1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Không Lực Vnch Trận Chiến Giai Đoạn 55-65
    VƯƠNG HỒNG ANH
    * Không quân Việt Nam thời kỳ chuyển tiếp:
    Trong số trước, chúng tôi đã lược trình về diễn tiến sự hình thành của Không quân Quân đội Quốc gia Việt Nam từ 1961 đến 1955. Như đã trình bày, ngành Không quân Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 7/1951 theo Dụ số 9 của Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 25 tháng 6/1951, thế nhưng trong giai đoạn đầu, chức vụ chỉ huy lực lượng Không quân Việt Nam và các đơn vị trực thuộc đều do sĩ quan Pháp đảm trách, phải đến tháng 7/1955, Không quân Việt Nam mới được giao cho sĩ quan Việt Nam chỉ huy. Trong năm 1955, Không quân Pháp đã lần lượt chuyển giao các căn cứ và một số phi cơ cho Không quân Việt Nam. Đến tháng 4/1956, sau khi quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam, cũng như các ngành khác, Không quân Việt Nam đã tổ chức, phối trí lực lượng để thích ứng với giai đoạn mới.
    [​IMG]
    (MS 500)
    Về lực lượng phi cơ, tính đến cuối năm 1956, Không lực Việt Nam có 69 Cessna L 19 A, 26 Dakota DC 3, 21 Morane Saulnier, 20 quan sát MS 500, 6 Marcel Dassault và 3 Beech craft.
    Về lực lượng đơn vị có 1 phi đoàn vận tải thuộc căn cứ trợ lực Không quân số 2 Tân Sơn Nhất, 1 phi đoàn chiến đấu thuộc căn cứ trợ lực không quân số 3 ở Biên Hòa, 1 phi đoàn liên lạc thuộc căn cứ Đà Nẵng, 1 phi đội liên lạc thuộc căn cứ trợ lực Không quân số 1 ở Nha Trang.
    Từ giữa năm 1956 đến cuối năm 1963, Không quân Việt Nam Cộng Hòa lần lượt tiếp nhận một số lượng phi cơ của Hoa Kỳ chuyển giao để thay thế cho các phi cơ của Pháp. Theo tài liệu của đại tướng Westmoreland thì đến đầu năm 1964, Không lực Việt Nam Cộng Hòa có 190 phi cơ, sau đó Hoa Kỳ cung cấp thêm 140 chiến đấu cơ và 248 trực thăng.
    Về hoạt động Không quân chiến thuật và yểm trợ, ngay từ tháng 9 năm 1955, một thành phần gồm 4 phi cơ quan sát của Không lực Quốc gia Việt Nam đã yểm trợ cho cuộc hành quân Hoàng Diệu tại Rừng Sát và chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đợt 1 và đợt 2 tại miền Tây. Trong chiến dịch Nguyễn Huệ khai diễn từ 1-1-56 đến 31-5-56 tại Đồng Tháp Mười và Hậu Giang, Không quân VNCH đã điều động 1 phân đội của Phi đội 2 Quan sát và 3 phi cơ oanh tạc Marcel Dassault để không yểm cho các đơn vị Bộ binh.
    * Giai đoạn phát triển:
    Từ 1957 đến 1960, Không quân Việt Nam đã thành lập thêm một số phi đoàn, đồng thời gửi nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan sang tu nghiệp tại các trường Không quân Hoa Kỳ. Tại trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang, ngoài các khóa hoa tiêu và quan sát viên, còn có các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.
    Từ năm 1961 đến 1963, khi CQ gia tăng hoạt động tại miền Nam, các phi đoàn chiến thuật của Không quân đã tham chiếnt trong hầu hết các trận hành quân quy mô do các bộ Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh và Quân đoàn tổ chức.
