1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Háp-bi-niu-dia! Chúc mừng năm mới bằng một bài sưu tầm nóng hổi về không lực trong CTVN. Lần này là về "giặc lái Cờ-bốn-bãi"
    [​IMG]

    Tôi đã không chiến với MIG 19
    ....Căm-bốt
    Nghe thì rất vô lý, nhưng đây là 1 câu chuyện ?okhông? chiến, thật sự đã xảy ra.
    ?o?.Nếu Mig 19 lên, các anh hảy quẹo gắt về huớng South East, xong lấy ?ocấp? 90 về hướng Việtnam, khoảng 5 phút kể như an toàn, 4 chiếc F5 của Biên Hòa sẽ cover các bạn?.?
    trời! quý ông Quân báo có biết trên trời kia năm phút là bao xa không, quý vị cứ như là đi xi nê ma Mini-Rex với em bé Saigon không bằng?
    Lúc này tôi đã có nhiều ?okinh nghiệm? trong đời copilot C-47, không như ngày nào mới về trình diện phi đoàn, trong 1 chuyến bay đầu đời của 1 ?opilot a gère? nôm na gọi là phi công thời chiến, thiệt ra hôm đó tôi được goi là ?othe third pilot? hay co pilot của co-pilot, tức là xác định hành quân để được solo đi bay ?. copilot, hôm đó sau những phút đổ mồ hôi, mà thật sự, chui vào chiếc C47 phơi cả ngày ngoài parking, nóng kinh hồn, chưa gì, phi bào đã ướt đẩm phần trên, đứng sau lưng T/u Từ Phước Nam, tôi thấy sao hắn ung dung thế? Nghe, nói, trả lời, đá qua, đá lại với, Phong Đăng, với đài kiểm sóat cứ như ?ođể?, trong khi tôi, với chiếc headset củ kỹ, ngoài tiếng rè rè của static, tôi chẵng nghe được bất cứ mẫu đối thoại nào, Mỹ cũng như Việt!! nản quá, tôi than ?o mày đừng lo, khoảng chừng vài ngày là mầy quen, nó nói tầm bậy, tầm bạ gì trên tần số mày cũng nghe được ráo!!?; tôi cảm thấy yên tâm hơn, xin cảm ơn người đàn anh về trước tôi ?vài tháng.
    Bây giờ sau gần 2 năm copilot với PD 716, sống dưới ách độc tài ?ođiểm danh? của Tr/T Tuấn, một PDT rất nghiêm khắc, rất kỷ luật, với sự chỉ dạy tận tình cũa T/T Trí, một hoa tiêu kỳ cựu và cũng là pilot riêng cho T/T Thiệu,
    Gọi là vận tải, nhưng Phi Đòan 716 của chúng tôi lúc đó không giống 1 phi đoàn vận tải nào, ngoài RC 47, EC 47, Phi đoàn còn có mấy ông già L20 U6A trắc giác, thả truyền đơn, phi vụ C47 của chúng tôi thường là không ảnh, và thám thính bờ biển, không phải vậy mà gọi là chán vì thám sát bờ biển, chúng tôi đôi khi cao hứng rửa chân, và đã không ít lần khiến mấy ông đánh cá, quăng lưới xong, nghe tiếng phi cơ lớn dần và càng khủn khiếp khi vừa nhìn lên tthấy chiếc máy bay chần dần nhắm ngay mình, thể là tự động nhảy ùm xuống chiếc lưới chính mình vừa quăng, những cuộc vui đùa tàn nhẫn này đã khiến chúng tôi sống qua những nhọc nhằn trong ngày,?.không ảnh, chúng tôi hay đáp xuống khi thì Duơng Đông mua ?.nước mắm, lúc lại về Cà mau, chỉ cần bay 1 vòng thật thấp trên Tiểu Khu là khi đáp đã có sẳn xe của Tiểu khu trưởng ra đón, đi ra chợ Cà mau, mua ?.rùa, giao cho anh cận vệ, khỏang vài tiếng sau về đến nhà riêng của ?oông? khu trưởng là bàn nhậu đã linh đình, rắn, rùa, cua đinh gì đủ cả, ông TPC của chúng tôi D/U Lập là 1 tay nhậu ngoại hạng đã thủ sẳn 1 cặp VSOP, thế là khi về đến TSN, mấy ông Saigon Tower la ỏm tỏi vì chiếc C47 cứ cà tưng trên runway bảy, tám lần mới chịu yên phận touch down, ngoằn nghèo như rắn lang thang về parking, những giây phút ?otưng bừng? bớt dần, tỷ lệ nghịch theo cường độ của cuộc chiến, càng ngày phòng 7 TTMacnf đòi hỏi phi vụ nhiều hơn vùng trách nhiệm xa hơn, càng gần hơn biên giới của ông hoàng Norodom, lúc này khoảng cuối 1969, Cambodia là một nước thù nghịch, là thiên đường, là khu an toàn cho VC sau khi tấn công những căn cứ của chúng ta,
    Phi vụ hôm nay phi vụ của chúng tôi phải vào sâu trong đất ?ođịch? chụp hình khoảng 100 dặm vuông, có nghĩa phải đi 10 vòng ?orăng lược?, chính xác hơn, bạn cứ tưởng tượng chúng tôi như những con trâu đi cày, 1 thữa ruộng 1 mẫu chẳng hạn, cứ thẳng trục Nam Bắc, xong quay đầu lại, trục Bắc Nam?., chưa kể 1 vòng quẹo 180 độ, mất đúng 2 phút! người Điều hành Viên bắt chúng tôi phải chính xác đến độ không thể chính xác hơn được, như thế hình mới rõ, phóng to sẽ không bị mờ, TPC của tôi hôm đó là Đ/u Nghi, bình thường người rất vui nhộn, hôm nay ông im như bị ?đau răng, ngậm tăm, chăm chú nhìn phi cụ, tôi ghế phải, thỉnh thoang nhìn ngoài trời, dáo dác kiếm Mig!, bên tai vừa nghe intercom, vừa monitor với Paris(code đài không lưu Tân Sơn Nhất), thỉnh thoảng tiếng của các pilots F5 liên lạc nhau, hình như tiếng của lead nhắc mấy wing, coi chừng Mig lên, coi chừng xăng?., thiệt hết biết, mấy ông F5 này bay nhanh, bay cao, bay xa, súng ống, hỏa tiển, canon lung tung vậy mà không dám qua, cứ lần quần ?obên bờ biên giới? hù đàn em C47, vừa chậm lại vừa to như cái building, võ khí thì ngoài mấy cái máy chụp hình, chúng tôi mỗi người chỉ có 1 ?okhẩu súng lục, dzới sáu dziên bì?; lâu lâu lại nghe tiếng, hình như quan tư Trị móm chưởi thề, ?omẹ, mấy thằng xe đò này làm ăn gì lâu dử vậy ? quan ba Nghi, từ lúc ?ovượt biên? vẫn lầm lì không nói 1 tiếng, mà cả phi hành đoàn, ngoài tiếng correction đều đặn của D/u Nhàn, DHV tất cả đều im lặng tần số?gần đến leg cuối, tiếng D/u Nhàn ..khỏe rồi nha, sắp hết sợ rồi nha..
