1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ChaiAnLu

    ChaiAnLu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    VƯỢT THOÁT GIỮA RỪNG GIÀ
    Cuối năm 1971, tình hình chiến sự trên toàn lãnh thổ VNCH bỗng dưng yên ắng lạ thường nên cánh pilot quan sát tụi tôi coi bộ có khoẻ hơn một chút. Ngoài những phi vụ thám thính thường lệ, còn thì cả bọn tập trung bù khú với những trò giải trí quen thuộc: Sáng cà phê, hủ tiếu. Sau đó thằng nào không bay thì chui vào hăng ga đánh bài hoặc lang thang trên những con phố nhỏ như bàn tay của thị xã ?oBuồn Muôn Thuở?. Trưa ăn cơm xong đánh một giấc, chiều lại cờ bạc còn tối thì lết ra hội quán Biên Thùy, uống vài chai ?ola de? Con Cọp ướp lạnh, nhìn mấy em **** xênh xang váy áo?
    Giữa tháng 12, khoảng 9 giờ, lúc đó tôi đang chùi lại cây súng rouleaux thì đột ngột có lệnh của Phi đoàn trưởng gọi lên. Sau màn chào kính, ổng kêu tôi ngồi xuống chiếc ghế bành bọc da đen thui, rồi chậm rãi nói:
    - Tin tình báo của Phòng 2 sư đoàn 23 cho biết, có dấu hiệu địch chuyển quân đến gần đồn biên phòng Buprang. Họ nhờ mình bay một cú, chở theo sĩ quan tiền sát pháo binh sư đoàn để thằng chả chấm lại toạ độ. Nhân tiện ông ghé Quảng Đức đưa dùm cho bà già tôi gói đồ. 30 phút nữa ông cất cánh.
    Tôi gật đầu, quân lệnh như sơn. Từ Ban Mê Thuột đến Buprang theo đường chim bay thì chỉ khoảng 20 miles, cộng cả thời gian cho thằng cha ?ođề lô? chấm phá chi đó thì cỡ 10 giờ 30 giờ trưa là tôi đã có mặt ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Quảng Đức. Đưa gói đồ cho bà già xếp xong, vẫn còn kịp thời gian để thưởng thức món nhím hầm sả ở quán thịt rừng của bà tám Hường.
    Tôi bước ra sân, trời cuối năm se lạnh, những cơn gió mùa Đông Bắc thổi ào ạt khiến những bụi cỏ đuôi chồn mọc rải rác cạnh taxiway ngả nghiêng, nghiêng ngả. Gọi trung sĩ Minh, cơ phi, tôi bảo Minh:
    - Mày làm tiền phi cho anh, 30 phút nữa anh bay nhưng bữa nay cho mày ở nhà.
    Minh nhìn tôi hơi ngạc nhiên nhưng chẳng nói gì cả, chỉ khẽ gật đầu. Đi với tôi hơn 2 năm, thằng cu này biết ý tôi, là không hỏi nếu không cần thiết. Cao 1,70 mét, nặng 62 ký, đai đen 3 đẳng Thái cực đạo, Minh nhiều lần cứu tôi khỏi những bàn thua trông thấy khi chẳng may phải đụng độ với những ông Lôi Hổ ở Chiến đoàn 2 xung kích coi trời bằng cái nắp phéng. Có lần tại một quán nhậu ở đường Hoàng Diệu, lúc thấy mấy ông Lôi Hổ định chơi tôi vì hai, ba ?oem gái hậu phương? bu quanh bàn tôi dữ quá (bữa đó tôi mặc combinaison đen nhưng không mang súng, cổ chỉ đeo lõng thõng khẩu falregun với một viên đạn chiếu sáng màu đỏ), Minh liền lượm một trái dừa tươi lên, rồi trừng mắt nhìn mấy ông trời con: ?oĐầu tụi mày cứng bằng trái dừa này không nè?.
    Nói vừa dứt lời, Minh tung trái dừa ra phía trước, miệng thét lên một tiếng ?oki-ai? nghe rất lạnh, đồng thời bàn tay phải vung lên, hạ xuống. Trái dừa tươi bự gần cỡ trái banh, téc làm đôi, nước xịt tung toé. Mấy ông Lôi Hổ mồm há hốc, mặt xanh lè, lẳng lặng đứng lên, quên cả trả tiền bữa nhậu.