    Năm 1964, để đáp ứng tình hình của chiến trường, Không quân Việt Nam đã thành lập 5 không đoàn, bản doanh đặt tại các căn cứ Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Mỗi không đoàn yểm trợ cho một vùng chiến thuật, riêng không đoàn tại Tân Sơn Nhất là lực lượng tổng trừ bị của Không quân. Mỗi không đoàn có 3 liên đoàn: 1 liên đoàn chiến thuật trực tiếp tác chiến và trợ chiến, 1 liên đoàn phụ trách bảo trì, sửa chữa, 1 liên đoàn yểm cứ.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 18:55 ngày 14/01/2009
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    * Kế hoạch FARMGATE:
    Giữa năm 1964, đại tướng Westmoreland-phụ tá đại tướng Harkins, được cử thay thế vị tướng này trong chức vụ chỉ huy trưởng bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV).
    Ngay sau khi nhận chức, đại tướng Westmoreland đã lập phiếu trình xin Hoa Thịnh Đốn gia tăng sự viện trợ quân sự cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có cả kế hoạch phát triển hiệu năng chiến đấu của Không lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng với đề nghị xin được sử dụng Không lực Hoa Kỳ yểm trợ cho các cuộc hành quân quy mô của các đơn vị Bộ binh VN, thế nhưng những đề nghị của đại tướng Westmoreland đã không nhận được tán đồng của Hoa Thịnh Đốn. Trong cuốn Bản Tường Trình Của Một Người Lính (nhà xuất bản Thế Giới, dịch giả Duy Nguyên), đại tướng Westmoreland đã kể lại như sau:

    Trong suốt cuộc chiến, chính sách của Hoa Thịnh Đốn lúc nào cũng hối thúc chúng tôi chiến đấu nhưng chỉ cho chiến đấu có một tay. Sự trói buộc què quặt nhất là việc sử dụng Không quân. Theo cái gọi là chương trình FARMGATE, phi công Hoa Kỳ chỉ được phép yểm trợ cho dưới đất khi nào có phi công Việt Nam cùng ngồi trên phi cơ đó. Ý muốn nói đang trong giai đoạn huấn luyện. Thời gian ấy chưa có trực thăng chiến đấu mà chỉ có loại vận tải được gắn thêm đại liên.
    Để có phản ứng kịp thời và thích hợp, phụ tá Không quân của tôi là Joe More bèn cho thành lập một hệ thống liên lạc riêng rẽ cho các cố vấn. Có một phi đội T-28 là phi cơ trang bị hai chỗ ngồi nhưng cả người Mỹ lẫn người Việt đều không thích ngồi ghế sau. Tướng Moore liền tìm cách thuyết phục tướng Kỳ cung cấp cho ông một toán binh sĩ ứng chiến. Họ sẽ ngồi sau lưng phi công Mỹ, như vậy theo đúng quy định lúc nào cũng có người Việt ngồi ở sau phi cơ. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài bao lâu vì toán binh sĩ này không chịu nổi các phi vụ. Binh sĩ ngồi sau ói mửa tung tóe. Hơn nữa cấu trúc loại phi cơ T-28 không phòng ngừa chuyện này. Chưa kể đến khi phi cơ chúi mũi xuống thì người ngồi sau bị xỉu và nằm nhoài người trên dàn điều khiển của phi công phụ, gây cho phi cơ không còn điều khiển được, may mà phi công ghì được tay lái và giữ cho phi cơ được an toàn.
