1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Chuyện chiếc phi cơ đó thì bàn chán rồi, "Vụ án tản thất quân dụng" cũng đăng ở đây rồi, thêm câu chuyện về nó thôi chứ lạ gì đâu.
    Mấy chiếc ảnh ở trên quỳ đẹp nhể!
    Danh sách máy bay VNCH 1954-1964:
    Aircraft type: Number Country of origin: Year delivered:
    L-19A Birddog 20 USA 1954
    C-47 Dakota 16 France 1954
    Fletcher FD-25 4 Japan 1954
    Beech 18 10 USA 1954
    F8F Bearcat 25 France 1954 - 1956
    T-6 Harvard 55 USA 1954 - 1956
    C-47 Dakota 16 USA 1956
    H-19 Chickasaw 5 USA 1958
    U-6 Beaver 2 Canada 1958 - 1959
    Bell 47G (H-13) 2 USA 1960
    T-28 Trojan 70 USA 1960 - 1962
    B-26 Invader 4 USA 1961
    UH-1 Huey 15 USA 1961
    A-1E/A-1H Skyraider 150 USA 1961 - 1962
    C-7 Caribou 5 Canada 1961 - 1962
    H-19 Chickasaw 5 USA 1962
    C-47 Dakota 20 USA 1962 - 1963
    Cessna 185(T-41) 25 USA 1962 - 1963
    H-34 Choctaw 80 USA 1962 - 1964
    Được FDDinh sửa chữa / chuyển vào 01:06 ngày 26/04/2009
  2. c130herky

    c130herky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Không mang mục đíc tuyên truyền! Chỉ dành riêng cho bạn nào có hứng thú muốn biết một chút thêm về những gì "có thật" và đã xảy ra.
    Sơ đồ các đơn vị thuộc KQVNCH tính đến thời điểm 1965.
    Bạn nào không thích, hoặc khó chịu, các bạn có thể ignore cũng được :)
    [​IMG]
  3. c130herky

    c130herky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Cũng nói về "tản thất quân dụng", bạn nào biết chuyện, hẳn sẽ biết về chiếc này (serial number 95-690)
    Chú thích: trong bảo tàng Trung Cộng.
    [​IMG]
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác có sơ đồ tổ chức KQ VNCH vào các năm 1968, 1972, 1975 không ạ?
  5. c130herky

    c130herky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Copyright thuộc về nhóm các bạn trẻ tại Úc đang thu thập tài liệu để thực hiện 1 project về KL VNCH từ lúc hình thành đến thời điểm tan hàng. Tôi chỉ giúp đỡ những gì trong khả năng của mình.
    Vì project vẫn chưa hòan thiện, nên tôi chỉ có bản copy với low resolution như bạn thấy. Mặc dù tôi không tin tưởng một số trong các bạn ở đây đủ open để chấp nhận đọc những lọai thông tin như vậy, nhưng theo tôi, đây là 1 project rất có giá trị. Vẫn đang chờ ngày hòan thành.
    Cám ơn vì sự quan tâm, người bạn :)
  6. bura8x

    bura8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    những gì đã thuộc về lịch sử thì nên được đọc và tìm hiểu bác ạ.
    Thực ra mọi người đều rất hoan nghênh các tư liệu, thông tin từ nhiều phía, với điều kiện không được đính kèm theo các lời bình luận cá nhân mang tính khiêu khích, hoặc là mỉa mai đối phương, tâng bốc phe mình. (đây là trò của PVND đã bị nhiều người phản đối)
    Bác có tư liệu gì thì cứ post lên đây, đừng ngại gì cả. Bác có thể thấy topic này được bác ghettoboy đóng góp rất nhiều và được mọi người rất hoan nghênh và ủng hộ. Bác có thể làm như vậy
  7. c130herky

