1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Chuyến Bay Định Mệnh

    Những ai đã thoát thân khỏi Việt Nam trong mấy ngày cuối cùng của tháng Tư 1975 đều trải qua ít nhiều giây phút kinh hoàng. Tôi phải dùng chữ thoát thân vì đối diện với tử thần, với nhiều việc bất bình thường phải đối phó và cuối cùng vượt qua bao khó khăn trong may mắn mà Thượng Đế đã ban cho.
    Tôi có cảm tưởng như không có cơ hội hay phương tiện để theo dõi hoặc bắt kịp những biến chuyển dồn dập xãy ra về tình hình chiến sự trong vài tuần lể cuối tháng Tư 1975. Sau khi thi hành ?ophi vụ hành quân cuối cùng? trong ngày 27/04/ 1975, hôm sau là ngày nghỉ thường lệ sau ba ngày làm việc. Tuy là nghỉ nhưng bận rộn suốt ngày. Vợ có thai năm tháng cho cháu thứ hai phải ở lại VN do sự quyết định của ông cha vợ. Ông lo sợ vì vợ tôi có thai và thêm đứa con nhỏ một tuổi xa gia đình và sống ở một nơi vô định, hơn nữa ông còn dùng đến giải pháp Trung Lập gồm ba thành phần cho VN ? để thuyết phục tôi.
    Ông sẵn sàng cho gia đình bên vợ tôi tháp tùng nhưng cha vợ tôi không đáp ứng. Như vậy người dân sự nầy đã biết rõ ngày tàn của cuộc chiến sắp đến, nhưng cá nhân tôi chỉ hoang mang trước vấn đề hay đúng hơn là không biết gì. Có lẽ mọi việc dồn dập kéo đến làm tôi không còn giây phút bình tĩnh tìm hiểu và thảo cho mình một kế hoạch phải làm gì trong những ngày cuối cùng, mà chỉ đối phó với những vấn đề lũ lượt sẩy ra trước mắt hay trong trí não. Ngày bay hành quân, tối trực phi vụ đêm. Chiếc Skyraider quá cũ, rất ít phi cơ với đầy đủ tiêu chuẩn phi cụ bay đêm. Tưởng niệm cố Đ/úy Trần sĩ Công (khóa 64D) PĐ-514 đã anh dũng hy sinh cho Tổ Quốc trong phi vụ đêm bay từ Biên Hòa đến yểm trợ Phan Rang trong áp lực mạnh của CS vào giữa tháng Tư 1975.
    Tôi ở ngoài căn cứ Tân Sơn Nhứt trong đêm 28/04/1975 và được đánh thức bởi những tiếng đì đùng vào rạng sáng ngày 29. Thỉnh thoảng nghe vài tràng tiểu liên gần nhà và thiếp đi trong mơ màng sau cơn mệt mõi cho đến sáng.
    Tôi đi làm như thường lệ và vào cổng TSN cũng dễ tuy có đông người. Hình ảnh tàn phá đầu tiên đến với tôi là chung cư hai tầng bị phá vở còn bốc khói vì đạn pháo kích. Như vậy những tiếng đì đùng kia là hoả tiển 122 ly của CS rót vào căn cứ TSN rạng ngày 29 tháng Tư. Hai Phi long Trương Phùng (khóa 64B) và Trần Quang Phúc thuộc PĐ-518 khu trục cánh quạt đã anh hùng cất cánh nghêng cảng và dập tắt các dàn phóng hoả tiển 122 ly. Cố Th/tá Phùng hy sinh trong phi vụ nầy do hoả tiển tầm nhiệt SA-7. Được biết anh em trong PĐ-518 đang tụ tập ở Bộ Chỉ Huy Hành Quân KQ (BCHHQKQ), tôi liền đến đó và gặp Th/tá Sang cùng phi đoàn, anh đang đứng trước cửa BCHHQKQ và cho tôi biết PĐ- 518 đi biệt phái Cần Thơ.
    Vào cổng TSN lần nầy khó khăn hơn vì số người khá đông thêm vào tiếng súng chỉ thiên để giử trật tự. Tôi trở lại BCHHQKQ sau 10 giờ và khám phá ra PĐ-518 đã cất cánh đi Cần Thơ. Tôi gặp Tr/t á N.C.P trong phòng BCHHQKQ khi bước vào và ông bảo tôi là mình tìm phi cơ để đi. Chúng tôi ra khỏi phòng và gặp ngay vị cứu tinh, Cơ trưởng Lợi. Anh bảo có một chiếc AD-5, skyraider (chiếc nầy có hai chỗ ngồi lái và một phòng trống khoảng 3x4x3 ft cao ở phía sau ghế pilot) với bình điện hư nhưng anh có thể thay bình điện tốt. Cả ba chúng tôi lên xe jeep ra bãi đậu. Tôi còn bình tĩnh có lẽ vì không ở trong phi trường đêm hôm qua để ẩn núp những đợt pháo kích của CS đã giúp tôi tránh được lỗi lầm cũng như vượt qua vài khó khăn trong thời gian di chuyển và cất cánh. Người lính kéo vòng kẻm gai cho xe vào bãi đậu phi cơ. Chiếc AD-5 được trang bị đầy bom đạn.
    Cơ trưởng Lợi đang thay bình điện không đầy mười phút, trong khi Tr/t á P dùng Motorola cầm tay gọi những sĩ quan ở BCHHQKQ nhưng không liên lạc được một ai. Nếu liên lạc được thì những sĩ quan nầy sẽ ra phi cơ và cùng đi. Về sau nầy Tr/tá P cho biết Tr/úy L, tên nội tuyến đã bắt giữ hết sĩ quan trong phòng BCHHQKQ. Phi cơ nổ máy với máy phát điện (CPU). Sau khi nổ máy, những người ở gần đó tràng lên phi cơ đầy ấp với tổng số 15 người kể cả pilot. Phi cơ không di chuyển được vì máy CPU vướng dưới quả bom. Bốn người xuống kéo CPU ra không được vì sức nặng đè lên CPU sau cùng họ dùng súng bắn xẹp bánh CPU để kéo ra. Cám ơn nhóm người tự nguyện với sáng kiến và hoàn tất tốt đẹp!
    Phi cơ rời ụ và di chuyển chậm do các chướng ngại vật đa số là xe hai bánh nằm rải rác trên đường di chuyển. Quang cảnh thật tiêu điều buồn bã, không bóng dáng xe cộ hay người lính qua lại giữa ban ngày trong giờ làm việc. Phi trường TSN thoi thóp mà tôi chứng kiến trong giây phút cuối cùng. Cảm giác lo âu rợn người đã thúc giục tôi ra khỏi nơi nầy càng sớm càng tốt. Tôi nhớ là không liên lạc với đài kiểm soát và tự cho là phi trường hoàn toàn đóng cửa. Phi cơ đến gần khoảng giữa hai đầu phi đạo, sau khi nhìn trái và phải không có gì tôi cho phi cơ vào phi đạo rồi quẹo phải và di chuyển xuống đầu phi đạo 27 trái.
  2. 1100ibn

    1100ibn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    699
    Đã được thích:
    34
    Vừa vote 5* cho bác ghettoboy vì một loạt bài rất hay từ cựu binh bên Việt Nam Cộng Hoà
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Hì..cảm ơn bác đã vote, Tư lệnh "không quân" em xin tiếp tục điều hàng lên bao vùng làm yên lòng quân bạn tiếp..hehehe
    ...
    Trong thời gian nầy tôi có cơ hội kiểm soát phi đạo. Tiếng pháo kích hay súng nhỏ không xảy ra từ lúc vào phi trường. Tôi không dám di chuyển thêm 1.000 bộ (ft) đến đầu phi đạo vì sợ súng nhỏ từ ngoài vòng đai hay ở lâu trên phi đạo. Điều nầy làm tôi hối hận khi gặp các chướng ngại vật ở cuối phi đạo. Mười lăm trái tim trong 30 phút hồi hộp, hy vọng và nguyện cầu may mắn cho một cất cánh an toàn đã phó thác cho định mệnh. Chiếc phi cơ với 24 tuổi già lăn bánh và trọng tải hơn 5.500 cân( lbs) ngoài mức ấn định. Trong khi phi cơ chạy khá nhanh, tôi khám phá ra phía trước là một xe jeep đậu ở một nữa phi đạo bên trái và liền đưa phi cơ sang phải, sau khi qua khỏi xe jeep lại thêm một chướng ngại vật khổng lồ ở cuối phi đạo, đây cũng là lúc phi cơ bắt đầu rời phi đạo.
    Tôi thấy rõ đó là xe cần trục với đầu cần cao khoảng 50 ft và kéo phi cơ qua khỏi đầu cần trong gang tấc. Chúng tôi quá liều lĩnh trong giây phút căng thẳng đã chọn cho mình cái chết . Có thể đây là chiếc cuối cùng cất cánh vào khoảng 11 giờ trưa ngày 29 tháng Tư. Tôi quẹo trái về hướng Đông trên thành phố để tránh phòng không rồi lấy cao độ hướng về Cần Thơ. Vài hơi thở dài đã làm tôi giảm bớt tinh thần căng thẳng.