    [​IMG]
    Đôi khi để cứu vãn tình thế bị vây khốn của đơn vị Việt Nam dưới đất, phi công Hoa Kỳ phải bay một mình, không kể đến điều kiện có người Việt đi theo. Thời gian trôi qua, toàn bộ chương trình FARMGATE cho quân nhân Việt Nam theo phi cơ cũng cũng mờ nhạt. Khoảng giữa năm 1964, khi tình hình quân sự nguy kịch và khi trực thăng Hoa Kỳ có thể yểm trợ hỏa lực thì chương trình này cũng chấm dứt vì lỗi thời. Khuynh hướng mà các cố vấn Hoa Kỳ đặt sự tin cậy vào là sự yểm trợ hỏa lực từ các trực thăng thay vì từ phóng pháo cơ. Sự kiện này khiến cho Không quân Hoa Kỳ lo ngại rằng Lục quân đang tìm cách qua mặt Không quân (Trực thăng Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam trực thuộc các Sư đoàn Lục quân Hoa Kỳ.- chú thích của VB). Do đó, vào cuối năm 1964, khi tôi về Hoa Thịnh Đốn, tướng Curtis E.Le May, tham mưu trưởng Không quân hỏi móc tôi về cách sử dụng Không quân. Một vài tuần lễ sau đó, ông đến thăm Hồng Kông và triệu tướng Moore đến gặp ông. Ông biện luận rằng không phải ông lo sợ có việc qua mặt Không quân nhưng ông không bằng lòng về việc tướng Moore cho phép gắn đại liên trên trực thăng.
    Tôi rất lấy làm tiếc cho tướng LeMay khi ông từ chối lời mời của tôi đến thăm Việt Nam để xem xét cách sử dụng Không lực của chúng tôi. Giá mà ông chịu đến thăm thì thế nào ông cũng nhận thấy được trong chiến tranh chống phiến loạn cần phải có sự uyển chuyển, không giống như chiến tranh quy ước và rằng khoảng cách giữa vô số những nhu cầu yểm trợ Không quân từ cả trực thăng võ trang lẫn phi cơ chiến đấu.

    Tướng Westmoreland cũng đã gặp khó khăn khi tiến hành các kế hoạch phối hợp Không lực Việt-Mỹ, ông cho biết như sau: Vào cuối tháng 8 năm 1964 ông xin phép được thi hành các cuộc oanh tạc hỗn hợp Việt-Mỹ nhằm vào các mục tiêu trong vùng cán chảo (Lào) thì Hoa Thịnh Đốn không chấp thuận. Đã từ lâu chỉ có một loại hoạt động bằng Không quân trên vùng cán chảo này là các chuyến bay của Yankee team và được quyền tấn công vào các đoàn xe vận tải hay khu tập trung của quân CSBV.
    Đã mấy tháng liền trong tam cá nguyệt thứ ba năm 1964, đại tướng Westmoreland vẫn không được phép sử dụng phi cơ Hoa Kỳ để yểm trợ cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngoài những hạn chế của chương trình FARMGATE. Ngày 1 tháng 10/1964, ông xin được phép dùng phi cơ Hoa Kỳ khi cần thiết nhưng vẫn không được chấp thuận. Biết chắc chắn lực lượng địch gia tăng mạnh mẽ ngoài chiến trường, nên ông lập lại lời cầu xin trước kia vào cuối tháng Giêng 1965, và cố ý thu hẹp bớt nhiều điểm với hy vọng được chấp thuận: Vì vấn đề quân sự cần kíp, ông tha thiết mong được cho phép điều động phản lực cơ Hoa Kỳ cho mục đích tấn công trong trường hợp khẩn cấp.
    Sự phát triển Không quân được tiến hành từ năm 1965, đại tướng Westmoreland ghi nhận như sau: Về phần quân chủng Không quân, tiến trình hình thành chậm hơn. Vì trước đây có nhiều hạn chế trong việc sử dụng Không quân Hoa Kỳ nên chúng tôi thúc đẩy cho Việt Nam tiến nhanh để đáp ứng với nhu cầu chiến trường. Khó khăn đầu tiên là tìm cho ra những thanh niên có đủ khả năng học hỏi kỹ thuật cao, một yếu tố quan trọng để trở thành phi công và chuyên viên cơ khí. Điều kiện nữa để trở thành phi công phải biết nói tiếng Anh. Không giống như Không quân Hoa Kỳ, Không quân Việt Nam phụ trách phần lớn loại trực thăng cũng như cần phải có phi công. Vậy mà chỉ một thời gian sau các phi công Việt Nam có thể sử dụng phóng pháo cơ chiến thuật và vận tải cơ C 130. Mọi thứ đều cứu xét xong. Mùa hè 1967, kế hoạch phát triển Quân đội Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu bằng cách thay thế quân cụ và vũ khí mới để một thời gian sau, có thể tự đảm nhận các gánh nặng chiến tranh, để dần dần các đơn vị Hoa Kỳ rút về nước.
