1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Hành quân ngày, hành quân đêm, từ hậu cứ hay biệt phái hai nơi khác nhau một lần, chuyên viên cũng như hoa tiêu đều xài hết tiền, vì phụ cấp vãng phản rất giới hạn. Từ 1961 đến 1963, chúng tôi nhận được mỗi năm cho đơn vị một Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Năm 1962, đơn vị mang giây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh(vàng/đỏ). Sau đó, từ 1964 đến 1966, đơn vị tiếp tục lãnh mỗi năm một ADBT nhành dương liễu, vì vậy, năm 1964 đã có giây biểu chương màu Quân Công Bội Tinh(vàng/lục), và năm 1966 có giây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương (Đỏ). Chúng tôi còn nhớ lúc đó, anh Chế Văn Nghĩa làm chỉ huy trưởng phi đoàn có gửi xuống cho tôi một tờ giấy cho phép mang giây biểu chương này, vì tôi đã phục vụ ở Phi Đoàn 514 từ 1957 đến 1963, với một năm rưỡi gián đoạn vì ra TTHLKQ để lo cho khóa Trần Duy Kỷ là người bạn thân của tôi. Phi Đoàn còn được Tổng Thống Hoa Kỳ ban thưởng huy chương đơn vị Presidential Unit Citation, mang bên túi phải.
    Nói về Phi Đoàn 514, không thể quên được những giờ phút khó khăn nhất của phi đoàn. Đó là lúc có biến cố chính trị.
    Vào năm 1960, có chính biến. Anh Võ Văn Sĩ được lệnh bay L-19 của phi đoàn thả một công điện của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Biên Hòa gửi cho Tổng Thống, thả ngay trên Dinh Độc Lập. Sau đó, Chuẩn Úy Võ Văn Sĩ thăng cấp đặc biệt Thiếu Úy. Vào năm 1962, Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thả bom Dinh Độc Lập. Anh Cử bay qua Campuchia. Anh Quốc hạ cánh xuống sông Saigon và bị giam cho đến ngày 2-11-63. Sau vụ này, Tổng Thống Ngô Đình Diệm xuống Biên Hòa và gọi chúng tôi trình diện tại Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Sau lần thăm viếng đặc biệt này, Tổng Thống Diệm đã không nhận sự từ chức của tôi, còn khuyên phải cố gắng chăm lo việc hành quân cho tốt. Tuy nhiên, về phía an ninh quân đội, họ cấm A-1H không được trang bị bom hay hỏa tiễn , và chỉ đi hành quân với súng mà thôi. Hơn thế nữa, tại căn cứ cũng có biện pháp kiểm soát mọi chuyến bay, coi có phải người bay có lệnh hành quân thực sự hay không. Mỗi lần được điều động cất cánh, chúng tôi phải ngừng lại cho một anh lính gác kiểm soát, xong mở cổng cho ra phi đạo. Những biện pháp đó hoàn toàn không hiệu quả mà còn đương nhiên làm giảm khả năng của phi đoàn rất nhiều. Tuy vậy, các trận mà ai cũng nghĩ rằng phe ta thất bại nặng nề, như Ấp Bắc, Mé Láng, thật ra thì thành tích của Phi Đoàn 514 trong các cuộc hành quân đó không ai tưởng tượng được.
    Tại Ấp Bắc thiệt hại về phía bạn thì do hướng dẫn pháo binh bắn sai vào các cánh quân của Bảo An Đoàn. Về phía trực thăng H-21 bị mất đến 5 chiếc là vì họ bị Ground Resonance mà lật úp, chứ không do địch bắn rơi. Chiếc này rớt, chiếc kia xuống cứu cũng rớt theo ngay một chỗ, chính mắt chúng tôi trông thấy máy bay vừa chạm đất là lật ngang chứ không phải rớt từ trên không.
    [​IMG]
    Đến kỳ đảo chính 1-11-1963, anh Võ Văn Sĩ lại được chỉ định dẫn một phi tuần 4 phi cơ túc trực trên không và đợi chỉ thị, và anh đã tham gia oanh kích vào thành Cộng Hòa sau các phi tuần T-28 của Phi Đoàn 716 tại Tân Sơn Nhất. Nhờ thế, anh Sĩ lại được thăng cấp đặc biệt một lần nữa. Đúng là người có số may, chỉ làm theo lệnh mà lần nào cũng được thăng cấp đặc cách.

    Sau khi đảo chính, Phi Đoàn 514 do Thiếu Tá (vừa được thăng cấp) Võ Xuân Lành chỉ huy. Đến khi thành lập Không Đoàn 23 thì Phi Đoàn 514 là thành phần của Liên Đoàn Tác Chiến thuộc Không Đoàn 23 Chiến Thuật. Cơ cấu tổ chức chỉ còn thành phần hoa tiêu và hành chánh. Còn đại bộ phận bảo trì và tiếp liệu được chuyển sang Liên Đoàn Bảo Trì và Tiếp Liệu.
    Sau này, tuy không còn tổ chức phi đoàn nặng nề như trước kia, nhưng Phi Đoàn 514 vẫn tiếp tục lập nhiều chiến công và được ban thưởng huy chương đơn vị liên tục ba năm sau khi tôi rời đơn vị. Nhớ lại một thời vinh nhục có nhau, thật tình tôi rất cảm ơn sự tích cực đóng góp công sức của mọi anh em trong đơn vị. Rất nhiều người sau này đã nắm các chức vụ quan trọng, trưởng thành trong khói lửa, làm rạng danh Không Quân Việt Nam trong cả nước và cả Tổng Thống Hoa Kỳ cũng ban thưởng huy chương đơn vị cao quí nhất.
    Gman
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 23:21 ngày 07/02/2009
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    <object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/NIfwGXt0vQU&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&feature=player_embedded&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/NIfwGXt0vQU&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&feature=player_embedded&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>
    Tiếp sức các bác tẹo!
  3. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Tiếp sức bác ghet... tẹo, có gì các bác chỉ bảo dùm!
    Quân lực Việt Nam Cộng Hoà: 1968-1975
    (RVNAF, 1968-1975)
    By: Bill Laurie, Historian
    Người dịch: Nguyễn Tiến Việt.​
    Lời người dịch: Bill Laurie là sử gia Hoa Kỳ, một trong những chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và nhân chứng được mời trình bày quan điểm trong cuộc hội thảo mang tên ?oQuân Đội Việt Nam Cộng Hoà: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm? (ARVN: Reflections and reassessments after 30 years) do Trung Tâm Việt Nam thuộc đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock trong hai ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2006.
    Trong số nhiều diễn giả Việt Mỹ, ông Laurie là người nêu ra quan điểm trung thực và thẳng thắn nhất của riêng ông về một quân đội mà ông từng sát cánh với cương vị một chuyên viên tình báo cao cấp trong nhiều năm, song song với những ý kiến không quanh co che đậy về giới truyền thông và chính trị Hoa Kỳ trong thời chiến tranh tại Việt Nam. Bài này dịch thuật nguyên văn bài viết của Bill Laurie, mà ông dùng để trình bày lại, vắn tắt hơn, trong buổi hội thảo. Bill Laurie gửi tặng bài viết cho dịch giả, cho phép được dịch và phổ biến trong giới truyền thông Việt ngữ.
    Trong bản dịch dưới đây, những chữ in nghiêng trong ngoặc đơn là chú thích thêm của người dịch để làm rõ nghĩa câu văn Mỹ của tác giả, những chữ in đậm là nguyên văn tiếng Việt mà tác giả viết trong tài liệu. Hình ảnh lấy từ website của Trung tâm Việt Nam, Lubbock, Texas.
    -----
    QLVNCH thay đổi một cách đáng kể cả về số lượng lẫn phẩm chất trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1975. Sự thay đổi không hề được giới truyền thông tin tức (Hoa Kỳ) lưu ý, và nhìn chung thì đến nay vẫn không được công chúng Mỹ biết đến, vẫn không được nhận chân và mô tả đầy đủ trong nhiều cuốn sách tự coi là ?osách sử?. Một phần nguyên nhân của sự kiện này là do bản chất và tầm mức của sự thay đổi không dễ được tiên đoán hay tiên kiến, dựa trên hiệu quả hoạt động và khả năng của QLVNCH trước năm 1968.
    Bài này không hề muốn chối bỏ những vấn đề nghiêm trọng đã hiện hữu, hay chối bỏ rằng vấn đề yếu kém tiếp tục gây hoạ cho khả năng của QLVNCH bảo vệ đất nước họ. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó những vấn đề này có được giải quyết, và những khía cạnh tích cực của QLVNCH không thể bị xóa khỏi trang lịch sử vinh quang.
