1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Vào tới sân bay, chúng tôi gặp ngay vị Chỉ Huy Trưởng GATAC/CENTRE là Trung Tá Cuffaut, không biết ông ta tới từ hồi nào, có lẽ cũng không lâu. Chúng tôi kéo nhau vào bên trong nhà chứa phi cơ, Trung Tá Cuffaut trải bản đồ lên đuôi một phi cơ bà già trong lúc chúng tôi vây quanh nghe giảng giải về phi vụ sắp thi hành. Đây là phi vụ yểm trợ một đồn bạn đang bị địch vây đánh. Thuyết trình xong, Trung Tá tuyên bố, chỉ cần một phi cơ và một quan sát viên mà thôi, phần hoa tiêu do ông ta đảm nhận. Nghe vậy tôi hết sức vui mừng như vừa trút được gánh nặng đang đè lên vai tôi, vì chưa biết phải nên cắt cử hoa tiêu nào bay đêm nay.
    Nay Trung Tá Cuffaut lái, chắc chắn là một hoa tiêu tài ba và dày kinh nghiệm, cứ xem cánh chim có râu và ngực áo của ông ta đầy huy chương thì đủ rỏ, nên tôi cảm thấy rất an tâm cùng bay với ông ta đêm nay. Ông ta cấp bực lớn, chức vụ cao đã làm gương, dành lấy nguy hiểm cho mình; tôi, tuy cấp bậc rất nhỏ chỉ có Trung Úy, không những phải noi gương, mà sự bay chung còn là một đáp lễ lịch sự nữa vì tôi là biệt đội trưởng.

    Tôi bảo anh em đi dốt đèn cổ ngổng đem đặt dọc hai bên đường bay và nhờ vào kho lấy cho tôi hai khẩu súng carbin và hai túi nịt vải đựng một cấp số đạn, trong lúc tôi và Trung Tá sửa soạn bay. Tôi cũng không quên hỏi xem Trung Tá có cần thêm thứ gì nữa không. Ông đáp đã chuẩn bị sẳn cả rồi, sau khi bảo tài xế của ông mang lại cho tôi hai mươi quả lựu đạn khói chày, đựng trong một túi da vuông và đứng. Đây là một loại lựu đạn khói đặc biệt, dài khoảng 3 tấc, đầu lớn bằng nắm tay, nối với đuôi hình chong chóng bằng cái cán thon và nhỏ, giống như cái chày tay giả gạo, hai đầu to, cán tay cầm giữa nhỏ, bởi vậy nên mới có danh từ lựu đạn chày để phân biệt với những loại lựu đạn thông thường. Trước khi mang lên phi cơ, tôi đã kiểm soát lại và sắp xếp cẩn thận, đuôi nằm dưới, đầu lên trên, phòng khi phi cơ cất cánh bị dằn mạnh, chốt an toàn có thể bung ra, lựu đạn nổ tung làm mất mạng như chơi.

    Sẵn sàng xong, nhìn đồng hồ, kim dạ quang chỉ quá nửa đêm, cảnh vật chung quanh yên lặng như tờ, trong lúc chúng tôi cất cánh hướng Tây Bắc. Khi phi cơ vừa lên cao, băng qua khỏi bờ thành, tôi ngoái cổ nhìn về phía sau, thành phố Huế với màu đèn vàng lợt yếu ớt như đang ngủ say. Chúng tôi trực chỉ đồn Thế Chí Tây, một đồn bạn hiện đang bị địch vây đánh. Đồn này nằm hướng chính Bắc cách Huế khoảng 30 cây số đường chim bay. Vùng này nổi tiếng vì đã từng xảy ra những trận đánh ác liệt, bom đạn và trọng pháo đã san bằng bình địa, nên có biệt danh là Đường Buồn Hiu, người Pháp thường gọi là Piste Sans Joie. Thật đúng, ban ngày từ trên cao nhìn xuống, thấy cảnh vật điêu tàn hoang vắng, chỉ có một đồn bạn cô quạnh trấn đóng ở đó. Vì đây là điểm giao liên, là vùng tiếp tế quan trọng của địch nhằm vào các làng trù phú hẻo lánh của các làng giáp giới giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên; ở đây còn có con đường thông ra biển.

    Chúng tôi bay chừng hai mưoi phút thì tới nơi, nhờ đã từng hành quân nên quen vùng, nhưng cũng cần xác định lại vị trí, vì phía dưới tối om. Chúng tôi liên lạc với nhau bằng máy vô tuyến SCR 300. Đồn bạn cho biết đang bị áp lực địch mạnh và xin không yểm. Tôi nghĩ ngay tới Trung tá Cuffaut, Chỉ Huy Trưởng GATAC/CENTRE là hoa tiêu đang ngồi trước mặt tôi và cũng là người có thẩm quyền thoả mản thỉnh cầu kia. Tôi trình lại, Trung Tá Cuffaut cho biết khu trục không thể yểm trợ đồn bót ban đêm, không những vì vấn đề an phi mà còn vì sự an toàn sinh mạng của quân bạn nữa. Tôi bèn đề nghị xin yểm trợ trọng pháo. Đồn bạn trả lời, đã có làm nhưng không được thoả mản, vì ngoài tầm bắn của các đội trọng pháo thuộc Tiểu Khu Thừa Thiên. Chúng tôi lại bảo, tại sao không xin yểm trợ trọng pháo của các đơn vị bạn chung quanh, vì khi còn phục vụ bên Lục Quân, tôi được biết, các đồn bót cấp đại đội trở lên đều có trang bị súng nặng, như trọng pháo 80 pouces, súng cối 81 ly hoặc 106 ly và đôi khi còn cả súng cannon Beaufort 37 ly nữa, để tự bảo vệ và yểm trợ các đồn bạn. Nhưng họ trả lời không liên lạc được.
