1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Đời Phi công (tt) - Chiếc máy cày màu đỏ
    Tám giờ sáng, mặt trời vừa thức dậy còn lấp ló trên đầu núi phương Đông, những tia nắng vàng rọi chiếu xuống một vùng rừng núi bao la đang còn ngái ngủ trong sương mai. Ngồi trên ghế bay chiếc trực thăng võ trang, chiếc áo giáp dày cộm nặng nề ôm chặt kín ***g ngực tạo cho tôi một cảm giác thật an toàn. Tiếng động cơ ì ầm hoà lẩn cùng tiếng gió lộng phần phật qua khung cửa mở toang nghe quen thuộc. Trong khoang tàu, hai người xạ thủ ngồi bất động trên thùng đạn, tay gò chặc cò súng mingun sáu nòng chỉa thằng ra ngoài, phía sau chiếc trực thăng võ trang số hai bám sát trong đội hình tác chiến.
    Hai con chim sắt của phi đoàn 215 lầm lủi trên bầu trời cao hướng về vùng hành quân trực chỉ. Trước đó không lâu là chiếc C@C ( Command and Control ) của Th/T Lê hửu Đức cùng bộ chỉ huy thuộc Trung đoàn 44 của Sư Đoàn 23 bộ binh đã bay vào vùng trước để tìm bải đáp.
    [​IMG]
    Hôm nay phi đoàn Thần Tượng đang thi hành một phi vụ đổ quân vào thung lũng "Buôn-Mì-Gà". Là một buôn Thượng phì nhiêu, trù phú lúc trước một nhóm thượng trong đám phản loạn Fulro đã dùng làm nơi trú ẩn, nay Cộng quân đã âm thầm xử dụng để canh tác, sản xuất lương thực tiếp tế cho lực lượng tác chiến. Trên cao độ, tôi lặng yên nhìn xuống dưới chân, con tàu đã bay vào vùng địch, thung lũng "Buôn Mi Gà" nằm sâu giửa hai rặng Trường Sơn cao ngút về phía Đông Nam của thành phố Ba Mê Thuột khoảng sáu bảy chục cây số. Những đám rẩy trồng ngô khoai màu xanh thắm hay lá mạ, những đám rẩy màu vàng lúa mì cùng những mảnh rừng vừa mới được đốt cháy màu xám tro nằm dọc theo hai bên sườn núi như những mảnh áo vá đủ màu, ở giửa là con suối quanh co uốn lượn trong lòng thung lủng xanh xen lẩn vài luống cầy mới vừa được canh tác còn phơi màu đất đỏ. Một không gian thiên nhiên hùng vĩ của quê hương gấm vóc đang im lìm yên ngủ trong hình ảnh của thái bình giả tạo.
    Còn chừng hơn chục phút bay nửa thì mới đến bải đáp, tôi lấy điếu thuốc châm lửa đốt. Qua làn khói bay nhiểu loạn tôi tôi mơ màng liên tưởng tới cuộc đời giang hồ gió bụi của người hoa tiêu trực thăng, gian khổ, nhưng sôi động, đầy màu sắc và ý nghĩa. Tôi đã được ân huệ của Tổ Quốc cho khoác chiếc áo bay lên người để trở thành một cánh chim trời xỏa cánh bay cao trên vùng đất quê hương gấm vóc. Tôi đã may mắn hơn bao nhiêu người trai trẻ cùng thế hệ đã được gia nhập một tập đoàn uu tú nhất của đất nước, những chiến sĩ của không gian. Mổi ngày leo lên con chim sắt thân thương này, tôi càng cảm thấy gần gủi nó như một sinh vật sống, đa năng đa dụng, âm thầm lặng lẽ thi hành tất cả mọi công tác được giao phó không một lời than trách. Từ chuyến bay tản thương đem thương binh trở về từ mặt trận đang còn sôi động đến những phi vụ tiếp tế thực phẩm, vật dụng, đạn dược cho những chiến sĩ đang ở nơi tiền đồn xa xôi hẻo lánh. Đã không bao giờ từ nan hay lưởng lự trước những phi vụ hiểm nghèo để cấp cứu những phi hành đoàn bị gảy cánh ngay trong lòng địch hay những chiến sĩ bị vây hảm, rượt đuổi trong rừng sâu núi thẳm. Lúc quê hương gặp thiên tai, bảo lụt, nó cũng đã hăng hái dang tay cưu mang đồng bào về chốn an toàn. Chưa kể đến nghiệm vụ cốt yếu và nặng nề nhất là chuyển vận hành quân, truy lùng, tiêu diệt địch. Sự đóng góp công lao của những con chim sắt chậm chạp, ầm ỷ này không thể nào kể xiết. Đối với tôi nó đã trở thành một người chiến sĩ đồng hành cùng sống cùng chết như con ngựa chiến và người kỵ mã...
    Nảy giờ im lặng, tiếng nói của chiếc C@C bổng vang trong tần số:
    -Mảnh hổ....Charlie gọi, cho biết vị trí. Tôi đang ở cao độ ba ngàn bộ trên bải đáp, gần đến cho tôi hay...
    -Hổ đang ở trên đầu thung lủng "Mì Gà" Chắc còn năm bảy phút nửa sẽ tới....
    Con tàu đã đi sâu vào vùng thung lủng xanh tươi mầu mở của vùng cao nguyên, khác hẳn vùng đất khô cằn sỏi đá miền Trung nắng cháy da người. Tôi liên tưởng tới mật khu thung lủng An-Lảo, một hậu cần của địch tại miền duyên hải, cách căn cứ Phù Cát khoảng chừng 25 cây số hướng Tây Bắc. Vùng đất này khác hẳn với vùng cao nguyên, đồi núi toàn là rừng thấp rời rạc. Thung lủng An Lảo luôn luôn là mục tiêu tranh chấp giữa ta và địch trong suốt cuộc chiến. Cộng quân ưa dùng mật khu này để làm gạch nối chuyển quân từ mật khu Đổ Xá, vùng tam biên Tây Nguyên, xuống đồng bằng tỉnh Bình Định. Thường thường VC kéo quân đến thung lủng một thời gian ngắn để mở một mặt trận nào đó rồi rút nhanh về phía miền Tây nguyên, chỉ để lại một số nhỏ ở lại canh tác hoặc chăn nuôi . Mật khu An lảo là một vùng đất nóng bỏng của địch . Nơi đây trong một trận giao tranh ác liệt, một cánh chim Thần Tượng đả gảy cánh, lìa đàn. Chiếc trực thăng do Tr/u Nguyển Đình Toản cầm lái trên đường đáp xuống một triền đồi thả viển thám đã bị địch phục kích. Một viên đạn oan nghiệt đã đi xuyên qua nón bay của anh khi con tàu chỉ còn cách mặt đất vài chục bộ, anh Toản tức thì ngả gục ngay trên tay lái không kịp một lời trối trăng. Người xạ thủ không may mắn đã cùng chung số phận. Phi hành đoàn còn lại, hoa tiêu phụ là Tr/u Nguyễn Đăng Học với người cơ phi trốn chạy được ra khỏi vòng vây của địch, trở về chốn an toàn sau hơn tuần lể băng đồng vược suối.
