1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    .
    Chiến Trường Quảng Trị Trong Mùa
    Hè Ðỏ Lửa Với Phi Ðoàn Khu Trục 518

    PÐ-518 với danh hiệu Phi Long thuộc Sư đoàn III/KQ ở Biên Hòa, được trang bị loại phi cơ cánh quạt Skyraiders có khả năng mang 4.000 cân (lbs) bom, hỏa tiển và 800 viên đại bác 20 ly. Hầu hết các phi vụ là yểm trợ tiếp cận cho quân bạn do sự chính xác, khả dụng trong thời tiết xấu và thời gian ở lâu trên vùng làm việc.
    Vào đầu tháng tư năm 1972, nếu tôi nhớ không nhầm đó là ngày 4/4/72. Mọi sinh hoạt của phi đoàn được coi là bình thường cho đến chín giờ rưởi sáng, tiếng gọi họp khẩn cấp của vị PÐ Trưởng, Th/tá Hùng, còn gọi là ?oHùng râu? được loan đi. Cái không khí ồn ào, hoang mang lẫn nghiêm trọng bắt đầu đến trong phòng hành quân của phi đoàn. Những người hiện diện bắt đầu liên lạc người vắng mặt, kể cả các phi công nghỉ trong ngày. Tất cả các phi công có mặt tập hợp ở phòng họp của phi đoàn ngay sau đó. Buổi họp chỉ kéo dài năm phút. Th/tá Hùng tiếp: PÐ-518 được lệnh đem phi cơ và tăng phái cho Ðà Nẵng một tuần. Tất cả Phi Long có hai tiếng đồng hồ để chuẩn bị.
    Th/tá T, PÐ Phó, sắp xếp các phi tuần bay ra Ðà Nẵng.
    Phi đoàn chia làm năm phi tuần và mỗi phi tuần bốn chiếc khu trục.
    Tất cả rời phòng họp. Tôi phóng nhanh để liên lạc người em vợ trong căn cứ và nhờ nó chuyển tin đi biệt phái về nhà tôi. Tôi trở về phòng để lấy những gì cần thiết cho bảy ngày tăng phái, rồi ghé qua câu lạc bộ và ăn vội một dĩa cơm trưa truớc khi trở lại phi đoàn. Tất cả phi công có mặt lần lượt ra phi cơ và cất cánh đi Ðà Nẵng.
    Ðây là lần đầu cả phi đoàn được biệt phái xa. Không ai biết cái nguyên nhân của chuyến đi. Nhưng mọi người đều liên tưởng đến cái nhu cầu khẩn thiết về hỏa lực hùng hậu của phi đoàn và khả năng tác chiến của phi công và phi cơ.
    [​IMG]
    Cái không khí mát mẻ trên một cao độ bình phi xoa dịu cái nóng chói chang trên bãi đậu phi cơ và làm khô đi cái lưng tẩm ướt mồ hôi. Những áng mây trắng bồng bền dưới đôi cánh nhẹ nhàng trôi qua trên nền xanh biếc của biển Ðông. Dãy trường sơn Tây im lìm nhấp nhô núi đồi. Ôi, miền Nam tươi đẹp!
    Phi tuần bắt đầu giảm cao độ, hợp đoàn sát cánh của bốn chiếc khu trục trông thật hùng hồn như được đơn vị địa đầu giới tuyến chào mừng. Sau ba tiếng rưỡi, tất cả phi cơ đến nơi an toàn vào lúc bốn giờ chiều. Chúng tôi được chuyển đến hai căn nhà di động (trailers) gần bãi đậu phi cơ, đó là chỗ tạm trú cho phi đoàn trong mấy ngày tới.
    Hai chiếc pick-up trucks màu xanh chở chúng tôi đến một nhà ăn trong căn cứ cho bữa cơm chiều lúc sáu giờ. Ðây là bữa cơm vui nhộn nhất từ trước đến giờ với sự họp mặt của tất cả các Phi Long. Không ai nghĩ đến chuyện không may sẽ xảy đến, nhưng rồi đây một vài người trong chúng tôi sẽ ra đi vĩnh viễn trong mấy ngày tới. Trong khi chờ đợi thức ăn chúng tôi thưởng thức những ly trà đá sau một ngày thiếu nước. Kẻ nói người nghe trong bầu không khí ồn ào của nhà ăn. Vinh hay đùa để trấn an đồng đội trước những phi vụ nguy hiểm với câu: ?oNghĩ đến đạn bắn lên làm gì? Chưa chi đã rét thì còn đánh đấm thế quái nào được??
    Sau bữa cơm chiều, chúng tôi họp tại phòng hành quân để nghe thuyết trình về tình hình chiến sự, thời tiết và địa thế vào lúc tám giờ tối. Ðây là mùa thời tiết xấu trong năm mà CSBV dùng nó để mở đầu cho cuộc Tổng Tấn Công nhằm mục đích chiếm trọn vùng I. VC vượt vĩ tuyến 17 với nhiều chiến xa T-54, PT-76 và quân xa, cùng nhiều sư đoàn chính huy đánh chiếm các căn cứ ở phía Bắc và Tây-Bắc Thị xã Dông Hà (phía Tây-Bắc Quảng Trị) trong mấy ngày qua. Ðoàn chiến xa đang hướng về Ðông Hà trên quốc lộ 1 như chỗ không người. Sư Ðoàn I /KQ không thể sử dụng phi cơ phản lực A-37 vì thời tiết xấu. Buổi họp kết thúc lúc chín giờ tối, một ngày tăng phái trôi qua.
    Ngày thứ hai đã làm cho CSBV biết thế nào là hỏa lực của KQ/PÐ-518. Vào lúc ba giờ chiều thời tiết bắt đầu tốt từ Ðà Nẵng đến Ðông Hà. Những đám mây trắng nhỏ ở cao độ năm ngàn bộ. Tất cả phi cơ A-1 được điều động cất cánh. Phi tuần do tôi hướng dẫn là phi tuần thứ nhất trên mục tiêu với hai chiếc AD-6, được trang bị 12 trái 500 cân(lbs). Sau khi liên lạc phi cơ quan sát (L-19) trên vùng để nhận tin về mục tiêu, phi tuần cách thị xã Ðông Hà năm dặm. Ðông Hà nằm về hướng Bắc sông Miêu Giang. Một chiếc cầu đúc bắt qua sông Miêu Giang trên quốc lộ 1 hướng về Quảng Trị (xem bản đồ trận chiến). Tôi nhận ngay mục tiêu là một đoàn xe hơn 100 chiếc nối sát nhau dài khoảng 3 cây số về phía Tây Bắc Ðông Hà. Chiếc T-54 dẫn đầu cách đầu cầu 300 thước. Tôi quẹo trái về hướng Tây để điều chỉnh vòng đánh theo trục Tây Bắc-Ðông Nam dọc theo quốc lộ 1 và quẹo trái sau khi thả bom. Tôi đánh 10 chiếc xe tăng đầu trong khi phi cơ số hai đánh những chiếc tăng kế tiếp. Sau lần thả thứ hai, đang lúc kéo phi cơ lên, một tiếng nổ long trời, chiếc phi cơ của tôi bị nẩy lên. Tôi hốt hoảng không biết chuyện gì, nhưng nghĩ ngay là chiếc cầu Ðông Hà đã được quân bạn cho mìn nổ xập. Tôi thấy phòng không từ đoàn xe và những cụm khói đen của 37 ly trên bầu trời. Chúng tôi thả hết bom lên đoạn đầu của đoàn xe và rời mục tiêu để bảy phi tuần A-1 kế tiếp vào đánh suốt buổi chiều hôm đó. Chiến xa BV tìm đường tẩu thoát ra hai bên quốc lộ một cách chậm chạp và khó khăn do sự cản trở lưu thông, phía Ðông và Tây của quốc lộ hầu hết là ruộng lúa, trừ đoạn đầu của đoàn xe. Tất cả các phi công đã hoàn tất nhiệm vụ giao phó trong tinh thần hăng say, bất chấp phòng không và trở về đáp an toàn.