    ***
    Dặn Minh xong, tôi về phòng mặc áo bay, lấy nón, nhét 6 viên đạn vào khẩu rouleaux, kiểm tra đồ đạc trong túi phi hành. Nhờ trời cho tôi cái tính? cẩn tắc nên trong túi, ngoài bản đồ bay, la bàn, đèn pin, đạn flaregun, lúc nào cũng có 2 túi cơm sấy, hai hộp thịt, vài gói thuốc lá, hộp quẹt, tube thuốc chống muỗi, con dao găm và cái mền poncholine mỏng dính, gấp lại chỉ nhỏ bằng nửa cuốn vở học trò nhưng đắp ấm thì khỏi chê. Và cũng chính nhờ vào những thứ này, nên tôi cùng thằng cha đại úy ?ođề lô? đã sống sót sau 14 ngày lạc trong rừng lúc máy bay bị bắn rớt.
    9 giờ 30, tôi xách túi phi hành, nón cắp ngang lưng, bước ra bãi đậu. Cạnh Minh, một anh chàng độ khoảng 40 tuổi, da ngăm đen, mặc bộ ?otrây di? 4 túi, ve áo đeo 3 mai đen, vai bên này mang phù hiệu pháo binh còn bên kia là con ó cắp thanh kiếm, dưới có số 23 ?" biểu tượng của Sư đoàn Nam bình, Bắc phạt, Cao nguyên trấn. Nhìn vào bảng tên, tôi biết anh ta tên Lâm.
    - Chào trung úy ?" Lâm mở đầu: ?oTôi là Lâm, sĩ quan tiền sát sư đoàn. Chắc trung úy đã biết công tác hôm nay??.
    Tôi đứng nghiêm, đưa tay chào theo đúng quân phong quân kỷ: ?oChào đại úy, tôi là Nghĩa. Tôi vừa được sếp cho biết nhiệm vụ. Bây giờ mời đại úy lên máy bay?.
    Minh mở cửa, có lẽ đã từng bay trên con ?oLan 19? nhiều lần nên Lâm trèo vào rồi ngồi ở ghế sau không chút khó khăn. ?oLan 19? là tên mà tụi tôi thường dùng để chỉ loại máy bay quan sát L 19 ?" hay còn gọi là O 1. Nó xuất xưởng vào ngày 14-12-1949, dài 7,85 mét, sải cánh 10,97 mét, chiều cao tính từ bánh xe đến chóp đuôi là 2,22 mét. Lan 19 có động cơ cánh quạt 6 xilanh Continental O-470-11, sức đẩy 213 mã lực. Trọng lượng của nó là 732kg và nó có thể cất cánh với trọng lượng tối đa là 1.089kg. Tầm hoạt động của con Lan 19 khi đổ đầy xăng là 853kg. Nó có thể lên cao 6.200 mét và bay tối đa 209km/giờ. Trong những phi vụ thám thính, Lan 19 thường được gắn 8 rocket khói ở hai bên cánh nhưng ở chiếc Simson L 13 của bọn Mẽo ?" là chiếc có tính năng, hình dáng tương tự như L 19, thì tụi nó chơi rocket nổ.
    Cho máy bay chạy hết taxiway, tôi vào runway rồi hãm thắng. Trong headphone, tiếng người nhân viên kiểm soát không lưu vang lên: ?o54, 54 (54 là hai số cuối của số hiệu máy bay tôi), trần mây 1000 feet, gió 9 knots, cho phép cất cánh?.
    Tôi nhả thắng, đẩy hết cần ga. Con Lan 19 lao vun vút, mặt đất giật lùi về phía sau. Giây lát, người tôi hơi hẫng nhẹ. Thành phố Buồn Muôn Thuở đã nằm ở phía dưới. Mở hệ thống liên lạc nội bộ, tôi hỏi Lâm:
    - Đại úy muốn coi chỗ nào trước?