    Cũng ở tại mật khu An Lảo này, trong một phi vụ khá đặc biệt khác mà những kỷ niệm và hình ảnh của nó vẩn còn ghi dấu mải trong đầu tôi . Đây là một cuộc hành lục soát và tiêu diệt do Trung đoàn 41 thuộc Sư đoàn 22 đóng tại Bình Định thực hiện. Th/T Sơn Thái Huyền, sĩ quan huấn luyện của phi đoàn Thần Tượng bay chiếc C@C dẩn đầu cuộc hành quân.
    Buổi sáng hôm ấy, giữa một mùa hẻ nóng như rực lửa, hai chiếc trực thăng võ trang của chúng tôi bay lượn trên đầu rừng thưa tìm kiếm dấu tích cũng như sự hiện diện của địch quân để clear bải đáp. Sau một thời gian lục lọi không tìm thấy gì khả nghi, tôi cho con tàu đi sâu vào phía Tây một lần cuối trước khi lên đón hợp đoàn. Hai chiếc guns tiếp tục bay lượn vòng vèo ở cao độ thấp, tình cờ tôi phát giác một căn nhà nhỏ lợp tranh ẩn hiện dưới tàng cây rậm, không suy nghĩ tôi tức thì đẩy con tàu vòng về hướng đó. Trong sự ngạc nhiên tôi thấy có nhiều căn nhà khác nửa, tất cả đều nằm rải rác núp dưới những tàng cây, lớn nhỏ đủ cở được ngụy trang rất tinh vi, khéo léo, ở trên cao độ không thể nào phát giác được. Sau khi báo cáo với chiếc tàu chỉ huy hành quân, chúng tôi bắt đầu cuộc oanh kích.
    Chọn một căn nhà lớn nhất, tôi phóng hai trái rockets đầu tiên vào ngay chính giửa. Căn nhà nổ tan tành, những mảnh vụn bay tứ tán trong không trung. Trong đám mờ mịt bụi mù hàng chục con heo đen thui lủi không biết từ đâu ra chạy tung tóe khắp nơi như đàn kiến bị động ổ. Tất cả mọi người ngạc nhiên ngở ngàng. Hai anh xạ thủ vội vàng nhả những tràng đạn miniguns xuống đầu những con heo "mọi" đang kinh hoàng phóng nước đại, những viên đạn tua tủa cày tung lên mặt đất khô bụi đỏ. Mấy chiếc trực thăng chở quân trên đường đến được chỉ thị đáp kế bên bải đất trống gần đó. Cuộc hành quân trực thăng vận đã đột ngột thay đổi lộ trình, biến thành một cuộc đột kích bất ngờ vào sào huyệt nuôi heo của Cộng quân. Trận chiến kéo dài tới chiều thì kết liểu. Phe ta phá hủy hoàn toàn hậu cứ tiếp liệu của địch và "tịch thu" một số heo đem về làm chiến lợi phẩm. Hợp đoàn hôm đó, theo tinh thần "huynh đệ chi binh, chia sẽ ngọt bùi", được bộ chỉ huy hành quân tặng một số heo đem về làm "kỷ niệm". Riêng tôi được chia phần hai cái đùi heo. Tôi hân hoan gói ghém cẩn thận bỏ vào túi bay. Tưởng cũng nên biết "heo mọi" là một loại heo ở vùng Tây nguyên, lớn nhất chỉ khoảng 7, 8 kilos, mình đen từ đầu đến chân, có thể nuôi trong chuồng hay thả rong như gà, không có mỡ, thịt săn chắc, là một thứ thịt khoái khẩu của dân nhậu.
    Chiều hôm đó, sau khi về đáp tại phi trường, tội vội vã rời phi đoàn tạt ngang nhà "đào" gửi mấy đùi heo xong ghé tiệm rượu "bế" một mớ bia về. Tôi đã may mắn có một người bạn gái rất dể thương, ngoan và hiền và có tài nấu ăn rất ngon, nàng có thể biến hai đùi heo này thành những món nhậu hấp dẩn. Tôi liên tưởng tới món heo "mọi" nướng giả cầy, áp lá mơ, củ giềng, sả...ăn với rau sống chấm mắm tôm, hay món chân heo nấu hay xáo măng vừa chua vừa cay lại cọng thêm hương thơm của sả, gừng... ngon tuyệt cú mèo. Mấy thằng bạn tôi của tôi sẽ có dịp thưởng thức tài nghệ của nàng.
    Sau khi về nhà tắm rửa sạch sẽ, thay xong bộ đồ civil tôi vội vã phóng xe đến nhà nàng. Trên con đường Duy tân, bải biển Nha-trang gió mát ***g lộng thổi vào mái tóc, lòng tôi lâng lâng một niềm vui nhè nhẹ khi nghĩ đến buổi cơm chiều cùng người yêu quây quần bên những thằng bạn sinh tử, một phần thưởng sau một ngày dài vất vả. Đựng xe trước cổng, tôi hí hửng bước vào nhà nàng, bụng đang đói cồn cào tôi nghĩ tới những món ăn thơm phức nàng đang xào nấu. Vào tới phòng khách, trên ghế salon thấy người bạn gái đang tỉnh bơ ngồi đọc báo, trên bàn ăn trống trơn trơ trụi dĩa khoai mì từ hôm qua, tôi chưng hửng. Thấy tôi nàng bỏ tờ báo xuống xong vội vã đứng dậy nói: "không xong rồi anh à, xuống đây em chỉ cái này", xong nàng kéo tay tôi te te đi xuống bếp. Trên dàn bếp nguội lạnh, mấy đùi heo đã được cắt thành những miếng thịt bỏ trong cái chảo to tướng, nàng chỉ :"anh có thấy gì không, con heo này bị "gạo" rồi". Tôi nhìn trên mặt những miếng thịt, loang lổ, lổ chổ như tổ ong, sâu trong mổi sớ thịt những hạt màu trắng đục, nhỏ tựa hạt gạo mọng nước của những ấu trùng sán lải. Bấc giác rùng mình nổi "da gà", tôi vội xoay người lại ôm chặc em vào lòng, tay vuốt nhè nhẹ lên mái tóc xỏa ngang vai, cố nén tiếng chửi thề tôi nhỏ nhẹ: " Xui quá em hả, thôi em dẹp đi rồi đi thay áo quần chờ mấy người bạn tới tụi mình ra tiệm nhậu cũng được, anh mời..." .
    Ngồi dựa ngữa vào chiếc ghế bay, hình ảnh dĩ vãng miên man trong tâm tưởng, tôi lim dim mơ màng để mắt nhìn xuống, dưới thấp thung lũng chạy lùi dần phía sau, càng ngày càng thu hẹp giữa hai rặng núi cao. Bổng ánh mắt tôi dừng lại tại một điểm nhỏ màu đỏ thắm, kế bên con suối cạn. Con tàu tiếp tục bay qua, tôi suy nghĩ. Một cái gì màu đỏ tươi trong vùng rừng núi xanh này ? Qua kinh nghiệm tôi chưa từng bao giờ thấy một màu gì đỏ thắm tươi như thế...Sự tò mò thúc dục, tôi ngồi hẳn dậy vứt điếu thuốc cháy dở qua khung cửa, lấy lại cần lái của người hoa tiêu phụ tôi quẹo con tàu lại, nghiêng cánh nhìn qua miếng thép dày chắn đạn bên cánh cửa. Dưới thấp giửa lòng thung lũng, một luống bắp non xanh lá mạ, rộng cở sân banh nằm sát cạnh bờ suối, ba mặt rừng cây cao, ngay chính giữa, một vật màu đỏ nổi bật trên mặt đất kế bên tàng cây cổ thụ mà tôi vẩn chưa nhận diện được vì quá cao. Không dằn nổi tính tò mò, tôi đè mạnh cần cao độ, con tàu nặng nề đầy ắp đạn dược mất cao độ rơi nhanh như hòn đá cuội.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 04/01/2009
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    - Hổ hai ở trên cao cover nghe...Tôi thông báo cho chiếc số hai.
