1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Trong bóng chiều tà, từ đỉnh đồi Charlie nhìn thẳng xuống tới chân núi phía đông tôi vẫn còn nhận rỏ một khoảng đất cỏ cháy xém, ngay chính giữa là một khối sắt co dúm đen đủi, kế bên là một khúc đuôi trực thăng còn nguyên nằm lật ngược. Tất cả đó là những gì còn sót lại của một con chim sắt thuộc Phi Đoàn Thần Tượng đã gãy cánh cách đây mấy ngày. Hình ảnh còn mới mẽ của phi hành đoàn thân yêu đã ra đi trong bất ngờ, trong thảng thốt như một cuốn phim kinh hoàng bừng sống lại trước mắt tôi.
    Mười giờ sáng hôm đó, năm phi hành đoàn Thần Tượng đáp tại Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Dù ở căn cứ Võ Định, sát phía Đông Quốc Lộ 14. Chiếc Charlie do Thiếu Tá Khưu Văn Phát, phi đoàn phó, cầm lái. Vì các đơn vị Nhảy Dù chỉ đóng quân tại những căn cứ cố định trên những tiền đồn cao điểm nên những phi vụ thường là tản thương hoặc tiếp tế.
    Năm chiếc tàu đã tắt máy, tôi bước xuống đi lững thững vào bộ chỉ huy dọc theo hàng rào kẻm gai con đường đất đỏ quanh co. Những chiếc lều dã chiến màu xanh *** ngựa thật lớn, trên nóc đầy những cột "ăn ten" chĩa thẳng lên trời, không xa đó đặt vài khẩu trọng pháo thỉnh thoảng nổ đì đùng.
    Vòng vo một khoảng nửa thì tôi đến căn trại của Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Dù. Tôi bước vào lều, Thiếu Tá Phát đã có mặt với một vài vị sĩ quan bạn ngồi kế bên một cái bàn dài trải những tấm bản đồ xanh lơ. Kế đó Trung Tá Đặng Duy Lạc, một hoa tiêu A-37, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 62 Chiến Thuật tại Nha Trang, đang nói chuyện với một sĩ quan cấp tá Nhảy Dù.
    Sự hiện diện của Trung Tá Lạc làm cho tôi rất ngạc nhiên. Tôi vừa đưa tay chào theo cung cách nhà binh vừa bước đến gần bên Thiếu Tá Phát kéo chiếc ghế trống ra ngồi, xong tôi ghé sát vào tai Thiếu Tá Phát hỏi nhỏ:
    - Trung Tá Lạc làm gì ở đây vậy?
    - Ổng chỉ lên thăm và ủng hộ tinh thần anh em thôi, chiều ông ta về lại Nha Trang rồi.
    Thiếu Tá Phát trả lời xong nói tiếp:
    - Ngồi tí rồi mình đi, sáng hôm nay chỉ có hai phi vụ tiếp tế cho Charlie. Bạn còn nhớ vụ tôi bị bắn ở Căn Cứ 6 không? Phòng không đây nặng hơn nhiều, Hổ cẩn thận.
    - Thầy quá may đó, nhìn chiếc tàu bị bắn, tôi không hiểu sao thầy về kịp đáp xuống Phượng Hoàng an toàn được.
    Tôi đáp lời. Nhớ hình ảnh chiếc trực thăng khi đem về căn cứ, viên đạn 12.7-ly xuyên qua sàn tầu, đâm lủng bình xăng đi thẳng lên làm một lỗ lớn trên trần tàu rồi bay thẳng lên trời, may viên đạn trúng tàu không phải là đạn lửa không thì con tàu sẽ nổ tan xác pháo. Tôi cảm thấy cuộc đời bay bổng của hoa tiêu trực thăng thật mong manh, mạng sống như chỉ mành treo chuông, trong những trận chiến sôi động này, tương lai chỉ đếm từng ngày một.
    Ngồi nói chuyện đôi ba câu xong, tôi đứng dậy bước khỏi lều hút thuốc lá. Trong ánh nắng chói chan, tôi để tầm mắt về hướng tây, dãy núi Rocket Ridge đứng sừng sững bất động dưới bầu trời xanh. Đã mấy ngày nay tin tức cho biết Bắc Việt đang áp đảo căn cứ trên đỉnh núi, cố tình muốn dứt nọc trước khi tổng tấn công vào vùng Tân Cảnh. Những viên đạn đại pháo 130-ly, những trái hỏa tiễn 122-ly cùng với những súng cối 82-ly ngày đêm không ngưng nghỉ rót vào những căn cứ này.
    - Lẹ đi, tao đá cái chết mẹ bây giờ!
    ....
    - Bao lâu nữa thì đi? Trung Úy Vân bay chiếc số một đang ngồi trong khoang tàu hỏi vọng ra.
    - Sắp sửa rồi, chuẩn bị đi.
    Tôi vừa bước đến gần Vân thấy có Thiếu Úy Long đứng kế bên, tôi hỏi một câu nửa chơi nửa thiệt:
    - Sao Long, giải được bùa chưa?
    Anh không trả lời chỉ nhếch mép cười. Nghe mấy người bạn kể lại vì tội dụ dỗ một cô gái Thượng ở Ba Mê Thuột, anh đã bị thư một cái dằm vào chân, mỗi đêm đều bị nhức nhối. Tôi nghe anh em nói tưởng họ đùa, nhưng khi gặp anh Long hỏi thì anh xác nhận chuyện đó có thật. Mỗi lần trong phi đoàn có phi vụ nào đi Ba Mê Thuột anh đều xin theo để gặp thầy pháp giải bùa chửa bệnh.
    Từ ngày mặt trận bùng nổ, tôi bắt đầu cảm nhận rằng trong không khí chiến tranh càng leo thang, tâm tư anh em phi hành đoàn bắt đầu mang một nỗi e dè, lo lắng. Tối hôm qua, ở tại biệt đội, trong khi anh em tụ tập bàn tán xôn xao về tin của một chiếc tàu của phi đoàn bạn bị bắn nổ trên không trung.
    Trung Úy Vân vừa mới lên từ Nha Trang, ngồi trong phòng tại biệt đội, anh tâm sự với một người bạn thân rằng vợ anh mới sanh, tiền bạc chẳng có nhiều, mặt trận càng ngày càng sôi động làm anh rất quan tâm. Trước khi đi ngủ anh móc tất cả trong túi lấy ra được mấy ngàn đồng, cùng với cái đồng hồ rồi bỏ tất cả trong hộc tủ, nhờ người bạn nếu anh có mệnh hệ gì thì giao lại cho vợ anh. Nghe câu chuyện tôi linh cảm như là một điềm xấu có thể xảy ra cho Trung Úy Vân.
    Từ căn lều bộ chỉ huy, Trung Tá Lạc bận bộ đồ bay màu xám, chiếc nón lưỡi trai đen trên đầu với hai nhành dương liễu trắng trông rất phong độ đi song đôi với Thiếu Tá Phát, phía sau Trung Tá Nhảy Dù đầu đội nón sắt tay cầm bản đồ và mấy người tùy tùng, tất cả đang tiến ra bãi đậu. Âm thanh o... o... quay máy của Charlie khởi đầu cho phi vụ tiếp tế. Hai chiếc trực thăng vừa quay máy, vừa nhận hàng của một chiếc xe cam nhông đậu kế bên hông.
    Những thùng bằng gỗ thông chứa đạn dược, C-Ration (khẩu phần ăn của nhà binh) cùng với những ống sắt đựng đại bác dùng để chứa nước được chất đầy trên bong tàu. Đợi tất cã cất cánh trước cho rộng chỗ, tôi từ từ nương con tàu nặng nề súng đạn rời khỏi bải, vượt qua hàng rào kẽm gai và những cây "ăn ten" cao nghệu. Nhìn xuống, những căn lều lúp xúp của trung tâm hành quân Nhảy Dù tại Võ Định vây quanh bởi hàng chục vòng kẽm gai nhỏ dần dưới ánh nắng mai gay gắt...
    Bay chừng năm bảy phút, tất cả hợp đoàn đã đến vùng, rặng núi Rocket Ridge nằm im lìm dưới bầu trời trong xanh. Chiếc CAC bay vòng trên cao độ nhìn xuống. Căn cứ Charlie gồm ba cứ điểm phòng ngự từ nam lên bắc, điểm thấp nhất đồi 960 cũng là bãi đáp trực thăng làm nơi tiếp tế, rồi tới đồi 1020, cao nhất phía bắc là đỉnh Charlie, 1050. Tất cả tạo thành một địa thế từ xa nhìn giống như hình yên ngựa.
    Cụm phòng ngự này đã bị Bắc Việt mở hàng loạt trận pháo kích với đại bác và hỏa tiễn đủ loại. Đối phương muốn dứt điểm căn cứ này với mọi giá. Nếu chiếm được cao điểm này, họ có thể kiểm soát tất cả những di chuyển cũng như hoạt động dưới thung lũng sông Pokor cũng như Quốc Lộ 14 chạy dài tới thị xã Tân Cảnh, mục tiêu trọng yếu đầu tiên trước khi tiến chiếm Komtum. Trước đó mấy ngày căn cứ hỏa lực Yankee phía bắc Charlie đã bị thất thủ.
    Vòng vây Bắc Việt siết chặt, họ áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, sau những trận mưa pháo dữ dội, và xung phong ào ạt vào căn cứ. Nhưng qua bao lần vẫn bị đẩy lui bởi sức kháng cự mãnh liệt của lính Dù và sự yểm trợ của phi pháo. Xác của nhiều cán binh Bắc Việt nằm la liệt ngoài những hàng rào phòng thủ, tan nát cháy đen vì đạn pháo binh cũng như bom napalm của những chiếc máy bay khu trục. Tình trạng đạn dược lương thực nước uống cạn dần đến mức tối thiểu, nếu không được tiếp tế trong ngày hôm nay, Tiểu Đoàn 11 của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo sẽ không còn phương tiện để chống trã sức tấn công liên tục của địch.
