1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Anh xavương 12 nhận xét rất sâu sát và thực tiễn về hỏa lực địch ở vùng 4 CT.Nếu nói về 12ly7 thì phải nói và chú trọng các vùng như cà mau, chương thiện rạch giá thì khõi phải nói...Còn nói về SA-7 thì phải kể các vùng dọc theo biên giới campuchia như cao lảnh,mộc hóa, châu đốc thì dày đặc..
    Thật không thể tưởng tượng không đầy một năm (1974) mà có đến 3 chiếc CH47 bị rớt bởi SA-7,khu vực mộc hóa và cao lãnh. Tất cả 3 phi hành đoàn đều hy sinh. Một chiếc bị 12ly7 bắn cháy trên đường ra cách Hiếu lể khoảng 3 cây số. phi hành đoàn sống sót nhưng tất cả đều bị thương và bị phỏng. Trên tàu còn không biết là bao nhiêu lính, vì bị nóng nên nhảy ra khỏi tàu tứ phía chết thảm thương bởi tiếng rên la. Phi hành đoàn hiện giờ các anh đang ở Mỹ.
    Tiện đây tôi xin kể lại phi vụ đặc biệt từ cà mau vào hiếu lể , nhiệm vụ chỉ câu 2 khẩu 105 ngày hôm đó. Sau khi ĐT Biết cho biết là an ninh chỉ có 500 mét chung quanh đồn Hiếu Lể, t/t Côn pđp xin thêm 2 chiếc gunships vị chi gồm : mãnh long 1 và 2, 4 chiếc guns, một chiếc họa mi(L- 19) trên tấng cao. t/t Côn lệnh cho mãnh long 2 lên cao độ phòng khi mãnh long 1 rớt là lao xuống cứu ngay.
    Nói về 4 chiếc guns, mổi chiếc mổi hướng, mổi cao độ khác nhau, nhưng nói chung là tất cả đều lowlavel đan sát vào nhau thấy mà đã con mắt. Khói màu hồng tỏa lên ,mãnh long 1 là đà xuống, khi load móc vừa xong hover khoảng 10 feed thì hỏa lực địch bắn lên từ mọi phía, 4 chiếc guns cũng thi nhau nhã đạn về phía địch, chung quanh là một màn lưới lửa. Tiếng đành đạch của cánh quạt không còn nghe nửa mà thay vào đó là tiếng hú, đúng là cánh quạt bị hỏng nặng rồi ! Anh em hoản quá xin lệnh release load liền bị t/t Côn cắt ngay: HOOK OFF ! Về phần tôi thì cắt áo giáp thành 2 mảnh không dám mặc vì sợ bể bọng đái, một che dít và một che phía ngực, đầu óc thì cứ nghỉ nếu như cánh quạt chỉ bị thủng ở phần sau tức là TÀN ONG thì cơ mai về tới cà mau.Nhưng nếu bị thủng ngay trục drive thì có lẽ đọc kinh là vừa...Ngày hôm đó chỉ lấy được một khẩu mang về đến fi trường cà mau. Sau khi tắt máy tất cã anh em nằm sãi dài bên fi đạo mà hồn día còn mãi tận nơi đâu...Trong thời lửa đạn, bị bắn thì như cơm bửa, nhưng lần này tôi bị ngấm đòn....
    [​IMG]
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    PHI CÔNG THỜI CHIẾN
    Nguyễn Hữu Phước
    Công việc lái máy bay ở xứ Úc này là một việc mà đa số người Úc đều ham thích và thán phục. Việc lái máy bay có một tính cách phiêu lưu, đem lại những cảm giác mạnh đồng thời khi bay trên không trung người ta cảm thấy được tự do hơn, thoải mái hơn so với những công việc nhàm chán dưới đất.
    Đối với giới thượng lưu, khá giả thì lái máy bay là một môn thể thao lý tưởng nhất. Đối với những người không đủ khả năng tài chánh để chơi môn thể thao này thì nghề của họ cũng rất có giá trị và có một lợi tức khá cao so với các ngành nghề khác...
    Thế nhưng cái việc lái máy bay của những hoa tiêu Không Quân QLVNCH trước đây nó lại mang những mục đích và tính chất khác hẳn. Họ say mê công việc, nhưng không phải say mê như một môn thể thao, họ đem hết khả năng của mình ra để thi hành phận sự nhưng không phải vì đồng lương cao mà vì lý tưởng bảo vệ miền Nam tự do. Vào những ngày xa xưa đó, các hoa tiêu ưu tú cùng các chuyên viên tài giỏi của miền Nam đã tạo thành một đội ngũ Không Quân hùng mạnh, đủ khả năng để đảm đương nhiệm vụ chiến đấu và yểm trợ quân bạn, sau khi tất cả Không Lực Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Về chuyên môn nghề nghiệp, về lòng dũng cảm, về kinh nghiệm chiến trường, họ đã chứng tỏ mình không thua kém bất kỳ một Không Lực Đống Minh nào trên thế giới.
    Nhưng tiếc thay, cùng với vận nước trên một bàn cờ chính trị thế giới đảo điên, vì hậu quả sự phản bội của Đồng Minh và sự bất tài của một số nhà lãnh đạo, đã đưa đến sự sụp đổ của miền Nam.
    Sau ngày 30-04-1975, hơn một triệu chiến sĩ QLVNCH trong đó có Không Quân, đã bị ép buộc phải bỏ cuộc, sau bao năm tháng chiến đấu vì lý tưởng. Họ uất ức cho những đồng đội còn sống và ngậm ngùi cho những chiến hữu đã ra đi.
    Trong sự ngậm ngùi thương tiếc đó, người viết xin kể lại một chuyến bay đêm - chuyến bay định mệnh của một đồng đội trẻ...
    Khánh, một thanh niên trẻ, vừa tròn hai mươi tuổi đời. Anh vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện hoa tiêu từ Hoa Kỳ về nước, được mang cấp bậc Thiếu úy. Nhìn gương mặt anh, mọi người nghĩ rằng anh trẻ hơn cái tuổi của anh hiện tại. Anh em trong đơn vị gọi Khánh là ?oKhánh Sữa?, vì gương mặt Khánh búng ra sữa theo như lời anh em thường đùa cợt nhau.
    [​IMG]
    Từ lúc Khánh về nhận đơn vị, Phi đoàn 819 Hắc Long, thuộc Sư đoàn 5 Không Quân, đến hôm nay vừa tròn ba tháng. Trong suốt thời gian này, Khánh được sắp xếp đi bay hàng đêm với một phi công trưởng, lớn tuổi đầy kinh nghiệm trong đơn vị để học hỏi kinh nghiệm chiến trường Việt Nam. Khánh đã chứng tỏ được sự thông thạo kỹ thuật lái và chiến đấu, trong điều kiện chiến trường Việt Nam một cách gan dạ và khéo léo.
    Hôm nay Khánh lại được Phòng Hành Quân xếp tên đi bay với Trung úy Hùng, Trưởng Phi Cơ, trên danh sách phi vụ lệnh ?oHắc Long 2?, phi vụ của Khánh và Hùng sẽ cất cánh vào lúc 6 giờ 30 tối.