    Bổng nhiên tiếng Paris hốt hỏang: Mig lên, Mig lên .. đang muốn xón ra quần lại nghe tiếng mấy ông F5, giọng rất bình tỉnh, bình tỉnh đến như thản nhiên: số 3, số 4 hướng 270 diving to 20 ngàn bộ, release bình xăng phụ?.
    Vận tãi chúng tôi, cứ nhiều hơn 20 độ đã là steep turns, hôm ấy hình như sau tiếng ?oMig? ông D/u TPC của tôi chơi luôn gần 60 độ diving bank, và đồng hồ air speed chúng tôi chỉ ngoài vạch đỏ?. 225 knots, trong khi vân tốc bình thường của C47 hình như 115 knots, chắc lúc đó mặt tôi xanh lại, Mig đâu chưa thấy, sút cánh là rồi đời!, cánh C47 gắn vào thân chỉ có 4 con ốc mong manh thôi ông ơi! tôi cứ lẩm bẩm khấn thầm mà cũng chẳng biết là mình khấn ai?.sau khi an toàn về đến parking tôi nói nhỏ với cơ trưởng làm ơn coi lại mấy con ốc.
    Có lẽ đó là trận ?ođụng độ khốc liệt? và duy nhất giữa VNAF C47 và Cambodia Mig 19
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 17:31 ngày 02/01/2009
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo kỷ niệm ngày này năm ấy là "giặc lái xi-núc gãy cánh lưng trời" đêm Tết dương lịch".
    [​IMG]
    PHI VỤ TỐNG LỆ CHÂN
    - Nguyễn Văn Ba -


    "Tống Lệ Chân", mới nghe qua, như tên người con gái Trung Hoa, có nhan sắc đẹp tuyệt vời, tài danh nổi bật, được ghi trong sử sách lưu truyền cho hậu thế!
    Tôi không biết mỹ danh đó có từ lúc nào, xuất xứ từ đâu? Nhưng nó đã chiếm một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong mùa Hè đỏ lửa 1972.
    Nhiều sư đoàn chánh quy Bắc Việt được yểm trợ bởi chiến xa và đại pháo hạng nặng, ồ ạt tiến sang từ biên giới Campuchia và Hạ Lào, theo đường mòn Hồ Chí Minh đặt áp lực nặng nề cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Sàigòn.

    Tống Lệ Chân là một địa danh, hay đúng hơn là một ngọn đồi chiến luợc, khoảng hơn năm dặm về hướng Tây Nam của thành phố An Lộc.Ngọn đồi này nhờ nằm ở một địa thế cao, được trấn giữ bởi một tiểu đoàn Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa rất tinh nhuệ, nên nó chính là tai và mắt, không những cho thành phố An Lộc mà ngay cho chính thủ đô Sàigòn, vì nó kiểm soát được sự vận chuyển của bộ đội Bắc Việt và cơ giới chiến tranh, về hướng Tây Bắc Sàigòn, đưa quân vào Bình Dương, Lái Thiêu và Biên Hòa, nơi đặt Bộ Tư lệnh Vùng III Chiến Thuật. Vì lý do chiến thuật và toàn bộ chiến lược như vậy, nên ngọn đồi Tống Lệ Chân là cây gai nhọn nhức nhối trong nách, VC phải nhổ nó đi bằng mọi giá.
    Từ một ngọn đồi hiền lành, xung quanh bao bọc bởi rừng xanh bát ngát, dưới chân đồi một con suối uốn khúc quanh co, tô đậm nét như một bức tranh thủy mạc. Nếu không có trận chiến vừa qua, cũng chẳng có ai cần biết nó, như Ben Hét, Đức Cơ, Dakpek, Dakto..v..v...
    Những địa danh thật xa lạ với mọi người dân thị thành, nhưng bỗng chốc, nó trở thành những danh xưng được nhắc nhở thường xuyên qua những trận đánh hãi hùng, khiếp đảm, hàng ngày trên báo chí, đài phát thanh, màn ảnh truyền hình, đã làm chấn động thế giới.

    Vào khoảng mùa Hè năm 1972, chiến trận ở vùng III Chiến Thuật càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
    Tiền đồn Tống Lệ Chân được tủ thủ bởi khoảng một tiểu đoàn Biệt Động Quân, đã bị cô lập nhiều tuần bởi cả trung đoàn chính quy Bắc Việt, đang rình rập sát dưới chân đồi, trực thăng tải thương và tiếp tế bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 và súng phòng không đe dọa trầm trọng, không thể đáp được trong ban ngày, phi cơ vận tải C-130 thả dù thực phẩm, thuốc men, phần lớn đều bị gió đưa ra ngoài, vào vùng kiểm soát của địch.
    ********* thường xuyên pháo kích, đại pháo cày nát gần trọc hết ngọn đồi, những chiến sĩ Mũ Nâu Việt Nam Cộng Hòa, núp trong những giao thông hào, sâu trong lòng đất như những con rắn độc, đã đốn ngã những đợt tấn công của *********. Trung tá Ngôn, Chỉ huy Trưởng tiến đồn kêu gọi Không Quân cho trực thăng đưa quân vào tăng viện và chuyển bớt thương binh về bệnh viện để ông rảnh tay chiến đấu. Lệnh từ Tổng Tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đưa xuống Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 3 Không Quân, yêu cầu cho trực thăng Chinook CH-47 - Phi đoàn 237 - thi hành phi vụ cảm tử này.
    Lôi Thanh I, Phi đoàn Trưởng, Phi đoàn 237 nhận đưọc mật lệnh, ông cho mở một cuộc họp kín, với sự có mặt đầy đủ một số anh em phi hành đã có nhiều kinh nghiệm chiến trận, để chọn người tình nguyện. Sau khi Lôi Thanh I tuyên bố lý do và cho biết mật lệnh, không khí trong phòng họp lúc đó trở nên cực kỳ im lặng, nặng nề và khó thở, không ai có một lời thêm bớt hay bình luận gì cả.
    Tôi nhìn tất cả các anh em hoa tiêu và anh em hạ sĩ quan phi hành lòng chùng xuống, mắt mờ đi, tâm não hoàn toàn như tê dại, tự nhủ thầm:
    - Người ta sắp bắt chúng tôi làm vật tế thần.