    Tôi đã tự chứng nghiệm điều này, khi đến Việt Nam cuối năm 1971, phục vụ 1 năm tại MACV, rồi sau đó trở lại thêm hai năm, từ 1973-1975, làm việc ở phòng Tuỳ viên quân sự.
    Khởi thủy, được huấn luyện và dự trù phục vụ như một cố vấn, tôi tham dự khoá huấn luyện căn bản sĩ quan lục quân tại Fort Benning, Georgia, Tình báo chiến thuật và chuyên biệt về Đông nam Á ở Ft. Holabird, Maryland, và học trường Việt ngữ tại Ft. Bliss, Texas. Tới Việt Nam thì được biết những nhiệm vụ cố vấn đang được giảm dần để đi đến chỗ bỏ hẳn; nên thay vào đó tôi được chỉ định vào MACV J-2 với cương vị một chuyên viên phân tích tình báo, trước hết phụ trách Cambodia, rồi tập trung vào Quân Khu IV, bao quát toàn vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong. Công việc này mở rộng một cách không chính thức để bao gồm công tác liên lạc giữa bộ Tổng tham mưu QLVNCH, các toán cố vấn Mỹ, các chính quyền tỉnh của Việt Nam, và cả các đơn vị QLVNCH ở vùng IV. Trong 3 năm đó tôi có mặt lúc chỗ này, lúc chỗ khác, trên khắp 18 trong số 44 tỉnh của VNCH, liên lạc không những với các đơn vị Mỹ và VNCH mà cả với người Úc, cơ quan vịên trợ Mỹ USAID, và CIA. Khi thì đứng vào vị trí rất cao cấp trong những buổi thuyết trình ở tổng hành dinh của MACV cũng như ở bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tuần lễ sau đó tôi có thể đã lội trên những ruộng lúa tỉnh Kiến Phong cùng với các binh sĩ Địa phương quân, hay bay ngang tỉnh Định Tường trên một chiếc trực thăng Huey của QLVNCH, hoặc là nằm trong căn cứ Biệt động Quân Trà Cú bên sông Vàm Cỏ Đông.
    Nói tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng, và trong vòng một tháng sau khi tới Việt Nam, thật rõ ràng hiển nhiên là những điều tôi từng nghe ở Mỹ, dù là tin tức báo chí hay là những cuộc thảo luận ngốc nghếch trong các trường đại học, mà có thể diễn tả được những gì tôi đang trải qua và gặp phải. Nói vắn tắt, tôi tự hỏi ?oNếu tất cả những người ở Mỹ quả là đang nói về Việt Nam, thì mình đang ở nơi nào đây??
    Những thời khắc ngoài giờ làm việc của tôi được dàn trải trọn vẹn trong một kích thước thực tế hoàn toàn Việt Nam. Dù là ở Sài Gòn, Cao Lãnh, hay Rạch Giá, tôi cũng lui tới những cái quán nhỏ, với những bàn cà-phê, mì, cháo... háo hức lắng nghe người dân người lính Việt Nam nói chuyện, tôi hỏi han, và học được thật nhiều, nhiều hơn những gì tôi từng học ở Hoa Kỳ.
    Sự học tập của tôi không dừng lại ở năm 1975. Từ đó đến nay tôi đã đọc hằng feet khối những tài liệu giải mật và hằng trăm cuốn sách, kể cả những tác phẩm tiếng Việt, phỏng vấn đến mức từ kỷ lục này qua kỷ lục nọ những người cựu chiến binh gốc Đông Nam Á và gốc Hoa Kỳ, săn tìm trong hằng trăm trang web Việt Nam và Đông nam Á trên Internet. Vẫn còn rất nhiều điều về Việt Nam, Lào, Cambodia và Thái Lan hơn là những gì công chúng Hoa Kỳ tưởng, và những kết luận do những người ở những xứ ấy tự trình bày lên thì lại không phù hợp với những gì mà hầu hết mọi con người (ở Mỹ) tưởng là họ biết.
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác DinhphucDc. Xin gửi tiếp tặng các bác bài về Không lực trong CTVN.
    NGÀNH HỎA LỰC TRONG CTVN
    VNAF
    Xám Một

    [​IMG]

    Trong VNAF, có thể kể thuộc ngành hỏa lực thì rất nhiều, vì chúng ta có rất nhiều loại phi cơ trang bị vũ khí có thể gây thiệt hại cho địch, dưới đất hay trên không. Ngoài lực lượng khu trục chiến thuật của chúng ta có lúc lên quá 300 chiếc, còn có trực thăng võ trang yểm trợ hành quân trực thăng vận, phi cơ vận tải võ trang mà thường biết với biệt hiệu Hỏa Long. Vì chiến tranh tại Việt Nam không giống chiến tranh nào khác trước kia, nên ngành hỏa lực của KQVN có phần đa dạng, như một sự kết hợp các Không Binh Hoa Kỳ vào một tổ chức duy nhất là Không Quân. Cuộc chiến tranh đặc biệt này lại xảy ra trên đất nước chúng ta chứ không phải giữa nước chúng ta và nước của phe địch nên vấn đề nắm vững chủ quyền không gian chưa được coi trọng. Cũng vì thế mà KQVN chỉ đóng một vai trò thụ động, lệ thuộc vào sự chỉ huy trực tiếp của lực lượng diện địa trên khắp chiến trường.
    Trong suốt thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam 1959-1975, KQVN đóng vai trò chủ yếu là yểm trợ cho lực lượng diện địa trên lãnh thổ của mình. Không có giới tuyến hay chiến tuyến! Nhưng vào năm 1964, chúng ta đã tung một số lực lượng đánh trên đất Bắc ngoài vĩ tuyến 17. Tuy không thể so sánh với Do Thái khi bất thần đánh bại Không Quân các nước Á Rập lân bang như Ai Cập, Syrie và Liban chỉ trong vòng sáu ngày hồi năm 1967, nhưng vượt Bến Hải tự do oanh kích các mục tiêu quân sự địch trên đất địch là một cuộc hành quân riêng biệt của Không Quân chúng ta. Lẽ dĩ nhiên, vì chưa đủ lớn mạnh để làm việc đó, chúng ta đã phải nhờ đến Mỹ bao cho các nguồn yểm trợ khác như tình báo, kiểm báo, cứu cấp, và nhất là phản không (counter air) khi có phi cơ phòng không của địch lên truy cản. Và ta chỉ đánh một đòn rồi về chứ không có quy mô từ nhỏ tới lớn hay từ điểm tới diện gì cả. Trong khi đó, phi cơ Hoa Kỳ tham gia đánh Bắc được tổ chức thành nhiều đợt tấn công trong một ngày. Trước hết là một đoàn khu trục có nhiệm vụ đặc biệt tiêu diệt các hệ thống dò tìm của địch gồm hai hệ thống radar khác nhau VHF và UHF, các hệ thống radar hướng dẫn truy cản (GCI=Ground Control Intercept), các radar xạ kích hoả tiển địa/không SAM-2, và hệ thống truyền tin chỉ huy của hệ thống phòng không Bắc Việt. Một số phi cơ khác chuyên về phá rối hệ thống vô tuyến, radar của địch. Một số khu trục cơ khác chiếm lãnh các phi trường của địch không cho phép máy bay địch cất cánh. Và sau cùng mới tiến hành các đợt tấn công từ nhiều phía, Thái Lan, Hạm Đội 7, từ Guam và từ Nam Việt Nam.
    Máy bay của Đồng Minh bay từng đoàn đông và dài như một hành lang, trong các hành lang tấn công đó có phi cơ thả bom và phi cơ hộ tống, có phi cơ điện tử để đánh lạc hướng bằng những decoy bắn ra từ các B-52, có phi cơ điện tử để hướng tuyến LASER vào các mục tiêu khó đánh và nguy hiểm để tới gần hầu có thể sử dụng Smart Bomb. Máy bay bay vào không phận Bắc Việt nhiều đến độ bảo hòa các màn ảnh radar nếu có radar nào còn khả dụng, trên đó địch chỉ thấy một vệt sáng choang chứ không thể nào đếm được loại hay số lượng máy bay xâm nhập. Một AWACS (Aircraft Warning Airborne Control System)làm Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch trên không để điều khiển phi cơ phản không khi cần thiết, và điều động cứu cấp khi có phi cơ lâm nạn. Nói sơ lược về tổ chức tấn công ngoài lãnh thổ để cho thấy tầm vóc của KQVN ta có đủ khả năng làm việc đó một mình không.