    Sau khi tham dự buổi thuyết trình ngắn về thời tiết trong đêm, tình hình, vị trí phòng không của Cộng sản trong vùng lãnh thổ trách nhiệm vào lúc 5 giờ chiều, mọi người kéo nhau tới khu gia binh của SĐ5KQ tọa lạc tại căn cứ Tân Sơn Nhất để ăn uống qua loa trước khi bắt đầu chuyến bay.
    Sau khi ký tên vào sổ đi bay, Khánh cùng phi hành đoàn được xe pick-up của đơn vị chở đến Phòng Dù. Tại đây, mỗi người ký nhận dù cá nhân cho mình, sau đó được xe chở đến ụ đậu của phi cơ.
    Trong bóng đêm chập choạng, những chiếc AC119G, được trang bị bốn khẩu đại liên sáu nòng(minigun) và dàn flare(hỏa châu) chiếu sáng, sơn màu ngụy trang, đậu ngạo nghể dọc theo hai bên phi đạo, trông như con quái vật khổng lồ, nhô hai cái đuôi cao lớn như hai tòa tháp nhà thờ.
    Chiếc pick-up dừng lại tại chiếc phi cơ có số đuôi SA-007, mọi người trên xe nhanh chóng nhảy xuống và tiến lại phi cơ làm phận sự của mình.
    [​IMG]
    Phi hành đoàn của một chiếc Hắc Long gồm 8 người, Hoa tiêu Trưởng, Hoa tiêu Phó, Sĩ quan Điều hành Viên, Sĩ quan Điều khiển dụng cụ trắc mục tiêu, Cơ khí Viên, Hai nhân viên tiếp đạn và một người phụ trách dàn flare.
    Trung úy Hùng nhanh nhẹn nhảy lên phòng lái mở máy phát điện và kiểm soát bên trong phi cơ. Khánh đi một vòng xung quanh kiểm soát các hệ thống bánh đáp, cánh đuôi phi cơ v.v...Trong lúc đó, người cơ khí viên kiểm soát xăng trong cánh và dầu máy ở hai động cơ.
  3. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Nhiều con số thống kê của VNCH không chính xác, nhất là con số xã ấp có an ninh thì lại còn kém xác thực hơn, nhưng biểu đồ khuynh hướng khá rõ ràng, và không có bằng chứng dù về thống kê hay tin đồn vặt, mà nêu ra điều gì khác hơn là sự xuống dốc thẳng đứng trong thời vận của quân Việt c ộng và quân đội Bắc Vịêt trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1971. Trong khi Việt c ộng, gọi như vậy để phân biệt với quân Bắc Việt, không bị tiêu dịêt hoàn toàn, và những ổ kháng cự có ảnh hưởng mạnh do họ kịểm soát vẫn tồn tại ở những tỉnh như Chương Thiện, Định Tường, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thì Việt c ộng ở địa phương cũng không còn là một lực lượng chiến lươ.c. Nếu không có sự xâm nhập đại quy mô của quân Bắc Việt và sự cung cấp vũ khí hiện đại, thì chiến tranh đã dần dần tự tàn lu.i. Những đơn vị và khu vực của Việt c ộng tồn tại được cũng hoàn toàn không phụ thuộc vào quân đội Bắc Việt để sống còn.
    Tác giả ?ophản chiến? Frances Fitzgerald của cuốn ?oLửa trong hồ? (thật khôi hài, là cuốn sách bị đả kích bởi cả người chỉ đạo về tư tưởng của Hà Nội, Nguyễn Khắc Viện, lẫn người ủng hộ Mặt trận Giải phóng và Hà Nội, Ngô Vĩnh Long), nhìn nhận rằng khả năng sinh tồn của cả ********* lẫn QLVNCH hồi năm 1966 là mỗi bên 50%, nhưng đến 1969 thì cơ hội sống còn của Việt c ộng chỉ còn 10%, trong khi tỉ lệ này phía QLVNCH lên hẳn 90%. Nguyễn Văn Thành, sau 23 năm theo Việt c ộng, hồi chánh năm 1970, cho rằng cứu cánh của Mặt trận giải phóng là vô vo.ng. Ông ta nêu ra những cuộc hành quân gia tăng của QLVNCH, sự phát triển những đơn vị Nghĩa quân xã quận và các chương trình Nhân dân tự vệ, cùng với kế hoạch cải tổ về ruộng đất của chính phủ VNCH, coi đó là những việc không thể đối phó được nữa. Stanley Karnow khẳng định thằng thừng trong cuốn sách được đánh giá cao quá đáng của ông, không cần giải thích nguyên do, rằng đến năm 1971, thì ?oriêng phía Việt c ộng không phải là đối thủ của quân đội chính quyền Sài Gòn?
    Don Colin trải qua nhiều năm ở Việt Nam, được nhiều người biết đến qua lối bày tỏ thô lỗ, phản bác thô bạo và quá đáng, c ộng với lối rủa xả om xòm những gì mà ông ta coi là tào lao nhảm nhí. Ông này đã phải chịu đựng những khó khăn trở ngại, những khởi đầu sai lạc cùng những vấn đề tương tự, bị coi như toàn những điềm gở . Nhưng năm 1971 Don Colin cũng thấy những kết quả tích tụ hiển hiện ở vùng châu thổ:
    ?oBa mươi tháng trước, con số những cấp chỉ huy giỏi ở quân khu IV chỉ đếm được trên một bàn tay. Ngay cả tư lệnh quân đoàn, một cấp chỉ huy tốt, trong sạch và tương đối có khả năng, cũng nhút nhát, thiếu óc sáng tạo và không đủ sức kích động thuộc cấp vào những hoạt động xông xáo và tích cư.c. Cấp tư lệnh sư đoàn thì phần lớn thiếu khả năng, hầu hết các tỉnh trưởng cũng kém cỏi và tham nhũng. Các cấp chỉ huy thuộc quyền của họ thì chẳng những noi gương xấu mà nhiều khi còn phạm khuyết điểm quá hơn cấp trên nữa. Nhưng nay thì chuẩn mực chung về tài năng, sự trong sạch và tận tâm đã tăng lên tới mức mà trước kia tôi cho là không thể tưởng tượng đươ.c. Sự thay đổi đặc biệt này khiến tôi thêm lạc quan tin tưởng ở khả năng tối hậu của chính phủ trong việc kiểm soát được Việt Nam và thành lập một chính quyền ổn đi.nh.?