    [​IMG]
    Từ ngày khởi động cuộc chiến tại miền Nam, chiến thuật trực thăng vận đã được đem ra áp dụng lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh thế giới. Trực thăng vận đã hoạt động rất hữu hiệu trong chiến trường du kích chiến. Nhưng chiến tranh càng ngày càng leo thang. Địch quân được tăng cường và trang bị thêm nhiều vũ khí tối tân hạng nặng, đặc biệt nhất là vũ khí phòng không. Trực thăng với tốc độ chậm dễ bị phương hại và đã trở thành những mục tiêu dễ dàng cho những loại súng cở lớn từ 12.7-ly, 37-ly và đặt biệt là những hỏa tiễn cầm tay như SA-7.
    Sự tổn thất chiến trường của ngành trực thăng càng ngày càng lên cao. Mấy ngày hôm nay những phi vụ tiếp tế đã gặp nhiều khó khăn trở ngại vì rừng phòng không và những trái đạn pháo kích chính xác đã được phía Bắc Việt điều chỉnh sẵn nhắm vào bãi đáp trực thăng. Tôi cảm thấy bất lực trước hỏa lực cũng như khả năng của chiếc trực thăng võ trang này để bảo vệ hữu hiệu cho những người bạn đồng hành.
    Chiếc tàu tiếp tế số một của Trung Úy Vân bắt đầu vào "final." Triền núi trơ trụi vì đạn pháo bao ngày qua từ màu xanh cỏ ủa đã trở thành màu đất đỏ lồi lõm những hố đạn pháo. Ba điểm phòng thủ trên đồi Charlie đã xơ xác hoang tàn gần như thành bình địa. Trong cái im lặng của sự chờ đợi nghe ngóng của địch, tôi cảm tưởng như tất cả những trái đại pháo đang chờ con tàu mong manh nay đi vào ổ phục kích.
    Tôi cho chiếc gunship Hổ Một bọc sau đuôi cánh trái, chiếc Hổ Hai bên cánh phải. Từ sau lưng trên cao nhìn xuống tôi theo dõi chiếc trực thăng của Trung Úy Vân chậm chạp hạ cao độ rồi từ từ đáp xuống trên vòng tròn nhỏ của bãi trực thăng. Bụi đỏ bốc lên dưới sức gió của cánh quạt. Từ vị thế trên cao phía sau tôi nhìn xuyên qua cánh quạt trực thăng những người lính trên tàu đạp vội vã những thùng đồ xuống bãi.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 01:46 ngày 02/01/2009
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Bỗng trên bãi đáp không xa hai ba trái pháo nổ bung khói đen cùng bụi đỏ bốc lên đồng thời những tiếng súng nổ vang rền lên từ triền núi kế cận. Con tàu chậm chạp từ từ quay đầu lại chuẩn bị cất cánh, đồng thời trên tần số tôi nghe tiếng của Trung Úy Vân đứt đoạn:
    -"Charlie... Charlie, ground fire, ground fire... tàu trúng đạn..."
    Từ những mỏm núi trọc mênh mông, những viên đạn pháo không biết nơi xuất phát, những viên đạn phòng không từ những hang hóc của những ngọn đồi kế cận bắn tới tấp hướng tàu của Trung Úy Vân.
    Phản ứng tự nhiên, tôi cắm đầu con tàu phóng những trái rockets rải rác trên triền núi. Những trái hỏa tiễn nổ lốm đốm trên sườn núi, tung lên những đám bụi đỏ, yếu ớt vô hiệu quả trước đối phương đang ẩn nấp sâu trong hang hố đâu đó.
    [​IMG]
    Sau khi tác xạ xong tôi quay vòng lại nhìn tàu của Trung Úy Vân vừa lên cao. Trên tần số tiếng la hốt hoảng của Thiếu Tá Phát đang bay chiếc trực thăng CAC:
    - Lead! Lead! Tàu bạn đang bốc khói nghe không trả lời?
    Tôi nhìn theo chiếc trực thăng lead đang lấy cao độ khỏi triền núi, làn khói đen bốc lên từ buồng máy. Phi hành đoàn vẫn im lặng. Không khí căng thẳng đến tột độ.
    - Lead! Lead! Tàu bạn bị cháy... đáp ngay... đáp ngay... dưới chân bạn có bãi đáp trống trên triền đồi dưới thấp.
    Giọng nói của Thiếu Tá Phát đồn dập. Từ xa, cùng cao độ tôi thấy con tàu của Trung Úy Vân bị lửa bắt đầu ngún lên thành ngọn bao trùm buồng máy. Lửa lan dần đến giữ thân tàu, hai người xạ thủ đang chồm về phía trước phòng lái. Tôi phụ họa:
    - Đáp... Đáp... Tàu cháy... Tàu cháy... đáp dưới chân đồi... Nghe không Vân.
    Cố đem chiếc gunship đến gần cặp sát con tàu đang bốc lửa mỗi lúc mỗi cao, khoang tàu mịt mù khói đen thấp thoáng hai anh mê vô xạ thủ chồm về phía ****pit để tránh sức nóng.
    - Đáp... đáp ngay... đáp xuống triền núi có Hổ cover đây... Nghe rỏ trả lời.
    Nhưng con tàu không còn liên lạc được với thế giới bên ngoài, nó đang trở thành một khối lửa cuồn cuộn rơi như hòn đá cuội, chạm triền núi vỡ bùng lên. Tất cả chỉ còn là một đống sắt cháy ngùn ngụt. Trong cơn hốt hoảng phi hành đoàn chỉ muốn bay xa khỏi tầm sát hại của địch mà không ước lượng được tình trạng thiệt hại của con tàu đến khi quá trễ. Tôi cho con tàu lượn thấp xuống nhìn trong tuyệt vọng. Hai chiếc gunships bay vòng tròn trên chiếc tàu bị nạn và sau đó được lệnh rời vùng, tôi ngoái đầu nhìn đám cháy vẫn mịt mù một lần cuối rồi chuyển hướng bay, nước mắt lưng tròng.
    - Mãnh Hổ, đây Charlie. Bốn chiếc gunships của hai phi đoàn bạn đã đến vùng, bạn dẫn năm chiếc vào mục tiêu.
    Tôi ngước đầu nhìn, từ xa bốn chấm đen từng cặp một đang bay đến trên nền trời sẫm tối.
    - Charlie, đây Hổ. Cho biết vị trí tác xạ chính xác. Tôi hỏi.
    - Hổ đây Charlie. Hiện tại địch đã tràn ngập khắp mọi nơi, hai cao điểm thấp đã bị địch chiếm, chỉ còn đỉnh đồi Charlie đang còn giao tranh cận chiến. Bạn tự do oanh khích ngay trên căn cứ Charlie, nghe rõ trả lời.
    Tiếng Thiếu Tá Bính vừa dứt trên tần số, tôi bàng hoàng không tin những gì mình vừa nghe được:
    - Charlie. Đây Hổ, Thiếu Tá muốn tôi đánh ngay vào đỉnh đồi?
    - Đúng năm.
    Tiếng nói rõ ràng và khẳng định của CAC không còn làm tôi nghi ngờ gì nữa. Lần đầu tiên chứng kiến sự thất thủ của quân bạn ngay trước mắt. Căn cứ được đóng và bảo vệ bởi một lực lượng tinh hoa và kinh nghiệm nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), đã từng chiến thắng bao nhiêu mặt trận, giờ đây đang bó tay trước những đợt tấn công thí mạng của đối phương.
    Với sự hiểu biết hạn chế của một hoa tiêu trực thăng võ trang, tôi thường tự hỏi về chiến thuật của bộ chỉ huy khi để một đơn vị tác chiến như Nhảy Dù với sở trường trong việc tấn công và chủ động trong chiến trường mà bây giờ đóng trụ tại một cao điểm. Thụ động chờ đợi địch là sở đoản của binh chủng Nhảy Dù. Họ được huấn luyện để tấn công, không phải để giữ đồn. Trong giờ phút này không thấy bóng dáng của một chiếc khu trục trên bầu trời, chắc không cần thiết nữa. Quân bạn có lẽ đã dùng hết tất cả mọi khả năng yểm trợ, sáu chiếc trực thăng võ trang bây giờ chỉ còn là những vớt vát cuối cùng cố gây cho sự tổn thức tối đa cho địch trước khi họ hoàn thành mục đích.
    Lấy tần số của Charlie, tôi liên lạc được với bốn chiếc gunship của phi đoàn bạn và tất cả sáu chiếc guns theo nhau đi vào vùng. Bầu trời đã tối lắm rồi, triền núi của ngọn Rocket Ridge mờ ẩn hiện sau nền trời đen xám. Từ trên cao độ tôi tiến gần vào mục tiêu, chổ trũng thấp yên ngựa bãi đáp trực thăng cao điểm 960 là một trong ba cao điểm quen thuộc của cụm đồi Charlie, nơi mà Trung Úy Vân và phi hành đoàn đã bị bắn, và lên theo triền dốc và phía bắc vài trăm bộ là cao điểm thứ hai 1020 đã bị địch chiếm. Chỉ còn lại cứ điểm cao nhất 1050 Charlie do Trung Tá Nguyễn Đình Bảo chỉ huy là đang còn giao tranh.
    Bay đến gần đỉnh núi cao vô tri giác đó tôi như đã cảm nhận được những trái lựu đạn đang chuyền tay nhau nổ tung trên những giao thông hào bể nát, những viên đạn súng trường bắn thật gần, những người lính Dù đan vật lộn với kẻ thù đông đảo, cố chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
    Bây giờ sự chính xác của những trái rockets của sáu chiếc gunships không còn cần thiết nữa, tại bãi chiến trường này mảnh đất nhỏ hẹp nào cũng là mục tiêu. Sau khi thông báo cho những chiếc guns đang theo sau, tôi cho con tàu cở ngàn bộ trên đỉnh cao điểm cắm đầu xuống mục tiêu, những trái hỏa tiễn cháy bùng nối đuôi lao xuống đỉnh núi, theo sau những vệt lửa dài chạm đất nổ tung tóe lửa, khẩu minigun quay vù tuông nhưng viên đạn lửa nối đuôi nhau tạo một đường đỏ dài uốn éo trong ánh sáng mờ ảo.