    (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5/Bộ Tổng Tham mưu, hồi ký của cựu đại tướng Westmoreeland...)
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Không Quân Vnch Trận Chiến Mùa Hè 1972
    VƯƠNG HỒNG ANH
    * Không quân VNCH trong cuộc chiến Mùa Hè 1972:
    Đầu năm 1972, Không quân Việt Nam Cộng Hòa có 6 sư đoàn Không quân: Sư đoàn 1 Không quân đặt bản doanh tại Đà Nẵng yểm trợ cho Quân đoàn 1 & Quân khu 1; Sư đoàn 2 Không quân bản doanh tại Nha Trang và Sư đoàn 6 Không quân bản doanh tại Pleiku yểm trợ cho Quân đoàn 2 & Quân khu 2; Sư đoàn 3 Không quân đặt bản doanh tại Biên Hòa yểm trợ Quân đoàn 3 & Quân khu 3; Sư đoàn 4 Không quân bản doanh tại Cần Thơ, yểm trợ Quân đoàn 4 & Quân khu 4; Sư đoàn 5 Không quân bản doanh tại Tân Sơn Nhất là lực lượng tổng trừ bị của quân chủng Không quân.
    Khi trận chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ, tất các Không đoàn chiến thuật thuộc các Sư đoàn Không quân đã xuất trận, tiếp ứng kịp thời các đơn vị bộ chiến VNCH giữ vững phòng tuyến. Tại mặt trận Bình Long, các Không đoàn của Sư đoàn 3 và Sư đoàn 5 Không quân đã phối hợp cùng Không lực Hoa Kỳ thực hiện liên tục hàng loạt phi tuần không kích, phi vụ đổ quân, phi vụ tiếp tế, vận chuyển thương binh về phòng tuyến sau. Từ ngày 20 tháng 4/1972, khi hỏa lực phòng không của VC quá dày dặc, ngoài các phi vụ tiếp tế được thực hiện bằng Phi cơ C 130 của Không quân VNCH và Hoa Kỳ, trong nhiều hợp các phi công trực thăng Không quân đã thực hiện những phi vụ khẩn cấp đáp xuống ngay trong thị xã An Lộc-tỉnh lỵ tỉnh Bình Long.
    Tại mặt trận Cao nguyên, trong tháng 4/1972, các Không đoàn chiến thuật của Sư đoàn 6 và Sư đoàn 2 Không quân đã đặt trong tình trạng tác chiến 100% để yểm trợ cho các đơn vị của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù và hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh tại mặt trận Tân Cảnh-Dakto. Vào tháng 5 và tháng 6/1972, Sư đoàn 6 Không quân đã yểm trợ mạnh mẽ cho các đơn vị Biệt động quân Quân khu 2 giải tỏa áp lực trên Quốc lộ 14, đoạn từ Kontum đi Pleilu.
    Tại mặt trận Miền Tây, khi Cộng quân mở hàng loạt trận tấn công cấp tiểu đoàn vào một số vị trí của các đơn vị VNCH tại Chương Thiện vào ngày 7 tháng 4/1972, một số phi đoàn chiến thuật của Sư đoàn 4 Không quân đã thực hiện nhiều phi vụ, yểm trợ kịp thời cho quân bạn chận đứng các cuộc tấn công của Cộng quân. Trong tháng 5/1972 , Sư đoàn 4 Không quân đã yểm trợ cho Sư đoàn 7 Bộ binh hành quân truy kích 2 trung đoàn CQ dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt.
