1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Nói về đường băng ngắn thì C-7 ngon hơn nhưng thua AN-26 về tải trọng.
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Tài liệu về Trực thăng vận trong CTVN - Không lực trong chiến dịch Đỗ Xá - Hành Quân Quyết Thắng 202 (Mỹ dịch sai là Sure Wind 202)
    Vào khoảng cuối tháng tư năm 1964, Thủy Quân Lục Chiến của Đại Tá Merchant liên đới với các đơn vị của Không Lực Việt Nam và Lục Quân Hoa Kỳ để phát động một cuộc tấn kích trực thăng vận được coi là tốn kém và phản chộ́ng khốc liệt nhất tại Nam Việt Nam trong thời kỳ 1962-1965.
    [​IMG]
    Ngày 26, Đại Tá Merchant, Trung Tá La Voy và Trung Tá George Brigham, sĩ quan điều hành các đơn vị hành quân, bay tới Quảng Ngãi và Pleiku để tham dự các giai đoạn cuối cùng của kế hoạch cho một cuộc tấn công gồm nhiều tiểu đoàn vào vùng Đỗ Xá, mật khu rừng núi ********* nằm dọc theo ranh giới phía bắc của Quân Đoàn IỊ Tại Quảng Ngãi, giới chức từ bộ tư lệnh Quân Đoàn II đã hoàn tất các kế hoạch tổng quát cho Hành Quân Quyết Thắng 202 (Mỹ dịch sai là Sure Wind 202); tầm kích của cuộc hành quân đòi buộc sự trưng dụng của tất cả các trực thăng vận tải khả dụ̣ng trong cả Quân Đoàn I và IỊ Các đại diện Thủy Quân Lục Chiến được thông báo cho biết vai trò của các trực thăng HMM-364 trong cuộc hành quân sắp thực hiện là chuyên chở một tiểu đoàn 420 lính Nam Việt Nam từ phi trường Quảng Ngãi tới Bãi Đáp Bravo, một mục tiêu nằm cách khoảng chừng 30 dậm phía đông của địa điểm bốc quân. Đồng thời với cuộc tấn công này, một đại đội trực thăng Lục Quân HK đóng tại Pleiku cũng được trưng dụng chuyên chở hai tiểu đoàn QLVNCH (960 quân lính) từ Gi Lăng, một tiền đồn nằm tại 24 dậm tây tây-nam của Quảng Ngãi, tới một bãi đáp khoảng tám dậm tây tây-nam của Bãi Đáp Bravọ.
    Cuộc hành quân được ấn định khởi xuất sáng ngày 27 tháng 4, với các đợt tấn công đầu tiên ấn định đổ bộ vào lúc 9 giờ sáng. Do khoảng cách cách biệt của hai bãi đáp trong vùng núi và vì hai đơn vị trực thăng khác biệt thực hiện công việc chuyển vận quân lính, kế hoạch hành quân coi hai cuộc tấn công như hai cuộc hành quân riêng rẽ. Một chiếc phi cơ U-10 Không Quân HK được cắt đặt để chở Đại Tá Merchant, nhân viên TACA [Tactical Air Controller, Airborne] và các đại diện khác của ASOC [Air Support Operations Center] có nhiệm vụ phối hợp công cuộc trực thăng vận vào Bãi Đáp Bravọ
    Hai mươi mốt phi cơ Skyraiders A-H1 Việt Nam được giao trọ̣ng trách không yểm tác chiến cho phân bộ Thủy Quân Lục Chiến của cuộc hành quân. Mười hai trong số phi cơ tấn kích này được ấn định thực hiện các phi xuất tấn kích chuẩn bị tại và xung quanh các bãi đáp, bốn chiếc sẽ bay vòng trên vùng sau khi cuộc đổ bộ trực thăng khởi sự, và bốn chiếc còn lại sẽ túc trực tại phi đạo ở Đà Nẵng. Năm trực thăng võ trang UH-1B Gunship Lục Quân HK được ấn định hộ tống các trực thăng UH-34D Thủy Quân Lục Chiến HK đi tới và rời khỏi bãi đáp.