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Việc cấp bách bây giờ là nhờ chúng tôi chỉ điểm vị trí địch chung quanh đồn. Thật khó khăn, vì quan sát về đêm chỉ căn cứ vào các đốm lửa và các lằn đạn sáng chói bắn ra mà thôi, Nhưng từ trong đồn ngoài đồn đều tối om. Chỉ còn một cách, chúng tôi liệng những quả lựu đạn khói chung quanh vị trí phòng thủ của đồn. Nhờ ánh sáng toả ra, bạn bên trong có thể nhìn thấy địch bên ngoài. Và đồng thời chúng tôi bảo, hể thấy địch về hướng nào thì hãy dùng một ít đạn lửa bắn về phía đó, để chúng tôi liệng thêm lựu đạn tăng cường ánh sáng. Hình thể của đồn hình tam giác, nên chúng tôi bắt buộc phải quẹo ngặt thật vất vả. Trong lúc quân bạn và địch dưới đất bắn nhau, chúng tôi bay bao vùng trên cao và giữ liên lạc với đồn bạn. Khoảng một giờ đồng hồ sau, đồn bạn cho biết tình hình đã lắng dịu, nên chúng tôi báo sẽ rời vùng. Và trước khi ra đi, chúng tôi sẽ liệng hết những quả lựu đạn còn lại, chào tạm biệt, chúc đồn bạn thành công và nhận lời cám ơn.

    Xưa kia tôi là đồn trưởng, đã từng trải qua tình huống như thế này, đồn bị địch vây đánh, cầu viện mà không được đáp ứng kịp thời, thật là thất vọng, chúng tôi tự mình bảo vệ. Nay các bạn đồng ngũ ở đồn Thế Chí Tây, đang chiến đấu với địch quân và có sự hiện diện và sự cọng tác nhỏ nhặt của chúng tôi cũng là điều phấn khởi cho họ, nhưng chúng tôi không thể ở lâu trên vùng vì số xăng có hạn. Chúng tôi rời vùng hành quân với lòng xót xa, khi nghĩ tới các chiến hữu ở đồn Thế Chí Tây, họ là thành phần thiệt thòi nhứt, ăn uống kham khổ thiếu dinh dưởng, toàn những thực phẩm khô, tích trử lâu ngày, năm sáu tháng mới được tiếp tế một lần; có khi bất trắc vì vấn đề an ninh và giao thông, tiếp tế chưa đến kịp, nhịn đói cả tuần lể. Ăn đã thiếu, ngủ lại không ngon giấc, lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày, vì luôn luôn phải đối đầu với áp lực của địch quân vây hảm thường xuyên bên ngoài. Tuy bận rộn và lo âu, nhưng nào đâu có giảm bớt sự cô đơn ray rứt và sự nhớ nhung gia đình triền miên trong lòng họ. Trong lúc họ đơn độc chiến đấu, đối diện với tử thần, thì ở hậu phương, biết bao nhiêu kẻ khác đang an nhàn vui hưởng cảnh đầm ấp bên vợ con và gia đình thân quyến. Họ cũng mơ ước như vậy, nhưng không bao giờ so sánh hay ganh tỵ, vì họ đã ý thức được trách nhiệm của người trai thời chiến, chỉ cố dốc hết lòng bảo vệ giang san tổ quốc. Ôi cao quý thay người chiến sĩ biên cương!

    Vì nhận thấy chưa được an tâm, nên khi rời đồn bạn, bay qua thành phố Quảng Tri, tôi đã bá cáo với Tiểu Khu nơi đây về tình hình xảy ra ở đồn Thế Chí Tây và nhờ yểm trợ pháo binh, vì nghĩ rằng đồn này nằm trong tầm súng đại bác của Tiểu Khu Quảng Trị, nhưng lại trực thuộc Tiểu Khu Thừa Thiên. Không biết sau đó lời yêu cầu của tôi có được thực hiện hay không, tôi cũng không rỏ. Nhưng dẩu sao tôi cũng cảm thấy nhẹ nhỏm với lời gửi gắm của mình.

    Giờ đây chúng tôi mới an tâm bay về Huế dọc theo hai đường song song, quốc lộ và hoả xa. Chừng vài phút sau, chúng tôi đến đồn Diên Sanh, nơi đây trước kia tôi đã từng dẩn quân bố phòng cho Công Binh xây cất. Chính anh Nguyễn Đình Giao, bạn đồng khóa quan sát viên với tôi xưa kia phục vụ tại đồn này. Bay chừng năm phút nữa, ngang qua đồn Mỷ Chánh. Trước kia tôi là quản gia ở đây, giữ chức vụ Đại Đội Trưởng/Đại Đội Chỉ Huy của Tiểu Đoàn 8 VN, là đơn vị cuối cùng tôi phục vụ bên Lục Quân trước khi xin chuyển sang Không Quân vào cuối năm 1952. Biết bao kỷ niệm vui đẹp đã từng xảy ra nơi đây. Nào là những buổi sáng tinh sương dẩn lính đi tuần tiểu mở đường quốc lộ và thiết lộ, có dịp bắt heo rừng con về nướng nhậu. Hoặc muốn ăn cá tươi, chờ khi mặt trời lên, ánh nắng xuyên qua các kẽ hở của các thanh gổ bắt ngang cầu, đó là lúc các chú cá tràu (quả) nổi lên mặt nước sưởi nắng; chỉ cần bắn một phát súng bên cạnh, cá bị tức bể bong bóng, ta nhặt về làm bữa cơm ngon lành. Có những ngày lể lớn, muốn có bữa ăn ngon cho toàn thể Tiểu Đoàn Bộ, chỉ cần một viên đạn súng cối 81 ly, loại lớn (capacité double), gắn đầu nổ lựu đạn thường vào, rồi đem thảy xuống mấy bụi tre trầm (bị nước sói mòn) dọc sông Mỷ Chánh, tha hồ mà bắt cá, vô số kể, chứa đầy cả nửa xe cam nhông, nhiều nhứt là cá măng. Lính tráng ăn mấy ngày mới hết.
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Bay một lát nữa ngang qua Cây Số P.K.36, đây là nguồn lợi tre gỗ, khi cần cho việc xây cất doanh trại hay bố phòng, cho lính đến đây chặt mang về. Bay lần vào sẽ ngang qua đồn Phò Trạch ở cây số 30. Tôi từng là đồn trưởng nơi đây năm 1951, với biết bao kỷ niệm vui buồn. Đáng ghi nhớ nhứt là tôi được bay lần đầu tiên (baptême de l?Tair) trên phi cơ quan sát MS.500 do (Thượng Sĩ) Adjudant Michel, Không Quân Pháp lái. Chính vì lần được bay này là ngã rẻ của đời binh nghiệp tôi, muốn trở thành hoa tiêu. (Câu chuyện này tôi đã kể lại ở bài Mộng Bay Bổng). Bay thêm mươi cây số nữa sẽ ngang qua đồn An Lổ, nơi đóng Bản Doanh Tiểu Đoàn 8, trước khi dời ra Mỷ Chánh. Tại đây, hằng ngày tôi dẩn quân lính đi bố phòng và giữ gìn an ninh cho Công Binh sửa chửa trục lộ An Lổ-Thạch Bình (Sịa) và xây cất pháo đài hai bên đường này. Kỷ niệm đáng ghi nhớ nhứt là tôi suýt chết vì gở và phá mìn địch chôn giấu dọc đường. (Câu chuyện này tôi đã ghi lại ở bài Gở, Phá Mìn).