    Thật ra tất cả anh em chúng tôi không phải là những người sợ chết hay muốn tránh né những phi vụ hiểm nguy, nhưng cái bực tức không nói lên được lúc đó là cấp chỉ huy đã không hiểu khả năng kỹ thuật cơ giới của một chiếc Chinook, hay vì sợ trách nhiệm nên xử dụng chúng tôi một cách sai lầm?... Cũng không thể dựa vào các yếu tố chiến tranh chính trị hay tâm lý chiến thuật nào khác để bào chữa cho phi vụ, vì nó có thể thực hiện được bằng trực thăng loại nhỏ UH-1, chở mỗi lần mười quân nhân va chọn thời gian đáp trong năm lần khác nhau. Loại trực thăng UH-1 được chế tạo dùng trong chiến thuật đạt yếu tố bất ngờ trong lòng địch, như chiến thuật "Diều Hâu", nó có khả năng xoay trở rất nhanh nhẹn, chỉ cần một thời gian, trong khảng năm giây đồng hồ, là có thể đổ được quân và đem được thương binh lên dễ dàng, ta có thể ước đoán tông số thời gian kể như nguy hiểm nhất, từ lúc vào bãi đáp cho đến khi rời khỏi vị trí một cách tương đối an toàn, chỉ tốn vào khoảng hai mươi giây đồng hồ là tối đa. So với một chiếc Chinook CH-47, thật to lớn kềnh càng, chở năm chục binh sĩ, khi hạ cánh với một tốc độ rất chậm, vào một tiền đồn trên đồi, không chỗ ẩn núp, diện tích bãi đáp không lớn hơn khuôn viên một căn nhà, xung quanh triền đồi toàn là quân chính quy Bắc Việt, núp dưới giao thông hào chằng chịt, với những đại liên phòng không tối tân của Nga Sô và Tiệp Khắc, hỏa tiễn SA-7, súng cối 82 ly, và đại pháo 122 ly, đã lấy tọa độ bãi đáp chính xác.
    Tôi giả sử binh lính ********* có ngủ gục hết cả , tính theo thời gian nhanh nhất, khi tàu giảm tốc độ vào cận tiến để chuẩn bị đáp an toàn cho năm mươi quân nhân chạy ra phía cửa sau đuôi và chờ khiên thương binh đưa vào, xong xuôi cất cánh, ra tới vị trí tương đối an toàn, ít ra cũng phải mất hết khoảng hai trăm giây đồng hồ. Nếu ta thử so sánh thời gian nguy hiểm trên vùng với chiếc phản lực cơ F-5, khi chúi xuống thả bom, xong kéo lên rời vị trí, chỉ trong tích tắc vài giây đồng hồ mà đôi khi còn bị bắn hạ bởi SA-7 hay đạn phòng không một cách dễ dàng, còn chiếc Chinook, to lớn gấp hai, ba lần, xoay trở rất chậm chạp, hai bên hông tàu mang cả chục ngàn lít xăng JP-4, chỉ cần một phát súng nhỏ, nhạy lửa là nó trở thành một cây đuốc khổng lồ, soi đường cho thần chết, không những thiêu mạng phi hành đoàn mà nó còn đốt cháy năm mươi quân nhân ngồi phía sau nữa.
    Trong phạm vi bài này, tôi không có ý gián tiếp chỉ trích cá nhân bất cứ một cấp chỉ huy thừa hành nào cả, vì tôi biết lệnh từ trên tối cao đưa xuống, tôi chỉ đưa ra những dẫn chứng sai lầm về sự xử dụng kỹ thuật tác chiến cơ giới. Nhưng quân đội, lệnh là phải thi hành, nếu may mắn còn sống sót không tật nguyền hoặc sứt tay, gãy gọng là điều đáng mừng, phước đức ông bà để lại.

    Một phút im lặng nghẹt thở trôi qua, như dò xét sự phản ứng của tất cả đoàn viên phi hành. Lôi Thanh I cho biết rằng đây là lệnh của thượng cấp đưa xuống, nếu không có người tình nguyện ông sẽ chỉ định người để thi hành phi vụ tối quan trọng này. Thời gian chậm chạp như muốn ngừng lại, tôi lên tiếng hỏi để biết nhiệm vụ chính của phi vụ dùng vào công việc gì?... Mặc dù tôi là Trưởng phòng Hành quân của phi đoàn lúc đó, nhưng ông ta cũng từ chối, cốt ý để bảo toàn bí mật cho bãi đáp. Khi Lôi Thanh I vừa dứt lời, tôi nhận thấy đại úy Lê Văn Cầu, phi đội trưởng Phi đội 1 ngồi bên ghế trái của tôi, đưa tay lên xin tình nguyện, tiếp theo là Đại úy Huỳnh Bá Hùng, phi đội trưởng Phi đội 2 cũng đưa tay tình nguyện. Bây giờ cần một cơ phi, xạ thủ và áp tải. Thượng sĩ Nguyễn Văn Tranh, Trung sĩ Nguyễn Văn Hoàng cũng đưa tay tình nguyện, tôi nhớ cũng còn nhiều anh em sĩ quan và hạ sĩ quan khác nữa cũng xin tình nguyện, nhưng sau cùng chỉ chọn được phi hành đoàn có đầy đủ khả năng như sau: Trưởng phi cơ cho phi vụ Đại úy Cầu, hoa tiêu phụ Đại úy Hùng, cơ phi Tượng sĩ Tranh, xạ thủ Trung sĩ Hoàng và áp tải viên tôi rất tiếc là không còn nhớ rõ tên anh.
    Phiên họp kết thúc vào khoảng bốn giờ chiều, để bảo toàn bí mật phi vụ, lệnh phi đoàn cấm trại 100% cho tới khi nào công tác thi hành xong. Tôi đưa các anh em trong phi hành đoàn tình nguyện vào khu quán ăn của cư xá hạ sĩ quan trong căn cứ Không Quân để dùng cơm chiều.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 00:31 ngày 02/01/2009
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bảy giờ chiều ngày 26-12-1972, phi cơ được lệnh cất cánh từ phi trường Biên Hòa, liên lạc với C&C qua tần số vô tuyến FM, để đáp vào An Lộc nghe thuyết trình và nhận lệnh từ đơn vị bạn.
    Trời cuối tháng vào mùa lễ Noel nên có vẻ tối sớm hơn thường lệ, những tia nắng hanh vàng đã bắt đầu nhạt dần, ở phía bên kia đầu phi đạo, sân bay đã vắng người qua lại, chỉ còn mình tôi lẻ loi đang ngồi đây để tiễn đưa anh em.
    Trong trận thế chiến vừa qua, phi đội Thần Phong cảm tử của Nhật Hoàng trước khi cất cánh ra trận, được vinh dự đứng trước hàng quân uống cạn ly rượu "Sakê" hâm nóng, trao tặng từ một tướng lãnh cao cấp để rồi bay vào tử địa. Còn các anh bây giờ được ai tiễn, ai đưa? Hàng quân vinh dự nào đứng dàn chào để tiễn biệt các anh? Tôi biết các anh cũng chẳng cần những thứ rườm rà, màu mè đó, hy sinh tình nguyện chấp nhận phi vụ, đáp vào một nơi được gọi là "địa ngục trần gian".