    Theo sau là những chiếc gunships tuần tự phóng những trái rockets xuống đỉnh núi, những đốm lửa tóe lên bởi những trái rockets trong bóng đêm chập choạng như đánh thức rừng phòng không của địch. Chung quanh đỉnh đồi bỗng lấp lánh chấp chóa ánh sáng rực rỡ như cây Noel trong đêm Giáng Sinh, một rừng tên lửa đỏ lao về hướng những chiếc trực thăng đang cắm đầu xạ kích. Tôi la lớn trong tần số:
    - Phòng không! Phòng không! Break! Break!
    Nói xong tôi kéo ngược con tàu lên cao, những viên đạng lửa bay vút hướng lên bầu trời đen như những vì sao xẹt. Không cần thiết phải có sự chính xác nửa, tôi thông báo cho tất cả hợp đoàn guns xử dụng tất những đạn dược, rockets còn lại một lần cuối trước khi rời vùng. Từ khoảng cách khá an toàn xa tầm bắn của những khẩu phòng không, tôi kéo con tàu nhổng đầu lên phóng những trái rockets bắn vòng cầu như đạn pháo binh, những trái hỏa tiển biến mất vào khoảng không gian mù mịt rồi rơi rớt rải rác trên đỉnh đồi tóe lửa. Những mũi súng cao-xạ của địch tức thì phản ứng. Từ triền núi lấp lánh ánh lửa phòng không, những viên đạn đỏ như mưa rào bay ngược về hướng những con tàu ẩn hiện trong bóng tối.
    Tất cả đều vô nghĩa. Trận đánh đã ngã ngũ. Những con chim sắt đang cố gắng thi hành phi vụ cuối cùng trong vô vọng. Ngọn đồi mang tên Charlie không còn nữa, chỉ còn lại là dư âm của những trận đánh kinh hoàng trong ngày tháng qua. Những người lính Nhảy Dù đã anh dũng chiến đấu tới giây phút cuối cùng với vị chỉ huy anh hùng của họ, Trung Tá Nguyễn Đình Bảo.
    Tiếng nói của Thiếu Tá Phạm Bính nghe rõ trên tần số:
    - Hổ, đây Charlie, các bạn có thể trở về căn cứ. Thông báo cho tất cả biết trong vòng mười lăm phút nữa sẽ có phi vụ B-52 đến trải thảm bom. Các bạn hãy mau rời vùng.
    Tôi quay đầu con tàu quay rời vùng giao tranh, những đốm lửa lập lòe trên ngọn đồi Charlie đang chìm dần vào bóng tối. Trung Úy Nguyễn Tường Vân, Thiếu Úy Trần Văn Long và phi hành đoàn cùng nhiều binh sĩ Nhảy Dù đã ở lại Charlie. Xa xa, thành phố Pleiku đã lên đèn, một vùng ánh sáng lấp lánh, nhạt nhòa ẩn hiện, không biết vì đêm đen hay vì dòng lệ đã trào dâng lên khóe mắt.
    [​IMG]
    Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
    Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
    Đã bay cao trong vòm trời đầy
    Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
    Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
    Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!
    Văng vẳng đâu đây âm thanh ì ầm rung chuyển bầu khí quyển của từ thảm bom của những chiếc pháo đài bay B-52 vang vọng.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 18:45 ngày 02/01/2009
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    BRAVO-002 PHI VỤ CUỐI CÙNG
    - Phan Rang đài, Thiên Nga Zero-one!
    - Thiên Nga Zero-one, Phan Rang nghe.
    - Thiên Nga 01, một tàu, năm dặm Đông Nam Phan Rang, cao độ 1500 bộ, xin chỉ thị hạ cánh.
    - Thiên Nga Zero-one, đây Phan Rang, phi đạo 27, gió 290 thay đổi từ 15 tới 20 knots. Tầm nhìn xa 10 dặm, áp xuất 29.90. Báo cáo một dặm cận tiến trước khi đáp.
    - Thiên Nga 01 nhận hiểu.

    Sau 15 ngày biệt phái tản thương và tìm cứu (Rescue/Medivac) ở Phan Thiết, chúng tôi trên đường về Phan Rang đổi phi hành đoàn. Những ngày cuối tháng 3 năm 1975, chiến trận diễn ra vô cùng khốc liệt. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, lệnh di tản chiến thuật được cấp trên ban ra. Quân đội Cộng sản Bắc Việt thừa lúc ta bối rối, xua quân tiến sâu về vùng duyên hải, uy hiếp Nha Trang.
    Các phi vụ hành quân đủ loại của các phi đoàn và phi đội tại Phan Rang và Nha Trang được thực hiện liên tục suốt ngày đêm. Phi hành đoàn Thiên Nga chưa kịp đáp xuống phi trường sau khi hoàn thành công tác lại nhận nhiệm vụ mới. Từ máy vô tuyến nội bộ, chúng tôi liên lạc nghe rất rõ tiếng nói khẩn cấp của vị Chỉ huy Trung tâm Hành Quân:

    - Thiên Nga 01 nhận nhiệm vụ rescue khẩn cấp. Chi tiết: Một phi tuần Ó Đen A-37, bay hành quân bị địch bắn rơi một tàu tại tọa độ: Yankee Papa 847.045.
    Tôi lập lại:
    - Thiên Nga nhận rõ. Tọa độ Yankee Papa 847.045.
    - Đúng năm trên năm (5/5). Tại tọa độ hiện có Sao Mai 01 và hai phi tuần Ó Đen chờ yểm trợ bạn tới LZ (bãi đáp). Tần số liên lạc cấp cứu UHF 224, VHF 118.0. Nhận rõ trả lời?
    - Thiên Nga 01 nhận rõ.

    Đó là phi vụ tìm cứu Bravo-002. Chúng tôi bay đến mục tiêu Khánh Dương sau 45 phút. Bầu trời thật trong xanh và thơ mộng. Xa xa về hướng đồi Chu Khúc, các phi tuần A-37 đang đánh bom, những cột khói Napal ùn lên như những tai nấm khổng lồ đen kịt. Về hướng Đông Nam là một hợp đoàn trực thăng. Chiếc L-19 danh hiệu Sao Mai 01 bay tít mù trên cao độ 10 ngàn bộ. Tôi vội vả bật qua tần số Guard (cấp cứu), nghe tiếng Thiếu úy Hiền, phi công lâm nạn nói quýnh quáng và hốt hoảng:
    - Tango...Tango... Bạn lên vùng cứu tôi gấp!
    Lúc bấy giờ tàu chúng tôi đang ở cao độ 6 ngàn bộ trên vùng núi. Tôi hỏi phi hành đoàn nhìn kỹ cờ của quận Khánh Duơng thì được anh em cơ phi xạ thủ trả lời là không phải cờ của mình vì nó có màu xanh và đỏ. Có nghĩa là Khánh Dương đã mất! Đồi Chu Khúc lại nằm ngay trước mặt quận lỵ Khánh Dương, tình trạng bãi đáp rất nóng bỏng, địch quân đang bao vây chung quanh và chờ đợi. Tôi đưa tàu lên cao độ hơn để tránh phòng không địch... 9 ngàn, 10 ngàn rồi 12 ngàn bộ. Trong lúc ấy, tôi nghe rất rõ tiếng kêu cứu của Thiếu úy Hiền đầy khẩn cấp:
    - Tango, Tango, cứu tôi gấp!
    Tango là danh hiệu của chúng tôi.
    - Tango cứu tôi gấp, tôi đang ở hướng 12 giờ của bạn, Hiền gào lên. Qua rồi... Tôi ở hướng 6 giờ, ngay dưới bụng bạn!... Ngay dưới bụng bạn!... Tango cứu tôi gấp!..
    .
    Tiếng kêu gọi thống thiết và tuyệt vọng như trong cơn hấp hối của Hiền làm tôi cũng quýnh hoảng, tim nhói lên. Tôi phải tìm cách cứu Hiền cho bằng được.
    Từ độ cao 12 ngàn bộ, tôi quan sát thấy bên dưới toàn cỏ tranh phủ đầy trên những ngọn đồi hoang vắng, yên tĩnh một cách lạ lùng. Vì tình đồng đội, trách nhiệm cấp cứu và lòng căm thù địch, tôi quyết định sẽ đáp tàu một cách thần tốc. Tôi nhắc phi hành đoàn mặc áo giáp, cơ phi xạ thủ phía sau lót thêm áo giáp dưới chỗ ngồi và kiểm soát súng đạn. Tất cả đã chuẩn bị xong, chúng tôi bắt đầu vào một phi vụ thập tử nhất sinh, tính mạng phó mặc cho Thượng Đế. Chúng tôi phải xuống cứu được bạn và bay về an toàn. Bay về? Đó là chuyện ăn thua, nhất chín nhì bù cùng số mệnh.
    ********* bao kín mục tiêu, họ xử dụng chỗ này như một miếng mồi nhử chim vào bẫy. Thuốc quỷ tất phải có bùa ma để đối trị, chúng tôi phải chơi trò thẩy lỗ như thời thơ ấu dùng đồng tiền thẩy chính xác vào lỗ để tranh hơn thua. Đáp thẩy lỗ phải thật chính xác và mau lẹ mới có cơ hội cứu được bạn. Tôi cúp ga, làm "High over head approach"... Với sức nặng trên bốn tấn của chiếc UH-1 khi cánh quạt bị triệt tiêu, tàu rơi ào xuống với gia tốc khủng khiếp, như một khối sắt khổng lồ rớt càng lúc càng nhanh, tôi bình tĩnh điều khiển con tàu lao xuống. Nghệ thuật xoáy vòng trôn ốc từ trên tự do "rơi" xuống, đường kính hẹp dần, súng phòng không địch khó nhắm cho chính xác. Tôi thấy cả một bầu trời đang đầy lưới đạn tua tủa xung quanh. Nhưng kệ, xuống! Xuống nhanh hơn nữa! Con tàu vun vút lao xuống vực sâu thăm thẳm.