    Giờ đây bay ngang qua Cây Số P.K.17, nơi đóng quân của Đại Đội Trọng Pháo Nặng 155 ly, do quân đội viển chinh Pháp đảm trách, đa số là quân lính Sénégalais và Marocains, Phi Châu. Tôi đã từng chứng kiến và nay hình dung lại hoạt cảnh tác xạ của đại đội này, với sức vóc tôi, tôi không thể chịu nổi, vì quá nặng nề và nhức óc. Mỗi lúc xoay trở hướng súng, phải bốn người lính Phi Châu lực lưỡng mới làm nổi, lại thêm tiếng nổ quá lớn. Có lần muốn quan sát cho rõ ràng, tôi đã đứng gần phía sau nòng súng, tiếng nổ đã đẩy tôi lui mấy bước suýt ngã, may nhờ đã được báo trước phải bịt tai, nếu không, thì nay tôi đã là người điếc rồi. Đang suy nghĩ miên man, chợt nhớ lại chỉ còn đúng 17 cây số nữa về đáp, tôi sẽ ghi vào sổ phi lệnh, phi vụ đêm hoàn tất. Tôi nhìn ra bên ngoài, bầu trời thật đẹp với bao nghìn sao lấp lánh, nhưng lòng tôi vẫn còn thắc mắc, liệu đồn bạn Thế Chí Tây có an toàn thoát hiểm đêm nay không? Và tôi ước mơ.

    Tôi đã từng làm việc chung với Đại Đội Trọng Pháo Nặng này, ước gì đồn Thế Chí Tây ở trong tầm bắn thì chúng tôi có thể xin yểm trợ hỏa lực, là phương cách thực tế và hữu hiệu nhứt để giải tỏa đồn bạn khỏi áp lực địch, thì yên chí biết mấy. Thật đáng tiếc. Tuy rằng sự không yểm của chúng tôi mang lại rất khiêm nhường, chỉ bằng cách soi sáng chung quanh đồn mà thôi, nhưng sự có mặt của chúng tôi trong lúc đồn bạn bị địch vây đánh giữa lúc khuya khoắc lẻ loi, chắc rằng đã nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ trong đồn không ít. Nghĩ như thế, tôi cảm thấy khoan khoái trong lòng. Hơn nữa, đây là phi vụ hành quân đêm đầu tiên của tôi bằng bà già, thật là hi hữu.
    [​IMG]
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    PHI ĐOÀN 514 TRONG CTVN
    (1956-1963)
    Gman
    [​IMG]

    Khi Pháp bắt đầu chuẩn bị rời Việt Nam sau Hiệp Định Genève, nhiều đơn vị Không Quân Pháp đã được chuyển giao lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam ở Nam Vĩ Tuyến 17. Trong số đơn vị đó có Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát, gồm 25 chiếc F-8F Bearcat.
    [​IMG]
    Tại sao lại gọi là Phi Đoàn Khu Trục và Trinh Sát? Vì lẽ ngoài khả năng trang bị bom đạn, F-8F còn mang máy không ảnh trong một bình xăng phụ dưới bụng khi cần chụp không ảnh. Có hai máy ảnh gắn trong bình xăng phụ mang dưới bụng(center rack), một máy chụp ảnh đứng, một máy chụp ảnh nghiêng, khổ phim là 9 inches. Số hoa tiêu được huấn luyện chụp không ảnh không nhiều, chỉ chọn vài người phi tuần trưởng hiếm hoi thời đó. Công việc chụp ảnh có năng suất hay không? Thật tình không giám nghĩ đến, vì rất ít nhu cầu vào thời điểm này. Nhất là công việc rửa ảnh không thực hiện ngay tại phi đoàn, mà phải gửi về Bộ Tư Lệnh Không Quân, và nơi đó, cơ quan quân báo lại chuyển đến đơn vị chuyên môn khác bên Lục Quân.
    [​IMG]
    Nhiệm vụ chính của Phi Đoàn vẫn là khu trục. Trong nhiệm vụ này, người Pháp đã đào tạo cho phi đoàn mấy đợt hoa tiêu.
    Khóa này thoạt đầu có tất cả 50 người, theo học căn bản về bay tại Trường Aulnat (trên phi cơ Stamp) và về ngành khu trục tại Bordeaux (trên phi cơ Morane Saulnier MS-475). Nhưng số người tốt nghiệp chỉ có 13 người có tên. Những người này được xuyên huấn trên F-8F trong đơn vị Pháp tại Vũng Tàu.
    Khi chuyển giao cho Việt Nam, đơn vị lấy tên là Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát đồn trú tại Biên Hòa, do Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hiền là người chỉ huy trưởng đầu tiên. Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hiền tốt nghiệp ngành vận tải, cùng khóa với Niên Trưởng Phạm Ngọc Sang qua các trường Marrakech, Avord, CIET, Blida...Sau khi hồi hương, NT Huỳnh Hữu Hiền cùng một số người khác được gửi theo học khóa khu trục đặc biệt tại Marrakech(T-6) và Khouribga(F-6F Hellcat).
    Thành phần này có quá trình huấn luyện khác biệt nhau rất nhiều. Có người đã học ngành vận tải như NT Huỳnh Hữu Hiền, đã từng tốt nghiệp trưởng phi cơ tại Pháp trên C-47. Có người chỉ tốt nghiệp hoa tiêu đào tạo ở Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang trên Morane Saulnier MS-500, nên sang học xuyên huấn khu trục tại Marrakech và Khouribga đã gặp rất nhiều trở ngại. Chính người viết bài này đã sang Khouribga xuyên huấn trên F-6F vào đầu năm 1957 đã nghe các huấn luyện viên kể lại thành tích bay bổng của họ. Cũng vì thế, tôi phải học lại bay trên SNJ (T-6 của NAVY) gần 10 giờ(vì tôi đã tốt nghiệp khu trục trên T-33 và Vampire V)trước khi được thả bay trên F-6F. Tất cả những người xuyên huấn F-6F đều đã có bằng hoa tiêu các loại. Về lại Biên Hòa, có một số như các anh Nguyễn Quan Huy, Nguyễn Ngọc Biện, Võ Văn Hội, Hồ Xuân Đệ đều không lái F-8F và được giữ lại đơn vị, bay L-19 của dơn vị để duy trì khả năng cho đến khi tiếp nhận A-1H.
