1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pvnhanrang

    pvnhanrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    vài hình ảnh KQVNCH trên một bộ lịch thập niên 60s
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Chú pvnd xì-bam quá nhể, hình ngưòi ngợm, chào cờ ruyệt binh vinh danh..v.v.. thì bốt làm giè?. Chủ đề là Không lực trong CTVN thì bốt tin bài liên quan đến hoạt động, hình thành,tan rã ..v.v...của không quân trong CTVN thôi. Chú rút kinh (nghiệm) nhé!
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    TỔ CHỨC KQVNCH - VNAF 51-56
    [​IMG]
    Quan Niệm:
    KQVN được tổ chức theo mẫu mực của Pháp để lại. Theo Pháp, phối trí các căn cứ trợ lực làm đầu cầu tiếp vận tiếp đón các đơn vị chiến đấu từ khắp nơi biệt phái đến theo nhu cầu chiến trường. Các đơn vị chiến đấu có khả năng hoạt động, xuất phát từ hậu cứ hoặc biệt phái bổ sung tùy nhu cầu chiến trường đến một căn cứ khác. Cấp bảo trì và tiếp liệu tùy thuộc từng đơn vị, đoàn, liên đoàn, không đoàn hay sư đoàn. Tại chiến trường Việt Nam từ 1945 đến 1954, Pháp chỉ tổ chức đơn vị chiến đấu cấp đoàn hay liên đoàn. Các đơn vị chiến đấu được điều động qua một hệ thống chỉ huy hành quân của GATAC nơi mình đồn trú. Nói cách khác, GATAC (Groupe Aérienne Tactique) là đơn vị chỉ huy chiến thuật vùng, như GATAC Nord thuộc Vùng Bắc, và GATAC Sud thộc Vùng Nam, và GATAC có quyền điều động các đơn vị chiến đấu và ban hành chỉ thị tiếp vận cần thiết cho các CCTLKQ.
    Căn Cứ Trợ Lực Không Quân(CCTLKQ):
    Pháp gọi loại đơn vị này là "Base aérienne de support".
    Nhiệm vụ là bảo đảm mọi yểm trợ về tiếp vận cho các đơn vị chiến đấu đồn trú trong căn cứ, như
    -Cung cấp một cơ sở an toàn và vững chắc cho hoạt động hàng không quân sự: phi đạo, sân đậu, cứu hỏa, cứu thương, cấp cứu, tổ chức không lưu/khí tượng (gồm cả các thiết bị yểm trợ không hành như ăng-ten radio-compas, các đài Radio-Range, Gonio vv...)và duy trì hoạt động hữu hiệu để tiếp đón bất cứ phi cơ quân sự nào lên xuống tại phi trường liên hệ, ngày cũng như đêm.
    -Dự trữ và cung cấp xăng nhớt, bom đạn với mức độ tồn trữ ấn định. Bảo trì kho trong tình trạng tốt.
    -Cung cấp và bảo trì tốt cơ sở, doanh trại, từ chỗ chứa máy bay cho đến nhà cửa cho nhân viên trực thuộc và nhân viên các đơn vị đồn trú.
    -Cung cấp phương tiện truyền tin trong nội vi căn cứ và tiếp nối đến các cơ quan địa phương, cũng như viễn liên khắp nước cho các đơn vị.
    -Tổ chức an ninh và phòng thủ trong vòng rào căn cứ.
    -Gìn giữ kỷ luật, trật tự lưu thông đường phố.
    -Tổ chức và kiểm soát các nhà thầu ẩm thực, quán ăn để bảo vệ an ninh và sức khỏe nhân viên.
    -Bảo đảm nuôi ăn cho tất cả nhân viên trực thuộc và nhân viên các đơn vị đồn trú.
    -Bảo đảm trả lương cho toàn thể nhân viên trực thuộc và cho tất cả nhân viên đơn vị đồn trú, kể cả phụ cấp vãng phãn.
    -Cung cấp phương tiện quân y, cấp cứu, chữa trị và khám bệnh.
    -Tổ chức sinh hoạt văn nghệ và thể thao, và duy trì đời sống tâm linh cho mọi người. Trong thời buổi chiến tranh chống cộng, còn có hoạt động thông tin tuyên truyền phù hợp với đường lối trung ương về chiến tranh tâm lý, lúc đó gọi là "Tố cộng".
    Các Căn Cứ Trợ Lực Không Quân gồm có:
    -Căn Cứ 1 Trợ Lực Không Quân ở Nha Trang.
    -Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân ở Biên Hòa.
    -Căn Cứ 3 Trợ Lực Không Quân ở Tân Sơn Nhứt.
    -Căn Cứ 4 Trợ Lực Không Quân ở Đà Nẳng.
    (Theo thiển ý thì các căn cứ trợ lực không quân được đánh số theo thứ tự thành lập.)
    Ngoài các căn cứ trợ lực không quân nêu trên, có hai phi trường được sử dụng biệt phái hành quân là phi trường Cù Hanh(Pleiku), và phi trường Sóc Trăng. Tại các phi trường này, có thể đáp máy bay C-47 và AD-6. Các phi trường bằng đất nện thì có nhiều ở các đồn điền của Pháp làm chủ, và KQVN cũng có thể lên xuống các máy bay C-47 hoặc MS-500 hay L-19A sau này.
    Ghi chú:
    -Các căn cứ trợ lực không quân như đã trình bày ở trên có trách nhiệm và quyền hạn về lãnh thổ, đối nội (với các đơn vị Không Quân khác đồn trú trong căn cứ) và đối ngoại (với các cơ quan quân dân sự trong vùng liên hệ).
    -Trái lại, căn cứ trợ lực không quân không có quyền điều khiển các đơn vị đồn trú trong lãnh thổ của mình về phương diện hành quân và cũng không được xen vào hệ thống chỉ huy của các đơn vị này. Ví dụ, bắt đơn vị cung cấp phi cơ để thi hành một phi vụ do cơ quan quân hay dân sự ở địa phương yêu cầu. Mọi đơn xin không trợ đều phải qua hệ thống chỉ huy hành quân trung ương. Trái lại, vì nhu cầu phòng thủ phi trường, chỉ huy trưởng căn cứ có thể phối hợp hành động của mình với cấp chỉ huy lãnh thổ liên hệ trong vùng trách nhiệm để xin không trợ, sẽ được ưu tiên chấp thuận, vì nếu căn cứ không bảo đảm được an ninh thì làm sao cung cấp không trợ cho các nơi khác.