    - Lấy đồn Buprang làm tâm điểm, trung úy cho tôi một bán kính khoảng 3km về phía biên giới.
    Bỏ mẹ, tôi nghĩ thầm: Bán kính 3km tính từ Buprang là sang mẹ nó Cambodia rồi. Hình như đoán được suy nghĩ của tôi, Lâm cười:
    - Không sao đâu, trung úy lượn 1 vòng để tôi check lại mấy cái toạ độ mà ?ođề lô? mặt đất đã chấm. Cambodia lúc này nó ngán mình như ngán ông nội nó. Nó có thấy mình bay qua nó, nó cũng không dám phản ứng gì đâu.
    Rồi Lâm mở bản đồ ra, trải lên đùi, tay lăm lăm cây bút chì mỡ màu đỏ, coi như xong, khỏi ý kiến ý mối gì ráo trọi nữa. Ngay từ giữa năm 1971, tụi tôi đã được lệnh trong khi báy thám thính, cố gắng không để máy bay bay vào không phận Cambodia nhưng trong trường hợp này, tôi biết Lâm đang tính toán lại các toạ độ bắn để nếu đối phương tấn công Buprang, thì pháo binh có thể yểm trợ ngay tức thì. Nếu không bay, lỡ Buprang bị đánh, thì tôi lãnh đủ.
    15 phút sau, tôi vào vùng. Đức Lập là một quận nhỏ, dân hầu hết từ vùng Thanh-Nghệ Tĩnh di cư năm 54, và sống bằng nghề trồng cà phê. Từ trên cao 900 feet nhìn xuống, qua những mảng mây xám xịt, những vườn cà phê xanh mướt, thấp thoáng mấy con đường đất, vài chiếc máy cày gắn rơ mooc bò ì ạch, cảnh vật thật thanh bình. Nghêng qua phía trái, đồn biên phòng Buprang nằm trên một mỏm đồi, nền đất đỏ nổi bật giữa màu xanh cây lá. Dưới chân đồi và ở mấy điểm cao lân cận, là những trại dân sự chiến đấu. Tôi nói với Lâm:
    - Đại úy bắt đầu đi. Tôi vào đây.
    Còn tiếp
    [​IMG]
    L 19
    [​IMG]
  2. pvnhanrang

    pvnhanrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    khổ quá, mấy cậu cứ ngồi đó mà đoán mò tùm lum làm tôi phải chạy qua bên bảo tàng không quân phía nam bên cạnh sân bay tân sân nhất để chụp hình khẩu súng minigun
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    khiếp đảm chưa, mấy chú tổ lái máy bay lên thẳng đang nhả đạn mi-li-gân (lời dịch chính gốc dân hà nội nhá ) lên đầu bọn cuồng tín khờ me đỏ và quan thầy chuyên gia bắc kinh
  3. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Ờ, thế nó không là mi li gân thì nó là mi li sụn à???
  4. KingGattuso

    KingGattuso Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Các bro cho em hỏi phát:
    Con UH-1 (A,B...H) bán kính hoạt động bn km? Trọng lượng lúc đầy xăng là mấy tấn?
  5. pvnhanrang

    pvnhanrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    thêm vài hình ảnh súng "mi - li - gân" của KQVNCH trong những ngày cuối tháng 3 năm 75 . Hình ảnh do phóng viên nick Út chụp, lúc trực thăng vũ trang mi-li-gân của vnch đáp xuống cứu những người di tản
    đấy ... cứ tưởng vnch sau năm 73 không có súng mi-li-gân ?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    thế mà mấy chú chính trị viên cứ bảo phi công VNCH là thế này thế kia
  6. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Ờ, lâu lắm mới thấy lại PVND. Dạo này bác @ này tay to chân nở quá nhỉ?!
    Mỹ chạy còn quẳng lại cả cơ số vũ khí hoành tráng cho VNCH thì mấy cây MI-LI-GÂN có thấm vào đâu.
    To all: Mà sao @ nó rỗi việc thế các bác nhỉ? Cứ động cái là làm như chả ai có máy ảnh ngoài @ và cũng chỉ mỗi @ mới biết cái Bảo Tàng Không Quân nó nằm ở đâu để mà đến.
