1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    HÀNH QUÂN VỚI
    LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT

    Gman
    Phải nói là trong thời kỳ 1959-65, có rất nhiều điểm khác biệt với tình huống vào những năm 1967-75. Vào đầu thập niên 60, làm gì có súng phòng không, làm gì có SA-7. Địch chỉ là những quân du kích lẻ tẻ, thường thì công đồn đả viện, gầy dựng lực lượng dần dần, để sau khi có khá nhiều phương tiện cướp được của đối phương, sẽ tiến tới vận động chiến. Nhưng về phía ta, vào đầu thập niên 60, ngành khu trục chỉ có hai phi đoàn, Phi Đoàn 514 ở Biên Hòa với 25 chiếc A-1H, và từ 1962 mới có thêm Phi Đoàn 516 ở Nha Trang, trang bị T-28. Địch yếu thì ta cũng chẳng mạnh gì. Điều tôi muốn nêu ra ở đây là các cuộc hành quân không trợ hỏa lực thật buồn chán và vô cùng mệt mỏi. Bạn có thể tưỡng tượng, cất cánh từ Biên Hòa mà bao vùng tận Cà Mau, một giờ đi, một giờ về, bao vùng hai giờ nữa, nếu có đụng trận, kéo thêm nửa tiếng nữa, ghi giờ bay thì sướng thật, nhưng cái lưng cũng muốn gẩy đi rồi. Ai mà bay với anh Nguyễn Hữu Chẩn thì biết, xỉu xỉu 5 tiếng rưỡi. Mà phải chi lân nào cũng đụng trận thì đỡ buồn, chứ cứ mang bom đạn về trút trong "khu oanh kích tự do" mà không rõ mục tiêu là gì, thật là phí công phí của. Chắc bạn cũng biết một pound bom là $1, một quả bom 500 lbs là $500.00, chưa kể bộ kim hỏa (fuses) đàng đầu đàng đuôi lại mất trên $100 cho mỗi đầu, vị chi thả một quả 500 lbs là $700 (dollars xanh thứ thật). Nói nhỏ với các bạn, tôi chán nhất là bay bao vùng. Hồi tôi học ở trường Tây, không có loại phi vụ nào nói như "Air Cover". Pháp nó có dùng từ"Couverture sur zone" nhưng không để yểm trợ lực lượng diện địa, mà có mục đích hộ tống đoàn quân bạn bay tấn công địch sắp sửa về ngang, phòng khi địch cho khu trục săn đuổi trên đường về, vừa hết nhiên liệu và đạn dược, vừa mệt mỏi hoặc đang bị thương tích.
    Nghĩ quân ta đánh nhau theo kiểu Mỹ, thật quá sang. Nói cho cùng, chúng ta có trả đồng xu nào đâu mà tiếc, toàn dollars Mỹ cả. Nói đi thì cũng nói lại, yểm trợ quân bạn cũng tùy quân bạn là ai, thì bạn đánh nhau không thấy chán. Hồi tôi bay nhiều, có một đơn vị mà tôi thán phục là "Lực lượng Nhảy Dù". Tuy không phải lâøn nào họ cũng nhảy, nhưng họ có kỹ thuật tác chiến quy củ, dễ nễ, mà đôi khi họ gọi quá trễ, đã hết cả đạn dược mới gọi ã. Vì vậy, mỗi khi biết là yểm trợ lực lượng dù là phải nhanh chóng, vác giò lên cổ mà chạy, nhất là Tiểu Đoàn 5 Nhả Dù khi còn anh Hồ Tiêu chỉ huy. Tôi nói vậy là vì tôi chỉ có kinh nghiệm yểm trợ nhiều lần Tiểu Đoàn 5, và đôi khi Tiểu Đoàn 1 cũng dễ nễ lắm. Trái lại, các cuộc hành quân lớn, đánh trống thổi kèn rầm rộ, nhưng kết quả chẳng được bao nhiêu. Vì thế, tôi chỉ thích hành quân kết hợp với lực lượng đặc biệt, vì nó kín đáo, đánh nhỏ nhưng được lớn. Sau đây, tôi thử nhớ lại các cuộc hành quân chuyên biệt nầy để các bạn thưởng thức.

    Lam Sơn 1:

    Chúng tôi biệt phái từ Biên Hòa ra Đà Nẳng khoảng chục chiếc A-1H, và một lực lượng anh em chuyên viên hùng hậu, nhất là vũ khí. Tôi nhớ Phi Đoàn 514 luôn luôn hãnh diện có một lực lượng chuyên viên ø rất ư là chuyên nghiệp. Nếu khen người nầy hay người kia thì ngại không khen đầy đủ, thiếu sót anh em buồn, nhưng mình nhớ đến ai thì nói đến đó, chứ người nào cũng giỏi hết, thật khó mà nhớ cho hết. Như anh Phan Đàm Liệu chẳng hạn, có lẽ có người không thích anh vì anh quá giỏi, tức nhiên cũng hay gáy một chút, nhưng lúc đó, ngành vũ khí mà không có anh Liệu thì Phi Đoàn 514 chẳng đạt được thành tích mỗi năm một Anh Dũng Bội Tinh Cấp Quân Đội trong sáu năm liền. Súng do anh canh bắn rất tụ đúng 300m. Anh khuyến cáo trang bị thích hợp, và phối hợp với Phòng Hành Quân, Phòng Vật Liệu lúc đó biết mình phải làm gì vì biết chúng tôi muốn gì.
