1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA tại VN, P.9

    Hầu như không thể biết được điều gì đang diễn ra. Các phi công Air America chỉ còn cách trông chờ vào việc nghe đài BBC để cố gắng hình dung điều gì đang xảy ra ở cái thành phố mà họ bị mắc kẹt lại này.


    "Nếu bạn nghe đài của quân đội, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được điều gì đang xảy ra ở Việt Nam bởi toàn tin thời tiết, bầu cử và có cả tin một vụ tai nạn ô tô nữa", Art Kenyon kể. "Trong khi ấy, BBC cung cấp cho chúng tôi những tin tức thời sự. Một vài điều khá nghiệt ngã nghe được trên BBC chúng tôi biết là sự thật bởi chính mắt tôi đã từng chứng kiến, còn những điều khác thì chúng tôi cũng nghĩ là chúng chân thực".

    Kenyon muốn giữ riêng căn hộ của anh ta trong tòa nhà của Cơ quan viện trợ Mỹ USAID, nhưng rồi đêm 28/4, anh ta đột nhiên đổi ý, mời các phi công khác vào ở chung trong căn hộ 3 buồng ngủ có đầy đủ đồ đạc tiện nghi nhưng hầu như không còn được ngó ngàng gì tới nữa. Họ uống vài ly rượu, nghe chương trình hải ngoại của đài BBC trước khi đi ngủ. "Tôi không thể nhớ chính xác là đã nghe tin gì nhưng chắc chắn đó toàn là những tin tồi tệ", Kenyon nói.
    Toàn thành phố bị đánh thức vào lúc 4 giờ sáng hôm sau bởi tiếng gầm rú của hàng loạt tiếng nổ liên tiếp. Wayne Lannin hét lên với người bạn cùng phòng Izzie Freedman: "Izzie, chắc họ sắp tấn công rồi".
    "Không, không, đấy chỉ là tiếng sấm thôi", Freedman trả lời vẻ ngái ngủ. Lannin leo lên sân thượng và trông thấy những vụ nổ ở ngoài phi trường. "Ý nghĩ đầu tiên của tôi là: ''Ôi trời ơi, họ đã đánh trúng các máy bay'' và như vậy chúng tôi không thể nào thoát ra khỏi thành phố được nữa", Lannin kể. "Khi ấy, bạn cảm thấy bản thân hụt hẫng và tôi cảm thấy một nỗi khiếp sợ chưa từng thấy. Nếu như có một chiếc trực thăng, bạn luôn có cảm giác là bạn sẽ thoát được ra khỏi đó. Bạn không biết những người khác ra sao nhưng chắc chắn có một cỗ máy sẽ đưa bạn thoát đi. Nếu phá hủy những cỗ máy đó thì tôi hoàn toàn không còn gì để bấu víu vào nữa".
    Trong khi đó, Art Kenyon bị đánh thức bởi người bạn cùng phòng đập cửa với tiếng hét: "Lên sân thượng mau lên".
    Kenyon lên sân thượng tòa nhà Cơ quan viện trợ Mỹ USAID và nhìn thấy những đám cháy ở ngoài phi trường. "Trông giống như một đường chân trời bằng lửa vậy?, Kenyon nói. "Hỏa tiễn vẫn tiếp tục bắn vào, những tiếng nổ liên miên không dứt và chúng tôi có thể trông thấy phần đuôi một chiếc C-46 của Air America chổng ngược lên trời trong ánh sáng bập bùng của một chiếc C-130 cháy gần đó trên đường băng cũ hướng Bắc-Nam".
    "Một chiếc C-119 của không quân Nam Việt Nam trang bị những khẩu súng Gatling đang bay vòng vòng trên khu vực phía bắc của phi trường vãi đạn xuống. Phải tận mắt nhìn thấy cái cảnh tượng ấy trong đêm, bạn mới có thể thấy nó khủng khiếp đến mức nào. Giống như có một cái lưới bằng lửa đang chụp xuống mặt đất, với những đường đạn nối nhau không dứt như cái máy bay đó nối với mặt đất bằng một tấm màn bằng lửa vậy. Tôi đã đứng đó, nhìn thấy chiến tranh diễn ra ngay trước mặt, với một ly bia trong tay. Tôi quay xuống phòng mình để lấy một ly bia khác và khi quay lên thì chiếc C-119 đã bị bắn rơi. Nó đã bị một quả tên lửa đất đối không bắn trúng".
