1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Đời Phi Công ( thư gửi em Phượng, em Loan mắt nhung) - IT IS BETTER TO FLY THAN TO DRIVE
    Buổi sáng cuối cùng, khi giá lạnh ban mai len lõi vào chân tơ kẽ tóc làm tê tê đầu môi, gây gây rét thân thể khi sương mù còn phủ kín ngọn đồi, tơ nhện giăng mắc khắp lối đi.
    Anh đứng một mình trên khoảng vắng, nhìn bao quát chung quanh, mà cảm thấy thương thương lẫn ngậm ngùi. Ô! Anh cười hay thở ra, thấy hơi thở muốn đông lại thành một vệt khói dài. Ngộ ghê em!
    Florida, căn cứ ở Pensacola của Hải-quân Mỹ. Buổi sáng dậy tập thể dục cũng thế, các vũng nước đọng chiều hôm trước, sáng ra đã đóng thành một mãng băng dày. Trông thật dễ thương. 36oF freezing temperature mà em.
    Thế là các anh phải bò dậy từ:
    4 giờ sáng Hì hục chạy bộ mấy miles đường đèo quanh co, trên những ngọn đồi đầy băng tuyết, trơn ướt như da lươn. Lên con dốc cao uốn mình trong những rặng thông, rồi chạy xuống đèo thoai thoải phía bên kia sườn núi.
    7:00 sáng là đi inspection. Hôm nào vui vui, sĩ quan cán bộ khen thưởng, gọi là outstangding. Hôm nào buồn buồn, "mấy ông Trời con" đổ quạu, thì chết cả đám. Chạy bộ mệt nghỉ! Vì, học chung với Sĩ quan Hải quân và Marine Corps, nên kỷ luật gắt gao lắm. Bị phạt chạy bộ hộc xì bơ, gọi là military drill trong giờ tự do!!!
    Nơi nầy đã hơn ba tháng vã mồ hôi hột. Tuy vậy, anh cảm thấy con người mình cứng cáp hơn. Kiến thức nâng lên một tầm cao xa hơn.
    Rồi, Sinh-viên Khoá-sinh Sĩ quan leo lên chiếc Bus. Đến trường dạy bay. Cách đó hơn 50 miles.
    Tại cổng trường Sauffley Field NAAS (Naval Air Auxilliary Station) có cái bảng rất to ghi: IT IS BETTER TO FLY THAN TO DRIVE. Mà đúng thật.
    Theo thống kê hằng năm. Số người bị tai nạn máy bay chết. So với người bị tai nạn xe hơi chết. Thì tỷ lệ là 1/1.000 đó em à. Tại đây là nơi huấn luyện căn bản. Là một căn cứ bay của Không-quân. Nơi đào tạo tất cả khoá sinh phi hành.
    Lần nầy mười khoá-sinh Không-quân Việt Nam không được ở chung phòng với nhau. Họ tách rời từng người. Nhét vào đó khoá sinh Mỹ. Đây cũng là cách luyện thêm sinh ngữ. Vì khoá sinh ở chung. Theo thói quen, ưa nói tiếng nước Mẹ. Ở chung với Mỹ, bắt buộc phải dùng Anh-ngữ. Vì thế vốn liếng sinh ngữ tăng gấp bội.
    Có một chuyện ngộ nghĩnh buồn cười, đã xảy ra trong nhóm anh. (mỗi nhóm mười người, kèm theo huấn luyện viên) Có tất cả 500 khoá sinh. Nhóm Việt Nam ?ođặc biệt nhất?.
    Vì có một nữ khoá sinh. Từ xưa, trong lịch sử Hải-quân hay Không-quân Hoa Kỳ, chưa hề có hiện tượng nầy.
    Số là ?ocô bé tóc vàng óng ả?, mắt xanh lơ, yểu điệu thục nữ, mang tên rất là con trai. Cho nên máy IBM đã tuyển lầm cô. Thế là họ gửi giấy báo cho cô biết:
    - ?oYou? đã trúng tuyển vào trường đào tạo Sĩ-quan Bay Hải-quân. Yêu cầu đến trình diện...
    Sĩ quan tuyển mộ chết đứng. Bật ngửa ra. Làm sao bây giờ? Trả cô về ư? Nhất định cô ta không chịu. Đòi kiện lên đại biểu quốc hội. Nơi cô ở. Thế là họ hội họp bộ Tư-pháp. Bộ Quốc-phòng. Bộ Hải-quân. Bộ Tham-mưu Liên-quân. Chỉ-huy-Trưởng căn cứ ?oBất đắc dĩ? đành để cô ta học khoá nầy. Hầu tránh lôi thôi.
    Đây là trường hợp bất khả kháng (kể từ thời ?otạo thiên lập địa? ngành Không-quân, Hải-quân đến bây giờ) Chính do từ đó, mà sau nầy, mới có chuyện đào tạo Nữ phi công chăng?
    Đó là ngày khai trường. Sau diễn văn chào đón ông Đại-tá Chỉ-huy-Trưởng. Sáng thứ Hai nhập học, cô ta cười ỏn ẻn, duyên dáng đi theo sau đoàn khóa sinh Việt Nam. Do anh làm Đội-trưởng. Nhóm anh được chú ý nhất trường, vì sự độc đáo thế đó.
    Ngày hai buổi tùy theo thời tiết. Nếu buổi sáng học lý thuyết. Ở trên gác của hangar rất rộng (chỗ chứa máy bay), thì buổi chiều đi bay. Và ngược lại. Học rất vui và náo nhiệt.
    Vì cô gái có mái tóc dài vàng óng kia dí dỏm. Vui tính. Dạn dĩ. Hồn nhiên. Không khác nào đứa con trai. Cô nổi bật trong đám đông, nhờ mái tóc dài. Còn tóc của các anh ngắn ngủn.
    Anh tập du hành vào không trung. Mỗi khoá sinh được một huấn luyện viên ngồi phía sau. Anh làm quen với các loại phi cơ nhỏ: T-34B Mento: Đó là phi cơ hai chỗ ngồi. Giống như loại Beech Craft một động cơ. Tốc độ tối đa là 140/hải lý/giờ (Knot hay là Nautical Mile/hour)
    Mấy lần đầu huấn luyện viên cất cánh. Bay ra đến chỗ tập dượt xong. Ông hỏi :
    - Cảm thấy thế nào. Các anh?
    - Cám ơn ông. Khỏe.
    - Ngồi cho kỹ nhe. Tôi bắt đầu Acrobatics đây.
    Tức là ông ta bắt đầu ?othử sức? đám khóa sinh. Chiếc phi cơ làm đủ thứ trò: Bay ngược. Bay lên. Lộn xuống. Quay vòng tròn. Vút lên cao. Đảo ngược lại. Chổng đầu xuống đất. Chỉ cần nửa giờ như thế. Huấn luyện viên thấy có kết quả ngay. Có những người như anh, và may thay có cô gái, là tỉnh queo.