    Trong tích tắc con tàu đã đã lượn sát trên mặt bìa rừng kế miếng rẩy bắp. Ngay chính giữa bải, một cái máy cày lớn màu đỏ, bốn bánh xe đen, nằm phơi mình dưới ánh mặt trời gần kế bên đụm rơm lớn. Cách đó không xa một căn nhà tranh ẩn núp dưới tàng cây rậm. Có lẽ trong lúc vội vã đám du kích hậu cần này đã không kịp cất dấu.. tôi nghĩ thầm...
    - Charlie đây Hổ gọi...
    - Nghe năm, nói đi...
    - Tôi phát giác một chiếc máy cày lớn và một căn nhà lá cạnh bờ suối, trước bải đáp chừng năm phút bay...Charlie cho ý kiến...
    Xong bằng một phản xạ tự nhiên một tay nghiêng cần lái, một tay kia tôi kéo con tàu lên cao độ để chuẩn bị tác xạ. Chiếc gun số hai vươn mình theo...
    - Mảnh Hổ, Charlie...
    - ............
    - Ban chỉ huy hành quân cho biết đó là vùng oanh kích tự do. Tôi đang trên đường trở lại gặp bạn đây. Tiếng nói của Th/t Đức vang trong tần số.
    Khi con tàu vừa lên tới cở tám trăm bộ, tôi quay ngược đầu lại, chiếc gun đã vào vị trí sẵn sàng để bắn rockets, thân tàu chúi đầu lao xuống, chiếc máy cày đỏ hiện rỏ giửa hồng tâm của những vòng tròn sáng vàng trên tấm gương nhỏ của máy nhắm.
    - Xoẹt, xoẹt, ...hai trái rockets hai bên tàu đồng loạt rời giàn phóng lao vào ngay đám tàng cây rậm ngay giửa rẩy, nổ bung lên. "Oành-Oành"...những cành cây gảy đổ...Trong đám khói mù mịt, thình lình xuất hiện mười mấy bóng người bận đồ đen từ trong đụn rơm và căn nhà lá bung phóng chạy như ong vỡ tổ hướng về bìa rừng. Nhịp đập tim nhảy vọt, tôi mở mắt lớn nhìn, cảnh tượng quá sức bất ngờ làm tôi sửng sốt... Chắc VC đang lúc canh tác thấy trực thăng bay ngang đầu không kịp chạy vào hầm ẩn nấp chui vội vào những đụn rơm để trốn. Chiếc trực thăng đang sẳn trớn cắm đầu lao xuống tôi đè cần lái cho con tàu bay sà theo hướng đám người đang chạy :
    - Minigun, minigun...Miệng vừa la tay vừa đổi nút "power" qua vị trí súng.
    Người xạ thủ nhoài người ra hẳn khỏi thân tàu tay bóp cò, khẩu súng sáu nòng quay vù, rống lên âm thanh nhức nhối, những viên đạn lửa bay tua tủa về phía địch. Con tàu chỉ cách mặt đất vài chục mét.... Tai tôi lùng bùng gần điếc rặc vì âm thanh khủng khiếp của tiếng súng minigun chỉa về phía trước, nổ sát bên lổ tai... Trên cao chiếc gun số hai đang hấp tấp lao con tàu xuống mục tiêu, phóng mấy trái rockets vào tàng cây ở giửa bải ngay sau đuôi tàu, tiếng nổ ầm chát chúa lẩn tiếng rít của những miểng đạn bay xé không gian. Đang bay sát mặt đất tôi có cảm tưởng như bị đẩy thốc về phía trước vì những trái phá của chiếc gun số hai bắn quá gần. Cái cảm giác bị những trái rockets nổ sát nách như chiếc tàu chở quân thả toán đã kinh nghiệm tôi chưa từng nếm qua. Tôi giận dữ gào trong tầng số:
    - Hổ hai.... Hổ hai.... Đ. M...Mày bắn kiểu gì kỳ vậy?....Mày thấy tao ở dưới này không hả?....Hổ hai...
    - .......
    - Hổ hai...Hổ hai... Hổ một gọi...
    Không thấy Hổ hai lên tiếng, tôi ngoái đầu lại nhìn, chiếc số hai vừa lao đầu xuống mục tiêu hai khẩu miniguns đang xoay vù vù, khạc ra hằng ngàn viên đạn, chiếc máy cày nằm bật ngửa chổng bốn bánh xe lên trời bốc lửa cùng với đụn rơm và căn nhà tranh ngùn ngụt khói đen.
    [​IMG]
    - Mảnh hổ...Charlie...
    - Nghe năm...Tôi trả lời trong âm thanh hổn độn.
    - Hổ... có thấy ...hai ba thằng chạy về phía bìa rừng hướng núi không?
    - .......
    - Bắn... Hổ... bắn vào bìa rừng phía Tây, Hổ...Hổ...Tiếng của Th/T Đức đứt đoạn trong tần số...Hai thằng nửa đang lủi vào rẩy bắp...Hổ...bắn...
    Chiếc C@C bay vòng vòng trên cao quan sát chứng kiến tất cả mọi hoạt động, hốt hoảng hướng dẩn hai chiếc trực thăng võ trang phía dưới. Tai nghe chử được chử mất, tôi không còn thì giờ để trả lời. Một cảnh tượng hổn loạn sôi động, tiếng động cơ ầm ỉ, tiếng cánh quạt phành phạch, tiếng cóc cóc của AK-47 bắn trả, tiếng rống từ những họng súng miniguns vang vọng náo động cả núi rừng. ....Người tôi rung lên bởi cơn kích thích, say máu trong âm thanh bùng nổ, trong mùi vị của thuốc súng, trong sự chết chóc... Hai chiếc guns như hai con hổ đói tung hoành ngang dọc ...
    Tất cả diển tiến bùng nổ chỉ trong vòng vài ba phút đồng hồ nhưng như bất tận....
    - Hổ clear kỹ càng bải đáp nghe. Sẽ đổ quân xuống đó luôn nghe rỏ chưa ? Trả lời...Tiếng C@C vang trong tần số.
    - Charlie, cho hợp đoàn vào đi, đáp được rồi đó, tôi sẽ lên đón....
    Ngước nhìn lên bầu trời trong sáng, xa xa hợp đoàn năm chiếc trực thăng như những chấm đen nhỏ ẩn hiện bên sườn núi cao xanh thẩm, tôi kéo cần cao độ, con tàu vươn mình lên không trung....
    Năm chiếc trực thăng cửa mở, những người lính ngồi đầy hai bên hông tàu thò chân tòn teng ra ngoài, nối đuôi nhau hạ cao độ, hai chiếc guns "dộng" thêm vài trái rockets dọc theo hai bên hông để yểm trợ tinh thần cho hợp đoàn . Những cây bắp non nằm sạp dưới sức ép của cánh quạt trực thăng, toán lính bộ binh nhảy xuống đất không chậm trể chạy vội về phía bìa rừng trong tư thế tác chiến, mủi súng chỉa về phía trước bắn lộp độp.