    Ngày thứ ba 6/4/72, thời tiết trên vùng rất tốt. các chiến xa ẩn núp dưới những tàng cây to, nhưng không che dấu được cặp mắt của phi công quan sát. Phi tuần của tôi có mặt trên mục tiêu vào lúc tám giờ rưởi sáng cho hai mục tiêu gồm bốn chiến xa dưới một tàng cây gần bờ sông ở hướng Ðông quốc lộ 1, và một chiến xa ở hướng Tây. Phi tuần phá hủy hai mục tiêu dễ dàng. Phi cơ tôi bị trúng một viên phòng không 12.7 ly ở phần che bánh đáp bên phải được tìm thấy lúc vào bãi đậu. Nhiều phi tuần kế tiếp thanh toán các chiến xa ở hướng Tây và Tây Bắc Ðông Hà. Th/tá Hùng oanh kích nhiều chiến xa ở 6 cây số về phía Tây Bắc Ðông Hà. Phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không, anh cố lái phi cơ ra khỏi mục tiêu, phi cơ mất dần cao độ và cuối cùng bị cháy. Anh nhảy dù và lái chiếc dù về phía Nam Ðông Hà. CS bắn theo chiếc dù nhưng may cho anh và cuối cùng anh được quân bạn tiếp cứu.
    Ngày thứ tư 7/4/72 CSBV tiếp tục di chuyển về hướng Tây Ðông Hà trong rừng cây cao để tìm đường vào mạn Nam sông Miêu Giang. Các phi tuần khu trục tiếp tục truy kích địch về hướng Tây Ðông Hà. Ð/úy Phan Quang Tuấn sau khi hạ nhiều chiến xa và không may cho anh, chiếc phi cơ bị phòng không địch bắn rớt, không bóng dáng của chiếc dù, không một lời giã biệt, anh đã ra đi và để lại bao thương tiếc. Tôi được lệnh đi lấy một chiếc khu trục đáp khẩn cấp ở Quảng Ngải vì lý do kỷ thuật nên mất một phi vụ hành quân.
    Thời tiết bắt đầu xấu trở lại, không một phi vụ nào được thực hiện trong ngày 8/4/72. Sáng ngày 9/4/72, các chiến xa đã di chuyển xuống hướng Nam sông Miêu Giang gần chân núi và tiến về hướng Ðông, đồng thời huy hiếp một căn cứ QLVNCH nằm về hướng Tây Nam của Ðông Hà khoảng 7 cây số. Phi tuần của tôi gồm hai chiếc A-1 được trang bị 12 trái 500 cân(bls) cũng là phi tuần đầu tiên được điều động cất cánh lúc chín giờ sáng. Thời tiết rất xấu bắt đầu từ Huế, phi tuần hạ dần cao độ và bay dọc theo bờ biển với cao độ thật thấp vừa đủ thấy bờ biển trong lúc xuyên qua một đám mưa. Thật nguy hiểm! Thông thường phi vụ nầy phải được hủy bỏ vì thời tiết, nhưng vì nhu cầu khẩn thiết của quân bạn, sự nhiệt tâm của phi công, tôi tiếp tục hướng về mục tiêu. Sau ba phút phi tuần ra khỏi mưa, tôi lấy cao độ và sắp đến Ðông Hà. Tôi liên lạc phi cơ quan sát và nhận rõ mục tiêu là 20 chiến xa đang dàn hàng ngang về hướng Tây và cách căn cứ 200 thước. Trần mây dầy đặc ở cao độ 1900 bộ(ft) đã làm cho vũ khí mang theo không mấy thích ứng với mục tiêu vì phi tuần cần có một độ cao tối thiểu để thả bom cho chính xác, nếu được trang bị hỏa tiển (rocket) chống chiến xa thì tốt hơn. Phi tuần vừa đến mục tiêu thì các chiến xa xã khói đen chạy về hướng Tây. Chúng tôi vào thả hết bom ngay tức khắc trước khi chúng chạy vào bìa rừng, phi tuần xuyên qua một màn lưới phòng không của địch. Khi kéo phi cơ lên, cả hai chúng tôi đều bị chui vào mây nhưng đã gở ra được. Phi tuần kế tiếp do Ð/úy C hướng dẫn cũng báo cáo phòng không của địch bắn lên rất mạnh. Anh nói chưa bao giờ thấy phòng không bắn nhiều như vậy trong cuộc đời bay bổng của anh và tưởng sẽ bị rớt trong phi vụ nầy. Phi tuần thứ ba do Ð/úy Trần Thế Vinh dẫn, tiếp tục thanh toán mục tiêu, sau khi đánh hết bom anh còn dùng đến đại bác 20 ly. Không may cho anh, đây là Phi Vụ Cuối Cùng trong nghiệp bay của anh. Phi đoàn mất thêm một Phi Long tài ba lỗi lạc trong chuyến tăng phái nầy.
    [​IMG]
    Ngày mai là ngày đổi phi hành đoàn, PÐ Khu truc cánh quạt 514 từ Biên Hòa ra thay chúng tôi, đây cũng là lần tăng phái cuối cùng. Tôi cũng được biết một số anh em trong PÐ-514 kể lại là CSBV rất lo sợ mỗi khi có phi cơ khu trục đến mục tiêu. Một phái đoàn Mỹ từ hạm đội đến thăm viếng PÐ Khu trục, họ rất ngạc nhiên trước những phi vụ mà phi công A-1 đã thực trong thời tiết rất xấu và gọi các phi công là những người làm xiệc trên không. Lực lượng của CSBV không còn khả năng chiếm vùng I trong cuộc Tổng Tấn Công. Do bản thống kê của phòng Quân báo, Ð/úy Trần Thế Vinh hạ 21 chiến xa, tôi, Ð/úy L hạ 17 chiến xa và Ð/úy Trương Phùng hạ 16 chiến xa ...(Trương Phùng đã hy sinh cho Tổ Quốc rạng sáng 29/4/75 tại phi trường Tân Sơn Nhất). Tôi đuợc chọn và đại diện cho KQ để tham dự lễ chiến thắng tại Saigon.
    Về phía ta BTL/KQ đã quyết định đúng lúc và kịp thời gởi hai PÐ Khu trục để tăng cường hỏa lực cho vùng địa đầu giới tuyến và đối phó với thời tiết xấu trên mục tiêu vì phản lực cơ A-37 ở Ðà Nẵng không thể sử dụng đuợc. Với kinh nghiệm của phi công và tầm chính xác của Khu trục cơ A-1 đã gây thiệt hại nặng nề cho CSBV. Một khuyết điểm nhỏ là vũ khí mang đến mục tiêu đôi khi không thích ứng với thời tiết trên mục tiêu. PÐ-518 thực hiện 52 phi xuất và thả 78 tấn bom trong chuyến tăng phái. Hai phi công của PÐ-518 đã hy sinh cho Tổ Quốc và ba chiếc A-1 bị bắn rớt.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 21/03/2009
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Căn Cứ 60 Chiến Thuật KQ và PĐ532
    Song Song với kế hoặch bành trướng và hiện đại hóa Không Quân, căn cứ 60 Chiến Thuật KQ được thành lập và đồn trú Phi Trường Phù Cát từ 1972. CC60CTKQ tùng thuộc SĐ II KQ thời gian đầu, sau được chuyển sang SĐ VI KQ Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sạng SĐT.
