1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. c130herky

    c130herky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Checklist C-130A
    [​IMG]
    HCH 521
    [​IMG]
  2. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    Bác ghettyboy ơi: em đọc những bài của bác thấy rất hay và hiểu được người lính của 2 phía. Rất cám ơn bác nhưng bác lưu ý sửa giúp em 2 cái đánh dấu vàng về đúng tên của nó không thì các cháu @ vào đây đọc nó lại tưởng bở thì không hay phải không bác.
    Thân ái!
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Hì cảm ơn bác . Vâng , do công tác biên tập khi lên mo rát có thiếu sót, nên để lọt chữ khiến các bạn @ sau này dễ hiểu nhầm. Đã tiếp thu và sửa chữa, bác thông củm ạ!
    @Mod : mod sửa dùm thành VNAF với, quá 24h rồi nên không thể e*** được. Tks
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 19/06/2009
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Để góp phần làm phong phú cho topic "Không lực trong CTVN", tôi xin gửi tiếp những loạt bài sưu tầm sau các hoạt động không chiến của VNAF(KQVNCH) là cuả VPAF( KQNDVN).
    Trong loạt bài st về VPAF(KQNDVN) này, chủ yếu nói về những hoạt động của thế hệ vũ khí hệ 2 (máy bay chiến lợi phẩm-Made in USA) trong chiến tranh, những UH, A37, U17 ,F5, C-130,CH-47... tiếp tục phục vụ chiến đấu sau 30/4/75.
    (st)Trung đoàn Không quân 917(VPAF)
    Vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ cách mạng ngạo nghễ tung bay trên nóc dinh Độc lập; chiến dịch HỒChí Minh lịch sử giành thắng lợi rực rỡ, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Lực lượng vũ trang cách mạng chiếm giữ các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn và các căn cứ quân sự của Mỹ -ngụy. Buổi chiều ngày 30 tháng 4, đại tá Đào Đình Luyện, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân có mặt tại sân bayTân Sơn Nhất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp quản các căn cứ không quân ở vùng giải phóng.
    Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân dùng máy bay chở quốc kỳ từ sân bay Phan Rang vào Sài Gòn để kịp mừng ngày chiến thắng. Tổ bay trực thăng Mi-6 của đại uý Lê Đình Ký được vinh dự thực hiện nhiệm vụ này. Hơn 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, trực thăng MI-6 hạ cánh an toàn xuống sân bay Tân Sơn Nhất đem theo hàng vạn lá cờ đỏ sao vàng năm cánh.
    Sân bay Tân Sơn Nhất, căn cứ không quân lớn nhất miền Nam, trung tâm đầu não của không quân ngụy, ngổn ngang saucuộc chạy trốn hỗn loạn của Mỹ-ngụy trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Trên bãi đỗ máy bay phía tây sân bay, nơi vừa bị phi đội Quyết thắng ném bom, 24 máy bay các loại bị bắn cháy, nằm ngổn ngang, một chiếc F-5E bẹp dúm, dưới cánh còn đeo hai quả bom CBU-55 chưa kịp lắp ngòi nổ.
    Bộ Quốc phòng chủ trương giữ nguyên lực lượng Sư đoàn không quân 371 làm nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, nhanh chóng tổ chức các sư đoàn không quân mới làm nhiệm vụ bảo vệ vùng mới giải phóng. Ngày 21 tháng 5 năm 1975, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết đinh thành lập cùng một lúc bốn Trung đoàn không quân 917, 918, 935 và 937, sử dụng máy bay chiến lợi phẩm, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Nam.
    [​IMG]
    Trung đoàn không quân 918 đóng quân ở sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng máy bay vận tải quân sự C-130, C-119, C-7, C-47. Trung đoàn không quân 935 đóng quân ở sân bay Biên Hoà, sử dụng máy bay tiêm kích F-5. Trung đoàn không quân 937 đóng quân ở sân bay CầnThơ, sử dụng máy bay cường kích A-37. Trung đoàn không quân 917 đóng quân ở sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng máy bay trinh sát L-19, U-17 và trực thăng UH-1 , CH-47. Hai Trung đoàn không quân 917 và 918 trực thuộc Lữ đoàn không quân 919. Trung đoàn không quân 935 và Trung đoàn không quân 937 trực thuộc Sư đoàn không quân 371. Cùng thời gian này, Trung đoàn căn cứ sân bay Tân Sơn Nhất được thành lập.