    Thời gian ngừng lại, không gian sững lặng, chỉ có vòng xoắng như tâm bão chuyển động, cuốn xoáy con tàu vào cõi vô cùng. Chúng tôi chăm chú vào phi cụ, kiểm soát phi kế trong giới hạn an toàn, đồng thời quan sát ngoại cảnh để phân biệt rõ bạn và thù khi xuống thấp. Tôi kéo nhẹ cần lái về sau giảm air speed, giữ vòng quay "rotor in the green" và đạp nhẹ pedals cho độ steep turn tròn đều... Một vòng, hai vòng, rồi ba vòng... nặng nề hồi hộp, cuối cùng bãi đáp hiện ra. Mặt đất dâng lên vùn vụt, phải ngưng tàu lại, chúng tôi làm một động tác chính xác và đúng lúc. Như con chiến mã bị tay cương ghìm lại, chiếc UH-1 ngóc lên rồi ngoan ngoãn hạ cánh nhẹ nhàn trên bãi đáp. Thiếu úy Hiền chạy bổ tới, chúng tôi vừa kéo Hiền lên thì ********* khai hỏa. Đạn AK và 12 ly 7 nổ ròn rã. Tôi nhanh lẹ kéo tàu lên, lách sang một bên để tránh đạn, cố lấy air speed, đưa tàu lơ lửng làm bia hứng đạn. Đây là giây phút chí tử của người phi công trực thăng, có chết là chết ở phút giây này, có tan tành gẫy vụn, thịt nát xương tan là ở phút giây này...
    Hai cây M-60 trên tàu nổ dòn đáp lại. Hai cơ phi xạ thủ bắn xối xả vào địch quân đang tua tủa bắn lên. Chúnt ôi chúi mũi tàu lao về phía trước, bay zíc zắc lướt ngang đầu địch. Âm vang ầm ĩ của tiếng động cơ phản lực cùng tiếng đạn chát chúa của hai khẩu M-60 phủ áp tiếng đạn địch. Con tàu thịnh nộ gầm lên, lướt nhanh trên đám cỏ tranh vàng cháy, vượt chéo qua cánh rừng trùng điệp cành khô. Đạn lửa từ dưới đất đan chéo trước mặt, điên cuồng bắn đuổi sau lưng. Khẩu đải liên M-60 từ chiếc trực thăng hung hãn trả đũa. Một hòa âm nhức óc, một trò war game điên loạn mà địch quân cố sức tung lưới lửa lôi chúng tôi xuống đất. Niềm tin và tình đồng đội đã như ngọn hùng phong nâng chúng tôi lên, nâng con tàu lên, lên cao, cao hơn nữa... Không ai lên tiếng nói. Tôi âm thầm nếm vị đắng mặn của những giọt mồ hôi, lầm lũi cố đưa chiếc trực thăng đầy thương tích ra khỏi vùng tử địa, tanh đầy máu người, hướng về Cùng Sơn bay ra biển Tuy Hòa.
    Tôi bỗng nghe trên tần số UHF:
    - Thiên Nga, đây Sao Mai 01! Bạn nghe tôi rõ? Hãy quẹo gấp về đèo M''''Rak!
    Như một cái máy tôi quẹo tàu về hướng Khánh Dương và qua đèo, cao độ lúc này vẫn là vun vút trên mặt đất, tree top level, con tàu lướt ào ào trên ngọn cây rừng. Từng tràng đạn AK và 12 ly 7 liên tục bắn đuổi theo sau, thỉnh thoảng có những viên đạn cuối tầm va trúng thân tàu. Con chim sắt lầm lì bay hậm hực với nhiều vết thương tích trên thân. Sao Mai 01 đã hướng dẫn và đưa chúng tôi ra khỏi trận địa pháo phòng không của địch.
    Tôi đáp khẩn cấp ở Dục Mỹ, chuyển Thiếu úy Hiền sang tàu khác cho an toàn. Phi hành đoàn chúng tôi cố gắng mang con tàu bị thương về căn cứ. Từng tốp khu trục A-37 lượn sát đón mừng và hộ tống chúng tôi về tới phi trường. Một đoàn xe cứu hỏa đã chực sẵn chờ đợi chiếc trực thăng rách nát tang thương ngay đầu phi đạo 027.
    Phi vụ Bravo-002, "Phi vụ cuối cùng" trước khi di tản đã được hoàn thành mỹ mãn. Phi hành đoàn trực thăng cùng con tàu thân yêu của chúng tôi đã vượt qua khỏi cái chết mong manh trong đường tơ kẻ tóc.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 02:07 ngày 02/01/2009
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Chương trình thử nghiệm A-37 trên Chiến trường Việt Nam

    [​IMG]
    Vào đầu thập niên 1960, Không Quân Hoa Kỳ ghi nhận nhu cầu cần có một loại phi cơ chiến đấu hạng nhẹ để yểm trợ cho các cuộc chiến tranh chống nổi dậy (Counterinsurgency=COIN) đang diển ra tại một số quốc gia thuc Thế giới thứ Ba. Các nước này vừa thiếu ngân sách vừa thiếu kỹ thuật cần thiết để có thể mua, sử dụng và bảo trì các loại máy bay tối tân phức tạp và có những khả năng chiến đấu cao hơn.
    Năm 1962, Không Quân Hoa Kỳ đã thử nghiệm để ?~đánh giá?T một chiếc phi cơ mẫu T-37C và một chiếc T-37B cải biến tại Special Air Warfare Center ở Căn cứ KQ Eglin (Florida) trong các nhiệm vụ của một phi cơ võ trang chống chiến tranh nổi dậy COIN. Hai phi cơ này còn đang được trang bị loại động cơ Continental J69-T-25, với sức đẩy 1,025 lbs (loại dùng cho các phi cơ huấn luyện T-37B), tuy trọng lượng của phi cơ đã được nâng lên đến 8700 lbs.
    Mục tiêu của KQHK là tìm cách chế tạo một loại phi cơ tấn công hạng nhẹ, dễ bảo trì và có thể cất cánh từ những phi đạo ngắn, và điều đầu tiên cần đến là các phi cơ đang thử nghiệm phải được trang bị các đng cơ mạnh hơn để có thể đáp ứng đưọc các tiêu chuẩn được đặt ra trong những nhiệm vụ dự trù..
    Năm 1963, USAF Aeronautical Systems Division tại Căn cứ KQ Wright-Patterson, gần Dayton, Ohio đã ký hợp đồng với Công Ty Cessna để đặt mua 2 phi cơ mẫu YAT-37D để thử nghiệm và lượng định giá trị. Để có thể đáp ứng được thời gian đòi hỏi của KQHK là giao phi cơ trong 6 tháng, Công ty Cessna đã dùng 2 phi cơ đã được thử nghiệm tại Eglin năm 1962 để làm khung sườn cho các phi cơ mới, nhưng phải đáp ứng với đòi hỏi là trọng lượng phi cơ phải nâng lên đến 10, 500 lbs, cùng vận tốc và có khả năng cất cánh được tại các phi đạo ngắn. Do đó Cessna đã phải tìm cho ra một loại động cơ mới : vừa đủ nhỏ để lắp được vào phòng máy hiện có của các T-37 và vừa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu. Động cơ được chọn là General Electric J85-J2/5, cải biến từ đng cơ J85-GE5 mà KQHK đang dùng cho loại phi cơ phản lực huấn luyện mới T-38. Loại động cơ mới này có sức đẩy 2400 lbs và khung phòng chứa động cơ chỉ cần nới rng thêm một chút là vừa thích hợp.
    Chỉ trong vòng 6 tháng, cả 2 phi cơ được tái trang bị đng cơ mới, sườn phi cơ được tăng cường và cải thiện để phù hợp với nhu cầu trọng lượng do KQHK đòi hỏi là 10,500 lbs.
    Các thay đổi khác dành cho loại phi cơ mới này gồm :
    * Thiết kế thêm ba điểm và giàn đeo(pylon) mỗi bên cánh dành cho các loại võ khí khác nhau, thêm các bình xăng phụ loại 100 gallon, có thể phóng bỏ khi cần.
    * Đặt các phiến thép (dày 7/32 inch) dưới sàn phòng lái và phía sau ghế phi công để bảo vệ phòng chống đạn súng nhỏ (cỡ dưới .30) bắn từ dưới đất lên.
    * Bình xăng tự hàn kín có thể chịu được các sức công phá của đạn cỡ dưới .30.
    * Gắn thêm súng minigun General Electric GAU-2B/A 7 ly 62 (Gat ling) với 1500 viên đạn nơi mũi phi cơ
    * Gắn hệ thống nhắm Mk 20 Mod 4 trước mặt phi công.
    * Hệ thống chụp hình kèm theo súng (gun camera)
    * Thêm bình xăng phụ 95 gallon gắn nơi 2 đầu cánh.
    * Bánh phi cơ được thay đổi, lớn hơn..vỏ bánh cải thiện để có thể sử dụng tại các phi đạo thô sơ.
    * Gắn thêm các thiết bị điện tử để liên lạc, hành quân, nhận định mục tiêu.
    Tuy các phi công thử nghiệm của hãng Cessna có bay thử phi cơ một vài lần trong các giai đoạn cải biến để hoàn tất các thay đổi cần thiết nhưng chuyến bay thử thật sự của chiếc YAT-37D được thực hiện vào ngày 22 tháng 10 năm 1963 do phi công James Lesueur của hãng Cessna điều khiển. Các chuyến bay thử sau đó được tiếp tục tại Căn cứ KQ Edward, California do các phi công thử nghiệm của cả Cessna lẫn KQ HK cùng bay. Trong thời gian này, một phi cơ mẫu của hãng North America, chiếc YAT-28E COIN cũng được KQHK thẩm định, so sánh song song. Và loại YAT-37D đã được ?Tchấm?T là vượt tri hơn hẳn đối thủ YAT-28E. Tuy nhiên những thành công trong thử nghiệm vẫn chưa giúp phi cơ được đưa vào sản xuất thực sự và chiếc phi cơ mẫu sau đó được..tạm cho ?Tnghỉ hưu?T vào ngày14 tháng 12 năm 1964, và đem trưng bày tại Viện Bảo tàng KQHK ở Dayton, Idaho.