    [​IMG]
    Phi trường Phù Cát do Không Quân Hoa Kỳ xây cất với phi đạo 10 ngàn bộ (15/33) khả dụng cho hầu hết các phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ như O2, F100, F105 và F104, Trực Thăng, Vận Tải v.v. Khi Căn Cứ được bàn giao lại cho KQVN, vị Căn Cứ Trưởng đầu tiên và duy nhất là NT Nguyễn Hồng Tuyền. Các Không Đoàn và phòng sở chính của CC60CTKQ gồm có:
    1- KĐ Yểm Cứ
    - Liên Đòan Bảo Trì Tiếp Liệu
    - Liền Đoàn Phòng Thủ: Th.
    - Phòng Nhân Viên
    - An Ninh
    - Quân Y:
    - Tài Chánh
    - Chiến Tranh Chính Trị
    2- KĐ82CT
    - Phòng Huấn Luyện
    - Phòng An Phi
    - Phòng Hành Quân Chiến Cuộc:
    - Các Phi Đoàn tác chiến: PĐ243 UH , PĐ241 Chinook
    và PĐ532 A-37 .
    - Các Phi Đoàn C7 tại Phù Cát (PĐ427, 429 và 431) sau này rời về
    Đà Nẵng và TSN.
    Phi Trường Phù Cát nằm cách thành phố Quy Nhơn khỏang 15 dặm về hướng tây bắc; Cách Quốc Lộ Một khoảng 1 dặm về hướng Tây; Quốc Lộ 19 và BTL Sư Đoàn 22 BB nằm về phía Nam của phi trưòng. Phi trường Phù Cát được dựng lên giữa một thung lũng ba mặt là núi. Ngoài thành Phố Quy Nhơn ra, các địa danh quen thuộc chung quanh CC60CTKQ còn có các quận lỵ như Phù Cát, Phù Mỹ về hướng Đông; đèo Phù Củ hướng Đông Bắc; Tam Quan, Bồng Sơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn phía bắc; mật khu An Lão phía Tây Bắc; An Khê hướng Tây. Các địa danh kể trên là những vùng tiếp cận với phi trường Phù Cát. Những danh từ nóng bỏng này chắc chắn đã trở nên rất quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào chịu khó theo dõi tin tức chiến sự hàng ngày trên báo chí cũng như TV/Radio trong thời điểm đó. Mật khu An Lão từng là chiến khu của ********* trong thời chiến tranh chống Pháp. Tin đồn rằng phần lớn đàn ông và thanh niên thuộc các vùng phía bắc Bình Định đã tập kết hoặc vào bưng ... Điều đó không biết có chính xác khổng Nhưng trên thực tế, mặc dù là một căn cứ KQ, sinh hoạt hàng ngày của anh em chúng tôi từ khi mới tới cho đến lúc ra đi khi nào cũng phải đề cao cảnh giác và luôn luôn có cảm tưởng như đang sống giữa lòng địch ...
    Vì nằm giữa đống kiến lửa nên phi trường Phù Cát đã đóng một vị trí chiến thuật rất quan trọng trong cố gắng ngăn chặn đường tiếp tê/giao liên của VC từ vùng duyên hải Bình Định vào mật khu An Lão (bộ chỉ huy Sư Đoàn 3 Sao Vàng VC) cũng như các cứ điểm của chúng chung quanh thị trấn cao nguyên Pleiku và Kontum. Phi Trường Phù Cát là cái gai hiểm hóc nằm chắn ngang cuống họng tiếp tế của VC nên VC luôn luôn tìm cách cuối phá, pháo kích và tấn công phi trường ngay từ những ngày đầu; Kể cả một lần đã liều lĩnh đánh đặc công và chiếm đồi 151 nằm sát vòng đai và trong hệ thống phòng thủ phi trường.
    Anh em KQ đã từng đáp Phù Cát thì chắc còn nhớ đồi 151 nằm sát phi đạo về hướng Tây. Đồi 151 do một Đại Đội ĐPQ đồn trú. Đồi 151 cũng là cao điểm quan sát các vùng chung quanh phi trường để báo động mỗi khi có pháo kích và chấm tọa độ phản pháo cho quân ban. Nhờ vậy mặc dù Phù Cát bị pháo kích như cơm bữa nhưng thường thường anh em chúng tôi vẫn có đủ thời giờ để sửa soạn tâm linh trước khi nghe đạn nổ. ... Vì thế cho nên mặc dù anh em KQ Phù Cát bị ăn pháo rất thường nhưng những trận pháo kích cũng qua đi rất nhanh. Lúc đầu mỗi khi nghe còi báo động thì anh em chúng tôi còn chạy ra hầm trú ẩn , sau quen đi chỉ giật mình rồi ngủ tiếp ... chúng tôi bảo nhau đạn không có mắt, rớt trúng ai ráng chịu ...
    Như đã trình bày ở phần trên, vì đồi 151 rất quan trọng trong hệ thống phòng thủ phi trường và các vùng lân cận nên đã một lần VC cả gan đánh đặc công ban đêm và chiếm được đồi 151. Nhưng chỉ giữ được ngọn đồi trong một thời gian rất ngắn rồi bị chúng ta đẩy lui. Ngày đó có lẽ là ngày bận rộn nhất của các lực lượng phòng thủ và anh em KQ Phù Cát. Vì bằng mọi giá, đồi 151 phải được chiếm lại cùng ngày. Nếu không thì chắc chắn đêm đó căn cứ Phù Cát đã bị thiệt hại rất nặng sau khi VC đã có đủ thời giờ và tầm quan sát chính xác để điều chỉnh tác xạ vào bộ chỉ huy, kho xăng, các phòng sở, cư xá và quan trọng hơn cả là các ụ phi cơ (A37 thuộc PĐ532, UH thuộc PĐ243 và Chinook thuộc PĐ241) v.v. Đó cũng là ngày mà anh em KQ đồn trú CC Phù Cát được xem cuốn phim chiến tranh sống động nhất trong đời quân ngũ. Được xem bạn mình đánh VC ngay trước mắt ... Các phi vụ trực thăng (PĐ243) tác xạ chính xác và đẹp mắt ... A-37 Gấu Đen cất cánh phi đạo 15 lấy đủ cao độ, vòng lại thả bom đồi 151 ... Đáp phi đạo 33, giúp anh em vũ khí tái trang bị tàu rồi cất cánh đánh tiếp ... Đồi 151 đã được chiếm lại cùng ngày.
    CC60CTKQ dưới sự lãnh đạo của BCH căn cứ, anh em KQ và các lực lượng bạn đã chiến đấu anh dũng và căn cứ đã đứng vững cho tới tháng Ba 1975 khi bắt buộc phải bỏ căn cứ di tản chiến thuật về phương Nam, lúc đó Buôn Mê thuột đã mất, CCKQ Đà Nẵng và CCKQ Pleiku cũng đã di tản và trách nhiệm yểm trợ cuộc rút quân có một không hai theo Tỉnh Lộ 7 của bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng đã được coi như là chấm dứt ...