    Rồi tới cuộc tấn công 1972 của Hà Nội, một cuộc tấn công tốc chiến phối hợp phương tiện cơ khí kiểu cổ điển (a classical blitzkrieg), với đặc điểm là những vũ khí hạng nặng và những vũ khí chết người được đưa ra sử dụng như hoả tiễn tầm nhiệt phòng không SA-7, hoả tiễn công phá điều khiển bằng dây AT-3, những đoàn chiến xa T-54 đuợc yểm trợ bằng mấy trăm khẩu đội hoả tiễn 122 ly, đại bác 130 ly, hơn hẳn tất cả mọi thứ từng được Hoa Kỳ cung cấp cho lực lượng pháo binh QLVNCH. QLVNCH bị đánh tơi bời, có lúc đã gần tới kết cuộc, và sự đổ vỡ hiển hiện rõ ràng. Nhưng cái quân lực đang nằm đo ván đã đứng dậy ở tiếng đếm thứ 8, hồi phục sức lực và bẻ gãy cuộc tấn công nặng nề nhất ở Việt Nam, tính tới lúc đó. Không ai khác hơn là học giả hàng đầu của Hoa Kỳ về Việt Nam, Douglas Pike, đã tuyên bố cuộc xâm lược của Hà Nội thất bại là vì ?o... Nam Việt Nam chiến đấu hơn hẳn quân đội xâm lăng đến từ phương bắc? Nhiều nhà bình luận, kể cả tướng Ngô Quang Trưởng, nói tới không lực Hoa Kỳ như một yếu tố quyết định, thì đó đúng là yếu tố chính. Nhưng những điều ngụ ý nói là QLVNCH không thể chiến đấu nếu như không có không lực Mỹ, thì đã thiếu sót hai điều căn bản.
    Thứ nhất, quân đội Mỹ cũng chỉ được yểm trợ bằng không lực giống như QLVNCH đã đươ.c. Thứ hai, là điểm người ta ít nhìn ra: không lực Hoa Kỳ là một yếu tố bổ sung để cân bằng với hai lực lượng vuợt trội của Bắc Việt là thiết giáp và, lợi hại hơn cả, là lực lượng pháo binh hơn hẳn, hoả tiễn 122 ly chính xác và đại pháo 130 ly gây tàn phá quy mô ở tầm tối đa 19 dặm (32 km). Hoa Kỳ không cung cấp cho đồng minh của họ, VNCH, những vũ khí lợi hại ngang bằng, nhất là về pháo binh, như Liên Xô và Trung C ộng cung cấp cho Hà Nô.i. Hà Nội có hằng trăm hoả tiễn 122 và đại pháo 130. QLVNCH không đủ đại bác để phản pháo, chỉ có 24 khẩu 175 ly, không chính xác bằng, bắn chậm hơn các loại 122 ly và 130 ly. Cả pháo đài kiên cố cũng không chịu nổi đạn 130 ly khoan hầm, nổ châ.m. Tựu chung, trở lại đề tài không lực, thì không quân Việt Nam đã thi hành nhiệm vụ một cách đáng kính phục trong các trận chiến năm 1972, nhưng vẫn bị giới bình luận Hoa Kỳ hoàn toàn quên lãng. Một chuyên viên điều không tiền tuyến của Hoa Kỳ tỏ ra ngưỡng mộ một phi công A-37 của Việt Nam mà anh ta cùng thi hành một vụ tấn công không lục vào vị trí quân Bắc Việt:

    ?oAnh ta đâm chúc đầu chiếc máy bay xuống tới tầm vũ khí liên thanh, và quả nhiên tôi thấy nhiều lằn đạn lửa vạch đường sáng bao quanh Pepper dẫn đầu. Tôi la lên báo động, thì đã thấy anh thả bom ở độ cực thấp và ghi một bàn tuyệt hảo trúng ngay bức tường. Trong những lần oanh kích tiếp theo ngay đó, các phi công của không quân Việt Nam cũng ghi bàn hoàn hảo mỗi lần đâm xuống, cũng là mỗi lần họ bị đạn phòng không bắn lên xối xả... Hoả lực từ mặt đất vô cùng mạnh mẽ. Quân Bắc Việt có vẻ như biết rằng đối thủ của họ là người Nam Việt Nam . ?oTôi tin chắc là hai chiếc A-37 sẽ bị bắn rơi, nhưng cả hai đều xả hết bom đạn của họ trúng đích, không hề hấn gì. Hai phi công không quân Việt Nam đã trình diễn một màn tuyệt vời, và tôi ngưỡng phục lòng can đảm của họ trên cả sự thông minh. Trong giây phút đó lòng can đảm ấy đã vuợt hẳn sự khôn ngoan trong những tính toán hơn thiệt về sự an toàn của cá nhân họ"
    Đây không phải là một sự kiện riêng lẻ, theo như một quan sát viên không quân của Mỹ chứng thực:

    ?oKhông quân Việt Nam tự chứng tỏ sự trưởng thành trong cuộc tấn kích 1972... Trong trận phòng thủ Kontum KQVN thật cừ khôi, hết sức tuyệt diệu? QLVNCH lãnh cú mạnh nhất của Hà Nội năm 1972, mạnh hơn nhiều so với trận Tết Mậu thân 1968, về khía cạnh quân số và hoả lư.c. Ước lượng có khoảng gần 150 ngàn quân Bắc Việt đã tham chiến trong giai đoạn 1, và thêm 50 ngàn quân khác bổ sung khi trận chiến tiếp diễn. Mặt khác, trong trận Tết ?T68 chỉ có 84 ngàn quân Việt c ộng và Bắc Việt tham chiến, với pháo binh và xe tăng rất hạn chế (ngoại trừ ở quân khu I)
    QLVNCH tiếp tục hoạt động tốt đẹp sau khi hịêp định Paris gian lận được ký kết và bị vi phạm lập tức. Cuối tháng 11 năm 1973 một lực lượng đặc nhiệm VNCH đã đánh đuổi sư đoàn 1 Bắc Việt ra khỏi căn cứ Thất Sơn, gây tổn thất nặng tới nỗi sư đoàn 1 này của Bắc Việt phải giải thể, số quân sống sót phải gia nhập các đơn vị khác. Ít tháng sau sư đoàn 7 VNCH tung ra cuộc hành quân lớn để quét các đơn vị Bắc Việt khỏi mặt khu Tri Pháp ở vùng giáp ranh ba tỉnh Định Tường-Kiến tường-Kiến Phong, gây tổn thất nặng cho đi.ch. Tri Pháp chưa bao giờ bị xâm phạm trong suôt cuộc chiến tranh, có đặc điểm là những vị trí phòng thủ kiên cố; cuộc thất trận gây hổ thẹn tới mức nhà cầm quyền c ộng sản cảnh cáo các cấp là phải dấu sự thất bại đừng để bộ đội của họ biết, sợ bộ đội xuống tinh thần. Các phái đoàn Ba Lan và Hungary trong cái Ủy ban liên hiệp quân sự bốn bên bất lực, chỉ là gián điệp cho c ộng sản Hà Nô.i. Nhưng một trong những báo cáo của họ năm 1973 xác định là không có đơn vị Việt c ộng nào ngang sức với QLVNCH, và cả những đơn vị thiện chiến nhất của Bắc Việt cũng không sánh được với các đon vị Nhảy Dù và Thuỷ quân Lục chiến của VNCH. 