    Chưa đầy 2 năm sau, nhu cầu chiến trường VN khiến KQHK phải tìm một loại phi cơ để thay thế cho các Skyraiders tuy rất hữu dụng nhưng đã và đang vượt quá thời hạn cho phép sử dụng và không còn phi cơ mới để thay thế cho các tổn thất tại chiến trường và các giới chức KQHK đã nghĩ đến chiếc YAT-37D. Chiếc này được lấy khỏi Viện Bảo tàng và dùng làm chiếc phi cơ căn bản cho một loại phi cơ mới: YA-37A.
    Phi cơ được ?~tân trang?T, hoàn bị để có thể ?~bay?T lại được, đồng thời mỗi bên cánh được gắn thêm một giàn treo thứ 4. Trọng lượng của phi cơ tăng lên đến 12,000 lbs, cho phép mang lượng bom-đạn lên đến 4,855 llbs nếu chỉ 1 phi công điều khiển phi cơ.
    KQHK sau đó đã ký một hợp đồng đặt hãng Cessna chế tạo 39 chiếc AT-37D để dùng trong một chương trình thử nghiệm thực tế chiến trường tại Việt Nam, Chương trình này được đặt tên là Dự án ?~ Combat Dragon?T. Các phi cơ sau đó được đặt tên mới là A-37A. Công ty Cessna đã chuyển đổi 39 chiếc phi cơ T-37B mới được chế tạo thành các A-37A và sau đó các A-37A có thêm tên ?Tphụ?T là Dragonfly..
    KQHK đã quyết định giao cho Phi đi Không quân Cảm tử 604 (604th Air Commando Squadron) thực hiện chương trình thử nghiệm này.
    Đại tá Louis W. Weber làm việc trong Combat Analysis Division tại Căn cứ KQ Nellis, năm 1967 đã được KQHK giao trách nhiệm thiết lập một chương trình hoạt động cho cuộc thử nghiệm Combat Dragon.
    Đại tá Weber ghi lại như sau : (theo Air Commando của Philip Chinnery)
    ?~.. Tôi mất hơn 3 tuần lễ để soạn thảo kế hoạch và phối trí dự án để đưa Combat Dragon ra thực hiện. Do KQHK để cho tôi toàn quyền làm việc, nên tôi đã ghi thêm vào kế hoạch vài mục đặc biệt chưa từng có trong các chương trình trước đây. : một mục là cho sơn một nửa số phi cơ màu xanh da trời để so sánh xem số lần bị trúng đạn của địch quân giữa loại có màu sơn này với loại được sơn màu olive thường lệ. Chúng tôi cũng muốn chứng minh khả năng ứng phó của phi cơ khi địch quân gia tăng mức độ tấn công : phi cơ sẽ được bay trong các phi vụ cả ngày lẫn đêm rồi xem xét đến các yếu tố nhân sự như phi công, nhân viên bảo trì, cùng các yếu tố kỹ thuật liên hệ để tìm hiểu tất cả những yếu tố có thể giới hạn khả năng của phi cơ.
    Tất cả những A-37A này là từ các T-37A rút ra từ các kho tồn trữ phi cơ tại Căn cứ Davis-Monthan ở Arizona. Chúng tôi tiếp nhận chiếc phi cơ cải biến đầu tiên vào tháng 5-1967 tại Căn cứ England, Louisiana và Căn cứ này sẽ là nơi huấn luyện cho các Phi công để bay các phi cơ mới. Chúng tôi bay các A-37 mỗi ngày 6 lần, và mỗi phi cơ ngay sau khi được giao, liền được đưa ngay vào thời biểu sử dụng. Cho đến ngày chúng tôi được đưa sang Biên Hòa, chúng tôi đã bay thử đến trên 2000 phi suất dùng 9 trong số 24 chiếc phi cơ dự trù. Các phi cơ được tháo rời và được chở sang VN bằng các C-141 và sau đó được lắp ráp lại. Tất cả là 39 phi cơ được cải biến, đem sang VN 24 chiếc và 15 chiếc còn lại được giữa tại CC England để huấn luyện vả để dự bị thay thế nếu cần đến.
    Phi vụ hành quân đầu tiên của chúng tôi đưọc thực hiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1967 và tính cho đến ngày 30 tháng 9 chúng tôi đạ bay được 1,673 phi suất chiến đấu. Tính trung bình mỗi phi cơ được bay mỗi ngày 4 lần và trong 7 tháng hoạt đng đầu tiên chúng tôi bay gần 10 ngàn phi suất, thiệt mất vài phi cơ khi bay và khi..ở phi đạo nhưng tỷ lệ thiệt hại được xem là rất nhẹ. Phi cơ được đánh giá là đáp ứng tốt với nhu cầu đòi hỏi và sau đó loại A-37 B được đưa vào sản xuất.
    Ký hiệu vô tuyến được dùng là ?~Rap?T, một ký hiệu đọc đáo. Chúng tôi đã dùng ký hiệu ?~Dragon?T nhưng do những lý do chính trị nên được yêu cầu đổi một ký hiệu khác. Tôi chọn Rap là dùng tên của một người bạn : Rapely Y. McBurney..
    Khi chúng tôi định thử nghiệm về mức ?~cường độ gia tăng?T tấn công của địch quân tại Nam VN, chúng tôi nhận lãnh tất cả mọi phi vụ do Đệ Thất Không lực HK giao cho nhưng họ cạn hết mục tiêu đễ giao trước khi chúng tôi đạt đến mức hoạt động tối đa.
    Trong các phi vụ bay xa, chúng tôi thường chỉ bay bằng 1 động cơ : Chúng tôi bay nhanh để đạt cao độ, tắt bớt một động cơ. Phi cơ giữ cao độ và giảm cao độ dần dần để tiết kiệm nhiên liệu.
    Chúng tôi mang các loại bom 250, 500 và 750 lbs, rocket, CBUs và các loại bom đạn khác. Đại liên minigun 7.62 đã gây trở ngại do có yếu điểm
    Là khi bắn ở nhịp bắn 6000 viên/ phút gây ra khói bắn rất nhiều tạo ra hiện tượng ?~roll-back?T cho động cơ hoặc gây hư hại cho phòng chứa súng..?T
    Tài liệu chính thức của Quân sử Không Quân Hoa Kỳ (The USAF in SE Asia-The War in South VN-The Years of the Offensive 1965-1968) ghi lại là chỉ có 18 chiếc A-37A được đưa sang VN..
    ?~ Phi đoàn A-37, tên 604th Air Commando, bắt đầu cuc thử nghiệm vào ngày 15 tháng 8 năm 1967, bay mỗi ngày 12 phi suất yểm trợ b binh và oanh kích các mục tiêu tiếp vận của địch quân tại Nam VN. Đến 5 tháng 9, con số phi suất mỗi ngày lên đến 60. Vào cuối tháng 10, vài phi cơ được gửi đến Pleiku và bay các phi vụ tuần thám võ trang , không thám và tấn công đêm trong khu vực Tiger Hound. Cho đến giữa tháng 12, lúc chương trình thử nghiệm chấm dứt các phi cơ bay tổng cng được 4300 phi suất. Chỉ có 1 phi cơ bị mất, do tai nạn khi đáp..Phi đi A-37 sau đó được nhập vào 14th Air Commando Wing tại Nha Trang..?T
    Theo John Macartney, sỉ quan võ khí của 3rd TWF tại Biên Hòa vào 1968 thì các báo cáo tổn thất ghi nhận ?~ Các A-37 tương đối ít bị trúng đạn từ dưới đất bắn lên so với các F-100 (tuy bay nhanh hơn), có lẽ do A-37 nhỏ bé hơn?T và so với các T-37 thì các A-37 mạnh hơn rất nhiều..
    Và khi chương trình thử nghiệm chấm dứt, bản đúc kết của KQHK ghi nhận :
    Các A-37 có những ưu điểm :
    * Thực hiện được các phi vụ yểm trợ bộ binh cần thiết.
    * Thời gian ?~xoay vòng?T giữa các phi vụ rất ngắn.
    * Giá rẽ (khoảng 340 ngàn USD mt chiếc, giá năm 1967).
    * Phi cơ bền và dễ bảo trì, mt b vỏ bánh có thể dùng đến 200 lần đáp.
    * Thời gian huấn luyện cho Phi công có thể rút ngắn, chỉ cần 2 tuần sau khi phi công chuyển từ T-37 sang.
    * Ít bị trúng đạn địch quân nhờ hình dạng thanh tú của phi cơ
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 01:49 ngày 02/01/2009
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    H-34 rơi giữa Sài Gòn và đè bẹp .. Taxi!