    Trở về với nhiệm vụ chính là yểm trợ hỏa lực cho chiến trường miền Nam. Trước hết phải nói về chiếc Skyraider A-1H. Hùng hậu về hỏa lực- -có thể mang tối đa đến 8,000 lbs với sức công phá dữ dội của 4 đại bác 20 mm--, bao vùng được lâu - - tối đa 8 giờ bay (khả năng giới hạn của tiêu thụ dầu)nếu có đủ xăng(5 giờ rưỡi nếu không mang bình xăng phụ) - -, phi cơ này có mặt đều đều trên không phận hành quân làm cho địch khiếp sợ và cho bạn yên lòng. Với ba dàn trong và 12 dàn ngoài, A-1H/G có thể mang nhiều loại vũ khí khác nhau (từ 3,000 lbs ở dàn trong, và tối đa 8 dàn ngoài có sức mang đến 500lbs). Trong việc sử dụng, chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn như sau: không biết lúc nào cần trang bị vũ khí gì, vì khi điều động tổng quát thì có gì sẵn sàng là ta dùng để cất cánh ngay; tiếp liệu không đáp ứng nỗi nhu cầu từng lúc, cần bom chùm, CBU, hay bom nổ chậm hay nổ chụp (VT fuse)thì không có sẵn, mà thiếu sót đó không vì ngành tiếp vận mà vì không ai dự đoán được, hay không biết mà dự trù; người ấn định mục tiêu không rõ về mục tiêu cần đến loại vũ khí gì, và cũng không có người cố vấn họ hay là họ không thèm nghe lời cố vấn của chuyên viên, chỉ biết khu trục đồng nghĩa với phi xuất hành quân là đủ. Và thậm chí khi nói đến phi xuất, họ cũng không biết được thời gian trang bị cho một phi cơ là bao nhiêu. Đó là thời gian ?oxoay vòng? mà người Mỹ thường gọi là ?oturn around time?. Trong cuộc ?ochiến tranh sáu ngày? của Do Thái năm 1967, một chiếc oanh tạc cơ nhẹ Vautour (do Pháp chế tạo) bay sáu phi xuất một ngày, thời gian xoay vòng là 30 phút. Thời gian xoay vòng trên A-1H là 90 phút cho một phi tuần nhẹ (hai phi cơ). Và nếu ta có được máy nâng bom (vì A-1H/G rất cao) thì đỡ hơn nhiều, vì chúng ta không có mấy người được như ?oKính Voi?, một chuyên viên vũ khí khỏe mạnh. Cở bom 100lbs thì anh chỉ một mình là đủ rồi, còn cở lớn hơn mới dùng đến hai người. Đó là những yếu điểm trong hệ thống điều hành hành quân chung của chúng ta làm chúng ta không phát huy được tiềm năng chiến đấu của mình.
  5. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Cảm ơn bác ghettoboy, xin tiếp tục:
    Quả là có những vấn đề nghiêm trọng về tham nhũng. Đúng là có những tấm gương về lãnh đạo bất xứng. Tuy nhiên, chẳng phải ai nói hay gợi ý gì với tôi, mà chính là ngay lần đầu tiên đến với Sư đoàn 9 bộ binh VNCH, tôi đã phát giác khả năng dày dạn và đầy chuyên nghiệp trong những hoạt động mà tôi chứng kiến ở một trung tâm hỏa lực cấp sư đoàn. Cũng chẳng ai nói với tôi là Sư đoàn 7 bộ binh VNCH, cái đơn vị mãi bị kết tội vì khả năng chiến đấu kém cỏi ở Ấp Bắc nhiều năm trước, đã biến thái thành một đơn vị có hiệu năng chiến đấu cao dưới tài lãnh đạo chỉ huy của tướng Nguyễn Khoa Nam, một con người thanh liêm không một tì vết, song song với tài năng về chiến thuật, mà đến nay vẫn không hề được công chúng Hoa Kỳ biết tới, tuy đã được người Việt Nam tôn sùng đúng mức. Cũng không hề có ai ngụ ý hay nói với tôi rằng có thể là lực lượng Địa phương quân tỉnh Hậu Nghĩa, là những dân quân của tỉnh, đã làm mất mặt chẳng những một mà tới ba trung đoàn chính quy của quân đội miền Bắc trong chiến dịch tấn công năm 1972 của Hà Nội. Họ đã nhai nát và nhổ phun ra nguyên cả lực lượng tấn kích của đối phương, một lực lượng có thể đã làm đổi chiều lịch sử vào thời kỳ đó. Địa phương quân không được pháo binh và không quân sẵn sàng yểm trợ như lực lượng chính quy VNCH, trong đó kể cả Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thuỷ quân lục chiến. Quân địa phương chỉ dựa vào kỹ thuật chiến đấu căn bản bộ binh.
    Nếu quân Bắc Việt đánh thủng được chiến tuyến này thì họ đã lập tức trực tiếp đe doạ Sài Gòn, chỉ cách đó 25 dặm, buộc sư đoàn 21 bộ binh VNCH phải rút khỏi quốc lộ 13, từ đó để cho lực lượng Bắc Việt hướng thẳng vào An Lộc. Và như tiến sĩ James H.Willbanks viết trong tác phẩm xuất sắc của ông (về trận An Lộc), Sư đoàn 21 tuy không thành công trong việc phá vòng vây An Lộc nhưng cũng đã buộc Bắc Việt phải đưa một sư đoàn đổi hướng khỏi chiến truờng An Lộc, nếu không, nơi này có thể đã sụp đổ với những hậu quả khốc liệt.
    Nói vắn tắt, QLVNCH, một cách toàn diện, đã có khả năng cao hơn nhiều so với những gì tôi biết trước khi tôi qua Việt Nam, và càng cao hơn nhiều so với những gì được chuyển tới cho người dân Mỹ. Ngày trước... và ngày nay cũng vậy.
    Trở lại thời kỳ đang thảo luận trong bản thuyết trình này, ai cũng biết QLVNCH vướng mắc nhiều vấn đề trầm trọng. Điều này là hiển nhiên. Nếu không như vậy thì đã chẳng cần phải yêu cầu những đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ, Úc, Nam Hàn, Thái Lan và New Zealand tới đó. Tuy nhiên, còn có những chỉ dấu cho thấy lực lượng VNCH khi được trang bị đúng mức và chỉ huy tốt đẹp thì sẽ có khả năng tới đâu. Năm 1966 một tiểu đoàn Biệt động quân VNCH đã gây thiệt hại nặng và đã ?ogiúp? giảm quân số chỉ còn 1 phần 10 cho một trung đoàn Bắc Việt đông gấp ba lần họ ở Thạch Trụ. Tiểu đoàn này được Tổng Thống Johnson tặng thưởng ?oHuy chương của Tổng Thống Hoa Kỳ?. Đại Uý Bobby Jackson, cố vấn tiểu đoàn này, đã mô tả người đối tác của ông, đại uý Nguyễn Văn Chinh (hay Chính?), như là con người tuyệt nhiên không hề sợ hãi. Tiểu đoàn 2 TQLC, mang huy hiệu Trâu Điên, đã từng bắt nạt nhiều đơn vị c ộng sản miền nam và chính quy Bắc Việt, chứng tỏ sự xứng hợp của huy hiệu trâu điên (càng có ý nghĩa đối với những ai đã từng gặp phải một con trâu đang nổi giận và bị nó ăn hiếp!) Công trạng của họ không hề được tường trình trong giới truyền thông tin tức của Hoa Kỳ, và về sau cũng bị bỏ quên trong cái gọi là ?olịch sử?...
    Năm 1968, trong bối cảnh cuộc tổng công kích 68 thất bại của Hà Nội, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ thấy rõ là kế hoạch Việt Nam hoá phải được tăng tiến, nhưng nhiều người (Mỹ) lại lầm tưởng đó là ranh giới giữa hai thời kỳ, thời kỳ QLVNCH không chiến đấu, và bây giờ là lúc họ bắt đầu chiến đấu. Thái độ này đã bỏ quên dữ kiện là mức tử vong vì chiến sự hằng tháng của QLVNCH đã vượt xa mức tổn thất trong toàn cuộc chiến của tất cả các lực lượng đồng minh cộng lại.