    Các phi công của Air America tụ tập trên sân thượng, như thể là họ đang tham dự một bữa tiệc ****tail và họ đã cùng nhau chứng kiến cuộc chiến tranh diễn ra trong suốt buổi sáng hôm ấy.
    Ai đó bê ra một cái bàn và bắt đầu bày lên đó mấy chai rượu. Những người làm việc cho sứ quán Mỹ hoặc CIA đã có tên trong danh sách sắp sửa ra đi rất vui lòng để lại cho các phi công phải ở lại gia tài rượu của họ. Chẳng mấy chốc, cái bàn dài đã oằn mình dưới sức nặng của hàng đống những chai Courvoisier hay Jack Daniel. Một tiệc rượu Thánh cuối cùng.
    "Sau cùng thì mọi việc có vẻ cũng không đến nỗi tồi tệ lắm", Lannin nói. "Tôi đi xuống dưới và cố gắng ngủ nhưng quả thật là khó có thể ngủ được trong tiếng pháo kích như thế".
    Hầu hết các phi công quyết định ở lại trên sân thượng. Kenyon có một máy bộ đàm và thường xuyên liên lạc với phi trường. Một nhân viên kiểm soát không lưu mệt mỏi gặp khó khăn trong việc cho các phi đội máy bay cất cánh. Chỉ có hai phi công Air America trực ở sân bay khi cuộc pháo kích bắt đầu và tình hình ở đó cực kỳ hỗn loạn. Thùng nhiên liệu máy bay, bom chưa lắp, các trang thiết bị la liệt ở khắp nơi, trong khi các trực thăng của không quân Nam Việt Nam hỏng hóc đỗ đầy trên đường băng. Một chiếc phản lực F-5 bị để lại trên đường dẫn ngay phía trước một cái cầu thang di động dùng để lên máy bay mà động cơ của nó vẫn còn đang hoạt động. Các phi công bị kẹt lại tại tòa nhà USAID được thông báo rằng cứ ở lại đó chờ cho tới khi có thể tổ chức được các trực thăng tới để bốc họ đi.
    [​IMG]
    Mãi tới 8 giờ rưỡi sáng 29/4, bộ phận thực hiện chiến dịch mới thực hiện việc đưa các phi công ra khỏi sân thượng của tòa nhà. Kế hoạch sử dụng các máy bay của Air America để di tản ban đầu định chia làm hai phần liên tiếp nhau, với việc các xe ô tô sẽ tới những địa điểm ở trong khu trung tâm thành phố đón người đưa tới phi trường. Song do một số lượng lớn các phi công bị kẹt lại ở trụ sở USAID nên khi các ô tô bắt đầu hành trình thì mới có rất ít trực thăng có thể cất cánh được. Hơn nữa, một số thang di động lên xuống máy bay bị hỏa tiễn bắn trúng, và một nhóm lính dù Nam Việt Nam đã cướp 4 chiếc trực thăng khiến cho công việc bị chậm trễ.
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA tại VN, P.10

    Fred Fine, phi công của Air America cũng nằm trong số người bị kẹt lại trên sân thượng của trụ sở USAID. Cũng như những người khác, anh ta bị đánh thức vào lúc 4h sáng bởi hàng loạt tiếng nổ.
    "Có thể thấy sân bay Tân Sơn Nhất đang phải chịu những đợt pháo kích nặng nề bởi đại bác 130 mm, hỏa tiễn 120 mm và súng cối. Cuộc pháo kích kéo dài tới 8h30 rồi giảm dần", Fred Fine viết trong nhật ký. "Khu vực cất cánh của Air America bị trúng đạn nặng nề, ba chiếc hỏng nặng và hai chiếc khác hư hại nhẹ. Sau khi vụ pháo kích bắt đầu, rất nhiều máy bay của không quân Nam Việt Nam đã cất cánh mặc dù nhiệm vụ của chúng là để tấn công quân giải phóng từ trên không nhưng chẳng nghi ngờ gì nữa là chúng sẽ lảng dần rồi chuồn sang căn cứ U-Tapao bên Thái Lan..."