    c130herky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Công việc hiện tại đòi hỏi tôi phải vắng nhà thường xuyên. Nên nếu có điều kiện và thời gian, tôi sẽ làm những việc trong khả năng của mình.
    Thân,
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Kỷ niệm 30-4 phát nhể
    "30-4 có triệu người vui vì sẵn máy bay trong tay để vù ra hạm, và cũng có triệu người buồn vì bị triệu người vui kia bỏ lại"- trich Khong luc trong CTVN.
    ?o LÔI VŨ? P/ Đ 221-52 (30-4-1975)
    Lúc 4 giờ chiều ngaỳ 29-4 -1975 vần vũ trên hải phận Vũng Tàu chiếc trực thăng cuả chúng tôi laị là chiếc thứ tư, chiếc cuối cùng trong đoàn trực thăng Lôi Vũ phi đoàn 221 Biên Hoà tìm ra hạm đôị 7. Đồng hồ 20'''' xăng đã nổi lên từ lâu.
    Phi cơ bay trong điều kiện thời tiết tốt, nhưng rất căng thẳng vì chưa tìm được bải đáp ở giưã cảnh biên trơì mênh mông. Cuối cùng tìm được hạm đôị nhờ cột khói mà chiếc ghe dân đánh cá, người ta đốt lên để làm tin hiêụ. Tôi quay sang nhìn lai phi hành đoàn ngồi trong phi cơ lần cuối:
    Đ/tá Phước (Cậu cuả Lê Phát Đạt khoá 4 httt ) ngươì từ ngoaì Đà Nẳng di tản vaò găp chúng tôi ở Nhà Bè rôi tháp tùng đi chung, vị naỳ đang loai quay móc trong tuí aó lon lá mang lên ngực, bên cạnh ông còn có một vị Đ/tá khác mang tên Vy hay Vỹ tôi không chăc lắm, nhưng khi lên taù tôi có nghe giới thiệu ông là sư đoàn phó sư đoàn I KQ/Đà Nằng. Bên cạnh hai vị sĩ quan cao câp naỳ tôi còn laị ngươỉ bạn già, là Nguyên chân Haĩ ?~già háp 72E?T gương măt lúc naò cũng hiên hòa, vô tư.
    Từ lúc tìm đươc hạm đôị Phi đôị trưỏng ngôì trên ghế trưởng phi cơ Đ/uý Trân Nghĩa Hưng vẫn điêm tỉnh tiêp tục bay, không một dâú hiêụ naò cho thâý anh có sự thay đôỉ. Còn tôi trong đâù ngổn ngang trăm môí, lo lắng nhiều quá, rồi mất ngủ bao nhiêu đêm từ khi rời khỏi tổ ấm Biên Hoà, đến lúc này trí óc vô tư lự chẳng biết lòng mình rõ ràng là mừng hay lo nửa!
    Đêm hôm trước ờ căn cứ Haỉ Quân Nhà Bè,chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng cú đáp cuôí cùng để đơì cuả Hà Bá ( 72F). Ôi! baỉ đáp thi quá chật chỉ vưà y chang một khoảng trống cho chiếc trực thăng. Trên bâù trơì khoảng 11hay 12 giờ đêm chiêc trực thăng bay lạc bâỳ la hoan hoan trên tân số FM goị cấp cưú. Tất cả các loaị đèn cuả chiếc trực thăng lẻ loi trên bâù trơì được truyền lênh mở lên ngay tức khăc, cho ngưoì dươí đât nhân diện và cũng để hiêủ thêm rằng đây là sự nguy hiểm cùng cực sẽ xâỹ ra trong chôc lát. Công tâm mà noí, do sự bình tỉnh phi thường cuả Staff phi đoàn Lôi Vũ 221 đã cưu vãng đươc tình thê và sinh mạng cho bao nhiêu ngưoi trong đêm hôm âý:
    ** Đ/uý Vũ từ Hạnh quyền sĩ quan hành quân thay thế T/tá Nguyên văn Câù đang học khoá tham mưu trung câp tai Long Bình là ngưoi chỉ huy cho viêc hạ cánh chiêc phi cơ lạc đàn.
    ** Các phi đôị trưởng Đ/uý Đàm khánh Thuỵ, Đ/uýTrần Quốc ( nhi đồng cưú nươc, biệt danh naỳ là do anh em trong phi đoàn goị Đ/uý Quốc vì gương mặt cuả Đ/uý còn quá trẻ ) Đ/uý Trần nghiã Hưng, Đ/uý Lưu hưũ Khuông , Đ/uý Trang kim Haĩ vv.. Đã quây quần chung quanh baỉ đáp và dùng PRC-FM cuả Phi Đoàn dưoì đất hướng dẩn vô tuyên mang Hà Bá đang bay lạc từ đâu đâu về Nhà Bè, và các vị đàn anh Lôi Vũ naỳ có công mang Hà Bá từ trên trơì đang đêm xuông đất an toàn.
    Lúc trực thăng roị đèn và cận tiến! Tôi chấp tay noí thầm? Hà Bá ơi! Trong lúc còn là khoá sinh, mâỳ thi bay quờ quạng, lúc tâp bay còn có thây mâỳ là IP? Minh smile? đở cho, còn bây giơ đang đêm ở trên trơì môt thân môt minh,
    không cách gì mà mâỳ thoat đươc cú naỳ?.. Phút giây naỳ nêu mâỳ không đi châu? bà thỉ? hay diêm vương, thì tao hưá vơi long khi naò tao còn sống, tao sẽ kể chuyên naỳ ra cho moị ngươì biêt, đê moị ngươi bai phục caí taì bay bổng cuả mâỳ đêm nay.
    Tôi không hiêu Hà Bá biêt được không? một vaì thước dư khi đáp cũng chêt mà một vaì thưóc thiêú cũng chêt. Hà Bá đáp xuông spot ngay chốc giưã đêm khuya đâỳ trực thăng moị nơi moị hướng. Hà Bá khoá 4 httt đã để laị một cú đáp thần kỳ có một không hai trong lich sử cuả các khoá sinh hoa tiêu trưc thăng đươc huấn luyên tai quôc nôị, mà trong thơi gian mơi ra trương kỷ lục vưa bay đêm môt mình, vưà đáp xuông môt nơi rât nhiêu gió và còn mang thêm một chiếc võng tòong teng dươí bụng phi cơ phất phơ lơ lững giưã trơì khuya. Thật là chuyện rât hi hưũ nghe như chưa bao giơ xâỹ ra, nhưng nó đã thật sự xaỹ ra nưã đêm hôm đó ở Nhà Bè
    Di tản đêm 27- 04 -1975 ơ phi trương Biên Hoà tôi không nghi rằng chúng tôi còn sống, vai chục chiêc trưc thăng, đên hàng trăm chiêc trực thăng cùng cất cánh lên một lượt. Taị phi trưòng Biên Hoà đang đêm, nó giống như một đàn đom đóm bay ra khoỉ tổ cùng một lúc đỏ trơì. Chỉ vì lý do tránh phaó kich 130 VC từ hưóng Tân Uyên rót xuống phi trường. Rốt cụôc chúng tôi cũng về Tân Sơn Nhất an toàn tạm trú qua đêm. Đến buôỉ chiêù hôm đó giông baõ nôỉ lên kéo theo một đàn A-37 từ Phan Rang vaò oanh tạc. Đêm đó lần đâù tiên, tôi và bạn bè chúng tôi, những ngưoỉ phi công mới vê phi đoàn tác chiên! laị phaỉ nẳm ngủ vơí trực thăng cuả mình lần đâù trong đơì và cũng là lần cuôí.