    [​IMG]
    Hồi mới về PĐ tôi thường nghe kể dường như là Tr/U Bá hay Đ/U Ông Lợi Hồng hay vị nào đó mà tôi không nhớ tên?khi bay hành quân ngoài Vùng 2, máy bay lâm nạn tắt máy và vị đó đã làm forced landing, đã ??.thảy lỗ?o xuống một lỗ trống trên cánh rừng già! Phi hành đoàn an toàn và cánh quạt chỉ cách những cây cao xung quanh chừng 2 mét. Tôi thật khẩu phục tâm phục; một cái lỗ nhỏ thật là ??bót?. Như vậy đáp bình thường cũng đã căng rồi chứ nói gì đến làm autorotation đáp ép buộc xuống ngay chóc chỗ đó! Tôi xin giải thích thêm về chữ autorotation (tự động quay) mà dân trực thăng gọi tắt là Auto để quý huynh khác ngành biết rõ. Làm auto (tự động quay) là coi như máy đã tắt, máy bay là một khối sắt nặng thay vì rớt thẳng nhưng nhờ vào cánh quạt (rotor) vẫn còn quay cho nên nó nâng cho máy bay rớt xuống theo một góc độ lài 45 độ. Chính cái độ cao và giây phút quyết tử đó pilot phải lèo lái, điều khiển làm sao cho máy bay an vị trên mảnh đất trống, êm ái ngon lành thay vì lật chổng gọng, hoặc nằm ?trên ngọn cây! Cũng nói thêm trong tích tắc đó pilot vừa tìm chỗ đáp, vừa phải kiểm soát control cái cánh quạt đừng đểquay quá chậm thì máy bay rớt lẹ ,hoặc quá nhanh thì cánh quạt sẽ văng mất . Cả hai trường hợp đó thì máy bay đụng đất nghe một cái?ầm và phi hành đoàn chỉ còn là một đống thịt như? thịt bầm hamburger.!
    Dân Trực Thăng đi hành quân đến những chỗ ?? hot? thay vì tà tà đáp xuống như thuở thái bình, rất dễ làm bia cho các loại súng của VC, thì làm Auto, cúp ga cho động cơ vẫn còn nổ ở ra ?"len ?"ti để máy bay rớt xuống thật nhanh khi gần đến đất thì rồ ga lại (recovery) và đáp bình thường! Tóm lại đây là kiểu đáp tránh đạn, động cơ còn nổ và mình cũng yên chí lớn là sẽ đáp như thường thôi, nên nếu có lỡ bộ, hơi quá bãi đáp hoăc thiếu một chút chưa đến bãi đáp thì mình củng đáp được, chứ còn máy tắt thiệt như đã nói ở trên thì? căng lắm. Mọi thứ phải chính xác, không có chuyện xin lỗi làm lại, một là an toàn huy hoàng, hai là điêu tàn từ chết tới bị thương. Nhớ có lần chở mấy ông Dân Biểu về thăm lại đơn vị ứng cử ở Rạch Giá; có một ông nghe lõm bõm sao đó mà nói rằng mấy anh đừng làm Xe hơi ..Xe hơi (mấy ổng dịch chử Auto) gì đó nó lộn ruột quá!! Lúc ông Ánh còn làm PHI ĐOÀN TRƯỞNG, trong mỗi buổi họp hằng tuần thường hay nhắc nhở anh em trước khi về đáp nên dợt làm vài cái Auto cho nó quen!
    Từ lúc ra Hoa tiêu chánh mỗi lần trực đêm, chiều vào tôi thường quay máy và xách máy bay ra vùng Phú -Lâm để bay thử xem máy bay có ngon lành cho đêm trực không. Khoảng nửa giờ bay thử đó tôi củng tự dợt làm được ít cái AUTO hoặc những hôm đi bay tải thương về gần đến traffic của Tân Sơn Nhất tôi cũng xuống thấp cao độ bằng cách làm auto. Không ngờ những việc mình thích, mình khoái làm như vậy mà sau đó nó lại cứu mình.
    Tôi nhớ đâu cuối tháng 11 năm 1967, tôi nhận một phi vụ chở VIP, qua sân Cửu Long bên Thị Nghè chở Tư Lệnh Hải Quân ra VũngTàu họp. Phi hành đoàn gồm có tôi, Trưởng phi cơ, anh Nguyễn thanh Tùng (Tùng Lỏi), Hoa Tiêu Phó, anh Thạch (quên họ) là cơ phi. Lúc đó trên trực thăng H34 chưa có xạ thủ. Sáng hôm ấy trời trong, nắng nhẹ, khoảng 10 giờ sáng, tôi cất cánh ở Tân Sơn Nhất bay qua sân Cửu Long với cao độ 600 , 700 bộ(feet) đúng theo lộ trình và traffic của TSN. Đang bay ngon lành đến khoảng đường Hiền Vương gần đến rạp ciné Casino Đa Kao bỗng dưng máy bay nổ to và liên tục giống như bắn đại liên. Thân tàu rung giật mạnh, kim đồng hồ RPM nhảy lên xuống không ngừng, rồi động cơ tắt hẳn, máy bay rớt. Nhìn xuống bên phải tôi thấy nhà lầu cao san- sát, ý tưởng lóe ngay trong đầu là chắc phen nầy mình vào nằm ở bịnh viện Grall rồi vì bị phỏng (xin nói thêm thời đó pilot bị nạn là đem về Grall, chứ không có đưa qua bệnh viện Cộng Hòa như sau nầy )tôi chỉ kịp la lên:
    - Tìm chỗ đáp!
    Anh TÙNG chỉ làm dấu bằng 2 bàn tay quẹo trái, tôi quẹo 90 độ qua trái ngay, và thấy ngay trước mặt là con đường, tôi nhắm ngay con đường đó làm auto xuống, khi gần đến đất tôi flare lại (kéo cần lái cho máy bay đứng lại) thấy cánh quạt cuốn dây điện và điện thoại 2 bên đường; máy bay chạm đất và một càng bánh phía phải đè trên đầu máy xe taxi, có lẽ vì vậy mà vô-lăng đập vào ngực làm bác tài xế bị thương và thiệt mạng sau đó trong bịnh viện. Máy bay nằm trên đường Lê văn Duyệt ( Gia Định) và dưới dốc Cầu Bông, cách trại hòm Tobia cở 100 mét .. Sau khi tắt điện xăng xong tôi và anhTùng leo xuống khỏi phi cơ và nhờ một chiếc xe jeep của Cảnh Sát chở đến Tiểu Khu Gia Định, mượn điện thoại gọi về Phi Đoàn. Gặp sĩ quan trực PĐ là anh Minh (con) hay anh Thảo tôi quên mất:
    -Tao báo cho mầy biết, tao bị rớt trên đường Lê văn Duyệt (Gia Định) tại dốc cầu Bông! Phi hành đoàn vô sự!
    Tôi nghe đầu dây bên kia la lên :
    - Ê, thằng D?nó rớt rồi tụi bây ơi!
    Chúng tôi lên xe Jeep trở lại phi cơ và lấy túi xách helmet, cở 15 phút sau, chiếc trực thăng rescue ở nhà đáp xuống sân vận đông trường Nữ Trung học Lê vVn Duyệt cách đó khoảng 400 mét, bốc chúng tôi về.
    Sĩ quan an phi làm việc: điều tra xem có bay đúng lộ trình không? Và có phải máy bay bị hư thật sự không? Phi hành đoàn qua trung tâm giám định y khoa để check sức khoẻ xem đầu cổ có bị va chạm gì không? Và bác sĩ không quên hỏi và check xem đêm qua có uống rượu không?
    Kết quả mọi chuyện êm xuôi, Phi hành đoàn không phạm lỗi gì cả, mà về sau biết được lỗi là do thằng ?starter, mấy cục than bên trong để dẫn điện tự nhiên nó sút ra vì vậy có xăng mà lửa tự dưng mất, nên mới ngộp xăng mà phát ra tiếng nổ. Nghe nói trên đài Phát thanh Saigon và Quân đội có loan tin về việc máy bay bị nạn và có nói trước khi rớt Phi công đã bình tĩnh bắn súng chỉ thiên để dân chúng tránh xa? À! Cái nầy đúng là ?ocủa người phúc ta?.
    Cám ơn ông anh, bà chị phóng viên đài phát thanh nói tốt cho! Vì nghe tiếng nổ mà suy luận như vậy thôi, nghe cũng hợp lý quá đi chớ! Sự thật thì sự việc xảy ra quá nhanh đến độ chưa kịp ?sợ nữa, chớ có huởn đâu mà nghĩ hay làm chuyện gì khác; cũng may nếu gặp anh phóng viên báo trang kịch trường dám cho tôi xuống 6 câu vọng cổ, rồi máy bay mới chịu rớt lắm!
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 02/01/2009
  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    ...và sự cố kẹt tay ga trên không!
    Sau tai nạn được nghỉ ngơi cho tỉnh táo, rồi trở lại ngày ngày đi bay bổng như thường. Cở hơn nửa tháng sau có chuyện xảy ra mà hể nhớ lại là ớn xương sống, sáng hôm nọ có anh trực rescue nên đi quay máy (warm up) sớm, máy nổ bình thường và đến khi cánh quạt bắt đầu quay, bỗng dưng có một cánh quạt bị sút ốc hay sao mà xụ xuống 90 độ. Đó là chiếc mà tôi mới bay về đáp tối ngày hôm trước.! Đúng là số còn lớn, nếu hôm trước mà phi vụ đó chỉ dài hơn 3,4 phút là Bà ?hú rồi! Không có ai và tài thánh cũng không đở nổi. Lổi kỹ thuật và lỗi của pilot làm chết nhiều hơn đạn thù!
    Bẳng đi vài tháng sau cở tháng 4 /1968, một buỗi xế chiều ngày thứ bảy chúng tôi đi tải thương ở Bến Tranh (tỉnh Long An ) chiếc leader là anh Đặng Kim Quy; còn chiếc số 2 do tôi lái, anh Nguyễn Ngọc Nhuận làm co- pilot cho tôi, cơ phi và y tá cho ở nhà thay vào đó là anh Thúy, pilot trong PĐ đi theo quá giang, xuống Mỹ Tho để sau đó về thăm nhà ở BếnTre.
    Chiếc của tôi đang quần ở trên chờ anh Quy bốc thương binh lên xong là tôi sẽ đưa Thúy đi Mỹ Tho. Anh Nhuận đang lái bỗng phát hiện:
    - Tại sao tay ga cứng ngắt vầy nè!