    Hai anh khoá sinh Việt Nam ói mửa tùm lum. Họ không thể ngồi vững. Thế là sau khi đáp xuống đất, hai anh đó bị loại lên đường, đến căn cứ Không-quân khác. Họ sẽ ra hội đồng cứu xét, chờ học các môn ở dưới đất không phi hành. Chẳng hạn như Air Traffic Control. Weapons Controller (WC), tên được đặt cho khoa học hướng dẫn bằng radar. Các sĩ quan tốt nghiệp WC at Tyndall AFB (Florida)
    Sau khi về nước, họ sẽ được đưa đến các Trung tâm và Đài Kiểm Báo: Panama. Paris. Pyramid. Pea****. Paddy. Nghĩa là kiểm soát Không-lưu.
    Còn lại tám mạng Việt Nam và cô gái! Mỗi ngày trong hai tuần đều đặn, anh đều có chuyến bay chung với thầy. Cho đến một hôm, sau khi đáp xuống một sân phụ. Thầy bảo anh:
    - Hãy dừng lại. Vào bãi đậu.
    Thầy thản nhiên đeo dù. Bước ra khỏi phi cơ. Ông nói:
    - Hôm nay, tôi cảm thấy anh có thể cất cánh. Bay solo rồi. Hãy bay đi. Đáp đúng ba lần. Nhớ trở lại đây. Đón tôi về. Đừng bỏ quên tôi nha.
    Anh đem phi cơ ra phi đạo. Bay một mình.
    Đó là ngày ?otrọng đại? vô cùng. Một mình. Một cánh chim. Một bầu trời mùa xuân tươi mát và phóng khoáng vô vàn. Một hoài bão. Tất cả đều là của riêng ta trong tầm tay. Vẫy vùng một mình trên bầu trời thênh thang. Tự do thoải mái. Thích thú lắm!
    Sau ba vòng bay lả lướt trên không trung. Anh đáp an toàn. Anh bay đi và trở về đón thầy. Hai thầy trò cùng về căn cứ.
    Theo tục lệ, chiều tối hôm đó, tất cả khóa sinh mặc đồng phục kaki vàng. Thắt cà vạt đen. Hẹn nhau đến câu lạc bộ. Nơi đây, thầy dùng dao lưỡi lê (loại dao bay họ cấp phát cho mỗi phi công) Thầy cắt cái cà vạt (tượng trưng cho sự ?oníu kéo? dùng dằng của trái đất)
    Anh là người đầu tiên tốt nghiệp trong khoá học được bay solo. Ông thầy phải bỏ tiền túi ra. Đãi cả lớp một chầu bia Budweiser.
    Được cấp bằng tốt nghiệp trước. Anh phải ngồi đó chơi. Chờ khi nào đủ năm khoá sinh. Họ mới gửi các anh qua căn cứ khác. Tiếp tục học giai đoạn 2.
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Khe Sanh trong vòng vây - William Dabney
    (Trà Bồng viết lại)
    Lời giới thiệu: Tổng thống Obama vừa nhắc đến Khe Sanh trong bài diễn văn nhậm chức của ông như một chiến tích của nước Mỹ. Khe Sanh không phải là trận đánh có tính quyết định cuộc chiến Việt Nam như Điện Biên Phủ. Nhưng trận Khe Sanh có thể được xem là cuộc đọ sức giữa hoả lực vô giới hạn của Hoa Kỳ và sự bất chấp mức tổn thất sinh mạng bộ đội Bắc Việt của Việt Nam. Xin mời độc giả xem một góc độ của trận Khe Sanh qua bài ?oUnder Siege ?" The Battle of Khe Sanh? của đại Úy William Dabney do Trà Bồng viết lại. Bài được trích từ cuốn The U.S. Marines in Action của Villard Books New York phát hành năm 1986.
    Người bắn tỉa núp rất kỹ trên sườn đồi um tùm bên kia, khoảng 200 mét về phía bắc nơi chúng tôi đóng quân, là đồi Nam 881 (881S). Anh ta đã nằm ở vị trí thuận lợi đó suốt một tuần qua. Thỉnh thoảng anh ta mới bắn, thường là khi trời nhiều mây và sườn núi không có sương mù bao phủ. Khi anh ta bắn thì chúng tôi chỉ có từ chết tới bị thương. Chỉ cần khoảng 20 phát anh ta đã gây tử thương cho 2 binh sĩ thủy quân lục chiến (TQLC) và làm bị thương năm sáu mạng.
    Anh ta tỏ ra vô cùng kiên nhẫn, luôn luôn đợi lúc các pháo thủ phải ra khỏi giao thông hào để bắn đại bác yểm trợ quân bạn, hoặc khiêng băng ca ra các trực thăng tải thương. Lúc ấy chúng tôi là những mục tiêu rất ngon lành của anh ta. Một đặc tính nữa của anh ta là rất thận trọng. Một ngày quang đãng chúng tôi đã gọi phi cơ dội bom xăng xuống toàn bộ khu vực anh ta đang núp. Nhưng hôm sau, khi trời có mây bao phủ anh ta lại ?ocắc bùm?, và vẫn cực kỳ chính xác. Anh ta biết rõ khi có mây mù phi cơ không dám oanh tạc một mục tiêu gần chúng tôi như vậy.
    Nhưng rồi cũng có lúc anh sơ xuất. Toán quan sát vẫn luôn dí mắt vào các ống viễn vọng kính cực mạnh hướng về phía anh ta, một hôm chợt thấy một lùm cây lay động. Hôm đó lại là một buổi chiều đứng gió! Biết chắc súng nhỏ không làm gì được vì anh ta núp trong hầm đào sâu vào núi, nên phải dùng súng lớn. Chúng tôi bắn cầm chừng để xác định vị trí, và để anh rút vào hầm, đồng thời cho khiêng khẩu đại bác không giật chống xe tăng qua. Vì cả đồi chỉ có hai khẩu nên phải đặt ở vị trí mà xe tăng của địch có thể tiến vào phía bên kia. Một quả đạn có sức công phá mạnh đã biến căn hầm của anh thành một hố sâu trong đó có đất đá lẫn với xác của anh ta.
    Đồi đối diện khá xa, rừng lại rậm. Quân Bắc Việt di chuyển thoải mái vào ban đêm và trong sương mù, mà chúng tôi thì lại không đủ quân để kiểm soát bên đó. Cho nên chẳng bao lâu đã có một người bắn tỉa khác thay thế. Trong suốt 10 ngày sau đó anh chàng thứ hai này đã gây cho chúng tôi một tử thương và nhiều người khác bị thương. Nhưng rồi chúng tôi cũng xác định được vị trí của anh ta. Thế là lại phải khiêng khẩu không giật 106 ly qua, lại một quả đạn lọt vào hầm để biến nó thành mồ chôn xác người bắn tỉa.