    Tuy nhiên đến giữa 1974 thì việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ bắt đầu từ từ siết cổ QLVNCH, và đạo quân này chỉ còn nước xuống dốc dần dần từ khi ấy. Đến 1975 cấp số cung ứng có sẵn (Available Supply Rate- ASR) dành cho đạn đại bác đã giảm nhanh tới mức không thể chấp nhận, như theo bảng dưới đây, cho mỗi khẩu đội bắn trong một ngày:
    năm 1972 năm 1975 tỉ lệ giảm Đạn 105 ly 180 viên 10 viên 94% Đạn 155 ly 150 viên 5 viên 97% Đạn 175 ly 30 viên 3 viên 90%
    Mọi thứ bị cắt đến tận xương, rồi tận tuỷ. Nhìêu binh sĩ bộ binh được cấp số đạn căn bản là 60 viên M16 cho một TUẦN LỄ. Nhiều đơn vị cấm binh sĩ bắn M16 liên thanh, chỉ được bắn phát mô.t. Các đơn vị chạm địch có khi bị giới hạn chỉ còn được bắn yểm trợ hai trái đạn đại bác, ngoại trừ khi bị tràn ngâ.p. Thiếu cơ phận thay thế, xe tăng, tàu giang tuần, máy bay... nằm ụ chờ rỉ sét (?ocho mối mọt ăn?). Tệ hơn nữa, binh sĩ QLVNCH và gia đình họ phải chịu thiếu thốn khi nền kinh tế bị lạm phát 50%, và 25% thất nghiê.p. Một bản nghiên cứu của cơ quan DAO thực hiện năm 1974 tiết lộ 82% binh sĩ VNCH không có đủ thực phẩm cho nhu cầu của gia đình. Đói kém và suy dinh dưỡng làm xuống tinh thần cùng khả năng chiến đấu. Tình hình những tháng sau đó càng xuống dốc, và người ta đau lòng chứng kiến một cái chết chắc chắn sẽ đến vì hằng ngàn vết thương. Một năm sau, khi chính phủ Việt Nam cuối cùng sụp đổ, và, theo như những sách gọi là sách sử, thì nhiều người Mỹ ngạc nhiên, tự hỏi tại sao mọi thứ có thể sụp đổ nhanh chóng như vâ.y. Lẽ ra câu hỏi đáng chú ý hơn phải là tại sao QLVNCH đã có thể chiến đấu dài lâu sau thời gian giữa năm 1974, với sự thiếu thốn về vũ khí, trang bị, đạn dược, nhiên liệu, thuốc men, với những cái bụng lép kẹp, và gia đình cũng đói khát không kém? Khi bắt đầu sự đổ vỡ tan hoang, và đám đông hỗn độn theo lệnh ông Thiệu rút khỏi vùng cao nguyên, thì khủng hỏang và kinh hoàng xảy đến, phần nào tăng thêm vì những lệnh lạc trái ngược phát xuất từ dinh Tổng Thống. Nhưng trong sự sụp đổ nhục nhã sau cùng, vẫn có không ít những trận ?oAlamo? nhỏ của những người lính VNCH chiến đấu đến phút cuối.
    Sư đoàn 18 đứng vững ở Xuân Lộc là một trận anh hùng ca, nhưng sự có mặt và vai trò của của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù trong trận này không hề được biết đến. Khi quân khu II đổ vỡ và kết cuộc đã gần, sư đoàn 7 VNCH vẫn đánh bại một nỗ lực của quân Bắc Việt muốn cắt quốc lộ 14, con đường quốc lộ duy nhất nối vùng châu thổ Cửu Long vói Sài Gòn. Vào ngày cuối, gọi là ?ongày quốc hận? (tác giả viết bằng tiếng Việt), một máy bay AC-119 trang bị liên thanh sáu nòng do các trung uý Thanh và Trần Văn Hiền (hay Thành, Hiển?) còn bay quanh Sài Gòn yểm trợ hoả lực cho những đơn vị VNCH lâm chiến sau cùng. Hết xăng, hết đạn, họ đáp xuống đổ xăng và lấy thêm đạn, sĩ quan hành quân biểu họ không cần cất cánh nữa, tất cả đã mất hết rồi. Nhưng các trung uý Thanh và Hiền vẫn vững chí, nhận nhiên liệu và đạn dược, và được hai chiếc A1H-Skyraider tháp tùng do thiếu tá Trương Phụng và đại uý Phúc lái, họ tiếp tục lại một trận chiến tuyệt vo.ng. Sau cùng chỉ còn đại uý Phúc sống sót, oanh kích đến khi hềt đa.n. Hai trung uý Thanh, Hiền và thiếu tá Trương Phùng đều bị SA-7 bắn rơi, tử trâ.n. Họ đã chiến đấu đến mãi tận giây phút cuối cùng!
    Một cách tổng quát, cứ bị đói như QLVNCH đã bị thì không một quân đội nào có thể chống lại cuộc tấn công cuồng bạo của quân đội Bắc Việt, vói thừa ứ những khẩu pháo, xe tăng, vũ khí, nhiên liệu, xe tải quân, đạn dược, do khối c ộng sản cung cấp. Truớc một đạo quân VNCH bị rút ruột vì cắt vịện trợ như vậy, quân đội Bắc Việt đã phải tung ra tất cả những gì họ có. Chừng 400 ngàn quân c ộng sản, gần 90% là bộ đội miền Bắc, được đưa ra trận để đánh bại QLVNCH. Hà Nội chưa bao giờ từng tung ra một lực lượng khổng lồ và hiện đại như họ đã ném vào trận chiến năm 1975. Hà Nội chưa từng rút ra tất cả các đơn vị từ Lào, Cambodia . Về lượng, quân số 400 ngàn là gần gấp 5 số quân Việt c ộng và Bắc Việt lâm chiến hồi tết 1968, trong khi về phẩm, còn có hằng trăm đại bác tầm xa, hằng trăm xe tăng, hằng ngàn xe tải, và nguyên một kho vũ khí hiện đại, Đoàn quân viễn chinh năm 1975 có hơn gấp năm lần khả năng chiến đấu của lực lượng c ộng sản hồi tết Mậu thân 1968.
  4. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7

    Xem xét sự việc từ một khía cạnh khác, có thể phán đoán mà không sợ sai lầm rằng giả sử quân đội Bắc Việt bị yếu đi vì cắt giảm mức cung ứng như QLVNCH đã gánh chịu, thì họ không bao giờ có thể tung ra một cuộc tổng công kích sau cùng, mà hẳn đã yếu kém hơn thế nhiều. Ưu thế hoả lực quyết định chiến trường, chẳng phải là điều gì mới lạ trong lịch sử quân sự. Vào lúc cuối, QLVNCH chịu sự tổn thất khoảng 275 ngàn tử trận, không kể con số bị ám sát, trong một quốc gia mà dân số trung bình khoảng 17 trịêu. Nước Mỹ với dân số 200 trịêu, nếu chịu tổn thất với tỉ lệ tương đương trong cùng khoảng thời gian ấy, con số tử vong sẽ là 3 triệu 200 ngàn, cần dựng thêm 56 bức tường đá đen nữa mới đủ ghi tên tử sĩ. Điều này không lọt qua mắt của một số nhà quan sát. Sir Robert Thompson, tuy biết rõ những nhược điểm của QLVNCH, cũng kết luận:


    ?o Quân đội và chính phủ VNCH vượt qua những cuộc khủng hỏang quốc gia và cá nhân mà có thể đã nghiền nát hầu hết mọi người, và mặc dù mức tổn thất có thể gây kinh ngạc và làm sụp đổ Hoa Kỳ, VNCH vẫn duy trì được một trịêu quân dưới cờ sau hơn 10 năm chiến tranh. Vương quốc Anh cũng làm được như thế, theo tỉ lệ tương đương, trong năm 1917, sau ba năm chiến tranh, nhưng không bao giờ làm được nữa. Hoa Kỳ chưa bao giờ làm được điều nàỵ? (được nhấn mạnh và thêm vào) Ký giả Peter Kann, sáng suốt hơn rất nhiều so vói những đồng nghiệp, cũng nhập cuộc, sau khi Sài Gòn thất thủ:
    ?oNam Việt Nam quả đã phấn đấu để kháng chiến trong nhiều năm ròng rã, không phải lúc nào cũng được Hoa Kỳ giúp đỡ dồi dào. Ít có quốc gia hay xã hội nào mà tôi cho là có thể chíên đấu được lâu dài đến thế.?