    Trong năm 1956, đơn vị được bổ sung thêm hai hoa tiêu tốt nghiệp từ Trường Khu Trục Pháp tại Mecknès trên T-33 và Vampire V là anh Nguyễn Ngọc Loan và anh Lưu Văn Đức. Anh Loan bị xác định không đủ khả năng bay nên chuyển về đơn vị quan sát để bay L-19A.
    Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Pháp gồm ba sĩ quan hoa tiêu và chỉ huy là Commandant Marthy(Thiếu Tá), Lieutenant Gillote(Trung Úy tốt nghiệp Trường Võ Bị Không Quân Pháp), và Lieutenant Ruelle(Trung Úy, tốt nghiệp Trường Võ Bị Không Quân Pháp, xuất thân Hạ Sĩ Quan). Một số hạ sĩ quan Pháp trong nhóm huấn luyện viên hoa tiêu như anh Sergent Bùi(Trung Sĩ) và nhiều hạ sĩ quan cố vấn kỹ thuật mà tôi không biết tên.
    Rất nhiều sĩ quan bảo trì đáo qua đơn vị này một thời gian ngắn như anh Hoành, anh Nguyễn Văn Trung, anh Bồ Đại Kỳ, sau đó được chuyển sang đơn vị khác. Rất nhiều hạ sĩ quan kỳ cựu như anh Thiệu, anh Quang, anh Tắng, anh Kính (voi), anh Nhàn, anh Nguyễn Hòa Minh và rất nhiều anh sau này đã mang cấp bậc sĩ quan rất đắc lực trong ngành bảo trì, vũ khí, vô tuyến vv...

    Trong các năm 1957 và 1958, công việc thường xuyên của đơn vị là huấn luyện xác định hành quân và cao huấn hoa tiêu và các ngành.
    Riêng về hành quân, xác định hành quân để trở thành phi tuần viên đã là một việc cực kỳ khó khăn rồi. Khi Pháp rời đơn vị, chỉ có các anh sau đây có bằng Huấn Luyện Viên Khu Trục, dịch thẳng từ tiếng Pháp là Moniteur de Chasse. Những người này có khả năng và thẩm quyền hướng dẫn một phi tuần nhẹ (hai phi cơ) và huấn luyện tác chiến cho những người chưa xác định hành quân.
    Đó là kết quả huấn luyện của Pháp để lại cho phi đoàn trước khi họ rời đơn vị vào tháng 6 năm 1957.
    [​IMG]
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Vào tháng 7 năm 1957, Phái Bộ Cố Vấn Hoa Kỳ có mặt tại phi đoàn.
    Trong năm 1957, công tác đào tạo thêm huấn luyện viên khu trục vẫn tiến hành liên tục, nhưng thi lấy bằng không phải là chuyện dễ. Mỗi tháng, người bay nhiều nhất chỉ được 15 giờ, vì là trong thời bình, vấn đề tiếp liệu tùy viện trợ, giới hạn cả xăng nhớt, bom đạn...và nhất là bộ phận rời (spare parts) của máy bay F-8F rất là hạn chế. Các thí sinh học huấn luyện viên khu trục phải qua các kỳ thi phi huấn và địa huấn như sau:
    -thuật dẫn phi tuần nhẹ, phi tuần nặng.
    -Truy cản (intercept)
    -Truy Kích không/địa(Assault).
    -tác xạ không/địa(súng và Napalm tại xạ trường Phú Lợi)
    -không hành xa (thường là Biên Hòa-Đà Nẵng)
    -kiến thức tổng quát hàng không và quy luật tác chiến ngành khu trục(Règlement de Chasse).
    Theo kỹ thuật của Pháp thì phải có khả năng bay hợp đoàn ở cao độ thấp, và tiến đánh từ cao độ 100 bộ, hay tốt hơn là sát mặt đất. Khi còn 30 giây đến mục tiêu mới cho phi tuần lấy cao độ thích hợp để bắn súng, thả bom hay bắn hỏa tiễn. Khó nhất là đánh bằng bom Napalm, vì phải đúng trục thả và vừa lên chừng 1,000 bộ là phải lấy trục tấn công và xuống cao độ, nên khóa sinh thường không hành lạc đường, và lấy trục không đúng, hay thả không chính xác mục tiêu vì chưa kịp nhận ra mục tiêu trên bản đồ tỷ lệ 100,000. Assault có nhiều chuyện vui. Đánh đâu cũng có thể sai, nhưng đánh vào nhà của anh Lê Ngọc Duệ ở Chợ Gạo là phần đông đều đánh trúng. Vì nhà đó có trong bản đồ 100,000, và từ xa, cái nóc ngói đỏ, ai cũng thấy rõ được khi còn hơn một phút bay ở cao độ sát đất. So với A-1H sau này thì chiếc F-8F lấy cao độ rất nhanh, nhanh như A-37 chẳng hạn, nên còn 30 giây nữa cũng đủ cho ta lấy cao độ thả bom hay bắn hỏa tiễn được. Hỏa tiễn dùng lúc đó là loại có đường kính 5? (127mm, cũng cỡ giữa một trái đạn pháo binh 150 ly và quả đạn 105 ly) mỗi lần chỉ mang được bốn hỏa tiễn trên bốn giàn phóng mà chỉ thấy dùng cho hỏa tiễn mà thôi. Thường thì huấn luyện viên chỉ cho biết các yếu tố sau đây trong một phi vụ truy kích:
    -Điểm chờ, thường chọn Nhà Bè, bay ở cao độ vừa phải để tiết kiệm xăng là 3,000 bộ;
    -Bom tuyến, thường là một con sông, hay một đường lộ dễ thấy, mà lúc nào bay qua bên kia là đất địch thì cao độ phải sát đất, không hành phải tránh những nơi mà huấn luyện viên cho biết có cao xạ, thường chọn các quận lỵ có nhiều nhà, cấm bay qua.