    [​IMG]
    PĐ532 Gấu Đen
    Phi Đoàn 532 A-37 thuộc Không Đoàn 82 Chiến Thuật, Căn Cứ 60 Chiến Thuật Không Quân Phù Cát được thành lập năm 1972. Nhân viên của Phi Đòan đến từ các phi đoàn A-37 516, 520, 524, 526 và 528 cùng với hai vị SQLL từ các trường bay bên Hoa Kỳ mãn nhiệm kỳ hồi hương.
    Chỉ trong một thời gian ngắn, PĐ532 được bổ sung thêm quân số rất hùng hậu, phần nhiều là các phi công vừa mãn khoá từ Hoa Kỳ và các anh em bên quan sát bay xuyên huấn A-37. Cho tới tháng 3 1975, PĐ532 đã có tới gần 30 pilot khả dụng hành quân.
    Vùng Hoạt Động.
    Như đã biết, Sư Đoàn VI KQ có hai phi đoàn khu trục, PĐ530 A1 (Thái Dương) đồn trú Căn Cứ Pleiku và PĐ532 A-37 (Gấu Đen) đồn trú Căn Cứ Phù Cát. Cùng với Thái Dương, địa bàn hoạt động chính của Gấu Đen về phía Đông là vùng duyên hải phía Bắc Vùng II CT từ Tuy Hoà, Sông Cầu trở ra tới ranh giới Vùng I CT; về phía Nam từ Phú Bổn trở ra; về phía Tây và Tây Bắc có An Khê, Pleiku, Komtum và các tiền đồn như Plei Me, Lệ Minh, Chu Pao, Đức Cơ, Tân Cảnh, Võ Định, Dakto, Diên Bình, Gia Vực, đường mòn HCM v.v. Về phía bắc và Đông Bắc có các địa danh nóng bỏng như Bồng Sơn, Tam Quan, Hòai Ân, Hoài Nhơn, đèo Phù Củ v.v. Nhiều khi anh em chúng tôi cũng được chỉ định bay những phi vụ xa hơn về phía Nam để yểm trợ các chiến trường như Gia Nghĩa (Quảng Đức), ngã ba giên giới, Muôn Mê Thuột, Hà Lan v.v. Phi Công PĐ532 đã từng tham chiến tất cả các mặt trận tại các vùng kể trên, ngay cả chiếc cầu Diên Bình trên Quốc Lộ 14 phía Bắc Komtum, mặc dù không có những cuộc không tập lớn như cuộc không tập của KĐ92CT Phan Rang với 40 A-37 gồm 3 phi đoàn, anh em Thái Dương và Gấu Đen cũng đã đánh chiếc cầu này nhiều lần bằng cả 3 phương pháp: normal bomb run, BOBS và truy kích. Tuy nhiên như các NT và anh em phục vụ tại Vùng II đều biết, chiếc cầu này rất quan trọng đối với VC lại không lớn lắm nên dù bị đánh sập hoặc hư hại nặng, Công Binh VC đã sửa chữa ngay và cây cầu lại trở nên khả dụng chỉ một vài ngày sau đó, và quân ta lại đánh nữa ... Cái vòng luẩn quẩn đó cứ lập đi lập lại hoài cho đến ngày SĐ VI KQ di tản chiến thuật ...
    Trong khói lửa chiến tranh của Vùng II CT, PĐ532 đã trưởng thành mau lẹ. Cho tới tháng Ba 1975, PĐ532 đã có hơn 30 phi công khả dụng hành quân cộng thêm với số anh em A1 từ PĐ530 bay xuyên huấn A-37. Cuối tháng Ba (1975) chúng tôi được lệnh di tản về Nha Trang. Vừa đáp xuống Nha Trang chỉ kịp đổ xăng thì được lệnh bay đi Phan Rang. Ngày hôm sau lại được lệnh về Tân Sơn Nhất ... cuối cùng là Căn Cứ KQ Bình Thủy (Cần Thơ) rồi sát nhập KĐ74CT cho đến ngày thật sự tan hàng (30/04/1975).
    Một điều không biết có nên gọi là may mắn ... Trong gần 3 năm hoạt động trên hầu hết các chiến trường Tây Nguyên và duyên hải Vùng II CT, PĐ532 chỉ mất đi có hai phi công: Th/U Châu văn Yến gẫy cánh tại Chu Pao và Th/U Phạm Vàng tại An Khê. Âu đó cũng là sự hy sinh quá nhiều của anh chị em KQ . Họ và gia đình đã hy sinh quá nhiều cho một cuộc chiến nhưng chúng ta đã thua chỉ vì giới lãnh đạo qúa kém cỏi, tham ô và đã để chúng ta hoàn thoàn bị lệ thuộc vào bàn tay nhem nhuốc của các đế quốc tư bản làm lợi cho những ý đồ riêng tư của họ ... Điều đau lòng đó chắc chắn sẽ còn vương vấn mãi trong lòng anh chị em cựu quân nhân chúng ta nói riêng và tất cả con dân Việt Nam nói chung
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 15:06 ngày 24/03/2009
  3. thaison0212

    thaison0212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2008
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    60
    Pác nào chỉ em cách chia nhỏ hoặc làm giảm bớt File của video . giúp em em post lên cho 1 bộ video đến 2G nói về cuộc chiến VN-Mỹ cái nhìn từ 2 phía
    All Máy bay trong CT VN được thể hiện hết sức rõ ràng. Khá chuẩn
    Pm: son_ici@yahoo.com
  4. phungccuong

    phungccuong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    1
    Neu phim có chất lương cao và kích thước dưới 1GB thì bạn up thẳng lên www.megaupload.com rôi đưa link cho anh em tải về. Tội gì thu nhỏ phim làm giảm chất lượng, bây giờ là thời đại HD mà. Nhưng mà cho hỏi phim có tiếng việt không vậy
  5. thaison0212

    thaison0212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2008
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    60
    5 Đoạn mỗi đoạn khoảng 500MB. Phim này tập hợp các nguồn từ VN-Mỹ( có tiếng việt). Cái megaupload chả biết xài thế nào.
    Ai gần chợ bà chiểu - TP HCM. Pm em đưa cho rồi về Post nhé
    a ma post lên ADRIVE nhé. Để đưa cái link sau khi post xong
  6. c130herky

    c130herky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Huey rải biệt kích (1967) [​IMG]
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Về quả BOM thả trong Trận Long Khánh
    Trần Lý
    Trong Trận Long Khánh (Tháng 4 năm 1975), Không Quân Việt Nam Cộng Hòa có thả một quả bom đặc biệt, tiêu diệt cả Sư đoàn (?) quân CSBV, chặn đứng được cuộc tiến quân . Cho đến nay hảy còn nhiều câu hỏi quanh quả bom này và nhiều câu trả lời chưa được chính xác.
    - Đại tá Hùa Yến Lến (Tham mưu trưởng Hành quân SĐ 18 BB) gọi nó là CBU 82 (Daisy Cutter), cho rằng do Tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh SĐ 18 BB) đề nghị, và được Bộ TTM QLVNCH chấp thuận qua trung gian của Tướng Nguyển văn Toàn (Tư lệnh Quân Đoàn 3) để được sử dụng..
    - Tướng Trần Quang Khôi (Tư lệnh Lực lượng Xung Kích QĐ3) ghi lại rằng : chính Ông sử dụng 2 quả bom CBU của KQ Biên Hòa trên chiến trường Long Khánh để chặn đứng quân địch và giải cứu Chiến đoàn 52 /SĐ 18 BB của ĐT Dũng khỏi bị tiêu diệt..