    Phi cơ đã mất hút, chìm vào bóng hoàng hôn về hướng Tây Bắc chân trời. Tôi lặng lẽ lái xe trở về phòng Hành quân Phi đoàn để theo dõi tin tức phi vụ, lòng lâm râm khấn vái cầu nguyện cho các anh đi được bình an...

    Trách nhiệm phi vụ các anh chia đều cho nhau, Đại úy Cầu chỉ huy toàn diện, cũng như lo phần bay và điều khiển các cơ phận phi cơ. Đại úy Hùng lo phần vô tuyến, truyền tin liên lạc với C&C và đơn vị bạn, cũng như kiểm soát bản đồ, hướng bay và tọa độ hành quân, các anh em cơ phi, xạ thủ và áp tải giữ an ninh phía trong tàu và đồng thời kiểm soát, báo cáo các vị trí phòng không, SA-7 của ********* từ dưới bắn lên, để phi cơ tránh né cùng lúc xử dụng hỏa lực tối đa của hai khẩu đại liên, gắn hai bên thân tàu để làm áp lực địch.
    Kim đồng hồ chỉ hơn tám giờ tối, phi cơ đã đến vùng chỉ định, bên ngoài chỉ còn lại là một màu đen, xung quanh là rừng núi âm u của đêm sau ngày Chúa Giáng sinh. Thành phố An Lộc hoàn toàn như một bóng ma trong đêm, không còn một ngọn đèn đường nào đứng vững hay được cháy sáng để ghi nhận là vị trí của một khu phố. Ngọn đồi Tống Lệ Chân cách đó không xa lắm nghe tiếng phi cơ bèn chớp đèn hiệu, không liên lạc được với C&C hai anh cứ ngỡ đó là thành phố An Lộc, nên cho phi cơ bay thẳng vào hướng có ánh đèn hiệu. Một phút sau, những tia chớp sáng không ngừng của đại liên phòng không từ dưới đất bắn lên như pháo bông ngày Tết, các anh mới nhận ra là đang bay hơi chệch về hướng Tống Lệ Chân. Đại úy Cầu bình tĩnh kéo nhanh cần lái về phía phải cho con tàu lướt nhanh ra khỏi tầm hỏa lực địch, cũng trong lúc đó Thượng sĩ Tranh báo cáo nhìn thấy đèn hiệu về hướng một giờ cách đó không xa lắm. Sau khi quan sát thật kỹ và liên lạc được với quân bạn, Đại úy Hùng OK, đưa ngón tay cái lên trời đồng ý cho Đại úy Cầu chuẩn bị cho phi cơ đáp xuống phía Nam của An Lộc.
    Sau khi kiểm soát lại phi cơ, mọi sự đều an toàn, anh em phi hành đoàn được đưa vào bộ chỉ huy hành quân tiền phương để nghe thuyết trình phi vụ. Sĩ quan tình báo cho biết quân chính quy Bắc Việt được trang bị với đại liên phòng không đủ loại đang ẩn núp dưới các hầm hố xung quanh chân đồi, tin cũng cho biết thêm là chúng cũng có thể đã được trang bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 để chống lại các loại phi cơ chiến đấu của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhiệm vụ chính của phi vụ là chở năm chục lính Biệt Động Quân để tăng viện và thay thế những người ở quá lâu trong đó, đồng thời rước về một số thương binh, Phi vụ rất giản dị có thế thôi, nếu ở một vị trí nào khác thì công việc không có gì quan trọng hay đáng nói cả.
    Giờ hẹn tại bãi đáp là đúng 12 giờ khuya. Trung tá Ngôn, Tiểu đoàn Trưởng Biệt Động Quân phải chuẩn bị sẵn sàng tại bãi đáp, đèn hiệu phải đặt dưới hầm trú ẩn để ********* khỏi nhìn thấy.

    Phi hành đoàn họp nhau để bàn về kỹ thuật đáp và phân chia công việc cho mọi người. Tàu sẽ chở năm chục quân nhân với trang bị vũ khí đầy đủ, là một việc khó khăn cho hoa tiêu điều khiển phi cơ để tránh né đạn phòng không vì quá nặng nề, không xoay sở nhanh chóng được. Nếu bay sát ngọn cây với tốc độ thật nhanh, đột ngột từ phía chân đồi nhảy lên thẳng bãi đáp quá nhỏ, xung quanh là ụ súng của tiền đồn, thì là một chuyện không thể thực hiện được nhất là về ban đêm như tối hôm nay, chỉ có loại phi cơ nhỏ một cánh quạt như UH-1 hay H-34 là có thể thực hiện được lối bay nguy hiểm tránh phòng không này; như vậy chỉ còn lại một giải pháp cuối cùng là kỹ thuật đáp 360 độ. Cầu và Hùng đều đồng ý với lối bay này tuy nó rất là nguy hiểm, vì sẽ làm mồi cho súng phòng không, nhưng còn có cơ hội sống sót nhiều hơn là kỹ thuật bay "nhảy bổ" vào lúc ban đêm.
    Đúng 11 giờ 45 khuya, trời bên ngoài tối om như mực, năm mươi quân nhân Biệt Động đã ngồi yên lặng trong lòng tàu. Đại úy Cầu cho quay máy chuẩn bị cất cánh, âm thanh phản lực của hai động cơ gắn phía sau hòa lẫn với tiếng cánh quạt quay đều trong gió, nghe như tiếng rống phẩn nộ của rừng xanh vang lên trong đêm khuya tĩnh mịch, Đại úy Hùng kiểm soát lại các tần số liên lạc với C&C và các danh hiệu đơn vị lần cuối, Thượng sĩ Tranh báo cáo cho Trưởng phi cơ tình trạng tàu tốt sẵn sàng cất cánh.
    Hơn 11 giờ 50, C&C cho lệnh cất cánh lấy cao độ khoảng hai ngàn bộ, trực chỉ hướng Tây Nam vào thẳng Tống Lệ Chân. Đại úy Cầu ra lệnh cho Trung sĩ Hoàng lên đạn hai khẩu đại liên để sẵn sàng tác xạ. Đèn Navigation bên ngoài phi cơ đã tắt, chiếc phi cơ hiên ngang như một dũng tướng ngày xưa đơn thương độc mã tiến vào trận địa.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 02/01/2009
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Đại úy Hùng chỉ về phía trước mặt đèn báo hiệu bãi đáp đã nhấp nháy dưới hầm, tiền đồn Tống Lệ Chân gần kề trước mặt.
    - OK! "Pitch down"!