    Nhiệm vụ trước mắt của trung đoàn là ổn định khu vực đóng quân, cùng với Trung đoàn căn cứ sân bay Tân Sơn Nhất tổ chức thu hồi, bảo quản máy bay và trang thiết bị kỹ thuật trong khu vực trách nhiệm, chuẩn bị cơ sở vật chất và lực lượng cho nhiệm vụ huấn luyện bay. Từ ngày 1 tháng 7, trung đoàn tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện chuyển loại cho phi công và thợ máy, từng bước tổ chức huấn luyện các khoa mục ứng dụng chiến đấu cho một bộ phận phi công. Vào thời điểm này, trung đoàn có 6 phi công trực thăng UH-1, 1 phi công trực thăng CH-47, 5 phi công trinh sát U-17 và L-19. Theo chủ trương của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, các đơn vị mới thành lập được phép tạm tuyển một số phi công và nhân viên kỹ thuật của chính quyền cũ vào làm việc trong thời gian nhất định. Trung đoàn không quân 917 tuyển được ba phi công trực thăng UH- 1, 1 phi công CH-47 và một số nhân viên kỹ thuật máy bay, xe máy. Do được tổ chức tốt, trong thời gian tương đối ngắn, phi công và cán bộ kỹ thuật của Trung đoàn làm quen nhanh chóng với các loại máy bay và trực thăng chiến lợi phẩm, từng bước nắm vững tính năng kỹ thuật và đặc điểm khai thác sử dụng. Trong hai tháng, trung đoànthu hồi được gần 100 máy bay U-17 , L-19, UH-1, CH-47, bước đầu phân loại và tổ chức bảo quản. Cùng với Cục Kỹ thuật Tiền phương Phòng không-Không quân, Trung đoàn không quân 917 tổ chức phân loại chất lượng, thẩm định lý lịch cho 57 máy bay và trực thăng, đưa vào làm nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
    Những ngày đầu giải phóng, tình hình miền Nam rất phức tạp.Tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn chưa cam chịu thất bại, dùng mọi thủ đoạn chống phá chính quyền cách mạng, làm mất ổn định xã hội, gây hoang mang trong nhân dân. Ơ Tây Nguyên, lực lượng Phun-rô hoạt động trắng trợn, làm nguy hại đến an ninh chính trị, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Ơ biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia, ngay từ ngày đầu miền Nam giải phóng, tập đoàn ********* Khơ-me đỏ đã có dã tâm thực hiện mưu đồ xâm lược, cho quân đánh chiếm nhiều đảo của Việt Nam trên vùng biển Tây Nam và xâm nhập vào sâu biên giới ở khu vực từ Tây Ninh đến Hà Tiên. Âm mưu và dã tâm của Khơ-me đỏ hết sức nguy hiểm. Ngay từ đầu tháng 5 năm 1975, lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã kiên quyết tiêu diệt quân lấn chiếm, giải phóng hai đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Bọn địch co cụm lại ở đảo Vai và một số đảo trong vùng biển Tây Nam, xây dựng tuyến phòng thủ kiên cố hòng thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài và mở rộng xâm lấn.
    Bộ Tổng tham mưu quyết tâm sử dụng lực lượng vũ trang Quân khu 9, Vùng 5 Duyên hải hải quân và một phần lực lượng không quân, tiến công tiêu diệt địch, bảo vệ biên giới và giải phóng các đảo trên vùng biển Hà Tiên. Bộ chỉ huy chiến dịch sử dụng lực lượng Trung đoàn không quân 937 gồm 10 máy bay cường kích A-37, 5 trực thăng vũ trang UH-1, 2 trực thăng vận tải CH-47, 1 máy bay trinh sát L-19, 1 máy bay trinh sát U-17 và 2 máy bay vận tải DC-3, hiệp đồng với bộ binh và hải quân đánh địch. Trung đoàn không quân 917 sẵn sàng cơ động lực lượng tham gia chiến đấu.
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mặc dù ta có nhiều cố gắng trong việc củng cố chính quyền nhân dân, đấu tranh với tàn dư của chế độ cũ để giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhưng do nhiều yếu tố khách quan tác động, tình hình vùng mới giải phóng diễn biến hết sức phức tạp. Các thế lực ********* vừa lén lút, vừa công khai chống phá chính quyền cách mạng, đe doạ cuộc sống của nhân dân. Sau vụ lộn xộn ở nhà thờ Vĩnh Sơn, bọn phản cách mạng âm mưu kích động giáo dân các xứ đạo Long Thành, Hố Nai chống đối chính quyền, gây tình hình căng thẳng trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 2 tháng 9. Trung đoàn không quân917 được giao nhiệm vụ sử dụng máy bay trinh sát bay quan sát thường xuyên trên bầu trời thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận; sử dụng trực thăng UH-1 bay tuần tiễu thị uy theo đường bayTân Sơn Nhất-Biên Hoà-Long Thành- Vũng Tàu.
    Ở khu vực Tây Nguyên, lực lượng Phun-rô hoạt động rất táo tợn, tập hợp lực lượng có vũ trang, hoạt động rộng trên địa bàn ba tỉnh Đắc Lắc, Tuyên Đức và Lâm Đồng. Đêm 31 tháng 8 năm 1975, một tiểu đoàn Phun-rô tập kích doanh trại một đơn vị thuộc Sư đoàn 968 quân khu 6 ở khu vực Đam Rông, cách Đà Lạt 40 ki-lô-mét về hướng Tây Nam. Ngay trong đêm 31 tháng 8, quân ta tổ chức đánh trả và dồn quân địch vào thế bị bao vây. Sáng ngày 1 tháng 9, quân ta chia cắt, xé lẻ đội hình địch, buộc chúng phải co cụm cố thủ. Bộ tư lệnh Quân khu 6 điều một tiểu đoàn bộ đội đặc công lên tham chiến, quyết tâm xoá sổ lực lượng Phun-rô.
    Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không- Không quân phối hợp với lực lượng vũ trang Quân khu 6 truy quét lực lượng Phun-rô ở khu vực Tuyên Đức- Lâm Đồng. Bộ tư lệnh Quân chủng sử dụng Trung đoàn không quân 917 phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang Quân khu 6, vây diệt địch ở khu vực Đam Rông.
    Lúc 4 giờ sáng ngày 1 tháng 9, trung đoàn trưởng nhận mệnh lệnh cơ động chiến đấu. Đúng 6 giờ sáng, Trung đoàn sử dụng 9 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát L-19 và U-17. Bốn tổ bay của Lê Đình Ký, Hồ Duy Hùng, Nguyễn Văn Nhậm và Nghiêm Xuân Tích sử dụng trựcthăng UH-1 vũ trang. Năm tổ bay Nguyễn Đình Khoa, Hoàng Nga, Nguyễn Lương Bằng, Vì Quốc Ân và Lê Quang Vinh sử dụng trực thăng UH-1 vận tải. Ba tổ bay Trần Văn Lại, Mai Chí Lưu và Nguyễn Duy Lê làm nhiệm vụ trinh sát. Sân bay mặt trận là Cam Ly. Trung đoàn trưởng Lê Đình Ký và chính uỷ Trần Tẩn Sơn trực tiếp chỉ huy lực lượng cơ động chiến đấu.
    Đúng 8 giờ ngày 1 tháng 9, Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cơ động chiến đấu. Lúc 9 giờ, trực thăng UH-1 của đồng chí Lê Đình Ký cất cánh, đưa đội tiền trạm lên sân bay Cam Ly, triển khai sở chỉ huy và tổ chức hiệp đồng với Quân khu 6. Lúc 14 giờ 15 phút ngày 1 tháng 9, 13 máy bay của trung đoàn hạ cánh an toàn xuống sân bay Cam Ly, chở theo toàn bộ lực lượng cơ động chiếnđấu. Đúng theo kế hoạch hiệp đồng, 8 giờ sáng ngày 2 tháng 9, máy bay trinh sát cất cánh lên quan sát khu vực quân Phun-rô đang ẩn náu, xác định chính xác bãi đổ quân của bộ binh ta. Lúc 9giờ 30 phút, 5 trực thăng vận tải và 2 trực thăng vũ trang chở 70 chiến sĩ đặc công cất cánh bay vào bãi đổ quân. Biên đội trực thăng UH- 1 vũ trang của Nghiêm Xuân Tích và Nguyễn Văn Nhậm làm nhiệm vụ hộ tống đổ quân. Đến 14 giờ, toàn bộ tiểu đoàn đặc công đã vào vị trí mai phục.
    Theo phương án tác chiến, sáng ngày 3 tháng 9, bộ binh ta dùng hoả lực mạnh khống chế hai ba phía, dồn địch vào khu vực có quân ta mai phục sẵn để tiêu diệt. Một bộ phân địch rút chạy về hướng đông nam. Quân khu 6 yêu cầu không quân tham chiến. Lúc 9 giờ, trung đoàn cho 4 trực thăng UH-1 vũ trang xuất kích. Hai đôi trực thăng UH-1 của Lê Đình Ký-Hồ Duy Hùng và Nguyễn Văn Nhậm-Nghiêm Xuân Tích bay sát ngọn cây, phóng rốc-két và bắn súng máy vào các cụm quân Phun-rô. Nhiều tên địch gục ngã tại chỗ. Một tốp địch hoảng loạn chui vào chòi coi rẫy, bị Nguyễn Văn Nhậm phóng rôc-két diệt gọn.
    Đợt bắn phá của biên đội trực thăng UH-1 kết thúc lúc 11 giờ. Từ 12 giờ đến 14 giờ, 4 trực thăng UH-1 vũ trang đánh tiếp đợt hai. Sau hai đợt đánh phá của không quân, bộ binh Quân khu 6 tiến vào bắt tù binh và thu dọn trận địa. Trận đánh diễn ra theo dúng phương án, đạt hiệu quả rất cao. Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu, Tư lệnh Quân khu 6, hết sức khen ngợi và cảm ơn bộ đội không quân.
  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Cuối tháng 11 năm 1975, quân phiến loạn Phun-rô tăng cường hoạt động chống phá cách mạng với lực lượng tương đối đông vàđược tổ chức tốt. Chúng hoạt động chủ yếu ở khu vực Krông-nô, Krông-búc, Ya-súp thuộc địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho không quân sử dụng lực lượng mạnh, phối hợp với Quân khu 5 truy quét Phun-rô ở Tây Nguyên. Ngày 1 tháng 12 năm 1975, trung tá Nguyễn Hồng Nhì giao nhiệm vụ cơ động chiến đấu cho Trung đoàn không quân 917. Lực lượng chủ yếu gồm 10 trực thăng UH-1 vận tải , 2 trực thăng UH-1 vũ trang và 2 máy bay trinh sát U-17. Nguyễn Đình Khoa trục tiếp chỉ huy phi đội Trung đoàn trưởng Lê Đình Ký chỉ huy toàn bộ lực lượng cơ động chiến đấu và tổ chức hiệp đồng với Sư đoàn 968 Quân khu 5. Sư đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị trực tiếp theo dõi hoạt độngchiến đấu tại sân bay mặt trận ở phía bắc thành phố Buôn Ma Thuộc.
