra bãi trống... cửa sổ xoay theo chiếc máy bay, Hùng nhận ra bé Sơn che mắt nhìn lên. Anh gật đầu chào chú bé, quyết định đẩy mũi máy bay xuống thấp, lợi dụng mặt hồ, tăng tốc độ để đủ lực nâng, kéo máy bay lên cao hướng mũi chiếc UH-1 về căn cứ ...
    Cánh quay chém rất mạnh vào khoảng không, động cơ nổ giòn, chiếc UH-1 bay trên mặt hồ, lướt qua chợ Đà Lạt, Hùng kịp nhìn, nhiều người ùa ra, ngước mắt lên chiếc trực thăng vừa vút qua. Anh biết chắc chắn, trong số đó có ba tên sĩ quan không quân vừa hạ xuống hồ Xuân Hương trên chiếc trực thăng này ...
    Thời tiết vùng Đà Lạt rất xấu, lại không bay quá lâu, động tác bị quên khá nhiều. Chiếc UH-1 đã chui vào mây nhưng dường như các đồng hồ chỉ trạng thái trên máy bay không hoạt động. Hùng liếc nhìn đồng hồ chân trời, quả cầu nằm bên trong bị kẹt cứng trong tư thế chéo, Hùng kiểm tra, hai chân thăng bằng, cần kéo ga bên tay trái đang ở vị trí hướng lên trên, máy bay đang bay lên, lẽ ra đồng hồ phải chỉ trái cầu âm, để báo hiệu cho anh biết máy bay đang lên, nó không có vẻ gì đang làm việc. Anh liếc nhìn đồng hồ độ cao, nó không hoạt động một cách kì lạ.
    Bây giờ Hùng chỉ còn tin vào trạng thái của cơ bắp, chiếc UH-1 bay hoàn toàn trong mây, xung quanh một màu trắng đục, cảm giác lơ lửng như người say. Anh liếc nhìn bảng đồng hồ và các công tắc, Hùng bỗng phát hiện một số đang ở vị trí OFF. " Trời, chưa mở công tắc hệ thống điện xoay chiều, hèn gì ..." Công tắc vừa chuyển qua vị trí ON, bảng đồng hồ như thức dậy, cảm giác cô đơn không còn nữa. Hùng hết sức sung sướng, anh liếc nhìn đồng hồ chân trời lung linh chuyển động, đồng hồ độ cao chiếc kim đen có rãnh ở giữa sơn vàng chỉ con số 6.000. Như vậy độ cao đang bay đã trên 6.000 bộ ( mỗi bộ 33 xăng-ti-mét ), chiếc UH-1 đã bay trên tất cả các ngọn núi vùng Đà Lạt...
    Mũi chiếc UH-1 bay theo hướng đã chuẩn bị trước. Vừa rồi loáng thoáng nhìn thấy mặt đất, hình như phi trường Liên Khương. Hùng kiểm tra, đối chiếu. Vậy là anh đã bay được mười lăm phút, mới bay được mười lăm kilô mét, đồng hồ báo nhiên liệu đã tiêu hao hết 150 pounds. Hùng giật mình, nhưng anh hiểu ra, do máy bay bay lên, tốc độ không thể đạt được theo lí thuyết. Như vậy, rất có thể thiếu xăng, phải bay tiết kiệm. Ra khỏi Liên Khương, nhiều khu vực mây vỡ ra nhìn thấy mặt đất, Hùng ấn mũi máy bay chui xuống dưới mây, tốc độ tăng lên rất nhanh. Một cảm giác lạ lẫm, dù chưa có một sai lầm nào. Tay, chân dường như cử động thiếu nhịp nhàng, đôi lúc chiếc UH-1 như bị giật cục mỗi khi có lực tác động của cánh tay vào hệ thống điều khiển. "Phải hết sức thận trọng", ý nghĩ ấy vừa đến, Hùng nhận ra những cảm giác sai xuất hiện, đã bỏ bay trên ba năm, không thể coi thường. "Phải tĩnh trí, đầu óc phải tập trung, chỉ có như vậy mới khắc phục những cảm giác sai vừa xuất hiện."Anh biết rất rõ, ở trên không, cảm giác sai đồng nghĩa với trạng thái máy bay ngược lại với nhận