    Toàn thân phi cơ như hụp xuống khỏi mặt nước, xoay tròn thật gắt 360 độ về phía trái như muốn vỡ tung, hết sức khó chịu vì sức rơi lúc đáp quá nhanh từ trên cao độ.
    "Rầm... Rầm...!!!" Nhiều khối lửa to lớn đang chớp nhoáng phía dưới, bãi đáp đang bị pháo kích. Địa ngục trần gian bắt đầu cơn bão lửa! Đạn phòng không dưới chân đồi đã tập trung giăng chằng chịt cả màn đêm, những viên đạn đỏ tươi như màu máu vọt lên đan vào nhau thành những tia sáng như hình rẻ quạt quét cả trọn vùng trời, nhắm về hướng phi cơ đang lơ lửng xoay tròn giữa không gian; vì trời quá tối nên nhiều trái sáng được địch quân bắn lên để cho dễ dàng nhận diện phi cơ.
    Dưới sức sáng nhân tạo của các trái hỏa châu, con tàu thật lẻ loi đơn độc không thể dấu mình trong màn đêm được nữa, đã gánh chịu hàng trăm viên đạn ghim vào thân xác như một con đại bàng bị tên trúng vào tử huyệt.
    Đại úy Hùng không còn liên lạc qua tần số vô tuyến với C&C được nữa, cơ phận phát điện bị trúng đạn phát hỏa, hệ thống thủy điều bị bể ống hoàn toàn ngưng hoạt động, cần lái bị "locked" chặt cứng không còn điều khiển được. Đại úy Cầu như tê dại nhìn thẳng phía trước, dùng hết sức còn lại với phản ứng tự nhiên của mình, cố điều khiển để cho con tàu rơi từ trên cao hơn 30 bộ xuống bãi đáp. Thân phi cơ chạm mạnh trên đất nhảy dựng trở lên, uốn mình như con khủng long hung hăng dãy chết, những cánh quạt phía trước chặt mạnh vào ụ súng của tiền đồn tan nát văng từng mảnh vụn. Lửa khói đã cuồn cuộn cháy ở phía sau đuôi, đạn súng cối, hỏa tiễn địch quân liên tiếp pháo vào, những chuỗi dài nối tiếp nhau chớp sáng của tạc đạn nổ long trời, cát bụi tung bay mù mịt cả bốn bề.
    [​IMG]
    Con tàu sau vài giây đồng hồ mới chịu đứng yên, chấp nhận ngày cuối cùng của đời mãnh long trên ngọn đồi xa lạ này. Lửa đã cháy dữ dội hơn, một số Biệt Động Quân còn sống sót chạy tràn ngập ra phía trước phòng lái, tìm cách thoát ra ngoài. Đại úy Cầu cảm thấy đau đớn nhức nhối ở gót chân mặt nhưng vì sự sống còn, anh cố gắng lết ra từ phía bên trái cửa sổ phi cơ. Bên ghế phải Đại úy Hùng đang bị buộc chặt vì dây an toàn bị gãy chốt, ghì chặc anh vào thành ghế với áo giáp, súng đạn mang lỉnh kỉnh bên hông, lại bị lính Biệt Động Quân chen lấn thoát thân đè chặt anh xuống ghế, lửa đã cháy sát bên lưng, sức nóng hừng hực của cả ngàn lít dầu JP-4 táp vào mặt, anh cảm thấy gần như tuyệt vọng, trong lúc đó một anh lính Biệt Động sau cùng vừa trèo lên để chui ra thì bị một mảnh đạn pháo kích trúng vào đầu bị thương ngã người lại phía sau, tay anh lính níu chặt lấy chiếc gối nệm phía sau lưng Đại úy Hùng để khỏi ngã quỵ xuống sàn tàu, chiếc gối sút ra văng xuống theo tay anh lính. Nhờ cơ hội may mắn hiếm hoi này Đại úy Hùng lòn mình thoát ra được từ phía lỗ trống trên nóc phòng lái. Trung sĩ Hoàng nhờ Trời, Phật che chở nên chui ra ngoài được an toàn trước khi phi cơ phát nổ.
    Tất cả những anh em thoát chết đều cố gắng bò nhanh xuống hầm trú ẩn gần đó, đạn pháo vẫn tiếp tục rú lên trong gió gây ra những âm thanh thật kỳ dị nghe như tiếng ma tru, quỷ rống rợn cả người. Lửa cháy phi cơ soi sáng cả góc trời.
    [​IMG]
    Trung tá Ngôn cho Biệt Động Quân ra khiêng Đại úy Cầu vào băng bó, kiểm điểm quân số phi hành đoàn không thấy Thượng sĩ Tranh, mọi người nghĩ rằng anh đã chết. Sáng hôm sau mọi việc tương đối yên lặng, anh em lần mò bò ra phi cơ để lấy xác vì có rất nhiều quân nhân Biệt Động đã bị súng phòng không bắn chết trong lúc đáp, cũng như bị thương chạy ra ngoài không được bị chết cháy trong tàu. Phi hành đoàn nhận diện được dấu tích của Thượng sĩ Tranh mặc dầu đã bị cháy tan biến, nhưng thẻ bài kim loại và súng đạn anh mang theo, cho biết rằng anh đang đứng gần cửa phía sau thân tàu, có thể anh bị đạn phòng không chết trước khi đáp. Đại úy Hùng thu nhận cẩn thận tất cả thân xác còn lại của anh chờ ngày mang về để mai táng.
    Khoảng ba ngày sau, phi hành đoàn được báo là sẽ có một phi hành đoàn UH-1 vào rước về, mọi người thức suốt đêm chờ đợi sau cùng được báo là phi vụ cứu cấp bị lộ nên bải bỏ, không thể nào rước các anh ra được. Những giờ phút ở đây thật dài vô tận, những giấc ngủ chập chờn, tử thần luôn luôn rình rập, ranh giới giữa sự sống và chết gần như lẫn lộn không giới tuyến rõ rệt.
    Vào khoảng chín giờ tối của đêm thứ năm, Trung tá Ngôn cho phi hành đoàn biết lệnh mật từ Bộ chỉ huy Hành quân Không Quân là sẽ có người vào rước anh em trong giờ giao thừa của đầu năm Dương lịch. Mọi trách nhiệm và kế hoạch di tản được chuẩn bị đầy đủ. Trung sĩ Hoàng sẽ cõng Đại úy Cầu bị thương chân không đi được, Đại úy Hùng sẽ ôm xác Thượng sĩ Tranh cố gắng chạy nhanh ra tàu.