    Chỉ hai ngày sau chuyện bắn tỉa lại tái diễn. Mấy tay pháo binh và cứu thương là những người căng thẳng nhất. Chỉ cần xớ rớ vài giây đồng hồ bên ngoài hầm trú ẩn là lại nghe tiếng cắc bùm khô khan của anh ta. Tệ nhất là những chuyến bay tải thương. Khiêng băng ca đã nặng nhưng nghe tiếng súng là phe ta phải quẳng các thương binh xuống để tìm chổ núp. May thay mấy ngày sau chúng tôi cũng xác định được vị trí của anh ta. Thế là phải vật vã vác khẩu 106 không giật qua phía bên này. Ðang khi điều chỉnh để xác định mục tiêu thì một anh binh nhì nêu lên một nhận xét không giống ai. Anh ta cho rằng suốt một tuần nay tay xạ thủ mới này vẫn bắn đều như tay trước, nhưng chưa hề trúng một ai nên cứ để yên cho hắn sống. Nếu chúng ta loại tay này quân Bắc Việt sẽ có ngay một người khác vào thay, gặp tay bắn giỏi thì khốn cả lũ. Thật có lý! Thế là khẩu 106 không giật được đưa về vị trí cũ.
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng có quân nhân còn phá phách bằng cách vẫy lá cờ đỏ khi nghe tiếng cắc bùm của anh ta. Đó là hiệu kỳ khai hoả trong xạ trường. Nhưng rồi chúng tôi nhận thấy hình như tay này cố ý bắn trật, chứ không phải hắn bắn dở. Không chừng anh ta biết số phận của các tay xạ thủ trước nên cố ý không gây thương vong cho chúng tôi. Ðàng nào thì cấp chỉ huy của anh ta cũng không có cách nào kiểm chứng được kết quả.
    Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng đó là cách suy diễn của chúng tôi. Vì thế, để hỗ trợ cho anh ta chúng tôi ngưng trêu chọc và có khi còn giả bộ trúng đạn. Anh ta tiếp tục ở đó, vẫn bắn đều đặn và vẫn không gây thương vong nào trong suốt thời gian hai tháng còn lại của cuộc vây hãm.
    Đồi 881S là một trong nhiều ngọn đồi khá cao nhìn xuống căn cứ Khe Sanh, là tiền đồn xa nhất nằm phía Tây Bắc của miền Nam Việt Nam. Khe Sanh có một trung đoàn TQLC Mỹ trấn giữ, và đã bị hai sư đoàn Bắc Việt bao vây vào đầu năm 1968. TQLC đóng ở Khe Sanh đã điều nghiên rất kỹ trận Điện Biên Phủ, nơi quân Pháp đã bị lực lượng ********* tràn ngập vào năm 1954. Lỗi lầm quân sự nghiêm trọng nhất của người Pháp là đã để cho ********* có điều kiện mang quá nhiều trọng pháo lên các ngọn đồi xung quanh. Chính hoả lực của trọng pháo đã phá tan hệ thống phòng thủ của Pháp. Từ đó TQLC Hoa Kỳ rút ra bài học then chốt để bảo vệ cứ điểm lòng chảo Khe Sanh là không cho quân Bắc Việt kiểm soát các ngọn đồi quanh vùng.
    Không phải đồi nào cũng là vị trí phòng thủ được, nhưng chúng tôi chạm địch thường xuyên trong cố gắng chiếm giữ những cao điểm có tầm nhìn bao quát. Các điểm này quan sát được cả đường chuyển quân về phía Khe Sanh của Bắc Việt từ hậu cứ của họ ở phía tây nằm trên đất Lào. Trong số các ngọn đồi này không cái nào quan trọng, cheo leo, hiểm trở và trống trải hơn đồi 881S. Đồi có sườn rất dốc, cao khoảng 450 thước so với khu thung lũng bao quanh. Đồi nằm cách căn cứ Khe Sanh khoảng 8 cây số về phía Tây. Nơi này đã từng là một chiến trường đẫm máu cách đây một năm, khi quân trú phòng Bắc Việt quyết định cố thủ. Vào giai đoạn đó chuyện tử thủ đồi 881S của CSBV là một chuyện khó hiểu. Nhưng sau nhiều đợt tấn công với tổn thất nặng nề lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã chiếm được nó. Những trận đánh bom và mưa pháo yểm trợ trong các đợt tấn công đã đốt cháy rụi sườn đồi, chỉ để lại toàn hố bom xen kẻ với các hầm bê tông bị phá nát. Các hầm này đã trở thành mồ chôn rất nhiều bộ đội Bắc Việt.
    Đồi 881S nhìn được cả đường số 9, một quốc lộ cũ thời Pháp thuộc. Đường 9 chạy ngoằn ngèo phía tây Khe Sanh qua biên giới Lào, lên tận Tchepone. Theo cách ví von của các tay TQLC trẻ tại Khe Sanh thì đây đích thị là ?oIndian Country? (tức là ?ovùng *********?) vì hướng nào cũng lúc nhúc địch quân.
    Còn một con đường khác ở phía đông, chạy từ căn cứ Khe Sanh xuống hậu cứ của TQLC ở dọc phía biển, gần khu Phi Quân Sự. Nhưng đường này chạy lòng vòng suốt 24 cây số qua nhiều khe núi hẹp và một số cầu cheo leo nên đã bị quân Bắc Việt cắt đứt từ mấy tháng trước. Đường tiếp tế duy nhất cho căn cứ Khe Sanh và cứ điểm trên các đồi là đường không vận. Phi trường Khe Sanh có phi đạo khá dài được lót bằng những tấm thép ghép lại, nên có một thời gian vận tải cơ C-130 vẫn đáp thường xuyên để tiếp tế thuốc men, thực phẩm và đạn dược. Nhưng sau đó các dàn cao xạ phòng không của Bắc Việt tăng cường quá mạnh, máy bay không đáp được nên phải thả dù để tiếp tế. Nước uống thì có thể lấy từ các con suối, và từ một cái giếng trong căn cứ.
    [​IMG]
    Các cứ điểm trên đồi xung quanh có diện tích quá nhỏ, chỉ có thể tiếp tế bằng trực thăng. Trực thăng lại không chở được nhiều nên phải tiếp tế thường xuyên. Riêng các đơn vị phòng thủ trên những đỉnh đồi thì không lấy đâu ra nước để uống. Đưa một toán quân xuống các khe suối để lấy nước thì chắc chắn là làm bia bắn tỉa cho quân Bắc Việt đóng đầy xung quanh. Nếu toán lấy nước có người bị thương - một điều gần như chắc chắn - thì phải gửi một toán khá mạnh từ trên đồi xuống tiếp cứu, lực lượng phòng thủ trên đồi sẽ yếu đi một cách đáng kể. Mà nhiệm vụ duy nhất của đơn vị là giữ đồi, cho nên chuyện xuống suối lấy nước là chuyện không thể làm được.
    Chúng tôi được hoả lực yểm trợ vô giới hạn của không quân và pháo binh. Lợi điểm của TQLC là vị trí cố định trên đỉnh đồi, xung quanh là khu oanh kích tự do. Vì thế chạm địch ngoài vòng rào, phía chân đồi là một sai lầm về chiến thuật chỉ làm phức tạp thêm chuyện yểm trợ một cách không cần thiết. Cách đơn giản nhất để thắng trong tình huống này là nằm yên trên đồi. Không quân và pháo binh biết rõ toạ độ, nên chỉ cần gọi pháo binh, B52 hoặc gần hơn thì súng cối 60 ly hoặc súng máy và lựu đạn để tấn công bất cứ dấu hiệu động binh nào của địch.