thức. Ở trong trạng thái đó, đang bay bằng tự nhiên phi công cho rằng máy bay của mình đang bay lên, anh ta vội ấn xuống. Máy bay cắm xuống, người lái máy bay cho là đang bay bằng hệ thống thần kinh thật là dễ chịu. Khi đó, phi công hoàn toàn nghi ngờ hệ thống đồng hồ, cho đến khi đâm máy bay xuống đất, tan xác, ... "Cần phải chú ý kiểm tra hệ thống đồng hồ trên máy bay", "cần phải tin tưởng hệ thống chỉ trạng thái máy bay..."Hùng giật mình, anh đang ngồi chênh vênh, chưa kịp đeo dây an toàn, chưa kịp đội mũ bay. Do cất cánh vội vã, tình huống thật khẩn trương ...Bây giờ, chỉ cần một chút chạm chao của đối lưu không khí, bị hất ra khỏi máy bay, mạng sống khó giữ, huống hồ, anh bay một mình, không có chỉ huy, không ai giúp đỡ ...
    Chiếc UH-1 lướt trên cánh đồng Bảo Lộc, những đồi chè xanh rì, thẳng tắp trải dài, hướng mũi máy bay sang phải, Hùng bay về hướng Bến Cát ... chiếc trực thăng bay rất thấp, càng xuôi về phía Nam, đồi núi thấp dần, những rừng cao su bạt ngàn xuất hiện, Hùng liếc nhìn, đồng hồ giờ cho biết đã bay được một giờ mười lăm phút. Như vậy, ở đây là vùng giải phóng. Cánh quạt vẫn quay đều, anh cho máy bay nghiêng qua bên trái, xuất hiện những con đường đất đỏ, ... bỗng đèn báo hiệu sắp hết xăng bật sáng. Hùng tiếp tục lượn vòng, phía trước có một bãi trống, anh hạ cánh ...
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Phi Vụ Cuối Cùng 2
    [​IMG]
    Lúc này tình hình trật tự tại phi trường đã thay đổi hoàn toàn. Buổi sáng phi trường yên vắng bao nhiêu thì bây giờ xô bồ và bát nháo bấy nhiêu. Sân của Trạm Hàng Không Dân Sự đầy người, trong đó không chỉ là hành khách đáp máy bay về Sài Gòn mà còn có rất nhiều người do các Cha và Dì Phước hướng dẩn vào phi trường. Thoát ra khỏi được đám đông ở sân Trạm Hàng Không Dân Sự để hướng về chiếc trực thăng của tôi thì tôi lại hoàn toàn thất vọng, vì trên taxiway lúc này đầy nghẹt lính Không Quân đang hốt hoảng chạy về các chiếc trực thăng đang quay máy. Từ xa tôi thấy chiếc trực thăng của tôi đã quay máy, tôi khen thầm trong bụng rằng thằng co-pilot của tôi coi vậy mà khá, chỉ chờ tôi lên ghế lái là dzọt!
    Ði ngang qua chiếc trực thăng thứ nhất tôi sững sốt và chưng hững. Quái lạ. Người ở đâu mà ngồi nghẹt cả máy bay thế này? Qua chiếc trực thăng thứ hai cũng thế. Ðầy nghẹt người, toàn là lính Không Quân, có đến hai chục. Tôi nghĩ thầm trong bụng với số lượng người đông như thế thì máy bay cất cánh sao cho nổi? Tôi qua chiếc thứ ba, là chiếc trực thăng của tôi, thì tôi thấy phi hành đoàn đầy đủ nghĩa là đã có trưởng phi cơ, co-pilot, cơ phi và xạ thủ. Lại còn dư thêm hai ông pilot nữa chứ. Tôi tiến đến gần thì .. hỡi ôi! Trên ghế trưởng phi cơ là thằng bạn thân của tôi, còn ghế bên kia thì không phải là thằng "co-pilot" được cắt bay với tôi hồi sáng, mà lại là một thằng khác. Tôi tức quá mở cửa và hỏi nó:
    -Máy bay mày đâu mà lại bay chiếc của tao?