    Kế hoạch Việt Nam hoá có hiệu quả không? QLVNCH có trưởng thành nên một lực lượng chiến đấu có khả năng? Có thể biện luận rằng kế hoạch Việt Nam Hoá có hiệu quả, nhưng lại bị moi ruột vì cắt giảm viện trợ chí tử. Năm 1974 có cuộc thăm dò các tướng lãnh Hoa Kỳ từng phục vụ tại Việt Nam, nhằm tìm hiểu chương trình Việt Nam hoá thành công tới mức nào. Các câu hỏi và trả lời như sau:
    1. QLVNCH là lực lượng chiến đấu rất đáng chấp nhận?: 8% đồng ý.2. QLVNCH xứng đáng và cơ may hơn 50% đứng vững trong tương laỉ: 57% đồng ý.3. Có nghi ngờ khả năng QLVNCH có thể đẩy lui một cuộc tấn công mạnh của lực lượng Việt cô.ng- Bắc Việt trong tương lai?: 25% nghi ngờ4. Ý kiến khác và không ý kiến: 10% Như vậy 65% các tứong lãnh chỉ huy của Hoa Kỳ dành cho QLVNCH tỉ lệ phiếu thuận, tuy nhiên những câu trả lời này có thể đã mang khuynh hướng lệch theo chiều xuống. Không biết bao nhiêu vị tướng phục vụ trong khoảng 1966-1967, trước khi QLVNCH thực hiện những đổi thay to lớn nhất. Chức vụ mà các sĩ quan này đảm trách là gì, họ làm việc với ai, và họ quen thuộc với quân đội VNCH ở mức độ nào, sự tăng tiến hiệu năng của lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân vân vân... cũng không được tiết lộ. Câu hỏi cũng không hỏi :?Nếu quân đội Mỹ cũng bị cắt giảm cung ứng như QLVNCH vào năm 1974-1975 thì còn đứng vững được bao lâu?
    Điều có thể nói chắc chắn, là QLVNCH từ 1968 trở đi đã hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp hơn nhiều so với những gì được biết đến một cách chung chung, rằng các đơn vị QLNCH đã thi triển tài năng để có thể đứng vững và đánh bại quân xâm luợc Bắc Việt trong năm 1972, thuờng là không cần tới sự yểm trợ hoả lực ồ ạt của pháo binh và không quân chiến thuật, như trong trường hợp của Nghĩa quân và Địa phương quân. Điều có thể nói chắc chắn nữa là sự hiểu biết của người Mỹ về việc này thấp kém đến kinh tởm, thấp tít mù xa như vực thẳm không đáy.
    Một yếu tố rất quan trọng nữa mà nhiều nhà bình luận bỏ qua và tới nay vẫn không biết gì hơn, là thế hệ các sĩ quan, hạ sĩ quan QLVNCH trẻ trung hơn, hềt lòng hết dạ vì mục tiêu một nước Việt Nam không c ộng sản. Họ cởi mở, ngay thật, biết lẽ phải, trong sạch, biết nhìn nhận phải trái, ví dụ như họ cho là người Thượng không nên được đối xử thấp kém hơn, rằng tham nhũng cần bị công kích, rằng một quốc gia Việt Nam mới cần được tạo thành, bung ra khỏi mọi xích xiềng quá khứ. Nhiều người trong số này có thể có vị trí tốt để tránh quân dịch hay giữ một chỗ an toàn, không ra trận; nhưng họ không cần cả hai thứ đó, đã có mặt trong hàng ngũ phục vụ tại những vị trí chiến đấu đầy nguy hiểm, với tư cách những người tình nguyê.n. Thái độ của họ được một sĩ quan trẻ của QLVNCH bày tỏ:

    ?oNhững người ở cỡ tuổi tôi vào quân đội vì chúng tôi có một lý tưởng, chúng tôi hiểu được cuộc sống trong một thế giới tự do ra sao, và sống trong thế giới cộng sản ra sao. Không phải như người ta nói, rằng những ai vào quân đội thì chỉ vì đến tuổi lính và không có lý tuởng gì riêng cho mình. Nhưng người Mỹ không bao giờ có vẻ hiểu ra điều đó.?
    Trần Quốc Bửu là chủ tịch Liên Đoàn Lao công Nam Việt Nam, tương đương với AFL-CIO của Hoa Kỳ. Ông có ảnh huởng và có thể xếp đặt cho con trai ông tìm một chỗ an toàn, an toàn hơn nhiều so với vị trí của anh này là một sĩ quan bộ binh VNCH. Trong những tuần lễ sau cuối của VNCH, lúc bị Bắc Việt dập pháo tơi bời, tuyệt vọng trong cảnh thiếu đạn, con ông Bửu viết cho ông một lá thư:

    ?oBa phải giải thích cho người Mỹ hiểu sự nghiêm trọng của tình hình chúng ta... Họ phải cung cấp vịên trợ quân sự và kỹ thuật như họ đã hứa. Con xin ba, ba à, hãy can thiệp với họ. Nếu không, chúng ta sẽ bị đè bẹp và thất trâ.n. Tụi con không hèn nhát. Tụi con không sợ chết... Trong mọi tình húông, con sẽ giữ vững vị trí và không rút luị?
    Con ông Bửu hy sinh tại chiến trường.
    Bác sĩ Phan Quang Đán là quốc vụ khanh về định cư và tị nạn, một cựu đối lập với ông Ngô Đình Diệm, nổi tíêng nhờ trong sa.ch. Ông có đủ quyền lực và ảnh hưởng để giữ con trai là Phan Quang Tuấn khỏi bị nguy hiểm. Cả hai cha con đều không chọn điều đó, và Tuấn tình nguyện lái A-1E Skyraider, chỉ dùng để yểm trợ chiến thuật gần cho các dơn vị dưới đất. Sau khi tiêu diệt 7 xe tăng quân Bắc Việt tại khu vực ngưng chiến, trong trận tấn công 1972 của Hà Nội, đại úy Tuấn bị hoả lực phòng không địch bắn rơi, tử trâ.n. Những cá nhân ấy không phải là duy nhất. Người viềt bài này hằng ngày gặp những phi công trực thăng võ trang trẻ tuổi, những sĩ quan trẻ trong Biệt động quân, Thuỷ quân lục chiến, Nhảy dù, tất cả đều tình nguyện lãnh nhiệm vụ tác chiến nguy hiểm, bị ?oluỡng đầu thọ địch?, với hệ tư tưởng về một nước Việt Nam c ộng sản, và với nạn tham nhũng trở thành thông lệ hằng ngày ở Sài Gòn. Một trong những tấm gương gây xúc động hơn nữa về lòng tận tuỵ với chính nghĩa quốc gia, là cảnh các sinh viên sĩ quan truờng Võ Bị quốc gia Đà Lạt chuẩn bị cho trận đánh sau cùng của họ, mà ký giả Pháp Raoul Coutard chứng kiến, vào lúc họ tiến ra để chặn các đơn vị quân đội Bắc Việt đang tiến tới:

    ?o-Anh sắp bị giết đó!- Vâng. Một sinh viên sĩ quan trả lời.- Sao vậy? Đã kết thúc rồi mà!- Tại vì chúng tôi không ưa c ộng sảnVà, lòng đầy can đảm, những sinh viên trẻ tuổi trong bộ quân phục mới toanh, tuyệt đẹp, giày bóng loáng, tiến ra để chờ chết?