    Ngày 4 tháng 12, lực lượng cơ động của trung đoàn tập kết đầy đủ tại sân bay mặt trận. Phương án tác chiến hiệp đồng được xây dựng chặt chẽ và cụ thể: không quân sử dụng toàn bộ phi đội làm nhiệm vụ trinh sát, đổ quân và chi viện hoả lực trong chiến đấu. Đúng 7 giờ 30 phút ngày 5 tháng 12 , máy bay trinh sát U-17cất cánh vào quan sát trận địa và tìm bãi đổ quân. Lúc 8 giờ 30 phút, 10 trực thăng vận tải cất cánh từng chiếc cách nhau hai phút,thực hiện nhiệm vụ cơ động 2 tiểu đoàn bộ binh xuống khu vựchuyện Ya Súp. Ngay trong ngày, bộ binh tiến công sào huyệt Phun-rô, diệt nhiều tên, gọi hàng và bắt sống hơn 100 tên khác. Chiều ngày 6 tháng 12, Lê Đình Ký đưa sư đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị và đoàn cán bộ về sân bay Biên Hoà. Lực lượng cơ động tiếp tục phối hợp với lực lượng vũ trang Quân khu 5 truy quét Phun-rô.
    Đợt chiến đấu kết thúc vào cuối tháng 3 năm 1976. Trong đợt này, Trung đoàn không quân 917 đã cất cánh gần 800 lần chuyến, chở hơn 200 lấn hàng hoá tiếp tế cho bộ đội và nhân dân, vận chuyển gần 2000 lượt bộ đội. Trong chiến dịch, các biên đội trực thăng trực tiếp chi viện hoả lực cho lực lượng vũ trang địa phương đánh tan đại bộ phận lực lượng Phun-rô ở Tây Nguyên, bắt sống gần 2000 tên, diệt hơn 600 tên và gọi hàng gần một vạn tên khác.Ta thu được hơn 7 nghìn súng và nhiều tấn đạn dược.
    Ngoài nhiệm vụ phối hợp với Quân khu 5 truy quét Phun-rô ở Tây Nguyên, Trung đoàn tập trung máy bay và phương tiện kỹ thuật cho nhiệm vụ huấn luyện bay chuyển loại và bay nhiệm vụ cho phi công. Với sự giúp đỡ của Cục Kỹ thuật tiền phương, ban kỹ thuật tiến hành lập lý lịch mới cho số máy bay và động cơ mất hồ sơ, phối hợp với Nhà máy A-42 sửa chữa số máy bay và trực thăng hỏng.
    Cuối năm 1975, hơn 50% tổng số phi công của Trung đoàn không quân 917 có khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Cán bộ chỉ huy trung đoàn có khả năng độc lập chỉ huy chiến đấu và tác chiến hiệp đồng với các lực lượng vũ trang khác. Là trung đoàn trực thăng lại được biên chế lực lượng trinh sát đường không, hoạt động theo nhiều hình thức chiến thuật với những nhiệm vụ khác biệt, Trung đoàn không quân 917 đã tự khẳng định được mình. Vào thời điểm cuối năm 1975, trung đoàn có thể cho cất cánh mỗi đợt 10 trực thăng vũ trang, 2 trực thăng vận tải và 4 máy bay trinh sát, đồng thời hoạt động trên hai hướng với 40 - 50 lần chuyến, bán kính hoạt động đến 100 ki lô mét. Nếu.làm nhiệm vụ chuyển quân, mỗi ngày trung đoàn có khả năng ch cất cánh từ 8 - 10 trực thăng, mỗi đợt đổ quân được hai đại đội bộ binh, bán kính hoạt động 50 ki lô mét ở địa hình phức tạp.
    Tính đến đầu tháng 12 năm 1975, Trung đoàn không quân 917 tổ chức hồi phục được 273 lần máy bay trực thăng UH-1 , ba máy bay trực thăng CH-47, ba máy bay U-17 và 39 máy bay L-19. Trung đoàn có trong biên chế 44 trực thăng UH-1 và 15 máy bay trinh sát L-19, U-17; thường xuyên sử dụng 27 máy bay và trực thăng làm nhiệm vụ.