    Đến Nhà Bè vaò câu lạc bộ Haĩ Quân nhân viên ở đây rât lich sự vơí anh em K/Q chúng tôi quá đôỉ, nhưng rôì chúng tôi cũng không có cơ may ở lâu vì có
    nhiều lý do phai di tản khoỉ nơi đây:

    Lý do thứ nhât như rắn mất đâù.

    Tr/tá Nguyễn văn Trọng Phi đoàn 221 tuyên bố giaỉ tán phi đoàn. Nghe lệnh giaỉ tán phi đoàn, lòng tôi buốn quá, mơí chỉ mâý tiêng đồng hồ trước đây chinh tay ông cũng vì xông xaó dành laị chiếc trực thăng chở đồ hộp spare cho phi đoàn. Ông dùng súng M-16 chiả thẳng vaò ngươì phi công bạn để lâý laị phi cơ thất lạc mà bây giờ Ngươi laị tuyên bố buông xuôi. Ông rơì chúng tôi trên chiêc aó semi maù trăng và quân blue jean, ông bươc lên xe lamb vê hương Sai Gòn!!?? Thế là hình ảnh cuôi cùng vĩnh biêt cho môt vị đàn anh đưng đâù Lôi Vũ 221. Sau naỳ tôi nghe noí răng ông hy sinh tai trai caỉ taọ ơ ?~Trảng Lơn?T Tây Ninh, hay nơi naò đó ơ quê hương Viêt Nam thì phaỉ!
    Lý do thứ hai trưc tiêp làm cho 13 con chim săt Lôi Vũ di tản khoỉ Nhà Bè là chúng tôi nghe và thâý, lơì tuyên bố cuả ông cưu tư lệnh KQ Nguyễn Cao Kỳ.

    Không biêt ông cưụ naỳ tư đâu bay về đây, trên phi cơ cuả ông tướng cưụ tư lệnh còn có bạn Xuân( 72H ngươi Huế nhà ta khoá 6 httt) bước xuống đổ xăng. Ông cưu tư lệnh tuyên bố chăc ăn như băp:? Cần Thơ Bình Thuỷ sẽ là Stalingard thứ hai cho VN anh em KQ haỷ về đây chúng ta cùng tử thủ?. . Chúng tôi nghe lơì tuyên bố naỳ mà mò về Bình Thuỷ Cân Thơ chờ moỉ cổ cò Để rôi khoảng 6 giờ chiêù hôm 29 04 -1975, ai có ngơ đâu !! Khi chung tôi ra hạm đôị,tât cả chúng tôi thây ông mặc bộ veston maù trắng trên chiến hạm đê thât, đi thăm viêng anh em.

    Ông cưụ tương tư lênh còn khuyên caó chúng tôi nên giử gìn kỷ luật vì tât cả anh em là ngưoì trong quân đôị !

    Xuống hạm đôi, ngươì Mỹ cho chúng tôi ra boong taù, đực rưạ nhà binh nằm chung một chổ với nhau. Tôi thây trong sô anh em Lôi Vũ 221 nhà mình, laị còn có thêm môt số KQ các phi đoàn bạn ở Biên Hoà ra trươc đã ơ đây, và có ông tướng 3 sao ngươì gâỳ gâỳ năm kê bên. Mình muôn tò mò nhưng lai không đọc được tên trên tuí aó, chi mây tiêng đồng hô sau, thi ngưoì ta mơì ông đi nơi khác, lúc đó khi noí chuyên qua laị vơí nhau, thi tôi mơi biêt đây chính là Tr/tướng Ngô quang Trưởng tư lênh vùng I.

    Được tiêp sức bơỉ 2 hay 3 thùng taó apple, không cơm nưóc gì cả, moị ngưoì vì đoí khát quá nên trong phút chốc thanh toán xong ngay. Cơm gao xâý mâý lon thit hộp cuả QTV lảnh mây ngaỳ trước cuả phi đoàn thi ngươì ta liêng xuông biển hêt rôì.

