1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Vỏ bom CBU-55B, trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM:
    [​IMG]
    Vỏ bom phía sau nó là BLU-82B.
    -------------------------------------------------------------------
    Mỹ đã từng ném bom chân không CBU-55 xuống Bến Tre
    ( nguồn: http://www.bentre.gov.vn ).
    Trong thời chiến tranh, Mỹ đã từng ném nhiều loại bom xuống đất Bến Tre, từ bom bi, bom napalm, bom chùm, bom phá, bom chìm, bom nổ chậm, bom xuyên, bom 7 tấn, bom B.52 rải thảm, chất độc hóa học. Nhân dân còn phát hiện thêm loại bom chân không CBU - 55, mà trước nay báo chí chỉ mới đưa tin là Mỹ đã sử dụng ở chiến trường Quảng Trị (1972) và ở Xuân Lộc (Đồng Nai) trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn (4-1975).
    Hai quả bom CBU-55 đầu tiên Mỹ ném xuống ấp 1, xã Tam Phước, huyện Châu Thành vào tháng 8-1972. Quả bom CBU-55 thứ hai, Mỹ ném xuống xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm vào giữa năm 1973.
    Hiện nay, 2 vỏ bom mang dòng chữ "BOMB... CBU-55, US ARMY" được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre.
    Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Chắc, thương binh loại 1/4, quê xã Tam Phước, người đã chứng kiến trận ném bom này thì vào một buổi sáng tháng 8-1972, sau những loạt đại bác bắn phá dữ dội, ông nhìn thấy một chiếc máy bay xuất hiện trên bầu trời, phóng ra hai trái bom dài có dù bay là là trên ngọn cây, sau đó phát nổ. Từ xa, chỉ thấy những cụm khói lửa bốc cao mù mịt. Ba ngày sau, ông đến hiện trường thì không còn thấy một cây nào, dù lớn nhỏ còn đứng được.
    Bom CBU của Mỹ đã từng sử dụng ở chiến trường miền Nam có nhiều loại:
    CBU-241B, bom bi hình cầu.
    CBU-34 và CBU - 42.
    CBU-55 (loại đã ném xuống Bến Tre).
    Bom CBU - 55, theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (Nxb Quân đội nhân dân, H., 1996, tr. 81) là loại "bom chùm hàng không dạng cát-xét, kiểu nổ xon khí đầu tiên của Mỹ. Dài 2,3m, đường kính 0,36mm, sải cánh đuôi 0,72m, khối lượng 235kg, chứa 3 bom con BLU - 73, dọc thân từ lỗ lắp ngòi hẹn giờ tới nắp đáy, có đặt một dây nổ, đảm bảo mở cát xét ở trên không. Mỗi bom con có khối lượng 45kg, nạp 32,6kg oxít êtylen lỏng, có dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33m/s. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá vỡ vỏ bom, làm văng oxít êtylen thành các giọt, tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu - không khí) có đường kính 25 - 17m; cao 2,5 - 3m. Đám mây này được một trạm nổ kích thích ở độ cao 1m sau khi hình thành 0,12s. Bán kính sát thương của mỗi bom con là 50m.
    Bom CBU-55 được thiết kế cho loại máy bay tốc độ dưới âm (như A-37, OV-10 và máy bay trực thăng UH-1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay 120km/giờ). Bom được trang bị cho không quân của hải quân đánh bộ và không quân chiến thuật Mỹ (1969 - 1971). Lần đầu tiên bom được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ở Quảng Trị (1972), ở Xuân Lộc (Đồng Nai) vào tháng 4-1975, với mục đích tiêu diệt sinh lực, dọn bãi cho trực thăng đổ bộ, cũng gọi là bom chân không, bom nổ khối, bom nhiên liệu - không khí, bom phát quang.
  2. cuteobc

    cuteobc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2008
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua trên kênh National Geographic trong loạt chương trình Air crash investigation nói về 1 chiếc C5-A roi ở miền nam VN vào ngày 04/04/1975. Chuyến đó chở trẻ em mồ côi đi Mỹ theo chương trình Babylift. Còn nguyên nhân rớt thì do...
    Các bác có nguồn tài liệu nào về sự kiện này không? Vậy là rumway của TSN đủ để C5-A ccất và hạ cánh àh? Công nhận nhìn chiếc này bự và đã thật. Trong film có cảnh quay 4 chiếc đậu hàng ngang ở TSN, đẹp vãi.