    [​IMG]
    Các vụ không tập chuẩn bị xung quanh Bãi Đáp Bravo khởi sự trong khi các toán quân leo lên 19 chiếc trực thăng của Thủy quân Lục Chiến HK và hai chiếc của Không Lực Việt Nam tại Quảng Ngãị Tiếp sau các vụ không tập của KLVN, các trực thăng võ trang hộ tống của Lục Quân HK nhào xuống để tiền thám vùng. Họ được tiếp đón bởi các đại liên ?50 và 30 ly VC. Các trực thăng võ trang phản pháo với hỏa tiễn và đại liên nã vào các vị trí địch tuy có thể xác ̣định như không thể trừ khử các họng súng Cộng Quân. Trong khi đó, các trực thăng chở đầy quân cũa TQLC HK và KLVN rời khỏi Quảng Ngãi và tiến gần đến mục tiêụ
    Sau khi các trực thăng UH-1B bắn trọn bom đạn và gần c̣ạn xăng trong nỗ lực vô hiệu hóa hỏa lực địch, Đại Tá Merchant ra lệnh các trực thăng, vận tải cùng võ trang trở về Quảng Ngãi để tái trang bị đạn dược và xăng nhớt. Với các trực thăng vận tải và võ trang trên đường trở về Quảng Ngãi, viên ASOC kêu gọi các phi cơ A-1H KLVN tuần trực tấn công các vị trí *********. Trong thời gian kh?ông kích tiếp diễn, một Skyraider bị tổn thương trầm trọng bởi hỏa lực của đại liên 50 lỵ Viên phi công Việt Nam quay đầu chiếc phi cơ bốc khói về hướng đông tìm cách lê lết về phi đạo Quảng Ngãi, nhưng không nổi và phóng pháo cơ này rớt xuống không đầy một dậm phía tây của một phi đạo nhỏ.
    [​IMG]
    Các vụ không tập của các phi co A-1H tại và xung quanh Bãi Đáp Bravo tiếp diễn tới 12 giờ 25 trưạ Sau đó ít lâu, Đại Tá Merchant ra lệnh cho đợt đầu của các trực thăng vận tải đổ bộ lực lượng tấn công QLVNCH. Các trực thăng hộ tống UH-1B vẫn còn đang bị bắn trong lúc các phi vụ đầu tiên của ba chiếc trực thăng UH-34D tiến gần tới bãi đáp. Tuy nhiên lần này các phi công TQLC HK và KLVN không nao núng. Các trực thăng UH-34D đầu tiên trạm đất lúc 12 giờ 30 với các xạ thủ đại liên bắn xối xả các lằn đạn màu da cam vào khu rừng rú bao quanh. Tuy có số lượng cao của các hỏa lực vùi dập, nhiều trực thăng trong đợt đầu cũng bị trúng đạn súng ống tự độ̣ng của *********. Một chiếc bị tổn hại nặng nề và rớt xuống bãi đáp. Các nhân viên phi đoàn đều an toàn và được một chiếc trực thăng TQLCHK khác có nhiệm vụ tìm và cứu vớt trong cuộc hành quân do Thiếu Tá John R. Brađon lái bốc cứụ Một chiếc UH-34D khác cũng bị hư hại trong lúc giao tranh lần về tiền đồn nơi xuất phát các phi vụ trực thăng và đáp xuống trong tình trạng cấp bách.
    [​IMG]
  3. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    Anh bác Tín đẹp giai thế! General Nguyen Van Hieu
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Đợt tấn công thứ nhì bị đình trệ trong khi các Skyraiders KLVN tái cố gắng đánh bật địch ra khỏi các vị trí xung quanh bãi đáp đang giao tranh. Cuộc trực thăng vận tái diễn vào 13 giờ 55 trước sức kháng cự tuy thuyên giảm nhưng lì lợm của Cộng Quân. Trong giai đoạn của cuộc trực thăng vận này, một chiếc trực thăng của KLVN và nhiều chiếc của TQLCHK bị trúng đạn hỏa lực 50 ly của địch. Chiếc trực thăng Việt Nam bị mất kiểm soát cánh quạt đằng đuôi, quay tít khi cố gắng cất cánh và đâm nhào xuống trung tâm bãi đáp. Phi hành đoàn đều thoát nạn và được trực thăng cấp cứu của Thiếu Tá Brađon bốc lên.