    -Tọa độ mục tiêu sẽ cho trên trời trước khi xuất phát từ điểm chờ. Thường thì dùng một bản đồ tỷ lệ 100,000 cho một phi vụ, nhưng có khi phải dùng đến 4 bản đồ 100,000. Điểm thực tập khó nhất lại nằm ở ngay chỗ các bản đồ ráp với nhau. Nếu huấn luyện viên chơi trác thì họ để ý bản đồ của bạn dùng có chỗ nào bị rách thủng vì nếp xếp nhiều lần, thì anh ấy sẽ cho bạn đánh đúng tọa độ đó. Nên nhớ là trên F-8F, chỉ có một mình, vừa lái, không hành cho đúng(trục và thời gian), còn phải lo sắp xếp phi tuần để đánh, ban hành chỉ thị cho phi tuần viên rõ ràng, đúng lúc, không thiếu sót điều gì, đồng thời cũng bật lên các nút điện điều khiển tác xạ cho đúng, hay khóa an toàn vũ khí sau khi tấn công. Nhiều anh rất ngại nhìn lâu vào bản đồ, loạng quạng sẽ chúi đầu xuống đất vì tốc độ khá nhanh (7km/phút). So với phản lực như A-37 hay Vampire V mà chúng tôi đã bay, tốc độ bay thấp là 10km/phút(khoảng 300kts). Sau này, tôi có dịp dẫn anh Nguyễn Văn Long(em ruột anh Nguyễn Tấn Trào) từ ngành quan sát chuyển sang, trong một chuyến không hành sát đất, anh đã chỉ cho tôi một mục tiêu mà trên thực tế đã qua rồi chừng 10 phút.
    Sau khi đánh xong, phải tập họp phi tuần lại theo đội hình chiến đấu ở cao độ thấp và đường về phải khác hơn đường đi để bảo vệ phi tuần khỏi bị địch bắn từ dưới đất hay từ phi cơ nghênh cản.
    [​IMG]
  6. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Sao lại có từ ngữ của mốc ở đây thế??? Bác nhớ mốc à?

    MÁY BAY BÀ GIÀ
    có từ thời còn mồ ma quân pháp trứơc 1954, đâu phải tới thời VNCH mới có đâu, mấy chú giặc láy VNCH này nhận vơ rồi!
    Được DinhPhDc sửa chữa / chuyển vào 17:16 ngày 05/02/2009
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Hehhe...nói tới MBBG là phải dùng ám hiệu mốc chứ bác DinhPh
    MS500 với danh hiệu MBBG là do các pilots VNAF đặt ra từ thời họ theo Pháp học lái, sau này tên gọi MBBG là tên gọi chung cho L19, O1...hay cả con Ngan 2 già hai tầng cánh nhà mình nữa. Và là ngôn ngữ ám hịu trên Mốc ...hehehe!
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn bay khảo sát để trở thành huấn luyện viên khu trục thì không thể sai một mục tiêu nào cả. Bạn còn được chấm điểm về chỉ huy, dẫn phi tuần từ đầu đến cuối mà là một phi tuần nặng bốn phi cơ. Bạn hướng dẫn phi tuần có an toàn không, chẳng hạn như bay sát đất mà bạn đổi hướng về phía có nhiều phi tuần viên(turn on echelon), hay bạn giải tỏa trái với lệnh mà bạn đã cho là dứt khoát không được. Còn về kinh nghiệm thì nếu bạn cho thả bom ngược gió bạn cũng sẽ bị trừ điểm, bạn cho thả bom trên gió mà dưới gió là quân bạn, bạn cũng bị trừ điểm. Theo quy chế cũ, bạn phải có vào khoảng 200 giờ bay trên F-8F hay trên loại khu trục cơ nào khác, bạn mới có thể học làm huấn luyện viên khu trục, và sau đó một thời gian, bạn sẽ được đơn vị xác định lên Phi Tuần Phó, cũng chỉ có quyền chính thức hướng dẫn hai phi cơ mà thôi. Phải chờ mãi khi bạn có trên 500 giờ bay trên F-8F hay trên phi cơ khu trục nào khác thì bạn sẽ được tiến cử theo học một khóa Phi Tuần Trưởng với khả năng hướng dẫn một phi tuần từ 4 phi cơ trở lên. Khó nhất là bạn phải có thể hướng dẫn phi tuần trong mọi thời tiết, tức nhiên phải bay phi cụ tốt, mà theo Pháp, phải có thẻ phi cụ màu lục (carte verte).
    Về truy cản, tuy rằng F-8F không có máy nhắm để bắn phi cơ, như mục tiêu di động trên không, giống như máy nhắm dùng trên Vampire V hay các khu trục cơ được chế tạo sau Thế Chiến Thứ Hai, có bộ phận con quay để chúng ta có thể bắn chận tùy theo kích thước của máy bay địch và độ G kéo nhiều hay ít. Con quay thường không chạy tốt nếu kéo trên 3G. Vì thế, chỉ có thể nhắm bắn sau khi giảm bớt độ G xuống dưới 3G trong một vài giây. Trên Vampire V còn trang bị Gun Camera, để ta thu hình khi tác xạ không/không. Ai trong khóa học có được trên 5 lần thu được hình trong các trận dog fight thì coi như tốt nghiệp môn này. Nhưng ở Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát lúc ấy, không ai ở phi đoàn có khả năng xác định được về khả năng không/không của mình vì thiếu phương tiện huấn luyện tác xạ không/không. Chúng tôi chỉ tập truy cản. Thường chúng tôi tổ chức thành ba phi tuần. Một phi tuần hai phi cơ làm oanh tạc cơ bay theo một lộ trình nhất định: Thủ Dầu Một, Chứa Chan, Nhà Bè. Một phi tuần bốn phi cơ làm hộ tống phi cơ oanh tạc và đánh trả khi bị truy cản. Đó là nhiệm vụ phản không(counter air). Một phi tuần bốn phi cơ thực tập truy cản bay lên vùng Trảng Bom và chờ ở đó. Khi Oanh tạc cơ báo tin từ một điểm nào đó lấy hướng đến điểm kế tiếp, phi tuần truy cản lấy hướng tấn công. Cái khó ở đây vì không có radar hướng dẫn (lúc đó VNCH chưa có radar) nên chúng tôi phải lấy mắt nhìn. Bên nào thấy trước là có hy vọng thành công hơn, bên hô tống cũng như bên truy cản. Người có cặp mắt nhìn xa nổi tiếng là anh Phạm Long Sửu. Một cuộc truy cản kết thúc bằng một cuộc dog fight, ai thắng ai bại giữa anh em với nhau đều thấy rất rõ. Thành công của phe truy cản là làm sao đánh thủng đơn vị hộ tống mà tiến bắn được vào đoàn oanh tạc cơ. Còn hộ tống thành công là khi nào đánh đuổi được phe truy cản không cho vào phía sau của oanh tạc cơ. Tuy không mấy thực tế cho lắm, nhưng những sự dàn xếp đều cho ta có khái niệm phải làm gì, và làm thế nào thì đạt hiệu quả tốt. Sau này có radar, chúng tôi cũng đã có dịp phải đối diện với máy bay T-28 Campuchia trên vùng Hạ Lào. Tuy không đến giai đoạn phải nổ súng vì địch né tránh ra khỏi vùng trời của ta, nhưng mục đích hành quân cũng đã đạt được.