    [​IMG]
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 08:56 ngày 30/04/2009
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Song Chùy 213 & Vùng Trời Hỏa Tuyến
    [Những Ngày Cuối - Tháng 3/75]

    Tháng 3/75, không ngờ đó là những ngày tháng cuối cùng của các chiến sĩ vùng I Chiến Thuật , miền Địa Đầu Giới Tuyến , còn được mệnh danh là Vùng Hỏa Tuyến , một danh xưng nẩy lửa xuất hiện từ thời tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư Lệnh Quân Đoàn I.
    Trong giờ thứ 25 của cuộc triệt thoái lịch sử khỏi Vùng I Chiến Thuật , Sư Đoàn IKQ nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trước tình thế lúc bấy giờ " Còn SĐ IKQ, Còn phi trường Đà Nẵng thì Còn Vùng I Chiến Thuật " !
    Đà Nẵng là thành trì cuối cùng dưới con mắt người dân Vùng I Chiến Thuật. Mất phi trường Đà Nẵng , thành phố cũng mất theo ; tất cả dân quân thuộc Quân Khu I từ các nơi kéo về Đà Nẵng coi như không còn đường thoát... Phương tiện eo hẹp của Hải Quân Vùng I Duyên Hải được dành ưu tiên cho hai đơn vị Dù & TQLC . Quốc lộ I từ Đà Nẵng vô Nam đã bế tắc hoàn toàn sau khi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và căn cứ Chu Lai bị overun trước Đà Nẵng một tuần. Bắc quân coi như trọn quyền làm chủ toàn thể lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật ngay buổi chiều 29/3/75 , sau khi tiếp thu xong Phi Trường và Thị Xã Đà Nẵng .
    Hơn 5 giờ chiều 29/3/75 , còn một chiếc trực thăng cuối cùng mang số -107- cất cánh rời kho dầu ở cuối đường Trưng Nữ Vương [Chợ Mới] , chấm dứt hoàn toàn sự hiện hữu của SĐ I KQ trên Vùng Trời Hỏa Tuyến , bỏ lại sau lưng thành phố. Tội nghiệp cho những người còn kẹt lại ! Dọc theo con đường biển từ hướng Hội An về , dân chúng hân hoan đón mừng " đám lính mới " có lẽ vừa từ những mật khu rậm rạp trong vùng Trường Sơn . Từng đoàn người , với cờ xí tung bay phất phới , dẫn đường cho mấy chiếc Motolova chầm chậm theo sau... đang tiến về Đà Năng ; đánh dấu sự sụp đổ toàn bộ Quân Đoàn I / QLVNCH !
    Bắc quân đã khôn khéo phối hợp hai yếu tố tâm lý và chiến lược để dứt điểm Quân Đoàn I bằng trận Đại Pháo khốc liệt với hàng loạt hỏa tiễn 130 ly liên tục rót vào phi trường Đà Nẵng từ 8 giờ tối 28/3 cho đến gần sáng ngày 29/3/75 . Phi trường trở nên tê liệt hoàn toàn ! Phi đạo, kho đạn , kho xăng... phá hủy rồi phi cơ cũng thành vô dụng . Không cấp chỉ huy thẩm quyền nào dám trực tiếp ban lệnh rút lui nên khi pháo kích tới mọi người tự động coi đó là hiệu lệnh cuối cùng , mạnh ai nấy cất cánh mà đi !