    Không trả lời câu hỏi của tôi mà nó còn la lớn như ra lệnh:
    -Tìm chiếc nào còn trống thì bay. Lẹ lên!
    Tình hình lúc này không cho phép tôi đôi co với nó, phải tự tìm máy bay khác để lái mà thôi. Khoác túi đựng nón bay lên vai, tôi tà tà đi về hướng các máy bay còn lại. Ðến tàu nào cũng nghẹt cứng người với đầy đủ phi hành đoàn. "Ðiệu này thì bay giống chó gì được!" Tôi tức mình chửi đổng. Tất cả các tàu đều đã quay máy nên tôi càng nôn nóng hơn nữa, không khéo tôi sẽ bị bỏ lại "mình ên". Cuối cùng tôi nhìn về cuối phi đạo phụ, gần POL (chổ refill xăng cho trực thăng): còn một chiếc gunship đang đậu im lìm, cánh quạt còn cột cứng ngắt. Tôi nghĩ thầm rằng đó là tàu khiển dụng, vì nếu tàu bất khiển dụng thì không đậu chổ đó. Tuy nhiên tôi cũng phân vân, nếu tàu bay được thì sao cho đến giờ này mà tàu vẫn còn cột cánh quạt? Phi hành đoàn đang ở đâu? Thời gian cấp bách không cho phép tôi nghĩ ngợi mông lung. Tôi vội tiến đến tàu, trong bụng không chắc lắm nhưng cứ liều, vì nếu đến nơi mà tàu không bay được thì tôi không thể nào quay ngược trở lại kịp để làm "hành khách" của các bạn mình... Rồi tôi lại tự trấn an: nếu không di tản được hôm nay thì về lại với vợ con rồi sau đó tìm cách khác mà đi. Bề nào thì vợ con tôi vẫn còn bị kẹt lại ngoài nhà ông bà ngoại mà...
    Từ xa, tôi đã thấy có người ngồi lúc nhúc trong tàu. Tiến đến gần hơn thì tôi không thấy phi hành đoàn đâu cả. Hai ghế lái vẫn còn trống. Tôi mở cửa và hỏi:
    -Phi hành đoàn tàu này đâu rồi?
    -Nãy giờ em không thấy ai hết.
    Một anh Trung sĩ phi đạo trả lời tôi, và nói thêm:
    -Lên bay đi Trung úy. Tàu "OK", em kiểm xong hồi sáng.
    -Ðược rồi. Anh mở cánh quạt và clear cho tôi quay máy.
    Tôi nhìn đồng hồ xăng. Xăng đầy. "OK" thì bay. Sợ gì. Ðến lúc này tôi nhìn lại thì chỉ có một mình tôi, không co-pilot, không cơ phi, không xạ thủ. Rồi lại thêm là tàu gunship: chần dần hai bó rocket, hai súng minigun với đầy đủ cấp số đạn, kèm theo chật cứng người và hành lý! Thôi kệ cứ quay máy thử tàu rồi tính sau. Tôi chắc mẫm là tàu này phải có phi hành đoàn cho nên tôi quay máy và chờ... Kiểm soát các phi cụ xong, hoàn toàn yên tâm, tôi quay lại phía sau thì không thấy bóng một áo bay nào cả, mà toàn là dân "không phi hành", chỉ có anh Trung sĩ phi đạo là được "nửa này, nửa nọ", nên tôi ra lệnh cho anh ta đếm được bao nhiêu người trên máy bay. Mười sáu người cả thảy. Tôi biết không thể nào cất cánh được với chiếc tàu gunship lại cộng thêm mười sáu người. Một mình một chợ biết làm sao đây? Trong khi đó thì hợp đoàn từ từ di chuyển ra taxiway. Ðến lúc này thì tôi biết chắc chắn là phi hành đoàn tàu này đã "an vị" trên các tàu khác rồi, biết đâu chừng họ đang bay chiếc tàu của tôi khi sáng?!