    [​IMG]
    Phi Đoàn 514 lúc đó là một đơn vị bất khả phân (un tout indivisible) và trở thành một đơn vị cừ khôi trên khắp các mặt trận. Tôi nhớ ra Đà Nẳng lúc đó Tướng Đôn của ta nắm Quân Đoàn I, ông lại có đối thủ cũng một tướng tên Đôn của VC đang nằm trong núi. Mục tiêu dành cho chúng tôi là những hốc đá ở chân núi, mà xung quanh đều toàn vách núi cao thẳng đứng. Chúng tôi trang bị tối đa với 2 quả 1,000 lbs, 8 quả 500 lbs và 4 quả 100 lbs. Mục tiêu không thể nhận dang bằng mắt thường mà chỉ dựa vào không ảnh mà ném bom từ cao độ bắt đàáu 10,000 bộ, thả theo lối dive bomb run, với độ chúi 70 độ, dive brake ra, và thả ở cao độ 3,000 bộ. Chúng tôi thả mỗi người một lần tất cả bom để dùng sức ép của nhiều quả bom cùng lúc, hy vọng có sai chừng 100m thì cũng đủ làm chói tai nhức óc của những ai trốn núp trong hầm hóc. Vì như vậy, chúng tôi tạo được sự bất ngờ cần thiết và sự tập trung hỏa lực để tạo sức ép. Mỗi phi tuần tấn công một mục tiêu và tấn công cùng một lúc. Các phi tuần viên chỉ cần thả theo dấu bom của phi tuần trưởng, không cần nói nhiều, hỏi hang dong dài, để bảo mật cho cuộc tấn công.
    Sau khi thả bom xong, chúng tôi yểm trợ cho trực thăng H-21 của Không Binh Mỹ chở Lực Lượng Đặc Biệt đổ xuống khai thác mục tiêu. Ở trên nhìn xuống thấy lối người chạy ra từ trực thăng là biết ngay trực thăng Mỹ thiếu kế hoạch. Vì người từ trực thăng nầy lại chạy vòng về phía trực thăng kia để tiến chiếm mục tiêu,( ý là họ đã có thực tập trước rồi trên sa bàn) vì cửa của H-21 chỉ hướng về bên phải phi cơ, không như UH-1 có thể phóng ra từ hai bên, toán phải chạy về hướng Đông lại ngồi trên chiếc đáp xây cửa về hướng Tây, và trái lại. Tuy vậy, kết quả rất vẻ vang, vì phần đông những xác người nằm bất tỉnh nhân sự đều do sức ép của bom mà nên. Động của Tướng Đôn VC cũng được lục soát, nhưng chỉ còn thấy bộ đồ lớn của cấp tướng, tuyệt nhiên không thấy người. Quả bom gần nhứt cách hầm của tướng Đôn VC là 10m, nhưng vách đá kiên cố, hầm không sập.
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Tết Giáp Thìn:
    Cuộc hành quân với LLĐB kế tiếp xãy ra vào dịp Tết Giáp Thìn (1964). Lúc đó tôi đã rời Phi Đoàn 514 và giao quyền chỉ huy lại cho Thiếu Tá Võ Xuân Lành. Tôi về làm Giám Đốc Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến (TACC) thay thế Trung Tá Trần Văn Minh lên Pleiku thành lập Không Đoàn 62 Chiến Thuật.
    Trong khi làm việc tại đơn vị mới nầy, tôi được dịp giao dịch với nhiều ngành rất đặc biệt trong tổ chức quân đội, thậm chí khi họ trình sự vụ lệnh để nói chuyện với tôi, tôi cũng không biết có nên tin hay không, vì cái gì còn có thể làm giả được, huống chi là một tờ giấy với con dấu đỏ. Tôi đòi hỏi họ cho tôi gặp một cấp cao ở Bộ Tổng Tham Mưu để giới thiệu họ, mặt đối mặt đàng hoàng. Vì tổ chức của họ dùng tên ẩn tế, nay thì tên nầy, mai lại tên khác. Lệnh lạc của họ cũng lạ lắm, không có giấy tờ, mà chỉ có tin tưởng nhau và thảo luận miệng. Cấp bậc của họ, chắc cũng không thật đâu, dù họ mang cấp Thiếu Tá như tôi, tôi cũng không coi trọng, chỉ cần là họ nói chuyện có nghiêm chỉnh hay không, nghĩa là họ biết họ đang nói gì không. Thế là chúng tôi vào việc nghiên cứu. Chúng tôi cố gắng tiêu diệt những đoàn quân tải vũ khí theo trục Hàm Tân lên chiến khu D, đi ngang Bình Giả. Trục nầy quan trọng là vì có quá nhiều thuyền tải vũ khí đạn dược từ miền Bắc vào Nam. Họ cặp các bãi như Vũng Rô, Hàm Tân, U Minh? và nhiều lắm. Hải Quân của ta khó mà phân biệt thuyền nào là lạ, thuyền nào của dân chài miền Nam, và dân chài nào không phải là cộng sản. Do đó, đã đến lúc ta phải tiêu diệt họ trên bộ, càng sớm càng tốt.
    Trong kỳ nầy, sáng kiến của LLĐB là kết hợp với hỏa lực Không Quân để làm nhanh và bảo mật tối đa. Nhân dịp Tết sắp đến, một nàng xinh đẹp gửi anh chiến sĩ Trung Đoàn trưởng VC một Đài (radio) transistor chạy bằng pile (battery). Đài nầy có mở hay không thì cái beacon UHF trong đó vẫn phát trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Trên A-1H của chúng ta dùng, có một thứ mà khi bay, ta có thể bắt được hướng phát của beacon. Đó là kim ADF (Automatic Directional Finder) nằm trong hệ thống Radio-Compass. Tôi xin trắc nghiệm, thứ nhứt là xem hiệu quả của ADF có chính xác đối với lực phát của beacon loại bỏ túi nầy không; thứ nhì là sống UHF có tầm xa bao nhiêu khi đoàn người đi trong rừng rậm, có thể trong các đường hẹp giữa hai vách núi(trong túi cấp cứu của chúng ta cũng có một máy UHF 243mcs, nên các trực thăng cấp cứu cũng dễ tìm). Chính tôi bay các cuộc thử hiệu quả đó mà không ai biết tôi làm gì. Mỗi lần bay thử, tôi xin lên Biên Hòa bay duy trì khả năng tại Phi Đoàn 514. Và người của LLĐB trong dự án nầy là người duy nhất biết chúng tôi định làm gì, anh ngồi trên xe thường dân chạy trên xa lộ từ Biên Hòa đến Xuân Lộc, có khi anh ngừng đậu xe dưới cây to, lúc nào tôi cũng bay ngang đầu anh ở cao độ 500 bộ. Chúng tôi có thể bắt được xa chừng 10 phút bay ở cao độ 500 bộ. Cuộc trắc nghiệm rất phấn khởi. Tôi hài lòng với lối hành quân nầy, vì chúng tôi không cần phải nói chuyện với nhau dù tầng số UHF tương đối bảo mật tốt.