    Mấy chiếc trực thăng chở quân làm xong nhiệm vội vã cắm đầu chổng mông rời mặt đất, những khẩu đại liên 60 thi nhau khạc đạn vào đám rừng già kéo theo những lằn khói trắng...
    - Hổ đây Charlie, hai bạn theo hợp đoàn về phi trường L-19 đổ xăng, load thêm rockets xong chờ chỉ thị ...nghe rỏ...Tôi ở lại điều động...sẽ liên lạc sau...
    Tôi giao cần lái cho nguòi hoa tiêu phụ bay theo hợp đoàn. Tay móc túi áo bên vai trái lấy bao thuốc capstan, rút ra một điếu thuốc rồi thong thả đưa lên môi châm lửa rít một hơi dài. Khói thuốc đi vào cơ thể, da thịt, thấm sâu vào từng tế bào xoa dịu những sợi giây thần kinh đang còn rung động...Như người kỵ mã trở về từ trận mạc, chiến bào đẩm máu quân thù, tôi nhắm mắt cố xua đuổi tất cả diển tiến vẩn còn xao động quay cuồng trong tâm trí.
    Trước mặt núi rừng trùng trùng điệp điệp, thị trấn Ba Mê Thuột mờ xa ẩn hiện dưới ánh mặt trời cao nguyên. Gương mặt trái xoan của người bạn gái mới quen, đôi mắt đen láy trên làn da trắng nỏn, đôi môi mọng đỏ đang chờ đợi... lòng tôi rộn ràng. Đêm nay vũ trường Biên Thùy, ánh đèn màu nhấp nháy, tiếng nhạc nhịp nhàng trầm bổng, tôi liên tưởng đến một bài ca trử tình bất hủ:
    Có người hỏi phi công ước mơ gì, người ơi nhân thế muôn màu nào biết mơ chi......
    Ước rằng từ khi tung nhịp cánh, tình ta yêu thương là gió nhân tình của mây...
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Phi Đoàn Không Vận Chiến Thuật 427 - C 7 Caribou trong CTVN
    Tác giả: Phạm Văn Cần
    [​IMG]

    Để chuẩn bị ký kết hiệp định Paris vào năm 1973, chính phủ Hoa Kỳ đẩy mạnh chương trình được gọi là Việt Nam Hóa bắt đầu từ năm 1969. Không Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bắt đầu thay thế nhiều vai trò của Không Quân Hoa Kỳ. Trong thời gian này, Không Quân VNCH cũng xúc tiến thành lập nhiều phi đoàn mới để tiếp nhận những phi cơ do Không Quân Hoa Kỳ chuyển giao. Vào thời điểm năm 1971 một số phi công vận tải thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân từ các Phi Đoàn 415 và 417 được gửi đến các căn cứ Phan Rang, Cam Ranh trong một thời gian ngắn để bay chuyển tiếp và tiếp nhận các phi cơ C-7A Caribou thuộc các phi đoàn 459, 535 và 537 của Không Lực Hoa Kỳ.
    Tháng 3 năm 1972, Phi Đoàn Caribou đầu tiên của Không Quân Việt Nam, Phi Đoàn 427 được thành lập tại căn cứ Không Quân Phù Cát.
    Danh hiệu của Phi Đoàn là Thần Long. Huy hiệu Phi Đoàn là một vòng tròn nằm trên một hình tam giác cân đỉnh tam giác có số 427, đáy tam giác hình vòng cung có chữ "THẦN LONG." Trong hình tròn vẽ con rồng phun lửa, một chiếc C-7A đang bay trên vùng đồi núi chập chùng, chính giữa là ba cánh dù. Huy hiệu được chọn ra trong nhiều mẫu dự thi.
    Các vận-tải cơ C-7A thuộc Phi Đoàn 427 có sơn 2 chữ trên đuôi máy bay. Chữ đầu luôn luôn là Y (tức là (Yankee) còn chữ thứ hai theo thứ tự ABC, ví dụ YA, YB, YC... Vì một lý do nào đó máy bay của Phi Đoàn 427 chỉ có số đuôi, quốc kỳ Việt Nam, còn ngoài ra không có sơn phù hiệu của Không Quân VNCH (ngôi sao trắng nền xanh, hai vạch vàng trong khung đỏ) như các phi đoàn khác, có lẽ vì phải tiếp nhận số lượng C-7A lớn trong một thời gian ngắn nên anh em kỷ thuật chưa kịp sơn?
    Hình chụp một vận-tải cơ C-7 Caribou tại Ðà Lạt
    (HÌNH ẢNH: Bryan Waltz)

    Vô tình đó lại là một cái độc nhất vô nhị trong Không Quân VNCH. Phi cơ C-7A do De Havilland của Canada sản xuất là loại máy bay có khả năng đáp và cất cánh ngắn trên sân đất sân cỏ. Chỉ cần một sân đáp dài cở 300m bằng một sân banh là Caribou có thể xuống. C-7A là loại phi cơ vận tải mới nhất (tính theo năm chế tạo) được giao cho Không Quân VNCH. Caribou có trọng lượng hơn 14 tấn, và trọng tải hơn 3 tấn, có thể chở 27 lính đầy đủ trang bị. Trong những ngày cuối cùng di tản khỏi Đà Nẵng, các phi cơ C-7 Caribou đã chở gần gấp ba lần số quân nhân cùng súng ống cho phép trên giấy tờ, mà vẫn cất cánh và bay về tới Tân Sơn Nhất.
    Từ C-47 chuyển tiếp qua C-7A tôi có nhận xét là bay C-7A rất là nhẹ nhàng êm ái cảm tưởng như lái xe Mercedes đời mới! Hai Phi Đoàn C-7A của Không Quân VNCH tại Tân Sơn Nhất thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân là 429 với tail code (số sơn trên đuôi máy bay) bắt đầu bằng chử G (Golf) danh hiệu SƠN LONG và 431 P (Papa) danh hiệu PHƯƠNG LONG .
    Sau khi cơ sở và nhân viên phi đoàn đã chuẩn bị xong, nhưng số phi cơ C-7A Không Quân Hoa Kỳ vẫn chưa giao đủ, cho nên sau đó chúng tôi lại vào Cam Ranh để nhận tiếp số còn lại đem về Phù Cát sát nhập vào phi đoàn. Ba anh em chúng tôi, Trung Tá Cung Thăng An, Trung Tá Nguyễn Viết Xương và tôi cùng các anh em hoa tiêu phụ, anh em cơ phi áp tải tôi không nhớ hết tên. Chúng tôi vào Cam Ranh làm phận sự kiểm điểm các phi cơ C-7A được bàn giao xong, và ký giấy nhận phi cơ.