    [​IMG]
    Trong năm 1958, có thêm các anh từ đơn vị vận tải như Tô Minh Chánh và Phan Thiện Tâm(đều chết trong phi vụ đặc biệt đánh Bắc vào năm 1961)và anh Nguyễn Văn Long được chuyển về từ đơn vị quan sát và cũng đã được thả bay trên F-8F. Sau này, khi đơn vị nhận A-1H thì anh Tô Minh Chánh và anh Nguyễn Văn Long trong số sáu người đầu tiên theo học tại Mỹ, tại Corpus Christi, Texas, và tại VA-122 tại San Diego, Coronado North Island, California vào năm 1960.
    [​IMG]
    Mỗi ba tháng đều có một đợt sáu người theo học khóa xuyên huấn A-1H tại các trường US NAVY nói trên. Khóa này về nước vào cuối năm 1960 sau ba tháng huấn luyện tại Hoa Kỳ, và từ đó bắt đầu các cuộc bay thử tiếp nhận máy bay A-1H mỗi tháng sáu chiếc phi cơ. Tuy vậy, phi đoàn vẫn giữ số F-8F đang hành quân và 9 chiếc T-6G để huấn luyện khu trục cho khóa sinh tốt nghiệp khóa Trần Duy Kỷ, hoặc xuyên huấn cho các khóa sinh tốt nghiệp T-33 tại Hoa Kỳ. Vì vấn đề ngẫu lực của máy bay chong chóng A-1H quá mạnh, nên những ai đã quen bay phản lực phải được làm quen lại với các ngẫu lực. Vì nhu cầu đó nên phi đoàn phải cưu mang một lúc quá nhiều loại phi cơ khác nhau, gây nhiều khó khăn về bảo trì và tiếp liệu.
    [​IMG]
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Trong năm 1959, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát nhận 9 chiếc T-6G từ TTHLKQ chuyển về, nhằm mục đích huấn luyện khu trục cho số khóa sinh khóa Trần Duy Kỷ vừa tốt nghiệp trên máy bay L-19A. Sau một thời gian huấn luyện bay T-6G, bay căn bản, hợp đoàn, tác xạ, không hành, các khóa sinh này được thả bay trên A-1H tại Biên Hòa. Khóa này cũng được lần lượt chuyển tiếp trên T-6G và A-1H tại Biên Hòa.
    [​IMG]
    Từ 1960 đến cuối năm 1963, có rất nhiều hoa tiêu tốt nghiệp trên T-28 tại các trường NAVY Hoa Kỳ hồi hương. Trong số đó, tôi còn nhớ các đợt của anh Lê Quốc Hùng, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Quốc Thành, anh Quang, Trần Văn Thiện, Trịnh HữuTrí...Khi chúng tôi rời đơn vị thì số người này chưa lên Thiếu Úy. Như vậy cho thấy dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, vấn đề thăng cấp và huy chương cực kỳ khó khăn. Nhưng khả năng chiến đấu của đơn vị rất cao, dù phải biệt phái liên tục.

    Vào khoảng năm 1961, Phi Đoàn 1 Khu Trục và Trinh Sát được đổi thành Phi Đoàn 514.
    Phi đoàn chia làm 4 phi đội.
    - Phi Đội 1 có danh hiệu Satan.
    [​IMG]
    - Phi Đội 2 có danh hiệu Thanh Xà.
    [​IMG]
    - Phi Đội 3 có danh hiệu Thần Hổ .
    [​IMG]
    - Phi Đội 4 có danh hiệu Thần Phong.
    [​IMG]
    Máy bay có sơn màu cờ của các phi đội, và máy bay có 4 màu cờ của các phi đội chỉ dành cho chỉ huy trưởng, chỉ huy phó hay trưởng phòng hành quân bay trong những phi vụ diễn hành hay thăm viếng đơn vị bạn nơi khác.