    [​IMG]
    Qua giai đoạn thử nghiệm, chúng tôi chờ Tết đến sẽ hành động. Như vậy, về phía Không Quân, tôi chuẩn bị có ba chiếc A-1H, trang bị tối đa bom 500 lbs và 4 quả trái sáng ở dàn ngoài chót cánh, mỗi bên hai quả. Lực lượng địch ước lượng bằng hai tiểu đoàn trải dài từ hai đến 5 cây số. Chỉ vì ba ngày Tết mà đòi hỏi anh em trực đông quá, không vui tí nào. Trong số ba người bay, đã có tôi bay một chiếc, do đó chỉ cần hai người trực, có khả năng bay đêm. Chúng tôi dự trù cho một lực lượng Mỹ xin ăn co,ù khi có thể được; tuy nhiên, dù rằng dụ chúng đưa kha khá cho tôi dùng, nhưng tuyệt nhiên không tiết lộ đánh như thế nào, chỉ nói trong vòng 50 miles cách Biên Hòa, và cho biết một tiếng trước khi cất cánh. Sau khi cất cánh, giữ cao độ 5,000 bộ ở Long Thành, đợi khi nào báo trước 5 phút nữa sẽ tấn công thì hãy bay về hướng Bắc, chừng đó thấy trái sáng ở đâu thì đến đó mà thả bom tự do. Bên phía Mỹ có 3 chiếc B-26 và 8 chiếc T-28 túc trực cùng với chúng tôi, bắt đầu tối 30 Tết cho đến khi nhận lệnh thi hành.
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Mỗi ngày, Phi Đoàn 112 ở Tân Sơn Nhất cấp cho tôi một L-19A, không cần hoa tiêu, nhiệm vụ liên lạc TSN/Biên Hòa, sáng hôm sau trả lại máy bay. Tôi có làm huấn luyện viên L-19 tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, và khi làm việc tại Phi Đoàn 514, chúng tôi cũng có một chiếc L-19 riêng để liên lạc, vì theo Công Xưởng cho biết là chiếc L-19 đó chỉ để dân khu trục bay mà thôi, vì nó không cân đo đúng tiêu chuẩn được. Bởi vậy, mấy ông ít lái như anh Nguyễn Văn Ngọc hay Nguyễn Thế Anh mà sang bay ké thì lúc nào các anh cũng đỗ mồ hôi hột, xanh máu mặt, vì nó muốn chạy đâu thì nó chạy, không cần có gió ngang gió ngược gì cả.
    [​IMG]
    Nhưng cái khổ của tôi là tôi bay đêm, và nếu nhận lệnh hủy bỏ phi vụ trước 12 giờ khuya thì tôi bay về nhà ngủ ở TSN. Aáy thế mà Phi Đoàn 112 không bảo trì cho L-19 bay đêm. Tôi bay không có đèn UV trong phòng lái, tôi chỉ cần có pha để hạ cánh thôi, mà cũng không cần đến pha để hạ cánh nữa, vì có lúc cũng không có pha. Miễn Đài Kiểm soát TSN đứng bảo A-1H hay L-19 như thế này "show your landing light" thì không làm được. Sorry, không có làm sao mà trình. May là lúc dạy lái, mình quen nghe tiếng gió là biết tốc độ để hạ cánh, còn bay trên trời thì cứ dùng đèn bấm bỏ túi là được rồi. Đêm nào tôi cũng lên thăm anh em bạn bè củ, làm briefing trước, rồi rủ nhau đi ngủ. Khi sĩ quan trực gọi thì cứ thế mà làm. Chúng tôi dự trù bay hợp đoàn 3 chiếc bay sát cánh bên phải để chỉ nhìn qua ánh lửa của óng thoát bên phải, chứ không có đèn ở các vị trí đầu cánh hay ở sau đuôi, hay dưới bụng.
    Phi tuần viên bay theo đội hình bay sát đất, nghĩa là hơi cao hơn người trước mình một tí. Bay xa quá thì mất ánh lửa động cơ, bay gần quá thì nguy hiểm. Số hai cố giữ cho êm một tí, để số 3 đỡ nhảy. Khi tôi bảo còn 30 giây tới mục tiêu thì số 2 và số 3 lấy cao độ, số 1 tiếp tục bay ngang mục tiêu và thả trái sáng để đánh dấu ở 12 giờ của mục tiêu, nhưng cứ nhầm theo địa hình mà rải bom theo từng cặp . Mỗi người đánh 3 lần, thả trái sáng ở mạch gió xuôi và mở đèn lên(OUT). Người xuống đánh thì tắt tất cả đèn ngoài khi hô vào đánh (IN).
    Chúng tôi đánh được mỗi người hai lần là bọn Mỹ đòi vào. Chúng có C-47 của chúng thả trái sáng, và bọn chúng đánh dài theo trục chúng tôi đánh. Dự trù là như vậy, chẳng biết có được đánh hay không.