    Trường Thiếu Sinh quân ở Vũng Tàu, là trường nội trú, trong học trình có dạy quân sự cho các thiếu niên Việt Nam có cha tử trâ.n. Khi đến lúc cuối, những em trai 12-13 tuổi đuổi các em thiếu sinh quân nhỏ hơn về nhà, lập chướng ngại vật bảo vệ trường và đối đầu với các đơn vị quân Bắc Việt:
    ?oHọ tiếp tục chiến đấu sau khi tất cả mọi người khác đã đầu hàng!... Nhiều người trong số họ bị giết. Và khi quân c ộng sản tiến vào, các thiều sinh quân đánh trả. C ộng sản không vào được ngôi trường ngay lúc đó.? Những con người tương tự (lúc đó) đang gia tăng trong mọi cấp bực của QLVNCH, và nhu cầu cấp bách của tình hình buộc sự thăng thưởng phải dựa trên khả năng, không dựa trên quan hệ chính trị hay quan hệ gia đình.
    Giới truyền thông Hoa Kỳ đã thất bại tại Việt Nam, thua bại hoàn toàn và thê thảm hơn nhiều so với các lực lượng quân sự của VNCH, Hoa Kỳ và các đồng minh. Họ thường lên án bằng những lối can thiệp đầy tự phụ và tự mãn. Một cuộc thăm dò 9.604 chương trình truyền hình của NBC, CBS và ABC từ 1963 đến 1977 cho thấy rõ những sự thiều sót của những cái gọi là bài tường thuật truyền hình. 0,7% chưong trình nói về việc huấn luyện QLVNCH. 0,8% về bình đi.nh. 2,7% về chính quyền hay quân lực VNCH hay Cambodia . Tổng cộng chỉ có 392 chương trình, tức 2,7% toàn bộ các chương trình tin tức truyền hình Mỹ, tường trình về Việt Nam . Không có một lời nào về hơn 200 ngàn hồi chánh viên, không một lời về QLVNCH thiện chiến. Không có gì về những phi công Ong Chúa lừng danh của trực thăng Việt Nam cứu mạng cho những toán lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ chạm địch dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Hầu hết người Mỹ, nếu không phải là tất cả, đều nhớ hình ảnh bi hùng của một người Trung Hoa đứng trước đoàn xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn, nhưng không ai biết trung sĩ thuỷ quân lục chiến Việt Nam Huỳnh Văn Lượm đứng trên cầu Đông Hà chặn đứng đoàn xe tăng Bắc Việt, tác xạ bằng khẩu súng chống tăng LAW của anh:

    ?oCảnh tượng anh lính TQLC nặng có 95 cân Anh trụ ngay trên đường tiến của 40 xe tăng không có ý nào muốn dừng lại, trên một khía cạnh thì là dại dột một cách khó tin. Trên khía cạnh khác, quan trọng hơn, hình ảnh này mang đầy niềm phấn khích đối với một lực lượng phòng thủ mỏng manh đến thê thảm, và với nhiều người tị nạn, ít ai trong số đó từng chứng kiến một hành động thách đố dũng cảm đến thế... Sự anh dũng lạ thường của người lính thuỷ quân lục chiến Nam Việt Nam này đã khiến đợt tấn công bằng xe tăng, tới lúc đó chừng như chắc chắn phải thắng lợi, đã bị mất đà tấn kích.?
    Trong một khoảnh khắc mà giới truyền thông mang tật cận thị lên tiếng, thì phóng viên Donald Kirk tuyệt đối không tỏ ra sự quan tâm nào khi đến thăm sư đoàn 7 bộ binh VNCH, nơi đã trở nên một đơn vị có hiệu năng cao tuyệt dưới tài lãnh đạo của tướng Nguyễn Khoa Nam . Quân nhân trong sư đoàn nhận thức rõ giá trị những nông trại của sư đoàn do tướng Nam thiết lập để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho binh sĩ của sư đoàn 7. Nhưng khi Kirk và các phóng viên khác bị giữ lại ở một điểm chắn đường của quân đội Bắc Việt rồi được thả ra sau đó, thì Kirk lại thất vọng vì anh ta không có cơ hội để nói chuyện với bộ đội Bắc Việt:
    ?oTôi cứ nghĩ mãi về việc trông họ như vừa bước ra khỏi cuốn phim. ... Họ có vẻ là những tay chính quy, vậy đó. Tôi chỉ mong sao chúng tôi đã có thể ở lại thêm và nói chuyện với họ lâu hơn.? Ông Kirk có thể yên tâm rằng quân sĩ sư đoàn 7 đều là ?onhững tay chính quy?, rất đáng để nói chuyện, và học hỏi nơi họ. Anh chàng này, cũng như đông đảo trong giới truyền thông làm tin tức, đã không để ý gì đến việc đó, cho nên không có gì kỳ bí về nguyên nhân vì sao hầu hết những người Mỹ từng phục vụ tại Đông Nam Á đều nhìn cái giới truyền thông tin tức này với sự khinh miệt gay gắt.
    Phải chi giới này chịu khó quan hệ với quân dân Việt Nam mà họ gặp gỡ, như tôi đã làm nhiều lần, thì đám ký giả hẳn đã biết trong mắt những người Việt ấy chủ nghĩa c ộng sản của Hà Nội là điều đáng khinh bỉ và kinh tởm, như một loại phản bội văn hoá và truyền thống Việt Nam. Không phải những người Việt này chiến đấu và hy sinh để bảo vệ ?ochế độ tham nhũng của Thiệu?, mà là để gìn giữ một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, cho con cái, và cho đất nước của họ. Một thuỷ quân lục chiến Việt Nam diễn giải và lột tả chân xác nhất về điều này, khi anh ta nói với tôi rằng sau khi quân đội VNCH giải quyết xong với quân đội miền Bắc, họ sẽ quay súng lại chống đám tham nhũng ở Sài Gòn. Những sự kiện thảm thiết bi thương sau năm 1975 đã chứng thực tính thuận lý và giá trị của điều quyết tâm ấy.
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Chà, bác tranh thủ quá nhỉ? Tiếc là bác bị hạn chế, thôi thì giúp bác 1 tay nhé:
    http://groups.msn.com/WARVIETNAM/quanlucvnch.msnw
    Từ bao giờ cái topic này đã thành như vậy hả cái thằng cưỡi ngựa hô hào giết sâu bọ cho đồng ruộng thêm tốt, đê thêm bền vững vậy ?