    Tại mặt trận Trị Thiên, khi cuộc tổng tấn công của Cộng quân vừa bùng nổ, tất cả các phi đoàn chiến thuật thuộc Sư đoàn 1 Không quân thống thuộc quyền điều động của Quân đoàn 1 đã nhập trận để yểm trợ cho Sư đoàn 1 Bộ binh tại phòng tuyến Tây Nam Huế, 2 lữ đoàn 147 và 258 Thủy quân Lục chiến, trung đoàn 2, 56 và 57 của Sư đoàn 3 Bộ binh tại cụm phòng tuyến Tây Bắc Quảng Trị. Do áp lực nặng của CQ, bộ Tổng Tham mưu QL/VNCH đã chỉ thị bộ tư lệnh Không quân điều động thêm 1 phi đoàn từ Quân khu 3 tăng cường cho Quân đoàn 1. Nhận được yêu cầu không yểm, trung tướng Trần Văn Minh-tư lệnh Không quân, đã trực tiếp chỉ định phi đoàn 518 Khu trục thuộc Sư đoàn 3 Không quân khẩn cấp tiếp ứng kịp thời cho các đơn vị bạn.
    [​IMG]
    Ngay sau khi có lệnh của trung tướng Trần Văn Minh, phi đoàn khu trục 518 do thiếu tá Lê Quốc Hùng-phi đoàn trưởng chỉ huy đã rời phi trường Biên Hòa trực chỉ miền Trung, chỉ hơn 1 giờ sau, phi đoàn đã có mặt tại Đà Nẵng và sẵn sàng thực hiện những phi vụ yểm trợ hoặc oanh kích CQ tại mặt trận giới tuyến. Sáng ngày đầu tiên 2/4/1972, do thời tiết xấu, phi đoàn đã không thực hiện được phi vụ nào cả, nhưng chiều cùng ngày, mặc dù thời tiết chỉ có 1,500 bộ (thời tiết tối thiểu cho an ninh phi trình của Không quân VNCH), thiếu tá phi đoàn trưởng đã cho một toán phi tuần do đại úy Trần Thế Vinh chỉ huy cất vào lúc 15 giờ 30. Với sự hướng dẫn của phi cơ quan sát, phi tuần của đại úy Vinh đã tiêu diệt 4 chiến xa CQ bên kia cầu Đông Hà. Kết quả trong hai ngày đầu tại chiến trường giới tuyến, phi đoàn 518 đã thực hiện 12 phi tuần và tiêu diệt 14 chiến xa của CQ.
    Diễn tiến một số trận săn đuổi và bắn hạ chiến xa CA của phi đoàn 518 đã được thiếu tá Lê Quốc Hùng-phi đoàn trưởng kể lại như sau:
    Ba ngày đầu tiên khi mặt trận bùng nổ, quân CSBV tràn đến gần bờ sông Đông Hà. Theo tin quân báo, có lẽ vì thời tiết xấu, Không quân Việt Nam không thực hiện được các phi vụ, nên khoảng 30 chiến xa của địch nằm ngổn ngang trên Quốc lộ 1. Tôi (thiếu tá Hùng) ra lệnh cho các phi tuần của đại úy Vinh và đại úy Xê cất cánh vào mục tiêu để tìm địch. Đại úy Vinh đã liều lĩnh cho phi cơ bay thấp 800 bộ tấn công chiến xa địch, sau đó bắn vào quân CSBV hộ tống, trong phi vụ này, chúng đã hạ được 4 chiến xa.