    -Trong tổ chức của Pháp còn có "căn cứ chiến thuật". Chỉ huy trưởng một căn cứ chiến thuật còn có quyền điều động các đơn vị đồn trú, đại diện cho Không Quân tại căn cứ liên hệ, khi thỏa mãn nhu cầu yểm trợ của mọi đơn vị Hải Lục Không Quân khác. Mô thức tổ chức này cho ta một sự thống nhất chỉ huy giũa đơn vị yểm trợ và đơn vị chiến đấu, nhưng thẩm quyền chỉ huy hành quân thời Pháp vẫn thuộc GATAC (và sau này thì thuộc Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến ở Tân Sơn Nhứt.)
    -Một đặc điểm khác của Việt Nam là trong suốt thời gian xây dựng nền cộng hòa, chúng ta đều phải đối phó với một cuộc chiến tranh không quy ước (unconventional warfare). Chiến tranh không có chiến tuyến(bơmb line). Không phải nước ta đánh với một nước khác từ bên ngoài biên giới đánh vào(frontier). Điều đó cho thấy không có chỗ nào tuyệt đối an toàn, vì có an toàn mới đặt căn cứ ở đó để yểm trợ nơi khác. Nói như vậy cho thấy rằng, nếu Pleiku chỉ là một căn cứ trợ lực và xung quanh phi trường Pleiku không bảo đảm được an ninh, không biết mất vào lúc nào, thì các đơn vị chiến thuật đồn trú tại căn cứ Pleiku phải được rời về nơi khác ngay lập tức để bảo tồn lực lượng. Đúng ra, phi trường Pleiku chỉ tốt dùng làm một phi trường vãng lai mà thôi (staging). Phi cơ có thể đáp xuống đó để tiếp tế xăng nhớt, bom đạn rồi bay lại yểm trợ trong vùng, chứ đặt nơi đó làm nơi đồn trú vĩnh viễn cho một đơn vị phi cơ chiến thuật là không bảo đảm an toàn, và rất khó khăn về tiếp vận.
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Đơn Vị Chiến Đấu:
    Có thể chia làm hai giai đoạn:
    -giai đoạn tiếp thu từ các đơn vị Pháp để lại;
    -giai đoạn bổ sung bằng phi cơ mới từ Mỹ.
    Các đơn vị được tổ chức từng phi đoàn (escadron hay squadron) hoặc từng liên phi đoàn (groupe hay group). Mỗi đơn vị gồm có ba thành phần tổ chức chính yếu là phòng hành quân, phòng vật liệu và phòng hành chánh.
    *Phòng Hành Quân với các phần hành như sau:
    -Sắp lệnh bay và thống kê hoạt động đơn vị;
    -An Phi;
    -Quân báo;
    -Huấn luyện đơn vị;
    -Tác xạ (nếu có);
    *Phòng Vật Liệu với các phần hành như sau:
    -Bảo Trì cấp phi đạo và kiểm kỳ;
    -Vũ Khí (nếu có);
    -Vộ Tuyến phi cơ;
    -Tiếp liệu.
    *Phòng Hành Chánh:
    -Văn Thư;
    -Hồ Sơ nhân viên trực thuộc.
    [​IMG]
    Các đơn vị Không Quân Đầu Tiên:
    -Phi Đoàn 1 Quan Sát: sử dụng phi cơ Morane Saulnier MS-500 đồn trú tại Đà Nẳng do quân đội Pháp chuyển giao từ 1ier GAO (Groupe Aérienne d?TObservation).
    -Phi Đoàn 2 Quan Sát: sử dụng phi cơ MS-500 do 2ème GAO chuyển giao , đồn trú tại Nha Trang.
    -Phi Đoàn Khu Trục và Liên Lạc, do Pháp chuyển giao từ đơn vị GCL (Groupe de Chasse et Liaison) tại Nha Trang, sử dụng phi cơ Marcel Dassault MD-315, hai động cơ, có trang bị đại liên và dàn thả bom.
    -Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, sử dụng máy bay Bearcat F-8F do Không Quân Pháp chuyển giao tại Vũng Tàu, sau rời về Biên Hòa.
    -Liên Phi Đoàn Vận Tải, sử dụng phi cơ C-47 do Pháp chuyển giao tại Tân Sơn Nhứt.
    Sau đó, Mỹ đã viện trợ quân sự cho VNCH và thay thế các phi cơ MS-500 bằng L-19A, giải tán đơn vị MD-315. Ngành trực thăng cấp cứu và tản thương lúc đầu chỉ có vài chiếc H-19. Ngành radar, chúng ta có một đài tại Biên Hòa thuộc loại "điền khuyết" (Gap Filler).
    Tóm lại, khi KQVN được thành lập, chỉ có các đơn vị như vừa kể trên.
    Tổ chức KQVN còn có các đơn vị trung ương như sau:
    -Bộ Tư Lệnh Không Quân, tại Tân Sơn Nhứt.
    -Trung Tâm Quản Trị Không Quân, phụ trách kế toán lương bổng cho cả KQ, đặt tại Tân Sơn Nhứt.
    -Nha Kỹ Thuật Không Quân, thuộc Bộ Quốc Phòng, đảm trách mua máy bay và những tiếp liệu cần thiết cho Không Quân.
    -Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến, tại Tân Sơn Nhứt, để điều hành hành quân Không Quân.
    -Trung Tâm Giám Định Y Khoa, tại Tân Sơn Nhứt, để khám sức khỏe tuyểm mộ và định kỳ cho nhân viên phi hành.
    -Công Xưởng Không Quân, để trùng tu máy bay và tiếp liệu cho tất cả các đơn vị Không Quân, đồn trú tại Biên Hòa.
    -Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, huấn luyện quân sự, kỹ thuật và phi hành, sử dụng máy bay MS-500, hoặc L-19A, đặt tại Nha Trang.
    So với các nước quanh vùng Đông Nam Á thì VNCH đã có một lực lượng Không Quân tương đối hùng hậu. Ví như Phi Luật Tân vào đầu thập niên 60, Không Quân chỉ có 1,000 người trong một quân đội chỉ 30,000 người.
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    KQVN 1964-1968
    Gman