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Bác có thể vào đây ngâm kíu:
    [topic]924725[/topic]
    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    ?" Campuchia (Đại Bàng 2)
    Hoàng (Cháy) ?" Với những Kỷ Niệm khó quên?

    [​IMG]
    Ngày đó tôi và Th/uý Lê huy Cận (Cận lùn) mới ra Hoa Tiêu Chánh đang bay team với nhau trên chiếc Đại Bàng 2, tôi bay co-pilot còn ĐB Cận là Trưởng Phi Cơ. Sau khi đáp Lộc Ninh chúng tôi ngồi đợi Đ/uý Thọ vào họp với quân bạn, nghe thuyết trình và nhận phi vụ. Khi Đ/uý Thọ ra cho chúng tôi biết là câu lương thực và đạn dược, tiếp tế cho căn cứ Snoul bên Campuchia do Sư Đoàn 5 bộ binh trấn đóng. Đại Bàng 1 (ĐB1) cất cánh qua câu hàng trước, ĐB Cận nói với tôi là Yên bay chuyến đầu đi. Tôi bay qua câu hàng và cất cánh theo sau ĐB1, khi tôi lấy đủ cao độ thì ĐB1 đã cách xa chúng tôi. Vì mới ra Hoa Tiêu Chánh nên tôi bay đúng theo sách vở và vì đang câu hàng nên tôi giữ tốc độ 70 tới 75 Knots nên không theo kịp được ĐB1. Dầu vậy, nhìn về hướng trước mặt thì tôi vẫn thấy được tàu của ĐB1.
    Bay bình phi khá lâu, qua khỏi biên giới Việt-Miên thì bỗng tôi thấy kiện hàng của ĐB1 bị rớt. Tôi gọi hỏi ĐB1 có sao không? Tại sao kiện hàng bị rớt? Nhưng không thấy ĐB1 trả lời. Lúc đó tôi đinh ninh và nghĩ rằng chắc là giây cột hàng bị đứt hay có thể hệ thống móc hàng bị hư nên kiện hàng bị rớt, cho nên tôi vẫn tiếp tục bay vào Snoul. Trong khi đó thì ĐB1 quay hướng bay trở về, tôi thấy ĐB1 lúc lên cao, lúc xuống thấp, cho đến khi ĐB1 bay ngang qua tôi thì tôi thấy hình như tàu ĐB1 bị cháy. Tôi liền quay tàu bay theo ĐB1 nhưng không theo kịp vì còn kiện hàng dưới bụng.
    Tôi nóng lòng muốn bắt kịp ĐB1, nên nói anh Áp tải thả kiện hàng mà quên hỏi ý kiến của ĐB Cận, tôi xuống thấp và cố bám theo cho kịp ĐB1. Khi đến gần mới thấy lửa phừng phừng phía sau. Tôi muốn ĐB1 đáp trên con đường mòn nhưng không sao liên lạc được. Thấy ĐB1 vẫn tiếp tục bay mà tàu thì tiếp tục cháy. Lúc đó thật tôi không hiểu được Đ/uý Thọ đang nghĩ gì! Vì không có cách nào liên lạc được với ĐB1 nên lòng tôi thật áy náy, lo âu cho sự sống còn của phi hành đoàn. Đến khi thấy ĐB1 quẹo trái và đáp xuống cái trảng chỉ rộng đủ cho 2 chiếc Chinook đáp, chung quanh cây rất cao. Tôi cũng đáp theo xuống cùng hướng phía tay phải, đằng sau của ĐB1 để có thể quan sát. Nhưng nhận thấy anh em phải chạy quá xa nên tôi quay tàu lại để cho 2 đuôi tàu gần nhau.