    Rốt cuộc thì QLVNCH cũng được cung cấp vũ khí tối tân, thay thế những trang bị thời thế chiến thứ hai mà hầu hết quân lực này phải sử dụng (khoảng đầu năm 1968 chỉ có 5% quân đội VNCH được trang bị súng M16), nhìn chung thì thua kém vũ khí của Việt c ộng và bộ đội Bắc Việt. Đồng thời, quân số cũng tăng tiến, theo như bảng dưới đây trình bày:
    (Bảng ghi những con số gia tăng quân số của các lực lượng chính quy và Địa phương quân, Nghĩa quân, từ năm 1968 đến năm 1972, cho thấy quân số tổng c ộng tăng 28%, từ 820 ngàn lên 1 trịêu 48 ngàn quân. Trong đó, không quân gia tăng quân số tới 163%, hải quân tăng 110%, lục quân tăng gần 8% quân số)
    Trong bảng này, nhóm từ Anh ngữ ARVN, tức the Army of Republic of Vietnam, có nghĩa là Lục quân Việt Nam, chỉ bao gồm 38% QLVNCH (tác giả không đồng ý dùng nhóm chữ ARVN để chỉ QLVNCH, và ông dùng nhóm chữ RVNAF, Republic of Vietnam?Ts Armed Forces). Ngoài ra còn những thành phần khác, gồm cảnh sát dã chiến, Nhân dân tự vệ, và các toán xây dựng nông thôn. Lực lượng xây dựng nông thôn không được coi là lực lượng chiến đấu, còn lực lượng Nhân dân tự vệ thường bị chế diễu nhưng (những lực lượng này) cũng là chướng ngại cho quân Việt c ộng và quân đội Bắc Việt (North Vietnam?Ts Army trong nguyên bản). Có lần một toán cán bộ xây dựng nông thôn đã đẩy lui cả một tiểu đoàn Việt c ộng ở tỉnh Vĩnh Long. Các toán viên biết gọi pháo binh của tỉnh yểm trợ. Chuyện này cũng không được biết đến để ghi nhận vào tài liệu.
    Thành phần của lực lượng Nhân dân tự vệ thì quá trẻ, hay quá già, hay vì thương tật nên không gia nhập quân đội chính quy, chỉ phục vụ như lực lượng phòng vệ làng ấp chống lại những toán thu thuế, tuyển mộ, hay tuyên truyền của c ộng sản địa phương. Nhưng Nhân dân tự vệ cũng là một yếu tố mà c ộng sản địa phương phải đối phó sau năm 1968. Trước đó không có lực lượng này, Việt c ộng ở địa phương tự do đi vào ấp xã lúc ban đêm. Nhiều lúc Nhân dân tự vệ không có hiệu quả, nhiều khi họ bị tuyên truyền để đi theo Việt c ộng, nhưng có nhiều lúc khác lại có những báo cáo như sau: (trích từ các sách vở của các tác giả người Mỹ)

    ?o Hai Việt c ộng đang bắt cóc một Nhân dân tự vệ thì một Nhân dân tự vệ khác xuất hịên, bắn chết hai Việt c ộng này bằng súng M 1 (không ghi rõ garant hay carbine), tịch thu được một súng AK47 và một súng lục 9 ly.?

    Và ?ocả hai ấp Prey Vang và Tahou đêm nay bị bắn súng nhỏ và B-40. Nhân dân tự vệ địa phương đẩy lui hai toán trinh sát nhẹ?
    Còn nữa: một Nhân dân tự vệ 18 tuổi đã là người bắn cháy chiếc xe tăng đầu tiên trong rất nhiều xe tăng T54 của Bắc Việt bị tiêu huỷ tại An Lộc trong cuộc bao vây năm 1972.
    Hà Nội không mấy hài lòng về lực lượng này, theo như tài liệu sau đây:

    ?oChúng (QLVNCH) tăng cường các lực lượng bù nhìn, củng cố chính quyền bù nhìn và thiết lập mạng lưới tiền đồn cùng các tổ chức Nhân dân tự vệ bù nhìn ở nhiều làng xã. Chúng cung cấp thêm trang bị kỹ thuật và tính lưu động cho lực lượng bù nhìn, thiết lập những tuyến phòng vệ, và dựng ra cả một hệ thống phòng thủ và đàn áp mới ở những khu vực đông dân cư. Kết quả là chúng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho lực lượng bạn (Việt c ộng).?
    Sự kiện này không thể xảy ra trước năm 1968, khi lực lượng Nhân dân tự vệ được thành lập và trang bị bằng những vũ khí thời thế chiến thứ hai do các lực lượng QLVNCH chuyển giao lại.
    Tương tự như vậy, lực lượng Nghĩa quân, Địa phương quân với sự trợ giúp của các toán cố vấn Mỹ lưu động, được tuyển mộ thêm từ năm 1968 và trang bị vũ khí tốt hơn, khởi sự tiến bộ, như cố vấn David Donovan thuộc một toán lưu động chứng kiến trong một trận tấn công bộ binh năm 1970:

    ?oChúng tôi vừa vuợt khỏi khu mìn bẫy chính thì bị hoả lực từ một rặng cây trước mặt bắn tới. Nước văng tung toé xung quanh, đạn bay véo véo trên đầu, trong tiếng súng nhỏ nổ dòn. Binh sĩ bây giờ phản ứng tốt lắm, không giống như trước kia cứ mỗi khi bị bắn là họ gần như tê liệt. Trung sĩ Abney chỉ huy cánh đuôi của đội hình hàng dọc, bung qua bên phải, sử dụng như thành phần điều động tấn kích, trong khi chúng tôi ở phía trước phản ứng lại hoả lực địch. Khi toán của Abney tới được chỗ địa thế có che chở thì họ dừng lại và bắt đầu tác xạ. Duới hoả lực bắn che đó chúng tôi tràn tới một vị trí khác. Hai thành phần chúng tôi yểm trợ nhau như vậy và tiến được tới hàng cây, sẵn sàng xung phong. Ba người trong toán của tôi bị trúng đạn, không biết nặng nhẹ ra sao nhưng mọi người đều xông tới. Chúng tôi đã hành động khá hay.?
    Kinh nghiệm của Donovan không phải là độc nhất. Cố vấn John Cook nhắc lại niềm lạc quan của ông vào năm 1970:

    ?oChúng tôi (tức Cook và sĩ quan đối tác phía Việt Nam) đang rất lên tinh thần, cảm thấy như mình là ?okim cương bất hoại?. Tinh thần chiến đấu và hăng hái chủ động tấn công trong quận hết sức cao, khiến chúng tôi truy kích quân địch một cách gần như khinh suất, liều lĩnh.?
    Những thành tích như vậy không phải mọi nơi đều có. Có những đơn vị không đáp ứng được trong thời kỳ thay đổi và vẫn bị lãnh đạo chỉ huy kém cỏi, chẳng thực hiện một cuộc hành quân lục soát với chiến thuật chủ động tấn công nào. Có khi cố vấn Hoa Kỳ suýt bị giết hay bị dọa giết bởi những sĩ quan địa phương của Việt Nam mà họ không hoà thuận được. Nhiều cố vấn Mỹ khác không gặp cảnh ngộ khó chịu đó, nhưng cũng chẳng có ấn tượng tốt nào về hoạt động của những đơn vị mà họ cố vấn. Dù sao thì những chuyện tích cực và thích thú do cố vấn Mỹ chứng kiến cũng đầy rẫy, nhưng lại hoàn toàn vắng bóng trong những cuộc thảo luận trên nước Mỹ hay trong ý tưởng của những người Mỹ bình thường, cũng như trong những gì được dạy dỗ tại các trường học Hoa Kỳ.