    Mặc dù mới được thành lập, năm 1975, Trung đoàn không quân 917 đã tham gia chiến đấu với 340 lần cất cánh, bắn hơn 3 nghìn quả rốc-két và hơn 90 nghìn viên đạn, chi viện hoả lực có hiệu quả cho các lực lượng vũ trang khác truy quét quân phiến loạn Phun-rô. Trung đoàn tổ chức bay nhiệm vụ gần 600 chuyến, chở gần hai nghìn cán bộ, bộ đội đi làm nhiệm vụ, vận chuyển 50 tấnvũ khí lương thực thuốc men ra tiền tuyến. Trong 6 tháng cuối năm, Trung đoàn tổ chức bay huấn luyện 139 ngày với hơn 8 nghìn lần chuyến, bồi dưỡng 20 giáo viên bay, chuyển loại 36 tổ bay và nhiều nhân viên trên không. Ngành kỹ thuật máy bay thu hồi, hồi phục hàng chục máy bay các loại, bay thử 48 máy bay tốt đưa vào sử dụng, đào tạo được 40 nhân viên kỹ thuật.
    [​IMG]
    Năm 1975 có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Trung đoànkhông quân 917. Ra đời ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển và lãnh thổ phía Nam Tổ quốc, hơn ba tháng kể từ ngày Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập, trung đoàn đã sử dụng thành thạo máy bay hệ II, hiệp đồng chiến đấu và chi viện có hiệu quả cho các lực lượng vũ trang Quân khu 5, Quân khu 6 truy quét Phun-rô ở Tây Nguyên. Vừa chiến đấu, vừa củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng, trung đoàn tích cực thu hồi, bảo quản, hồi phục máy bay và trang thiết bị kỹ thuật chuyển loại cho phi công và cán bộ nhân viên kỹ thuật, từng bước sử dụng thành thạo vũ khí mới trong huấn luyện và chiến đấu. Nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ chiến sĩ và sự quan tâm của Quân chủng Phòng không-Không quân, Trung đoàn không quân 917 trưởng thành nhanh chóng, trở thành bộ phận quan trọng của không quân nhân dân, ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân.
    Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn không quân 917 bước vào năm 1976 với khí thế thi đua lập thành tích chào mừng ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất và Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV. Vào thời điểm tháng 1 năm 1976, biên chế tổ chức của Trung đoàn không quân 917 tuy chưa hoàn chỉnh nhưng đã được xây dựng tương đối cơ bản theo hình mô hình trung đoàn không quân vận tải, gồm 4 cơ quan Tham mưu, Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, ba đại đội bay, một đại đội thợ máy và đại đội huấn luyện kỹ thuật. Đảng ủy và ban chỉ huy trung đoàn tập trung lãnh đạo, tổ chức xây dựng đơn vị, tăng cường công tác quản lý bộ đội, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, hướng mọi hoạt động vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện bay và xây dựng nền nếp chính qui. Cán bộ chiến sĩ nhận thức được nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, từng cá nhân và tổ chức đề cao ý thức trách nhiệm trong công tác và chấp hành kỷ luật. Tình hình đơn vị chuyển biến tích cực.Sau gần một năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ơ nhữngvùng trọng điểm, tình hình diễn biến khá phức tạp, tiềm ẩn nguycơ gây mất ổn định chính trị, thậm chí dẫn đến hành động bạo loạn. Các thế lực ********* mưu toan phá hoại cuộc Tổng tuyểncử bầu Quốc hội chung của cả nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và các ngày lễ lớn của đất nước và dân tộc. Ơ khu vực thànhphố HỒ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, bọn ngụy quân, ngụy quyền lập mặt trận Phục Quốc và tổ chức vũ trang. Trên vùng rừng núi Tây Nguyên, hàng vạn lính phỉ Phun-rô vẫn thường xuyê ngây rối, cướp bóc, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.
    Sau gần một năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở những vùng trọng điểm, tình hình diễn biến khá phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, thậm chí dẫn đến hành động bạo loạn. Các thế lực ********* mưu toan phá hoại cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và các ngày lễ lớn của đất nước và dân tộc. Ơ khu vực thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, bọn ngụy quân, ngụy quyền lập mặt trận Phục Quốc và tổ chức vũ trang. Trên vùng rừng núi Tây Nguyên, hàng vạn lính phỉ Phun-rô vẫn thường xuyên gây rối, cướp bóc, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt nghiêm trọng, trên biên giới Tây Nam, tập đoàn ********* Khơ-me đỏ ngày càng lún sâu vào sai lầm và tội ác, liên tục cho quân lấn chiếm, tiến sâu vào nội địa Việt Nam, cướp phá và tàn sát phụ nữ và trẻ em một cách dã man. Tình hình ngày càngnghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh kéo dài. Nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang luôn luôn là nhiệm vụ hàng đầu, đòi hỏi nhiều cống hiến và hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
    Cuối năm 1975, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Bộ tư lệnh Phòng không-không quân tổ chức hiệp đồng với Quân chủng Hải quân triển khai phương án chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Nam. Sư đoàn không quân 372 giao nhiêm vụ cho Trung đoàn không quân 917, sử dụng máy bay trực thăng UH-1, phối hợp với Vùng 4 Duyên hải Hải quân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
    Đầu tháng 1 năm 1976, Trung đoàn không quân 917 nhậnnhiệm vụ đưa Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng và đoàn cán bộ của Bộ Tổng tham mưu, đi thị sát tình hìnhvà kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội hải quân trênquần đảo Trường Sa. Hai phi công Lê Đình Ký ?" Hồ Duy Hùng cất cánh từ tàu hải quân đỗ ngoài mép nước đảo Trường Sa Lớn, đưa đoàn cán bộ lên đảo. Đợt công tác kéo dài hơn hai tuần; trực thăng UH-1 đưa đoàn cán bộ đi kiểm tra các đảo Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn, Đảo Chim an toàn tuyệt đối. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, không quân nhân dân hạ cánh xuống quần đảo Trường Sa, thêm một lần nữakhẳng định chủ quyền của Tổ quốc đối với Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Chuyến bay lịch sử này đông thời khẳng định khả năng hoạt động hiệu quả của lực lượng không quân trực thăng trong điều kiện thời tiết phức tạp trên biển.