    Tôi nhìn qua chiếc ĐB1 thấy Cơ Phi, Xạ Thủ, và Áp Tải đã nhảy xuống qua cửa hông và đang cố gắng chạy sang tàu của tôi, nhưng thật tội nghiệp anh nào cũng bị té lên, té xuống nhiều lần vì những trủng nước bị cỏ cao che lấp. Tôi nói Cơ Phi Đằng chạy tới giúp đỡ anh em, đến khi anh em lên tàu thì mùi da thịt cháy khét bay vào phòng lái. Tôi hỏi, thì anh em cho biết tất cả bị phỏng rất nặng. Tôi tiếp tục nhìn qua tàu ĐB1 và mong anh Thọ và Hoàng ra khỏi tàu càng sớm càng tốt vì con tàu đang bốc cháy dữ dội hơn, nhưng chẳng thấy bóng dáng của 2 anh đâu hết, tôi rất lo và không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng rồi thấy cửa buồng lái bên tay phải rớt xuống, rồi thấy Hoàng nhảy xuống, bị té nhưng khi vừa đứng lên thì hình ảnh đặc biệt mà tôi không bao giờ quên, đã in sâu vào tâm trí tôi cho đến hôm nay, cứ mỗi lần nhắc đến Ngô kim Hoàng là nó lại hiện nguyên hình trong trí óc tôi vì lúc đó Hoàng cầm khẩu P38 ở tay trái chỉa về phía rừng trước mặt, nhưng chỉ vài phút, theo tôi đoán thì chắc Hoàng lấy lại được bình tĩnh và vội vàng chạy sang tàu tôi. Đợi khá lâu tôi vẫn chưa thấy anh Thọ đi ra, tôi bắt đầu nóng ruột và lo, nên 1 lần nữa tôi nói Cơ Phi Đằng chạy qua coi anh Thọ có sao không?
    Khi Cơ Phi Đằng đi được nửa đường thì tôi thấy anh Thọ đang từ mũi chiếc Chinook đi về hướng tàu chúng tôi, 1 tay cầm túi bay nhưng không có nón bay và 1 tay hình như cầm 1 lon trái cây (C ration), anh đi với vẻ rất bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Khi anh Thọ lên máy bay rồi thì anh bảo chúng tôi bay thẳng về Biên Hòa. Chưa khi nào tôi thấy ĐB Cận bay nhanh dữ vậy, tàu rung cầm cập mà ĐB Cận vẫn bay tỉnh bơ . Tôi liên lạc quân bạn báo tình trạng của ĐB1 và cho biết là tàu chúng tôi chở phi hành đoàn về Biên Hòa. Khi về đáp trên phi đạo Chinook ở Biên Hòa thì hình như Th/Tá Định và Đ/uý Hoa lên thay cho chúng tôi bay đưa phi hành đoàn sang Long Bình cho Mỹ chữa trị và băng bó.
    Kể từ đó Ngô kim Hoàng đã dính liền với cái tên tục là Hoàng (cháy). Chúng ta còn nhiều kỷ niệm để kể nhau nghe. Không biết chỉ gặp nhau trong vài ngày ngắn ngủi tụi mình có đủ thì giờ để tâm sự hết với nhau không? Riêng với anh Thọ, sau phi vụ đó tôi có gặp được anh một lần khi tôi đáp ở phi trường Lâm Đồng đổ xăng trong phi vụ tiếp tế cho Bảo Lộc và Đà lạt vài ngày trước khi Nha Trang di tản, tôi đã vẫy tay chào khi thấy anh ngồi trên chiếc trực thăng của Air America CIA và đó cũng là lần cuối tôi gặp anh.
  5. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Bài này đọc tới mấy lần mà chả hiểu nội dung gì hết...
  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    À..nội dung là một pilot CH-47 Chinoock bay Wingman kể về Lead của Phi đội anh ta bị cháy và có biệt danh như thế nào. Vậy thôi! , chuyện đời lính ma`2, nhớ gì kể nấy...hehehe
  7. ta_than

    ta_than Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Ôi đây có phải là cầu Long Biên không các bác.
  8. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Em nghĩ là cầu Long Biên, ảnh chụp từ hướng Gia Lâm về phía nội thành, chỉ có thắc mắc là tại sao cái xe tải trên cầu nó lại đi ngược hướng so với bây h và tại sao có mỗi cái cầu đó xe lại đi làn phía trái chứ ko đi bên phải
  9. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ có cái cầu đó đi ngược như thế. Còn có cầu Việt Trì, cầu Hàm Rồng cũng đi như vậy
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Không Quân VNCH
    và Chiến trường An lộc

    Những con số thống kê :
    Trận An lộc đã được ghi vào Chiến sử cũa Quân lực VNCH trong Mùa Hè 1972. Sách báo Việt-Mỹ đã viết khá nhiều về sự chịu đựng và khả năng của các đơn vị Nhảy dù, Biệt cách Dù, Bộ binh, Thiết giáp nhưng chỉ đã đề cập đến vai trò của KQVNCH trong trận An Lộc bằng những con số khô khan..