    Tôi liên lạc đài kiểm soát Cần Thơ để xin chỉ thị đáp nhưng bị từ chối không lý do và bảo tôi tìm phi trường khác để đáp. Bình thường thì đài cho biết lý do và khoảng thời gian chờ đợi để có thể đáp trở lại hoặc giúp đỡ pilot tối đa hơn là đuổi tà. Vậy ?omột câu nhịn mười lăm câu lành? vào lúc nầy âu cũng là hợp lý! Về sau nầy tôi được biết PĐ Khu trục cánh quạt đã bị phòng thủ Cần Thơ cản trở trong vụ cất cánh đi Thái Lan trước đó không lâu nhưng rồi cũng được cất cánh. Tôi thông báo cho anh em trên phi cơ để tìm một phi trường khác đáp. Một vài phi công phía sau phòng lái có lẽ là vận tải cho biết phi trường An Thới ở đảo Phú Quốc và nơi đó C-47 đáp được. Trong khi đó tôi nhận miếng giấy nhỏ với câu?ođất nước mình hết rồi nên đi Thái Lan?. Thoạt nhìn thấy tôi có cảm nghĩ đây là lời thỉnh nguyện của một không tặc, tim tôi đập mạnh sau sự ngạc nhiên. Xin đừng chơi kiểu đứt tim này! Một số anh em chạy đến phi cơ với súng ngắn, dài lúc còn trong bãi đậu cũng đã làm tôi ớn người.
    [​IMG]
    Sau bốn mươi phút bay và không có chủ đích đi U-Tapao, Thái Lan ngay lúc đầu hơn nữa đồng hồ xăng chỉ hai phần ba bình, tôi lấy hướng Đông ra Phú Quốc và cho mấy trái bom xuống nước. Lần đầu tôi được biết phi trường An Thới ở đầu đảo từ anh em phí sau phòng lái. Tôi hạ cao độ và bay thấp qua phi trường để kiểm soát phi đạo rồi vòng lại đáp ngay, nếu không sẽ bị Hải quân bắn. Đó là lời anh em kể lại sau khi đáp. Phi cơ vào bãi đậu khoảng quá trưa. Vài chiếc Cessna, U-17 ra cất cánh lấy hướng đi Thái Lan thay vì về đất liền đã gây sự chú ý cho vị Đ/úy đại diện KQ (ALO) trên đảo. Phi cơ được châm đầy xăng. Anh em góp một ít tiền làm quà cho người đổ xăng và sau đó vào căn nhà dùng làm văn phòng cho vị Đ/úy KQ gần đó. Vị nầy có vẻ bận rộn, không hiểu phi cơ lên xuống nhiều trong buổi sáng nầy có phiền ông không? Chúng tôi trở lại bãi đậu. Vài anh em đi mua thức ăn và chia nhau ăn dưới cánh phi cơ. Một giờ sau có khoảng sáu người lính Hải quân đến canh gác phi cơ có nghiã là phi cơ không được cất cánh. Như vậy vị Đ/úy KQ và Đ/tá Đặc Khu Trưởng HQ ở Phú Quốc đã làm việc với nhau trong vụ nầy. Chúng tôi ở đây cho đến chiều và thả bộ ra phố dùng cơm. Người dân PQ vẫn sống bình thản.
    Buổi hoàng hôn trên hòn đảo thơ mộng thật tuyệt vời! Nước xanh bao quanh với luồng gió mát rượi. Thành phố hiền hoà không chiến tranh, Phú Quốc là một điạ đàn! Tôi trở về với thực tại và đau buồn cho người vợ trẻ chiều trông, đứa con thơ không cha, bà mẹ già đơn côi? và tuổi hờn cho chiến tranh trên quê hương nhỏ bé do các cường quốc gây ra.
    Trước tình trạng phi đạo vỉ sắt ngắn và không đài kiểm soát tôi lo ngại cho việc cất cánh và đề nghị anh em nào muốn đi Mỹ nên theo đài ?oMẹ VN? xuống tàu Hải quân đi Côn Sơn tối nay, 29 tháng Tư. Tôi nhờ Cơ trưởng Lợi lấy đạn đại bác ra khỏi phi cơ để phi cơ nhẹ hơn. Rồi màn đêm buông xuống. Chúng tôi nằm trên vỉ sắt dưới cánh phi cơ cho giấc ngủ trong đêm và ngủ sớm sau một ngày dài phong ba bảo táp đã trôi qua. Tuy đầu óc nát tan trước sự chia ly với gia đình, đổi thay của vận nước? nhưng không sau ngăn cản được sự rũ rượi của cơ thể đã đưa tôi vào giấc ngủ hôn mê.
    Tôi được đánh thức bởi tiếng sóng biển và đón chào ánh hồng từ phương Đông để chuẩn bị cho một ngày tha hương. Mười lăm người vẫn còn lưu luyến với con tàu. Đúng tám giờ ba mươi tôi làm tiền phi, máy nổ đều đặn, phi kế tốt, rồi tắt máy. Phi cơ trong điều kiện tốt để bay. Mọi người theo dõi tin tức qua chiếc radio của người lính Hải quân. Đến mười giờ mười lăm sáng ngày 30/04/1975, vị Tân Nguyên Thủ Quốc Gia, Dương Văn Minh đọc diễn văn? và kêu goị các quân nhân trở về trình diện đơn vị. Như tiếng sét đánh vào người! Tôi bàng hoàng trước cuộc đầu hàng không điều kiện và không biết rồi đây số phận của mình sẽ ra sao.
    [​IMG]
    Trong giây phút cảm xúc tôi không còn sự chọn lựa nào khác. Chúng tôi đứng lên, cùng lúc với những người lính Hải quân về trình diện đơn vị. Không một ai trong chúng tôi ở lại đảo để trở về đơn vị nhưng chấp nhận một cất cánh thật nguy hiểm, phó thác sinh tử cho định mệnh. Như vậy chúng tôi bất tuân lệnh của vị Tân Nguyên Thủ Quốc Gia. Đó là một trọng tội!
    Theo luồng gió tôi quyết định cất cánh từ đầu phi đạo Bắc và yêu cầu tất cả anh em đi bộ đến đầu phi đạo vì sợ bánh đuôi không chịu nổi do phi đạo vỉ sắt và trọng lượng số người. Phi cơ dừng lại trên phi đạo để đàn bò băng qua cũng là cơ hội kiểm soát phi đạo trong lúc di chuyển. Tôi làm thủ tục cất cánh sân ngắn trong khi anh em vào phi cơ và chưa bao giờ cất cánh trong điều kiện nầy nhưng tin tưởng vào khả năng. Laị một lần nữa mười lăm trái tim trong hồi hộp, hy vọng và nguyện cầu cho một cất cánh cuối cùng. Tay ga lên cao trong tiếng gầm thét của đông cơ như sự tức giận của nó và chúng tôi đã phải rời quê hương , thắng được nhả ra và nó phóng tới. Tôi đã đối phó thật gây go trong lúc cất cánh. Phi cơ bắt đầu lên ngay cuối đầu phi đạo, như biết mình đã thoát khỏi bàn tay tử thần, một tiếng thở phào làm giảm bớt sự căng thẳng tinh thần lẫn thể xác.
    Trên cao độ bình phi tiếng động cơ đều đặn giữa đại dương, xa xa đường chân trời u xám bao quanh phi cơ. Tôi chú tâm làm việc trong hy vọng cho chuyến bay đặc biệt với mười lăm sinh mạng trên con tàu một động cơ. Trong suốt lộ trình dài chúng tôi khóc thật nhiều như đứa trẻ thơ cho sự xa lìa quê hương trong khói lửa điêu tàn... Tiếng nấc tự đáy lòng của những đứa con thân yêu đã không làm tròn bổn phận như những mong ước cuả Mẹ Việt Nam. Phi cơ đáp an toàn nhưng bánh đuôi đã bể tự bao giờ.
    Phi Long 31
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 07:53 ngày 19/08/2009
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Phi cơ phản lực thả bom B-57 và VNAF
    Phi cơ phản lực đầu tiên xuất hiện trên Chiến trường Nam Việt Nam có lẽ là Phi cơ thả bom hạng nhẹ B-57 (nếu không kể đến một vài loại phi cơ phản lực dùng để huấn luyện)
    Từ tháng 5 năm1963, Phi đội Thám sát 609 của KQ HK đã sử dụng 2 chiếc RB-57 E, đặt căn cứ tại Phi trường Tân Sơn Nhứt (Sài gòn). Hai phi cơ này , cải biến từ các B57-B, được sửa đổi phần mũi để lắp đặt các hệ thống chụp không ảnh loại KA-1 và KA-56. Phi vụ đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện vào ngày 7 tháng 5 năm 1963.