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Tìm xem có chiếc Huey nào của VNCH được gắn kiểu này không?
    [​IMG]
  8. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Huey của Mỹ phát cho VNCH không phải là gunship. Đó là ý của Bờ-rôn-cô nhà ta.
    Dòng Gunship Mỹ dùng trong chiến tranh VN gồm có AH-1 Cobra và UH-1 Gunship. Cả hai loại này được trang bị một trong các hệ thống vũ khí sau: M5 với 3 ổ súng phóng lựu 40 ly chống bộ binh; (ii) M21 với 2 khẩu minigun và 2 bó ống phóng rốc két trên tay treo 2 bên thân; (iii) M22 với 6 quả đạn diệt tăng AGM22B gá trên 2 tay treo bên thân.
    Loại UH-1 gá 2 khẩu đại liên M60 của hệ thống vũ khí phổ dụng M23 (sau này thay bằng 2 khẩu minigun M134 chuyển cho VNAF được gọi là tàu yểm trợ) ở hai cửa hông không được coi là gunship thuần tuý. Mỹ đi bỏ lại không lực VNCH nên nhiều khái niệm võ khí bị điều chỉnh bát nháo. Loại UH-1 mang 2 khẩu đại liên M60 thì vẫn gọi với hỗn danh là Slick, loại chế 2 khẩu minigun thay M60 thì được nâng hạng thành "Gunship". Như vậy, hợp đoàn mấy tàu của VNAF hành quân gồm vài chiếc UH-1 mang M60 tải quân hoặc chở khí cụ và chuyển thương binh, một chiếc "Slick" yểm trợ và 1 chiếc "Gunship" chế áp.
    Thế nên các đồng chí và chiến hữu mới cãi vã về minigun xoay quanh hình minh hoạ của loại UH-1.
    Chiếc UH-1 theo hình của đ/c OV10 là Gunship chính hiệu Huê Cầy và đã hồi hương từ 1973. Những hình UH-1 mang minigun chụp ở bảo tàng thì là Gunship Quốc gia, là chiến lợi phẩm của ta dùng để đánh Pốt bên K.
    Được OldBuff sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 12/01/2009
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Già Búp nói đúng đó! Gunship hay còn gọi là "tàu-gân" đều sử dụng mi-li-gân cả. Ti nhiên, loại mi-li-gun bác 10 nói là loại "tàu-gân" thứ thiệt của Mẽo do Pilot bắn từ cần lái, chứ không phải loại UH-1B gắn hai cây mi-li-gân có xạ thủ phi hành điều khiển như VNAFsau 73. Loại này thì Mẽo không để lại cho VNAF, còn chi tiết ra sao thì như già búp đã nói ở trên.
    Hợp đoàn thường gồm 5 "slick" đổ quân là loại UH-1D UH-1H có trang bị M-60 hai bên hông, đi kèm là hai Gunship Uh-1B 2 bó rocket và minigun như trong chuyện có nói đến. Ngoài ra còn 1 chiếc "slick" khác làm C &C ( chỉ huy) hướng dẫn hợp đoàn đổ quân, chỉ đạo gunship đánh bao vùng.
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Cao Điểm 601- một phi vụ đáng nhớ tại Bồng Sơn, Phù Cát.
    Phi đoàn 215 Thần Tượng
    Mới mười giờ sáng mà không khí đã bắt đầu oi bức, ánh nắng chói chang của miền Trung dần dần nung nóng vạn vật. Hai chiếc trực thăng võ trang ầm ĩ nối đuôi nhau trên phi đạo sẵn sàng cất cánh. Ngồi trong phòng lái, chiếc áo giáp nặng chình chịch đè nặng trên đùi ép chặt vào ***g ngực, tôi cảm thấy khó chịu nghẹt thở. Từ trong chiếc helmet mồ hôi chảy rịn xuống trán, cái nóng của Phù Cát vào mùa hè thật khủng khiếp.