    Mỗi ngọn đồi có một đơn vị tương đương một đại đội trấn giữ. Tất cả đều thuộc trung đoàn 26 TQLC có trách nhiệm toàn bộ căn cứ Khe Sanh. Đồi 881S là ngọn đồi xa nhất và khó tiếp viện nhất. Ở đó có toàn bộ đại đội ?oIndia?, hai trung đội và bộ chỉ huy đại đội ?oMike? của tiểu đoàn 3 trung đoàn 26 TQLC trấn đóng. Hoả lực gồm một phân đội với 2 súng cối 81 ly, 2 súng không giật 106 ly và một chi đội pháo binh có 3 đại bác 105 ly. Vào ngày 20 tháng Giêng năm 1968 tôi có tất cả 400 binh sĩ TQLC.
    Tình báo đã tiên đoán từ trước là quân Bắc Việt có ý định tấn công hoặc bao vây Khe Sanh. Vì thế hồi tháng 12 và đầu tháng Giêng tiểu đoàn trú đóng tại căn cứ Khe Sanh đã được tăng viện thêm 3 tiểu đoàn khác, với quân số mỗi tiểu đoàn là 1,000 người. Ngoài ra còn có một tiểu đoàn 300 quân nhân của quân lực VNCH. (Có lẽ đây chính là tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân của đại Úy Hoàng Phổ.) Nếu tính cả các đơn vị hậu cần và tiếp liệu thì lực lượng trú phòng ở Khe Sanh và các đồi lân cận lên tới 6,000 người.
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Dù không đụng trận nào đáng kể trước ngày 20 tháng Giêng (1968), nhưng chúng tôi vẫn hành quân rất đều khu vực bao quanh đồi 881S. Vào ngày 18 và 19 chúng tôi có vài cuộc chạm súng lẻ tẻ với Bắc quân ở phía bắc đồi 881S, nơi mà trong các cuộc tuần tra trước đây chúng tôi không gặp gì cả. Vì lo lắng việc quân Bắc Việt có thể đang tập trung lực lượng về phía bắc đồi 881S nên tôi đã xin cấp trên cho mang đại đội India ra thám sát, và nếu cần phá vỡ các vị trí bố phòng của địch.
    [​IMG]
    Đại đội chúng tôi được trực thăng vận xuống trước vào tờ mờ sáng 20 tháng Giêng. Đang di chuyển một cách chậm chạp và thận trọng qua vùng cây cối rậm rạp, chưa đi được quá 500 thước thì hai trung đội tiền sát bị tấn công. Hoả lực địch rất mạnh chứng tỏ một lực lượng đáng kể đang chờ chúng tôi. Trung đội của Trung uý Richard Fromme ở bên phải đã bị kềm lại, vì nhiều thương vong nên phải chuẩn bị bãi đáp cho trực thăng tải thương rồi mới tiến tới được. Chiếc trực thăng cứu thương vừa sà xuống thì bị trúng đạn phải dạt qua một bên để đáp khẩn cấp xuống một chổ trũng gần đó. Những binh sĩ TQLC trong trung đội dự phòng của Trung úy Michael Thomas lúc đó đang bảo vệ bãi đáp, không cần đợi lệnh đã phóng nhanh xuống khoảng 200 thước về hướng chiếc trực thăng. Cú đột kích bất ngờ làm cho những cán binh CS đang nấp sau trảng tranh hoảng hốt cắm đầu bỏ chạy mất dạng, không kịp bắn lấy một phát súng.
    Cả phi hành đoàn đều bị thương, nhưng đã được kéo ra khỏi máy bay và được TQLC đưa về vị trí phòng thủ. Tất cả những người bị thương sau đó đã được một trực thăng khác bốc đi an toàn.
    Trong khi cạnh sườn bên mặt đang chống đở vất vã như vậy thì trung đội của Trung úy Thomas Brindley bên cánh trái còn tệ hơn. Họ bị kẹt cứng giữa một vùng đất không có chổ nấp, chỉ cách gò chỉ huy của địch chưa tới 200 thước. Đạn địch bắn tới tấp làm họ không cách chi ngóc đầu lên được. Brindley là một sĩ quan rất lỳ. Biết rằng nằm đây chỉ có chết, và không cách nào giữ được vị trí này nếu không có yểm trợ. Thế là chàng kêu một loạt đại bác nhắm vào gò chỉ huy của địch. Lợi dụng đợt trọng pháo Brindley đã sắp xếp lại đội hình, ngay sau quả đại bác cuối cùng chàng đã xung phong chiếm được vùng cao điểm sau khi phải trả giá rất đắt. Nhiều người tử thương, trong đó có Brindley, và rất nhiều người bị thương. Lúc ấy đạn dược còn rất ít, và đơn vị chỉ còn một hạ sĩ chỉ huy.
    Địch lui về phía sau chuẩn tái chiếm cao điểm này, nhưng đã bị diệt sạch nhờ một đợt bom xăng thả gần đến độ lông mày của nhiều quân bạn bị cháy trụi. Tình hình vẫn còn rất bi đát nên tôi để Fromme ở lại lo bên phía phải, tôi mang một trung đội qua giúp cánh trái bên kia đồi, đồng thời di chuyển các thương binh về chổ chờ trực thăng tải thương.
    Chưa qua tới bên kia tôi chợt nhận ra một nhóm thám sát tám người thuộc trung đội Brandley đang bị hoả lực địch áp đảo phía dưới. Nhóm này bị lạc đội hình vì mất phương hướng trong cuộc chạm súng. Thomas đã tình nguyện tiếp cứu, nhưng chưa tiến được quá 20 thước anh đã bị trúng đạn. Ngay tức thì Trung sĩ David Jessup nắm trung đội và tiếp tục mở đường đưa nhóm thám sát và những người bị thương trở lại vị trí một cách khá an toàn.
    Vào lúc này tất cả vị trí địch đã được xác định. Đại đội India xin trọng pháo và phi pháo yểm trợ với hoả lực tối đa để chống đỡ. Nhưng trời cũng bắt đầu sụp tối, và bởi vì sứ mệnh chính của đơn vị là trấn giữ đồi nên đại đội không thể rời xa đồi 881S để truy kích địch. Đại đội India đã bắt tay lại được với đại đội Mike để cùng nhau rút về đồi 881S an toàn dưới sự che chở của trận mưa trọng pháo vào các vị trí địch. So với con số xuất quân lúc sáng chúng tôi đã sụt mất 50 người, vừa chết vừa bị thương.
    Ngay hôm sau, lúc 2 giờ sáng ngày 21 tháng Giêng quân Bắc Việt đã đồng loạt tấn công vào các vị trí ngoại vi quanh căn cứ Khe Sanh. Dưới các đợt tấn công biển người một cứ điểm nhỏ ở làng Khe Sanh, cách vòng đai căn cứ khoảng vài trăm thước, phải di tản. Nhưng các điểm khác đã đánh bật được mọi đợt xung phong. Nhờ pháo binh rót đều đặn vào các khu chuẩn bị dàn trận của Bắc Việt, cũng như các đường tiến quân nên địch đã không khai thác được thế thượng phong lúc khởi đầu. Đồi 881S dù là đồi ở điểm trọng yếu nhất ngoài căn cứ nhưng không bị tấn công trong đợt này. Có lẽ các cuộc chạm súng ngày hôm trước với các toán trinh sát quanh đồi đã đánh tan tố bất ngờ và gây thiệt hại đáng kể khiến họ bỏ kế hoạch tấn công 881S.