    Bối Cảnh Chính Trị

    Đây là thời kỳ có bối cảnh chính trị phức tạp. Sau khi đão chính cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 1-11-1963, Đại Tá tân thăng Đỗ Khắc Mai đang ở chức vụ Tham Mưu Truởng Không Quân lên thay Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền làm Tư Lệnh Không Quân. Trong vòng vài tháng, Đại Tá Đỗ Khắc Mai sang Đức để làm Tùy Viên Quân Sự cho VNCH tại Bonn. Đại Tá Nguyễn Cao Kỳ thay thế Đại Tá Mai trong chức vụ TLKQ. Thăng cấp Chuẩn Tướng và đồng thời giữ chức Thủ Tướng chính phủ nên rất bận rộn ngoài phủ Thủ Tướng, nhất là khi phải lo việc bầu cử Tổng Thống sau khi Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời vào năm 1967. Trung Tá Nguyễn Ngọc Loan làm Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Không Quân ngay sau khi đão chính mà không có tham mưu trưởng. Có lúc lại có Đại Tá Phạm Long Sửu giữ chức vự Tham Mưu Trưởng Không Quân, nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn. Hai vị vừa nêu trên đã phải góp sức mình với Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, và sau đó là Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ trong các ngành như An Ninh Quân Đội, Cảnh Sát Quốc Gia, và Hãng Hàng Không Air Việt Nam. Tuy vậy, tuyệt đối không có sĩ quan nào tham gia chính quyền cấp cơ sở, như quận trưởng, hay tỉnh trưởng, hay trưởng ty cảnh sát các quận ở đô thành như bên Lục Quân.

    Tổ Chức KQVN:
    KQVN trong thời kỳ này có nhiều thay đổi quan trọng. Thứ nhất là bành trướng từ quân số trên dưới 16,000 người lên khỏang 34,000 người. Các đại đơn vị như Không Đoàn được thành lập. Và sau cùng là tiếp nhận phản lực cơ cho ngành khu trục. Đúng là một bước nhảy vọt quan trọng.