  6. madcobra911

    madcobra911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Bác mod nào thả nick ghettoboy ra dùm cái. Bài ghettoboy bốt toàn về không lực hoạt động tham chiến trong CTVN thôi chứ có gì đâu. Bác dinhphdc đừng đưa những bài về VNCH mà không có liên quan đếnkhông lực (VNAF) lên nữa nhé, kẻo mod không hiểu lock giới hạn luôn cả ghettoboy. Cảm ơn nhiều.
  7. HongVeBinh

    HongVeBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    1
    Bài của 2 bạn đó chứa từ nhạy cảm nên bị bộ lọc tự động chặn lại, đã được mở.
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Mọi nhân viên trên phi cơ làm phận vụ mình một cách thành thạo và nhanh chóng.
    Sau những thủ tục kiểm soát bên ngoài phi cơ, Trung úy Hùng ra hiệu với người bảo trì đứng dưới đất, cho biết ông bắt đầu khởi động hai động cơ. Trong lúc đó, Khánh liên lạc với đài kiểm soát, xin lệnh rời ụ đậu, di chuyển đến vị trí số 1 của phi đạo, để chuẩn bị cất cánh.
    Tại vị trí số 1 của phi đạo 25. Hùng và Khánh kiểm soát lại lần chót những đồng hồ phi cụ, đoạn Hùng ra hiệu cất cánh, phi cơ hùng hổ chồm về phía trước. Những hàng đèn lái bên phi đạo chạy giật lùi về phía sau, tạo nên hai vệt sáng xanh mờ ảo. Trong phút chốc phi cơ đã lao vào không gian, Khánh liếc nhìn ra hai bên cánh, chỉ thấy hai vệt lửa xanh lè, phát ra từ hai động cơ như đôi chân của con rồng đang bay lượn.
    Nhìn lên phía trên là bầu trời đen như mực, nhìn xuống phía dưới là khung cảnh rực rở, đầy ánh sáng náo nhiệt của thành phố Sài Gòn hoa lệ. Khánh miên man nghĩ đến Ly, không biết giờ này Ly đang làm gì, có lẽ nàng vừa ăn cơm tối xong, đang ngồi trước bàn học và mơ mộng...Bỗng nhiên có tiếng phát ra từ hệ thống liên lạc:
    - Hắc Long 2, Paris gọi...
    - Hắc Long 2 nghe, bạn nói đi
    - Hắc Long 2 lấy cấp đi Cần Thơ, liên lạc với Buddy nhận lệnh hành quân
    - Hắc Long 2 nhận rõ.
    Hùng ra lệnh cho Khánh lấy hướng 180 độ trực chỉ Cần Thơ. Trong khoảnh khắc, vùng ánh sáng rực rở của Sài Gòn bị bỏ lại phía sau. Tiếng động cơ rầm rì một nhịp điệu đều đặng. Phi cơ đang ở cao độ 8000 bộ, bầu trời lúc này tương đối quang đãng với những vì sao lấp lánh trên cao. Khánh lại thả hồn về với tuổi thơ ấu, lúc còn học tiểu học, Khánh còn nhớ những buổi trưa hè oi bức ở miền quê, trốn ba má đi thả diều, rong chơi trên đường làng. Khánh cảm thấy tiếc nuối cái thủa thanh bình yên ấm xa xưa, phải chi đừng có chiến tranh, với cái tuổi 20 như Khánh, con người ta có biết bao mộng đẹp để thực hiện....Tư tưởng của Khánh bị ngắt quãng bỡi tiếng liên lạc của người sĩ quan Điều hành Viên với đài Kiểm bá
    - Buddy, đây Hắc Long 2 gọi...
    - Buddy nghe Hắc Long 2...
    - Tôi đang ở vùng bạn, xin cho biết nhiệm vụ.
    - OK, Hắc Long 2, tọa độ XT...liên lạc tần số quân bạn 25, danh hiệu Hồng Hà.
    - Nhận rõ, lập lại XT...
    [​IMG]
    Người sĩ quan Điều hành Viên cặm cụi đo đạc trên bản đồ, sau đó báo cho trưởng phi cơ biết thời gian và hướng bay đến mục tiêu, cách Cần Thơ 20 phút bay, nơi đơn vị bạn yêu cầu yểm trợ là một tiền đồn trong vùng Mỏ Vẹt, sát biên giới Việt Miên.
    Phi cơ bay gần đến mục tiêu, Hùng ra lệnh tắt hết tất cả đèn ở cánh và đuôi phi cơ để địch không nhìn thấy, đồng thời thông báo cho các nhân viên trên phi cơ chuẩn bị ở vị trí chiến đấu.
    Tiếng liên lạc giữa quân bạn ở dưới đất và phi cơ càng lúc càng rõ ràng hơn khi phi cơ tiến gần đến mục tiêu.
    - Hồng Hà, Hắc Long 2 gọi...
    - Hồng Hà nghe...
    - Tình hình bạn hiện nay ra sao?
    - Tình hình rất khó khăn, vì địch quá đông. Có thể bị tràn ngập.
    - Chúng tôi sẽ ?orải trấu? trên đầu bạn OK?
    - Chúng tôi đạ sẵn sàng, bạn cứ tiến hành.
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Hùng ra lệnh bốn khẩu đại liên sẳn sàng, trong lúc đó, Khánh điều khiển phi cơ bay vòng trên mục tiêu. Từ phi cơ nhìn xuống, những vệt lửa đỏ đan chéo nhau trong đêm tối. Thỉnh thoảng có những ánh chớp sáng lóe lên, đó là những viên đạn súng cối và hỏa tiển của địch quân bắn vào đồn, tạo nên một khung cảnh tàn bạo và chết chóc. Tiếng người Hiệu thính Viên của quân bạn và sĩ quan ĐHV với một giọng khẩn cấp , nghiêm trọng, chứng tỏ mức độ giao tranh giữa ta và địch đang diễn ra một cách quyết liệt , gay go.
    - Hắc Long 2 gọi Hồng Hà. Yêu cầu bạn xác định vị trí địch bằng mũi tên lửa.
    - Nhận rõ Hồng Hà thi hành ngay.
    [​IMG]
    Từ phòng lái phi cơ nhìn xuống, Hùng xác định được vị trí quân bạn và địch nhờ một trái sáng màu xanh, vừa được bắn lên trời từ trong vị trí phòng thủ, kế tiếp là những tràng đạn lửa được bắn ra về hướng địch đang tấn công.
    Đèn màu đỏ trên hộp ?ogunsight? chiếu sáng, báo hiệu bốn khẩu minigun đã sẵn sàng. Hùng kéo cần lái hướng mùi phi cơ vào mục tiêu, đồng thời nhắc Khánh theo dõi, giữ cho độ cao phi cơ ổn định cùng với độ quẹo, đùng vượt quá giới hạn an toàn 60 độ. Hùng bắt đầu khai hỏa vào mục tiêu, từ bên hông, dưới cánh trái của phi cơ, một dòng suối lửa đỏ rực như những dòng nham thạch của hỏa diệm sơn, tuôn ra từ bốn khẩu đại liên. Phi cơ đột nhiên như bị một cánh tay khổng lồ nào kéo khựng lại, đồng thời một âm thanh ghê rợn phát ra như tiếng sấm ầm ù kéo dài vang dội trong không gian.