    - Tập Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa ( trang 176) ghi :
    ..?T Tại Vùng 3, An Lộc đứng vững một phần không nhỏ nhờ công lao và sự hy sinh xương máu của các phi hành đoàn trực thăng UH-1 và CH-47 trong suốt hơn hai tháng tử thủ. Chỉ riêng tại hai chiến trường KonTum và An Lộc, lưc lượng trực thăng của KQVN đã bị thiệt hại tới 70%, gồm 63 chiếc UH-1 bị rớt vì phòng không địch + 391 chiếc khác bị trúng đạn hư hại nặng..?T

    Và các nhà Quân sử KQ hình như đã ?~quên?T không nhắc đến các KIA của những Phi đoàn khu trục A-1, F-5 và của những Phi đoàn Vận tải C-123..chưa kể đến các chiến công thầm lặng của các EC-47, của các nhân viên chất hàng để thả dù tiếp tế cho An lộc..
    - Tập sách tài liệu của KQ Hoa Kỳ ?~Air Power in Three Wars?T do Tường KQ William Momyer viết (trang 330-332) ghi :
    ?~..Cộng quân siết chặt vòng vây quanh An lộc và chỉ còn một đường duy nhất để tiếp tế cho Lực lượng trú phòng VNCH là dùng các phương tiện của Không quân. Lúc đầu chúng ta thử sử dụng các trực thăng CH-47 để chuyển đồ tiếp liệu, nhưng phòng không của địch đã khiến không thể dùng trực thăng. Địch quân đã đặt súng phòng không dọc theo các hàng cây nên rất khó oanh kích: các xạ thủ CS thiết lập các vị trí súng máy trên các cành cây cao và nhắm bắn rất chính xác vào các bãi đáp của trực thăng..Khi tình hình tiếp vận trở nên căng thẳng hơn, các phi cơ C-123 của KQVN đã bay vào và dùng phưong pháp thả dù tiếp liệu bằng dù ở cao độ thấp, nhưng phòng không dầy đặc đã khiến phương pháp này phải ngưng sau 3 tuần..Sau khi các C-123 rút lui, việc tiếp tế đã phải giao lại cho Không đoàn 7 Hoa Kỳ..dùng các C-130s..?T
    ?~..trung bình mỗi ngày, 185 phi suất dành cho việc phòng thủ An lộc. Các phi suất này thường phát xuất từ Biên Hòa và từ các căn cứ đặt tại Thái Lan, đa số là do các F-4. KQVNCH bay mỗi ngày 41 phi suất : Hỏa tiễn SA-7 và Súng phòng không CQ đã buộc các A-37(của KQHK) phải thả bom ở cao độ cao hơn F-4 rất nhiều..?T

    - Tập Quân sử của Không Quân Hoa Kỳ : The Vietnamese Air Force, 1951-1975, An Analysis of its Role in Combat?T chỉ tóm lược cuộc chiến Mùa Hè 72 bằng các con số ?~khô khan?T hơn :
    Thống kê ?~Trận chiến mùa Hè?T 31 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 72 :
    Không Quân VNCH :
    - Số các phi xuất oanh kích yểm trợ bộ binh : 4651
    - Số các phi suất ngăn chặn 340
    - Số các phi suất thám sát 474
    - Số các binh sĩ chuyển vận 40,484
    - Số tiếp liệu chuyển vận 3,388 tấn
    - Số phi cơ thiệt hại 36 chiếc
    - Số phi cơ sử dụng 1366
    - Số quân nhân tham chiến 47, 000
    (Cần ghi nhậnlà Trận An lộc chỉ chính thức bắt đầu vào 5 tháng 4 và chấm dứt vào tháng 6-1972)
    Trong một thống kê khác, có phần chính xác hơn đã ghi : Khi Cộng quân mở cuộc tấn công Hè-1972, KQVNCH có 1285 phi cơ, tổ chức thành 44 phi đoàn. 9 Phi đoàn khu trục bay các loại A-1, A-37 và F-5, tổng cộng có 119 chiếc khả dụng để oanh kích. 2 Phi đoàn Vận tải chiến đấu AC-47 và AC-119 với 28 phi cơ trong tình trạng hoạt động được. 17 Phi đoàn trực thăng với 367 chiếc khả dụng trong số 620 chiếc. 7 Phi đoàn quan sát tiền tiêu bay các loại O-1 và U-17 trong đó 247 chiếc khả dụng trong tổng số 303 chiếc..