    Khi bắt tay chào từ giã một trung tá Không Quân đại diện cho phía Hoa Kỳ chúng tôi cho ông biết là chúng tôi sẽ cất cánh bay hợp đoàn một lúc ba chiếc và sẽ làm một low-pass (bay thấp) trên phi đạo rồi sẽ bay lên, như là một nghi thức từ giã và cảm ơn họ. Vị trung tá Hoa Kỳ này ngạc nhiên nói, "Tôi biết các anh chưa bay formation (hợp đoàn) trên C-7A bao giờ." Trước đó chúng tôi đã thuyết trình với nhau trước về phương thức, trật tự lúc cất cánh và ráp lại với nhau. Chúng tôi sau đó giữ đội hình bay hợp đoàn ba chiếc, và làm low-pass trên mặt phi đạo Cam Ranh. Trên mỗi phi cơ có 4 thợ máy Hoa Kỳ tháp tùng cùng với đồ nghề đem theo ra Phù Cát. Họ cằn nhằn với anh em cơ phi và áp tải, vì họ nghi ngờ khả năng của chúng tôi, lý do là họ biết chúng tôi chưa bay hợp đoàn trên C-7A bao giờ. Sau khi chúng tôi lấy cao độ và lấy hướng đi Nha Trang và Phù Cát các phi cơ vẫn giữ formation, sau khi bay qua Nha Trang tôi thử quay ra sao coi gương mặt của họ coi tròn méo thể nào, thì thấy ai cũng tươi tỉnh thích thú nhìn qua cửa sổ xem ba chiếc C-7A bay formation dính sát vào nhau. Sau khi đáp xuống Phù Cát họ đến bắt tay và khen ngợi anh em chúng tôi.
    Sau đó ít lâu Phi Đoàn 427 được lệnh di chuyển ra Đà Nẵng và đồn trú tại đây. Có dư luận trong Không Quân cho rằng, đơn vị nào mà "bị" đổi ra vùng 1 vào lúc chiến sự sôi sục như vào năm năm 1972 thì chắc là bị "lưu đày" vì vi phạm kỹ luật. Riêng Phi Đoàn 427, chúng tôi có thể nói mà không hổ thẹn rằng, thật sự chúng tôi đã xin tình nguyện đi phục vụ ở vùng hỏa tuyến mặc dầu tôi có thể chọn về Tân Sơn Nhất.
    Trong thời điểm phi đoàn mới thành lập, các hoa tiêu trong phi đoàn chúng tôi phần nhiều mới ra trường tại Hoa Kỳ, nay phải hoạt động tại một vùng địa thế hiểm trở xa lạ trong một môi trường đầy những đe doạ của phòng không *********, làm sao để tránh những tổn thất cho phi đoàn là một câu hỏi rất lớn trong tâm trí của mỗi anh em chúng tôi. Chỉ có một giải đáp nếu chúng tôi muốn tồn tại là tích cực huấn luyện, nâng cao khả năng của phi hành đoàn làm quen với môi trường hoạt động mới khá hiểm trở này.
    Chúng tôi ngày đêm huấn luyện cất cánh, hạ cánh trên các phi đạo nằm trong các địa danh xa lạ như Nhơn Cơ, Gia Nghĩa, Hà Thanh, Ba Tơ Các phi đạo này có chiều dài rất ngắn chỉ khoảng 300m. Mặt phi đạo là đất đỏ nện, và nằm cheo leo giữa hai triền núi. Những phi đạo như trên thường chỉ có một đường vô và một đường ra. Để tăng giờ huấn luyện chúng tôi kết hợp những phi vụ hành quân như tải thương tiếp tế với huấn luyện ngay trên các phi đạo ngắn đó.
    Mỗi C-7A hành quân đem theo hai hoa tiêu và sẽ thay phiên nhau đáp tại các phi đạo đất cực ngắn đó đến khi nào thật sự quen thuộc. Chúng tôi huấn luyện trên nhiều loại địa thế hiểm trở mục đích làm cho các anh em hoa tiêu khi hành quân thật sự, dưới áp lực của địch quân sẽ nhuần nhuyễn, không bối rối. Chúng tôi rất coi trọng việc huấn luyện cho anh em hoa tiêu trong phi đoàn, vì quan niệm rằng đây chính là sự sống còn của chính anh em và các binh sĩ, thứ nữa là để bảo vệ tài sản quí giá của quốc gia là các phi cơ đã ủy thác cho chúng tôi.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 22:38 ngày 04/01/2009
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tôi rất vui và có một chút hãnh diện về Phi Đoàn 427, xin ghi lại là suốt những năm tháng phục vụ tại Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật, chúng tôi khi bay hành quân, có bị bắn, có bị pháo kích ngay trên phi đạo, nhưng không có máy bay nào bị rơi gây tử vong do lỗi của phi công.
    Viết tới đây tôi nhớ lại ngày tôi mãn khoá phi-công ở Hoa Kỳ về, tôi được về bay ở Phi Đoàn 413. Ông thầy của tôi với hơn 10 ngàn giờ bay có thể nói người bay giỏi nhất trong Không Quân Việt Nam. Ông bay phi-cụ (instrument) chính xác và dễ như là người ta để đồ vật trên bàn. Thầy giảng bài say sưa không nghỉ hai ba tiếng đồng hồ dưới cánh máy bay giữa trưa nắng quên cả cơm nước là chuyện thường. Anh Phan Văn Lộc (Thiếu Tá Lộc "Thận") và tôi là học trò của thầy. Ông người vóc nhỏ con, dáng yếu đuối nhưng đầy nghị lực, hai mắt ông sáng, chúng tôi thường nói, nếu ông trời sinh ra ai chỉ để bay, thì người đó là ông.
    Thầy của tôi, Trung Tá Hạ Hầu Sinh. Tôi xin được nhắc đến ông với tất cả lòng kính trọng và biết ơn. Dầu cho sau này cấp bực của tôi có ngang với ông, nhưng đối với tôi ông mãi mãi là một bậc tiền bối của Không Quân VNCH về khả năng và nhân cách. Những gì tôi huấn luyện cho anh em hoa tiêu trong Phi Đoàn 427 chỉ là một sự kế thừa tiếp nối của lòng nhiệt thành mà Trung Tá Hạ Hầu Sinh đã trao cho tôi.
    [​IMG]
    Hầu như hàng ngày chúng tôi phải thực hiện các phi vụ tiếp tế, tải thương vào những nơi hiểm hóc, khi vào chúng tôi phải luồn lách giữa hai sườn núi, bay dọc theo khe suối để đáp xuống các xuống sân bay nhỏ như lòng bàn tay của những tiền đồn heo hút cô đơn giữa núi rừng.
    Khi chúng tôi đáp xuống, những chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng (BĐQBP) chạy hẳn ra khỏi đồn mừng rỡ vì nhận được tiếp tế lương thực, thuốc men đạn dược và được tải thương, nhưng anh em mừng nhất là được tiếp xúc với người từ hậu phương đến. Tôi có hỏi anh em sắp có phép về thăm gia đình chưa? thì có anh buồn so cho biết là đã ba năm rồi chưa thấy mặt gia đình, anh em trong phi hành đoàn nhìn nhau đau lòng cho họ. Chúng tôi đau lòng nghĩ đến sự hy sinh của họ và không biết mai này tương lai của họ và gia đình sẽ ra sao khi mà cuộc chiến này càng ngày càng khốc liệt.
    Anh trưởng đồn vừa nói chuyện vừa hối thúc y tá mau đem ba thương binh ra phi cơ. Các băng ca của các thương binh vừa đem ra phi cơ, thì có tiếng depart pháo của ********* (VC), anh hối thúc chúng tôi mau mau cất cánh, còn các anh thì chạy trở lại trong đồn. Phi cơ tăng ga di chuyển tới cuối phi đạo rồi quay đầu lại để cất cánh. Tiếng pháo rớt dài sau đuôi, hơi nén ép dội lên đuôi chiếc C-7A làm cho phi cơ tròng trành, mất thăng bằng, chúng tôi kéo máy bay lên khỏi mặt phi đạo, tiếp tục lấy cao độ vừa bay vừa tránh các cột khói lưng chừng núi.