    Chúng tôi đợi mãi từ tối 30 đến Mồng 3, thì đêm Mồng 3, họ mới kêu cất cánh. Chúng tôi nhận Tần Số cho ADF và ký hiệu của Toán LLĐB theo dõi hành quân sẽ đánh dấu dưới đất bằng một đám cháy ở 500m về phía Tây của mục tiêu. Chúng tôi cất cánh phi đạo 27 để tránh đánh thức VC và đánh vòng về phía Nhà Bè, từ đó chúng tôi chờ cho Mỹ lên cao độ xong thì bắt đầu tracking, vì tôi đã nhận tín hiệu khi lên đến 1,000 bộ. Từ phía Nam Trảng Bom, chúng tôi xuống dần cho đến cao độ 500 bộ và bình phi 500 bộ, tắt đèn và tiến tới mục tiêu. Khi kim nhúc nhích muốn trở hướng, tôi báo cho phi tuần còn 30 giây cách mục tiêu để số 2 và số 3 lấy cao độ. Khi kim quay, tôi thả trái sáng đầu tiên
    . Lúc đó gần 12 giờ khuya, nên không thấy rõ có người qua lại. Trái sáng thả ở cao độ đó thì bộc dù ở cao độ 200 bộ, và rớt dưới đất chiếu sáng rất lâu. Tôi cũng lấy cao độ và mở đèn ngoài và hô OUT. Tức thì quả bom đầu tiên nỗ rồi số 2 bay vào mạch gió xuôi. Cứ thế chúng tôi tiêu thụ hết bom trải dài theo đường suối. Ở mạch gió xuôi, tôi nhìn rõ đớm lữa đánh dấu của anh em LLĐB, đúng về phía Tây khoảng 500m, đó là một ngọn đồi, một đỉnh cao tiệïn việc quan sát. Sau chúng tôi, mấy anh Mỹ nhập cuộc la ó om sòm. Đúng là tác phong hành quân có khác.
    Chúng tôi về đáp và chuẩn bị về Saigon ngủ cho ngon, nhiệm vụ hoàn thành. Kết quả không biết ra sao, nhưng đâu đấy có vẻ ăn khớp lắm.
  4. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Khửa khửa, Phi công thì toàn là người giỏi giang và bản lĩnh. Nói nghiêm túc, cả hai phía đều có những phi công tài ba. Nhưng cái cách quảng cáo của @ PV này nghe nó thủm thủm mùi "lá thúi ***". các bác chịu khó bỏ qua từ lá sẽ hình dung cụ thể cái mùi đấy nhé!
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Đánh Phá Hội Chợ
    Mấy tháng sau cuộc hành quân vừa kể, một tổ chức LLĐB khác đến với chúng tôi, nhưng kỳ nầy, họ lại dùng beacon FM, và phát tuyến theo lối Radio Range, nghĩa là có bốn hướng phát ra từ đài là ta nghe một tiếng liên tục, còn nếu nằm ngoài các tuyến đó thì ta nghe tín hiệu. Trong trường hợp đài nầy thì phát chữ U và chữ V, thay vì A và N như nhiều đài bên Pháp. Không Quân Việt Nam không có máy bay trang bị máy để tracking theo range nầy được, nhưng Mỹ ở Biên Hòa (34 TacGroup) có máy bay L-19 có hai ăng ten đứng hai bên cánh là dùng vào việc nầy. Do đó, tôi nhờ counterpart môi giới cho tôi ngồi trên một chiếc L-19 của Mỹ để hướng dẫn oanh kích. Mỹ cho tôi ngồi ghế sau để nếu cần thì liên lạc vô tuyến với dưới đất.
    Hôm đó, chỉ có lực lượng hỏa lực của Mỹ, và máy bay L-19 cũng của Mỹ. Tôi là người duy nhất thuộc Không Quân Việt Nam mà không được lái mà chỉ ngồi ghế sau như một quan sát viên. Tôi hỏi Mỹ có biết dùng trái sáng để thả từ L-19 không? Họ bảo đảm được. Tôi xin gắn 4 trái sáng trên 4 giàn phóng hỏa tiển khói của L-19. Họ chịu làm theo. Khi bay ngày hôm đó, cũng lúc trời tối đen như mực, VC tổ chức triển lảm phía Bắc Tân Uyên, Biên Hòa để tranh thủ nhân tâm ngay trên vòng rào của phi trường Biên Hòa. Tôi lên trời độ 30 phút thì nghe có tiếng gọi trên tần số FM mà các anh LLĐB cho, gọi mãi không biết mệt. Tôi không có nhiệm vụ phải trả lời, vì đúng ra, anh chỉ cần bấm cho phát sống mà thôi, chứ không cần hướng dẩn để tránh tiết lộ bí mật. Nhưng anh bảo liền miệng:"Các anh đi về phía Bắc để gặp chúng tôi, rồi các anh đã bay đúng hướng rồi, cứ tiếp tục", và tôi ngồi ghế sau lái theo sự hướng dẩn của người dưới đất, nhưng trong bụng không an tâm tí nào, vì ai cũng có thể vào tầng số và hướng dẩn. Khi bay trên đầu mục tiêu, tôi bảo anh hoa tiêu Mỹ thả trái sáng, nhưng anh không thể nào thả được, dùng dằn rất mạnh bạo mà trái sáng không rớt ra. Thế mới biết tài của anh em vũ khí Việt Nam. Đêm đó sau khi về đáp, tôi thấy hết sức mệt mõi, và thấy một sự chuẩn bị không chu đáo của những thành phần trách nhiệm, mỗi người đóng góp một phần vào sự thất bại chung.