    "Đến 10h45 thì tôi cũng được báo tín hiệu cất cánh. Nhìn qua cửa kính máy bay, một trong những hình ảnh cuối cùng là đám đông người di tản đang leo lên bức tường xi măng bao quanh khu để máy bay. Tất cả chúng tôi đều trang bị vũ khí và một vài nhân viên hành quân đang đứng canh chừng không để cho một số binh sĩ Nam Việt Nam có vũ trang leo lên những chiếc máy bay của chúng tôi".
    "Cảnh tượng hỗn loạn khủng khiếp trên đường băng xung quanh. Những chiếc máy bay bị trúng đạn nằm khắp nơi, một số trực thăng vẫn còn đang cháy, mảnh văng tứ tung. Tôi phát hiện ra một phần đường băng đã bị một chiếc C-130 khổng lồ cháy trụi chắn ngang. Chỉ có một khe hẹp có thể lách qua ở phía đuôi con quái vật khổng lồ đã bị tử thương này. Tôi vòng qua và ơn Chúa, máy bay không hề gì cho tới khi dễ dàng nhấc mình lên không trung".
    "Chúng tôi biết rằng máy bay chỉ mang theo 500 galons xăng, có nghĩa là không thể đủ nhiên liệu để bay tới địa điểm có trong kế hoạch là Brunei, cách khoảng 700 dặm về phía đông nam. Chúng tôi cũng không thể tới một đường băng dự trữ cách Sài Gòn khoảng 125 dặm về phía nam để tiếp thêm nhiên liệu cất giấu tại đó trong những tình huống khẩn cấp. Khả năng duy nhất có thể lựa chọn là bay sang Thái Lan, mặc dù chúng tôi biết chắc chắn rằng người Thái chẳng muốn bất cứ một chiếc máy bay nào của Sài Gòn hạ cánh xuống lãnh thổ của họ".
    "Khi tôi cất cánh rời khỏi Sài Gòn có 2 chiếc C-46 và một chiếc Volpar bay về hướng lãnh thổ Thái Lan cùng với 4 chiếc C-47 nữa. Những cuộc pháo kích trong đêm 28 đã ngăn cản toàn bộ kế hoạch tiếp nhiên liệu và hầu hết số máy bay của chúng tôi chỉ có thể mang theo rất ít. Chỉ có chiếc C-47 mang số hiệu 083 là có đầy và nó bay đi Brunei".
    "Chúng tôi bay dọc theo bờ biển và do phải tiết kiệm nhiên liệu, chúng tôi nín thở bay ở độ cao 8.500 bộ (khoảng hơn 2.700 m) qua vùng châu thổ quân giải phóng đang kiểm soát và hướng ra biển xa khoảng 80 dặm, bay song song cách bờ biển phía tây nam Campuchia khoảng 15 dặm, sau đấy ngoặt vào bờ biển phía tây Campuchia để vào đất Thái Lan, tới U-Tapao. Không gặp bất cứ một rắc rối nào".
    "Hạ cánh xuống U-Tapao và nhận được sự đón chào nồng nhiệt của các nhân viên không lực Mỹ tại đây. Quả thật dễ chịu khi gặp được người quen",
    Fred Fine kể.
    [​IMG]
    Chiếc C-47 mà Fine kể trong nhật ký là có đầy nhiên liệu và bay đi Brunei chính là chiếc mà Art Kenyon cầm lái. Nhưng đó không phải là một chuyến đi bình an vô sự. Kenyon được một trực thăng đón từ nóc trụ sở cơ quan USAID đưa tới phi trường, trong tay khư khư cái mà anh ta gọi là "bộ đồ chạy trốn", bao gồm một khẩu tiểu liên, một cái cặp tài liệu và một va ly nhỏ, được lèn kỹ càng tiền nong và bộ quần áo.