    Sự tiến bộ hay những tấm gương xuất sắc ngay trước mắt không phải chỉ hiển hiện trong những lực lượng lãnh thổ và những sư đoàn bộ binh VNCH, (là những đơn vị) thường bị cho là không mấy nổi trội về chiến thuật chủ động tấn công. Cố vấn về kế hoạch bình định của tỉnh Quảng Trị Richard Stevens, trước đó từng phục vụ trong Thuỷ quân lục chiến Mỹ tại Việt Nam, tỏ ra ngạc nhiên trước thành tích của một đơn vị thụôc sư đoàn 1 bô binh Việt Nam trong trận tấn công một vị trí phóng hỏa tiễn của quân Bắc Việt:

    ?oTôi có ấn tượng hoàn toàn tốt, và thực sự là kinh ngạc, về cách thức hành quân và sự táo bạo của họ trong mọi việc... Đây là cuộc hành quân thứ 13 như vậy do vị tiểu đoàn trưởng này chỉ huy. Ta đang nói chuyện về những chuyên gia hết sức tinh thục trong những gì họ làm, những người đã từng thực hịên những công tác sởn tóc gáy và vẫn tiếp tục thực hiện... Các cố vấn của trung đoàn này luôn luôn nói với tôi lúc tôi ra đó, rằng ?~anh đang làm việc với những người giỏi nhất. Chúng ta không có điều gì để mà có thể nói cho những người này làm. Chúng ta (các cố vấn) chỉ có việc yểm trợ hoả lực mà thôi. Còn về sự hiểu biết trong hành quân, thì họ là người dạy chúng ta "Chúng tôi có các cố vấn người Úc và người Mỹ, họ đều nói y như nhau" (tác giả trích luận án Master năm 1987 của Howard C.H Feng, đại học Hawaii)
    Ở miền Nam, trong lãnh thổ tỉnh Định Tường thuộc quân khu IV, sư đoàn 7 bộ binh VNCH cũng thi hành nhiệm vụ không hề có khuyết điểm, theo lời xác nhận của các cố vấn và các phi công Mỹ lái trực thăng chuyển quân cho các binh sĩ sư đoàn 7 trong những trận tấn công. Sư đoàn này từng bị mang tiếng là sư đoàn ?olùng và né? (thay vì ?olùng và diệt?, search and destroy), có thể vì trận Ấp Bắc hồi 1963, nhưng những ai trực tiếp công tác với họ không thể nói gì hơn là những lời ca tụng, ngưỡng mộ về sự tinh thông chiến thuật và tinh thần hăng hái xông xáo. Một cựu cán binh Bắc Việt xác nhận về sự dũng cảm của sư đoàn 7 bộ binh:

    ?oVùng giải phóng bị thu hẹp... Tôi mất thêm thời gian di chuyển quanh, cố tránh xa các cuộc hành quân của quân đội VNCH. Ở Bến tre (tức tỉnh Kiến Hoà) sư đoàn 7 VNCH là lực lượng chính gây nên nhiều khó khăn. Hầu hết sư đoàn được tuyển mộ ở vùng châu thổ sông Cửu Long nên họ biết rành hết cả vùng. Họ thông thuộc vùng này cũng như chúng tôi? (tác giả trích dẫn David Chenoff và Đoàn văn Toại, sách Chân dung kẻ địch, Random House ở New York xuất bản năm 1986)
    Tình hình còn tồi tệ hơn khi các đơn vị quân đội Bắc Việt điền khuyết cho các đơn vị ?oViệt c ộng?, không hiểu biết chút nào về vùng này và được trang bị kém cho cuộc chiến kiểu các rặng cây ở phía bắc vùng châu thổ. Một tù binh cho biết bị bắt sống không bao lâu sau khi tới, lúc anh ta và những người khác được lệnh phục kích một cuộc hành quân càn quét của sư đoàn 7 vào ngày hôm sau. Bố trí xong trước bình minh, đội quân đáng lẽ phục kích người ta thì lại bị tấn công từ phía sau do thành phần bên sườn của sư đoàn 7, trước khi tới lượt lực lượng chính. (tài liệu trích dẫn)
    Kết quả của điều này thêm hiển nhiên trong thời gian giữa 1968 và 1971, thời kỳ mà quân số lực lượng Hoa Kỳ giảm thiểu hơn một nửa, trong khi những cuộc hành quân tấn công của Việt c ộng và quân Bắc Việt lại bị suy giảm rõ rệt:
    (Bảng thống kê trong bài ở đoạn này cho thấy lực lượng Mỹ ở Việt Nam từ năm 1968 đến 1971 đã giảm 322 ngàn quân, tức 58%, các cuộc tấn công của Việt c ộng và quân Bắc Việt cấp tiểu đoàn trở lên giảm 98%, chỉ còn 2 trận, những cụôc tấn công lẻ tẻ của phía c ộng sản cũng giảm, kể cả những vụ bắt cóc, khủng bố, trong khi số xã ấp có an ninh tăng 56%, diện tích trồng tỉa lúa tăng 9,8%, thương vong vì chiến tranh của dân và quân phía VNCH giảm 55%, quân số của Việt c ộng, Bắc Việt trên toàn miền Nam giảm 21%)
    Tỉ lệ về các cuộc tấn công lớn nhỏ của phía cộng sản giảm hơn là tỉ lệ giảm quân số, cho thấy một sự sa sút toàn diện về khả năng quân sự, duới tỉ lệ dự đoán là 21% quân số sụt giảm. Điều này xảy ra trong khi quân số tham chỉến của Hoa Kỳ giảm tới 58%. Quân c ộng sản Bắc Việt và Việt c ộng không những chỉ có mặt ít hơn trên toàn lãnh thổ, mà còn kém khả năng tung ra những cuộc hành quân tấn kích.
  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Điểm kế tiếp càng quan trọng hơn khi KQVN bắt đầu sử dụng phản lực cơ. Trước hết phải nói về hai loại khu trục của chúng ta là F-5 và A-37. Hai chiếc này xuất thân từ hai chiếc máy bay huấn luyện T-38 và T-37 cải bổ lại. Mục đích chính là người Mỹ sẽ bán được hai loại máy bay này cho các quốc gia nhược tiểu muốn vươn lên, để họ có thể tự hào nắm trong tay một chiến cụ tiên tiến, nhất là F-5 là một máy bay siêu thanh. Trên chiến trường Việt Nam, hai chiếc này hoàn toàn không thích hợp. Nếu ta có được chiếc A-4E Skyhawk thì hoàn toàn khác hẵn, vì A-4E có khả năng mang 4 dàn bom, mỗi dàn mang đến 6 quả 500lbs bằng một đòn gánh gắn vào dàn bom chính. A-4E cất cánh được từ hàng không mẫu hạm nên chỉ cần phi trường có đường bay rất ngắn, không cần phải có dù đuôi khi đáp. Cũng vì sự tự hào của Không Quân Hoa Kỳ mà KQVN không thể dùng A-4E của US NAVY, và chắc cũng có nhiều lý do khác mà US NAVY không chịu cho KQVN sử dụng máy bay mà họ đang dùng.
    [​IMG]
    Trở lại hai chiếc F-5 và A-37 của chúng ta thì thấy rõ sức chở bom rất kém, súng lại không bằng nhất là trên A-37 coi như không có súng. Tốc độ lại nhanh hơn A-1H/G nên bay cao và không thấy rõ được mục tiêu bằng A-1H/G khi oanh kích cần chính xác. Là phản lực cơ nên dễ bị bắn rơi khi trúng vào nhược điểm mà chuyên viên thường gọi là ?oaircraft density?, nghĩa là tỷ lệ nhược điểm trên khắp phi cơ cao hơn trên A-1H/G rất nhiều. Khi Phạm Phú Quốc đáp xuống sông Saigon vì máy bay bốc cháy, xem kỹ chiếc A-1H đó đã lãnh 72 viên đại liên 12,7 ly của dinh độc lập, nhưng chỉ có một viên kẹt vào ?ovalve?T nhập xăng vào ?oxy lanh?, nên xăng phun ra ngoài và làm cháy. Điều đó cho thấy A-1H chịu đựng rất tốt. Bất cứ phản lực cơ nào khi bị trúng đạn vào máy nén (compressor) thì nổ tung ngay.
    Điểm quan trọng kế tiếp là thời gian trên vùng. Phản lực cơ không thể bay lâu trên vùng để trấn an bạn và làm cho địch lo âu. Nhưng phản lực cơ có thể đến trên vùng nhanh chóng. Nói cách khác, hoặc là làm như Mỹ, hoặc là làm theo Pháp, theo ai cũng nên biết tại sao.
    Nếu làm theo Mỹ thì chỉ tính làm sao số phi xuất của một đơn vị một ngày được ấn định theo khả năng của đơn vị, và cứ theo chương lịch hằng ngày mà phóng lên quỷ đạo, không cần biết đâu là mục tiêu. Muốn sản xuất tối đa phi xuất trong ngày thì người Mỹ áp dụng ?osmooth flow operation?. Ví dụ mỗi 30 phút cho lên một phi tuần nhẹ. Tại sao 30 phút như ví dụ đã nêu, vì họ căn cứ vào thời gian xoay vòng. Nếu ta có 10 chiếc khả dụng trong ngày mà cho lên một lần 10 chiếc, xong sau khi 10 chiếc đó đáp lại, ta cho xăng dầu và bom đạn trang bị lại thì tốn nhiều thời gian vì các giới hạn nhân vật lực của từng đơn vị như xe bồn, xe nâng bom chẳng hạn, và nhất là chuyên viên trực ngày hôm đó. Trái lại, nếu mỗi lần trang bị lại chỉ có hai phi cơ, xong rồi cho lên, và nối tiếp trang bị lại cho hai phi cơ khác thì sẽ không trở ngại về nhân vật lực của đơn vị. Lúc nào ta cũng có được máy bay sẵn sàng trên không để ta điều vào mục tiêu tức thời nào ta muốn. Sau khi thi hành phi vụ, máy bay tự động trang bị lại, và cứ như thế từ đầu cho đến cuối ngày. Làm cách này sẽ đạt được số lượng phi xuất tối đa, mà đối với Mỹ là một thành tích đo lường khả năng một đơn vị. Đối với cơ quan điều kiểm thì mệt nhọc hơn nhiều, vì bất cứ lúc nào mình cũng phải biết mình cần yểm trợ hỏa lực ở đâu. Nếu không có mục tiêu yểm trợ quân bạn thì phải sẵn sàng mục tiêu ?ooanh kích tự do? hay ?oquấy rối?T trên vùng hậu cứ của địch(H&I=Harassment&Interdiction) để giải tỏa bom đạn trước khi đáp. Áp dụng mô thức của Mỹ rất tốn kém, nhưng đáp ứng được nhu cầu sẵn sàng chiến đấu (readiness).