    - Khi trả lời các câu hỏi của Nhà báo Vũ Mạnh Hùng trong cuộc phòng vấn dành cho Đài truyền hình Little Saigon TV tại Santa Ana và Hệ thống Truyền hình VN VBN tại New Jersey, Tướng Lê Minh Đảo cho biết : Ông không cần biết VNCH còn mấy quả bom loại này, CQ cứ tấn công thì Ông sẽ..tiêu diệt ; và các cấp chỉ huy CSBV đã nhiều lần đến Trại Tập trung để hõi Ông về quả bom này..mà họ cho là bom neutrons của Mỹ (?)
    - Nhà báo Mỹ Alan Dawson trong ?T55 days-The Fall of South VN?T thì ghi rẳng đây là các quả bom CBU được đưa từ Utapao đến Biên Hòa vào đãu tháng 4 năm 1975.
    - Tác giả Chính Đạo (Tiến sĩ Sử học), trong tâp sách 55 Ngày đêm, Cuộc xụp đổ của VNCH ghi rằng VNCH đã sử dụng cả CBU lẫn ?~Daisy Cutter?T (nghĩa là 2 loại bom..khác nhau !) tại Mặt trận Long Khánh.
    - Tác giả Nguyển đức Phương trong ?~Những Trận đánh Lịch sử trong Chiến tranh VN 1963-1975 cho rằng : Tướng Toàn đã ra lệnh thả 2 quả Daisy Cutter tại Trận Long Khánh và giải thích lý do chỉ 2 quả được thả (trong số 5 quả còn lại) vì Hà nội phản kháng (!)
    - Tác giả Trọng Đạt trong bài ?~Trận Xuân lộc Chiến thắng cuối cùng?T (Nguyệt San Việt Nam Online) có ghi khá nhiều chi tiết về các quả bom này kể cả tên (viêt tắt) của các phi công đã thả (xin xem phần dưới) các quả bom đặc biệt này..
    - Viện Khoa Học Quân sự của CSVN thì ghi lại (theo tài liệu của Dawson) là KQ VNCH đã thả 1 quả bom CBU-55 xuống Ngã ba Dầu Giây Long Khánh vào ngày 21 tháng 4 năm 1975.
    - Như vậy..quả bom thả tại Long Khánh là bom gì ?..Tác dụng của các quả bom này đã khiến CS phài la hoảng..thì tại sao lại chỉ thả 1, 2 quả..và ai thả ?
    -Từ CBU..
    Chiến trường Việt Nam đã được xem là nơi Hoa Kỳ thử nghiệm rất nhiều loại võ khí, từ võ khí quy ước đến những võ khí điện tử tối tân. Cũng tại VN, Hoa Kỳ đã tiêu thụ được khá nhiều bom-đạn còn tồn trữ từ sau Thế chiến thứ 2. Một trong những vũ khí được KQ HK sử dụng nhiều nhất là bom, và bom còn được chia thành 2 nhóm : Bom khôn (Smart bomb) và Bom..ngu (Dumb bomb). Bom ngu, dĩ nhiên là do Phi công thả và do tài của Phi công để bom rơi trúng mục tiêu, còn Bom khôn thì được điều khiển bằng laser, radar..để tự tìm đến mục tiêụ
    [​IMG]
    Một trong những sáng kiến về Bom mà các kỹ sư võ khí HK đưa ra áp dụng tại VN là CBU hay Cluster Bomb Unit. Thật ra CBU chỉ là một áp dụng của việc nghiên cứu về loại vỏ khí có tên là Rổ bánh mì Molotov (Molotov bread basket) dùng năm 1937 trong Trận Nội chiến Tây Ban Nhạ Rổ bánh mì, đơn giản, chỉ là một thùng lớn chứa nhiều quả bom nhỏ để khi phi cơ thả xuống, thùng mở ra và rải các quả bom nhỏ trên một diện tích rộng lớn. Như thế Cluster Bomb hày Bom chùm chỉ có mục đích là mở rộng vùng sát thương của Bom khi thả xuống mục tiêụ.
    Tại chiến trường VN, nhiều loại CBU đã được chế tạo : loại chống bộ binh là loại thường được dùng nhất, rồi đến loại chống chiến xa, chống các tiếp liệu quân sự.. có loại chứa đầy mìn và có loại chứa nhiên liệu đặc gây cháy..
    - CBU chống bộ binh cũng có nhiều loại như CBU-24 chứa 600 quả bom nhỏ cở trái banh golf, mỗi quả golf nhỏ này khi nổ còn phóng ra 300 mảnh thép nhỏ chứa bên trong; CBU-46 bom chùm dạng như quả dứa, khi nổ còn tung mảnh ra xa hơn, vùng sát thương rộng hơn..Các loại CBU này thường được KQ HK sử dụng khi bay tấn công đường mòn HCM..
    - Một trong những loại CBU chống chiến xa được dùng tại VN là MK-20 Rockeye, khi nổ sẽ phóng ra những bom nhỏ hình mũi tên dài 9 inches, chứa đầu nổ có thể xuyên phá lớp vỏ thép của chiến xa..
    - Về CBU chứa mìn : 2 loại chính dùng trên chiến trường VN là Dragonteeth và WAAPM (Wide Area Anti Personnel Munition). Dragonteeth chứa những mìn nhỏ có khả năng gây mất..chân binh sĩ địch khi nổ, nhưng không gây..chết người còn WAAPM, được giử rất bí mật trong chiến tranh VN : WAAPM được thả xuống trong các thùng nhựa plastic, khi chạm đất sẽ phóng ra các sợi thép mỏng manh như chân nhện, nếu chạm vào sợi thép, mìn sẽ nổ.. Bom được dùng thể thả vào các ổ phòng không của CSBV.
    - Loại CBU thứ tư là là loại Bom chùm gây cháy (Cluster bomb incendiary device). Loại bom này cũng có tên là Fuel Air Explosives CBU-55 là bom thuộc loại này, chứa nhiên liệu propane : CBU-55 nặng 750 pound (khoảng 340 kg) gồm 3 ngăn: một ngăn chứa propane, một ngăn chứa hỗn hợp khí khác và một ngăn chứa ngòi nổ. CBU-55 dài khoảng 2.3 m, đường kính 0.36 cm. Có 2 loại CBU-55 : Loại thứ nhất CBU-55/B chứa 3 bom BLU-73A/B đặt chung trong Hệ thống chứa SUU-49/B và loại thứ nhì là CBU-55 A/B chứa 3 BLU-73A/B trong thùng SU-49 A/B. Sự khác biệt là SUU-49B chỉ có thể thã bằng trực thăng hay phi cơ bay chậm, trong khi đó SUU-49A/B có thêm vi đuôi xếp lại nên có thể thả bằng các phi cơ bay nhanh như A-37, OV-10.. Các bom BLU nhỏ nặng khoảng 45 kg chứa ethylen oxyde lỏng. Khi nổ bom sẽ làm văng các giọt ethylen, tạo thành một đám mây nhiên liệu đường kính từ 17-25 m ở độ cao 2-3m. Đám mây này được kích hỏa bằng một ngòi nổ.. tạo thành một quầng lửa gây ngạt do thiếu oxy cho các sinh vật trong vùng..
    Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam của Hà nội thì tại Việt Nam CBU-55 đã được sử dụng tại chiến trường Quảng trị (1972) và tại Bến Tre (tháng8-72) thả xuống ấp 1, xả Tam Phước và giữa tháng 7-1973, thả xuống Giồng Trôm.. Cũng theo CSBV, thì CBU-55 cũng là quả bom thả xuống Xuân lộc trong tháng 4 năm 1975 ?!.