    Chương trình gia tăng quân số có thể nói là hơn gấp đôi, nhưng hồi đó chỉ có Không Quân tăng cường lực lượng, nên vấn đề tuyển mộ không mấy khó khăn. Các việc huấn luyện chuyển tiếp đều được gửi sang Mỹ nên hoạt động các đơn vị cũ không bị xáo trộn mà chỉ lo hành quân thường nhật, trừ phải lấy đi một số người ưu tú sang ngành phản lực.
    Tổ chức lại các đơn vị gặp một ít khó khăn lúc đầu khi thành lập Không Đoàn. Đúng ra việc thành lập không đoàn chỉ là một sự thống nhất chỉ huy từng địa phương các căn cứ mà thôi. Từ trước, các đơn vị tác chiến biệt lập với CCTLKQ thì nay được đặt dưới quyền chỉ huy duy nhất là Tư Lệnh Không Đoàn. Ngoài bộ tham mưu nhỏ của không đoàn, TLKĐ chỉ huy trực tiếp ba liên đoàn hay hơn. Đó là:
    -Liên Đoàn Yểm Cứ(là CCTLKQ trước kia)
    -Liên Đoàn Tác Chiến(gồm các phi đoàn tác chiến của không đoàn, trừ thành phần kỹ thuật);
    -Liên Đoàn Bảo Trì & Tiếp Liệu(là tập họp các phòng vật liệu của từng phi đoàn trước kia).
    Đây là một tổ chức hoàn toàn mới mẻ, chưa từng thấy trong các Không Quân Pháp hay Mỹ, vì thuộc loại không đoàn hỗn hợp (composite wing). KQVN có nhiều loại phi cơ khác nhau trong một không đoàn, trừ Không Đoàn 33 chỉ có một loại phi cơ C-47. Nhưng các không đoàn khác thì có tối thiểu ba ngành: khu trục, trực thăng và quan sát. Và loại phi cơ thì rất nhiều trong cùng một không đoàn, như Không Đoàn 23 chẳng hạn có A-1H, F-5A, O-1A, H-34. Vấn đề quản lý một đơn vị như vậy thật phức tạp cho những chuyên viên bảo trì và tiếp liệu, vì số lượng phụ tùng và bộ phận rời mà họ phải quản xuyến quá cao. Mỗi loại máy bay cần khoảng 50,000 món hàng trong danh sách tiếp liệu của họ, mà có tất cả bốn loại máy bay thì cứ thế mà nhân lên.
    Được tập trung lại nhân viên kỹ thuật & tiếp liệu thì ngành tiếp vận dễ chỉ huy trực tiếp từ cấp cao đến hạ tầng cơ sở về chuyên môn, đó là ưu điểm. Riêng những người chỉ huy các phi đoàn tác chiến là những người trong tương lai sẽ là tư lệnh Không Quân, thì họ không biết gì về ngành kỹ thuật & tiếp vận, mãi cho đến khi lên đến cấp TLKĐ. Đây là một bất lợi về phương diện giáo dục chỉ huy sau này.
    Thống nhất chỉ huy khó trọn vẹn được. Như khi biệt phái hành quân phải có một cấp chỉ huy toàn thể biệt đội, đồng thời chỉ huy về tác chiến và một cấp chỉ huy về bảo trì nơi xa đơn vị. Hy vọng rằng trong cách sắp xếp theo không đoàn hỗn hợp thì tránh phải biệt phái hành quân, vì từng vùng chiến thuật đều có đầy đủ loại máy bay phối trí sẵn mà các quân đoàn thường coi như cơ hữu. Nhưng riêng Không Quân chúng ta thì lúc nào cũng giữ linh động tính và di động tính, vì có thế mới tạo được nhanh chóng sự bất ngờ tập trung lực lượng nhanh ở một nơi nhất định nào. Vì các điều vừa nêu trên nên thấy tổ chức không đoàn hỗn hợp không mấy lợi cho di động tính. Lẽ tất nhiên là KQVN rất thích, nằm đâu cứ nằm một chỗ, khỏi phải biệt phái hoài như trong thời kỳ trước đây. Nhưng biệt phái hành quân đánh Bắc là ví dụ cụ thể trong thời gian cuối năm 1964 và năm 1965, các đơn vị khu trục luân phiên ra Đà Nẵng để hành quân ngắn hạn.
    Nói đến thống nhất chỉ huy thì cũng nên nghĩ đến một phạm vi nào đó mà thôi. Hệ thống chỉ huy đơn vị (command line) không dính dáng gì đến chỉ huy hành quân (operation command) vì điều này nằm trong trách vụ của cơ quan điều kiểm chiến thuật(TACS) gồm Trung Tâm Hành Quân Không Quân (TACC) và các Trung Tâm Hành Quân Không Trợ (ASOC hay DASC) cùng hệ thống kiểm báo(các đài và trung tâm kiểm báo). Trong KQVN chưa thực hiện thống nhất chỉ huy trong hệ thống này. Và sau này, cho đến 1975, hệ thống kiểm báo lại nằm trong một tổ chức riêng là Bộ Chỉ Huy Kiểm Báo, giống như các không đoàn tác chiến chỉ chịu hệ thống điều kiểm chiến thuật chỉ huy hành quân mà thôi.
    [​IMG]
    Thành Lập Các Không Đoàn:
    Không Đoàn 62 tại Pleiku đầu tiên được thành lập vào cuối năm 1964, do Trung Tá Trần Văn Minh làm TLKĐ. Chẳng bao lâu sau, KĐ 62 dời về Nha Trang vì tại Pleiku khó tiếp tế.