    Vai trò của Không quân :
    Nhiệm vụ chính của Không Quân VNCH trong Trận An lộc gồm :
    - Yểm trợ Chiến trường cho quân trú phòng bằng các phi cơ khu trục, có sự điều hành , hướng dẫn của các phi cơ quan sát.
    - Chuyển quân và chuyên chở các phẩm vật tiếp liệu bằng các trực thăng cơ hữụ
    - Thả dù tiếp tế bằng các phi cơ vận tải (sau khi CQ đã thiết lập hệ thống phòng không ngăn chặn sự tiếp vận bằng trực thăng)
    - Theo dõi các cuộc liên lạc viễn thông, điện đàm của các đơn vị CQ bằng các Phi cơ tình báo điện tử.
    Các đơn vị KQ yểm trợ cho Chiến trường An lộc :
    - Sư Đoàn 3 Không Quân VNCH, bản doanh tại Biên Hòa, là đơn vị KQ chính có nhiệm vụ yểm trợ cho Chiến trường An lộc. Không đoàn 43 Trực thăng bên cạnh Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và chịu trách nhiệm điều hành công việc chuyễn quân và tản thương. Các lực lượng chính của SĐ 3 KQ là :
    - Không đoàn 43 Chiến Thuật gồm 4 Phi đoàn trực thăng UH-1 : 221 (Lôi Vũ) , 223 (Lôi điểu), 231 (Lôi vân), 245 (Lôi bằng) ; 1 phi đoàn Chinook CH-47A : 237 (Lôi thanh) và 1 phi đội trực thăng tản thương UH-1 : 259Ẹ
    - Không đoàn 23 Chiến thuật với các Phi đoàn Quan sát 112 và 124; Các Phi đoàn khu trục A-1: 514 và 518 , Phi đoàn F-5 :522.
    - Sư đoàn 5 KQ tại Tân Sơn Nhất gồm
    - Không đoàn 53 CT với các Phi đoàn 413 (C-119 G), các Phi đoàn C-123 (PĐ 421, 423 và 425).
    - Không đoàn 33 CT với Biệt đội Trinh sát điện tử 716 (EC-47)
    Trong giai đoạn giải tỏa An lộc KQ VNCH có huy động thêm một số phi công tăng phái từ SĐ 4 KQ thuộc PĐ 116 để bay các phi vụ quan sát chiến trường do PĐ 112 sắp xếp. Ngoài ra một số phi vụ chuyển quân của các đơn vị BB tăng viện từ SĐ 9BB và SĐ 21BB đã được các trực thăng thuộc các PĐ211 và 217 thuộc KĐ 84/ SĐ 4 KQ thực hiện..
    Diễn tiến Trận đánh An lộc :
    (Trận An lộc đã được nhiều Nhà quân sử ghi chép lại với rất nhiều chi tiết về những cuộc đụng độ của các đơn vị bộ binh và thiết giáp của VNCH và Cộng quân, cùng các hoạt động yểm trợ của Không quân Việt Mỹ . Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ ghi lại những hoạt động của KQ VNCH)
    CS BV đã chính thức mở màn Chiến dịch mùa Hè 1972 của họ tại vùng 3 Chến thuật vào ngày 2 tháng 4; 60 giờ đồng hồ sau cuộc tấn công đầu tiên tại Vùng 1 CT và gần như cùng một lúc với các cuộc tấn công thăm dò tại KonTum (Vùng 2), khi dùng bộ binh và chiến xa tràn ngập Căn cứ hỏa lực Lạc Long, gần biên giới Kampuchea, cách Thị xã Tây Ninh khoảng 35 km về phía Tây Bắc. Căn cứ này do Trung đoàn 49BB/ SĐ5 trấn giữ. Trung tướng Nguyễn văn Minh Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH phản ứng bằng cách cho rút tất cả các đơn vị hoạt động trong vùng biên giới Việt-Miên để thiết lập một tuyến phòng thủ mới quanh Tỉnh lỵ Tây Ninh (mà Ông nghĩ sẽ là mục tiêu tấn công của CQ), do đó CQ đã có thể chuyển quân dễ dàng trong vùng. Tiền đồn duy nhất còn lại là Căn cứ Tống Lê Chân do TĐ 92 BĐQ biên phòng trấn giữ, lý do là Chỉ huy Căn cứ không chịu rút vì sợ sẽ bị CQ phục kích tiêu diệt (và Tống Lê Chân vẫn còn trong tay QL VNCH cho đến khi ký Hiệp định Đình chiến tháng Giêng năm 1973) .Lực lượng BĐQ tại Căn cứ Thiện Ngôn tuân theo lệnh rút quân của Tướng Minh đã bị phục kích và mất toàn bộ các quân xa và vũ khí nặng. Cộng quân đã để tại chỗ các chiến lợi phẩm, không cần thu dọn chiên trường vì đã đạt được mục tiêu nghi binh của họ..An lộc, thay vì Tây Ninh sẽ là điểm tấn công để tạo một thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Chiêu bài của CSBV) Các trận tấn công tạo hỏa mù tại Tây Ninh đã giúp Công trường 9 CSBV di chuyển một cách bí mật về Vùng 708 tại phía Tây Bắc An lộc. Trong khi đó CT 5 CS đã tập trung sẵn quanh Lộc Ninh và CT7 đã ở trong vùng Nam An lộc để cắt đứt Quốc lộ 13..