    Trong bài :?TKỷ niệm nhỏ với Đồng đội Chiến trường xưa?T trên Nguyệt San Việt Nam On-line, Tác gỉa NgyThanh ghi lại như sau : ?~ Khi chiến xa T-54 của Cộng sản từ Tỉnh lộ 8B ở thôn Cam Võ trên bờ Bắc tràn qua sông Miếu Giang, Bộ TTM QL VNCH bí mật cho phép sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN loại bom CBU-55. Trưa 1 tháng 5 năm 1972, sau khi ném ?~trái bom nguyên tử bỏ túi?T vào đoàn xe tăng đang vượt cầu Đông Hà và làm cả đoàn xe chết khựng ngay trền cầu, Thiếu úy phi công Nguyễn Hàn mang chiếc A-37 về lại Phi đoàn 528 ở Đà Nẵng bình an.. (Thiếu Úy Nguyễn Hàn sau đó đã hy sinh trong một phi vụ yểm trợ cho TĐ 8 TQLC vào đầu tháng 10-1972 tại Chợ Sài (Quảng Trị)
    .. đến Daisy Cutter :
    Chiến trường VN được các Nhà quân sự Mỹ xem là chiến trường của trực thăng, vì trực thăng giữ nhiều vai trò quan trọng như đổ quân, chuyển tiếp liệu, tản thương.. Trực thăng rất cần có được những bải đáp an toàn, đũ rộng để xoay trở tại những vùng rừng rậm nơi chiến trường. Nhu cầu được đaạt ra cho Bộ Chỉ huy QL HK là tìm một loại bom nào có đủ sức công phá để tạo ra một khoảng trống càng rộng càng tốt có thể dùng làm bãi đáp cho trực thăng.
    [​IMG]
    Năm 1968, khi kiểm soát lại các kho tồn trữ võ khí, một sĩ quan KQ HK đã tìm được một số bom loại 4.5 tấn (10,000 lb) lưu trữ tại Trung Tâm tồn trữ võ khí của KQ tại Căn cứ Kitland (New Mexico). Đây là những quả bom của thập niên 50, khi Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật HK còn sử dụng các Pháo đài bay B-36 làm lực lượng răn đe chính. B-36 đã được thay thế bằng các B-52 trong thập niên 60. KQ HK đã nghĩ rằng các quả bom 10,000 lb này có thễ sẽ đáp ứng được nhu cầu của Lục quân cho Lực lượng trực thăng ?
    Nhưng vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là : làm cách nào để thả những quả bom khổng lồ này ?
    Không quân, trên nguyên tắc, sẽ là quân chủng đảm nhận việc thả bom, nhưng ngay lúc này KQ HK không có loại phi cơ phóng pháo nào để thả được quả bom cỡ này : Bom không thể đưa vào khoang bụng của B-52, còn các phi cơ loại phóng pháo- chiến đấu như F-100, F-105.. lại không chở nổi loại bom quá nặng này, và biện pháp sau cùng là dùng các trực thăng hạng nặng hay Phi cơ vận tải để thả chúng..Có thể dùng trực thăng, nhưng với sức nặng của quả bom thì chỉ một vài loại trực thăng có đủ khả năng để chở nổi chúng : Trực thăng cần cẩu khổng lồ của US Army loại CH-54 Skycrane có thể đeo được 1 quả, nhưng bay quá chậm và mỗi phi vụ chỉ thả đưỡc 1 quả nên chi phí để thả quả bom tăng lên quá cao.
    Biện pháp thứ nhì là dùng Phi cơ vận tải C-130 : C-130 đã được dùng trong các phi vụ thả dù tiếp tế, khoang bụng đủ lớn để có thể chở một lúc 2 quả bom và hơn nữa tầm hoạt động của phi cơ cũng rất thích hợp.. nhưng vì Lục quân muốn dùng trực thăng nên họ dành quyền thả trước và không đạt được kết quả mong muốn !
    Đến tháng 6 năm 1968, Chương trình dùng C-130 để thả những quả bom này được giao cho Không đoàn Vận tải Chiến thuật 463 tại Căn cứ KQ Clark (Philippines) nghiên cứu thực hiện. Thiếu tá Robert Archer, thuộc Phi đoàn 29 (KĐ 463) là ngưới đã thử thả những quả bom đầu tiên tại Căn cứ Kirtland.
    Tháng 10 năm 1968, những quả bom đầu tiên được thả thử tại Vùng 1 CT dùng Hệ thống Radar MSQ-77, hướng dẫn mục tiêu, đặt dưới đất tại PleiKu và Huế. Từ tháng 12-1968, bom được thả thử theo sự hướng dẫn của các Hệ thống radar thuộc TQLC HK, và từ mùa Xuân 1969, bom 10,000 lb đã được thả thường xuyên với tên gọi là Hệ thống võ khí M121
    Ngay từ đầu, việc chọn C-130 để thả bom đã được xem là rất thích hợp. Một phi cơ C-130 có thể cất cánh từ Cam Ranh, chở 2 quả bom, có thể thả tại bất cứ mục tiêu tại Nam VN chỉ sau 1 giờ baỵ Các phi công của KĐ 463 có lẽ là những nhà thả bom chuyên nghiệp nhất, thả theo sự chỉ dẫn của radar MSQ-77 và theo tín hiệu của các nhân viên điều hành dưới đất.
    Để biến đổi một phi cơ vận tải C-130 bình thường sang thành phi cơ thả bom 10,000 lb, cần phải sửa đổi hệ thống liên lạc trên phi cơ để chuyên viên kỹ thuật ?~chất và thả hàng?T (loadmaster) ở trong khoang hàng hóa, có thể theo dõi được các làn sóng phát đi từ đài đặt dứới đất. Mỗi C-130 còn được trang bị thêm Hệ thống thả hàng 463L : gồm nhửng đường rầy đôi đặt trong khoang bụng phi cơ để giúp kiểm soát ?~hàng?T đặt sẵn trên một giàn gỗ (pallet), và khi thả thì sẽ thà cà..giàn. Bom đặt trên giàn và được đưa trực tiếp vào khoang bụng phi cơ.
    Giàn bom được thả bằng dù, khi ra khỏi bụng phi cơ, dàn tự vỡ tung ra và bom được rơi tự động, giữ chậm lại bằng một dù nhỏ hình tam giác. Một ngòi nổ xuyên qua cây cối gắn nơi mũi bom sẽ được khởi động bằng một chong chóng nhỏ : khi bom chạm đến cây sẽ phát nổ, đốn ngã hết cây cối trong vùng như..chém hoa cúc (daisy cutter), và kết quả là tạo ra một khu vực tròn, trụi cây, có thể rộng đũ để 1 đến 3 trực thăng đáp xuống. Nhưng nếu ngòi nổ gắn nơi đảu bom bị tịt, thì ngòi nổ thứ nhì gắn nơi đuôi bom sẽ giúp gây nổ. Bom thường được gây nổ ở độ cao khoảng 6 m trên mặt đất và tạo ra một bãi đất trống đường kính khoảng 100 feet (33 m).
    Như thế : Daisy Cutter là tên , đầu tiên, đặt cho Hệ thống võ khí M-121 này
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    ..và những quả bom thả tại Long Khánh..
    Đến 1970, loại bom 10,000 lb còn lại từ Thập niên 50 đã được sử dụng hết. Trung tâm Võ khí HK đã chế tạo loại bom mới, khác hơn, dùng nhiên liệu lõng, pha trộn với thuốc nổ TNT, đặt trong những ngăn khác nhau (do đó có thể xem là một loại CBU).