    [​IMG]
    Sau biến cố này, khi các chiến binh Nam Việt Nam bắt đầu tản rộng ra từ bãi đáp và buộc các xạ thủ Cộng Quân rút lui sâu vào trong rừng rậm, cuộc đổ bộ tiến hành mau chóng hơn. Đợt tấn kích trực thăng vận thứ tư và cuối cùng được thực hiện vào 17 giờ 30, sau đó 357 trong số 420 quân lính VNCH đã được vận chuyển đến Bãi Đạp Bravọ
    Trong ngày đầu của cuộc hành quân, 15 trong số 19 trực thăng UH-34D của TQLCHK bị trúng đạn. Chỉ có 11 chiếc trực thăng của TQLCHK và KLVN trong số nguyên thủy xung vào việc yểm trợ cuộc hàng quân còn trong tình trạng bay được. Giai đoạn tấn kích bằng trực thăng võ trang của Quyết Thắng 202 hoàn tất vào sáng hôm saụ Mười bốn chiếc trực thăng từ HMM-364, trong số đó nhiều chiếc đã được sửa chữa trong đêm, và bốn chiếc UH-1B của Lục Quân HK chuyển vận số tiểu đoàn Nam Việt Nam còn lại vào bãi đáp. Vào thời điểm đó cường độ tác động địch quân trên các núi đồi bao quanh đã giảm thiểu rất nhiềụ Chỉ có một chiếc trực thăng TQLCHK bị trúng đạn và chỉ thiệt hại nhẹ. Sau khi chu toàn nhiệm vụ, các trực thăng của HMM-364 trở về Gi Lăng, tồn điền nơi đại đội trực thăng Lục Quân phát xuất, để giúp đại đội này trong phận vụ chuyển vận quân.
    Những mất mát về máy bay cho cuộc hành quân tiếp tục chồng chất trong ngày thứ hai khi một chiếc trực thăng UH-34D TQLCHK bị vướng vào cánh quạt của các trực thăng đang hạ cánh và đâm nhào xuống trong khi tiến gần phi đạo tại Quảng Ngãị Trực thăng rớt xuống một con kinh dẫn thủy cạnh bên phi đạo, lật ngược thân mình và bị ngụm chìm hoàn toàn. Phi hành đoàn leo thoát ra được nhưng trực thăng bị hủy hoàn toàn.
    Ngày 29 tháng 4, ba chiếc UH-34D chở một toán thanh tra sửa chữa và một đội anh ninh TQLC từ Đà Nẵng vào Bãi Đáp Bravo để thẩm định sự thiệt hại hai chiếc trực thăng hứng chịu đã bị bắn hạ trong ngày đầu của Quyết Thắng 202. Toán thanh tra xét thấy bộ́n viên đạn chọc thủng chiếc trực thăng TQLC. Chiếc trực thăng KLVN thì bị gần 30 viên đạn rỉa, kể cả một tràng đạn 50 ly ̣đã cắt đứt giây cáp điều khiển cánh qụạt. Toán thanh tra kết luận không sửa chữa được mức thiệt hại và đã phá hủy chúng tại chỗ nơi rớt xuống.
    Thoạt tiên, các kế hoạch viên của MACV và Quân Đoàn II dự tính các trực thăng TQLC sẽ cần dùng tới để yểm trợ Quyết Thắng 202 sau đợt tấn kích đầu tiên. Tuy nhiên, sự thể cho thấy việc xử dụng hằng ngày trực thăng trong cuộc hành quân sẽ vượt trên mức trực thăng khả dụng trong Quân Đoàn IỊ Do đó bộ tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn chỉ thị cho phân đội điều hành của Đại Tá Merchant tiếp tục cung ứng yểm trợ cho thời kỳ tấn công. Theo đó, ban chỉ huy thành phần điều hành cắt đặt một sĩ quan liên lạc viên tại bộ tư lệnh Sư Đoàn 2 QLVNCH. Viên sĩ quan này có bổn phận phối hợp các nhu cầu về phi cơ. Khi Quyết Thắng 202 chấm dứt ngày 25 tháng 5, các phi hành đoàn của phi đội HMM-364 đã đóng góp 983 phi xuất và 800 giờ bay cho nỗ lực của Nam Việt Nam tại phần đất phía bắc của Quân Đoàn IỊ
    Đại Úy Robert H. Whitlow, USMCR
    (The Advisory & Combat Assistance Era: 1954-1964, trang 152-154)
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Rất khí phách, thà để chiến hữu xử, chứ nhất quyết ko chết dưới tay V+
  6. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Chắc là 50 cal chứ bác
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Đương nhiên chiếc Marines trong hình là ăn 50 cal rồi,nên mời be bét nhè ra như thế. Vì "Chiếc trực thăng Việt Nam bị mất kiểm soát cánh quạt đằng đuôi, quay tít khi cố gắng cất cánh và đâm nhào xuống trung tâm bãi đáp" là chiếc của VNAF mà. Hình minh hoạ trận Sure gió 202 thoai muh cho nên H34 nào rụng cũng như nhau cả.