    Không Đoàn 41 tại Đà Nẵng do Trung Tá Phạm Long Sửu làm TLKĐ.
    Biệt Đội 612 tại Đà Nẳng, sử dụng máy bay oanh tạc nhẹ loại Camberra do Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Biện chỉ huy nhưng phi cơ mượn của Mỹ chứ không nằm trong bản cấp số của KQVN.
    Không Đoàn 23 tại Biên Hòa, do Trung Tá Võ Xuân Lành, và sau đó là Trung Tá Phạm Phú Quốc.
    Không Đoàn 33 tại Tân Sơn Nhất.
    Biệt Đoàn 83 tại TSN, gồm 8 A-1H/G.
    Không Đoàn 74 tại Bình Thủy, do Trung Tá Huỳnh Bá Tính chỉ huy.
    .Trông vào tổ chức các không đoàn, ta thấy số đầu là số của CCTLKQ trước kia, và số sau là số của Vùng Chiến Thuật liên hệ.
    Các đơn vị tác chiến có tăng nhiều, nhưng quan trọng nhất là KQVN tiếp nhận phản lực cơ F-5A tại Biên Hòa một phi đoàn, và tại các VCT 1, 2, và 4 đều có mỗi nơi một phi đoàn A-37. Số đơn vị khu trục A-1H/G vẫn giữ nguyên như cũ.
    Số đơn vị trực thăng cũng tăng nhiều, để mỗi VCT đều có một phi đoàn H-34.
    Số đơn vị quan sát chỉ tăng thêm Phi Đoàn 116 tại VCT 4, nhưng số lượng máy bay của từng đơn vị tăng tùy theo vùng trách nhiệm của mình, nhất là ở VCT 2 và 4, số phi cơ lên quá 30 chiếc mỗi phi đoàn vì phải biệt phái tận các tiểu khu, mỗi nơi một chiếc thường trực, đúng theo chương trình phối trí theo lãnh thổ của các toán Sĩ Quan Điều Không Tiền Tuyến.(theo Mỹ thì họ phối trí đến cấp tiểu đoàn bộ binh).

  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ NÀY:

    Cởi mở về mọi mặt. Vì qua một giai đoạn kỷ luật nghiêm khắc dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, nên sau này các phòng trà, ca vũ, hợp đêm mọc lên như nấm, nhảy nhót tưng bừng. Có khi cũng có tiếng súng vang lên từ các nơi giải trí khi chiến sĩ nổi hứng. Trong các câu lạc bộ Không Quân cũng trăm hoa đua nở. Thêm vào đó có quân đội Mỹ tham chiến, và các nước khác, như Đại Hàn mang qua hai sư đoàn bộ binh với các tiểu đoàn pháo binh riêng của họ. Vì thế nên các nơi giải trí thật náo nhiệt và làm giàu cho giới kinh doanh.
    [​IMG]
    Hành quân ra Bắc vĩ tuyến 17 từ cuối năm 1964 đến trọn năm 1965 mở màn cho nhiều cuộc tấn công sau này của Mỹ trên đất Bắc. Khi đó KQVN chỉ có máy bay A-1H/G. Cũng trong các cuộc hành quân này, KQVN đã mất đi Phạm Phú Quốc, Nguyễn Hữu Chẩn, Vũ Khắc Huề là nhưng phi công kỳ cựu của ngành khu trục.

    Tình hình chiến sự miền Nam cũng tăng thêm nhanh chóng. Bộ Đội chính quy miền Bắc được chuyển vào Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh một cách công khai. Hàng rào điện tử Mc Namara không mấy hữu hiệu, chỉ để lại cho chúng ta những bài hát bi thảm về ?oCharlie?. Trận Tết Mậu Thân đặc biệt làm chấn động dư luận Mỹ ngay trong lúc nước Mỹ đang chuẩn bị tranh cử tổng thống. Ứng cử viên nào cũng tìm các thuyết phục dân chúng Mỹ là họ sẽ có cách rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Phong trào phản chiến ở Mỹ càng tăng cao, với sự tiếp tay của báo chí, và các đài truyền thanh truyền hình đưa về Mỹ toàn những tin tức bất lợi cho VNCH. Cũng trong kỳ Tết Mậu Thân này mà Trung Tá Lưu Kim Cương tử trận ngay trên vòng rào của căn cứ TSN, và Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan phải mất một chân trên vùng ra cầu xa lộ Biên Hòa.
    Các đơn vị KQVN, đặc biệt nhất là Phi Đoàn 514 liên tiếp lãnh mỗi năm 1964, 1965 và 1966 một anh dũng bội tinh nhành dương liễu, để mang dây biểu chương mà đỏ Bảo Quốc Huân Chương, chỉ sau Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù mà thôi. Sau đó, Phi Đoàn 514 còn lãnh huy chương đơn vị cao quí nhất của tổng thống Hoa Kỳ là Presidential Unit Citation.
    Thăng cấp nhanh dường như là cách ban thưởng duy nhất thực tế, vì sẽ được tăng lương. Thậm chí có người đều thăng cấp mỗi kỳ đề nghị, và trong một năm đề nghị bốn lần. Đối với những người bị trù dập trong chế độ trước, lúc này được thăng nhanh như diều gặp gió. Số loại huy chương cũng tăng để giải quyết cho nhân viên không phi hành của KQVN, trước kia vì không trực tiếp chiến đấu nên không thể nào được ban thưởng xứng đáng. Các huy chương còn được tính điểm để thăng cấp.
    Lương bổng cũng tăng nhanh theo đà lạm phát phi mã của tiền tệ Việt Nam lúc bấy giờ.
    Nói chung thì giai đoạn bành trướng KQVN trong thời kỳ này, Mỹ cũng hy vọng rằng chiến tranh sớm kết thúc.
    Sau Tết Mậu Thân, Mỹ hoàn toàn thay đổi chính sách, nên chi , bắt đầu cuối năm 1968, Tổng Thống Đắc Cử Richard Nixon đưa ra chương trình Việt Hóa Chiến Tranh, là giai đoạn cuối cùng của KQVN.
    [​IMG]
    VNAF Bắc phạt cho miền Bắc về kỷ đồ đá, khi bị cắt quân viện
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 00:46 ngày 19/01/2009
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    KQVNCH- VNAF 1969-1975