    Ngay từ tháng 2 năm 1964, các tướng lãnh HK nhất là Tướng Jacob Smart, Chỉ huy trưởng Không lực HK trong Vùng Thái bình dương đã đề nghị đưa vào VN một hoặc hai phi đội chiến đấu cơ B-57, nhưng không được Bộ trưỡng Quốc phòng Mc Namara chấp thuận, viện dẫn những điều khoản cấm đưa phi cơ phản lực vào Việt Nam trong Hiệp định Geneva.
    Sau sự-kiện Vịnh Bắc-Việt ngày 2 tháng 8 năm 1964, Hoa Kỳ chính thức đưa các B-57 đến VN, với 2 phi đội từ Căn cứ KQ Clark (Philippines) đến Căn cứ Biên Hòạ Các B-57 này được đặt dười quyền điều hành của SĐ 2 KQHK (tiền thân của Đệ Thất Không lực HK), và các B-57 đã chứng tỏ được hiệu năng trong các phi vụ tấn công oanh tạc các điểm tập trung của Cộng quân tại Nam Việt Nam.
    Ngày 1 tháng 11 năm 1964, Cộng quân đã pháo kích vào Phi trường Biên Hòa, gây tổn thất cho 5 chiếc B-57 đậu tại đây cùng với 4 chiếc Skyraider A-1H của KQ VNCH. Mặt khác các phi công HK đã ghi nhận được sự xuất hiện của các phản lực cơ MiG, lầu đầu tiên vào ngày 3 tháng 4 năm 1965 trên không phận Bắc Việt.
    Và trước tình hình chiến sự gia tăng, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh KQ VNCH và sau là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ tướng) đã chính thức yêu cầu HK cung cấp cho VNCH những phi cơ phản lực với lý do là lúc đó Bắc Việt, Miên và Thái Lan đều đã có các phản lực cơ (Bắc Việt và Miên có một số MiG 15) và Hiệp định Geneva về giới hạn võ khí trong vùng, trên thực tế không còn hiệu lực nữa.
    Trong chuyến viếng thăm Nam Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara vào tháng 7, 1965 các giới chức Hoa Kỳ đã bàn đến việc chuyển giao cho VNCH một số phi cơ phản lực. Tướng Westmoreland trong văn bản của MACV gửi cho SECDEF (ngày 20 tháng 7, 1965) đã đề nghị chuyển cho KQ VNCH một lực lượng tượng trưng 4 chiếc B-57 để tạo thêm uy tín và tăng tinh thần cho KQVN, các phi cơ này sẽ được lấy từ Phi đội Thả bom Mỹ đang đặt tại Đà Nẵng, chỉ cần sơn lại huy hiệu của KQVNCH.
    Ngày 1 tháng 8 năm 1965, Nhật báo Anh ngữ Saigon Post đã loan tin trên trang nhất :?T KQ VNCH nhận được các Phản lực cơ B-57?T và những thông báo chính thức được loan tải :?T KQ VNCH sắp được nhận các phi cơ phản lực đầu tiên và 4 phản lực cơ loại 2 máy Canberra sắp được Hoa Kỳ chuyển giao cho VNCH?T..
    [​IMG]
    Thật ra chương trình tiếp nhận B-57 của KQVN đã được sửa soạn từ tháng 5 năm 1964, chỉ khoảng 1 tháng sau khi các B-57 của KQHK trú đóng tại Nhật được di chuyển về Căn cứ Clark (Philippines). Một thỏa hiệp bất thường giữa hai Chính phủ Việt và Phi đã cho phép đưa 3 sĩ quan KQVN đến huấn luyên tại Căn cứ Clark. Ba sĩ quan này là Thiếu tá Nguyễn Ngọc Biện và các Đại úy Nguyển văn Tường và Nguyễn văn Long. Công việc huấn luyện do các Huấn luyện viên thuộc các Phi đoàn Oanh tạc số 8 và số 13 của HK thực hiện. Với những kinh nghiệm và khả năng sẵn có của các sĩ quan phi công VN, đang bay các Skyraider, việc chuyển sang điều khiển các B-57 không gặp trở ngại nào đáng kể.
    ( Theo Tác giả Gman trong Lý Tưởng số 02/2008: ?~ Nhu cầu huấn luyện hoa tiêu B-57 không giống như hoa tiêu khu trục, mà giống như hoa tiêu vận tải..cần đến một phi hành đoàn gồm nhiều người hơn là chỉ có một hoa tiêu, vì có nhiều việc làm mà một hoa tiêu không làm xuể..?T Cũng theo Ông thì từ cuối năm 1964, KQVN đã kết hợp với KQ HK để oanh tạc miền Bắc và khi các B-57 được đưa đến Đà Nẵng để hoạt động ngăn chặn sự xâm nhập qua đường HCM và .?T Khi các đơn vị B-57 này không đủ phi hành đoàn thì KQVN được hỏi đến đế tăng cường một số gồm 4 phi hành đoàn : 4 hoa tiêu và 4 điều hành viên. Do đó mới có việc đề cử các hoa tiêu và điều hành viên sang Clark Field AFB ở Phi để thụ huấn. Một số hoa tiêu khu trục được chọn cùng một số điều hành viên được đề cử từ Liên Phi đoàn vận tải. Nói về bay thả bom là khả năng của ngành khu trục thì không đúng hẳn, vì người thả bom từ B-57 lại là các điều hành viên, còn người lái loại phi cơ có nhiều động cơ phải là chuyên môn của ngành vận tải đã từng tốt nghiệp tại các trường dậy bay cơ 2 động cơ chỉ vì ngẫu lực ngang khi bị hỏng một máỵ Nhưng KQVN đã chỉ định toàn hoa tiêu khu trục cho việc huấn luyện này..)
    Công cuộc huấn luyện cho 3 phi công kế tiếp có những điểm đặc biệt hơn, vì không như 3 phi công đầu tiên : việc huấn luyện được thực hiện ngay tại Tân Sơn Nhứt thay vì trên đất Phi. Lý do là 3 phi công được tập huấn lần này là Tư lệnh KQVN, Tướng Kỳ; Tham mưu trưởng KQ: Đại tá Nguyễn ngọc Loan và Thiếu tá Vũ thượngVăn, Chỉ huy trưởng TT Hành quân KQ. Vì những lý do công vụ, các vị này không thể vắng mặt và không thể sang Phi để được huấn luyện. KQHK đã dùng những B-57C có hai hệ thống điều khiển độc lập để dùng trong một chương trình huấn luyện kéo dài trong hơn 30 ngày.
    Ngày 9 tháng 8 năm 1965, một buổi lễ long trọng đã được tổ chức tại Tân sơn Nhứt. HK chính thức chuyển giao cho VNCH 4 chiếc B-57. Một chiếc đậu sẵn tại Phi trường TSN, với các dấu hiệu của KQVN trên thân và cờ VNCH sơn trên đuôi, trưng bày cùng với các loại bom đạn mà phi cơ có thể mang theo. 3 chiếc khác bay thành đội hình trên không qua khán đài do các phi công gồm Tướng Kỳ (lúc này đang là Thủ tướng) và các Đ/U Tường và Long điều khiển. Tuy nhiên do thời gian cần bay trên B-57 đã bị gián đoạn, các phi công VN trở thành ?~không còn khả năng?T để bay riêng lẻ, nên các phi công Hoa Kỳ huấn luyện viên đã phải cùng bay với các vị này, ngồi trong ghế điều khiển phía sau. Tướng Kỳ bay chung với Huấn luyện viên là Đ/úy Don Nation. Tuy Tướng Kỳ là một phi công tài ba, nhưng vì Ông không thể bay tập dượt trước, nên Đ/úy Nation đã phải lãnh trách nhiệm điều khiển phi cơ khi hạ cánh. Các B-57 đã đáp xuống phi đạo , và các huấn luyện viên đã nhảy khỏi phi cơ nơi đầu phi đạo phía xa và các phi công VN lái phi cơ về phía khán đài để làm lễ bàn giao.
    [​IMG]
    Giai đoạn phản lực của KQ VNCH chính thức bắt đầu.
    Chương trình tập huấn B-57 đợt thứ hai tại Phi được bắt đầu từ ngày 20 tháng 9 với 6 phi công, 4 điều hành viên, 4 sĩ quan bảo trì cùng 16 chuyên viên cơ khí. Trong chương trình huấn luyện này , vì lý do chính trị nên còn có thêm 2 điều hành viên người Phi theo học, sự kiện này giúp để giải thích lý do Chính phủ Phi cho phép các quân nhân VNCH đến Phi để tập huấn. Mỗi phi công được huấn luyện bay 70 giờ trên B-57 và phải bay ít nhất là 40 phi xuất. Riêng khóa học của các điều hành viên được bắt đầu vào 11 tháng 10,1965 nhằm huấn luyện làm quen vơi các hệ thống điểu khiển dành cho những nhân viên phi hành ngồi ở ghế phía sau.