    Theo mô thức của Pháp, hay đúng hơn là cách quản lý tài nguyên tiết kiệm của thời xưa, thì chúng ta phải đặt túc trực dưới đất để chờ khi hữu sự là cho cất cánh ngay. Cũng giống như mô thức trên, phi cơ xuất trận không khi nào có trang bị thích hợp cho chiến trường. Nhiều khi đơn vị trang bị tổng quát sao cho tiện việc của đơn vị. Chỉ có khi nào biết rõ nhu cầu mục tiêu mới có đầy đủ lệnh trang bị thích hợp.
    [​IMG]
    Bù lại với thời gian trên vùng rất ngắn, F-5 và A-37 đều có tầm hoạt động xa căn cứ xuất phát hơn, nhờ tốc độ cao hơn A-1H/G. Do đó, nếu khéo sử dụng thì bất cứ lúc nào, ta cũng có thể tập trung một hỏa lực yểm trợ hùng hậu. Ví dụ muốn tấn công một mục tiêu ở trong Vùng 3 Chiến Thuật, ta có thể điều động máy bay từ Phan Rang, Bình Thủy và Biên Hòa.
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Vấn đề phòng không của địch gia tăng trong thời gian sau cùng gây trở ngại rất lớn cho các loại máy bay chậm chạp như A-1H/G, nhất là súng phòng không nặng 37 ly và SA-7. Để dành lại không gian, phải tiêu diệt các ổ súng phòng không 37 ly. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Ta có thể đưa các toán của Lực Lượng Đặc Biệt đột kích phá hủy nòng súng và tiêu diệt nhân viên chuyên môn sử dụng súng vì đây là loại súng cộng đồng. Có thể đặt pháo binh bất thần tập trung hỏa lực vào các ổ súng phòng không địch, chắc chắn cũng có pháo binh địch yểm trợ bảo vệ. KQVN có thể dùng các loại bom như Napalm thả ngay trên súng để lấy sức nóng làm cong nòng súng. Có thể thả bom chùm để tiêu diệt nhân viên chuyên môn sử dụng súng. Những phi vụ như vậy đều rất nguy hiễm và khó khăn, vì phải bay chính xác ở cao độ thấp và giữ cao độ thấp để rời vùng mục tiêu. Do đó, tin tức tình báo phải chính xác, tốt nhất là có không ảnh và hành động kịp lúc trước khi súng được di chuyển nơi khác. Có rất nhiều loại CBU có dù cho ta thả ở cao độ thấp để bom chỉ nổ sau khi máy bay bay ra khỏi tầm mãnh bom. Dùng cao độ thấp mới có thể tạo được bất ngờ, vì các súng phòng không đều có radar yểm trợ tin tức về hoạt động của ta trên không. Bay thấp còn hóa giải được SA-7 thường yểm trợ hổ tương cho súng 37 ly, vì bay ngang quá nhanh và thấp với nhiều trục khác nhau thì người xạ thủ không biết đâu mà chận trước đường bay mà bắn. SA-7 là hỏa tiển tầm nhiệt nên chỉ bắn ở 6 giờ của ta.
    Giống như hỏa tiển không/không AIM-9 mà ta dùng trên F-5E, hay chính xác hơn là Red Eye mà Lục Quân Mỹ dùng, SA-7 không thể quẹo gắt trên 3G. Vì vậy, khi rời vùng mục tiêu, vẫn giữ cao độ thấp và làm nhiều vòng quẹo gắt ít nhất 3G.... Trong phi tuần có thể giúp đỡ quan sát cho nhau để phản ứng thích hợp. Nếu ta tấn công từ cao độ cao, thứ nhất ta không gây được yếu tố bất ngờ. Thứ đến, ta phải xuyên qua một rào phòng không bắn chận (tir de barage) mà ngoài Bắc đã hạ được nhiều nhất phi cơ Mỹ nhờ súng chứ không phải nhờ thứ khác như SA-2 hay MIG-21. Thứ ba là không tấn công chính xác vào mục tiêu như khi bay thấp. Đó là lợi điểm của phi cơ bay nhanh, nhưng cũng là kỹ thuật phải tôi luyện cho thuần thục, vì bay thấp rất khó điều hành.
    Tại Trường Khu Trục ở Maroc, người ta tập bay hợp đoàn trên các loại máy bay T-33 và Vampire V , bay thấp đến độ chim cò vụt bay lên từ dưới đất đập vào cánh phi cơ thịt nát xương tan đỏ khắp cánh. Khó hơn hết là những hợp đòan bốn chiếc theo đội hình diamond quẹo gắt 3G, nếu lỡ bị rớt ra ngoài thì vô phương tập họp lại được. Điều đó cho thấy không có cái gì không luyện mà thành, và cũng chứng minh rằng một hỏa tiển SA-7 sau khi được phóng đi tăng nhanh tốc độ không thể nào tập họp với ta được nếu ta quẹo gắt với 3G.
    Ngành hỏa lực của chúng ta đã có lúc thay thế B-52 trong các phi vụ trải thảm bom theo sự hướng dẫn của hệ thống BOBS (Beacon Only Bombing System). Có điều hệ thống này kết hộp hoạt động của Range Beacon nên không có độ chính xác đáng tin cậy. Biết đâu đánh trật mà địch có tình báo để chạy ra khỏi vùng nguy hiểm lại bị ta đánh trúng. Range là một loại beacon cho ta các trục từ beacon tỏa ra ngoài. Nếu dùng radio range làm phương tiện homing, thì ta bay từ vùng rộng đến vùng hẹp và chính xác dần đến beacon. Càng xa beacon chừng nào, độ tỏa ra của trục liên hệ càng lớn. Nói cách khác, trục đó quá rộng khi đã quá xa beacon, và chỉ chính xác hơn khi gần beacon. Những điểm cắt nhau của các trục ấy cho ta một điểm nào đó trên tọa độ, nhưng vì sống tỏa ra nên chổ hai trục cắt nhau là một vệt dài thay vì là một điểm. Mỹ cũng đã thí nghiệm dùng hệ thống Loran để thả bom. Nhớ có kỳ ngay sân bay Đà Nẵng, kho xăng bị nổ tung. Ai cũng ghi thành thích cho đặc công *********, ai ngờ đó là A-6 của USNAVY trắc nghiệm hệ thống Loran, lấy các điểm giao của nhiều Hyberbol từ xa chuyển đến. Hệ thống Loran có cái lợi là beacon Loran dùng HF nên phát đi rất xa. Nhưng chính xác thì như các bạn thấy, vì họ phải thử trong tình trang thời tiết xấu nên không thấy gì dưới đất mới thả bom như vậy, chứ nếu hoa tiêu đã thấy thì tất nhiên không dại gì mà thả. Đó là nói sống điện tử rất trung thực đối với địa dư đồi núi xung quanh vùng. Còn nếu sống bị dội cong hay méo mó thì chỉ có Trời biết mà thôi. Vì vậy, dùng BOBS chỉ là giai đoạn thí nghiệm. Điều mà người viết bài này thích nhất là có sự điều khiển ngay dưới đất gần mục tiêu lớn cở cấp trung đoàn hay sư đoàn. Lực Lượng Đặc Biệt đã nhiều lần kết hợp hoạt động của họ với Không Quân chúng ta. Vì nhiệm vụ, họ phải theo sát các đại đơn vị địch. Các toán LLDB này chỉ cần mang theo một máy phát sống UHF mà ta biết tầng số, và theo qui ước nào đó, như họ chỉ ở một cây số phía Nam mục tiêu, ta có thể dùng máy phát sống nhẹ nhàng đó để nhắm hướng bay đến mục tiêu ở cao độ thấp và tấn công bất thần. Nếu họ phối hợp thường xuyên được với ngành hỏa lực KQVN thì họ có thể hướng dẫn chính xác cho máy bay hơn là qua hệ thống điều kiểm chiến thuật để lộ rõ mục tiêu cho gián điệp.