    Bối Cảnh:
    Người Mỹ chủ trương Việt Hóa Chiến Tranh ngay từ lúc vận động bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ trong năm 1968. Mục đích rõ rệt của Mỹ là rút quân sĩ Mỹ khỏi Việt Nam. Không cần biết dân chúng Mỹ hiểu sao về cuộc chiến tại Việt Nam, kết quả thực tiễn là quá nhiều hệ quả bất lợi cho Mỹ về kinh tế, xã hội, và tâm lý quần chúng tổn thương trầm trọng. Dùng từ Việt Hóa Chiến Tranh lại mang đến cho chúng ta một sự xúc phạm chua sót. Vì bấy lâu chúng ta đã hy sinh gắp mười lần lính Mỹ, chúng ta cũng đã hy sinh một chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa để cho phép Mỹ tham chiến tại Việt Nam, và chính cuộc tham chiến này đã Mỹ Hóa Chiến Tranh và làm cho VNCH mất đi chính nghĩa chóng cộng. Chủ thuyết Nixon chỉ là một lời tuyên bố ?ogiao banh lại cho VNCH? sau khi đã quyết định ?oxù?. Trên trang nhà này cũng đã có bài viết về ?oNhững Bất Lợi Cho VNCH Trong Cuộc Chiến Tại Việt Nam?, cũng đã đề cập chi tiết về Việt Hóa Chiến Tranh, nên không cần lập lại ở đây. Điều mà chúng ta cần nói rõ là những phần vụ mà Mỹ đã phụ trách khi tham chiến tại Việt Nam sắp sửa được bàn giao cho KQVN chúng ta, đặt chúng ta trong những điều kiện vô cùng phức tạp để KQVN có thể trọn vẹn trách nhiệm của mình.
    Khi Mỹ tham chiến, không những chỉ có Không Quân Hoa Kỳ mà còn có Hải Quân Hoa Kỳ, Lục Quân Không Binh và Thủy Quân Lục Chiến Không Binh nữa. Ngoài các căn cứ quân sự như Đà Nẵng, Phù Cát, Nha Trang, Phan Rang, Biên Hòa và Tân Sơn Nhất thường trực có máy bay thuộc Không Quân Hoa Kỳ trú đống, còn có lực lượng hùng hậu của máy bay trực thăng, quan sát, vận tải nhẹ của Lục Quân Không Binh và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ khắp bốn vùng chiến thuật. Điều mà KQVN chưa khi nào có được là hệ thống phòng không với hỏa tiễn Hawk do Thủy Quân Lục Chiến Mỹ điều hành trong Vùng 1 Chiến Thuật. Hệ thống radar của Mỹ không chỉ có 6 đài cố định ở Đông Hà, Đà Nẵng, Pleiku, Ban Mê Thuột, Tân Sơn Nhứt và Bình Thủy, mà còn có cả hệ thống phòng không của Hải Quân Mỹ ngoài khơi Thái Bình Dương do Hạm Đội 7 phụ trách. Những thứ đó, chúng ta không thay thế Mỹ được.