    Bây giờ là 23 giờ 55 đêm 31-12-1972, chỉ còn năm phút nữa là một năm mới sẽ ra đời. Trong những giây phút thiêng liêng này ở các quốc gia khác, người ta đang hạnh phúc sung sướng bên những ly sâm-banh sùi bọt, những lời chúc an lành, những nụ hôn ấm cúng, những dạ hội, những vũ điệu, những bài ca gần như bất tận trong đêm nay. Còn tại nơi đây, nơi một quốc gia nhỏ bé, một tiền đồn heo hút nằm giữa rừng hoang vắng. Tiếng động cơ trực thăng đã bắt đầu nghe rõ từ hướng Đông Bắc, như một thiên thần từ trời cao đang ngang nhiên tiến vào chiến tuyến giữa đêm trừ tịch để cứu người lâm nạn. Đạn lửa phòng không nổ ròn như pháo Tết, hỏa tiễn ì ầm rơi vào bãi đáp.
    Đạn pháo kích vẫn tiếp tục rơi tới tấp, những cái chớp nhoáng, lập lòe gây ra một thứ ánh sáng cực kỳ man rợ. Trung sĩ Hoàng hết sức khó khăn vất vã mới đưa được Đại úy Cầu lên tàu. Đại úy Hùng nhất quyết ôm chặt tro xác của Thượng sĩ Tranh lần mò chạy theo sau. Phi hành đoàn đã lên tàu đầy đủ. Trung úy Bằng đưa ngón tay lên trời ra dấu cho trưởng phi cơ Trung úy Phát sẵn sàng cất cánh. Như một con chiến mã thật hiên ngang nhảy vọt lên không trung, chỉ trong tích tắc sau đó đã lặng lẽ biến mình trong màn đêm dày đặc

    Xin giã biệt Tống Lệ Chân. Qua tần số radio của đài phát thanh Sàigòn, chuông kiểng nhà thờ đã rộn rã khua lên từng hồi để chào đón một năm mới vừa ra đời.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 02:04 ngày 02/01/2009
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Đúng ra tên gọi của nó bây giờ là Tống Lê Chân.
    Tên của nó là Tonlé Chàm (như hồ Tonlé Sap, Tonlé nghĩa là sông), sau NDDiệm Việt hóa tên nó lại.
    Bây giờ nó thành trại giam Tống Lê Chân, Bộ Công An
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Chan chứ không phải Chàm.
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 20:22 ngày 01/01/2009
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn hình ảnh minh hoạ của bác OV10 cho câu chuyện thêm sinh động. Chúc các bác Happy New Year!
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    NHO MAI NHUNG PHI VU [Kỷ Niệm Đời Phi Công-
    Cùng với đà phát triển của QLVNCH nói chung và KQVN nói riêng, Sư Đòan I KQ được thành lập; Liên Đòan 51 Tác Chiến đổi thành Không Đòan 51 Chiến Thuật bao gồm 7 phi đòan trực thăng[PĐ213,219,233,239,253, PĐ257 tải thương và PĐ247 Chinook]
    Đại Tá Đ.V.Phước khi ấy còn Th/Tá, mới nhận chức vụ KĐT-KĐ51 CT. Vào dịp Tết, Ông muốn qua vùng 2 thăm Biệt Đội 219 đang biệt phái ở vùng Dakto-Kontum. Tôi tháp tùng ông, phi cơ chỉ có hai người không mang theo cơ phi,xạ thủ.
    Niên Trưởng tuy giỏi về H-34 nhưng ít bay UH-I . Sau khi quay máy xong tôi để NT bay. Vừa hồi hộp để ý các phi cụ tôi quên ngó bên ngoài. Lúc cất cánh[17S] chút xíu nữa hai thày trò bị chiếc L19, đang quẹo ngược chiều vào đường bay 35N,đâm thẳng tới head on ,may mắn né kịp. Thời ấy ĐNG/ Air Control mới được chuyển giao cho VN và bắt đầu cho dùng Việt ngữ ; có lẽ vì vậy mà có sự quờ quạng cho phi cơ đáp hai chiều. Ông hú hồn chửi thề: "ĐàNẵng đài , đâyT/Tá Phước- KĐT/51 CT. " " Đ.M...,có thằng L19 nào ẩu qúa,chút xíu nữa nó đụng tao rồi."
    Vào tới Quảng Ngãi tôi đổi tay lái, đáp đổ xăng xong, cất cánh. Vô tới quận Nghĩa Hành gần Mộ Đức tôi chọn phi trình ngắn nhất qua Minh Long, Batơ, Gia Vực .Giữ cao độ thấp sát mặt rừng ,băng núi lấy hướng West trực chỉ Dakto. Tôi không để lộ vẻ lo lắng gì trên nét mặt, mặc dù đây là lần đầu tiên tôi qua vùng II, nên Ông cũng yên trí phó mặc cho tôi.
    Khi ngang qua vùng thung lũng phân ranh giữa hai quân khu [I&II] [ hình như đó là vùng thung lũng nối liền với An Laõ/Hiếu Nhơn/Bình Định ] con tàu bất ngờ chơi vơi giữa không trung mênh mông. Từ độ cao 4,5 ngàn bộ nhìn xuống thung lũng sâu thẳm ; từng đoàn Motolova khá dài đang di chuyển theo hướng Nam Bắc, từ trái qua phải . Hoảng hốt, hai thày trò cắm mũi tối đa cho mau qua bờ núi bên kia để tránh né , nhưng con tàu bé bỏng cứ đứng yên như hover tại chỗ . Rất may ,có lẽ vì muốn giữ bí mật nên ho làm ngơ không gởi phòng không lên "hỏi thăm sức khỏe" . Chúng tôi cấp tốc liên lạc Panama báo cáo ;có lẽ ít nhất cũng phải đợi vài tuần sau mới có khu trục lên thì địch quân đã qua tới Lào hay về tới Hànội rồi. Hồi đó tự điển quân sự chưa có những từ ngữ gọi là "real time" như bây giờ , các phản ứng đều mất đi gía trị thơì gian tính.
    Ngang qua hết rặng Trường Sơn thì vào lãnh thổ vùng II [Kontum]. Rừng gìa cây thấp lưa thưa , đồi đất một màu đỏ chói trọc lóc. Vẫn giữ tầm bay ngang ngọn cây ; từng đàn voi hốt hoảng chạy tán loạn vì tiếng động cơ và cánh quạt dồn dập như săn đuổi.
    Buổi chiều trở về bằng đường bay cũ , thung lũng đã lên đèn như con rắn lửa ngoằn ngoèo trong đêm tối. Về tới ĐàNẵng thì Trời đã khuya mà sinh hoạt vẫn nhộn nhịp. Sau này hay có pháo kích , phi trường mới có lệnh giới nghiêm lúc 12.00 giờ đêm.
    Những năm sau tôi không có dịp bay với Ông , nhưng một lần T/Tá Tôn T. Khánh [TP-An Phi-KĐ] liên lạc xuống phi đòan nhờ tôi kiếm cho Ông một tàu [ good ]để Ông bay. Tôi qua hangar trước mặt PĐ lấy một chiếc, quay máy xong sửa soạn Hover qua sân KĐ cho Ông tôi mới phát giác tàu trống rỗng , kỹ thuật chưa gắn một phi cụ nào hết. May mà phát giác kịp không thì sẽ bị Niên Trưởng cho nghe tiếng "miền Nam..." mệt nghỉ.