    Những người trên máy bay di tản cùng Kenyon khi đó chủ yếu là những nhân viên mặt đất của Air America. Lúc 11 giờ trưa, họ đưa chiếc máy bay lăn ra đường băng, ngang qua chỗ chiếc C-130 đã cháy trụi. Sau hai giờ rưỡi bay trên Biển Đông, hệ thống dẫn dầu bị bung ra. "Có một tiếng nổ lớn và đường ống dẫn nối vào thùng dầu - nằm ngay phía sau ghế của phi công phụ - bị vỡ", Kenyon kể. "Do áp suất lớn nên dầu lỏng rất nóng, dẫn tới nguy cơ có thể gây cháy trong buồng lái. Khi ấy, trong khoang lái đầy dầu bắn tung tóe, quang cảnh giống như trong một bộ phim về thế chiến thứ nhất mà bạn đã từng xem, khi mặt viên phi công bị phủ đầy dầu".
    Đoàn người di tản được hướng dẫn có thể bay tới đâu họ muốn song tốt nhất là hạ cánh xuống Đài Loan nhưng Kenyon đã quyết định sẽ tới Thái Lan. "Sau 5 tiếng rưỡi bay khỏi Sài Gòn, chúng tôi quay lại U-Tapao và cố gắng hạ càng để máy bay có thể hạ cánh khi hệ thống dẫn dầu không hoạt động. Nhưng tín hiệu đèn đỏ báo hiệu không an toàn vẫn sáng. Vậy là nếu hạ cánh chúng tôi sẽ phải chấp nhận nguy hiểm và có thể sẽ không hạ được. Tôi bèn điều chỉnh van xăng đề phòng khả năng khi hạ cánh sẽ bị nguy hiểm.
    Đèn hiển thị trong buồng lái báo cho chúng tôi biết rằng một bánh máy bay không bật ra được và giữ ở vị trí cố định, nhưng không rõ đó là bánh nào. Nhìn qua cửa sổ buồng lái có thể thấy một phần của cái bánh, thế nhưng không thể xác định được là nó an toàn hay không. Cả tôi lẫn phi công phụ đều không chắc chắn điều gì đã xảy ra".
    Kenyon gọi cho đài kiểm soát và thông báo chuẩn bị hạ cánh khẩn cấp. Như một điềm gở, một chiếc C-47 khác đã bị trượt ra bên ngoài đường băng chạy theo hướng nam và nằm cách vài trăm bộ về phía bên trái. Nếu như bánh bên trái chiếc máy bay của Kenyon không được cố định vào vị trí và bộ phận hãm bị gãy khi hạ cánh thì rất có thể nó sẽ trượt sang phía trái đường băng và đâm vào chiếc C-47 ở đó. Để tránh nguy hiểm, Kenyon lựa chọn phương án hạ cánh xuống sát chiếc C-47 bị nạn, bớt mất một khoảng cách chừng ba ngàn bộ trên đường băng dài mười ngàn bộ.
    Nhưng càng máy bay vẫn hạ được và họ đáp xuống an toàn, trong khi đèn đỏ vẫn báo hiệu nguy hiểm. Chiếc máy bay nhanh chóng ngốn hết quãng đường bảy ngàn bộ còn lại trong khi vẫn ở tốc độ cao. Gió không đủ mạnh để cản chiếc máy bay lại trong khi phía cuối đường băng theo hướng nam là vịnh Thái Lan!
    Họ cố gắng hãm động cơ, đồng thời quay mũi máy bay. "Khi quay mũi ở đó, máy bay chúng tôi lao ngang qua một bãi thải và ngay khi quay đúng 180 độ, chúng tôi nhìn thấy đường băng chạy theo hướng bắc ở rất gần máy bay. Đúng vào thời điểm ấy thì chúng tôi mới nhận ra rằng không thể hãm cố định bánh sau của máy bay được".