    Chúng tôi quan niệm là ********* pháo kích các mục tiêu di động rất khó trúng, khó hơn là trúng số. Anh em thường đùa, nếu dễ mà bị ********* bắn trúng chắc là tụi mình trúng số lô độc đắc lâu rồi. Có lẽ vì quan niệm như vậy mà chúng tôi thản nhiên thi hành các phi vụ tiếp tế tại các tiền đồn xa xôi hẻo lánh, dầu có khi bị trúng đạn lủng phi cơ anh em khi về đáp tại phi đoàn cũng bình tĩnh coi như không có chuyện gì xảy ra.
    Mỗi khi hoàn thành được một phi vụ tiếp tế lòng chúng tôi rất thỏa nguyện vì ngoài những tiếp tế vật chất cho anh em, còn có yếu tố tinh thần mà chúng tôi biết rất quan trọng đối với những người xa gia đình trấn đóng ớ các tiền đồn. Khoảng tháng 3 năm 1974, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn 1, bất ngờ cùng tùy tùng đi một đoàn xe vào thẳng phi trường Đà Nẵng và đến Phi Đoàn 427 lúc 13 giờ 30. Khi được báo là có Tướng Trưởng tới, tôi rất đổi ngạc nhiên vội chạy tới chào ông và bộ tham mưu đi theo ông. Ông vào phi đoàn và bảo tôi thuyết trình. Tôi thuyết trình cặn kẽ từng chi tiết về phi đoàn. Tướng Trưởng lắng nghe xong, rồi chậm rãi hỏi:
    - Ngày mai anh cho tôi 15 phi cơ, 15 phi hành đoàn sẵn sàng hành quân được không?
    Tôi trả lời:
    - Thưa trung tướng, 15 phi hành đoàn thì có sẵn sàng bây giờ, còn 15 phi cơ thì thuộc phần hành của kỹ thuật, xin trung tướng hỏi Không Đoàn Trưởng Kỹ Thuật Đại Tá Nguyễn Bỉnh Trứ.
    Đang khi trả lời thì Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân, và bộ tham mưu Sư Đoàn I bước vào phòng họp. Tướng Trưởng nhắc lại câu hỏi trên, Đại Tá Trứ trả lời
    - Thưa, có đủ 15 chiếc Caribou cho cuộc hành quân ngày mai.
    Theo tôi biết là anh em bên kỹ thuật phải làm việc thâu đêm đến sáng mới đủ 15 C-7A khả dụng. Sáng sớm hôm sau, từ Đà Nẵng, 15 chiếc C-7A ồ ạt cất cánh đi Đức Phổ tái chiếm lại nơi này. Chiếc phi cơ đầu tiên đáp xuống đổ quân và cất cánh an toàn. Phi cơ thứ hai do Thiếu Tá Phi Đoàn Phó 427 Nguyễn Bá Đạm lái, chiếc này bị trúng đạn ********* gãy đuôi, hư máy. Thiếu Tá Đạm ráng lết để đáp nhưng phi cơ bị rớt cách phi đạo khoảng 5 cây số.

    Tai nạn này làm cho Thiếu Tá Đạm và anh Tỵ, Trung Sĩ áp tải, bị thương gãy chân được trực thăng chở về Quân Y Viện Duy Tân cấp cứu, và các anh em binh sĩ được không vận trên máy bay đều bị thương nhẹ.
    Nhờ khả năng đáp và cất cánh ngắn của C-7A Caribou, cho nên chúng tôi đã có dịp xuống nhiều nơi "hóc bà tó" như các anh em trong phi đoàn thường nói. Cũng tại Quảng Ngãi có một kỷ niệm chắc anh nào còn bay với tôi trong chuyến đó còn nhớ, khi máy bay lấy vận tốc cất cánh thì có một anh lính băng ngang phi đạo, nếu thắng lại thì không kịp, còn cất cánh thì sẽ đụng người lính đó, nhưng giữa cất cánh và thắng lại, thì phải chọn một. Tôi bỏ hết flap, ráng ghìm đầu máy bay xuống, đến phút chót mới kéo cần lái thật gấp, chiếc C-7A ào bốc lên, ông lính ập thật gần vào thân máy bay rồi mất hút. Anh phi công phụ bên ghế phải hoảng hốt la "Chết Chết..." Tim tôi thót lại vì chắc anh lính đó đã bị đụng thân tàu hoặc chong chóng chém rồi. Tôi vòng lại xem, thì thấy anh vẫn thản nhiên, vô tư bước đi như không có chuyện gì xảy ra. Người ta nói điếc không sợ súng, không biết anh lính này "bị" cái gì mà không sợ máy bay?
    Tại căn cứ Không Quân Đà Nẵng, một khu cư xá trong cách cổng Phước Tường khoảng 500m được dành làm nơi cư trú cho nhân viên của Phi Đoàn 427. Cư xá gồm ba dãy nhà hai tầng dành cho anh em cơ phi, áp tải và ba dãy nhà trệt dành cho các gia đình của sĩ quan tham mưu trong phi đoàn. Toàn bộ khu nhà này đều làm bằng vật liệu nhẹ, vách gỗ thông, mái lợp tôn do quân đội Mỹ để lại.
    Càng gần cuối cuộc chiến nhịp độ pháo kích của Cộng quân vào căn cứ Đà Nẵng ngày càng tăng. Tháng 3 năm 1975, Đà Nẵng mất. Nhân viên Phi Đoàn 427 đã đem những C-7A còn khiển dụng về Sài Gòn sát nhập vào hai Phi Đoàn 429 và 431.
    Sau gần hai năm thiếu viện trợ, xăng nhớt và phụ tùng số C-7A còn bay được của Không Quân Việt Nam không còn là bao nhiêu.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 04/01/2009
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    C-7 Caribou
    [​IMG]
    Đố bác 10 2 tấm này ở đâu?
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Cũng hem phải BH, gợi ý thêm cho bác 10 1 tấm nữa
    [​IMG]
    Sân bay Pleiku
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 05/01/2009
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Hồi ký Pilot Phủ Phó Tổng Thống
    Hai vợ chồng tôi lấy nhau được hơn một năm thì vượt biên, vị chi đến nay định cư ở Mỹ được hai chục năm.
    Ngày mới sang đến trại tị nạn, hăm hở lắm với những tin đồn được đãi ngộ tại Mỹ. Tôi là phi công của Không quân, vợ tôi là phụ tá nghiệm chế ở Dược khoa, chắc Mỹ chẳng bỏ rơi mình.
    Đúng, Mỹ nó chẳng bỏ rơi hai vợ chồng tôi khi đặt chân đến phần đất mới này. Nó cho vợ tôi cái nghề rửa chén, và cho tôi một cái xẻng để làm helper đi đào đất chôn ống cống. Mỹ còn ưu ái hơn, cho chúng tôi mỗi đứa một số quần áo ''''tốt'''', tha hồ lựa ở kho Salvation Army. Hai vợ chồng từ đó biết thân phận mình, vừa làm, vừa học và vừa góp tiền cắc để gửi về giúp gia đình.
    Một hôm, hình như cám cảnh cái nghề mới của tôi, vợ tôi hỏi:
    - Kể cho em nghe, tại sao anh lại trở thành phi công?