    Từ 20 tháng 9 năm 1965, các phi công B-57 đã được huấn luyện bổ túc thêm về các kỹ thuật ném bom và oanh kích. Các nhân viên phi hành cũng được tập huấn thêm về kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị trên phi cơ từ tháng 10, 1965.
    [​IMG]
    Phi đội B-57 của KQVN được đặt danh hiệu là Biệt đội 615, do Thiếu tá Biện chỉ huy. Biệt đội trực thuộc Không đoàn 41 Chiến thuật, đặt căn cứ tại Đà nẵng. (Thật ra đơn vị này không có trong bảng cấp số của KQVN về nhân lực cũng như về vật lực)
    Trong giai đoạn đầu, Biệt đội 615 thường bay chung với các phi công HK thuộc các Phi đội thả bom số 8 hoặc số 13 trong các phi vụ hành quân do KQHK kiểm soát. Nhiệm vụ chính của các B-57 là oanh tạc các đoàn xe tiếp tế của CSBV di chuyển trên đường mòn HCM. Mỗi phi vụ oanh tạc thường gồm 6 chiếc B-57, 4 do Hoa Kỳ và 2 do VN thực hiện.
    Các phi cơ B-57 do KQ VNCH sử dụng thật ra chỉ là những phi cơ ?~cho mượn tạm?T, vẫn do HK quản lý và bảo trì..chỉ sơn thêm màu cờ KQVN khi các phi công VN cần đến !
    [​IMG]
    Sau những hăng say lúc ban đầu, các B-57 đã tỏ ra..có lẽ không thích hợp với các phi công VN ? Các nhân viên phi hành VN cho rằng loại phi cơ điều khiển hoàn toàn bằng sức người này đòi hỏi thể lực vượt khỏi sức của người VN (?). Các chương trình huấn luyện kế tiếp gặp những trục trặc, khiến bị chậm trễ và ngừng đọng.
    Tai nạn đầu tiên của KQVN với B-57 xẩy ra vào tháng Giêng, 1966 trong một phi vụ huấn luyện tại Philippines với Trung Úy Lâm (?) Phi cơ gặp tai nạn khi tập đáp đã bị hư hỏng hoàn toàn đến mức phải phế thải.

    Ngày 23 tháng 2 , 1966, trong một phi vụ oanh tạc : chiếc B-57 do Thiếu tá Biện điều khiển đã gặp nạn, gây tử thương cho chính người điều khiển.
    Tác giả Gman ghi lại tai nạn này (trong Lý Tưởng 02/2008) như sau
    ?~.. Tai nạn này không do khả năng lái máy bay của Anh, cũng không do một lỗi nào về kỹ thuật mà do một số người điều hành công việc tại Phi trường Pleiku. Sau một phi vụ oanh kích trong vùng Pleiku/Kontum vì phi trường Đà nẵng có nhiều mây che phủ nên có lệnh anh về hạ cánh tại Pleiku. Sau khi hạ cánh, anh đậu tại sân đậu vãng lai, gần cạnh đài kiểm soát không lưu phi trường, và Anh tắt máỵ Trước khi Anh rời phi cơ thì đài kiểm soát bắt anh dời phi cơ đậu nơi khác vì còn có một quả bom ngoài cánh chưa được thả..Vì vậy nên chuyên viên bảo trì phi đạo vãng lai tụ tập với nhau lại để đảy phi cơ đi nơi khác. Trong khi đó thì hoa tiêu vẫn còn ngồi trong phòng lái, không biết vì quá gấp rút nên anh chưa rời phi cơ được hay vì anh phải ngồi trong phòng lái để giữ thắng. Nên biết là khi đã tắt máy thì hệ thống thắng không còn đủ áp suất để hoạt động nữa. Đường di chuyển có độ nghiêng không đều nhau thì phi cơ có khuynh hướng chạy về chỗ thấp, nên người đẩy phi cơ phía bên đó không chống đỡ nổị B-57 là một phi cơ rất nặng, trọng lượng lên đến 26,000 lbs,. nên phi cơcứ chạy ra khỏi đường di chuyển và sắp sửa chạy xuống lề cỏ xanh của phi trường, vì thế hoa tiêu phải nhảy khỏi phòng lái và nhẩy xuống đất ở phía trước cánh. Không may cho anh, anh vừa nhảy xuống thì phi cơ lại quẹo thêm về hướng đó nên bánh cán phải trên bụng anh, làm anh bể bọng đái và chết tại chỗ.?T
    (Tai nạn này được tác già Cà nông 20 ghi lại trong LÝ TƯỞNG SỐ 03/2005 như sau : ..?T ..Sau khi xưng danh là Đương kim Chỉ huy trưởng Căn cứ 92 Không quân chiến thuật, tôi được phép đáp xuống Phi trường Cù Hanh và được thông báo cho biết ở cuối phi đạo 09 có một B-57 đang được ?~parked?T ở đó với 2 quả bom 500 lbs, loại nổ chậm, đã được bấm nút khởi động mà không ra khỏi ?~bomb rack?T được, vì trục trặc kỹ thuật mặc dù phi công, Th/tá Biện đã dùng đũ mọi cách ?~manual release?T và nhào lộn đủ kiểu trên mục tiêu ở Tây Bắc Tuy Hòa và vì cạn nhiên liệu nên không thể bay về Đà Nẵng, phải xin đáp khẩn cấp ở phi trường Pleiku. Phi tuần 2 chiếc B-57, chỉ có chiếc số 1 là bị trục trặc, chiếc số 2 của Đ/úy Đàm Thượng Vũ an toàn nơi bến đậu. Tôi gọi Đại tá Bonneaux, sĩ quan đồng sự M4 của tôi để yêu cầu toán EOD tháo gỡ bom đã khởi động mà chưa nổ, khoảng 20 phút sau Đ/tá Bonneaux báo tin đã tháo gỡ xong và đã cho hủy nơi một khu vực phế thải an toàn. Tôi mời Biện, Vũ, và Ngân xuống phố dùng cơm tối nhưng Biện, do tinh thần trách nhiệm quá cao, đã đề nghị để Anh trở xuống phi đạo đem máy bay vào bến đậu.?T
    [​IMG]
    ?~ Chiếc B-57 nằm ở vị thế chúi mủi trên một triền giốc cuối phi đạo 09. Các nhân viên cơ khí trực phi đạo đã mang floodlight ra tận đầu lằn vôi touch down để chiếu sáng khu vực..Biện rời xe jeep, đi bộ xuống giốc và trèo lên ****pit. Chúng tôi đứng ở trên triền giốc nhìn xuống theo dỏi. Sau khi an vị trong phòng lái, Biện đưa tay ra dấu cho cơ phi rút chèn bánh. Phi cơ tụt giốc từ từ đâm thẳng vào con đường xuống suối. Phi cơ không nổ máy, không thể điều khiển, tiếp tục lao xuống giốc nhanh hơn. Tôi trông thấy Biện phóng ra khỏi ****pit và lăn tròn một vòng ra đầu cánh..phi cơ tiếp tục lao xuống đụng vào ụ cát và đứng lại, trong khi đó Biện nằm rên rỉ trên phi đạo..(lý do tai nạn được giải thích lo do thói quen nghề nghiệp : Trước khi lái B-57, Biện là một tay nghề của Skyraider A-1. Ý niệm về thoát nguy khi nhảy khỏi ****pit của A-1 là phải lăn một vòng về phía đầu cánh để tránh bộ phận đáp-landing gear vốn nằm sát sườn thân phi cơ hơi chếch một chút về phía sau ghế lái đè lên và cán chết...Nhưng cấu trúc của bộ chân đáp B-57 lại nằm tít gần đầu cánh, hoàn toàn trái ngược với A-1..Thay vì nhảy khỏi ****pit và nằm yên tại chỗ, ý niệm về A-1 đã khiến Biện lăn thêm vòng lăn định mệnh..)
    Tôi lo âu ngồi xuống cạnh Biện, chưa kịp hỏi, Biện đã lên tiếng vừa yếu ớt vừa đau đớn :- Lỗi tại tôi, cứ nhớ hoài A-1..Đại ca chi xin một điếu thuốc.
    Tôi run tay bật lửa châm điếu Ruby và ghim vào mồm Biện, đồng thời nhìn xuống chân của Biện đã bị gẫy và bọng đái bị chân đáp của B-57 cán ngang, vỡ bể...Chúng tôi cùng nhau cẩn thận bế Biện lên xe cứu thương tức tốc đưa amh đến Quân Y viện của QĐ 2 để cấp cứu. Có 3 BS Quân Y VN đả làm công tác cấp cứu Biện đêm đó. Có tất cả 12 lít máu đã được chuyền. Th/tá Biện mất vào khoàng 2 giờ 30 sáng. ?~
    Tai nạn này đã giúp thêm một lý do để Hoa Kỳ thu hồi các B-57 (20 tháng 4 năm 1966). Chương trình B-57 dành cho KQ VNCH đã lặng lẽ chấm dứt. Một số phi công thuộc Biệt đội B-57 đã được chuyển sang xuyên huấn về F-5 như Các Đ/úy Lê Xuân Lan, Nguyễn Hữu Hoài và Tr/úy Đàm thượng Vũ.