    Không Đoàn 41CT với các phi đoàn khu trục và vận tải , đa số đã di tản trước [ Không biết do lệnh từ đâu?] . Còn lại các Không Đoàn Yểm Cứ / Kỹ Thuật / Kiến Tạo và Không Đoàn 51 Chiến Thuật với 6 phi đoàn trực thăng [213, 233, 239, 253, 257, 247] cố thủ cho đến giờ pháo kích... Sau đợt pháo đầu tiên vừa tạm ngưng , anh em tự động phóng ra khu bãi đậu . Từ phòng HQ phi đoàn ra tới các ụ parking cách nhau không quá 200 m mà phải nằm xuống tránh mấy đợt pháo mới leo lên được phi cơ. Vội vàng quay máy xong cứ thế từ trong các ụ bốc thẳng lên như bươm **** vỡ tổ ! Rất may không có tai nạn nào xảy ra đêm ấy ; một lần cuối cùng chứng tỏ tài năng của các phi công Trực Thăng SĐ IKQ !
    [​IMG]
    Suốt ngày 28/3/75 cầu không vận từ Sài Gòn đã chấm dứt nên không có chuyến C-130 nào ra đáp . Từ sáng đến chiều, HQ Chiến Cuộc không yêu cầu một phi vụ nào , lần đầu tiên phi trường Đà Nẵng vắng bóng phi cơ lên xuống . Buôi chiều khi nằng vừa xuống dìu dịu , mặt Trời đang mất dần sau dãy Trường Sơn xa xa ở hướng Tây ; anh Thái [Th/tá PĐP 213] lấy xe Jeep rủ tôi ra khu parking ngoài phi đạo phía trước Không Đoàn . Hai anh em rảnh rỗi ngồi tâm sự, ngắm dân chúng tấp nập rời phi trường vì có tin đêm nay sẽ bị pháo kích ; chắc cũng như những lần pháo kích khác , chẳng có gì lạ nên chúng tôi không mấy quan tâm! Một đàn cò trắng nhịp nhàng bay qua trên đầu , cũng theo formations đều đặn, xà xuống một đường lả lướt trên hai phi đạo dài song song theo hướng Nam Bắc trước khi bay đi , gợi nhớ một hình ảnh thanh bình rất quen thuộc đã vắng bóng lâu lắm trên Quê Hương VN đầy khói lửa ... Tội nghiệp! những ngày còn chiến tranh chim cò cũng bị phi cơ dành mất phần không gian .
    Nhân dịp Không Đoàn 51 sắp phải tăng phái cho chiến trường Pleiku , anh Thái nói nếu tôi lead biệt đội đi , anh sẽ đi với tôi . Rút kinh nghiệm chuyến biệt phái Chu Lai vừa qua làm tôi phải bỏ lại phi cơ mà chạy xuống bãi biển Kỳ Hà cho đến gần 3 giờ sáng mới được KĐ cho tàu 257 bốc về [đêm 24/03/75-HNT-]. Tôi bàn với Anh nên cho anh em mang theo gia đình vợ con vì sợ rằng Đà Nẵng sẽ không còn khi mình trở về [ Nào ngờ chuyện ấy đã xẩy ra liền ngay đêm hôm ấy ] . Chúng tôi còn đang vui vẻ trong câu chuyện thì bất chợt có chiếc Boeing vào đáp...Phi cơ chỉ taxi vô hậu trạm dân sự gần PĐ 257 rồi quay trở ra liền ,vừa taxi chầm chậm trên phi đạo vừa mở cửa...Có chiếc xe Jeep chạy theo đưa người lên ... Sau đó chúng tôi mới biết là chuyến bay riêng ra đón một mình gia đình Tr/sĩ Phát , Tàu lai, có quán cafe nho nhỏ trong khu cư xá Vũ Khắc Huề , có cô vợ xinh xinh như Giao Linh, một thời hấp dẫn bao chàng phi công , nhất là sau những phi vụ trực đêm buồn tẻ chẳng có chỗ nào vui hơn. Thấy phi cơ cất cánh đi rồi bỏ lại chiếc xe Jeep bên cạnh phi đạo , anh Thái chở tôi ra lấy chiếc xe . Trên xe còn lại một chai Napoleon và ít gói khô mực Đại Hàn , chúng tôi gọi đùa là "chiến lợi phẩm".