    Sáng ngày 3 tháng 4/1972, sau khi đón trung tướng tư lệnh Không quân ở Đà Nẵng, chúng tôi đã cất cánh tìm địch. Khi thấy hai chiến xa án ngữ . Tôi ra lệnh cho khu trục cơ Phi Long 2 tấn công bằng bom và đại bác. Trong khi đó, phi cơ của tôi chúc xuống nhả đạn, thì không hiểu vì trở ngại kỹ thuật gì mà đạn bác không nổ. Tôi kéo phi cơ lên 1,500 bộ và nghe thấy một tiếng nổ lớn trong phi cơ. Sau đó, dầu khói mịt mù ở phòng lái. Tôi biết mình bị đạn vì tôi đã từng bị đạn phòng không địch. Tôi định kéo ghế tự động nhảy dù ra ngoài, nhưng tôi nghĩ, nếu nhảy ra lúc này là chết ngay, vì đạn địch ở dưới bắn lên dữ dội, và lúc đó phi cơ tôi đang ở trong vùng đất địch. Tôi cố gắng bay thêm 6.5 km, trong thời gian này đã ba lần tôi định thoát ra ngoài, nhưng nhờ có người bạn bên phi cơ trinh sát khuyến khích bay thêm ít cây số nữa cho tới vùng đất bạn, nên tôi cố gắng lết. Cuối cùng tôi đến bờ Nam sông Đông Hà, tôi đã nhảy dù ra và đáp xuống đất cách sông 250 mét về phía bên đất quân mình.
    Khi oanh kích chiến xa CSBV, chúng tôi thường đánh từ Bắc vào Nam vì biết trước hỏa lực phòng không của địch rất nặng, nếu không may chúng tôi bị nạn thì cũng dễ thoát hiểm hơn. Điển hình là trường hợp thoát hiểm của tôi.
    Cũng theo lời của thiếu tá phi đoàn trưởng, phi đoàn 518 có nhiều phi công xuất sắc như đại úy Trần Thế Vinh, đại úy Trương Phùng, thiếu tá Dương Bá Trạc, đại úy Nguyễn Văn Xê, những phi công này tiêu diệt được nhiều chiến xa Bắc Việt. Những phi tuần của đại úy Vinh và đại úy Phùnng đã phá hủy 17 chiến xa trên chiến trường giới tuyến. Riêng trường hợp đại úy Trần Thế Vinh thì đại úy Định cùng bay một phi tuần với đại úy Vinh kể lại với phóng viên báo Diều Hâu như sau:
    8 giờ sáng 9/4/1972, 2 chiếc AD 6 do đại úy Vinh chỉ huy được lệnh đi đánh chiến xa địch tại giới tuyến. Thời tiết rất xấu, từ Đà Nẵng ra Quảng Trị phi cơ phải bay sát mặt đất, có khi chỉ cách lối 50 thước, 2 phi cơ nhiều lần được cho biết có 3 chiến xa địch dàn trận, với rất nhiều súng phòng không chĩa lên. Đại úy Vinh quyết định dùng chiến thuật núp từ trên mây đánh xuống. Lúc đó, cả hai chiếc AD 6 ở trên cao độ 1,300 bộ, và đánh chiến xa Bắc Việt theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. 10 giờ 15 phút, khi phi cơ quan sát cho biết đại úy Vinh vừa bắn cháy thêm 1 chiến xa địch, cũng là lúc tôi nghe tiếng đại úy Vinh hét lên trong ống nghe: Đạn phòng không bắn dữ quá. Có lẽ nguy mất. Cùng lúc chiếc AD-6 lao xuống và không lên nữa. Phi cơ quan sát báo cho thấy Vinh đã nhảy dù ra ngoài. Tôi quần nhiều vòng chỗ phi cơ Vinh đâm xuống, nhưng không thấy bóng chiếc dù và dấu vết gì cả.

    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 14/01/2009
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    * Kế hoạch Không yểm tại mặt trận Quảng Trị:
    Cũng cần ghi nhận rằng, trong những ngày sôi động nhất của mặt trận Đông Hà, do thời tiết xấu và do những trở ngại về liên lạc xin không yểm với Không quân Hoa Kỳ, nên các đơn vị đơn vị trú phòng VNCH phải trông cậy vào sự yểm trợ của Không quân VNCH, nhất là phi đoàn 518 thuộc Sư đoàn 3 Không quân được tăng phái từ Biên Hòa tới.