    Trần Lý
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    THỜI KỲ CỦA NHỮNG TRÁI BOM "THÍ NGHIỆM"
    Tác giả : Pierre Darcourt --- Dịch giả : Dương Hiếu Nghĩa
    Ở đầu một đường bay, những người lính chữa lửa đang chữa cho một phi cơ phản lực 2 động cơ, bị trúng một hỏa tiễn SA.7 của Liên Xô lúc mới vừa cất cánh . Cạnh một chiếc xe vận tải tôi nhìn thấy 4 bao ny lông dài đã đóng kín. Đó là những gì còn nhặt lại được từ thân thể của phi hành đoàn 4 người .
    Vào lúc 2 giờ trưa, tôi lại lên được một chiếc phi cơ vận tải "chinook" để bay lên vùng mặt trận. Tôi được tháp tùng với khoảng 40 anh em biệt kích người vậm vở, gọn ghẽ trong bộ quân phục đen, được trang bị súng phóng lựu và tiểu liên 45 ly ngắn nòng M3 A.1 bá xếp. Huy hiệu mà họ mang trên tay áo là một con ó và một chiếc dù được thêu trong một hình tam giác, chỉ cho tôi biết họ thuộc lực lượng biệt kích dù Lôi Hổ (cọp bay). Đây là một đơn vị đặc biệt, chuyên hành quân ban đêm từng toán 3 người một, trong vùng địch, có nhiệm vụ tìm vị tríđịnh, các trục tấn công của địch, sau đó báo cho pháo binh và không quân bạn để có hành động phản ứng kịp thời.
    Giờ đây tôi lại đang trên đường đi đến Xuân Lộc : đây là lần thứ ba trong tám ngày nay tôi lên khu vực nầy, mà lần nầy thì chuyến đi có vẻ thoải mái và anh em đoan chắc với tôi là đến một vị trí tương đối yên tĩnh và sạch sẻ hơn . Chiếc trực thăng bay độ 15 phút thì đến vùng Xuân Lộc , bay trên quốc lộ 1 và ngoặc hẳn về hướng Đông, hạ thấp xuống độ 700 bộ đến một vườn cao su bạt ngàn thẳng tấp.
    Chiếc "chinook" xuống rất nhanh. Từ trên nhìn xuống, Xuân Lộc ít nhất nếu còn gì thì cũng chỉ có một quang cảnh mờ nhạt. Rất lo ngại tôi ghi nhận là có nhiều chùm lửa, cột khói do đạn pháo cứ rơi đều xuống vòng đai đã bị tàn phá. Chiếc "chinook" của chúng tôi hạ cánh đáp xuống làm tung bụi mù đỏ thẳm. Khoảng 50 người dân rách rưới chạy lại bao quanh chiếc trực thăng. Có nhiều người đã bị thương ; Một chiếc xe Jeep, chạy gần như nhảy qua các đống gạch vụn, chở tôi đến một trạm cứu thương.
    Mỗi một làn gió nhẹ đưa tới là có một mùi hôi thối kinh người từ mấy trăm xác chết đầy ruồi nhặng xông lên.. Một người y tá nói với tôi :
    - "Chúng tôi làm gì có thì giờ để chôn cất họ, chỉ kịp rải lên mình họ một lớp vài vá cát đá vụn mà thôi".
    Ở trạm cứu thương nầy đầy những quân nhân bị thương. Có hai vị bác sĩ trẻ đang làm những gì mà họ có thể làm được dưới một ánh đèn mờ màu xanh. Họ gọt, họ cắt xén, khâu lại, hay cưa bỏ... Có nhiều người mang những vết thương kinh hoàng đầy mủ trắng. Các tay chân bị cắt được vất lẫn lộn vào một thùng phuy xăng mà các anh y tá đã mang tới lúc còn đầy xăng. Các mảnh vụn khác thì được chôn ở một hố được đào lên cách đó chừng 20 thước có tưới thuốc khử trùng và được lấp đất lại cẩn thận.. Ngoài sân trời đang vần vũ , mấy đám mây đen kịt đang là đà dưới chân trời. Cơn bão lại sắp đến.
    Tôi cố tìm đại tá Phước, chỉ huy trưởng đơn vị biệt động quân . Một trung sĩ cho tôi biết là ông đang ở gần nhà bưu diện, nơi sắp có cuộc đụng độ mạnh. Mưa đã bắt đầu rơi nặng hột xuống mảnh đất khô khan đầy máu nầy, và sau đó thì mưa to, mưa quá to và chỉ trong vài phút đã làm ướt ngập trũng hết nơi đây. Binh sĩ ai cũng phải choàng áo đi mưa vào. Hằng đàn chuột to từ những lổ cống hay từ các bức tường sập tuông ra. Có đến hằng ngàn con xám đen, từng đàn, lì lợm tuông ra từ những đống thây ma chôn vội vàng.
    Một sĩ quan biệt động quân dẫn tôi đi và bắt tôi phải ẩn nấp trong một hầm trú ẩn lụp xụp trong đó có khoảng một tiểu đội với súng liên thanh nhẹ được bố trí đạn đã lên lòng.. Viên trung úy liên lạc vô tuyến. Mưa càng ngày càng to. Các binh sĩ dù nằm hay ngồi dựa lưng sau bức tường sập tất cả ai cũng đều trong tư thế sẵn sàng chờ chiến đấu.
    [​IMG]
    Vào lúc cơn mưa bão đang hoành hành, một tràng đạn rốc kết bay xuống nhà bưu điện và tất cả những vùng quanh đó. Tất cả phải chen nhau xuống hố chiến đấu đầy bùn đầy nước nhầy nhụa hay nấp trong những ô tường không nóc để chịu trận, nghe tiếng gầm rú xé tai và tiếng nổ chát chúa của các quả rốc kết. Và sau rốc kết lại đến phiên đạn bách kích pháo, khô khan hơn, chát tai hơn và chính xác hơn. Và thình lình, nhìn xuyên qua cơn mưa tầm tã, xuất hiện những bóng người mặc quân phục xanh sậm. đội nón cối tròn, sát cánh nhau đi tới: đó là bộ đội Bắc Việt đang tấn công. Họ đến từ dường rày xe lửa. Viên trung úy ra hiệu và các súng liên thanh bắt đầu đua nhau nhả đạn. Họ tiến vào bưu điện. người ta nghe được nhiều loạt nổ của lựu đạn trong nhà bưu điện, và hai tiếng nổ thật lớn sau đó. Một mảnh tường bay lên vụn vằn. Đó là 2 đặc công đang mở đường bằng cốt mìn. Một toán người nhỏ thó đang tràn vào nhà bưu điện. Cùng lúc với cứ điểm nầy, nhiều loạt tấn công khác đã được tiến hành.
    CS Bắc Việt hiện đang ở thế mạnh. ít nhất củng phải đến một tiểu đoàn. Họ bắn liên tục không ngừng. Lần xung phong sấp tới, chắc là đến lượt chỗ của chúng tôi . Nhưng một hàng rào chính xác và hữu hiệu của đạn pháo 105 ly trên chiến xa ở phía sau chúng tôi chừng 800 thước đã cứu vãn tình thế. Những trái đạn đi rồi nổ trước mặt chúng tôi làm chúng tôi muốn ngưng thở, nhưng đã sát hại kinh khủng hàng ngũ của cộng sản . Qua 10 phút bắn cuốn chiếu, pháo đội ngưng bắn. Các biệt động quân ra khỏi hầm trú ẩn và phản công. Những gì còn lại của nhà bưu điện đang cháy như một ngọn núi lửa. Đến 5 giờ chiều, tất cả coi như xong.. Châu vi bãi chiến trường gần như quang đãng, cơn bảo củng đã qua, bầu trời lại xanh trở lại. Một sự yên tĩnh không tả được đang ở đâu đây, chung quanh chúng tôi .Chỉ có một con chó phèn duy nhất đang đau khổ chạy quanh khu nhà sập đổ nát, kêu la ầm ĩ vì bị các mảnh đạn trên lưng.