    Chiến Dịch Bình Giả:
    Chiến dịch Bình Giả bắt đầu trong tháng1-1965, và kết thúc trong tháng 2-1965 khi có đảo chánh ông Nguyễn Khánh. Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch đặt tại Vũng Tàu, và vùng trách nhiệm của chiến dịch là Đặc Khu Phước Biên, nằm trong khuông viên Quốc Lộ I, trục Bình Giả Hàm Tân, sông Saigon, và bờ biển Vũng Tàu. Sở dĩ có chiến dịch nầy là vì Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến đãï đụng trận lớn tại Bình Giả, một quận toàn đồng bào Công Giáo di cư, rất ngoan đạo và chống cộng triệt để. Vấn đề là địch không phải người địa phương, và khi xuất hiện, luôn luôn rất đầy đủ hỏa lực. Mỗi ngày, chúng tôi đều có Mohawk của Không Binh Hoa Kỳ giúp đỡ cung cấp tin tức tình báo điện tử. Họ thường bay hành quân đêm, dùng tuyến UV để dò tìm mọi di chuyển của địch. Khi phát giác có địch tập trung thì họ liền báo cho Sư Đoàn TQLC để tiện quyết định. Các cuộc hành quân tổ chức rất qui mô, hội họp nghiên cứu rất kỹ càng trước khi hành động(overstaffing). Lúc đó, tôi mang cấp Thiếu Tá độ một năm hơn, vừa tốt nghiệp khóa Chỉ Huy Tham Mưu (Command and Staff College) tại Maxwell AFB, Montgomery, Alabama, USA, về Việt Nam với bạn đồng khóa là Thiếu Tá Đinh Văn Chung, không biết ai giận ai thương thế nào, nhưng chắc chắn là vì nhu cầu công vụ, tôi ra Vũng Tàu cùng với anh Chung, một làm Sĩ Quan Liên Lạc Không Quân (ALO), một làm Yểm Cứ cho Phi Trường Vũng Tàu đang có Không Binh Hoa Kỳ trú đống. Với chúng tôi và một thành phần nhân viên chừng 10 người trở lại, chúng tôi điều hành Toán ALO/FAC cùng với một biệt đội 3 chiếc L-19A và hai chiếc H-34. Ngoài ra, chúng tôi còn được thường xuyên có 8 phi xuất khu trục do Biệt Đoàn 83 cung cấp, cất cánh từ TSN. Nên nhớ là lúc đó, phần đông các đơn vị khu trục khác đều chia nhau thay phiên đánh Bắc. Công việc yểm trợ chiến dịch rất chu toàn, tuy thỉnh thoảng, quân ta cũng xé rào về đơn vị gốc thăm vợ con qua đêm, sáng sớm trở lại hành quân không kịp. Còn về chuyên môn nghề nghiệp thì khoiû chê. Lại nữa, lúc nào cũng thi hành triệt để dù phi vụ có khó khăn. Tôi nhớ có một hôm, một anh đến tôi cũng tự giới thiệu là can thiệp cho toán mình đang bị VC bao vây trong rừng, đang bị thương và ở ngọn cây, chờ trực thăng đón ra. Tôi liền dẫn anh ta ra ngay phi đạo trực thăng H-34 và xin phi vụ cứu thương. Khi hỏi vùng có an ninh hay không? Thì chúng tôi đều nói hoàn toàn không biết, nhưng trưởng tóan sẽ ngồi trên máy bay để hướng dẩn đến nơi. Vì đây là một phi hành đoàn tản thương thường, nên không rành về hành quân đặc biệt, nên cũng khó mà ép uổng người ta. Nhưng khi nghe có người bị thương nằm trên ngọn cây thì anh trưởng phi cơ cũng mũi lòng chấp nhận. Hôm đó, có một toán 3 người đi thám sát, không biết sao bị địch phát giác dồn các anh lên ngọn cây mà trốn, có một anh Thiếu Uùy bị thương ở cổ. H-34 bay sát ngọn cây từ ngoài vào, và khi trong tầm nhìn thì khói màu tím bật lên từ ngọn cây, từ dừng lại đến bốc lên không đầy một phút. Tôi chờ ở sân bay xem kết quả phi vụ. Thật đáng mừng cho anh Thiếu-Uùy bị thương. Sau nầy, khi anh về lại Saigon, anh có tham gia vào số người đảo chánh ông Nguyễn Khánh, và là trưởng toán giam giữ Trung Tá Nguyễn Ngọõc Loan tại Trung Tâm Hành Quân Không Quân (TACC).
  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Đăïc Khu Phước Biên coi nhỏ mà mỗi lần đánh nhau, không biết thắng bại như thế nào. Có lần một toán của LLĐB bị đánh dội ra biển, trực thăng phải đi từ ngoài biển vào vớt. Khi nhìn từ L-19 xuống mới thấy sự khẩn trương và sự phối hợp chặt chẻ giữa LLĐB và H-34 của chúng ta.
    Nhiều cuộc hành quân của TQLC đã tổ chức , nhưng VC thấy tương quan lực lượng bất lợi nên tránh né cả. Có hôm, anh trưởng Phòng Nhì đưa cho tôi một tin của Mohawk, phát giác người từ Hàm Tân hướng về Bình Gia(máy tính của Mohawk là vũ khí của ba người làm motä chấm trên màn ảnh)û, nhưng đi trên đường đỉnh nên khó điều quân, hỏi ý kiến tôi. Tôi rất hoan nghênh và cho tôi tự do hành động, đừng ai bén mãn vào vùng mục tiêu. Giải quyết xong, trong vòng ba ngày sẽ báo cáo. Sáng sớm chúng tôi mượn L-19 của biệt đội đi thám sát từ 5 đến 6 giờ. Bay trên vùng mục tiêu, tôi thấy một đám sương mờ trên đỉnh núi trải dài theo trục Nam Bắc. Tôi nghĩ bụng, sương thì từ dưới trủng có trước, có gió mới bốc lên cao dần. Bây giờ còn sớm, chưa có gió, vì sương không động đậy, mà sao lại nằm cao vậy. Tôi nhớ khi còn học khí tượng, người ta giải thích, không khí có ẩm độ và nhiệt độ đủ để biến thành mây mù nhưng chưa thành hình được vì thiếu một chất cataliseur, cũng như ta giải thích tại sao, phía sau động cơ phản lực có một vểt trắng, và có khi đứt đoạn. Là vì khi đốt không hoàn toàn, chất thải có bụi , và bụi nầy giúp cho khí ẩm đông lại. Ở Biên Hòa, chúng ta chịu ảnh hưởng của thành phố Saigon khi lên lửa nấu nướng sáng sớm, tạo ra sương mù, và sương đó theo gió thổi thẳng về hướng Biên Hòa, đôi khi đến 11 giờ trưa mới dứt.