    [​IMG]
    Sau khi thời tiết dần dần tốt trở lại, và sau khi các phòng tuyến các đơn vị bộ chiến đã được củng cố, những cuộc không tập bắt đầu gia tăng và càng hữu hiệu hơn trong các trận đánh vào các khu vực Cộng quân tập trung bộ binh, chiến xa, đại pháo và tiếp liệu.
    Trong tháng 5/1972, các thủ tục phối hợp để sử dụng không trợ đã được cải tổ sâu rộng, sau ngày bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 di chuyển Trung tâm Điều hành Không trợ Quân đoàn 1 từ Đà Nẵng đến Huế, được đặt chung và hoạt động kết hợp với Trung tâm Phối hợp Hỏa lực. Sự điều động này đã giúp sự phối hợp thêm hữu hiệu và tiết kiệm nhiều thời giờ. Để bổ túc, nhiều toán liên lạc không trợ cũng được tăng cường và hoạt động song song với các bộ chỉ huy Sư đoàn. Các sự cải tổ và sắp xếp lại hệ thống điều hợp và kiểm soát, đã giúp cho Quân đoàn 1 dần dần phục hồi công tác chiến thuật, phát triển khả năng sử dụng không trợ với hơn 6 ngàn phi xuất trong 1 tháng. Các vị trí pháo binh và địa điểm đóng quân của CQ, đặc biệt là nhiều dàn đại pháo 130 ly, đã bị thiệt hại nặng nề, phần lớn kết quả các trận hỏa tập của Không quân nhờ vào sử dụng bom Quang tuyến điều khiển (Laser-guided Bombing) và kỹ thuật sử dụng hệ thống Radar Điều khiển Không tập-từ sự phân tích các không ảnh.
    Trong chiến dịch Lam Sơn 72 tổng phản công tái chiếm Quảng Trị do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 tổng chỉ huy, khai diễn vào cuối tháng 6/1972, các phi đoàn chiến thuật của Sư đoàn 1 Không quân đã phối hợp với Không lực Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ cho các đơn vị Nhảy Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân trong suốt gần 3 tháng của chiến dịch.
    (Biên soạn dựa theo một số bài viết trong KBC, tài liệu của trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ)
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 14/01/2009
  5. blusunflower

    blusunflower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    799
    Đã được thích:
    2
    1 em Huey của RAAF (Không lực Hoàng gia Úc Đại Lợi) trong Vietnam War
    [​IMG]
    1 Huey và 1 Caribou của Kangoroo!
    [​IMG]
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Nếu không nhầm thì hình này chụp ở Vũng Tàu.
  7. blusunflower

    blusunflower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    799
    Đã được thích:
    2
    Vâng, nó chú thích thế đấy bác ạ, con Huey thuộc Phi đội chuồn chuồn số 9 RAAF còn con Caribou là phi đội vận tải số 35! RAAF tham chiến VN từ năm 1964 bằng phi đội vận tải số 35 (sử dụng Caribou). Chúng nó thường được gọi là "Wallaby Airlines".
    1 tấm ảnh khác chụp Caribou từ 1 con Caribou!
    [​IMG]
    Tấm này cho sang topic phụ nữ VN trong doanh trại cũng đc
    [​IMG]
  8. blusunflower

    blusunflower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    799
    Đã được thích:
    2
    Em thấy bác 10 có vẻ khoái con caribou nên post tấm này bác đừng buồn nhé!
    [​IMG]
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Về góc độ kỹ thuật theo tôi Caribou trong VNW là loại máy bay tốt và phù hợp chiến trường.
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Cà-ri-bú (C7)chắc tương tự ngAN-hai-xấu (An-26) nhà mình hử bác 10? nghe nói C7 đường băng tối thiểu khoảng 300m là lên xuống được òi. Nhưng chắc chỉ dùng để vận tải nhẹ, cơ động như Ngan già nhà mình thôi chứ chiến đấu như AC 119 hay vận tải nặng như C130 trong CTVN đâu có được.

Chia sẻ trang này