    Tôi chụp cần lái và vặn ga thử; kim RPM của rotor và của engine dính chặt nhau không nhúc nhích; đè cần throttle xuống thì máy bay có xuống, giảm cao độ, nhưng kim RPM lại từ từ tăng lên, laị phải kéo cần throttle lên để giảm RPM nằm ở mức cho phép, thì máy bay lại tăng cao độ! Tôi và anh Nhuận hoảng quá. Trời Đất ơi, cái kiểu như vầy thì làm sao mà xuống . Chúng tôi báo cho chiếc leader biết tình trạng và viết giấy cho anh Thúy ngồi ở dưới biết (vì anh không đội helmet) và không quên nhắc anh ấy thắt giây an toàn (safety harness, không biết sẽ ra sao!
    Trên đường trở về TSN với cao độ đang ở 1500 feet, tôi và anh Nhuận thay nhau bay ráng từ từ xuống thấp định về tới Phú Lâm cở 500 feet như lệ thường, nhưng cứ đè cần tay ga xuống cho cao độ giảm thì RPM tăng, mà kéo cần ga lên để giảm RPM thì cao độ lại tăng, cứ thế mà khi về gần đến TSN thì máy bay lên đến 4000 feet. Chúng tôi sợ quá, cứ hỏi lẫn nhau, như vầy thì làm sao mà xuống! Cá nhân tôi, kỳ trước rớt ở cầu Bông, Lê văn Duyệt, nó xẩy ra quá nhanh, chưa kịp sợ, còn lần nầy trong vòng 15 phút không kiểm soát được máy bay như ý nên phải nói là tôi kinh hoàng mới đúng! Mà trường hợp này từ trước đến nay chưa từng nghe ai nói đến bao giờ nên chúng tôi quá hoang mang! Tôi lâm râm khấn vái; cầu xinTrời Phật, Ông, Bà về đây cứu con?cú nầy! Ngày xưa Ngủ Tử Tư thời Chiến quốc thức trắng đêm vì lo sợ và mưu tính vượt qua cửa ải nên sáng ra đầu bạc trắng! Còn tôi nỗi sợ càng ngày càng tăng trong vòng mười mấy phút chắc cũng trắng bạc đầu!
    Về đến đầu phi đạo 25, hướng hãng dệt Vinatexco (?) thì máy bay tôi lên đến 5, 6 ngàn bộ rồi. Làm sao bây giờ? Tôi bàn với anh Nhuận:
    -Cứ cái kiểu nầy một chút nữa hết xăng thì cũng rớt, hay là mình cúp xăng tắt máy cho nó rớt, tao sẽ làm auto xuống!
    Nhưng cả hai cứ phân vân bàn cãi không biết khi cúp xăng tắt máy, thì kim RPM của engine nó sẽ rớt về zero là đương nhiên rồi, nhưng nó có split (tách ra) khỏi kim rotor không hay nó lại lôi theo kim của cánh quạt về zero, nếu cánh quạt đứng lại, thì máy bay chỉ là một khối sắt rớt tự do! Nhuận còn chần chừ. Tôi tiếp :
    -Tao lái, mầy cúp tắt máy, nếu thấy 2 kim tách ra là OK, còn không thì mầy đẩy cần mixture trả lại ngay cho máy nổ lạ, rồi mình tính tiếp, tìm cách khác?
    Dù gì thì chúng tôi cũng phải lấy quyết định nầy. Tôi báo cho anh leader, Đặng Kim Quy biết tôi sẽ tắt máy và làm forced landing xuống phi đạo và nhờ anh liên lac với đài Air traffic control, để clear mấy máy bay khác, cũng như kêu xe chửa lửa và cứu thương sẵn sàng cho emergency landing, vì cái radio của chiếc nầy ..cà giựt quá, nói và nghe cứ rột rẹt và đứt đoạn dù xài cả hai tần số UHF và VHF, tôi chỉ liên lac với anh Quy qua tần số FM. Ít phút sau anh Quy cho biết tất cả đã sẵn sàng ? Trực thăng với cao độ gần 6000 bộ cảm thấy nó lỏng lẻo, và lạnh quá! Anh Nhuận từ từ kéo cần mixture, từ full về vị trí midle và dừng lại ở đó, và chỉ cần kéo từ middle về off tắt máy, Nhuận chầm chậm kéo thêm một chút nữa ? căng thẳng quá, tôi có cảm giác như mình cầm con dao nhọn từ từ đâm vào cổ mình vậy. Bổng nhiên, ?oẦm -Ầm ?o 2 tiếng nổ như cà- nông bắn! Máy bay giật mạnh và đầu quay ngang gần 90 độ vì Nhuận đã kéo cần mixture về Off và đẩy lại liền, tiếng nổ đầu là máy tắt, và tiếng nổ thứ nhì là máy nổ trở lại. Nhìn thấy hai cây kim RPM tách ra,tôi mừng quá .!
    -OK, nó split rồi, mầy cúp luôn đi!
    Lần nầy đã biết và chuẩn bị đạp pedal nên Nhuận cúp máy chỉ nghe tiếng nổ chứ máy bay không bị quay đầu nữa! Phẻ quá! Hết chết rồi Tôi mừng quá và tin chắc như vậy. Máy bay bắt đầu rớt nhanh, tay lái nặng vì không có thuỷ- điều (hydraulic) vận hành; nhưng không sao, tôi điều khiển máy bay như ý, tôi vừa xuống vừa quẹo một vòng 360 độ, vẫn còn cao tôi làm một vòng 360 độ nữa, bị Nhuận la không chịu lo vô phi đạo đi cứ quẹo ở ngoài hoài, rủi nó rớt ở ngoài vòng đai phi trường thì sao. Tôi bảo :
    -Mầy an tâm, yên chí lớn đi!
    Xuống gần, thấy runway rộng rãi, dài thênh thang, bằng phẳng quá!. Tôi cho touch down ở đầu phi đạo một cách nhẹ nhàng êm ái. Và máy bay chỉ lăn bánh cở 5 mét. Xe chửa lửa và cứu thương cũng chớp đèn chạy ra đến nơi, phi hành đoàn an toàn lên xe pick up của phi đạo chở vào, tôi quên hỏi Thuý (sau làm sĩ quan ALO, hơn 1năm sau cũng đi theo trực thăng bị nạn rớt chết) coi teo bu -gi cở nào, mà lo ?oca?với Nhuận:
    - Ê ,mầy có đồng ý là tao làm cái auto touch down vừa rồi quá đẹp không?
    Nhuận cũng phải cười và công nhận. Sau nầy tôi được Phi Dũng bội tinh cánh chim vàng vì người và tàu đáp an toàn trong vụ nầy. Cũng xin ? nổ? thêm là cở gần tháng sau, tôi bay chung với Hảo Caribou, hắn nói:
    -Tôi nghe đám cơ phi xì xầm với nhau, là đi bay chung với ông chỉ khi nào bị bắn cháy trên trời thì chịu thôi, chớ tắt máy cũng không sợ chết . Để xem có phải là chó ngáp phải ruồi không? Đâu hôm nay về đáp ông thử làm một cái auto touch down luôn trên taxiway xem sao!
    Tôi thầm nghĩ..chuyện nhỏ! Cơm sườn! Lấy ăn! Tôi còn thêm:
    - À! Để tao thử coi, nhưng mà chạm đất phải cho êm, ngay đầu taxiway và máy bay chỉ lăn bánh vài mét thôi, chớ chạy ào ào như fixed wing thì ?rẻ tiền! OK?
    May mắn, tôi làm đúng như lời nói, lúc đó chắc tôi ?ohỉnh mủi ?o lắm vì thấy Hảo cười cười có vẻ tâm phục!
    Sự thật văn ôn, võ luyện mà! Vì tôi thích và thường dợt hoài mỗi khi bay về hoặc thử máy cho phiên trực đêm. Tôi nhớ đến chuyện của anh thợ săn và anh bán dầu; anh thợ săn tay cầm con chim se -sẽ tí xíu bị mũi tên ghim trên đầu, hiu hiu tự đắc đi vào chợ, anh bán dầu thấy vậy nói có khó khăn gì, và anh biểu diễn rót dầu xuyên qua lỗ đồng xu để trên miệng chai, mà đồng xu không bị dính một giọt dầu nào! Trăm hay không bằng tay quen mà, chứ tôi cũng chẳng tài cán gì! Thật tình là vậy! Tóm lại, chắc là năm vận tháng hạn hay sao mà chỉ trong vòng 6,7 tháng thôi ,mà tôi gặp mấy cú điến hồn !!...............
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 18:53 ngày 02/01/2009
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    PHI Cặ PHỏÂN LỏằC OANH TỏC B-57 trên Chiỏn trặỏằng Viỏằ?t Nam
    [​IMG]
    Chiỏn trặỏằng Viỏằ?t Nam 'ặỏằÊc xem là nặĂi thỏằư nghiỏằ?m lẵ tặỏằYng cho nhiỏằu loỏĂi phi cặĂ cỏằĐa Mỏằạ. Phi công và phi cặĂ 'ặỏằÊc thỏằư ngay trên mỏằTt trỏưn chiỏn thỏằc sỏằ. Phi cặĂ phỏÊn lỏằc oanh tỏĂc B-57 câng nỏm trong trặỏằng hỏằÊp này.. Đỏằ'i vỏằ>i Không quÂn Viỏằ?t Nam CỏằTng Hòa, B-57 còn có thêm mỏằTt giĂ trỏằi 'ỏằi cĂc tin tỏằâc do OV-1 Mohawk cỏằĐa LỏằƠc quÂn chỏằƠp 'ặỏằÊc nên 'Ê có nhỏằng công viỏằ?c phỏÊi lỏưp lỏĂi nhiỏằu lỏĐn..