    "Bắt cóc bỏ dỉa", tôi biểu anh Trung sĩ phi đạo lên ngồi ở ghế co-pilot, đồng thời ra lệnh cho tất cả những người trên tàu phải bỏ lại hành lý, nếu không thì phải rời tàu. Chỉ còn có phương cách đó, chứ lúc này người nào họ đã lên được tàu thì không bao giờ họ chịu xuống cả. Có hai người nhảy xuống khỏi tàu và mang theo hành lý đi ngược về hướng Trạm Hàng Không Dân Sự. Còn lại đúng mười bốn người. Vẫn còn bị quá tải. Tôi release hai bó rocket và ra lệnh quăng hết những thùng đạn và những thứ không cần thiết. Tôi đưa tàu vào hướng gió và nhấc tàu lên thử. Chưa được một feet, tàu tuột "tua", alarm réo lên eo éo, và .. rớt xuống cái "bịch"! Ðiệu này thì làm sao cất cánh cho nổi đây? Biết là không ai sẽ xuống tàu, nhưng tôi vẫn quay ra sau và năn nỉ họ xuống cho tàu nhẹ bớt mới mong cất cánh nổi... Không ai chịu xuống cả. Trong khi đó thì hợp đoàn đang liên lạc tần số nội bộ để sửa soạn cất cánh. Tôi quyết định giữ im lặng tần số để hợp đoàn cất cánh xong sẽ tính, coi như tôi đi solo không có trong hợp đoàn.
    Thật sự mà nói, nếu không có hai khẩu minigun thì tàu cất cánh được ngay, nhưng làm sao mà tháo nó ra được khi trong tay chúng tôi không có một thứ đồ nghề nào cả. Ðến nước này thì chỉ còn có một cách là cứ để máy nổ chờ xăng giảm bớt cho nhẹ tàu mà thôi. Biết đâu, vì đợi quá lâu mà tàu chưa cất cánh được, có người mất kiên nhẫn sẽ rời tàu thì sao... Công cóc! Vẫn còn đủ mười bốn người. Tôi đưa tàu vào hướng gió và nhấc lên thử. Mừng rơn vì thấy tàu vẫn nằm yên ở độ cao ba feet, có thể cất cánh được rồi. Tôi mở tần số liên lạc với hợp đoàn (đã cất cánh và đang hướng về Cam Ranh). Tôi nghe trên tần số:
    -Trail. Ðây Lead gọi.
    -Nghe Lead năm trên năm.
    -Hợp đoàn cất cánh đủ chưa?
    -Thiếu thằng gun 2. Ðang liên lạc mà chưa thấy nó lên tiếng.
    Thì ra thằng gun 2 là tôi đây, vả lại tôi có mở tần số liên lạc đâu mà nghe tôi lên tiếng...
    -Gun 2. Ðây Trail gọi. Nghe rõ trả lời?
    -Nghe Trail năm trên năm.
    -Vị trí đang ở đâu?
    -Vẫn chưa cất cánh được vì tàu quá nặng.
    -Có cần hợp đoàn chờ hay không?
    -Không cần thiết. Tôi sẽ cất cánh ngay bây giờ.
    -OK. Ðáp Phan Rang chờ lệnh.
    -Roger!
    Tuy báo cáo như vậy để hợp đoàn yên tâm khỏi chờ đợi, chứ thật tình lúc đó tôi cũng không biết là tàu có cất cánh nổi hay không?.. Tôi gọi Ðài Không Lưu để xin chỉ thị cất cánh. Ðài clear và cho lệnh tôi cất cánh ở phi đạo phụ, hướng về phía biển nhưng phải bay trên đầu Quân Y Viện Nguyễn Huệ, vượt qua những đọt cây dương cao ngất ngưỡng và dây điện giăng ngang. Ðiệu này thì không thể cất cánh được rồi vì như thế sẽ hơi bị gió ngang. Không có co-pilot "beep" phụ RPM thì tuột "tua" là cái chắc. Tôi mở monitor nội bộ và hỏi:
    -Anh có biết cái núm để "beep" trên cyclic hay không?