    Trong suốt trận đánh từ nửa đêm 21 này các pháo thủ của hai bệ súng cối đã bắn liên tục gần 700 quả ở tầm xa tối đa để ngăn không cho địch chọc thủng vòng đai đồi 861. đồi này nằm về phía đông bắc của 881S. Nòng súng cối nóng tới độ quả đạn chưa chạm kim hoả đã được kích hoạt phóng ra sớm khiến đạn bay lệch đạn đạo quá xa. Phải dùng số nước uống rất hạn chế trong đồn để làm nguội ống phóng trước khi xài tiếp. Nhưng rồi hết nước uống, phải dùng tới nước trái cây. Nước trái cây cũng cạn. Cuối cùng lính phải sắp hàng thay nhau dùng nước tiểu để làm nguội nòng súng cối.
  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Trận đánh đầu tiên đã chấm dứt. Mọi đơn vị trên các ngọn đồi lo chỉnh đốn hệ thống bố phòng để đón những trận tấn công liên tục có thể bắt đầu bất kỳ lúc nào. Chúng tôi không phải chờ lâu. Hừng đông ngày 22 căn cứ Khe Sanh bị hàng loạt mấy trăm quả đạn pháo và hoả tiển hạng nặng gây thiệt hại dọc theo phi đạo chính và làm nổ tung kho đạn. Đại bác thì gồm có 152 và 130 ly, chính xác một cách chết người, bắn tới từ bên kia biên giới Lào, nằm về hướng tây và tây nam căn cứ Khe Sanh. Thêm vào đó là hoả tiển 122 ly, loại bó thành khối của Nga, bắn đồng loạt, mỗi lần khoảng 30 đến 50 trái từ nhiều hướng khác nhau. Dù là một căn cứ lớn, nhưng loạt pháo kích chưa từng thấy này đã làm tê liệt nhiều phần căn cứ Khe Sanh.
    Riêng đồi 881S, vì đã mất yếu tố bất ngờ và biết chúng tôi sẳn sàng đánh trả nên địch đổi chiến thuật. Quân Bắc Việt quyết định cắt đứt đường tiếp liệu của đồi 881S để buộc chúng tôi phải triệt thoái. Cũng may TQLC chúng tôi có một cơ cấu tổ chức độc nhất vô nhị gọi là ?oAir-Ground Team?, nếu không thì không chừng quân Bắc Việt đã thành công. (Air-Ground Task Force là một công thức hành động phối hợp giữa TQLC trên không và TQLC trên bộ để hoàn tất một sứ mệnh đã định.)
    Quân Bắc Việt bắt đầu đặt súng cối 120 ly phía tây 881S khoảng 5 cây số. Súng được đặt gọn trong các đường hầm ngắn đào sâu vào vách núi với góc độ cần thiết để tác xạ. Máy bay không thể nào phát hiện vị trí các ổ súng này, và nếu có biết cũng không thể nào làm nó câm họng được, trừ khi thả bom hay bắn trọng pháo lọt đúng ngay vào miệng hầm. Đồi 881S là một mục tiêu cố định, vì thế địch chỉ cần điều chỉnh một hai ly chiều thẳng đứng hay ngang là có thể bắn trúng bất cứ điểm nào trên đồi. Cả tiếng ?othụp? khô khan của súng cối cũng chìm mất vào trong lòng núi. Âm thanh của súng cối khai hoả là tiếng kêu rất đục và ngắn, chỉ có những lỗ tai thính lắm mới nghe được. Ấy là trong điều kiện không có gió, không có tiếng bom hay trọng pháo, không có tiếng máy bay? tức là phải yên lặng như tờ. Điều kiện này chẳng mấy khi có được ở Khe Sanh.
    Lúc đầu chúng tôi chỉ cần một trực thăng tiếp tế. Phi công thường yêu cầu chúng tôi phải sẳn sàng trong giao thông hào, đồng loạt bắn tưới lên các hướng núi dày đặc cao xạ phòng không để chặn, trước khi anh ta giảm cao độ để đáp. Nhưng kết quả thật thê thảm. Ngay khi phi công hướng về một điểm đáp, tiền sát của quân Bắc Việt báo ngay vị trí này cho các tay bắn súng cối. Các tay này chỉ tốn vài giây đồng hồ điều chỉnh là họ có thể ?ođặt? quả đạn vào đúng vị trí họ muốn trên đồi 881S. Họ biết rất chính xác các góc độ vì họ vẫn bắn như thực tập hàng ngày. Trong tiếng ồn của máy bay trực thăng chúng tôi không thể nghe được tiếng súng cối khai hoả, nhưng chúng tôi biết quả đạn chỉ cần 25 giây đồng hồ để bay tới mục tiêu. Chuyện cất hàng xuống và đưa thương binh lên trong vòng 25 giây là chuyện không thể làm được.
    Vào ngày 22 (tháng Giêng) hai loạt súng cối chụp xuống ngay bãi đáp khi người bị thương sau cùng đang được đưa lên trực thăng tải thương. Đúng 22 người, vừa chết vừa bị thương nội trong cú đó, kể cả phi hành đoàn. Chiếc trực thăng hoàn toàn bị phá hủy cùng tất cả lính bị thương trong đó.
    Tới đầu tháng Hai súng cối và hoả lực phòng không liên tục đã làm hai đại đội India và Mike thiệt hại tới 150 TQLC và 6 trực thăng. Nếu kể cả các binh sĩ chết hay bị thương vì bắn tỉa thì mức thiệt hại của chúng tôi là 50%, và không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình bi đát này sẽ chấm dứt.
    [​IMG]
    Với tỷ lệ này thì chẳng bao lâu nữa sẽ không thể giữ được cứ điểm 881S. Quân bổ sung thì thỉnh thoảng lại bị trúng đạn ngay khi chưa kịp rời trực thăng. Lính tráng thì chỉ còn được phần tư bi đông nước uống mỗi ngày. Với khí hậu tại đây thì lượng nước này không thể nào chấp nhận được. Mỗi khi phá được ổ phòng không nào thì lập tức quân Bắc Việt thay thế ngay, cũng nhanh như thay thế các tay bắn tỉa vậy.
    Giải pháp cho tình hình này của chúng tôi là một giải pháp khác thường nhưng có hiệu quả ngay tức thì, và lần nào cũng y như lần nấy. Có lẽ ít quân đội nào trên thế giới có thể làm được. Kế hoạch tiếp vận được tính toán và tập dượt rất kỹ lưỡng, thời gian phải chính xác tuyệt đối để phối hợp lược lượng trên không với dưới đất. Chúng tôi thực hiện chiến thuật ?oSuper Gaggle? ?" đàn ngỗng siêu hạng ?" vào một ngày quang đãng giữa tháng Hai.