    Trong các cuộc hành quân thông thường yểm trợ hỏa lực, phải nói thành công hay thất bại đều nhờ một phần lớn nơi sự hướng dẫn khéo léo, nhanh chóng và chính xác của các phi cơ O-1A, O-2, U-17A trong nhiệm vụ điều không tiền tuyến. Từ sự phối hợp chặt chẽ với pháo binh trong việc tiền kích dọn bãi đáp cho trực thăng đổ bộ cho đến khi đụng trân với địch, từ sự chọn lựa trục đánh thích hợp để không nguy hiểm cho quân bạn còn phải chọn thuận gió cho khu trục cơ đạt độ chính xác cao, vai trò của sĩ quan điều không tiền tuyến là một vai trò phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm chiến trường và dầy công tu luyện. Ngoài ra, SQĐKTT là giới chức thẩm quyền xin không trợ hỏa lực nhanh chóng khi cần, chuyển thẳng từ cánh quân đang đụng trận đến cơ quan thẩm quyền cao nhất là Trung Tâm Hành Quân Không Trợ thay vì phải xuyên qua hệ thống đến tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn rồi mới đến quân đoàn liên hệ mới được cứu xét chấp thuận. Theo kế hoạch phối trí sau cùng các toán Sĩ Quan Liên Lạc Không Quân/Sĩ Quan Điều Không Tiền Tuyến đều được đặt cạnh các tiểu khu trong mỗi vùng chiến thuật. Nhờ vậy, đâu đâu cũng đều có phương tiện máy bay quan sát lên vùng hành quân, và từ đó hướng dẫn khu trục cơ khi cần. Chính những người bạn này am hiểu tình hình địa phương, có thể nói là ở đâu có một cây chuối vừa mọc lên bất thần, họ cũng biết được, và nhờ đó đóng góp trực tiếp vào hiểu quả của ngành hỏa lực chúng ta.

    Ngành hỏa lực KQVN còn có liên quan đến trực thăng võ trang và vận tải võ trang mới đầy đủ được. Tiếc rằng những ngành ấy không trong vòng hiểu biết của chúng tôi, nên nhờ các bạn bổ túc cho.
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Phù Cát trong tôi
    Về nước và khoảng tháng 10 năm 1971 sau khi tốt nghiệp Hoa Tiêu Trực Thăng khóa 71-15 tại trường bay Fort Hunter, tiểu bang Georgia (USA). Cho đến đầu năm 1972 tôi và một vài người bạn cùng khóa đến Phù Cát, giữa lúc phi trường và những vùng bao quanh đang ngập tràng khói lửa.
    [​IMG]
    Trình diện Phi đoàn trực thăng 243 Mảnh Sư với nhiệm vụ là một hoa tiêu trực thăng, cấp bực Thiếu Úy. Hấu hết các hoa tiêu cơ bản của phi đoàn đều đang rất bận rộn với các phi vụ yểm trợ cho các đơn vị bạn, phần nhiều là Sư Đoàn 22 bộ binh và các đơn vị địa phương quân cuả tỉnh Bình Định (Qui Nhơn) trong các cuộc hành quân lớn nhỏ khắp vùng hai chiến thuật. Mặc dù đã được huấn luyện xong ở trường bay nhưng tất cã các phi công mới ra trường đều phải được bay huấn luyện bổ túc, nhứt là để học hỏi kinh nghiệm thực tế trên chiến trường. Nhưng có lẽ vì mọi người đang bận rộn không có ai rảnh để bay huấn luyện cho bọn tôi và có lẽ vì là phi công vừa mới ra trường và còn quá non-trẻ, nên chúng tôi đã bị bỏ quên đi suốt vài ba tháng đợi chờ.
    Cứ mổi sáng lên trình diện phi đoàn, nhìn bản phi vụ không thấy tên mình, tôi và người bạn thân cùng khóa là thiếu úy Trần Thanh Tòng lại phải đi lang thang, hết đáng cờ tướng, lại chơi bóng bàn, bida. Căn cứ trưởng Phù Cát lúc bấy giờ là Trung Tá Nguyễn Hồng Tuyền, ông ta có mời được vỏ sư Lê Sáng trưởng môn vỏ Vovinam từ Sài Gòn ra phi trường Phù Cát mở vỏ đường đầu tiên tại đây để huấn luyện cho các quân nhân Không Quân; cho những ai mến chuộng vỏ thuật và vỏ đạo. Vốn vỉ là một người ham thích vỏ thuật từ lúc nhỏ, và cũng là đễ trám lấp những ngày giờ rảnh rổi nên tôi đã trở thành môn sinh Vovinam từ đó, với tâm huyết là ?orèn luyện bàn tay thép và trái tim từ ái?.
    [​IMG]
    Rồi sau đó tôi cũng được bay huấn luyên, và được bổ xung ra một phi đội trực thăng tải thương, mà đến đầu năm 1973 Phi đội nầy trở thành một PĐ biệt lập có tên là Phi đội 259A Nhân Ái. Phi đội Trưởng là Đại Úy Nguyễn Hửu Nghề, (cấp bậc hiện tại). PĐ có khoảng 15 hoa tiêu, 20 Y tá phi hành và 20 cơ khí viên phi hành. Chúng tôi sánh vai cùng với phi đoàn 243 Mảnh Sư bay ngang dọc khắp nơi trên vùng trời Phù Cát. Nhiệm vụ của chúng tôi là ?obằng mọi giá đêm cũng như ngày di tảng càng nhanh càng tốt tất cả các thương binh, tử sĩ khắp các chiến trường, từ trong rừng sâu, núi cao hay ngoài biển cả về nơi an toàn để chữa trị hoặc mai táng nếu là tử sĩ?.
    Tam quan, Đề Đức, Bồng Sơn, Phù Cũ Phù Mỹ, An Sơn, Mật khu An Lão, Vĩnh Thạnh? là những địa danh rải rác khắp vùng hai Chiến Thuật không nơi nào không có các bóng dáng cuả những cánh chim mong manh, nhỏ bé của phi đoàn 243 và phi đội biệt lập 259A.
    Không gian rộng tình yêu anh trải rộng,
    Cho khắp sơn hà rợp bóng cờ bay.
    [​IMG]
    Có đôi lúc chúng tôi hùng dũng bay đi từ Phi trường thành từng đoàn cùng sự hổ trợ của A37 Phản lực cơ thuộc PĐ 532. Rồi cũng có những lúc chúng tôi âm thầm lăng lẽ bay trong đêm tối lẽ loi để tranh dành thời gian từng giây từng phút với thần chết, mang về quân y viện kịp thời cứu cấp cho các thương binh cuả các đơn vị bạn, trên những gành đá cheo leo, trong rừng sâu âm u, trong những đồn bót đang bị bao vây hay những đơn vị đang nằm sâu tận trong vùng đất địch. VC lúc nào cũng đâu đó sẵn sàng đón chúng tôi bằng nhữ tràng AK, B40, phòng không 12.7 ly, 12,8 ly hay hỏa tiển SA7... Đã vào bãy đáp rồi là phải cất cánh thật nhanh, nếu chậm chạp cộng quân sẽ gởi tặng cho vài ba trái pháo là ?oGiấc mộng đường mây? sẽ chấm dứt ngay. Mây mù bao phủ, gió núi chập chùng, đêm đen lạnh lẽo, đạn khói bay mịt mù đó là những điều mà chúng tôi đã phải đối diện từng ngày.
    Một ?oMùa Xuân 68? kinh hòang, rồi đến?oMùa hè đỏ lửa 72? đổ nát, vào những ngày tháng đỏ lữa đó quân và dân tỉnh Bình Định thất thủ, hầu hết các quận về phía bắc từ Tam Quan đổ về Bồng Sơn, Phù Củ, Phù Mỹ. Phi trường Phù Cát bị pháo kích từng ngày. Trên tần số UHF lúc nào tôi cũng nghe ?oThiên Phong? lên tiếng, Thiên Phong là biệt hiệu của Căn Cứ trưởng Nguyễn Hồng Tuyền để gọi trên tần số nội bộ mỗi khi ông bay trên vùng trời Phù Cát. Tôi và mấy người bạn nói lén với nhau rằng ?oKhông biết Thiên Phong có ngủ gật trên tàu hay không nhỉ??.