    Trở lại đám sa mù của chúng ta trên dãi núi. Tôi dứt khoát là có người nấu nướng ăn cho sớm để lên đường khi trời sáng. Ngày hôm đó, ngay sau khi đáp, tôi liên lạc với Phòng Nhì của Chiến Dịch cho tôi tự do oanh kích rồi báo cáo sau. Sáng sớm hôm sau, 8 chiếc A-1H bay lên vùng hành quân để được hướng dẩn oanh kích vào đúng nơi có sương mù đi về phía Bắc chừng trăm thước. Và hai ngày sau, chúng tôi nhờ toán LLĐB vào khai thác vùng oanh kích. Kết quả tìm được vải băng bó chỗ bị thương.
    Kết Luận:
    Tôi biết sau nầy, anh em lái A-37 có dùng BOBS(Beacon Only Bombing System) để tiến đánh các điểm tập trung của VC, nhưng thường ta không xác nhận được kết quả. Phải chi hồi đó, Không Quân có nhiều tự do hành động hơn, có thể kết hợp với Lực Lượng Đặc Biệt mà hành quân . Có người dưới đất theo dõi và đánh dáâu mục tiêu bằng vô tuyến, báo cáo kết quả, mà không cần phải ra mặt hay chạm súng. Lúc đường mòn Hồ Chí Minh hoạt động tích cực, tôi rất tiếc là không có những cuộc tập kích như chúng tôi đã làm. Dù sau nầy cũng có lắm phương tiện hay hơn, như C-130 võ trang đại bác 105 ly, nhưng những thứ đó chỉ có tính cách trắc nghiệm mà thôi, làm gì có qui mô đáng kể. Lại nữa, những gì chiếu trên màn ảnh được thì coi như người Mỹ chơi game để hù dọa chúng ta thôi.
    Gman
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    A-1H SKYRAIDER trong CTVN
    Tarin65
    Tiếp theo bài viết về F-8F Bearcat, chúng ta thấy rằng việc thay thế nó là điều nhất định phải làm, chẳng những ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, mà còn ở Bộ Tư Lệnh Không Quân và Phái Bộ Cố Vấn (MAAG). Sôi nỗi nhất là ở phi đoàn. Phải nói rằng Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức và tôi thật sự nóng nảy, chớp mọi thời cơ, gây mọi áp lực cần thiết, nói lý, dùng cảm tình, làm mọi cách để cho có một loại phản lực cơ thay thế chiếc Bearcat. Có người cho rằng vì chúng tôi đã được qua các trường lớp huấn luyện trên phản lực cơ nên chúng tôi tranh đấu để có phản lực cơ trong KQVN, và từ đó dễ bước lên một nấc thang danh vọng nào đó. Danh vọng thì có biết sống được bao lâu mà màn tới, đâu có phải như nhảy dù một cái là biết đánh nhau như lính dù, và lãnh đạo dù là lãnh đạo tất cả. Muốn lãnh đạo, chỉ cần bay đại khái một chuyến L-19A như ông KHA từng muốn làm để có cơ hội lãnh đạo KQVN. Chúng tôi muốn KQVN có một " bước nhảy vọt" so với Không Quân các nước tân tiến.
    Bây giờ, chúng tôi mới biết là chúng tôi đã không tự lượng sức mình, vì đất nước ta còn nghèo, mọi thứ đều nhờ ngoại bang chi viện. Nhưng ở đây mình nói cho sướng miệng thôi, vì lúc đó, chúng tôi vẫn còn trẻ lắm. Năm 1958, anh Vịnh mới lên 25, Đức 24, chúng tôi máu còn sôi sụt, chưa biết sợ là gì, mà cũng vì vậy mà không biết có Trời cao Đất rộng, chỉ có lý tưởng bay bổng, chỉ có "A la chasse, bordel". Và chúng tôi đã chọn A-4E Skyhawk. Một chiếc vừa thon nhỏ, không kén phi trường, laị chở nhiều bom đạn (4 x 6 bom 500 lbs)., lại có đại bác 20 ly tha hồ mà bắn. Nên nhớ là sau tháng 6-1957, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát bắt đầu có Cố Vấn Mỹ thay Cố Vấn Pháp. Các ông cố vấn Mỹ này không có cảm tình với pilote trẻ chúng tôi, và chắc với các anh lớn như các ông Hiền, ông Khánh, ông Hùng, thì các cô vấn cũng không thích nói chuyện cho lắm, vì phần lớn chúng tôi, nếu không bị câm thì bị điếc. Nhưng chúng tôi hiểu được các ông không muốn chúng tôi chỉ thích máy bay của NAVY. Chẳng biết vì sao. Có lẽ vì các ông cũng chẳng biết gì máy bay của NAVY để cố vấn chúng tôi. Vậy Không Quân Argentine dùng A-4E thì sao? Nếu từ chối chiếc A-4E, bảo rằng không thích hợp cho chiến trường VN thì tại sao sau này người Mỹ đẩy chúng tôi ra để xen vào cuộc chiến thì dùng toàn Jet, như F-100, F-104, F-105, F-4 trong Không Quân, và bên NAVY thì có lẽ chiếc A-4E dành nhiều chiến tích nhứt, ít nhứt về số lần xuất trận.