  7. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Lúc đó trong biên chế có 44 trực thăng UH-1 bây giờ còn bao nhiêu đang phục vụ vậy bạn? Tui để ý ở sân bay Tân Sơn Nhất cứ 2 tuần 1 lần vào sáng thứ 6 là ngày các phi công trực thăng tập bay nhưng chỉ thấy toàn là Mi-8 với Mi-17 hiếm lắm mới thấy 1 chiếc UH-1 bay qua.
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    UH-1 thì thăng trầm lắm, lúc phải vào kho niêm cất bảo dưỡng dài hạn toàn bộ vì thiếu phụ tùng, lúc được phục hồi. Hiện còn khoảng hơn chục chiếc thì phải , bạn ít thấy ở TSN chắc là vì về Biên Hòa hay Cân Thơ tập huấn rồi. Loạt bài này sẽ nói rõ chi tiết việc phục vụ của UH qua các giai đoạn sau 30/4 tới nay, bạn chờ xem.
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Trung tuần tháng 4 năm 1977, Bộ Quốc phòng tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn mang tên "Cửu Long" trên địa bàn Quân khu7, luyện tập tình huống tác chiến hiệp đồng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo cuộc diễn tập.Trung đoàn không quân 917 sử dụng lực lượng trực thăng UH-1, CH-47 và máy bay trinh sát tham gia diễn tập. Không quân trực thăng cất cánh từ tàu LST đưa hải quân đánh bộ lên đảo và chi viện hoả lực cho xe lội nước đánh chiếm đầu cầu lên đảo. Cuộc diễn tập kết thúc vào ngày 3 tháng 5 năm 1977. Buổi sáng ngày 4 tháng 5,toàn bộ lực lượng của Trung đoàn không quân 917 trở về căncứ, sẵn sàng thực hiên nhiệm vụ mới.
    Đúng vào lúc Trung đoàn không quân 9 17 tham gia cuộc diễntập "Cửu Long", tình hình trên biên giới Tây Nam đột ngột diễn biến xấu. Vào thời điểm quân dân ta đang phấn khởi tổ chức kỷniệm hai năm ngày giải phóng miền Nam, đêm 30 tháng 4 năm1977, bọn ********* Khơ-me đỏ cho lực lượng lớn quân chủ lực khiêu khích và lấn chiếm biên giới nước ta từ Tây Nguyên đến Hà Tiên. Đặc biệt nghiêm trọng, ở khu vực Mộc Bài tỉnh Tây Ninh)và Hà Tiên, quân Khơ-me đỏ đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam, gây ra tội ác rất dã man đối với đồng bào ta, chúng sát hại cả phụ nữ mang thai, cụ già và em nhỏ. Ngày 30 tháng 4 năm 1977, hai sư đoàn Khơ-me đỏ ào ạt tiến công vào ba xã biên giới Khánh An, Khánh Bình và Vĩnh Tế, chiếm giữ thượng nguồn sông Châu Đốc. Chúng ngang nhiên tấn công vào 13 trong tổng số 14 đồn biên phòng của ta ở biên giới Long Xuyên - Châu Đốc. Suốt nhiều ngày đêm, bọn Khơ-me đỏ dùng pháo lớn bắn vào các khu vực dân cư của Việt Nam dọc biên giới, gây nên rất nhiều tội ác dã man đối với đồng bào ta. Bọn ********* diệt chủng Pôn Pốt- Giêng Xay lộ rõ âm mưu xâm lược Việt Nam trên qui mô lớn. Đây là thời điểm thử thách của dân tộc. Tổ quốc một lần nữa cần đến sự hy sinh của người lính. Hành động xâm lược của Khơ-me đỏ phải bị trừng trị. Từng tấc đất thiêng liêng của tổ tiên phải được giữ gìn, không để quân thù dày xéo. Cuộc sống yên lành của đồng bào khu vực biê ngiới phải được bảo vệ bằng mọi giá.