    Loại bom này với ký hiệu BLU-82 nặng đến 15,000 lb, hình dạng như một bình chứa gaz propane khổng lồ dài 141.6 in, đường kính 54 in và được thả theo cùng phương thức như thả M-121. Đầu đạn của BLU-82 chứa 12,600lb nhiên liệu gây nỗ gồm ammonium nitrate, bột nhôm và nhựa dẻo polystyren.
    BLU-82 được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN vào ngày 23 tháng 3 năm 1970 và KQ Chiến thuật HK đặt tên cho chiến dịch thả bom này là Commando Vault BLU-82 đã được dùng trong cuộc hành quân qua Campuchea (70), để tạo các bãi đáp cho trực thăng, pháo binh. Trong cuộc hành quân Lam sơn 719 của QL VNCH qua Lào, một số BLU-82 cũng đã được thả. Năm 1971, khi Không đoàn 463 HK giải tán, việc thả BLU được giao cho KĐ 374 Chiến thuật và đây là KĐ C130 sau cùng của HK hoạt động tại Đông Nam Á.
    Khi sử dụng để đánh nơi tập trung quân cũa CQ, BLU-82 được thả, lúc rơi xuống cao độ 30 m, nhiên liệu rãi tỏa thành đường dài đến 300m, và đám mây nhiên liệu này được kích nổ, khi cháy nổ sẽ hút hết dưỡng khí trong một vùng, gây ngạt thở và tạo ra một chấn động theo sau..
    .. Ai thả và ai..cho phép thả..?
    Không quân VNCH có 2 chiếc C-130, trang bị hệ thống thả BLU-82. Tổng cộng số BLU được giao cho KQ VN là 17 quả (trong một lớp huấn luyện cấp tốc bên Hot Cargo, thuyết trình viên cho biết sẽ mang từ Thai Lan sang ..15 trái (?).
    Chiếc phi cơ sau cùng của KQHK bị tổn thất tại VN là một chiếc C-130 bay từ Căn cứ Clark đến TSN, chở 2 quả BLU-82 để giao cho VNCH..
    Theo tài liệu của Tác giả Trọng Đạt trong bài ?~Trận Xuân lộc, Chiến thắng cuối cùng?T trên Nguyệt San Việt Nam On-line thì qua cuộc phỏng vấn Đại Úy NHL , Phi công VN đầu tiên thả Daisy Cutter thì :
    Đại Úy NHL đã thi hành 3 phi vụ thả 3 trái bom :
    - Trái thứ nhất thả ở Bắc Khánh Hòa
    - Trái thứ 2 ở phía Tây Nha Trang
    - Trái thứ 3 , không nhớ địa điểm, nhưng nhớ là thuộc phi vụ sáng 24-4-75 (?)
    Đại úy NHL cho biết : Khoảng 10 ngày trước khi Sài gòn thất thủ, phía My yêu cầu Không đoàn 53 Chiến thuật (thuộc SĐ 5 KQ VNCH) cử 2 sĩ quan thả bom cao độ xuất sắc để thả bom Daisy Cutter mục đích lảm chậm lại cuộc tiến quân của CSBV. KĐ 53 CT cử 2 sỉ quan trưởng phi cơ xuất sắc nhất trong việc thả bom cao độ là Đại Úy NHL thuộc PĐ 437 và Thiếu tá ĐQA thuộc PĐ 435..
    Ngoài ra Đ/u cũng cho biết KQVN CH đã thả tổng cộng 10 quả Daisy Cutter, nhưng không nhớ thả lúc nào và thả tại đâụ Các quả bom do Th/t ĐQA và Th/t HN thả.
    Tuy nhiên, một thân hữu KQ qua e-mail riêng có cho biết :
    ?~.. Theo tôi biết, quả thả vào Xuân lộc 90% là do Th/T Nguyễn Tấn Minh PĐ 435. Thiếu tá Nhân , Th/tá Ngô Xuân Nhật PĐ 437 cũng đã thả BLU nhưng không chắc có phải tại Xuân Lộc không ?.
    Một thân hữu khác cho biết Phi công NHL có thể (?) là Đ/u Mạc Hữu Lộc và ngoài ra còn các phi công Nguyễn Quế Sơn và Đ/u Của cũng có khả năng thả các BLU-62.

    Về con số bom BLU-62 giao cho VNCH : các tài liệu hiện có vẫn chưa đồng ý với nhau :
    - Tập ?~Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa?T trang 197 viết :
    ?~?T..Trận Xuân lộc..Trong trận này các vận tải cơ C-130 Hercules thực hiện 150 phi xuất oanh tạc, sử dụng bom xăng ?~tự chế?T (gồm nhiều thùng xăng 200 lít có gắn ngòi nổ), bom chùm (gồm 3,4 trái bom nổ liên kết lại), và đặc biệt là bom CBU loại 7 tấn (15,000lb) Daisy Cutter, có sức công phá bình địa một vùng đường kính 150 m và sức sát hại trên một quy mô rộng lớn. Trái CBU đầu tiên được thả xuống cách Xuân lộc 4 km, đã khiến cả thành phố bị rúng động và mất điện, đưa tới những tin đồn B-52 oanh tạc trở lại, kết quả trọn Bộ Chỉ huy SĐ 341 của CSBV bị tiêu diệt.. Trước sau đã có 9 trái CBU được thả xuống Xuân lộc và các khu vực phụ cận..?T
    - Tác giả Robert Mikesh trong ?~Flying Dragons : The South Vietnamese Air Force?T ghi lại (trang 141) : ?~ Việt Nam được cung cấp tất cả 17 quả Daisy Cutter, .đả thả 15 quả, chỉ còn lại 2 quả..?T
    .. Ai ra lệnh thả..
    Cho đến nay, sau hơn 30 năm các quả bom được thả..câu hỏi ai ra lệnh thả những quả bom này.. vẫn chưa có câu trả lới chính thức.. !
    Theo hệ thống quân gian thông thường, quyết định thả bom sẽ được Bộ TTM ban hành theo yêu cầu của Vị Tư lệnh chiến trường và KQ sẽ thi hành quyết định nàỵ(Trong Hồi Ký của ĐT Cao văn Viên thì đây là những yêu cầu bình thướng theo Hẹ thống Chỉ huy của QL VNCH) . nhưng trên thực tế Chiến trường VN vào những ngày cuối cùng của VNCH có nhiều điều phi lý và.. khó giải thích !
    - Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 cho biết :
    ?~...Sau khi Phòng tuyến của Chiến đoàn 52BB tại Ngã Ba Dầu Giây Long Khánh.bị vỡ vào đêm 15 tháng 4 năm 1975, Ông đã xin Bộ TTM cho ném bom Daisy Cutter để ngăn sức tiến quân của CSBV. Sáng 16 tháng 4 vào lúc 11 giờ sáng 2 trái bom đã được thả..xuống khu vực đóng quân của CS BV tại khu vực từ Định Quán xuống Ngã Ba Dầu Giây, loại khỏi vòng chiến hơn 10 ngàn quân CS, phá hủy nhiều Chiến xa và đại pháo của CS..Tôi đã đề nghị thả thêm 5 bom Daisy Cutter nữa.. nhưng được thông báo là tuy còn bom nhưng..không còn đầu nổ !?T.