  8. pvnhanrang

    pvnhanrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    " nước Việt Nam không thiếu anh hùng .... dù ở phía bên nào " (hình như Lê Lợi nói câu đầu .... )
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Không Quân VNCH Giai Đoạn Sau Hiệp Định Paris
    VƯƠNG HỒNG ANH
    Như đã trình bày trong loạt bài viết ?oChiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại?, ngày 27 tháng 1/1973 Hiệp định Paris được ký kết và có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1/1973. Trong khi đó, thi hành các điều khoản về rút quân, lực lượng Hoa Kỳ đã ngưng mọi hoạt động yểm trợ Quân lực VNCH và các đơn vị cuối cùng của Hoa Kỳ đã lần lượt triệt thoái khỏi Việt trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định được ký kết. Cũng từ ngày 28 tháng 1/1973, Không quân Việt Nam Cộng Hòa đảm trách tất cả các hoạt động không yểm cho các đơn vị bộ chiến QL.VNCH trên khắp 4 quân khu.
    Vào thời gian này, công tác chính của bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH là tiếp tục thực hiện cải tiến và canh tân vốn đã được tiến hành từ 1970 và hình thành nhờ vào các đợt chuyển giao quân dụng ồ ạt của Quân đội Hoa Kỳ cho QL.VNCH trong năm 1972, nhất là vào những tháng cuối của năm này, vì theo quy định trong Hiệp định Paris, Quân lực VNCH chỉ có thể hoạt động với số quân cụ, vũ khí và trang bị có sẵn trong tay nhờ được chuyển giao trước ngày lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Tuy nhiên, các kế hoạch cải tiến đặt trọng tâm vào các binh chủng Nhảy Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân, Thiết giáp và Pháo binh thuộc Lục quân để có đủ lực lượng tiếp ứng khi chiến trường sôi động, riêng với Không lực VNCH, các đơn vị Không quân đã phải hoạt động trong những điều kiện khó khăn do sự giảm quân viện của Hoa Kỳ.
    Trong hai năm 1973 và 1974, các không đoàn chiến thuật của 6 sư đoàn Không quân đã bị cắt giảm số giờ bay cho các phi vụ yểm trợ, trong khi đó CQ lại gia tăng các cuộc tấn công từ cấp tiểu đoàn đến cấp sư đoàn trên nhiều mặt trận. Dù găp khó khăn về điều kiện tác chiến, nhưng các không đoàn của Không lực VNCH đã yểm trợ rất hữu hiệu cho các đơn vị bộ chiến chận đứng và vô hiệu hóa các cuộc tấn công cường tập của địch quân, nhất là trong 6 tháng đầu năm 1973 khi CQ đã mở ra hàng loạt cuộc tấn công cấp trung đoàn, và bốn cuộc tấn công cấp sư đoàn vào Cửa Việt (28-1), Sa Huỳnh (26/1 đến 16/2), Hồng Ngự (tháng 3), Trung Nghĩa thuộc tỉnh Kontum (tháng 6).
    Theo tài liệu của của cựu đại tướng Cao Văn Viên-nguyên Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH-viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, vì tình hình ngân quỹ eo hẹp nên lực lượng Không quân VNCH buộc phải thực hiện một số giải pháp cấp thời sau đây:
    - Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi cơ thám thính 0 1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47.
    - Chấm dút việc thay thế F 5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.
    - 400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa không phi hành đang theo học đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo một ảnh hưởng tâm lý bất lợi cho Không quân VNCH.
    - Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ chiến trận của hai năm 1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58% Như vậy vấn đề phát giác và theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều.
    Trực thăng vận bị cắt giảm 70%. Theo đại tướng Cao Văn Viên thì sự cắt giảm này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh đào chằng chịt như bát quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các trực thăng này, buộc các đơn vị tại Quân khu 4 phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn đề tâm lý rất khó nguôi.
    Các chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị, vì Sư đoàn Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Phân tích về thực trạng này, đại tướng Cao Văn Viên ghi lại như sau: Suốt trong năm 1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển này vẫn do phi cơ của Không lực VNCH hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay khác để lấy phi cơ chuyển quân.
    [​IMG]
    Các loại phi cơ C 130A là phương tiện không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong 32 chiếc C-130 A được sử dụng.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 08:27 ngày 15/01/2009
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Ở góc độ nào đó khi nói theo kiểu các cụ thì QLVNCH thuộc dạng "quen ăn không quen nhịn" nên sau khi bị Mẽo cắt giảm viện trợ thì vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

Chia sẻ trang này