    Không nghe tiếng trả lời, tôi nhìn lại thì thấy co-pilot bất đắc dĩ của tôi không có nón bay. Chán mớ đời! Chỉ còn nước cất cánh liều, băng ngang phi đạo chính, một hành động mất an phi trầm trọng mà nếu bình thường thì có thể bị Phòng An Phi ký tặng cho chục ngày trọng cấm. Nhưng trong lúc hổn loạn như thế này, mạnh ai nấy tìm cách thoát thân, thì tôi không còn dư thì giờ để lựa chọn... Trên phi đạo chính lúc này có một chiếc C130 đang taxi chầm chậm vô bãi đậu của Trạm Hàng Không Dân Sự, trong khi đó có hàng trăm người dân túa ra hướng phi cơ, được dẩn đầu bởi các Cha và Dì Phước. Không để mất cơ hội hiếm có này, vì Ðài Không Lưu sẽ không cho phép một máy bay nào cất và hạ cánh trong lúc trên phi đạo đang có một chiếc C130 taxi vào bãi đậu. Tôi không gọi Ðài Không Lưu để xin lệnh cất cánh nữa, vì nếu có gọi Ðài thì cũng sẽ được cho lệnh cất cánh về hướng phi đạo phụ mà thôi. Tôi đưa mũi máy bay về hướng Cầu Ðá, lấy trớn nhanh dần, băng ngang qua phi đạo chính, vượt qua đầu chiếc C130 và lấy cao độ ra biển. Trên tần số UHF, Ðài Không Lưu la ỏm tỏi, và giận dữ hỏi tên phi hành đoàn của chiếc trực thăng vừa cất cánh ngang qua phi đạo. Tôi nín thinh, tiếp tục lấy cao độ và hướng về Cam Ranh để liên lạc với hợp đoàn. Tới đâu thì tới, cất cánh an toàn là tốt rồi. Lúc này không còn ai rảnh để lo ba cái chuyện an phi này đâu.
    Hợp đoàn cố bay chậm và đợi tôi ở không phận Cam Ranh. Khi nhìn thấy hợp đoàn tôi cố bay nhanh hơn nhưng tàu rung quá tôi theo không kịp. Lúc này tôi liên tưởng tới những đoạn phim chiếu cảnh bầy chim thiên di từ miền Bắc về miền Nam tránh tuyết, trong đó có những cánh chim yếu ớt bay vật vờ theo đàn nhưng cuối cùng đành lìa đàn tức tưởi, không kịp về đến chổ dung thân. Và lúc này tôi đây cũng vậy. Tôi cố đưa con tàu về chốn bình yên, nhưng tôi nghĩ nó sẽ không về tới được Sài Gòn, vì tàu gunship lại cõng thêm mười bốn con người, thì tàu bị overtorque là lẽ đương nhiên.
    Hợp đoàn đáp tại Phan Rang, và những chuyện xảy ra sau đó đã được thằng bạn Pilot Dzỏm của tôi kể chi tiết trong câu chuyện "Phi vụ cuối cùng". Duy có một điều khác là chiếc gunship bất đắc dĩ mà tôi đã lái thì bị over torque, và phải bỏ lại ở phi trường Phan Rang. Tôi chia tay em không một lời từ giã, không bịn rịn nhớ thương, không hẹn hò tái ngộ, để em nằm hiu quạnh nơi xứ cát nóng khô cằn chớ không đưa được em về đến Sài Gòn, nơi mà Pilot Dzỏm đã đưa được em UH1H của nó về nơi "đất hứa", và nơi đó nó đã tâm sự với em hơn cả tiếng đồng hồ rồi mới bịn rịn chia tay trong nức nở, nghẹn ngào. Nghĩ cho cùng thì tôi còn tệ hơn thằng Pilot Dzỏm bạn tôi nhiều lắm...
    Ôi! Phi vụ cuối cùng sao mà thương đau đến thế!
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 02/01/2009

Chia sẻ trang này