    - Tại anh có chí tang bồng hồ thỉ, muốn làm Đường Minh Hoàng đêm đêm du nguyệt điện.
    Đây là lần đầu tiên nói dối vợ, không hiểu tại sao vợ tôi lại biết, nó bĩu môi đáp:
    - Xạo ke.
    Thú thực đời phi công của tôi bắt đầu chẳng phải vì chí tang bồng, mà nó bắt đầu bằng một sự ngẫu nhiên.
    Biết khả năng mình chẳng thế nào lái nổi chiếc máy bay. Vì di truyền sao đó, có thể tại ông già bị má tôi dợt cho quay mòng mòng hoài, nên cứ ngồi lên cái gì nhúc nhích là tôi nhức đầu, kể cả ngồi võng. Tôi ở Rạch giá, thời học trò thỉnh thoảng được về thăm quê, cứ mỗi lần xe đò chạy tới Bình Chánh là tôi bắt đầu ói mửa như con gái có bầu. Nghĩ đến Không Quân, tôi cũng khoái lắm, khoái không phải vì bay bổng mà là vì khỏi lội sình. Nhưng cứ nghĩ sang Không Quân mà không bay được, thế nào nó cũng đuổi về Bộ Binh thì quê lắm.
    Tôi gia nhập khóa 1/69 Bộ Binh, đang thụ huấn tại Quang Trung thì Không Quân sang tuyển người. Tôi chẳng tha thiết gì nhưng thằng Trương Phương Tuyên dụ:
    - Ghi danh vào Không Quân, theo xe về Trung Tâm Y Khoa khám sức khoẻ, mỗi ngày mình chỉ cởi quần aó cho ông bác sĩ xem, nhảy tưng tưng mấy cái cho ổng đo, rồi vù ra phố chơi chiều về lại quân trường, đã lắm.
    Tôi và nó ghi danh vào Không Quân và đúng như nó nói, hai thằng nhởn nhơ một tuần lễ đi khám sức khoẻ. Khám chẳng được là bao, nhưng chiều nào về ngang qua Ngã ba Chú Ía, hai thằng cũng không quên vẫy mấy nàng Kiều cho thắm tình Quân Dân cá nước.
    Mãn khóa Quang Trung, tôi được chuyển về Thủ Đức học tiếp để chờ ngày ra trường. Một hôm chuẩn bị ra tuyến ứng chiến, tôi được lệnh trả quân trang để về Không Quân. Thằng Tuyên nói:
    - Chỉ còn 6 tuần nữa ra trường, mang lon chuẩn uý, bây giờ về Không Quân mang Alpha dài dài.
    Hai thằng bèn hạ quyết tâm ở lại.
    Tôi nói với ông Thượng Sĩ già:
    - Thượng Sĩ, tôi không về Không Quân đâu.
    Ông trợn mắt lên nạt:
    - Giỡn chơi cha non, quân đội chứ ở nhà hay sao? Bộ muốn làm gì thì làm hả ? Đến 8 giờ tối mà không ký giấy trả đồ, An Ninh nó ghép vô tội nội tuyến là bỏ mẹ.
    Nghe nói tới An Ninh là tóc tôi dựng đứng đàng sau, tôi bèn trả đồ và lấy sự vụ lệnh để về Không Quân.
    Tôi được xếp học khóa 69A, toàn là những tay thông minh và gốc bự, như thằng Phan Huy Bách, ba nó là Thủ tướng Phan Huy Quát, thằng Hà Thúc Việt chi chòm ông Hà Thúc Ký, Hồ Văn Anh Tuấn con cháu Hồ Biểu Chánh . Chỉ có tôi là bần cố nông mê muội, ngay cả ông già cũng chết ngắc ngày còn nhỏ.
    Ra đến Nha Trang tôi được niên trưởng chào đón và dạy dỗ rất chí tình. Khóa đàn anh, tôi gọi là niên trưởng, khóa lớn hơn tôi gọi là đại cồ, lớn nữa thì gọi là siêu đại cồ rồi dần dà lên đến Thiếu uý sinh viên sĩ quan, Trung uý, Đại uý... Có một ông niên trưởng tự xưng là Đại tá sinh viên sĩ quan siêu đại cồ niên trưởng. Hôm mới ra Nha Trang ông bắt tôi chào con Đại bàng ở cổng, ông cầm khẩu carbine lên đạn lách cách tuyên bố:
    - Bắn bỏ ba mươi phần trăm không cần làm báo cáo.
    Tôi hoảng hồn. Té ra tôi chọn lầm binh chủng rồi, ở đây nó coi mạng sống con người rẻ như bèo.
    Ông niên trưởng hay ví von thời gian đi lính của tôi ít hơn ngày ông khai bịnh lậu ở quân trường. Ông dạy tôi về tinh thần ''''thượng mã'''' của phi công, ông nói ra trận, hạ máy bay địch, nếu phi công nó nhảy dù ra thì bay ngang, lắc cánh mà chào chứ không bắn pilot. Ông dạy về chữ: ''''Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè''''. Ông nói:
    - Tất cả mọi người đeo con rồng lên ngực, sống chết có nhau, là ăn cùng mâm, ngủ cùng giường.
    Thằng Hà Thúc Việt cười phá lên , ông niên trưởng đến gần gằn giọng:
    - Ông này cười cái gì?
    - Dạ cười ngủ chung với Tiếp Viên Hàng Không.
    Ông ngạc nhiên nhìn nó, đi tới đi lui, ngẫm nghĩ, chợt ông đừng lại gằn giọng:
    - Mặt ông ngu hơn thằng chăn trâu, Tiếp Viên nào cho ngủ chung mà mơ.
    Nó dí dỏm đáp:
    - Dạ tại niên trưởng nói ai đeo con rồng lên ngực thì mình được ngủ chung một giường.
    Ông bực lắm, với giọng kẻ cả, ông giải thích:
    - Có nhiều loại rồng, rồng Không Quân là rồng khạc lửa, rồng Nữ Tiếp Viên là rồng...lộn.
    Đến lượt thằng Tuyên phì cười. Ông quát:
    - Ông kia cười cái gì?
    Nó bí thế đáp:
    - Dạ cười con rồng.
    Ông trợn mắt hỏi :
    - Con rồng có gì mà cườI?
    Tuyên đáp bằng giọng Huế:
    - Dạ, tại nó ... lộn.
    Cả hàng quân cười ồ lên, ông thấy mấy thằng đàn em này lếu láo qúa, ông phải ra oai kẻo chúng lờn, ông nạt tiếp:
    - Rồng lộn có gì mà cười ?
    - Dạ con rồng lộn không có gì để cười, nhưng Nữ Tiếp Viên rồng lộn thì buồn cười.
    Ông tức mình bắt hai thằng móc giò lên cửa sổ, miệng hô to một trăm lần câu: ''''Nữ Tiếp Viên rồng lộn không có gì phải cười''''.
    Tưởng như chưa đã nư, ông đến gần một thằng thấp nhất khóa, gằn giọng hỏi:
    - Tại sao ông đã xấu, mà lại còn dám lùn?
    Thằng Tú ngơ ngác vài giây rồi đáp sảng:
    - Dạ tại ... ông già lùn.