    - Tường Trần Văn Nhật (Tư lệnh SĐ 2), viết trong Hồi Ký :
    ?~..Chính Tướng Toàn là Tư lệnh Chiến trường đã chấp thuận cho sử dụng 2 trong số 6 trái bom (vì chỉ còn có 2 đầu đạn) Daisy Cutter..thả xuống yểm trợ cho mặt trận Xuân lộc...Đáng lý ra chúng ta có đến 27 trái bom này theo quyết định của ĐT Weyand trong chuyến viếng thăm VN vào tháng 2/75 cùng với Ông Phụ Tá Bộ trưỡng QP Eric Von MarbodẨRất tiếc chỉ có 6 trái đến được VN vào cuối tháng 4/75 và không hiểu tại sao chỉ có 2 ngòi nổ?T
    - Vào những ngày cuối cùng của VNCH, Hệ thống Chỉ huy Quân sự của QL VNCH đã gặp nhiều trắc trở, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, tuy không còn chức vụ chính thức trong KQ, đã ..tự động trở về Quân đội và..vẫn ra lệnh được cho các..phi công !Trong ?~The Buđha?Ts Child?T (trang 331) Ông ghi lại :
    ?~..vì quả bom có sức công phá mạnh, nên TT Thiệu sợ rằng ..sẽ có kẻ ném quả bom này vào Dinh..do đó chỉ được phép sử dụng bom do chính Ông Ta quyết định (?).. Một hôm Phòng Hành quân yêu cầu yểm trợ..Tôi không có sẵn võ khí trong tay, nên yêu cầu Vị Chỉ huy KQ cho thả , ông cho biết không có thẩm quyền. Tôi yêu cầu Vị Tổng Tham mưu trưởng..câu trả lời tương tự.. Tôi gọi nhiều Vị Tưóng khác, tất cả đều cùng câu trả lớị Tôi biết nếu tôi gọi Thiệu, ông ta sẽ..còn phải suy nghĩ, do đó tôi gọi Thủ Tướng Khiêm..Ông trả lời ..tùy tôi và sau khi tôi giải thích nhu cầu của tình hình.. Ông Khiêm cho biết : Đồng ý..Tôi gọi lại cho Vị Chỉ Huy Hành quân và nói: OK , thả các quả bom.?T Ông này..chấp nhận thi hành lệnh cũa tôi.. và các quả bom được thà ?~.
    Trần Lý (Tháng 3 năm 2009).
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến về bài Về quả BOM thả trong Trận Long Khánh
    Trần Lý

    Đọc bài khảo cứu rất công phu và nhiều chi tiết đáng quý, xưng đáng là một tài liệu cho "VNCH-Không Quân Chiến Sữ" tuy nhiên có những điểm, nghĩ rằng cần phải "điều chĩnh"
    Với sự hiểu biết hạn hữu, nhưng có thể nói là chính xác, vì bản thân tuy không thả trái "bom con ..voi" này lần nào, nhưng không lạ gì với những trận đánh BOBS, trong trân chiến Xuân Lộc, đã rất nhiều ngày, và đêm, mỗi lần 3 chuyến, mỗi chuyến thả hoặc 48 trái bom 250, 500 lbs, hay 24 trái 750 lbs.
    Cũng từng học "khoá cấp tốc" tại Hot Cargo, đã từng "sờ soạng" khối bom BLU và đã không ngớt trầm trồ khi vuốt ve cái "ngòi nổ dài quá khổ", cũng như làm thế nào để không ngạc nhiên khi chiếc C-130 sau khi release bom, sẽ ngóc đầu lên như con ngựa chứng....
    Nổ hơi nhiều, nhưng đó là sự thật, để back up những điểm sau:
    Về quả BOM thả trong Trận Long Khánh
    Trần Lý
    Không quân VNCH có 2 chiếc C-130, trang bị hệ thống thả BLU-82. Tổng cộng số BLU được giao cho KQ VN là 17 quả (trong một lớp huấn luyện cấp tốc bên Hot Cargo, thuyết trình viên cho biết sẽ mang từ Thai Lan sang ..15 trái (?).
    Không nhất thiết chỉ có 2 chiếc C-130 có trang bị hệ thống, tất cả C-130 đều có thể modify dể dàng, bom BLU-82 được đặt và cột chặt trên 1 chiếc pallet nhôm, rất quen thuộc của C-123, C-130
    Chiếc phi cơ sau cùng của KQHK bị tổn thất tại VN là một chiếc C-130 bay từ Căn cứ Clark đến TSN, chở 2 quả BLU-82 để giao cho VNCH..
    Chiếc C-130 này của USAF bị pháo kich trong lúc taxi trên NS taxiway, vào sáng 29/04/75 trong 1 phi vụ cầu không vận của DAO, không có trái bom nào trên đó,

    Theo tài liệu của Tác giả Trọng Đạt trong bài ?~Trận Xuân lộc, Chiến thắng cuối cùng?T trên Nguyệt San Việt Nam On-line thì qua cuộc phỏng vấn Đại Úy NHL , Phi công VN đầu tiên thả Daisy Cutter thì :
    Đại Úy NHL đã thi hành 3 phi vụ thả 3 trái bom :
    - Trái thứ nhất thả ở Bắc Khánh Hòa
    - Trái thứ 2 ở phía Tây Nha Trang
    - Trái thứ 3 , không nhớ địa điểm, nhưng nhớ là thuộc phi vụ sáng 24-4-75 (?)
    Nếu Đ/u NHL= Đ/u N H L, TPC C=130, thì xin phép làm mất lòng nhau 1 tí, hình như 24/04/1975 D/u NHL đâu còn ở Việtnam?
    Đại úy NHL cho biết : Khoảng 10 ngày trước khi Sài gòn thất thủ, phía M³ yêu cầu Không đoàn 53 Chiến thuật (thuộc SĐ 5 KQ VNCH) cử 2 sĩ quan thả bom cao độ xuất sắc để thả bom Daisy Cutter mục đích lảm chậm lại cuộc tiến quân của CSBV. KĐ 53 CT cử 2 sỉ quan trưởng phi cơ xuất sắc nhất trong việc thả bom cao độ là Đại Úy NHL thuộc PĐ 437 và Thiếu tá ĐQA thuộc PĐ 435..
    Tuy không cùng PD, nhưng trưởng phi cơ C-130 gần như biết nhau cã, và nghĩ mãi, vẫn không biết ai là T/t HN? (Không thể là Tr/t Hoàng Nuôi); T/t ĐQA, có thể là T/t ĐQV ? nếu thế, tuy cùng cấp bực T/t, nhưng ở C-130 có T/t bực thầy, và T/t bực ...học trò. Thầy, trò chánh hiệu .
    T/t Nguyễn Tấn Minh PD 435, T/t Nguyễn Văn Nhân, T/t Ngô Xuân Nhựt PD 437, là những thiếu tá bực thầy!
    ?T..Trận Xuân lộc..Trong trận này các vận tải cơ C-130 Hercules thực hiện 150 phi xuất oanh tạc, sử dụng bom xăng ?~tự chế?T (gồm nhiều thùng xăng 200 lít có gắn ngòi nổ), bom chùm (gồm 3,4 trái bom nổ liên kết lại),
    Trong giai đoạn này, C-130 không còn đánh hoả công bằng 55 gallon drum lâu rồi, có thể tác giả lộn với những trận bom dây (giống như B52) của VNAF C-130 dùng bom 250, 500 và 750lbs.

    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 01/04/2009
  10. PVND09

    PVND09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2009
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Ảnh vi phạm, Maseo del!
    được maseo sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 09/04/2009

Chia sẻ trang này