    Trận An lộc bắt đầu vào sáng sớm ngày 5 tháng 4 khi CQ pháo kích vào Tỉnh lỵ, đồng thời tấn cống thăm dò Phi trường Quản lợi, nằm về phía Đông Bắc An lộc khoảng 7 cây số. Đơn vị BĐQ trú đóng tại Phi trường đã buộc phải rút lui cùng với các Cố vấn HK. Các chiến sĩ còn trụ lại chỉ giữ được phi đạo đến hết ngày 6 tháng 4. CQ chiếm khu vực phi trường và cắt đứt Quốc lộ 13, về phía Nam An lộc. Công việc tiếp vận cho quân trú phòng phải tùy thuộc vào trực thăng và thả dù.
    Trong khi CQ cô lập hóa An lộc, họ đã thanh toán các tiền đồn tại Lộc Ninh. Sáng 5 tháng 4 CQ đã bao vây chia cắt quân trú phòng thành 2 nhóm. Sự can thiệp của Trực thăng võ trang HK đã giúp kéo dài sự cầm cự. Các phi cơ phóng pháo đã thả những quả bom chùm chống bộ binh để ngăn chặn CQ. Các AC-130 võ trang cũng tạo những lưới lửa để giúp các đơn vị trú phòng chống trả các đợt tấn công của CQ có xe tăng yểm trợ.
    Khi CQ tấn công Lộc Ninh, QĐ 3 VNCH đã phản ứng bằng cách gửi Chiến đoàn 52 (SĐ5 BB) gồm 2 Tiểu đoàn BB (TĐ1/52 và TĐ 1/48) tấn công tái chiếm 2 Căn cứ hỏa lực đã rút bỏ trước đó gần giao điểm của các Quốc lộ 13 và 17 ỡ giữa đường từ An lộc đến Lộc Ninh. Ngày 6 tháng 4, một TĐ được lệnh tiếp cứu Lộc Ninh nhưng không vượt nổi chốt chặn của CQ, và sau đó cả Chiến đoàn được lệnh rút về lại An lộc, và sáng 7 tháng 4 Chiến đoàn đã bị CQ phục kích trong khi rút quân. KQ đã phải oanh kích phá hủy 3 đại bác 105 của CĐ để tránh bị CQ sử dụng. CĐ phải tự hủy mọi xe cộ và trang bị để có thể vượt thoát các chốt phục kích của CQ. Một trực thăng bị hạ và 2 chiếc khác bị hư hại nặng..Sáng 8 tháng 4 một lực lượng KQ HK gồm AC-130, Khu trục và Trực thăng võ trang đã phải can thiệp để bốc toán 3 Cố vấn cùng 9 Quân nhân VNCH thoát khỏi vòng vây..
    Sau khi Lộc Ninh thất thủ, CĐ 52 bị thiệt hại nặng, Phi trường Quản lợi bị mất, Quốc lộ 13 bị cắt đứt (phía Nam). An lộc được xem như đã bị hoàn toàn vây hãm.