    Những tiếng la hét và súng nhỏ vang từ dưới đồn qua hệ thống liên lạc đột nhiên im lặng nột cách nạng nề.
    [​IMG]
    Trung úy Hùng tiếp tục điều khiển phi cơ, bay vòng trên mục tiêu, đồng thời tác xạ chính xác vào những vị trí tình nghi là có địch quanh đồn.
    Đột nhiên, giọng người hiệu thính viên bộ binh phát ra từ hệ thống liên lạc một cách đầy phấn khởi:
    - Bạn cứ tiếp tục rải trấu vào vị trí vừa rồi, kết quả rất khả quan, những đợt xung phong của địch đã bị chận đứng. Đồng thời xin bạn soi sáng chiến trường dùm.
    - Hắc Long 2 nhận rõ.
    Mọi người trên phòng lái nhìn nhau mỉm cười mãn nguyện, vì đã kịp trợ giúp được lực lượng bạn dưới đất thoát qua được tình trạng nguy kịch...
    Bỗng từ hệ thống interphone, có tiếng của chuyên viên phụ trách về dàn phóng flare, từ phía đuôi phi cơ báo động khẩn cấp, thấy những cột khói bay lơ lửng từ sau đuôi và hông phi cơ, do những loạt đạn phòng không 37 ly của địch bắn lên.
    Hùng bình tĩnh tạm ngưng tác xạ, lệnh cho Khánh đổi hướng phi cơ bay ra ngoài tầm phòng không địch. Sau đó, ông ra lệnh cho hai người tiếp đạn chuẩn bị chu đáo lại cho bốn khẩu đại liên để trở vào đánh cú chót.
    Sau khi điều chỉnh lại cao độ phi cơ, Hỏa Long 2 tiến vào mục tiêu và khai hỏa.
    - Hắc Long2 đây Hồng Hà gọi.
    - Hắc Long nghe
    - Bạn đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, những cuộc tấn công của địch đã bị bẻ gẫy hoàn toàn. Bạn có thể tạm ngưng tác xạ, yêu cầu bạn tiếp tục soi sáng.
    - Hắc Long 2 nhận rõ.
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Hùng và mọi người nhìn nhau, thở ra thoải mái... Đột nhiên, phi cơ chao động mạnh như đụng phải vật gì và nghiêng hẳn về bên phải, Khánh liếc nhìn sang và hốt hoảng báo cáo động cơ bên phải đã biến mất, một vệt lửa lớn đang liếm dần từ vị trí động cơ ra đến cánh phi cơ. Hùng lớn giọng ra lện cho phi hành đoàn: ?oBình tĩnh, tất cả mang dù cá nhân vào người?, cùng trong lúc đó cố gắng đưa phi cơ về hướng an toàn, xa vùng có dân cư để nhảy dù.
    Sáu nhân viên đã lần lượt rời phi cơ, chỉ còn lại hai người ?" Hùng và Khánh - tiếp tục điều khiển phi cơ. Rồi Hùng ra lệnh cho Khánh rời ghế co-pilot tiến về hướng cửa phi cơ để nhảy dù. Còn lại một mình, Hùng cố gắng chống chỏi, cần lái phi cơ càng lúc càng khó điều khiển hơn. Đèn trong phi cơ chợt tắt phụt và cao độ dường như đang mất đi môt cách nhanh chóng. Hùng gài cần lái tự động, đoạn xiết lại dây nịt an toàn dù cá nhân, Hùng leo ra khỏi ghế lái một cách khó khăn. Lúc này mũi phi cơ hình như lao thẳng xuống về phía phải, hấp lực trái đất đang kéo phi cơ xuống đất, dù một động cơ bên trái vẫn còn hoạt động bình thường.
    Thu hết sức lực, Hùng bò dần ra cửa đuôi phi cơ, cuối cùng, tay Hùng cũng chạm được cửa. Buông mình ra khỏi phi cơ, lao vào không gian, Hùng hoàn toàn mất cảm giác trong vài giây . Đột nhiên Hùng cảm thấy hơi nóng phà vào mặt , mở mắt ra, trước mặt là khối lửa đỏ rực của chiếc phi cơ đang lao vun vút vào đên đen. Lập tức, Hùng đưa tay lên ngực kéo cái khóa dù giật mạnh, một sức mạnh vô hình`đã giật kéo toàn thân lại. Nhìn ngược lên bầu trời, Hùng thở phào nhẹ nhỏm, chiếc hoa dù màu trắng đã nở rộng phía trên.
    Sau khi đáp nhẹ nhàng xuống đất, Hùng đưa mắt quan sát cảnh vật chung quanh, nơi đây, một khu rừng tràm thưa thớt. Rút khẩu súng ruleau ra cầm tay để phòng thân, Hùng thấy cách xa khoảng đôi ba trăm thước, những cánh dù của những anh em trong phi hành đoàn nằm rải rác đó đây. Hùng cố gắn tiến đến liên lạc tập trung tất cả anh em trong phi hành đoàn, kiểm điểm lại, thấy mất Thiếu úy Khánh, Trung sĩ Lộc và hai người nữa bị thương nặng khi đáp xuống đất. Từ chổ tập trung, Hùng thấy thấp thoáng bóng nhiều người tiến về vị trí của phi hành đoàn, Hùng vội vã bảo mọi người phân tán, tìm chổ ẩn nấp để sẵn sàng đối phó. Tuy nhiên, khi những người này tiến đến gần, thì ra đó là những người lính Địa phương Quân của một đơn vị bạn đến cứu phi hành đoàn.
    Mọi người mừng rỡ, rời chổ ẩn nấp. Sau khi người chỉ huy của đơn vị Bộ Binh liên lạc với toán cấp cứu Không Quân, khoảng nửa giờ sau, một thực thăng cứu thương đến bốc phi hành đoàn về Cần Thơ.
    Sau khi nhận được tin Hắc Long 2 bị rớt, Khánh mất tích, mọi người trong phi đoàn hồi hộp chờ đợi, ai cũng cầu mong rằng dù của Khánh bay lạc đâu đó, quân bạn sẽ tìm được trong thời gian ngắn. Nhưng nhiều tiếng đồng hồ trôi qua, vẫn chưa thấy tin tức gi, có lẽ phải đợi trời sáng phi cơ của Sư đoàn 4 Không Quân bay lên tìm cứu thì mới có hy vọng, ít nhất cũng tìm được cái dù, trong trường hợp Khánh bị địch bắt mang đi.
    Trời vừa hừng sáng thì có tin tức bay về: Trước khi trực thăng của SĐ4KQ kịp đến nơi, các chiến sĩ Bộ Binh đã tìm được Khánh ?" tìm được xác thì đúng hơn! - Khi nhảy dù xuống trong đêm tối, Khánh đã bị một cây tràm khô đâm xốc vào người. Cái chết đến với Khánh thật bất ngờ và hy vọng sống sót cũng biến thật nhanh, đến độ Khánh không đủ thời giờ để nhận ra...
    [​IMG]

Chia sẻ trang này