    Sau khi ra hiệu trước, các khẩu súng cối trên đồi 881S bắn hàng loạt đạn khói trắng về hướng các vị trí súng phòng không mà chúng tôi đã xác định được. Loạt đạn khói vừa chạm đất thì lập tức 4 phản lực cơ tấn công A4 Skyhawk đâm xuống bắn phá các vị trí này theo các trái khói định vị của chúng tôi. Mỗi chiếc Skyhawk đều mang dưới cánh nhiều hoả tiển chống xe tăng hạng nặng (5inch). Tiếp theo ngay lập tức là 4 phi tuần Skyhawk khác mang bom xăng (napalm) xuất hiện nối đuôi nhau tạo một bức tường lửa quanh đồi. Mục đích loạt bom napalm này là tiêu diệt các tay súng vẫn luôn luôn nằm ngữa dưới các hầm cạn quanh vòng đai để bắn vào bụng trực thăng khi phi công sà xuống chuẩn bị đáp. Rồi tới 2 phi tuần Skyhawk rãi hàng ngàn trái bom tí hon đều khắp cạnh sườn thung lũng. Loại bom tí hon này được chỉnh giờ khác nhau để phát nổ lai rai và liên tục trong nhiều phút. Sau đó đồi 881S bắn một loạt đạn trái khói khác về hướng các vị trí phòng không. Nếu họ chưa bị không quân tiêu diệt thì các cột khói phosphorus trắng này sẽ khiến họ không thấy được gì trên bầu trời.
    Súng từ các vị trí địch im tiếng, chỉ còn lác đác vài quả đạn cối rơi lưa thưa. Chắc chắn quân Bắc Việt đang còn núp dưới các hầm cá nhân.
    Lẫn trong khói súng và bụi đất mịt mù có 10 chiếc trực thăng CH-46 của TQLC lù lù xuất hiện. Mỗi chiếc mang theo khoảng một tấn đồ tiếp liệu và đạn dược. Khi các trực thăng CH-46 tới gần đồi 881S thì thêm 4 phi tuần Skyhawk xuất hiện. Mỗi bên 2 chiếc trải thêm một màng khói bên hai cạnh sườn giữa đồi 881S và các vị trí cao xạ phòng không của địch. Mục đích là tạo một giải không gian hẹp cho các trực thăng CH-46 đáp xuống 881S giữa hai bức tường khói.
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trực thăng cứ theo đội hình năm chiếc lần lượt đáp xuống, bỏ hàng, nối đuôi nhau cất cánh ngay vào giữa hai đám khói. Trong đội hình thứ hai có một chiếc chở các quân nhân bổ sung đồng thời mang người bị thương cũng như tử thương về hậu cứ. Vị trí đáp của chiếc này luôn luôn thay đổi, nhờ đó đạn súng cối của địch không bao giờ rơi trúng một chiếc trực thăng tải quân nào khác.
    Toàn bộ cuộc phối hợp tác chiến và tiếp viện có tên gọi là Super Gaggle này kéo dài không đầy 5 phút, và từ khi màn khói chắn được trải ra cho tới lúc chiếc trực thăng cuối cất cánh không bao giờ quá 30 giây đồng hồ. Hoả lực phòng không của quân Bắc Việt vẫn quét ngang dọc qua đỉnh đồi, nhưng chỉ là bắn bừa với số lượng ít hơn nhiều cho nên không hiệu quả gì. Đạn súng cối vẫn tiếp tục rơi đều cả giờ sau khi tất cả các phi cơ đã rời trận địa, nhưng không làm gì được chúng tôi vì tất cả đã chui xuống hầm. Khoảng một chục tấn hàng tiếp liệu nằm rãi rác khắp nơi. Lực lượng bổ sung đã an vị dưới các giao thông hào, những người lính TQLC bị thương đã rời xa khỏi căn cứ. Thường thì chúng tôi không chịu thiệt hại nào về nhân sự trong các chuyến tiếp quân này.
    Chiến thuật này được điều khiển từ chiếc phản lực TA-4 hai ghế do chính ông phi đoàn trưởng phi đoàn A4 lái, ghế sau là phi đoàn trưởng trực thăng lo việc liên lạc vô tuyến thường xuyên xuống đất với tôi. Tất cả đều là dân TQLC đã từng huấn luyện với nhau, cùng diễn hành, cùng tiệc tùng với nhau nhiều năm trời. Nhờ vậy chúng tôi mới có thể thực hiện một chiến thuật phức tạp đến từng giây từng khắc một cách hoàn hảo.
    Màn đêm vừa phủ xuống là lúc chúng tôi bò ra gom đồ tiếp liệu, vì lúc đó quân Bắc Việt không thấy được các hoạt động của chúng tôi. Kiện hàng nào cũng đầy mảnh đạn súng cối. Sau khi phân phối xong chúng tôi phải vào vị trí ứng chiến. Từ sụp tối đến nửa đêm chúng tôi thay nhau, phân nửa thức phân nửa ngủ. Từ nửa đêm tới sáng chúng tôi ứng chiến 100%.
    Lý do rất đơn giản là ban ngày địch không động binh vì sợ chúng tôi phát hiện, nên phải chờ đến tối. Từ chạng vạng tối mà leo từ chân núi lên, nếu leo giỏi thì sớm lắm cũng phải nửa đêm địch mới tới được vòng đai của chúng tôi. Bọn TQLC chúng tôi vẫn leo hoài nên biết rất rõ. Lúc ấy chúng tôi đã sẵn sàng rồi.
    Đồi 881S không bị tấn công lần nào. Thỉnh thoảng địch có vài hoạt động thăm dò bên ngoài vòng đai. Đây là cơ hội để binh sĩ TQLC chứng minh rằng chúng tôi ném lựu đạn xuống dễ hơn quân Bắc Việt ném lên, và nhất là lựu đạn chúng tôi ném không bao giờ lăn ngược trở lại phía chúng tôi! Để tiết kiệm nước và tránh thương vong chúng tôi làm việc chủ yếu vào ban đêm, ban ngày chỉ tập trung vào việc quan sát. Thương vong tuy vẫn có, nhưng so với trước khi thực hiện chiến thuật Super Gaggle thì nhẹ hơn nhiều vì binh sĩ luôn ở dưới hầm.
    Trong khi hoả lực của quân Bắc Việt giảm đi thì của chúng tôi lại tăng lên. Thời tiết tốt hơn nên ngày nào cũng có phi cơ yểm trợ. Các địa điểm đặt hoả tiễn của địch bị bắn phá thường xuyên. Một chuyện nhỏ nói lên lòng kiên nhẫn và sự tinh mắt của một binh sĩ trẻ, đó là Hạ sĩ Molikau Niuatoa, người Mỹ Samoan. Anh ta dùng viễn kính 20x của hải quân đã tình cờ thấy được ánh chớp của đại bác địch khai hoả ở tít chân trời, cách chúng tôi khoảng 15 cây số. Anh ta là người vẫn quan sát ngày này qua tuần nọ, dựa vào tiếng khai hoả của trọng pháo bắn vòng qua đầu chúng tôi hướng tới căn cứ Khe Sanh. Hạ sĩ nhất Robert Arrotta, người hướng dẫn phi cơ oanh kích đã gọi ngay một phi cơ quan sát tới vùng đó, nhưng không ai có thể thấy được chiếc phi cơ ở xa như vậy để hướng dẫn đến mục tiêu.