    Chơ sau vài nfm sỏằư dỏằƠng, Không quÂn HK 'Ê bỏt 'ỏĐu tiỏn trơnh phỏ thỏÊi cĂc B-57B, cĂc phi 'oàn sỏằư dỏằƠng phi cặĂ câng 'ặỏằÊc cho ..vỏằ hặu. Cho 'ỏn 1959, ĐặĂn vỏằng William C. Westmoreland, phỏằƠ tĂ cỏằĐa Tặỏằ>ng Harkins 'Ê 'ặa ra 'ỏằ nghỏằng Jacob ỏá Smart, ngặỏằi kỏ nhiỏằ?m Tặỏằ>ng Oõ?TDonnell ngày 1 thĂng 8, 1963 trong chỏằâc vỏằƠ Tặ lỏằ?nh Không Lỏằc HK tỏĂi ThĂi Bơnh DặặĂng 'Ê lỏưp luỏưn là 'iỏằu khoỏÊn trong Hiỏằ?p 'ỏằi quyỏt 'ỏằi hỏĂn trong cĂc phi vỏằƠ không thĂm không và trang nhặng sau 'ó cĂc cuỏằTc tỏƠn công cỏằĐa VC vào Biên Hòa 'Ê dỏôn 'ỏn cĂc phi vỏằƠ thỏằc sỏằ chiỏn 'ỏƠu cỏằĐa B-57 : Ngày 1 thĂng 11 nfm 1964, VC 'Ê dạng súng cỏằ'i 'ỏằf phĂo kưch vào Phi trặỏằng Biên Hòa, 4 quÂn nhÂn HK tỏằư trỏưn và 72 ngặỏằi khĂc bỏằi cĂc F-100, 'Ê tỏƠn công cĂc vỏằc Long.
    Ngày 11 thĂng 5 nfm 1965, 2500 quÂn CS 'Ê mỏằY cuỏằTc tỏƠn công vào Thỏằng Bỏc. MỏằƠc tiêu cỏằĐa CQ là chiỏm 'óng Thỏằng dỏôn bỏằYi cĂc tiỏằn sĂt viên dặỏằ>i 'ỏƠt và cĂc quan sĂt viên bay trên phi cặĂ Bird Dog. CĂc B-57 'Ê liên tỏằƠc thỏÊ bom napalm và cĂc loỏĂi bom khĂc, phỏằ'i hỏằÊp vỏằ>i cĂc A-1 cỏằĐa KQ VNCH. CQ bỏằi truyỏằn thông chú ẵ vơ không có nhỏằng 'ỏãc 'iỏằfm 'Ăng kỏằf: phi cặĂ chỏằ? thỏằc hiỏằ?n cĂc phi xuỏƠt thỏÊ bom, yỏằfm trỏằÊ cĂc 'ặĂn vỏằi 2 'ặĂn vỏằc 'ó 'Ê bỏằn và mặa giông liên tỏằƠc trong cĂc ngày liỏằn sau 'ó 'Ê hỏĐu nhặ dỏưp tỏt cĂc 'Ăm chĂy do bom gÂy ra.
    Lỏằc lặỏằÊng B-57 tỏĂi Biên Hòa VN vào thĂng 4 nfm 1965 'ặỏằÊc ghi nhỏưn là 19 chiỏc, trong 'ó có 16 B-57B và 3 chiỏc RB-57 (không rỏằ loỏĂi nào).
    Ngày ChỏằĐ nhỏưt, 16 thĂng 5 nfm 1965, tỏĂi Biên Hòa 'Ê xỏây ra mỏằTt tai nỏĂn thỏÊm khỏằ'c, 'ặỏằÊc mô tỏÊ là mỏằTt tai nỏĂn tỏằ? hỏĂi nhỏƠt trong quÂn sỏằư Hoa Kỏằ kỏằf tỏằô sau trỏưn Pearl Harbor. MỏằTt sỏằ' B-57B 'Ê cỏƠt cĂnh trong mỏằTt phi vỏằƠ Bỏc phỏĂt. 11 chiỏc còn lỏĂi 'ang sỏp hàng trên phi 'ỏĂo 'ỏằf chỏằ cỏƠt cĂnh, trong khi chiỏc B-57 do ĐỏĂi sy Charles Fox 'ang khỏằYi 'ỏằTng, cĂnh quỏĂt cỏằĐa tuỏằ'c bin khỏằYi 'ỏằTng bỏằi cĂnh (trong phi vỏằƠ này phi cặĂ mang 9 quỏÊ bom 500 lbs trong bỏằƠng và 'eo 4 quỏÊ 750 lbs dặỏằ>i cĂnh) gÂy bom nỏằ., và tỏĂo ra mỏằTt chuỏằ-i nỏằ. dÂy chuyỏằn và chĂy lan rỏằTng phĂ hỏằĐy 10 chiỏc B-57, 11 chiỏc A-1H Skyraiders cỏằĐa KQ VNCH và 1 chiỏc F-8 Crusader (cỏằĐa HỏÊi quÂn HK). Tai nỏĂn gÂy tỏằư thặặĂng cho 26 quÂn nhÂn HK trong 'ó có Đ/U Fox và cĂc thành viên cỏằĐa phi tuỏĐn õ?~Jadeõ?T và mỏằTt sỏằ' 105 ngặỏằi khĂc bỏằi quyỏằn 'iỏằu 'ỏằTng hành quÂn cạa Không Đoàn Chiỏn 'ỏƠu Chiỏn Thuỏưt 6252 (Không 'oàn này sau 'ó 'ỏằ.i thành KĐ CT 35 = 35 TFW ). CĂc B-57B tiỏp tỏằƠc bay trên không phỏưn Bỏc Viỏằ?t cho 'ỏn khi 'ặỏằÊc quyỏt 'ỏằi sỏằ 'iỏằu 'ỏằTng chung vỏằ>i cĂc phi 'oàn oanh tỏĂc F-100.
    ThĂng Giêng nfm1968, Phi 'oàn 8 trỏằY thành phi 'oàn chưnh tỏĂi Phan Rang khi Phi 'oàn 13 bỏằi tơnh trỏĂng này KQ HK 'Ê cho thỏằc hiỏằ?n cĂc phi vỏằƠ oanh kưch 'êm vào cĂc cuỏằTc di chuyỏằfn cỏằĐa CQ. Tỏằô thĂng 6 nfm 1967, ToĂn Nghiên cỏằâu ỏằâng dỏằƠng chiỏn 'ỏƠu sỏằ' 1 (1st Combat Applications Group) tỏĂi Hurlburt 'Ê cạng vỏằ>i Công ty Westinghouse hỏằÊp 'ỏằ"ng tơm cĂch phĂt triỏằfn mỏằTt hỏằ? thỏằ'ng TV hoỏĂt 'ỏằTng trong 'iỏằu kiỏằ?n ưt Ănh sĂng (low-light level TV= LLLTV ) 'ỏằf sỏằư dỏằƠng tỏĂi VN. Và 3 chiỏc B-57 tỏĂi Phan Rang 'Ê 'ặỏằÊc trang bỏằi Ănh sĂng cỏằĐa trfng lặỏằĂi liỏằm (1/4), nhặng cĂc kỏt quỏÊ khỏÊ quan 'Ê 'ặa 'ỏn viỏằ?c rút 16 phi cặĂ B-57B khỏÊ dỏằƠng cuỏằ'i cạng còn 'ang hoỏĂt 'ỏằTng, gỏằưi vỏằ cặĂ xặỏằYng cỏằĐa hÊng Martin tỏĂi Baltimore 'ỏằf chuyỏằfn thành cĂc B-57G õ?~Night Intrudersõ?T
    CĂc B-57G cỏằĐa ChặặĂng trơnh Tropic Moon III mang 3 hỏằ? thỏằ'ng cỏÊm nhỏưn (sensors): radar tiỏằn tiêu, hỏằ"ng ngoỏĂi và LLLTV kăm theo mỏằTt thiỏt bỏằi loỏĂi bom õ?~tinh khônõ?T mỏằ>i: cĂc quỏÊ bom loỏĂi 500 lbs này 'ặỏằÊc hặỏằ>ng dỏôn bỏng tia laser do mĂy nhỏm gỏn trên phi cặĂ và bom sỏẵ bay 'Ănh trúng mỏằƠc tiêu do mĂy nhỏm ghi nhỏưn. Phi 'oàn Oanh tỏĂc Chiỏn thuỏưt sỏằ' 13 'ặỏằÊc tĂi hoỏĂt và 'ặỏằÊc trang bỏằi chặặĂng trơnh rút quÂn cỏằĐa HK, cĂc B-57G 'Ê rỏằi ThĂi Lan 'ỏằf trỏằY vỏằ HK vào thĂng 4 nfm 1972. CĂc B-57G này sau 'ó 'ặỏằÊc giao cho ĐặĂn vỏằ< KQ Vỏằ? Binh Quỏằ'c Gia Kansas, sỏằư dỏằƠng cho 'ỏn 1974, và sau 'ó phỏ thỏÊi..
    Không lỏằc Hoàng Gia sc và TÂn TÂy Lan câng sỏằư dỏằƠng mỏằTt sỏằ' B-57 Canberra B.20 (do Anh chỏ tỏĂo) 'ỏằ. yỏằfm trỏằÊ cho cĂc 'ặĂn vỏằ< bỏằT binh tham chiỏn tỏĂi Nam VN. CĂc B-57 này có mâi làm bỏng kplexiglass.
    [​IMG]
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 02/01/2009
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Trong trang đó có mấy cái hình xem cũng được, sao bác không cọp qua đây luôn?
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    hhehehe...cóp hình không được vì bị phai-uôn bác ợ! miễn đúng chủ đề thì thôi phải không bác dienthai? nhà em cũng máu bay lượn lắm, đọc mê mải kỹ thuật bay và chuyện không chiến, bất kể vi-náp hay vi-bí-bô . Họ cũng là những người lính cả thôi. Dân trong nghề bay thì quan tâm kỹ thuật và kinh nghiệm bay bổng thôi bác ạ, những thứ khác để Lịch sử xét...hehehe, mà nhà em trước khi posted cũng kiểm duyệt bai-mai-seo cũng nhìu lắm!
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 19:58 ngày 29/12/2008
  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Minh họa cho bác hình của "Đời phi công trực thăng" nè:
    [​IMG]
    ... bác mà không tự kiểm duyệt thì có mà cả hội vào đây ném đá quá, he he.

Chia sẻ trang này