    Bộ Tổng tham mưu quyết định sử dụng lực lượng bộ binhQuân khu 9 có không quân yểm trợ, mở chiến dịch lớn, đánh lui quân Khơ-me đỏ về bên kia biên giới, giành lại những khu vực bị địch lấn chiếm. Ngày 6 tháng 5 năm 1977, thiếu tướng Lê Ngọng tham mưu trưởng, giao nhiệm vụ chiến đấu cho Tư lệnh Quân khu 9 và Sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372. Lựclượng không quân tham gia chiến dịch gồm 4 máy bay cường kích A-37, hai máy bay trinh sát U-17 và 5 trực thăng UH-1 vũ trang và vận tải. Do có sự chuẩn bị tốt, ngay trong ngày 6 tháng 5, Trung đoàn không quân 917 cơ động một máy bay trinh sát U-1 7 và hai trực thăng UH-1 đến sân bay Cần Thơ, sẵn sàng làm nhiệmvụ.
    Bốn giờ sáng ngày 7 tháng 5, sân bay Cần Thơ sôi động trong không khí chuẩn bị trước trận đánh. Trên bãi trực chiến, các biên đội máy bay sẵn sàng cất cánh làm nhiệm vụ. Trời mùa hè về sớm lặng gió, mây cao, nắng đẹp, rất thuận lợi cho hoạt động của không quân mặt trận. Đúng 5 giờ 15 phút, một máy bay trinh sát U-17 do Mai Chí Lưu điều khiển, cất cánh bay về phía biên giới . Từ độ cao 2.500 bộ, phi công chú ý quan sát khu vực quân Khơ-me đỏ chiếm giữ. Phát hiện ra trận địa địch, Mai Chí Lưu thông báo về sở chỉhuy tiền phương Quân khu 9. Đúng 5 giờ 50 phút, biên đội 4 máy bay A-37 được lệnh cất cánh bay đến khu vực chiến đấu. Năm phútsau, một máy bay trực thăng UH-1 cất cánh bay về phía biên giới, :sẵn sàng làm nhiệm vụ ứng cứu. Máy bay trinh sát U- 17 quần đảo trên khu vực trận địa địch, phóng liền bốn quả rốc két vào những vị trí phòng thủ của quân Khơ-me đỏ, chỉ điểm mục tiêu cho biên đội A-37. Bốn máy bay A-37 đánh phá mục tiêu liên tục trong mười phút. Máy bay trinh sát bay liên tục hơn hai giờ, phóng rốc két khói vào sở chỉ huy dã chiến, doanh trại và các trận địa pháo của địch. Buổi sáng ngày 7 tháng 5, sáu trực thăng UH-1 được chuyển từ sân bay Cam Ranh về Cần Thơ, buổi chiều làm nhiệm vụ ngay. Trong ngày, máy bay ta đánh năm đợt, phá hủy nhiều phương tiện chiến đấu và tiêu hao nhiều sinh lực địch.
    Ngày 8 tháng 5, sở chỉ huy tiền phương cho máy bay trinh sát tìm kiếm các trận địa pháo và vị trí tập trung quân của địch và cho biên đội trực thăng vũ trang đánh 5 đợt vào các mục tiêu được chỉ điểm. Bốn trực thăng UH-1 dùng súng máy sáu nòng chi viện hỏa lực mạnh cho bộ binh tấn công vào trận tuyến của địch. Lực lượng địch bị thiệt hại nặng. Ngày 9 tháng 5, Bộ chỉ huy Mặt trận sử dụng lực lượng không quân chi viện hỏa lực cho bộ binh đánh mạnh trên các hướng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và giành lại phần đất bị lấn chiếm.
    Trong ba ngày, không quân dùng hỏa lực mạnh đánh vỡphòng tuyến của quân lấn chiếm, tiêu diệt hai trận địa pháo 105 mi-li-met, đánh cháy một kho đạn và phá hủy 10 khẩu súng máy1 2,7 mi-li-met. Trực thăng UH- 1 cất cánh 13 lần chuyến sử dụngưu thế hỏa lực, chi viện tích cực cho Sư đoàn bộ binh 3 Quân khu 9làm chủ chiến trường, giành lại những phần đất đã bị kẻ địchchiếm giữ trái phép. Lực lượng không quân đã ném quả 28 bom, phóng 58 1 rốc két và bắn 23 nghìn viên đạn 7,62 mi-li-met.