    Nghĩ lại những năm đầu thanh bình , bay vào vùng núi thật là thú vị. Thung lũng phì nhiêu, hoa lá xanh tươi. Mỗi vùng, mỗi miền có nét vẻ đẹp riêng, của thiên nhiên ban cho.
    Sau này vô tới núi là phải cảnh giác đề phòng. Phòng địch và phòng không!
    Tỉnh Quảng Ngãi có rất nhiều quận trong vùng núi và thung lũng như: Trà Bồng,Khâm Đức, Hà Thanh, Minh Long, Batơ, Gia Vực. Vùng nào cũng núi non trùng điệp, cao vời vợi.
    Có lần trực thăng Mỹ làm rớt khẩu đại bác 155 ly ở Trà Bồng, chúng tôi bay tìm mấy ngày không thấy. Núi cao rừng rậm biết mô mà mò? Ngày xưa hình như chiếc C-47 của anh Đỗ Thọ , tuỳ viên TT.Diệm cũng rớt mất tích trong vùng Trà Bồng năm 64, sau đảo chánh.
    Phi Vụ Cuối Cùng vào lại núi Tròn tải thương [Biệt Đội Chu Lai tháng 3-75]. Tiền đồn trong cơn hấp hối , ba mặt bị địch bao vây. Quân bạn báo cáo "địch quân đã điều chỉnh tọa độ bãi đáp". Đặng H.Hào & Đào V.Tưa [gunships] escort . Từ quận Sơn Tịnh ba chiếc xà sát mặt đường, ngang tầm những hàng chuối đang mùa trổ bông ,theo con lộ dẫn vào Hà Thanh. Xóm làng im lìm vắng vẻ ; âm thanh vang dội, hùng hổ xông vào trận địa. Cơ phi xạ thủ trong thế sẵn sàng nhả đạn. Có Lê T.Đại mới thế cho Tr/u Luật ,ngồi bên phải. Phía sau,Đặng Cường bá cáo "mấy thằng du kích hốt hoảng ôm súng chạy trốn!". Từ sườn núi múc lên bằng cyclic , lẹ làng vừa giảm tốc độ vừa lấy lại cao độ . Con tàu khựng lại trong thế sẵn sàng rồi nhẹ nhàng hạ cánh giữa khỏang trống bên cạnh những túp lều xiêu vẹo vì sức ép của cánh quạt. Hai gunships [Hào và Tưa] nhào lộn quanh mặt núi phía Tây để uy hiếp những ổ pháo đang sẵn sàng nhả đạn vào bãi đáp ; bảo vệ cho đến lúc cất cánh.
    Không ngờ Phi Vụ Cuối Cùng kết thúc đời HQ của tôi cũng tại nơi tôi đã bay phi vụ HQ đầu tiên năm xưa [tháng 8-70] với anh Võ T.Hảo trong một phi vụ đổ quân bên cạnh con suối khô cằn lổm chổm sỏi đá bắt nhánh vào sông Trà Khúc Quảng Ngãi. Từ núi Tròn nhìn xuống hướng Tây Nam độ 5 miles ngay khúc quẹo vào Hà Thanh. Mỗi lần có dịp bay qua tôi đều nhớ lại. Lần ấy tôi còn khờ khạo chưa biết phân biệt tiếng đạn AK bắn tới và M60 của mình bắn đi. Mỗi lần nghe tiếng súng xạ thủ bắn đi làm tôi giật mình, tim đập hoảng sợ!
    Ba quận Minh Long, Batơ, Gia Vực khuất sâu trong miền núi phía Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi. Sau này đường vào trắc trở phi vụ cũng ít. Mỗi quận có đơn vị BĐQ Biên Phòng bảo vệ an ninh. Trên ngọn núi phía Nam ngó xuống quận Batơ có tiền đồn BĐQ do T/tá Dư chỉ huy. Mỗi lần tiếp tế súng đạn thì ít,nhưng rượu thuốc thì nhiều. Đời lính tiền đồn ,niềm vui bay bổng trong khói thuốc và men rượu.
    Trong trận Batơ bị bao vây, phi hành đoàn Tr/u Hoàng.V.Vũ & Toản [PĐ 239] tử nạn. Vài ngày sau phi vụ của Vũ & Toản , Không Đoàn cho mấy phi đoàn phối hợp đổ quân giải toả Batơ . Tôi lead hợp đoàn 213 dẫn đầu ,Trần V. Hòa, Ng.V. Huyền... bay kế sau. Chỉ có Trần T.Sơn bá cáo bị "chip detector" nên cho nghỉ nằm chờ ở phi trường Đức Phổ. Tr/tá Nguyễn A.Toàn[239] và Tướng Trần V.Nhựt [TL/SĐ2BB] bay C/C. Quận lỵ Batơ nằm trong vùng thung lũng, bốn bề núi rừng bao bọc. Tỉnh lộ duy nhất từ quận Nghĩa Hành vào nối liền 3 quận Minh Long, Batơ , Gia vực với nhau. Khi bị bao vây, địch đã khôn ngoan chiếm giữ các cao điểm hai bên lối vào từ Nghĩa Hành, cắt đứt cả đường tiếp viện lẫn đường rút lui ; chỉ còn trực thăng là phương tiện duy nhất có thể giải cứu Batơ. Dựa theo tình hình lúc đó , tôi chọn đường bay mới từ Đức Phổ cất cánh, vòng xuống phía Nam ngang qua tiền đồn BDQ của T/tá Dư.
    [​IMG]
    Hợp đoàn[formation] như con rắn dài khổng lồ uốn mình trên mặt rừng bò vào hướng Tây quẹo lên phía Bắc rồi ngược trở lại hướng Đông theo thung lũng dẫn ra Batơ lại. Đang lúc ấy, Tr./tá Cao Q.Khôi [PĐT 213] từ ĐàNẵng bay ra vùng HQ thăm anh em . Qua quận Nghĩa Hành, anh đâm thẳng vô Batơ theo con đường quen thuộc ngày xưa . Rất may anh bay cao và lẹ nên đã né được một loạt [ 3 ] SA-7 như 3 sọc cờ màu cam nổi bật giữa nền Trời dí theo đuôi anh, từ sườn núi phía Đông phóng lên. Chúng tôi thấy nguy mà không biết sao liên lạc kịp thời.Tôi ra lệnh hợp đoàn bám sát triền núi để tránh đạn. Tới nơi từ núi đâm thẳng xuống đám ruộng ngay sát vòng đai. Phi vụ hòan tất tốt đẹp nhưng không biết quân bạn có giải tỏa được Batơ hay không? Dần dần quân ta mất hết các quận lỵ hẻo lánh chỉ còn lại phần đồng bằng nhỏ nhoi.