    "Chúng tôi tăng công suất của một động cơ và máy bay chạy sang bên phải; tăng công suất động cơ bên kia để bù lại thì máy bay lại chạy sang trái. Tôi ngồi đấy, điều chỉnh hết cái van này đến cái van khác, trong khi máy bay cứ lao ngày càng gần tới đường băng phía trước. Cả hai chúng tôi đều biết rõ là khó có thể làm gì khác để thay đổi tình thế".
    "Cuối cùng chúng tôi quyết định tắt động cơ và để cho máy bay chạy tới đâu thì chạy. Lúc ấy, đường băng nằm cách chúng tôi một bãi cỏ rộng, có khả năng sẽ hãm được máy bay. Ngay lúc ấy, một chiếc B-52 cũng đang cất cánh ở phía đối diện với chúng tôi. Nếu như bãi cỏ không hãm được máy bay của chúng tôi thì rất có thể chiếc B-52 sẽ đâm vào chúng tôi từ phía phải. Rồi chúng tôi quyết định khóa tất cả các van và công tắc, mặc kệ ra thế nào thì ra. Trong điều kiện gió thổi giật khá mạnh giúp cho máy bay hướng về cái rãnh và đâm xuống đấy".

    Cả Kenyon và viên phi công phụ cắm mặt xuống, nhìn thấy cỏ ngay trước mặt, máy bay chổng ngược lên, lắc lư một lúc rồi lại hạ đuôi xuống, lấy lại vị trí thăng bằng. Cuối cùng thì họ cũng đã tới nơi!
  3. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA tại VN, P.11
    Tại Sài Gòn, các phi công lái trực thăng của Air America bay từ sân thượng tòa nhà cao tầng này sang sân thượng tòa nhà cao tầng khác, nhặt những ai cần phải thoát ra khỏi Nam Việt Nam. Họ bắt đầu chiến dịch một cách bất thình lình.
    Sau khi chờ nhiều giờ đồng hồ trên nóc trụ sở USAID rồi được đưa tới sân bay Tân Sơn Nhất, họ lại biết có khả năng chiến dịch di tản tiếp tục bị trì hoãn và điều này dẫn tới một cuộc cãi vã giữa các phi công với những người điều hành chiến dịch. Tình hình ở sân bay ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu, các phi công mất hết cả kiên nhẫn.
    "Hãy bình tĩnh nào", người phụ trách điều hành chiến dịch bảo họ. "Ông đại sứ vẫn chưa cho lệnh bắt đầu".
    "Này, hãy để cho người của chúng tôi ra đi", Lannin sửng cồ. "Mẹ kiếp, hãy đưa xe tới đón họ đi".
    Không thể tin nổi là đến giai đoạn này rồi mà đại sứ Mỹ vẫn còn cho rằng có thể sử dụng các máy bay vận tải quân sự cánh cố định loại C-130 cho chiến dịch di tản mà không phải chuyển sang Phương án IV là sử dụng trực thăng.
    Nhưng rồi cuối cùng các phi công cũng nhận được lệnh dùng trực thăng để bắt đầu chiến dịch di tản. Wayne Lannin và Izzie Freedman chuẩn bị leo lên chiếc Huey của họ thì một chiếc xe Jeep chở đầy lính Việt Nam Cộng hoà xịch tới. Một người trong số đó giải thích rằng họ là phi công và sẽ lái chiếc trực thăng.
    "Các anh sẽ không lái chiếc trực thăng của tôi", Lannin nói. Anh ta cố tình để cho những người lính Nam Việt Nam trông thấy khẩu tiểu liên đang cầm ở tay nhưng vẫn cẩn thận không để mũi súng chĩa vào người họ. "Frank", Lannin hét to với người thợ cơ khí máy bay. "Bọn họ định cướp chiếc máy bay này". Sau đấy, những người lính Nam Việt Nam có trang bị vũ khí đó bị lùa ra khỏi khu vực.