    Tôi quay trở lại bản doanh của sư đoàn . Dưới chân của tượng Chúa trước nhà thờ, một lính Dù đội mũ nồi đỏ đang quì cầu nguyện, hai tay chấp lại nhưng vẫn tì trên khẩu súng của mình..Tôi có cảm tưởng là thành phố nầy đã bị cày xới lên bằng máy ủi . Tất cả chỉ còn là những đống gạch vụn của các bức tường đổ nát, các tấm tôn và gạch vữa bị nhào đi nhào lại với nhau rải rác thành từng đống một, và trên tất cả là chiếc thánh giá của nhà thờ với tường lỗ chỗ dầy vết đạn, và những lỗ hổng tác hoác. Trong dãy nhà của trường đạo đầy lỗ thủng đạn, tôi gặp đại tá Hiếu, 40 tuổi, quân phục vẫn láng cóong, với chiếc nón vải đi rừng nhưng vẫn có khẩu súng lục đeo ngang lưng. Ông rất tự hào về trung đoàn 40 của ông, đơn vị đang phòng thủ cả mặt Nam của thành phố. Ơng ta nói:
    "Anh biết không , chúng tôi có thể đánh họ chớ sao không . Chúng tôi đã đẩy họ ra khỏi thành phố rồi đấy chứ, và chúng tôi không rời khỏi thành phố nầy đâu. Giả thiết mà chúng tôi có được một số đại bác 130mm quỷ quái mà họ dùng để nã vô tội vạ vào chúng tôi! Chúng tôi đã lãnh đủ 12 ngàn quả đạn pháo và ba ngàn quả rốc kết từ ngày 9 tháng 4 đến nay. CS đã tấn công chúng tôi 6 trận trong 8 ngày nay. Chúng tôi đã đẩy lui được hết, nhưng trận tấn công quyết liệt nhất chưa đến đâu. Tôi chắc chắn là nó cũng sẽ đến gần đây thôi .
    Trong vài ngày nữa đây, thế nào họ cũng gom lực lượng của họ lại bằng cách tập trung các sư đoàn được rảnh tay sau khi các tỉnh ở Miến Trung bị thất thủ, và đây có lẽ sẽ là trận chiến cuối cùng. Nếu chúng tôi chịu không nởi, thì Sài Gòn chắc không đứng được lâu đâu."

    ...
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 21:40 ngày 18/08/2009
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Ko hiểu AD-5 chở kiểu gì mà nhét 15 mạng vậy nhỉ?
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Vô tư.
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    B-57 được xếp vào hạng trung.
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Sau hai giờ tôi vừa sống ở đây, thật tình tôi không muốn nghĩ tới "trận chiến cuối cùng" nó sẽ như thế nào.
    Phía ngoài, giữa nhà thờ và những gì còn lại của các văn phòng hành chánh, các chiến binh Dù, những người đã đụng trận nặng hồi đêm qua, đang nằm dài nghỉ ngơi dưới đất ở bìa sân bay. Có 3 người trong số nầy gác súng của họ vào môt cái cây và họ ngồi cạnh nhau, vừa đàn gui ta vừa hát nho nhỏ theo tiếng đàn.. Trông họ cũng đã có tuổi rồi. ..
    Tôi rảo chân đi về phía chợ. Binh sĩ thuộc khu phòng thủ trung ương nầy được rải dài ra trên năm trăm thước khỏi nhà thờ (đã bay hết nóc, kính thì củng vỡ tan, tường rạn nứt), nằm vững chắc trong những hầm núp kiên cố, có bao cát che đầu được sấp trên các tấm đan bằng bê tông, tất cả đều có đường dây điện thoại chôn duới đất nối liền với nhau. Các vị trí nầy đều tua tủa súng liên thanh, súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa, và đại bác không dật. Các chiến xa M.48, có trang bị đèn chiếu hồng ngoại tuyến cho đại bác để tác chiến ban đêm đang bố trí dài theo hai bên bệnh viện có một đại đội Dù trấn giữ.
    Đến 6 giờ chiều thì tôi mới được gặp đại tá Phước, ông đi thanh sát các tiền đồn vừa mới trở về. Là một sĩ quan với diện mạo và tướng đi trông rất trẻ trung, 39 tuổi, người chắc nịch như một trụ đá, ông Phước không bao giờ đeo súng hay nón sắt tác chiến. Chúng tôi đã biết nhau từ trận tấn kích Tết Mậu Thân . Lúc đó ông chỉ huy các liên đội biệt động quân đến thay thế các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến ở Chợ Lớn. Sau đó tôi lại gặp ông ở Neak Luông, nơi đó các đơn vị Miền Nam đã thiết lập một căn cứ lớn trong chiến dịch tấn kích lên CampuChia. Đại tá Phước nắm tay tôi và nói :
    -" Vào đây, vào phòng hành quân của tôi, chúng mình sẽ ăn một chén cháo gà với nhau đã . Tôi chưa có ăn gì cả từ sáng đến giờ, đói muốn chết đây bạn "
    Phòng hành quân (phòng chỉ huy) của người chỉ huy biệt động quân nầy nằm ngay trước chợ, trong một nhà xe được tổ chức cẩn thận lắm, có rào kẽm gai và có gài lựu đạn, xem còn nguyên trạng. Các tường được tăng cường bằng các khúc gổ tròn, các khúc sắt đường rầy xe lửa và những tấm thép dày. Trên bàn có gắn những tấm bản đồ của từng khu vực của thành phố được vẽ lớn và ghi chú rõ bằng tay và có cả đèn măng sông soi sáng. Một chiếc tủ lạnh chạy bằng dầu đang ướp lạnh các thùng bia. Nhà bếp có năm cái lò bằng đất nung nằm gọn trong góc, không tốn chỗ bao nhiêu. Các sĩ quan thì nằm trên chiếu thường. Ông Phước dẫn tôi đến một chỗ trống, chỉ có một cái bàn thấp, trên đó có một bình trà và mấy chén cháo nóng có vài cọng rau thơm và ớt. Chúng tôi ngồi bẹp xuống ăn. Phước ăn vội tô cháo của anh, uống một tách trà nóng, xong dựa lưng vào vách và nói: xà ngang của đường rầy lấy được bằng cách tháo gở đường xe lửa cũ . . .
    Anh rót thêm một tách trà, hớp từng ngụm và tiếp tục:
    - " Trước hết, chúng tôi thiếu cái gì ? Đó là một sư đoàn hành quân di động tốt. Bao giờ chúng tôi mới thật sự đánh úp họ được và bẻ gãy các cuộc tấn công của họ được .Nhưng chúng tôi không - " Như vậy là anh tới thăm tôi ? Tướng Đảo có nói với tôi là anh đã tới đây 3 hôm trước . . . Ê, được lắm ! Tình hình càng ngày càng quyết liệt hơn rồi đó. Trên phương diện giá trị chiến đấu của binh sĩ, tôi không có gì lo ngại hết . Anh em Dù và Biệt động quân đều có cú đấm của mình, và sư đoàn của tướng Đảo là một đơn vị ưu tú. Trước mặt chúng tôi là bộ đội Bắc Việt còn rất trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm hơn chúng tôi, nhưng họ có quân trừ bị quan trọng, và có lực lượng tăng cường cho họ đều đều. Vì không có đầy đủ quân số cần thiết nên chúng tôi phải nằm cứng ở thế phòng ngự và vì thế bị tấn công có phương pháp. Kết quả là chúng tôi phải đào lỗ và sống như những con chuột chù và thiết trí những hầm trú ẩn hay đường hầm tác chiến nhờ có các nên nằm mơ ! Tướng Đảo đã cố gắng gần một tuần nay để đem về lại Trung đoàn 43 của ông (trung đoàn thứ ba của sư đoàn ) đang bị cầm chưn ở Củ Chi. Bộ Tư Lệnh đã từ chối, và ông rút trung đoàn về không được . Nhưng còn một bài toán rất trầm trọng hơn nữa, đó là vấn đề tiếp vận . Tôi sẽ cho anh một vài con số. Hiện giờ cấp số đạn của chúng tôi, mỗi binh sĩ chỉ có được 100 viên đạn và hai trái lựu đạn mỗi ngày. Với khẩu súng tự động M.16 (nhịp bắn thực dụng là 400 viên / phút ) 100 viên đạn thật ra là không có gì cả ! Lúc còn người Mỹ ở đây, không có một binh sĩ nào có dưới 400 viên đạn khi đi hành quân. Cấp số tổng quát cho vòng đai phòng thủ là 15 tấn. Với 20.000 người trên mặt trận, thì phải có 50 khẩu pháo binh, chưa kể bách kích pháo, như vậy là chỉ tính cho một giờ tác xạ mà thôi đó nghen. Anh em pháo thủ của chúng ta không thể nào thực hiện được những tác xạ "ngăn chận" nhằm dùng hỏa lực của mình để đánh vào những trục tiến quân của địch và ngăn chận được sự tập trung của địch ở những tuyến xuất phát. Chúng tôi xoay sở bằng cách gài mìn cá nhân và tăng các đội tuần tiễu của biệt động quân trên những đường tiến sát hay đường xâm nhập của địch mà thôi. Khi họ ghi nhận hay khám phá được một sự di chuyễn của địch thì họ gọi Không quân. Còn thì chúng tôi phải ấn định một kỷ luật tác xạ thật khắc nghiệt. Pháo binh chỉ tác xạ chận các đợt xung phong của địch, và bộ binh thì chỉ bắn diệt địch thật hữu hiệu ở tầm gần. Đây là một chiến thuật có nhiều nguy hiểm bởi vì mình phải chở cho các làn xung phong của địch đến thật gần, ở cự ly xáp lá cà mới được bắn. Hiện giờ thì coi như cũng được đi vì binh sĩ của chúng tôi toàn là dân thiện chiến, không hốt hoảng và chịu nằm yên dưới làn đạn pháo binh của địch. Nhưng chuyện đó không thể kéo dài tuần nầy qua tuần khác dài dài như vậy được . Chúng tôi mất từ 60 đến 80 mạng hằng ngày như vậy, chỉ tính riêng cho Dù và Biệt động quân thôi đó. Và một người lính thiện chiến già dặn khó mà tìm được người thay thế lắm !