    Sau này tình hình thay đổi ,chiến trận lan dần ra vùng đồng bằng như lớp dầu loang. Các quận Mộ Đức, Sa Huỳnh, Đức Phổ đâu đâu cũng đụng độ. Ngày ký Hiệp Định Paris [27-01-73], Cộng quân chiếm giữ Sa Huỳnh,cắt ngang QL1, tách rời vùng I vơí vùng II.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 02/01/2009
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Không có chi... nhưng bác đang post nhầm hình CH-47 hằng hình CH-46.
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 02/01/2009
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Khóa xuyên huấn đầu tiên về F-5
    Của Không quân VNCH trong CTVN

    Từ cuối năm 1965, các Cố vấn Hk đã đưa ra những kế hoạch để tối tân hóa các phi cơ mà KQ VNCH đang sử dụng. Các dự án đã được phác họa vào tháng 12 và dự trù sẽ được thực hiện trong thời gian kéo dài 3 năm sắp tới : 2 trong 6 phi đoàn chiến đấu của KQ VNCH sẽ được đổi dần sang F-5 (nếu thuyết phục được Mc Namara), các trực thăng H-34 sẽ được thay bằng loại UH-1 mới hơn và ít nhất là một phi đoàn C-47 sẽ được chuyển sang C-119.
    Ngày 13 tháng 7 năm 1966 Tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ Mc Namara đã chấp thuận việc trang bị cho KQ VNCH 2 Phi đoàn F-5 và 4 Phi đoàn A-37, để thay thế cho 6 Phi đoàn A-1 Skyraider đã đi vào giai đoạn ?~hết thời hạn sử dụng?T.
    Việc chấp thuận này diễn ra vào lúc các F-5 đang được KQ Hoa Kỳ sử dụng tại chiến trường VN.
    Đơn vị đầu tiên được chọn để chuyển đổi từ A-1 sang F-5 là Phi đoàn 522, đồn trú tại Biên Hòạ Phi đoàn được đình động vào thượng tuần tháng 9 năm 1966 để có thể gửi một số nhân viên bảo trì sang thụ huấn về loại phi cơ mới này tại Căn cứ KQ Clark (Phillipines).
    Vào khoảng giữa tháng 7 năm 1966, Bộ Tư lệnh KQ đã công bố danh sách các phi công được chọn để dự khóa xuyên huấn về F-5 tại Hoa Kỳ.
    Tiêu chuẩn để tuyển chọn là các phi công từ những Phi đoàn A-1 đang là Phi tuần trưởng, Phi tuần phó và Phi tuần viên thâm niên kinh nghiệm bay A-1; các phi công phản lực B-57 (Biệt đội này đã giải thể và các B-57 được hoàn trả KQ HK) :
    Danh sách tuyển chọn như sau :
    Phi công phản lực B-57 (ưu tiên chuyển đổi sang F-5, số còn lại trở về đơn vị cũ hay chuyển sang bay Vận tải)
    Tuyển chọn từ các Phi đoàn, mỗi Phi đoàn 4 phi công :
    Phi đoàn 514 (Phượng Hoàng)
    Phi đoàn 516 (Phi Hổ)
    Phi đoàn 518 (Phi Long)
    Phi đoàn 520 (Thần báo)
    Phi đoàn 522 (Biệt đoàn 83)
    Phi đoàn 524 (Thiên lôi )
    Ngoài ra còn có một số phi công được Bộ Tư lệnh KQ chọn trực tiếp .
    Riêng Đại úy Nguyễn Quốc Hưng sẽ tham gia Khóa xuyên huấn ngay khi mãn nhiệm chức vụ Sĩ quan liên lạc của KQ VNCH tại Căn cứ Lackland.
    Tổng cộng số phi công được gửi đi thụ huấn F-5 là 33 người..
    Chương trình xuyên huấn được bắt đầu vào tháng 8 năm 1966 ;
    Các phi công được gửi đến Căn cứ KQ Williams tại Chandler (Arizona) để được học về phản lực trong 88 giờ bay, bay trên loại phi cơ huấn luyện phản lực T-38 Talon (rất tương tự như F-5). Sau khi hoàn thành việc bay trên T-38, họ sẽ được chuyển sang bay tiếp trên F-5Ạ Chương trình huấn luyện dự trù kéo dài từ 3 tháng rưỡi đến 4 tháng.
    Chương trình huấn luyện được hoàn tất vào ngày 29 tháng 3 năm 1967 (Tập Quân sử KQ dựa theo Flying Dragons ghi cuối tháng 5 ). Các phi công trở về VN ngày 11 tháng 4 và trình diện Bộ Tư lệnh KQ ngày 17 tháng 4 năm 1967.
    Trong thời gian huấn luyện có 2 phi công không tốt nghiệp vì lý do sức khỏe. Thiếu Úy Nguyễn Đạm Thuyên đã đoạt giải thưởng xuất sắc nhất về Tác xạ chính xác (Top Gun Trophy); các Th/u Nguyễn Thành Dũng, Nguyễn văn Ghi và Trương Công Chánh đoạt các Bằng ưu hạng (Academic trophies)
    Phi công Vũ Ngô Dũng trong bài Đứa con cầu tự (Đặc San KQ Bắc California tháng 7 năm 2006) đã ghi lại một số nét chính về khóa huấn luyện này như sau :
    ..?T Chúng tôi rời Sài gòn vào giữa tháng 8-66, trực chỉ Trường Anh ngữ Lackland Texas.. Có lẽ Phòng Huấn luyện Bộ Tư lệnh nghi ngờ khả năng Anh ngữ..ăn đong của chúng tôi nên đã xếp đặt chương trình 6 tuần lễ để ôn lại môn ngoại ngữ này.?T
    ?~.. Sáu tuần trôi qua mau chóng,. chúng tôi mãn khóa và..sang trường bay..
    Williams AFB là căn cứ huấn luyện hoa tiêu căn bản trên các loại phi cơ T-37 và T-38..?T
    ?~..4441st CCTS (Combat Crew Training Squadron) là đơn vị được thành lập để huấn luyện phi công F-5 cho Không lực các Quốc gia Đồng Minh nhận viện trợ của HK trong Chương Trình MAP và VN là một trong những quốc gia trong Chương trình nàỵ Đơn vị 4441 tiếp nhận khoá sinh ngoại quốc đầu tiên vào tháng 4 năm 1964. Khi chúng tôi đến thụ huấn, các huấn luyện viên đều là những phi công đã từng bay hành quân trên F-5 tại chiến trường VN..?T

    Trần Lý
    (Trích trong Phi cơ phản lực và KQ VNCH)

Chia sẻ trang này