    [​IMG]
    Kiểm soát đồng hồ phi cụ một lần cuối, tôi nâng và đẩy nhẹ cần lái về phía trước lấy cao độ và vận tốc. Dưới sức nặng của hàng ngàn viên đạn minigun cùng hai bó rocket đầy ắp con tàu rung chuyển rời khỏi mặt đất. Phi đạo chạy dài trước mặt, hơi nóng lung linh bốc lên trên mặt nhựa đường đen bóng tạo nên ảo tưởng của một mặt nước . Lên tới 3 ngàn bộ, tôi nghiêng cần lái bay về hướng biển. Phi trường Phù Cát, những hangar khổng lồ, khu barracks, nhà cửa, bunkers...trông như những mô hình xinh xắn. Những chiếc máy bay nằm trên bến đậu cùng mấy chiếc khu trục, vận tải bận rộn lên xuống như những đồ chơi trẻ con...
    Nhìn người hoa tiêu phụ đang theo dõi vào dãy đồng hồ phi cụ tôi bấm nhẹ nút intercom, chỉ về hương biển:
    - Cậu bay đi...
    Gió ***g lộng thổi vào thân tàu hai bên hông của mở tung, nghe phần phật như tiếng reo vui của không gian chào đón. Châm điếu thuốc Capstan, mùi khói tỏa thơm lừng. Nhìn những sợi khói bay nhiễu loạn trong không khí tôi trầm tư suy tưởng. Những tháng năm rong ruổi trên đường mây rộng, bôn ba khắp nẻo chiến trường vùng II, lăn lộn từ mặt trận này đến mặt trận khác, cọ sát cùng hiểm nguy và chết chóc đã chai mòn cảm giác khiến tôi không còn những xúc động như buổi ban đầu khi phải lao vào vùng lửa đạn.. Những con tàu vỡ nổ, bạn bè bỏ nhau đi, những cơn say chiến trận, săn đuổi, tàn phá, máu và mùi vị chiến trường...Tất cả chỉ là nỗi dửng dưng như thói quen ăn, ngủ, làm việc mỗi ngày.
    Phi vụ hành quân ở Qui Nhơn, Phù cát, phần nhiều chỉ là phi vụ yểm trợ quân bạn qua những đụng độ nhỏ với du kích địa phương. Địa thế chiến trường phía Đông Quốc lộ 1 chạy dài từ Bắc xuống Nam không hiểm trở như rừng núi trùng điệp vùng cao nguyên Ban mê Thuộc, Pleiku, Komtum. Đây chỉ là bình nguyên với những thôn xóm rải rác. Miền đất nghèo khó, sông khô suối cạn, cỏ cây èo uột không một màu xanh tươi. Khởi động một trận địa chiến nơi đây sẽ là một sự tự sát cho địch, không có chỗ ẩn núp và đường thoái không có, chúng sẽ làm mồi cho pháo binh hay khu trục.
    Điếu thuốc vừa tàn thì hai chiếc trực thăng võ trang vừa đến vùng hoạt động. Bầu trời trong vắt, lác đác vài cụm mây trắng nõn, phía dưới là biển mênh mông một màu xanh lục. Những cồn cát trắng phau chạy dài dọc theo bờ. Những ngôi làng nho nhỏ nằm e ấp uốn lượn những con suối xanh, bao bọc bởi những ô ruộng hình bàn cờ, yên bình hiền hòa dưới ánh mặt trời như chưa một lần bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh.
    - Charlie, Charlie, Hổ gọi...
    - Nghe năm, thấy hai bạn rồi....Hướng 11 giờ, cao độ 6000 feet, thấy Charlie chưa?

    Tôi ngước đầu lên tìm. Chiếc C&C bay tít mãi trên cao. Nhìn kỹ mãi tôi mới nhận ra một chấm đen bay vòng vòng trên dãy núi trọc cao không quá hai trăm bộ nằm chơ vơ giữa đồng bằng trơ trụi. Ngọn cao nhất hướng Bắc, phía Nam thoai thoải ba ngọn đồi, dọc theo đỉnh xuống chân là con đường mòn dẫn đến căn cứ Hải quân sát ngay mé biển với những mái tôn chấp chóa dưới ánh nắng chói chan. Mấy chiếc hải thuyền neo cạnh cầu tàu vẫn im lìm trong cơn ngủ mệt. Tôi nhấn intercom nói với người hoa tiêu phụ:
    - Mấy ông thần Hải quân này sướng thật, suốt ngày ăn nhậu đồ biển. Bạn nhớ không lần trước biệt phái cho bộ Chỉ huy Duyên hải, phi hành đoàn được ăn uống một bữa linh đình...