    Có lần đã hết một ngày bay căng thẳng thần kinh, chúng tôi vừa về đến phi trường Phù Cát, vào đến ?oShort final? để đáp nghỉ ngơi và sẽ được thay thế bằng toán khác lên vùng tiếp tục bay vào bang đêm. Chưa kịp chạm đất chúng tôi bị Thiên Phong gọi lên vùng trở lại, lý do là có yêu cầu khẩn cấp cuả đơn vị bạn. Thế là lại phải tòn ten bay đi tiếp. Tức mình cái Ông Thiên Phong nầy ghê.
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Để dành lại từng tất đất, từng nhánh sông, từng khe núi, bìa rừng. Máu và nước mắt lại đổ ra thêm nửa. Có những nơi ban ngày bộ bịnh VNCH đã vào chiếm, đêm về bị áp lực quá nặng của VC lại phải rút đi. Chờ đến sáng hôm sau có yểm trợ cuả không quân, đơn vị Bộ Binh mới có thể vào chiếm trở lại và rồi lại phải rút lui về ban đêm.
    Mùa hè đỏ lửa đã qua, quân và dân tỉnh Bình định đã chiếm lại hoàn toàn các vùng đất đã mất vào tay địch, tình hình tạm êm một thời gian ngắn, rồi lại bùng lên dử dội hơn. Đến năm 1973 hiệp định Paris ra đời, và rồi ngay sau đó hiệp định ?oĐình Chiến Paris? đã tan vở.
    [​IMG]
    Một ngọn đồi nhỏ về phía tây nam của quận Bồng Sơn có tên là ?oĐồi Trái Chuối? sở dỉ có cái tên như vậy là vì sau nhiều ngày hứng chịu bơm đạn của cả hai bên, nên ngọn đồi hoàn toàn không còn một cây cỏ nào sống sót, nó nhẳn nhụi giống như hình một trái chuối. Hôm ấy như thường lệ tôi cùng với Trung Úy Khiêm nhận nhiệm vụ tải thương binh tại ?oĐồi Trái Chuối? nầy.
    Cất cánh từ phi trường dã chiến An Sơn, hậu cứ của Sư Đoàn 22 BB chúng tôi bay về phiá bắc dọc theo quốc lộ một. Hôm nay trời trong, mây trắng từng cụm, chúng tôi có thể bay cao lên đến ba hoặc bốn ngàn bộ (feet) để tránh hoả lực của VC. Bay đến đỉnh đèo Phù Củ thời tiết tốt nên chúng tôi liên lạc với đơn vị bộ binh bên duới bằng tần số FM rất rỏ. Nơi đây chúng tôi có thể nhìn thấy rỏ ?oĐồi Trái Chuối? nằm sâu về phía tây.
    [​IMG]
    Hôm đó Trung Uy Khiêm ngồi ghế hoa tiêu chánh nên tôi nhường cần lái cho anh vào vùng ?ohot?. Là vùng đất có rất nhiều ổ phòng không 12.7 ly cuả cộng quân nên Trung úy Khiêm giảm thật nhanh cao độ, càng nhan càng đở nguy hiểm. Từ ba ngàn bộ rơi xuống gần đến một ngàn năm trăm bộ, tôi đang loai quay chỉnh máy FM và điện đàm với đơn vị bạn bên dưới, bổng nhiên nhìn xuyên ra phía duới ?o****pit? tôi thấy hai đường đạn phòng không cuả địch bay thẳng lên, thân tàu run chuyễn mạnh rồi quay mòng. Tôi la lên ?oTail rotor?, Khiêm. Thật là nhanh nhẹn và tài tình, Trung úy Khiêm người bạn thân mến cuả tôi đã kiệp thời đè mạnh cần lái bên tay trái (collective), cắt power (close the thottle), quay nhan cần bên tay phải (cyclic) hướng con tàu ra bải cát cuả bờ sông Bồng Sơn và nhẹ nhàn đáp xuống (made Auto rotation landing) một cách an toàn.
    Trong lúc đó tôi như một cái máy tự động bật sang tần số khẩn cấp (guard) liên lạc với chiếc trực thăng chỉ huy (C&C) trên bầu trời. Ngay khi con tàu chạm đất, không cần đợi lịnh, hai anh bạn ?oCơ Khí Phi Hành? và ?oY Tá Phi Hành? nhanh nhẹn gở hai khẩu đại liên M60 có sẳng trên trực thăng chỉa thẳng vào bià rừng, sẳn sàng nhả đạn. Trung Úy Khiêm lúc bình thường chập chạp hiền từ như ông cụ non, hôm nay anh nhan nhẹn như con hổ, vừa tông cửa trực thăng nhảy ra ngoài vừa lên đạn cây M16 mắt đỏ ngầu, mặt đanh lại nhìn đăm đăm về phía trước. Hai chiếc trực thăng vỏ trang (Gun Ship) cuả Mảnh Sư 243 kiệp thời bay vào vùng và đã yểm trợ chúng tôi một cách hửu hiệu trên bầu trời. Một Mảnh Sư khác đáp ngay xuống bóc chúng tôi lên. Thế là chúng tôi an toàn.
    [​IMG]
    Phi trường Phù Cát, thị xã Quy Nhơn tỉnh Bình Định cùng với những địa danh quen thuộc mà có lẽ nó đã và đang ngự trị trong tôi suốt cã cuộc đời nầy, vì nơi đó đã thấm từng giọt mồ hôi, nước mắt và máu cuả rất nhiều bạn bè thân yêu cuả tôi.
    ?oHa ! ha! Ha! Tàu đứt đuôi rồi? đó là tiếng nói và tiếng cười cuối cùng của bạn tôi, Trung úy Tâm trên tần số khẩn cấp, ngay khi anh bị đạn phòng không bắn trúng tại đèo Phù Củ nằm về phía bắc Phi trường Phù Cát. Cho đến giờ nầy đôi khi trong giấc mơ tôi còn nghe rỏ giọng cười đau nhói như mủi tên đâm thấu vào tim. Trung úy Ấu ngưòi bạn cùng phi đội với tôi bị mảnh đạn pháo 122 ly xuyên qua cổ ngả ra chết ngay bên cạnh tôi, máu và thịt cuả anh còn vươn vải lên người tôi. Và còn nhiều người nửa như là Trung Tá Thân một cánh chim đầu đàng kính yêu của phi đoàn 243 Mảnh Sư đã vỉnh viễn bay vào không gian trong để lại trong tôi bao niềm đau và nổi nhớ.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 13/02/2009
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Trực thăng vũ trang( Gunship ) - Vùng 4 Chiến thuật trng CTVN
    Vùng IV chiến thuật (CT) không có nhiều đồi núi như vùng I,II, hoặc vùng III...nhưng không phải vì vậy mà kém phần nguy hiểm . Đồng ruộng bằng phẵng với những bờ đê là nơi mà địch (VC) thường ẩn núp để phục kích các đơn vị bộ binh (BB), những hàng dừa nước là nơi địch núp bắn trực thăng đổ quân hay tản thương . Chỉ cần một bụi cây lớn là địch có thể dùng làm nơi bắn phá phi cơ. Ngoài ra địch còn dùng nhà làm tấm bình phong che đạn để bắn vào trực thăng lúc đổ quân .
    [​IMG]
    Vì địa thế vùng IV không cho phép địch trang bị những loại súng phòng không hạng nặng như 37 ly hay 51 ly như ở vùng ngoài (I,ỊI,III) nhưng bù lại địch trang bị rất nhiều hoả tiển tầm nhiệt SA-7, 12ly7 cho chiến trường miền Tây . Hoả tiển SA-7 là vũ khí "hung thần" cho tất cả phi cơ từ A-37, khu trục cánh quạt , vận tải , quan sát , trực thăng, và nhất là trực thăng Chinook CH-47 . Vì địa thế vùng IV trống trải nên địch dể quan sát và khai hoả SA-7 rất chính xác . Có rất nhiều phi cơ bị bắn rơi bởi loại hoả tiển nầy .
    Việc yễm trợ quân bạn (BB) cũng như hộ tống tải thương, đổ quân, tiếp tế thật là khó khăn cho các phi hành đoàn trực thăng võ trang vì địch (VC) luôn luôn rình rập , bắn ở bất cứ địa thế nào . Anh em trực thăng võ trang hy vọng mình làm tròn nhiệm vụ bảo vệ hợp đoàn đổ quân sao cho được an toàn, cũng như hộ tống trực thăng tải thương hay tiếp tế sao cho khỏi bị thiệt hại . Sau nầy trực thăng võ trang còn yểm trợ cho việc cấp cứu anh em hoa tiêu khu trục A-37, Skyraider, bị bắn rơi trên chiến trường miền Tây

Chia sẻ trang này