    Tôi mượn xe lái qua hậu trạm quân sự bên Phước Tường , đón mấy đứa em vợ về lại cư xá ; còn anh Thái mang "chiến lợi phẩm" về PĐ nhậu với anh em thì cùng lúc còi hú báo động ... Khi loạt pháo kích đầu tiên ồ ạt phóng tới phi trường , tôi ngừng xe dẫn đám em chạy xuống núp dưới những giao thông hào bao quanh vòng đai phòng thủ để tránh đạn; phải qua mấy đợt pháo kích mới về tới khu cư xá Trần Văn Thọ . Gởi được đám em ở nhà Th/sĩ Úc [ KĐ Yểm Cứ, bạn với Ba vợ tôi] , xong tôi cấp tốc lên phi đoàn liền . Vừa tới ngã ba nằm giữa cư xá Butler và khu Vũ K.Huề thì bị chận lại. Tôi nhận ra viên Tr.úy QĐ I anh của Tr/sĩ Phát , muốn đòi lại xe Jeep . Tôi chở hắn lên tới PĐ rồi mới trả . Vào phi đoàn, điện coup tối om , tôi chui xuống hầm trú ẩn nằm ngay góc hông phải gần cửa vào . Trong bóng tối lờ mờ tôi nhận ra hai sĩ quan già của PĐ là Ch/úy Ng. Xuân Xinh và Ch/úy Đèo V.Đức...Hầm đã chật cứng chỉ còn vừa mình tôi chui vô.
    [​IMG]
    Chờ cho tiếng đạn vừa nổ sau những tiếng hú rùng rợn của hỏa tiễn bay xé trong không gian , chúng tôi bắt đầu phóng ra ụ parking. Hễ nghe tiếng hú bay tới lại nằm xuông đất...Phải qua 2,3 đợt pháo kích mới bò tới được phi cơ . Tôi nhảy lên phi cơ thì nhận ra Tr/úy Huỳnh H. Nghị , một mình đã quay máy sãn ; trên tàu chật cứng phần đông là anh em Kỹ Thuật .
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Tất cả trực thăng được di tản qua phi trường Non Nước ở hướng Đông bên cạnh năm ngọn Ngũ Hoành Sơn , sát bờ biển Mỹ Khê [China Beach]. Ngày còn quân đội Hoa Kỳ với tên gọi Marble Mountains Airfield là một trong những căn cứ quân sự rất quan trọng sau Đanang Air Base.
    Thời kỳ HQ Hạ Lào , một số hoa tiêu 213 & 233 được gởi bay huấn luyện HTC với phi đoàn Black Cat của Mỹ tại Non Nước hầu kịp cung ứng cho nhu cầu chiến trường . Sau này không còn Mỹ căn cứ bỏ không , phi trường dùng cho các phi vụ huấn luyện. Hồi năm 1973, đã xảy ra một tai nạn thảm khốc trong lúc huấn luyện giữa hai phi hành đoàn của Đ/úy Phan N.Trước [ TP/HL/213] và Th/uy Phúc [Pđ 239] làm tử thương cả hai bên. Phi cơ đâm đầu vào nhau ngay trên phi đạo , may mắn còn hai người sống sót là Tr/úy Quách G.Tịnh [TP/HL/ 239] và Th/úy Ng.V.Hồng [213] .
    Sáng hôm ấy tự nhiên như có điềm lạ khác với lệ thường nên không biết tai sao anh Trước lại giao cho tôi chiếc xe Yamaha màu đỏ và chìa khóa xe cũng như chìa khóa nhà của anh, rồi mới đi bay . Buổi tối hôm trước, tôi còn nhớ là một buổi chiều Thứ Tư trong tuần ,Trời oi bức nóng nực . Anh và tôi đang ngồi lai rai ngoài hiên nhà trong khu cư xá Bắc Phạt thì vô tình có Th/úy Phúc [ PĐ 239] đi qua . Anh mở miệng phê bình "thằng gì mà cao ốm như cây tre !" Nào ngờ buổi sáng hôm sau , hai người không hẹn mà gặp . Có lẽ là duyên nợ từ kiếp nào ! Kết quả hai người cùng tử thương trong tai nạn ấy. Ngày tiễn quan tài anh lên C130 về Sài Gòn mai táng , tôi không giữ nổi cảm xúc, bật khóc tự nhiên như đứa trẻ ! Ở thế giới bên kia không biết hai anh sẽ nói gì... với nhau ?