    Về phía địch, quân đội chính quy Bắc Việt di chuyển vào Nam ồ ạt và công khai. Khi Hiệp Định Paris được ký kết, Mỹ không còn là hiểm họa cho Bắc Việt trước kia từng bị oanh kích thường xuyên. Do đó, tất cả phương tiện phòng không của Bắc Việt và các pháo lớn đã di chuyển vào Nam. Điểm này quan trọng đối với hoạt động KQVN. Chúng ta không giữ được quyền bá chủ không phận nữa, không phải vì có phi cơ địch khuấy rối chúng ta, vì Bắc Việt không có lực lượng Không Quân chiến thuật để tấn công các mục tiêu dưới đất, và họ cũng chẳng cần làm như vậy . Nhưng khi súng phòng không cỡ lớn (37ly) và hỏa tiễn địa/không SA-7 vào miền Nam, thì giống như họ mang cọc đi cấm ranh. KQVN mất đi sự ngang tàng hùng dũng trước kia.
    Sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, toàn thể quân đội Mỹ rút khỏi chiến trường Việt Nam, nhưng để lại một bộ phận tùy viên quân sự hùng hậu, được biết dưới tên Defense Attache Office (DAO) nằm trong cơ sở MAAGV cũ. Bộ phận này chú trọng đến việc tiếp vận cho QLVNCH chứ không đá động gì đến chiến cuộc. Chính DAO đã giao cho VNCH những chiến cụ cần thiết theo một bản cấp số quân dụng thiết lập trước khi ký Hiệp Định Paris năm 1972. Và KQVN đã phát triển theo chương trình này từ quân số trên dưới 30,000 người lên đến con số 64,500 người, trong khi toàn thể QLVNCH tiến lên từ quân số 650,000 người (trong số đó có đến 150,000 người bất khiển dụng vì đang trong tình trạng bêïnh hoạn không thể tác chiến được=mẫu số 8) lên đến con số một triệu người.
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Tổ Chức Các Đại Đơn Vị Không Quân:
    Sư Đoàn Không Quân.[
    Sư Đoàn Không Quân chỉ là một tổ chức Không Đoàn trước kia mở rộng. Mỗi sư đoàn KQ có một hay hai không đoàn tác chiến trực thuộc, không đoàn bảo trì và tiếp liệu, và không đoàn yểm cứ.
    Một bộ tham mưu khá lớn cho mỗi sư đoàn Không Quân, không thua gì bộ tư lệnh KQ trước kia.
    Có thể liệt kê như sau:
    Sư Đoàn 1 Không Quân, tại Đà Nẵng.
    Sư Đoàn 6 Không Quân với hai căn cứ Pleiku và Phù Cát.
    Sư Đoàn 2 Không Quân tại Nha Trang và Phan Rang.
    Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hòa.
    Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhứt.
    Sư Đoàn 4 Không Quân tại Bình Thủy.
    Các chi tiết về đơn vị trực thuộc các sư đoàn Không Quân rất nhiều mà bạn đọc có thể tìm đọc trên các web site các HAH/KQ khắp nơi và trong web site VNAF do một quân nhân Hoa Kỳ phụ trách.
    Các Đơn Vị Trung Ương:
    Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân, tại TSN thay thế Trung Tâm Hành Quân Không Quân trước kia.
    Bộ Chỉ Huy Huấn Luyện Không Quân tại Nha Trang, thay thế TTHLKQ.
    Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận, tại Biên Hòa, thay thế Không Đoàn Kỹ Thuật & Tiếp Vận trước kia.
    Bộ Chỉ Huy Kiểm Báo, tại TSN, trực tiếp chỉ huy các đài và Trung Tâm Kiểm Báo, ngoài chỉ huy hành quân do Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân điều khiển.
    Trung Tâm Y Khoa Không Quân, tại TSN, ngoài nhiệm vụ giám định y khoa còn có khả năng như một bệnh viện Không Quân.
    Trung Tâm Quản Trị Không Quân, tại TSN.
    [​IMG]
    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ 1969-1975:
    Cấp Số KQVN về quân số lên đến quân số lý thuyết là 64,500 người, và số lượng phi cơ đủ loại lên đến trên dưới 3,000 chiếc. Nếu có người đem so sánh với các Không Quân khác trên thế giới, đúng là ta đã đứng vào hàng thứ ba hay thứ tư gì đó. Nhưng ở các nước hàng đầu kia thì chính họ đã bỏ tiền công quỹ ra để thành lập một Không Quân lớn mạnh, còn riêng VNCH chúng ta thì lệ thuộc hẳn vào Hoa Kỳ mới có được. Ngân sách quốc gia Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1972 chỉ có thể trả lương cho 40% quân số vừa kể, nói chi đến tổn phí điều hành các đơn vị Không Quân.
    Bản Cấp Số Nhân Viên Rất Rộng Rãi Về Cấp Bậc. Tư Lệnh Sư Đoàn Không Quân có cấp Thiếu Tướng. Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Không Quân có cấp Chuẩn Tướng. Các Không Đoàn Trưởng Chiến Thuật có cấp Chuẩn Tướng. Các đại đơn vị như Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân, Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận Không Quân, Bộ Chỉ Huy Huấn Luyện Không Quân đều có cấp tướng chỉ huy. Cũng nhờ cấp bậc trên bản cấp số được nâng cao nên có nhiều cơ hội để những ai giữ chức vụ cao được thăng cấp nhanh chóng sau này, nhất là ở các đơn vị tác chiến.
    Có Rất Nhiều Nhân Viên Các Cấp Trong Các Ban Tham Mưu của Sư Đoàn Không Quân hay các Đại Đơn Vị Không Quân. Đây là một vấn đề lớn trong công cuộc điều hành các đơn vị trong giai đoạn chuyển tiếp, vì lẽ phải lấy người đang chiến đấu thật sự có khả năng chỉ huy và tham mưu lên nhận những chức vụ chỉ huy và tham mưu, nên các đơn vị tác chiến thiếu người để duy trì hoạt động hành quân hữu hiệu như trước đó. Số lớn sĩ quan tham chiến thường nhật chỉ còn từ cấp Đại Úy trở xuống, mà chính họ cũng vừa được thăng cấp nhanh chóng, chưa có nhiều kinh nghiệm hành quân. Nói thế không phải những người ở chức vụ chỉ huy và tham mưu cao trong sư đoàn không còn tham gia bay bổng nữa, nhưng thời gian chỉ huy và tham mưu của họ cũng chiếm nhiều, nên công tác bay bổng chỉ còn là khi tối cần thiết mà thôi. Do đó, cái đôi giày mà Mỹ tặng cho KQVN quá to để có thể đi đứng dễ dàng trong thời gian đầu, và đó cũng là nguyên nhân khách quan làm cho tiềm lực chiến đấu giảm nhiều trong khi toàn thể lực lượng lại to lớn hơn trước đây.
    Bộ Chỉ Huy Huấn Luyện Không Quân Được Mở Rộng Về Đơn Vị Huấn Luyện Và Giáo Dục. Có thêm nhiều trường huấn luyện phi hành như Trường Phi Hành T-41 tại Nha Trang, Trường Phi Hành T-37 tại Phan Rang, các Trường Kỷ Thuật tại Biên Hòa và tại Tân Sơn Nhứt tăng cường cho Trường Kỷ Thuật tại Nha Trang. Đặc biệt có Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân lúc đầu đặt tại Nha Trang, sau dời về Tân Sơn Nhất để tăng thêm phẩm chất sĩ quan trong nhiệm vụ càng lúc càng to lớn của họ.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 17:23 ngày 20/01/2009
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    VNAF 69-75:
    Khả Năng Chiến Đấu Của Các Ngành Cũng Gia Tăng.