    Tôi đã có dịp xuống hàng không mẫu hạm của Mỹ và nhìn máy bay lên xuống, thấy thèm làm sao. Cái tiện ở VN ta khi dùng may bay của US NAVY là nó đáp ngắn lắm, bay được xa, chở bom đạn nhiều. Sau một thời gian bàn cải với cố vấn Mỹ tại phi đoàn, chúng tôi chờ đợi một thời gian khá lâu. Một ngày nào đó, chúng tôi được giới thiệu với một tập hồ sơ, có handbook, có hình ảnh của chiếc AD-6. Thoạt đầu, phải nói lên sự thất vọng của chúng tôi, khi nghe cố vấn giải thích tại sao chiếc AD-6 có lợi hơn chiếc A-4E. Thật là không còn gì để nói, đối với chúng tôi. Chúng tôi biết chỉ có một điều là thất vọng tràn trề, không có jet để bay thì chiếc nào chẳng được. Mình bắt đầu làm quen với sự việc "coi lý tưởng như dẹp qua một bên" khi mình chưa phải "tự lực cánh sinh". Viết như vậy để cho các em sau nầy, nhiều khi cũng nóng tính như các anh hồi còn trẻ, có lý tưởng thì sao, phục vụ là phục vụ thôi. Như sau nầy, cho KQVN chúng ta bay F-5 và A-37, toàn là máy bay huấn luyện biến cải. Máy bay gì mà không có súng để bắn mà gọi là khu trục cái nỗi gì. Tôi nhớ đến cái vụ dùng A-37 kè một chiếc máy bay chuyên xịt thuốc trừ sâu và phân bón của nhà nông của Tân Tây Lan, lạc đường lãng vãng trên vùng Ca Mau, để bắt về đáp tại sân bay Bình Thủy, hoa tiêu phi tuần trưởng phải bay lại gần máy bay lạ, lấy tay chỉ chỏ bảo phải đáp xuống, và khi anh ta muốn dọa đối phương, bèn rút súng Colt.45 ra chỉ vào anh pilote kia. Buồn cười không? Nói dài dòng để cho biết "Mình là ai?" thôi, chứ không có ý chê khen cá nhân nào trong chúng ta cả. Việc bàn tán và chọn lựa máy bay thay chiếc F-8F Bearcat bằng chiếc AD-6 Skyraider bắt đầu từ năm 1958 mà tận đến năm 1961 chúng ta mới thấy mặt nó tại Biên Hòa, home of the fighters.
    [​IMG]
  8. KingGattuso

    KingGattuso Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Mong bác post thêm mà chưa thấy rì
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Ngày Tư ngày Tết Phi đoàn nghỉ không bao vùng, các bác thông củm. Tư Lệnh em xin điều hàng lên bao vùng ngay cho các bác đây
    [​IMG]
    Năm 1960, chúng tôi là một trong số 6 người đầu tiên sang Corpus Christi, Texas để tập lái AD-6. Đọc cho lẹ một tí thì cũng lấy le được vậy. Ai hỏi ta bay gì, ta bèn nhanh miệng AD-6 thì thoáng nghe như Eighty Six (F-86 Sabre). Chúng tôi là Nguyễn Quan Huy, Tô Minh Chánh, Phạm Phú Quốc, Nguyễn Ngọc Biện, Nguyễn Văn Long, và người viết bài này. Bay là cái gì cũng bay. Chữ nghĩa thì chẳng bao nhiêu. Nhớ anh huấn luyện viên của chúng tôi là Lt Morenville, tên có vẻ Tây lắm, chắc phải chọn người biết tiếng Lang Sa, vì chúng tôi nói ít tiếng Anh. Đại khái như Left là Trái, Right là Phải. Nhớ lại khi thi ESL, anh Huy với tôi ăn ý nhau về mật mã, đầu nhọn bút chì chỉ xuống là (a), chỉ lên là (b), chỉ qua Trái là (c), chỉ qua Phải là (d).. Người cao điểm trắc nghiệm Anh ngữ nhất là anh Nguyễn Văn Long (em cuả anh Nguyễn Tấn Trào), vì anh Long có theo học Hội Việt Mỹ. Chúng tôi đã có một số giờ trên F-8F bearcat, tối thiểu 200 giờ, trừ anh Quốc có nhiều giờ F-8F hơn cả, lại có bằng Phi Tuần Phó nữa. Nhưng nhai cái Technical Order bằng Anh ngữ thì thật là khổ sở. Đêm nào tôi cũng dịch ra nhờ quyển Tự Điển bỏ túi cúa tôi (Tout Petit Dictionaire Larousse). Có điều là trợ huấn cụ của NAVY tại trường căn bản Corpus Christi phải nói là ngon lành, nhứt là cả cái động cơ được cắt ra, còn cho đúng màu, hệ thống xăng, hệ thống nhớt, hệ thống thủy điều, tôi khen Mỹ lắm, thấy Tây thua xa (vì Tây nghèo hơn Mỹ). Đại khái là chúng tôi làm quen với AD-6. Chúng tôi được chở trên AD-5 một chuyến . Thật sự không học hỏi gì nhiều. Có điều là lần đầu tiên leo lên chiếc Skyraider, tôi thấy nó cao làm sao ấy, có lẽ không thua khi ngồi trên C-47 đâu. Nhìn xéo từ 8 giờ hay 4 giờ thì nó giống như một óng kem đánh răng. Như các cụ thấy qua cái tên của nó AD-6, A là Attack(loại dùng vũ khí mang bên ngoài để tấn công, khác với chữ B là chở bom trong bụng), D là hãng chế tạo Douglas, sau này bi Boeing merge rồi, còn 6 là serie. Sẵn đây, cho biết sau này tất cả máy bay của quân đội Mỹ đều phải theo một lối đặt tên duy nhứt, không phân biệt Hải Lục Không Quân, nên AD-6 trở thành A-1H, và AD-5 trở thành A-1E, là hai chiếc KQVN đã dùng.
    [​IMG]
    Tại trường Corpus Christi, chúng tôi ghi nhận ba sự kiên tôi nhớ mãi. Sự kiện thứ nhứt là khi tác xạ ở xạ trường , thay vì quẹo phải để tác xạ vào mục tiêu của chúng tôi ngày hôm đó thì anh Long quẹo trái tác xạ trên mục tiêu dành cho F-11 Cougar. Trong lúc Cougar tập thả bom nguyên tử nên chỉ trúng gần nhất là 300 feet, thì anh Long nhà ta chỉ thả bulls eye. Chiều đó, huấn luyện viên của chúng tôi nhận báo cáo của xạ trường, bảo đuổi cách gỉ anh Long cũng không đi chỗ khác, mà quả nào cũng trúng đích. May mà không bị đụng nhau trên không. Bay thực tập tác xạ thì huấn luyên viên chắp chúng tôi 30 feet average về bom (pratice bomb nhẹ lắm, gió 25 gút lận, khó thả vào vòng 100 feet). Thế mà anh ba Huy luôn luôn giúp chúng tôi uông beer free mỗi ngày. Học trò giỏi thì thầy cũng được khen, nên anh Morenville vui vẻ trả tiền beer. Điều thứ ba mà tôi nhớ mãi là nhân ngày lễ thành lập trung tâm huấn luyện Corpus Christi, hằng năm có đội biểu diển Blue Angels đến. Nhưng năm 1960, đội Blue Angels vừa lãnh thẹo, một tai nan chết người, nên miễn đến. Hôm đó lại trùng hợp máy bay của Morenville bi hỏng, phải về đáp trước. Thường khi thì Morenville dẫn 4 chiếc đáp trước, theo sau là Quốc dẫn 3 chiếc. Chúng tôi liền lợi dụng cơ hội, bảo Quốc dẫn phi tuần 6 chiếc về đáp một lượt. Sáu chiếc bay hợp đoàn sát cánh hàng dọc bên phải, cứ tách đúng 3 giây về hạ cánh an toàn và kỷ luật. Vào parking thì ôi thôi, mấy thằng học trò Mỹ chạy lại bắt tay khen, chưa thấy có ai bay hợp đoàn đẹp thế.