    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Không quân nhân dân Việt Nam phát triển rất nhanh cả về tổ chức, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động. Từ chỗ chỉ có một sư đoàn, nay đã có ba sư đoàn không quân. Trước đây, không quân chỉ được trang bị một số loại máy bay của các nước anh em viện trợ, nay có thêm hàng trăm máy bay chiến lợi phẩm với nhiều chủng loại khácnhau. Trong kháng chiến chống Mỹ, không quân ta chủ yếu làmnhiệm vụ tiêm kích phòng không, nay đã làm được nhiệm vụ cường kích, tham gia chiến đấu có hiệu quả trong đội hình binh chủng hợp thành. Đội ngũ phi công, cán bộ chỉ huy và các ngànhbảo đảm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trên thực tế, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Không quân nhân dân Việt Nam hoạt động có hiệu quả như một quân chủng độc lập. (1)
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Rạng sáng ngày 12 tháng 7, trung tá Nguyễn Văn Bảy, Phó tư lệnh Sư đoàn không quân 372, giao nhiệm vụ cho Trung đoàn không quân 917 sử dụng 10 trực thăng UH- 1, 1 trực thăng CH-47 và 2 máy bay trinh sát U-17 tham gia chiến đấu. Đúng 6 giờ 30 phút ngày 12 tháng 6, trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cơ động chiến đấu. Lúc 9 giờ, Lê Đình Ký cất cánh dẫn đội bay thẳng xuống sân bay Cần Thơ. Lúc 13 giờ 10 phút ngày 12 tháng 7, toàn bộ lực lượng trực thăng UH-1 và thành phần bảo đảm chiến đấu chuyển đến sân bay mặt trận Thất Sơn. Ngày 13 tháng 7, Trungđoàn không quân 917 hiệp đồng với Sư đoàn bộ binh 9, tổ chứctrinh sát khu vực Giang Thành - Đầm Chít; phi công và các thành phần làm công tác chuẩn bị chiến đấu.
    Đúng 4 giờ 50 phút ngày 14 tháng 7, tổ bay Mai Chí Lưu-Đoàn Hồng Quân cất cánh bay vào khu vực trận địa địch chỉ điểm mục tiêu cho pháo binh; máy bay bị súng 12 ly 7 của địch bắn bị thương, phải quay về sân bay Thất Sơn hạ cánh. Sở chỉ huy sư đoàn cho máy bay U-17 của Trần Văn Lại cất cánh làm nhiệm vụ. Đúng 5 giờ, theo chỉ điểm của máy bay trinh sát, pháo binh bắn cấp tập vào trận địa địch. Đúng 5 giờ 30 phút, 3 biên đội trực thăng UH-1vũ trang cất cánh chiến đấu theo thứ tự: Lê Dình Ký - NguyễnĐình Khoa, Hồ Duy Hùng - Nghiêm Xuân Tích, Nguyễn VănNhậm - Đào Mạnh Sơn . Ơ độ cao từ 10 đến 15 mét, các biên đội lao vào bắn phá các vị trí phòng thủ của địch, dập tắt các ổ đề kháng. Pháo binh địch tập trung bắn chặn đội hình trực thăng; máybay của Hồ Duy Hùng bị trúng mảnh đạn pháo, lái phụ Nguyễn Trọng Hùng bị thương nhẹ. Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ - chỉ huy tại sân bay Thất Sơn, gọi ba biên đội 6 máy bay A-37 vào tham chiến. Theo hướng dẫn của máy bay trinh sát, máy bay A-37 đánh trúng hai trận địa pháo và một trận địa súng cối của địch. Ba biên đội UH-1 vòng trở lại, bắn phá mãnh liệt đội hình địch, tạo điều kiện cho bộ đội Sư đoàn 9 nhanh chóng vượt kênh Vĩnh Tế đánh vào tuyến phòng thủ của Khơ-mẻ đỏ. Xe tăng của ta ào ạt tiến công, phá vỡ phòng tuyến địch, buộc chúng phải tháo chạy về hướng tây. Trực thăng UH- 1 bay rất thấp, bắn mạnh vào các toán lính Khơ-mẻ đỏ bảo vệ hai bên sườn đội hình xe tăng tiến công. Từng đôi trực thăng thay phiên nhau quay về sân bay Thất Sơn nạp nhiên liệu và vũ khí, tiếp tục lên tham chiến.
    Quân ta tiến công như vũ bão, đẩy quân địch lùi sâu về phía sau hơn 10 ki-lô-mét. Trong hành tiến, do không nắm chắc địa hình, một số xe tăng của ta bị sa vào vùng sình lầy, không tiến lui được Các biên đội trực thăng UH- 1 thay nhau quần đảo trên khu vực xe tăng bị kẹt, đánh ngăn chặn bộ binh địch, lạo điều kiện cho việc cứu kéo xe tăng ra khỏi khu vực bãi lầy. Do phải hoạt động ở độ cao thấp và lâu trong trận địa đối phương, 7 trực thăng UH-1 bị trúng đạn súng bộ binh. Trực thăng của Nguyễn Đình Khoa bịt hủng ống dầu đỏ cao áp, phải hạ cánh khẩn cấp xuống cánh đồng, chờ lực lượng kỹ thuật đến sửa chữa. Trận đánh kết thúc lúc 16 giờ ngày 14 tháng 7, ta giành lại được toàn bộ vùng đất bị Khơ-mẻ đổ lấn chiếm.
    Trong trận này, không quân trực thăng xuất kích 4 đợt, bắn hơn 100 quả rốc-két, 6 vạn viên đạn súng máy vào trận tuyếnphòng ngự của quân lấn chiếm, diệt nhiều ổ hỏa lực và binh lính địch. Trong thời gian diễn ra trận đánh, trực thăng CH-47 của Trần Đăng Nguyên-Đoàn Ngọc Bến chở hai chuyến vũ khí ra mặt trận và đón thương binh về tuyến sau.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 20:49 ngày 22/06/2009

Chia sẻ trang này