    Ngành vận tải có thêm nhiều loại phi cơ như C-119, C-123, C-130 làm tăng sức không vận cho cả QLVNCH. Còn thêm các phi cơ AC-47, AC-119 tăng thêm hỏa lực yểm trợ hành quân đêm, vừa soi sáng vừa yểm trợ hỏa lực, và EC-47 có khả năng định chuẩn các vô tuyến đăng, U-6 ngoài khả năng rải truyền đơn trước kia, còn thêm khả năng dò tìm các đài phát sống của địch trên chiến trường.
    [​IMG]
    Ngành Khu Trục có thêm một số lớn F-5A/B còn có F-5E có trang bị hỏa tiễn Không/Không để nghênh cản nếu cần, dù khả năng thật của F-5E không thể so với MIG-21 của Bắc Việt được. Tuy vậy, số lượng F-5A chỉ hoạt động giới hạn vì rất thiếu bộ phận rời linh kiện thay thế. (spare parts)
    [​IMG]

    Ngành Trực Thăng chẳng những tiếp nhận thêm UH-1H để hành quân đổ bộ mà còn có CH-47 có khả năng chuyển quân qui mô và nâng được các súng pháo binh to lớn. Vì nhu cầu hành quân đặc biệt nên một số H-34 còn giữ lại phục vụ các đơn vị của Lực Lượng Đặc Biệt. Riêng về ngành trực thăng có vấn đề đào tạo rất lớn ở Hoa Kỳ, vì các trường dạy lái ở Hoa Kỳ không làm sao kham nổi số lượng khóa sinh nhiều như vậy. Có lúc Hoa Kỳ chỉ cho KQVN có cấp số hoa tiêu theo tỷ lệ là 1/1, nghĩa là chỉ có một hoa tiêu cho một phi cơ của đơn vị. Thật là vô lý, vì muốn bay một chiếc trực thăng phải có tối thiểu hai hoa tiêu, một chính và một phụ. Rồi họ còn phải nghỉ ngơi, chứ không lẽ ngày qua ngày, họ phải hành quân theo bộ binh ngoài đơn vị gốc hay sao. Thường một ghế hoa tiêu phải có nhân lực là 1.25, nghĩa là tỷ lệ mỗi phi cơ phải có 2.5 hoa tiêu mới phải. Tỷ lệ này chỉ tính trong sự thiệt hại bình thường chứ không trong thời gian chiến đấu nhiều như ở Việt Nam. Đáng lý ra, trong thời chiến, phải có tỷ lệ 3.0 hoa tiêu cho mỗi phi cơ trực thăng. Những trở ngại vừa nêu, Mỹ Việt đều biết rõ. Một số lớn SVSQ đang học ở Hoa Kỳ đã phải đưa về nước trước khi họ tốt nghiệp, hay giải ngũ tại chỗ .
    Ngành quan sát ngoài việc tăng thêm số lượng O-1A còn nhận thêm loại O-2 có hai động cơ hoạt động trong Vùng 2 Chiến Thuật.

    Khả Năng Của Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật Và Tiếp Vận Cũng Nâng Lên. Đó là khả năng chế tạo, thêm vào và gia tăng khả năng bảo trì và tiếp liệu cấp cao như đại tu. Đơn vị này còn có một bộ phận chuyên viên ?ođịnh chuẩn các máy đo tinh vi? (PMEL) tại Biên Hòa và tại Đà Nẵng, có một không hai trong vùng Đông Nam Á Châu.
    Kết Luận
    Thật đáng tiếc cho chúng ta đã nhận số viện trợ to lớn này không đúng lúc. Phải chi trước kia, hồi thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Mỹ đã chịu giúp đỡ quân viện cho chúng ta ngần ấy thì quân Mỹ khỏi cần tham chiến ở Việt Nam để nhận lấy những khó khăn về tâm lý chính trị sau này.
  10. pvnr01

    pvnr01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này