    [​IMG]

    Khả năng yểm trợ hành quân ngày của mọi hoa tiêu đều đạt độ chính xác cao. Nếu mang 12 quả bom ở dàn ngoài, thì xác suất trúng đích thường là 10 quả. Súng đại bác 20mm có thể duy trì yểm trợ từ 30 phút trở lên, có khi chỉ bắn mỗi lần hai khẩu để tiết kiệm đạn dược, mà chính xác thì rất cao, có thể nhắm bắn ngay mũi một xuồng ba lá để làm vỡ tung xuồng thay vì bắn thủng xuồng. Muốn đốt nhà thì chỉ bắn đạn lửa vào nhà bếp chứ không cần thả Napalm. Sự chính xác này tức nhiên tùy thuộc công phu luyện tập của hoa tiêu, nhưng phải nói khả năng chỉnh súng và máy nhắm của Ban Vũ Khí thật là tài tình, hơn hẳn đơn vị VA 122 của US NAVY ở San Diego. Tiếng tâm của Phi Đoàn 514 về yểm trợ tiếp cận vang dội khắp nước, trong bốn vùng chiến thuật, nhất là trong hai vùng 1 và vùng 4. Công việc phân phát huy chương về đến đơn vị cũng rất là công bằng. Phòng Hành Quân luôn luôn có hồ sơ các trận đánh, có hồ sơ và lập danh sách thường xuyên những ai có nhiều phi vụ hành quân nhất. Mỗi khi có huy chương nói rõ cuộc hành quân nào, ngày giờ và địa điểm, những ai tham dự trực tiếp cuộc hành quân đó lãnh những huy chương cao quí nhất. Nếu số người tham dự cuộc hành quân đó quá ít mà huy chương lại nhiều, hay huy chương gửi về mà không nói rõ cuộc hành quân nào thì những ai có nhiều phi vụ hành quân nhất sẽ được lãnh tiếp các huy chương nhỏ, và số thứ tự được chuyển xuống ưu tiên thấp nhất. Vì thế, anh Nguyễn Thành Long (Long Chà) là người nhận Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu đầu tiên của đơn vị, trước cả chỉ huy trưởng. Vì lúc đó, Quân Lực VNCH chỉ có 4 loại huy chương: Bảo Quốc Huân Chương, Quân Công Bội Tinh, Anh Dũng Bội Tinh và Chiến Thương Bội Tinh. Những chuyên viên bảo trì không thể cấp cho họ ADBT. Phòng Hành Chánh đơn vị phải tìm cách thảo các bản ?otuyên dương công trạng? theo chỉ thị của chỉ huy trưởng thế nào để chuyên viên cơ khí cũng được ban thưởng ADBT. Vì thế có những câu như:?Chuyên viên cơ khí, năng lực chuyên môn xuất sắc, kỷ luật và thiện chí phục vụ cao. Khi phi cơ bị hỏng máy, Trung Sĩ X đã không màn sống chết giữa lúc đạn địch bắn lên xối xả, đã trèo ra khỏi phi cơ sửa chữa kịp lúc để công tác yểm trợ hành quân cho chiến dịch được hoàn thành kịp lúc, giúp quân bạn đạt chiến thắng vẻ vang?. Ai mà biết được A-1H chỉ có một chổ ngồi cho người lái thì chắc đã phì cười.
    [​IMG]
    Trong các năm 1962 và 1963, Phi Đoàn 514 còn có khả năng hành quân đêm. Tại căn cứ Biên Hòa, ai đi xem chiếu bóng tại rạp chiếu bóng lộ thiên của căn cứ đều nghe tiếng A-1H tập làm xuyên mây đêm bằng Radio Compas. Hành quân đêm, chúng tôi còn trang bị bốn quả trái sáng ở dàn ngoài cùng, để khi nào đến mục tiêu sớm hơn C-47 thả trái sáng, chúng tôi có thể tự túc làm nhiệm vụ tự soi sáng để yểm trợ. Phi cơ cũng được trang bị thêm máy vô tuyến ARC-44 dùng tần số FM để liên lạc với quân bạn, thường là những đồn bót ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bị tấn công. Hành quân đêm có cái thú riêng của nó. Đạn địch bắn lên chỉ là một dịp để chúng tôi trả đũa, vì từ khi thấy đạn chớp đến khi đạn đến trúng mình có một khoảng thời gian đủ để xoay sở.
    Cái khó nhất về kỹ thuật tác xạ đêm là bị quá mê nhắm bắn mà kéo lên không kịp. Mỹ gọi đó là target fixation, và khi điều tra tai nạn, ta thấy phần đuôi của phi cơ chạm đất trước. Càng khó hơn khi có trăng sáng và đánh trên vùng gần mé biển hay sông rạch. Ta sẽ thấy trái sáng ở trên và dưới mặt nước làm chóa mắt. Và sự ước lượng cao độ bằng mắt thường rất lầm lẫn. Nhưng đã hiểu được thì tránh được những tai nạn đáng tiếc. Kinh nghiệm hành quân đêm còn cho thấy ********* rất hay dã dạng quân bạn chen vào tần số FM, hướng dẫn ta đánh vào bạn, hoặc đuổi ta đi về và nói không cần nữa để tha hồ hoành hành khi thiếu sự yểm trợ hỏa lực KQ. Vì thế, trên tần số FM phải luôn luôn thận trọng và trao đổi rất ít.
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Khi túc trực hành quân đêm, bắt đầu từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng, chúng tôi thường có hai cặp ngủ trong trailer. Từ khi có chuông reo cho đến khi cất cánh là 15 phút. Chúng tôi vẫn ngủ như thường, nhưng máy bay đã được kiểm soát đầy đủ trước khi mở máy(theo sự tham khảo với quân y, chúng tôi biết được, con người hoàn toàn tỉnh ngủ sau 12 phút vừa đánh thức dậy).
    Khi có chuông báo động, phi tuần trưởng nhận chỉ thị, thường gồm tọa độ mục tiêu, tần số và danh hiệu liên lạc với quân bạn. Trong khi đó thì phi tuần viên soạn bản đồ tỷ lệ 100,000 hai bộ, một cho mình và một cho phi tuần trưởng. Hai người mang vũ khí và túi cấp cứu và ra thẳng phi cơ đã cắp cho cá nhân mình từ đầu hôm. Mở máy và di chuyển ra phi đạo, cất cánh hợp đoàn. Bất cứ thời tiết nào, nếu còn thấy cuối phi đạo thì cất cánh, miễn sao trên vùng mục tiêu có thời tiết tốt. Mà dù phải không hành một giờ bay mới đến mục tiêu ở Cà Mau, chúng tôi cũng bay dù biết thời tiết sẽ không mấy tốt trên vùng. Hy vọng khi tới vùng thì thời tiết thay đổi. Trung Tâm Hành Quân Không Quân có quyết định cho cất cánh thì phải đoan chắc là trên vùng rất cần và thời tiết không xấu lắm. Nếu không tiêu thụ bom đạn được trên mục tiêu, chúng tôi ra biển giải tỏa. Trên đường đi, thời đó đã có radar hướng dẫn nên không ngại về không hành.