    [​IMG]
    Rời Corpus Christi sau một tháng rưỡi, chúng tôi sang San Diego bay với đơn vị VA-122 tại Coronado, North Island. Vui nhất là tác xạ bom đạn thật tại Camp Penlenton, không biết viết như vậy có đúng không, nhưng đó cũng là chỗ sau này cho đồng bào ta ở tạm khi mới vào đất Mỹ. Tất cả mục tiêu là xe tank, chòi dưới hốc núi, muc tiêu gì cũng bị bọn VNAF này tiêu hủy cả. Họ than phiền là tốn tiền tái tạo mục tiêu thật, nghĩa là trước kia báo cáo tổn phí nhưng khỏi phải làm, vì có ai bắn trúng đâu. Còn xạ trường Yuma thì thật là cực hình. Thời tiết quá nóng, chỉ hoạt động từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa, mà chỉ nổ máy một lần, sau đó, thay hoa tiêu thì phải để chèn bánh và để máy chạy, vì tắt máy, quay máy lại sẽ bị back fire vì hoà khí quá non khi trời nóng bức.
    [​IMG]
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 12:29 ngày 30/01/2009
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    A-1H xếp cánh
    Sau ba tháng huấn luyện, chúng tôi về nước. Và vài tháng sau, chúng tôi nhận phi cơ A-1H đầu tiên, mỗi đợt 6 chiếc. KQVN tiếp tục gửi theo học khóa xuyên huấn như chúng tôi vừa kể, cũng được 4 hay 5 đợt gì đó.
    Tuy vậy, khi nhận máy bay, chúng tôi đã thả tại Biển Hòa hoặc TSN khi di chuyển để làm phi đạo mới (27-09) tại Biên Hòa. Phi Đoàn lúc đó thật là nhiêu khê. Theo bản cấp số thì còn 25 chiếc F-8F Bearcat, rồi thêm 9 chiếc T-6G để huấn luyện khu trục cho các khóa sinh vừa tốt nghiệp khóa 58 A(khóa Trần Duy Kỷ) trên L-19 mà sau này gọi là O-1A. Rồi thêm 12 chiếc A-1H, nhưng nhân viên của Phi Đoàn vừa hành quân vừa huấn luyện đâu có gì thay đỗi. Nhiệm vụ tăng, nhân viên thiếu so với bản cấp số căn bản của phi đoàn, nên nhớ lại phát ớn. Khi Phi Đoàn đỗi tên thành Phi Đoàn 514, tất cả nhân viên các Phòng Hành Quân cơ hữu chỉ có 20 hoa tiêu kể cả chỉ huy trưởng và chỉ huy phó, mà số sĩ quan học viên vừa trên T-6G vừa trên A-1H khoảng 30 người. Phòng Vật Liệu là Phòng đông đảo nhân viên nhất do anh Dương Xuân Nhơn điều hành thật tốt, lúc đó có trên dưới 400 người. Phòng Hành Chánh thì nhỏ nhất, nhưng cũng bận rộn không kém các nơi khác. Tôi không biết quản lý một nhân số phức tạp như vậy, sau này tính ngang hàng với đơn vị như thế nào đây.
    [​IMG]
    Chiếc A-1H Skyraider được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Cao Ly (1950-53). Sau đó, Mỹ có bán cho Pháp một số AD-4 để trang bị cho 4 phi đoàn. Nếu tôi nhớ không lầm, một phi ?"doàn Pháp hồi đó có 25 máy bay, như vậy có thể nói Mỹ bán cho Pháp 100 chiếc AD-4. Việc nầy có tầm quan trọng về ngoại giao đáng kể sau này. Vì khi De Gaulle bất mãn với Mỹ, qua Nam Vang chỏ mõ qua Việt Nam mà tuyên bố "Vùng Đông Nam Á phải được trung lập hóa". Và khi Mỹ đòi mua lại Skyraider từ tay Pháp để viện trợ cho VNCH thì Pháp đã từ chối, trong khi đó, trong kho dự trử của Mỹ không còn phi cơ hay phụ tùng gì thuộc A-1H nữa. Đó là một dấu ngoặc lịch sử của Skyraider.
    [​IMG]
    Ai đã bay A-1H rồi thì phải công nhận nó thật thích hợp cho chiến trường Việt Nam trong giai đoạn VC sử dụng Du Kích Chiến và chưa được trang bị SA-7. Với động cơ Wright 3,300, có thể chở đến gần 8,000 lbs vũ khí đạn dược, hoặc thời gian bao vùng lâu nhứt làm cho quân bạn dưới đất thích nó hơn chiếc nào khác. Chỉ có mệt cho hoa tiêu, người phải ngồi chịu trận cả năm tiếng đồng hồ, phải kéo G cho đến thân em mềm nhủn ra, về nhà còn bị các chị hành hạ thêm nữa. Nghĩ lại mà tội nghiệp cho các cánh chim như Phượng Hoàng, như Phi Hổ?

Chia sẻ trang này