    Ông niên trưởng lại đi thêm một bài giáo khoa thư:
    - Xe trước đổ thì xe sau tránh, cây đắng thì phải cố sinh trái ngọt, ông già lùn thì con phải cao, ông biết vậy mà còn ngoan cố cứ lùn. Móc giò lên đuôi bom cho tôi.
    Giải quyết xong thằng Tú, ông bước sang đứa kế, ông hỏi:
    - Ông tên gì ?
    - Khóa sinh Lê Văn Nãi, khóa 69A trình diện niên trưởng.
    Ông nhìn thằng Nãi đẹp trai, cố kiếm một tội để ghép. Ông chửi :
    - Gái bán Bar cũng biết ông thuộc khóa 69A, tôi hỏi tên, khai chi cả khóa. Ông họ Lê, biết Lê Long Đĩnh không?
    - Dạ không.
    - Mặt ông và mặt Lê Long Đĩnh giống nhau như đúc mà còn chối, Lê Long Đĩnh là vua dâm dật Lê Ngọa Triều, ông tổ mười đời của ông mà ông còn chối thì mai sau ông sẽ chối bỏ bạn bè. Từ nay mỗi lần trình diện, ông phải nói: Khóa sinh Lê Văn Nãi, cháu đích tôn Lê Ngọa Triều, ông quên thì thác cô hồn với tôi.
    Ông niên trưởng chừng như thấy quá mất giờ để phạt từng thằng, ông dõng dạc tuyên bố:
    - Chưa có một khóa nào ngu như khóa này, mặt ông nào cũng đần đần độn độn, tôi đếm từ một tới năm, không muốn thấy một cái chân ông nào còn đứng trên quả địa cầu.
    Ông bắt đầu đếm, hàng quân như ong vỡ tổ, mỗi đứa cố gắng kiếm một vị trí để móc cẳng mình cao hơn mặt đất, không cứ là móc lên cái gì, miễn là đôi giày bốt không còn chạm mặt đất cho ông niên trưởng hài lòng.
    Tôi cắn chặt hai hàm răng, sợ bật cười sẽ bị ông ra lệnh móc cẳng lên ngọn cây dương thì khốn.
    Thấm thoắt một năm trôi qua, tôi được đi Mỹ để học lái máy bay.
    Đây là lần thứ ba tôi được leo lên chìếc máy bay. Hai lần trước đều ngồi bệt dưới sàn chiếc C119 thủng đít đi từ Sài Gòn ra Nha Trang và về lại, lần nào mưa cũng hắt ướt như chuột lột, lần này chiếc máy bay của hãng Braniff International không dột mà lại có ghế đàng hoàng, cô chiêu đãi viên đẹp hết cỡ, cô ta hỏi chuyện tôi nhiều, nhưng tôi không hiểu mấy. Một lần tới bữa ăn cô hỏi:
    - Do you want coffee, tea or milk?
    Nhìn chiếc xe cô đẩy, tôi hiểu ngay rằng cô hỏi tôi muốn ăn uống gì không.
    Tôi trả lời là Yes. Cô lại hỏi:
    - You want some coffee?
    Tôi lập lại là Yes, với chữ S kéo dài thêm, ý nói muốn lắm.
    Cô đưa cho tôi một ly cà phê đắng nghét. Mỉm miệng cười duyên, chắc cô đoán chuyến phi cơ này đụng toàn thứ thiệt, không cần phải hỏi thêm thằng Việt, cô đưa cho nó một ly sữa tươi. Cô hỏi hai đứa :
    - Do you want some sugar?
    Tôi tưởng cô hỏi muốn thêm cà phê không, nên trả lời rất lịch sự :
    - No, thank you Sir .
    Uống xong ly cà phê đắng, tôi hỏi thằng Việt, sao mầy được uống sữa, nó trả lời cũng không hiểu tại sao. Tôi nói ở quê tao sữa bột pha ra toàn cho heo ăn, người uống đau bụng chết. Nó nói, họ đưa gì thì uống nấy chứ bộ chọn được sao? Tôi than phiền phải uống cà phê đắng, nó nói chắc Mỹ nó không uống đường, hôm nay mình sang Mỹ tập uống cà phê đắng cho quen .
    Sang đến Lackland Air Force Base tôi được học Anh ngữ và mãn khóa, lúc này trình độ Anh ngữ khấm khá lắm rồi, ông thầy Anh văn dưới quê bị tôi bỏ xa. Dù sao tôi cũng phải mang ơn ông vì ông đã dạy cho tôi biết những câu vỡ lòng, như chữ '''' bacon'''' nghĩa là thịt mỡ, hot dog'''' là thịt chó nóng hổi và ''''chase the girl'''' nghĩa là rượt con gái. Tôi cũng đã biết chắc chắn rằng đồng mười xu tuy nó nhỏ hơn đồng năm xu nhưng giá trị gấp đôi.
    Cuối cùng ngày chờ đợi đã đến, đó là ngày chuyển trại để đi học lái máy bay ở Fort Wolter,Texas, tôi lo lắm, vì cái bệnh say gió của mình thế nào cũng bị rớt đài. Hôm đầu tiên ra phi đạo, thằng thầy cho tôi lên chiếc TH 55 nhỏ như cái trứng gà, lại không có cửa, nó bay lên tắp tít mây xanh nghiêng qua nghiêng lại phát khiếp, mỗi lần như vậy tôi phải uốn người vào trong cho máy bay thăng bằng trở lại, chỉ sợ mình rớt ra ngoài. Có nhiều lần tôi phải gồng tay lại nắm lấy thành ghế cho chắc. Sau gần một giờ biểu diễn, thằng thầy đáp xuống phi đạo, nhìn tôi cười cười, tôi ra hiệu cho nó, ý nói phải ngừng ngay tại chỗ cho tôi nhảy xuống, bằng không tôi sẽ ói thẳng vào mặt nó. Thằng thầy đứng lại cho tôi ói. Tôi ói một cách thoải mái cho dù biết rằng cú ói này sẽ chấm dứt cuộc đời bay bổng cuả mình.
    Lạ quá, sau khi đưa máy bay vào chỗ đậu, nó khen tôi chịu đựng giỏi và tiên đoán là tôi sẽ bay được. Tôi vận dụng khả năng Anh ngữ để hỏi là tại sao ói mà bay được? Nó cười cười trả lời:
    Chẳng có thằng nào mà không ói ngày nó bay thử đầu tiên cả.
    Tôi mừng lắm, thì ra tôi ói là do thằng này nó chơi, có lẽ cái sự quay mòng mòng của má tôi nó không áp phê ở xứ Mỹ này. Chắc là được Chúa Phật độ trì, sau gần một năm tôi thi mãn khóa và đậu. Bạn bè có đứa xì xào rằng tôi đậu vớt.
  8. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    WHÊRE
    [​IMG]
  9. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Đôi nét về A-37 Dragonfly (Chuồn chuồn):
    [​IMG]
    Được DinhPhDc sửa chữa / chuyển vào 18:45 ngày 05/01/2009
  10. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Đôi nét về A-37 Dragonfly (Chuồn chuồn)
    Nguyên thuỷ là loại máy bay huấn luyện T-37 Tweet của Mỹ, về sau được cải tiến thành máy bay tấn công hạng nhẹ tốc độ trung bình (nhằm phù hợp với các phi trường có đường băng ngắn).
    [​IMG]
    Được DinhPhDc sửa chữa / chuyển vào 18:46 ngày 05/01/2009

Chia sẻ trang này