    - Anh đã bi quan rồi sao đó ?
    Phước nở một nụ cười có vẻ ngạo nghễ :
    - " Bi quan hả ? nó có nghĩa gì ? Chúng ta đang ở trong thời chiến. Không có ba mươi sáu giải pháp đâu. Chỉ có thắng, hay bại hay chết mà thôi.
    - Anh nghĩ là CS sẽ làm gì ?
    - Ồ, đâu có gì hơn đâu ? Họ đang cố gắng bóp cổ chúng tôi . Họ cắt đứt đường ở phía sau lưng của chúng tôi để ngăn chận không cho đạn dược tới được . Họ tiếp tục dập chúng tôi bằng pháo 130 ly và tập họp 5 sư đoàn lại để cuối cùng họ nghiền nát chúng tôi . Trong khi chờ đợi giây phút đó, tôi cố gắng không cho mất cái mạng nầy.
    Đại tá Phước đứng dậy và bước lại đài vô tuyến truyền tin của ông. Tôi còn ngồi lại một mình ở cái phòng nhỏ còn có được một cây đèn măng xông đang chiếu lên tường cái bóng chập chờn của bình trà.
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Ở ngoài , đêm thật là yên lặng. Ở về hướng Gia Kiệm, tiếng súng đại bác vẫn rền vang như một cơn bão xa xăm. Tôi nghĩ tới điều lạ lùng của một sự bất ngờ . Cách đây 28 năm, tôi đang ở một cái đồn nhỏ có rào tre vạt nhọn, gần hành dinh mà tôi vừa mới đến ban chiều. Các bạn thân của tôi gồm có một người Pháp ở Miền Bắc (Bretagne), và một người Đức. Ông bạn Pháp thì vậm vỡ hồng hào tên là Massé, là trung úy chỉ huy một đại đội thân binh, đi đâu củng mang theo một cái máy hát quay tay và cả một chồng dĩa nhạc cổ điển, đã mòn gần láng hết rồi vì xài quá nhiều. Còn ông bạn người Đức là một cựu sĩ quan quân đội Đức, đã từng chiến đấu ở Tây ban Nha, sau dó vào lê dương (đã từng chiến đấu chống lại tướng Rommel ở Ý), một tay lực sĩ với nước da ngâm đen và một cái nhìn xám xịt, tên là Guerlach. Sau khi đã trở thành một nhà trồng tĩa rồi, anh vẫn không chịu rời bỏ khẩu súng tự động KAR 43 của anh, mà anh gọi là "dụng cụ cá nhân " của mình, và một khẩu súng ngắn Walther P.38. Trung úy Massé đã chết trong một trận tấn công đoàn xe ngày 18 tháng 5, năm 1948, do Hoàng Thọ, một chỉ huy đặc công ********* có râu quai hàm như một linh mục. Còn anh bạn Guerlach thì bị giết vài tháng sau đó trong một trận phục kích trên đồn đỉền Courtenay.
    Bao nhiêu năm đã trôi qua rồi nhưng tôi tự hỏi tại sao tôi luôn luôn còn đây ? Mà cũng vẫn ở vùng Xuân Lộc, không ở nơi khác ? Trong cái thành phố ma quỷ nầy, thành phố chỉ còn là một cái tên, với kỷ niệm của những con ma khác mà tôi đang nhớ đến ?
    Đại tá Phước trở lại với một chén cà phê nóng. Ông đặt chén cà phê lên bàn và nói với tôi :
    - " Nầy, cái nầy tốt cho anh đó, anh Pierre ! Anh em Lôi Hổ đã thành công, họ đã tìm và định được vị trí của một trung đoàn cộng sản Bắc Việt đang di chuyễn khoảng 10 cây số cách quận lỵ. Nếu Lôi Hổ mà định được chính xác đúng dường đi của trung đoàn nầy thì chúng tôi sẽ dập tan họ bằng Không quân trước khi họ mở cuộc tấn công. Như vậy sẽ tiết kiệm được cho chúng tôi một cuộc chiến không mấy tốt. Trong khi chờ đợi, tôi không có quyền đi ngủ.."
    Ông ngồi xuống dựa lưng vào tường và hỏi tôi :
    -" Ông bạn Thomann của anh thế nào rồi anh Pierre ? Không thấy anh ta đến đây chuyến nầy ?
    - Anh ta đang ở Ba Lê. Hiện anh đang có một đứa con trai nhỏ.
    - Anh ta nghĩ không đi làm phóng sự nữa sao ?
    - Không phải vì anh mới có con nhỏ đâu. Cơ quan mướn anh đã tính sổ cho anh ta luôn rồi.
    - Tôi thích anh đó lắm. Anh ta đã từng đi với chúng tôi trong nhiều tháng hành quân ở nhiều khu vực khác nhau. Anh ta cũng dai như đỉa đói vậy, không biết mệt mỏi là gì mà không nói quá ba tiếng trong cả tuần . Anh ta cùng ăn với chúng tôi, cùng ngủ dưới đất như chúng tôi và không bao giờ rời khỏi máy quay phim của mình. Anh ta bị thương 3 lần khi cùng lặn lội với chúng tôi : lần thứ nhất bị thương trên đầu ở thung lũng A Shau, tháng hai 1969 , vì miển đạn bách kích pháo; lần thứ nhì vào tháng giêng 1970 trong khu vực "Thất Sơn" ở gần biên giới Campuchia, vì một trái đạn bách kích nổ cách anh ta chỉ có 2 thước, lần đó tôi có 4 binh sĩ tử thương nhưng anh ta thì 2 chơn đầy miểng ; lần thứ ba vào tháng 7 năm 1972, trong khi anh ta đang quay cảnh một đoàn dân chúng đang bị pháo 130 ly . Lần đó anh ta suýt nằm luôn tại chỗ rồi ! Anh ta bị thương rất nặng: cườm tay trái gần đứt lìa và đùi phải bị quá nặng. Các anh em biệt động quân của tôi đánh giá anh ta cao lắm.
    - Đánh giá cao là phải rồi ! Tôi nghĩ là họ rất có lý . Anh Phước nầy! tôi biết anh Raymond Thomann nầy từ lâu rồi. Anh ta là một cựu chiến binh Biệt kích Dù của Algérie đó! Sau đó anh vào làm lính đánh thuê ở Yémen và ở Congo, trước khi sang Việt Nam làm việc cho đài NBC và AP của Mỹ. Anh ta đi bộ không bao giờ biết mệt và không sợ gì cả. Anh ta đã thành công rất đẹp vào tháng giêng năm 1969. Không biết làm thế nào mà anh ta biết được là người Mỹ sẽ trao đổi tù binh với ********* , nên đã đi trước hai ngày lên Tây Ninh, rồi từ đó anh lôi bộ vào bưng, lang thang không biết chỗ nào là chỗ nào hết vì không biết rõ địa điểm trao đổi chính xác nằm ở đâu . Anh tìm cách qua được Sông Bé bằng xuồng, tránh được nhiều đội tuần tiễu của ********* và cuối cùng anh tìm đến được một bìa rừng trống trải, ở đó sẽ có cuộc trao đổi tù binh. Cả người Mỹ và ********* đều ngạc nhiên khi anh ta xuất hiện. ********* ngạc nhiên vì họ đã lừa được hệ thống canh chừng của bọn họ, còn người Mỹ ngạc nhiên vì họ tới đó bằng trực thăng và không thể tưởng tượng nổi một người tay không như anh ta mà lại đột nhập thật sâu vao đây một mình được như vậy, để xuất hiện như một con ma trong lúc không một bên nào chờ đợi sự có mặt nầy . Lần đó Raymond đã mang về một số hình ảnh thật là tuyệt vời. Còn đại tá Mỹ là một người ốm gầy cao mặt xương, nói tiếng Việt rất rành tên là Sauvageot (1). Ông ta quá đỗi giận khi thấy Raymond có mặt ở ngay nơi có buổi trao đổi bí mật nầy, nên đã từ chối không cho anh ta về bằng trực thăng, nên ông bạn tôi lại phải lội bộ trở về..