    Phi đoàn 213 được hãnh diện là một trong những phi đoàn trực thăng kỳ cựu nhất của KQVN, đồng thời với các phi đoàn 211, 215, 217, 219. Đặc biệt đối với KĐ51CT , trong vai trò "đàn anh" PĐ 213 bao giờ cũng tiên phong nhận lãnh bất cứ phi vụ nào được giao phó trên khắp lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật từ Gio Linh Bến Hải cho đến Sa Huỳnh Đức Phổ,giáp ranh với Bồng Sơn ở Vùng II.
    [​IMG]
    Bộ mặt phi đoàn thực sự thay dổi từ khi bắt đầu tiếp nhận thêm các toán hoa tiêu UH-I mới tốt nghiệp ở Mỹ về . Các đàn anh gốc H-34 thì nắm giữ những functions chỉ huy & tham mưu. Phi vụ được mở rộng tối đa cho phù hợp với nhu cầu chiến trường. Có cuộc HQ nào không có bóng dángTrực Thăng ! Từ tiếp tế tải thương , trực thăng vận , đến những phi vụ thám sát , đột kích , tác xạ...v.v. Ở đâu có quân bạn ở đó có trực thăng , gian nan cùng chia xẻ tức thời với các đơn vị Bộ Binh ; bất kể ngày đêm, mưa bão ,lụt lội gì cũng có trực thăng . Các phi đoàn Trực Thăng được coi như thành phần tác chiến nòng cốt của Không Lực VNCH. Sau này các cuộc HQ lớn nhỏ gì cũng chỉ thấy một mình trực thăng và Bộ Binh phối hợp với nhau là đủ. Trực thăng đã trở thành biểu tượng độc đáo của chiến tranh Việt Nam !
    [​IMG]
    Riêng với PĐ 213 , chỉ với 5 năm ngắn ngủi trong " Chương Trình Viet Nam Hóa " chiến tranh [70-75] , gần 60 " cánh chim " Song Chùy [ 4X15 PHĐ ] đã gãy cánh lưng trời trên khắp vùng Trời Hỏa Tuyến. Có lẽ không một đơn vị nào của KQVN đã hy sinh nhiều hơn ! Bao nhiêu sự hy sinh và hình ảnh của bạn bè còn lưu lại . Không có cái chết nào được toàn thây , con tàu không bị nổ thành mảnh vụn giữa bầu Trời thì cũng gẫy làm hai ba khúc trước khi lao mình xuống núi hay đâm đầu giữa dòng suối.
    Dù phải đương đầu với những hiểm nguy qua bao chiến trận nóng bỏng trên khắp chiến trường Vùng I , nhưng các hoa tiêu Song Chùy 213 vẫn luôn vui say trong nhiệm vụ " Lấy bầu Trời làm lẽ sống, đơn vị làm gia đình, bạn bè làm anh em ! " . Không ai nghĩ rằng những phi vụ tầm thường nhất trong tháng Ba/75 lại là những phi vụ HQ cuối cùng của PĐ 213 trước khi... Tan Hàng !
    Ngay đêm 28/3 , sau khi đã di tản qua phi trường Non Nước, một số anh em nóng lòng cất cánh bay [đêm] vào Phù Cát để lánh nạn . Nhiều người bị trục trặc nửa đường vì thời tiết xấu ban đêm , phần vì thiếu xăng và tình hình an ninh đã thay đổi mà không biết. Đa số anh em 213 vẫn ở lại cho tới sáng hôm sau.
    Phần tôi, qua một đêm bay lòng vòng nghe ngóng tin tức và chờ lệnh , hy vọng hôm sau Trời sáng tình hình sẽ khả quan hơn . Anh Phạm anh Tuấn [TPHQ] rủ đáp xuống BCH Quân Vận I bên An Hải định chở nhóm ô.bà B/S Giàu và các vị Đại Biểu Chính Phủ Vùng I ra Hạm Đội nhưng hủy bỏ ... Cuối cùng mệt mỏi vì cả ngày chưa ăn uống gì , tôi đáp xuống Non Nước tắt máy , tìm giấc ngủ dưới bụng phi cơ trên bãi cỏ bên cạnh phi đạo đầy cát bụi . Anh Lễ [TPHL/KĐ] nằm cạnh , dặn tôi mai cho anh theo vì lâu không bay HQ không hiểu rõ tình hình an ninh ra sao...

Chia sẻ trang này