    [​IMG]
    Bay đêm mát mẻ hơn bay ngày. Nhiều khi chúng tôi bay ba phi vụ ngày, bồi thêm hai phi vụ đêm, phi vụ sau cùng rất là mệt mỏi và buồn ngủ. Phi tuần viên hỏi:?Một làm gì nhảy dữ vậy??. Một nhìn ra sau thì thấy hai cũng nhảy như điên. Khi về đáp, trời tốt hay trời xấu gì cũng hạ cánh hợp đoàn vì phi đạo Biên Hòa quá dư dả đối với A-1H. Chúng tôi đã mất nhiều công phu để huấn luyện nên không còn sợ bay đêm. Và chúng tôi tin cậy lẫn nhau. Có lần, anh Đặng Thành Danh và chúng tôi bay đêm trên vùng giữa Ban Mê Thuột và Pleiku để săn vịt trời. Không biết đài radar phát giác địch như thế nào, có vẻ như có máy bay địch trên không phận này. Chúng tôi có hai cặp túc trực trên không, một cặp từ 7 giờ tối đến 12 giờ khuya, và một cặp từ 12 giờ khuya đến 5 giờ sáng. Có lần chúng tôi thấy có lửa đốt làm dấu hiệu dưới đất. Khi xuống đủ thấp, chúng tôi thấy họ quơ đuốc làm hiệu. Những tin tức đó thì bộ binh không kiểm chứng được. Cho đến giờ chót, những bí ẩn này vẫn còn. Có tin tình báo là địch dùng AN-2 để đưa các cấp chỉ huy của họ đi thăm đơn vị trên đường mòn HCM, nhưng chưa khi nào chúng tôi bắt liên tục được trên radar.
    Những phi vụ hành quân đêm rất nguy hiểm cho hoa tiêu, và hết sức cực nhọc cho cơ khí viên. Có lần, trong một đêm trời mưa lâm râm, phi tuần của tôi túc trực vừa ra phi cơ thì phi vụ hủy bỏ. Như vậy đến lần thứ ba mới cất cánh được. Nhớ ngồi trong phòng lái thấy kiếng mờ quá, tôi yêu cầu anh Nhàn, cơ trưởng đêm đó, lau sạch kiếng giùm tôi. Anh lấy tay lau kiếng, vì tay lấm dầu nên kiếng càng mờ hơn. Tôi chỉ anh ấy xem từ trong phòng lái. Anh gật đầu, trở ra lau lại trong khi tôi lúi húi choàng giây nịch một mình. Khi nhìn lên thấy kiếng sạch rồi, tôi nhìn anh và bảo ?othôi! để tôi đi?. Ngay lúc đó tôi thấy anh khum xuống mặc quần xà loỏng vào. Té ra, anh đã cởi quần xà loỏng để lau kiếng cho tôi. Mình anh ở trần trùi trụi vì sợ ướt áo khi trời đang mưa, nên anh ra phi đạo chỉ mặc với cái quần đùi. Thời đó, chúng tôi thương nhau như anh em một nhà, ít khi quan tâm đến cấp bực. Nhưng tiếp liệu quá kém, đến nỗi giẻ lau cũng không có đủ dùng. Những ngày lễ kỷ niệm đơn vị, chúng tôi thường ?onhậu? với nhau cho đã, bù lại những ngày hành quân gian lao, ở hậu cứ Biên Hòa hay nơi biệt phái.
    [​IMG]
    Biệt phái hành quân tệ nhất phải nói tại Pleiku. Phi đạo thì quá ngắn, lót vĩ sắt, lồi lõm nhiều nơi. Cất cánh thì xuống dốc, hạ cánh thì lên dốc. Đất đỏ quện vào dầu máy bám chặt vào thân tàu, nên mỗi tuần phải thay máy bay về Biên Hòa tắm rửa sạch sẽ. Cố vấn trưởng cũng theo chỉ huy trưởng biệt phái hành quân để biết sự tình.
    [​IMG]
    Ngày ngày đi bay chỉ có thì giờ ăn bánh mì (thường gọi là cơm tay cầm). Đêm lại ra phố xem hát bội, cai lương. Cố vấn thường được giới thiệu hớt tóc tại các tiệm có nữ giới chuyên cạo mặt. Cái ngực căn phòng áp vào một bên má để cạo má bên kia. Tôi thấy da mặt trắng đỏ của anh ta đã gần rướm máu mà cô ấy vẫn mài miệt cạo tới cạo lui, cạo lên cạo xuống. Có đêm chúng tôi vào xem cải lương, phải giải thích cho anh từng lúc, rất phiền cho người ngồi bên cạnh. Xong chừng vài màn, chúng tôi ra sau hậu trường để xem họ hóa trang. Anh cố vấn mà tôi thích nhất tên gọi Garry Willar, tôi gọi anh ấy là ?oGà Ri?, trước khi về nước anh cho tôi một tượng đồng hai con gà chọi để trên bàn. Sau này nghe anh gia nhập vào đoàn khu trục đặc biệt đánh các phương tiện radar ngoài Bắc, và anh đã lên Tướng, chỉ huy một không đoàn tại Nam Hàn, cưới một cô vợ esquimo. Biệt phái hành quân Sóc Trăng yểm trợ Chiến Dịch Bình Tây, phi đạo chỉ được 3,000 bộ, ở 1/3 phi đạo lại có lỗ trủng chưa lấp. Hai bên phi đạo lại có trực thăng H-21 của Lục Quân Hoa Kỳ và phi cơ của Hàng Không Việt Nam đỗ lấy khách. Không khác gì hành quân trên hàng không mẫu hạm. Anh ?oLong Chà? người hồi giáo(tên thật là Ali), không ăn được thịt heo, nhưng bộ chỉ huy chiến dịch dọn gì ăn nấy, nên anh phải mang theo một nải chuối ngồi trên máy bay mà ăn dần. Về sân đáp, anh đáp hơi ngoài phi đạo có đất sình trơn trợt nên không giữ trục phi đạo, băng ra khỏi rào kẽm gai, băng ra ruộng, tán vào một chị đang câu cá nên làm chết chị này. Anh phóng ra khỏi phi cơ, chạy lại bồng chị ấy chạy vào kêu cấp cứu. Chúng tôi đến chia buồn cùng gia đình và lo mai táng cho chị, là vợ của một binh sĩ pháo binh cùng đồn trú tại phi trường. Ở đây, các chuyên viên vũ khí của chúng tôi phải nạp đạn vào băng bằng tay, từng viên một cho phi vụ kế tiếp. Tối lại, anh em binh sĩ ngủ bên ngoài hành lang khách sạn được trưng dụng, còn sĩ quan được ngủ giường bên trong, cố vấn của tôi cùng ngủ chung giường, rất bất tiện. Sáng ngày, hỏi các anh chuyên viên tại sao không chịu ngủ trong buồng với chúng tôi. Có người nói, ngủ ngoài mát hơn. Nhưng hằng đêm cứ bị các cô gái buôn hương tới quấy nhiễu, mùng bên cạnh có tiếng lặn hụp, bên này cũng trăn trở suốt đêm.

Chia sẻ trang này