    [​IMG]
    Có tiếng xè xè trong máy:
    - Mảnh Hổ, Charlie. Bạn thấy ngọn núi cao phía Bắc không, nơi có khói đang bốc lên. Đó là căn cứ pháo binh bị mất tối hôm qua. Mình cần yểm trợ quân bạn tái chiếm, nghe rõ?

    Tôi cầm cần lái bay về hướng đó:
    - Có phải chỗ hình tam giác màu đất đỏ không? Trả lời?
    - Đúng năm, cẩn thận đó, quân bạn đang bám sát vòng ngoài. Hổ đánh cho đẹp, đừng bắn ra ngoài đồn. Nghe rõ trả lời?

    Giảm cao độ xuống thấp tôi bay sát gần đến đỉnh núi để quan sát rõ hơn. Ngọn núi trọc, ngay giữa đỉnh là một căn cứ hoả lực pháo binh hình tam giác, những công sự hình như đã bị đổ bể khá nhiều vì đạn pháo. Những cụm khói còn bốc lên chứng tỏ đã qua những lần giao tranh trước đó, nay thì im lìm bất động. Nhưng bunker cũng bị tan nát khá nhiều. Đêm qua căn cứ bị tràn ngập bởi địch quân, bây giờ bám trụ, nhất định tử thủ cao điểm nằm chênh vênh trên mỏm núi, chung quanh là vực sâu hay vách núi dốc ngược. Con đường mòn dẫn lên đỉnh chạy từ những ngọn đồi thấp hơn phía Nam đã bị địch cưa xẻ. Quân bạn đã vất vả vô cùng mới lên được vị thế bây giờ và hiện tại thì bị kềm chân tại chỗ.
    Cao điểm nằm trên đỉnh núi, được mang tên đồi 601, nổi lên giữa đồng bằng là một điểm chiến lược vô cùng quan trọng. Từ vị thế cao, tầm quan sát quét được tất cả những hoạt động của phi trường Phù cát cùng mọi di chuyển trên Quốc lộ 1. Địch chỉ cần đặt vài ba khẩu phòng không cũng như những đạn pháo thì có thể kiểm soát được một vùng rộng và có thể đe dọa căn cứ Hải quân gần đó.
    Hai phi tuần khu trục được điều động lên từ sáng sớm để yểm trợ cho quân bạn nhưng không hoạt động được vì quân bạn quá gần mục tiêu, phải cần sự chính xác tối đa.
    Tôi nói với người hoa tiêu phụ:
    - Mục tiêu nhỏ như cái đít chén thế này thì mấy ông khu trục chắc chịu thua.
    Nói xong tôi bấm nút liên lạc với chiếc số 2, nãy giờ đang lặng lẽ theo phía sau:
    -Lấy trục Tây Đông, gió 100...
    Tôi chăm chú nhìn vào mục tiêu một lần cuối rồi cho tàu chúi mũi lao xuống. Hai trái rocket đầu tiên như hai trái tên lửa phóng ra nổ vỡ tung lên trong hàng rào căn cứ. Chiếc tàu nghiêng hẳn về phía trái đưa hông cho người xạ thủ nhoài hẳn người ra ngoài, chỉa mũi minigun sáu nòng siết chặt cò súng...Tiếng nổ của hàng ngàn viên đạn từ họng súng hướng về phía mục tiêu. Tiếng gầm thét của khẩu súng sáu nòng, tiếng vỏ đạn rơi rào rào trên sàn tàu, tiếng động cơ, tiếng cánh quạt xé gió kêu phành phạch tạo thành một âm thanh khủng khiếp bên tai tôi. Máu trong người như sôi sục vì cơn say khích thích, chiếc phi cơ rung chuyển cùng nhịp cùng nhịp điệu của từng sợi giây thần kinh trong cơ thể.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 13/01/2009

Chia sẻ trang này