    Các Phi vụ chuyển quân và tiếp tế :
    Sau ngày 7 tháng 4, An lộc đã hoàn toàn bị bao vây và không còn phi đạo tiếp tế. Từ 7 đến 12 tháng 4, tất cả các phi vụ tiếp tế đã được thực hiện bằng Trực thăng và các C-123 của Không Quân VNCH và Hoa Kỳ. (Trong thời gian này , các trực thăng Chinook CH-47 của Phi đoàn 237 VNCH ; các UH-1 của các PĐ trực thăng VNCH có thêm sự trợ giúp của các trực thăng Hoa Kỳ của Phi đoàn 229 HK, đã thực hiện được 42 phi suất chỡ hàng tiếp vận vào An lộc) Trong khoảng thời gian từ 7 đến 19 tháng 4, KQHK và các trực thăng của KQ VNCH, phối hợp với các C-123 đã chở được 337 tấn tiếp liệu vào An lộc..Các phi vụ bay vào An lộc càng ngày càng trở nên nguy hiểm và gần như cảm tử. Hỏa lực của CQ đã gây hư hại nặng cho 3 chiếc UH-1 của KQHK trong lúc đang bốc rỡ hàng hóa..
    Các chuyến trực thăng tiếp vận đã phải chấm dứt từ ngày 12 tháng 4 sau khi 1 CH-47 của KQVNCH bị trúng đạn súng cối của CQ bốc cháy và phát nổ khi đáp xuống bãi thả hàng.
    Các tài liệu của Hoa Kỳ như ?~The Battle of An loc?T của James Willbanks, ?~Airwar over South VietNam 1968-1975?T của Bernard Nalty..đều ghi ngày chiếc CH-47 của VNCH bị rơi là 12 tháng 4, nhưng các bài hồi ký của các phi công trực thăng lại ghi là 13 tháng 4 . Sau đây là một sô đoạn trich từ cac bài viêt cũa những phi công CH-47
    Trong bài Phi đoàn 237 CH-47A, tác giả Vũ văn Bảo ghi lại :

    ?~.. Tình hình chiến sự mỗi lúc một gia tăng và mãnh liệt nhất là trận An Lộc, mùa Hè 72. Mỗi sáng, chúng tôi tất cả các trực thăng thuộc KĐ 43 CT đều sang standby tại Lai Khê chờ lệnh, UH-1 vào trước với các binh sĩ tinh nhuệ Nhảy dù, Chinook vào sau với các khẩu trọng pháo 105 ly ở Đồi Gió, Tàu Ô, Tân Khai, bay cao, bay thấp đều bị bắn bằng đủ loại đạn, nhưng chúng tôi vẫn thi hành các phi vụ được giao phó. 2 Chinook đả tổn thất tại Tân Khai và Tàu Ô là PHĐ của Th/tá Nguyễn hữu Nhàn + Th/úy Đặng Thiên Hiền, cơ phi Ch/úy Kim, áp tải, xạ thủ đều hy sinh và PHĐ của Đ/úy Nguyễn văn Trọng + Th/úy Thanh bị băt và được giao trả năm 73 nhưng cơ phi, xạ thủ và áp tải hy sinh.. một Chinook của Tr/uy Lê quang Tiên và Đặng đưc Cường bị băn cháy trên không, phải đáp khẩn cấp xuống Phi trường An lộc và được gunship bốc cứụ Phi cơ của Tr/úy Sơn và tôi bị trúng 1 viên 12,7 ly thủng bình xăng trái nhưng vô sự vì không phải đạn lửa vả nhiều phi cơ khác bị đạn nhưng không đáng kể..?T

    Trong các e-mail trao đổi giữa các phi công về ?~Những Kỷ niệm Khó Quên?T :
    - Tác giả Vũ văn Bảo : ?~Nhắc đến thứ Sáu 13, tôi lại nhớ đến Đặng thiện Hiền, Hiền rất tin dị đoan, thường hay khai bệnh vào ngày nàỵ Nhưng chính Hiền lại tử nạn, hy sinh vào đúng ngày thứ Sáu 13 cùng với Phi Hành Đoàn của Thiếu tá Nguyễn Hữu Nhàn..?T