    Vì sự quan trọng của mấy khẩu đại bác này nên dù chưa xác định được mục tiêu phi công quan sát đã nôn nóng gọi mấy oanh tạc cơ đến. Lượn vòng mãi vẫn chưa có toạ độ, phi cơ quan sát bắn một trái khói trắng để làm chuẩn, nhưng ở đồi 881S không nhìn thấy được cột khói xa như vậy. Rồi tới các oanh tạc cơ sắp phải quay trở về nếu không sẽ bị cạn nhiên liệu. Sốt ruột, phi cơ quan sát đề nghị thả một quả bom 150 ký xuống một mỏm đá để làm dấu, và các quan sát viên ở đồi 881S đã thấy được điểm này. Sau vài lần điều chỉnh viên phi công quan sát cho biết đã xác định được vị trí. Kết quả là 5 khẩu 130 ly do Nga chế tạo bị phá hủy. Loại đại bác này có tầm đạn gần 30 cây số và rất chính xác nên đã gây cho chúng tôi không biết bao nhiêu là tổn thất.
    Vào tháng Ba thì vòng vây quanh Khe Sanh đã nới lỏng. Đại Úy đại đội trưởng Harry Jenkins của đại đội Mike và tôi có thể chơi trò ?onhạc trưởng?, dùng máy vô tuyến truyền tin làm gậy điều khiển một dàn đại hoà tấu của bom đạn. Chúng tôi có hoả lực gần như vô giới hạn của trọng pháo và phi pháo, gọi là có ngay để tấn công vào bất cứ cái gì nhúc nhích, bất cứ tiếng động lạ nào, bất cứ mùi nào khả nghi, hay bất cứ điểm nào chúng tôi chỉ linh cảm là có quân Bắc Việt. Âm thanh của giàn nhạc này kéo dài liên tục. Vùng cao nguyên xanh tươi trước đây ba tháng giờ trông chẳng khác nào mặt trăng cháy nám, đầy những hố bom nối liền nhau nằm lẫn với các gốc cây chỏng trơ.
    Cuộc vây hãm không chấm dứt một cách đột ngột. Quân Bắc Việt như từ từ tan biến đi, chỉ để lại vài chốt tử thủ kháng cự một cách vô vọng cho lực lượng tăng viện làm cỏ. Cuộc tấn công toàn diện vào căn cứ Khe Sanh không bao giờ được thực hiện. Một chuyện diễn ra, hình như vào ngày 1 tháng 4, khi quân tiếp viện đã tới, rất có thể là lý do tại sao cuộc tấn công đã không diễn ra.
    Đại đội India trở về vùng duyên hải với quân số vỏn vẹn có 19 người, so với lúc đến đóng quân ở đồi 881S là 200. Đại đội Mike làm ăn khá hơn đôi chút. Khi dừng chân qua đêm ở một hậu cứ khá an toàn tại Quảng Trị đại đội India mất thêm 6 trong số 19 người còn lại vì một hoả tiễn rớt ngay lều trú quân của họ. Công cuộc phòng thủ cứ điểm Khe Sanh kể như thành công, nhưng với tổn thất rất cao.
    [​IMG]
  8. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    C@C còn fơm giúp cái. Cái túi này là để hứng túyp đạn mang dzìa tái chế phải hông dzậy?
    Nếu đúng thì quả là các bạn III đã biết tiết kiệm rồi hén.
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Bấu cấu bác em, cái thùng đạn M-60 gắn trên UH này được bọc da. Để mang vỏ đạn về bán ve-chai cũng đúng, mà để vỏ đạn bay ra không văng vào mặt phi hành đoàn cũng đúng. Trên khẩu minigun thì có một cái ống như cái ống nước phi 20 trút vỏ đạn hướng xuống đất.
    @ cải biên...cải biên: thùng chứa vỏ đạn trên khẩu M-60 gắn hai bên hông UH này, có tác dụng chứa vỏ đạn văng ra không rơi vào đuôi trực thăng có thể làm hư cánh quạt đuôi. Pilot trực thăng rất sợ vi hư hong cánh quạt đuôi là sẽ đi đái hết cả đám
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 19:28 ngày 10/03/2009
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Niềm vui chợt tắt!

    Trần Ngọc Nguyên Vũ
    *****

    ?Vào một buổi trưa Chủ-Nhật, trời PleiKu thật buồn. Từng tảng mây mù từ trên đỉnh núi chậm-chạp trôi về rơi rụng phủ kín sân bay?Những người lính chiến của Không-Đoàn 72 Biên-Trấn tụ-tập nhau tại câu-lạc-bộ của không-đoàn, ngồi uống cà-phê, kể truyện tiếu-lâm, truyện tình phố núi và truyện đời bay bổng?trong lúc chờ thời tiết khá hơn để cất cánh lao mình vào chiến trận. Trên bầu trời mịt mờ sương khói, trong một phi-vụ huấn-luyện không-hành ĐàNẵng-SàiGòn-ĐàNẵng, trên đường về, Tự làm IFR xuyên mây, đáp phi-trưòng Cù-Hanh ghé thăm tôi. Bạn thân mỗi lần gặp nhau lòng như mở hội. Tôi rủ Tự và người co-pilot của anh ra ngoài căn-cứ thưởng-thức món chả chìa độc-đáo của cái thành phố quanh năm gió núi mưa rừng này. Tôi vỗ vai người phi-công trẻ nói đùa:
    - Lát nữa cậu chỉ được phép uống nước lạnh để còn đưa ?oông thầy? về Đà-Nẵng đó nghe.
    Người phi-công trẻ cười, cất giọng hào-sảng nói:
    - Hì?Hì?Thiếu-Tá đừng lo, em là thợ?thợ bay phi-cụ mà. Hồi nãy đáp, phi-cơ đang chạy trên phi-đạo, ông thầy em giật mình tỉnh giấc, cứ tưởng em còn đang cho phi-cơ xuyên mây?Nhưng thôi?Thiếu Tá cho em khất lần tới đi, chứ chả chìa, giềng mẻ mắm tôm mà đi với nước lạnh thì?sợ người ta chê không-quân mình cù lần chăng.
    Tôi vỗ vai người sỹ-quan trẻ, nhìn Tự nói:
    - Dân Không-Quân miền Hỏa-Tuyến các cậu gáy nghe cũng không tệ lắm.
    Cả ba chúng tôi cùng cười. Bỗng nhiên tôi khựng lại, và chợt nhớ ra là Tự có người yêu là cô giáo đang dậy học ở PleiKu. Anh thiếu-úy trẻ hình như cũng đọc được ý nghĩ của ?oông thầy? mình; anh nhìn tôi nheo mắt nói:
    - Em có thằng bạn cùng khóa ở PĐ-530, Thiếu-Tá cho em qúa?"giang tới thăm nó thì đẹp qúa.
    Tôi nhìn người phi-công trẻ lém-lỉnh, cười rồi quay qua nói với Tự:
    - Thôi, cậu giao ông thiếu-úy này cho mình rồi đến thăm nàng. Trời này mà bất chợt ghé thăm người tình, để nhìn ?omắt em ướt, và tóc em ướt? để thấy ?omôi em mềm như mây?? thì thật là tuyệt-vời.