    Đại tá Phước cười lên nắc nẻ, nấm tay đập xuống đầu gối và la lên :
    - " Tiếc quá, thật tình tôi không biết sự việc nầy, nhưng nó chỉ xác nhận những gì tôi đã nói với anh về Thomann. Muốn làm được một "cú" đẹp như thế, tôi nghĩ là phải có một bản lĩnh ! Nếuanh còn gặp anh ta ở Ba Lê, anh cho anh ta biết cái tình bạn thật thân thiết của tôi đối với anh ta nhé .
    Một đại úy đến đứng nghiêm, chào đại tá Phước và trình :- " Thưa đại tá, có "Lôi Hổ 6" gọi.
    Đại tá Phước nhảy lên gọn gàng và chạy lại trung tâm truyền tin của ông. Có một giọng nói chắc nịch đang bình tĩnh báo cáo :
    - " một trung đoàn cộng sản Bắc Việt đang tập trung ở 5 cây số về hướng Đông Bắc trước khi xuất phát. Tiền sát của họ đã nằm ở cách sân bay khoảng 2 cây số. Có hai tiểu đoàn chiến xa yểm trợ. xin đại tá ghi giùm tọa độ đi." Phước ghi vội tọa độ và cho lệnh ngay, ngắn gọn:
    -" Tránh ngay khỏi trục tiến quân của họ. Hết "
    Sau đó ông báo động ngay cho Biên Hòa, tin tức, tọa độ, và xin một "yễm trợ nặng". Sau đó ông mới liên lạc và chuyển hết tin tức cho Pháo binh,
    Tôi bước ra khỏi nhà xe. Bên ngoài, trời về đêm vẫn yên tĩnh, thỉnh thoảng chỉ nghe một vài tiếng động nhỏ dều đều của tiếng vá đào đất , chắc hẳn là binh sĩ đang tu bổ các hầm trú ẩn của họ..
    Mười phút trôi qua, Có tiếng máy nghe được xa xa, trên trời cao. Pháo binh bắt đầu tác xạ. Có tiếng kẻn khua, tiếng đạn đi ngang qua và vài giây sau đó là những tiếng nổ inh tai.
    -"Họ bắn dài để chận đường rút lui của trung đoàn địch và che lấp tiếng phi cơ bay đến" đại tá Phước theo đứng bên cạnh tôi và nói .
    Có ba vừng ánh sáng liên tiếp lóe lên cao, và ba tiếng nổ kinh hồn như những trái đạn của hải quân, cửa nhà xe rung lên ba lần..
    [​IMG]
    Chúng tôi nhìn thấy có mấy ánh lửa lóe lên nhưng ngay sau đó bị các cột khói lên che lấp ngay, mấy chiếc nấm lớn khói đen kịt hình như đang tụ lại bao vòng một khỏang lớn của chân trời. . . . Pháo binh đã ngừng bắn. Đại tá Phước trở lại đài chỉ huy vô tuyến. Hai chục phút trôi qua. Có tiếng gọi của Lôi Hổ trên đài. Bây giờ là 1 giờ sáng rồi.
    - " Đơn vị Bắc Việt bị đánh trúng rất nặng. Thống kê kinh hoàng !"
    Đại tá Phước dùng vô tuyến cho lệnh hai tiểu đội biết động của ông tiến chiếm và tảo thanh vùng vừa bị dội bom. Ông xây qua tôi và nói :
    -"Anh có thể vào ngủ yên, sẽ không có gì xảy ra nữa trong đêm nay. Bọn chúng phải cần có một thời gian mới có thể tiêu hóa xong những trái "C.B.U. 55" nầy.
    - Anh muốn nói những trái "Cluster Bomb Unit" ?Tôi cũng đã biết chúng nó rồi. Đó là loại bom có nhiều miển, chống cá nhân, được thả từng chùm , khi đụng đất, nổ tung ra nhiều trái đạn nhỏ bằng trái banh tennis phải không ? Loại bom nầy gây nhiều thiệt hại đáng kể . . ".
    Đại tá Phước đưa tay chận tôi lại ngay
    - " Loại CBU.55 nầy cũng được thả từng chùm, nhưng là một loại bom đặc biệt, cho đến giờ nầy chưa bao giờ được xử dụng.
    - Anh nói "đặc biệt", nó có nghĩa gì đây ?
    - Tôi không muốn giải thích chuyện đó bây giờ cho anh nghe đâu. Anh sẽ thấy rõ kết quả ngày mai khi trời sáng. Chúng ta sẽ đến đó xem tận mắt. Bây giiờ anh hảy đi ngủ đi."
    Tôi đến nằm trên một chiếc chiếu và ngủ ngon lành.
    Đến 6 giờ sáng, có người đánh thức tôi dậy. Tôi nhận ra đó là đại úy hồi hôm.
    - " Đại tá tôi đang chờ ông "
    Chúng tôi đi bằng xe Jeep. Ba cây số về hướng Đông Bắc, và sau đó chúng tôi xuống xe và có ba biệt động quân vai choàng đại liên M.60, mình mang đầy mấy giây đạn hướng dẫn chúng tôi đi.
    Và thình lình giữa những hàng cây trụi lá, một cảnh tượng thật rùng rợn, như một ảo tưởng ! Trong một khoảng trống mỗi bề độ 100 thước, hằng trăm bộ đội Bắc Việt không còn hình dạng rãi rác cùng khắp nơi. Một chiến xa bị lật ngữa. Các tử thi không thấy có một vết thương nào trên mình. Chỉ thấy cò vài vết máu chung quanh mồm và mủi. người ta có thể nói là họ bị một cơn lốc cuốn lên cao và ném họ nằm bẹp xuống đất. Đại tá Phước giải thích :
    - " CBU.55 là một loại bom "rút hết khí trời". Công thức của nó còn là " tối kín / mật". Bộ Tham mưu chỉ cho biết là nó "đốt" hết dưỡng khí trong không khí và làm cho tất cả đều ngộp thở, chết tức khắc. Thông thường thì dưỡng khí chỉ là một nhiệt khí, (có nghĩa là không thể cháy được ). Theo tôi thì loại bom CBU.55 nầy đốt hết không khí, gây ra sự bùng nổ mãnh liệt tạo ra một làn sóng va chạm cực mạnh làm vỡ hết buồng phổi, và những người chết không có một dấu vết gì gọi là thương tích trên thân thể. (2)
    Dầu muốn dầu không thì kết quả thật khủng khiếp. Tất cả cây cối bị thổi bay hết lá cùng tất cả bộ đội bất thần bị chết chung trong một thời gian không đến một giây. . . tất cả để lại một cảm tưởng như một đoạn phim kinh hoàng do các nhà phù thủy bí mật của phòng nghiên cứu đạo diễn. Nhưng đây thật sự không phải một màn hay một cảnh trong phim, và người chết ở đây không phải là những hình nộm !
    Tôi vội vã ra đi. . . .
    Vào lúc 8 giớ một trực thăng đưa tôi về lại Biên Hòa . Trực thăng có chở một lô binh sĩ bị thương, ở bụng, ở đầu. Có nhiều người bị bể cặp mắt.
    Chú thích: (của dịch giả DHN)
    (1)- đại tá người Mỹ tên Sauvageot nầy là một nhân viên tình báo thuộc Cơ Quan Tình Báo Trung Hoa Kỳ ( CIA), nói và viết tiếng Miền Nam như một người Việt Nam chính cống. Từ tháng 3 năm 1973 đến 30/4/75 đóng vai quân nhân thông dịch viên chánh thức cho Phái Đoàn Quân Sự Mỹ trong Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên Trung Ương tại Tân Sơn Nhất Sài Gòn nhưng không đeo cấp bực nào của quân đội Mỹ.
    (2) - Theo giải thích chánh thức của một đại tá Hoa Kỳ , cố vấn trưởng cho một tiểu khu ở Đồng bằng Sông Cửu Long: loại bom nầy khi đến gần mặt đất khoảng 100 thước thì có một chiếc dù bung ra, còn cách mặt đất chừng 10 thước thì nổ. Bom không có miểng, không giết người bằng mảnh bom. Nhưng khi nổ sẽ "hút" hết dưỡng khí trong một vùng khoảng 1 cây số đường bán kính. Tất cả mọi sinh vật nào ở trong vòng ảnh hưởng nầy đều tức khắc không còn dưỡng khí để thở, (kể cả cây cối, nên lá phải rụng hết ), bị trào máu ra miệng và mũi chết ngay tức khắc (kể cả những người ở dưới hầm sâu dưới đất). Chẳng những không có một vết bị thương nào trên người mà chết trong tư thế tự nhiên (như đang ngồi, nằm, hay đứng, đi v,v,) . Nguyên văn trong sách tác giả dùng danh từ "đốt" nhưng sự thật phải nói là "hút đi" mới đúng. Loại bom nầy được giao cho Hải Quân Hoa Kỳ thí nghiệm lần đầu tiên năm 1972 ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Chia sẻ trang này