    - Tác giả Vương minh Dương : ?~..chiều hôm trước ngày anh Nhàn và Hiền bị rơi, tôi và anh Nhàn đang ngồi ở bậc thềm hành lang phi đoàn (PĐ) nhìn ra phi đạo 237 nói chuyện sau khi tôi đã cắt bay cho ngày hôm sau và người bay phi vụ này với Hiền chính là tôị Anh chính có việc bận ở Sàigòn nên anh Nhàn túc trực tại PĐ, bỗng nhiên Đại tá Tường lái chiếc xe jeep lùn đến ngay chỗ tôi và anh Nhàn đang nói chuyện và ông hỏi PH đoàn nào đi Lai Khê ngày mai và không hiểu vì lý do gì Ông muốn hoặc anh Chính hay anh Nhàn bay phi vụ ấy, vì anh Chính cưa về nên anh Nhàn nói với tôi : mày để tao bay chỗ của mày...?T
    - Tác giả Lê Quang Tiên ghi rõ hơn : ..?TBữa đó thứ Sáu 13. Tôi không nhớ rõ tại sao chỉ có 2 chiếc đi Lai Khê, tôi bay chiếc số 2. Sau khi ăn cơm trưa xong thì chuẩn bị đi vào Tân Khai.. Sau hai phi vụ vào Tân Khai, tôi bay số 2, tiếp tế và di tản dân tỵ nạn, tôi vào số 2, bị pháo quá nên không bốc dân thường được, bị Th/tá Nhàn la quá trời..Đến phi vụ thứ 3, sau khi Ddại bàng 1 đổ xăng xong, không biết tại sao, sàng qua câu hàng, mãi hồi lâu không câu đưôc, thì Th/tá Nhàn bảo tôi : Tiên mày qua câu đi.. Tôi bay qua câu kiện hàng đó rồi đi trước và thành chiếc số 1 vào Tân Khai.. Tôi đáp vào Tân Khai, bốc dân và bay ra thì cross Th/tá Nhàn bay vàọ Tôi mới lấy cao độ thì nghe T/t Nhàn nói là : Tiên ơi, tao bị bắn rồi.. Tôi liền vào Tân Khai trở lại, thấy Đại bàng 1 đang bay thật thấp như thường lệ, không có gì khác biệt. Tôi liền gọi T/T bị bắn có sao không ? Không có tiếng trả lờị Tôi liền vòng sang phải sau Đại bàng 1 và nói T/T có sao không, đáp đi, tôi ở phía sau nè..Vẫn không có tiếng trả lờị Bay như vậy độ 1 phút và tôi tiếp tục gọi.. Bỗng dưng Đại bàng 1 go vertical, tôi chưa từng thấy, thẳng lên trời..rồi loss air speed, roll và đâm vertical xuống đất bùng nổ.Tôi liền gọi Mayday và không lâu sau toán rescue của Mỹ tới..?T
    Các CH-47 cũa KQVN cũng có nhiệm vụ đưa các khẩu đại bác 105 ly vào vùng hoạt động của TĐ 6 ND..
    Tác giả Đỗ đức Thịnh thuộc LĐ81BCND trong bài ?~Hai tháng Tử thủ An lộc?T viết : ..?TNhịp độ pháo của địch tăng mạnh khi các Phi vụ Hõa long và AC-130 rời vùng. Tại Đồi Gió, nằm ở hướng Bắc của Đồi 169 cách khoảng 3 km do đơn vị Pháo binh và TĐ 6ND đang lập tuyến phòng thủ cũng không may mắn gì hơn. Họ đang hứng chịu trận mưa pháo tập trung tới tấp khi hai chiếc trực thăng Chinook đang cố tiếp viện cho họ hai khẩu đại bác 105 mm. Tôi nhìn khẩu đại bác móc tòn ten phía dưới bụng chiếc trực thăng đang cố đáp, tụi tiền sát viên phác của CQ đã điều chỉnh những quả đạn khá chính xác vào ngọn đòi ấỵ Từng bựng lửa, bụi đỏ tung lên dưới thân tầu làm cho hai chếc trực hăng bốc lên cao hơn, pháo ngớt hai chiếc trực thăng lại từ từ hạ thấp, cứ thế trong vòng 15 phút hai chiếc trực thăng không thể nào thả hai khẩu đại bác xuống và đành phải bốc lên cao..và bay về phía Lai khê..?T
    Sau các cố gắng, 6 khẩu 105 mm nòng ngắn cũng đã được đưa đến cho TĐ 6 ND nhưng sau đó cả 6 khẩu này đã bị CQ pháo kích hủy diệt.
    ....

Chia sẻ trang này