    Rồi tôi dúi chiếc chìa khóa xe jeep vào tay anh nói:
    - Tụi này đợi cậu tại quán ăn nơi cuối phố, từ đây về Đà-Nẵng không đầy một tiếng theo đường chim bay. Cậu còn nhiều thời giờ chán?Nhưng đừng quên ghé đón anh em đó nghe.
    ?Đó là lần cuối cùng tôi gặp Tự. Một thời gian sau, cũng vào một buổi trưa, tôi nhận được điện-thoại từ một người bạn ngoài Đà-Nẵng báo tin Tự đã hy-sinh trong một phi-vụ hành-quân, đơn-vị đang xúc tiến việc lấy xác người phi-công tuẫn quốc. Tôi lặng người đi một lúc như không muốn tin đó là sự thật?Tôi mới gặp Tự đây mà?Rồi thì cả một vùng kỷ-niệm nhạt-nhòa trong dĩ-vãng bỗng hiện ra trước mắt tôi như đang coi một cuốn phim đời?Tôi nghĩ đến gia-đình và thân nhân của Tự. Rồi tôi nghĩ đến Phượng, người yêu của Tự, không biết nàng sẽ như thế nào khi nhận được tin dữ này?Tôi cũng nghĩ đến những cuộc tình của một thời chinh-chiến; không có gì để bảo đảm cho một tương-lai đầy bất trắc cho những người trai hàng ngày vẫn lạnh lùng leo lên chiếc quan tài bay, lao vào vùng trời lửa đạn, bỏ lại một ngày cho đời mình, một ngày cho những quằn-quại đau thương của dân-tộc và một ngày cho những đôi mắt vời-vợi chờ trông nơi chốn chân mây ở tận cuối trời?
    ?Còn nhớ ngày nào, vào khoảng mùa Hè năm 1962, chúng tôi gồm mấy đứa, Tự, Nguyễn Phúc-Hưng, Sĩ-Phú, Đào-Văn-Năng, và tôi cùng nộp đơn vào Không-Quân. Vì số người tình-nguyện qúa đông nên phòng tuyển-mộ đã chia chúng tôi ra thành 2 toán. Toàn đầu, trong đó có Sĩ-Phú được gởi ra Nha-Trang và trở thành khóa 62C. Tôi và Hưng vì thiếu cân nên phải đợi tái khám và bị dồn xuống toán sau, ra Nha-Trang ngày mồng 2 tháng Giêng năm 1963 trở thành khóa 63A cùng với Nguyễn Hoàng-Dự, Mai Tiến-Đạt, Tứ, Ngô Đức-Cửu, Thặng... Còn Tự và Năng bị trục-trặc về mắt, tai, mũi, họng nên chúng tôi phải tạm chia tay?Mấy tháng sau, Hưng, Nghiêm Ngọc-Ẩn và tôi cùng một số SVSQ nữa được gọi về Bộ-Tư-Lệnh KQ làm thủ tục du học. Trong thời gian đang thụ-huấn tại NAS Pensacola, FL thì tôi được tin Tự đã hội đủ điều kiện sức khỏe để nhập Không-Quân. Riêng về phần Năng thì đành bỏ mộng đi mây về gió để trở về làm bạn với vùng xình lầy, đồng ruộng, và núi rừng trùng điệp trong Binh-Chủng Biệt-Động-Quân?Cũng kể từ đó tôi không có cơ-hội gặp lại Tự và Năng cho đến khi mãn khóa về nước, phục vụ ở Biệt- Đoàn 83, rồi đi biệt phái Đà-Nẵng thời kỳ biến-động miền Trung mới gặp lại Tự ở Phi-Đoàn Phi-Hổ 516. Riêng về Năng thì vì không cùng quân-binh-chủng nên chỉ biết anh đang sải vó ngựa hồng, miệt mài theo khói lửa?

    Là một đại cao-thủ của VoViNam, cùng nhóm với Đào Văn-Năng (Biệt-Động-Quân), Nguyễn V Tựu (Biệt Kích Dù)?Cũng như Năng và Tựu, Tự có vóc dáng và phong-độ hào-sảng của một đại-hiệp trên chốn giang-hồ trừ gian giệt bạo. Tuy là con nhà võ nhưng lại mang một tâm hồn nghệ-sỹ, Tự rất thích thơ văn. Những bài thơ mang tính cách lãng-mạn của thời chiến như ?oTha La xóm đạo? của Vũ Anh Khanh, ?oMầu tím hoa xim? của Hữu-Loan, và ?oLàng tôi? của Yên-Thao, ?oBên kia sông Đuống? của Hoàng-Cầm, hoặc Hồ-Trường của Dương B. Trạc, hay ?oBài ca Phạm Thái? của Nguyễn Đình-Toàn?Tự đều thuộc lòng. Hồi còn ở ngoài dân sự, mỗi lần gặp nhau là thế nào cũng có một đêm văn-nghệ bỏ túi cùng các bạn như Hà-Linh-Bảo, Phạm Văn-Hiến, Hồ Hải-Trân và Hoàng Hương-Trang họp mặt để đàn hát, ngâm thơ và thổi sáo,?
    Khi Biệt-Đoàn 83 giải tán, tôi được thuyên chuyển ra Đà-Nẵng, cùng ở 516 với Tự, lúc này thì anh em mới thực sự gắn bó như xưa. Chỉ còn thiếu Năng. Còn nhớ hồi ở Đà-Nẵng, một buổi sáng mùa Xuân năm Mậu-Thân, tôi cùng Nguyễn-Du thi-hành phi-vụ tuần-thám võ-trang ?oĐà-Nẵng Quảng-Ngãi Đà-Nẵng?. Chúng tôi cất cánh sớm hơn giờ dự trù, hy-vọng về đáp sớm để còn bay một phi-vụ không-hành về Sài-Gòn chúc Tết Ông Bà Bố Mẹ. Khi vừa lên cao độ bình-phi thì phát hiện một đoàn người từ hướng núi tiến ra bờ sông Hàn, và như đang định bơi qua sông để vào Đà-Nẵng. Mới đầu chúng tôi tưởng là dân chúng đi trẩy hội Tết, nên bay xuống thật thấp để làm một cái ?olow pass? chúc Tết mừng Xuân. Nhưng vừa xuống thấp khoảng 100 thưóc thì ở dưới bắn lên tới tấp. Chúng tôi hoảng hồn phóng vút lên lấy cao độ, rồi báo cáo về Panama là có một đoàn quân VC chừng một Trung-Đoàn đang định vượt sông Hàn để vào Đà-Nẵng. Panama không dám quyết định, yêu cầu chúng tôi làm vòng chờ trên cao độ đợi xin lệnh quân-đoàn I. Đoàn người ở dưới biết là đã bị lộ nên ào hết xuống sông để qua bờ bên kia. Nguyễn Du tính nóng như lửa, hối thúc tôi phải hành động ngay, vì nếu để đám quân này qua được bờ sông thì tình thế sẽ trở nên rất nguy-hiểm.

Chia sẻ trang này