    Lannin quay trở lại và leo lên chiếc trực thăng thì cũng là lúc quân giải phóng khởi sự một đợt tấn công khác nhằm vào phi trường. Một loạt tiếng nổ dậy lên chỉ cách chiếc máy bay vài mét. Freedman chạy vội về phía Lannin nhưng anh ta dừng lại ngay lập tức khi những quả đạn bắn tới nơi. Freedman bèn nhảy vội vào ngay chiếc trực thăng đầu tiên anh ta bắt gặp rồi cả hai cùng cho máy bay cất cánh.
    Đài kiểm soát không lưu của phi trường buộc phải rời vào khu nhà tương đối an toàn của Cơ quan Bộ Quốc phòng Mỹ DAO. Khó khăn lớn nhất khi ấy là thiếu các thiết bị tiếp nhiên liệu, do vậy các phi công buộc phải bay ra tận hạm đội ngoài khơi để lấy nhiên liệu. Thoạt tiên, chiến dịch di tản diễn ra có vẻ không hiệu quả lắm, cho đến khi các trực thăng chở đầy người bắt đầu đưa thẳng họ ra ngoài hạm đội chứ không dừng lại để thả họ xuống những trạm trung chuyển như trụ sở Bộ Quốc phòng DAO hay sứ quán Mỹ nữa. Điều đó có nghĩa là các máy bay của Air America đã thực hiện chiến dịch di tản từ rất lâu trước khi quân đội Mỹ tham gia vào chiến dịch này.
    Mãi đến 12h30 ngày 29/4, chiếc trực thăng đầu tiên của lính thủy đánh bộ Mỹ mới rời hạm đội 7 và thực hiện chuyến bay dài 40 phút vào Sài Gòn. Trong đợt đầu tiên có tổng cộng 36 chiếc trực thăng "Hiệp sĩ biển khơi" được các máy bay Cobra hộ tống bay vào, mặc dù việc di tản người của quân đội Mỹ bị trì hoãn tới tận 2 giờ chiều mới bắt đầu.
    Lannin và Freedman đã bay được vài giờ, hạ cánh xuống những điểm chỉ dẫn trên sân thượng các nhà cao tầng và đưa người đi thì bỗng dưng nhận được lệnh ngừng các chuyến bay. Người ta không nói cho họ biết nguyên nhân, chỉ nói hãy tìm một nóc nhà, hạ máy bay xuống đấy và chờ.
    Ngay khi Lannin hạ cánh xuống nóc nhà, một viên đại tá Mỹ tới chỗ máy bay và bảo anh ta chở một số người và hàng hóa ra một chiếc tàu của hạm đội 7. Lannin xin lệnh và được những người điều hành chiến dịch di tản cho phép. "Máy vô tuyến điện của tôi hỏng nên tôi phải tự tìm lấy chiếc tàu mà viên đại tá nọ muốn tôi tới. Cuối cùng thì tôi cũng tìm thấy nó, trên boong có 5 chiếc trực thăng của không quân Nam Việt Nam đã đỗ sẵn ở đấy. Tôi không muốn phí nhiên liệu nên cho máy bay của mình hạ cánh xuống phía sau của tàu. Tôi cho người và hàng hóa xuống, yêu cầu họ sửa giúp máy vô tuyến điện nhưng họ từ chối; tôi bảo họ tiếp thêm nhiên liệu. Khi vừa mới bắt đầu tiếp nhiên liệu cho máy bay của tôi thì một tiếng nổ cực lớn vang lên từ phía mũi tàu. Những người Việt Nam đang đẩy những chiếc trực thăng của họ xuống biển. Tôi nhìn thấy một chiếc lộn nhào qua thành tàu rồi chìm dần xuống dưới mặt nước".
    Cái cánh quạt của một chiếc máy bay bị nổ bay trên không trung khoảng năm trăm bộ như một lưỡi dao và chặt đứt đường ống đang dẫn nhiên liệu vào chiếc máy bay của Lannin, đánh bật cả máy bơm đi. Tay xách chiếc cặp, Lannin nhảy vội ra khỏi buồng chỉ huy chạy về hướng chiếc máy bay của mình, hy vọng sẽ cứu được một số thiết bị trên máy bay. Trong khi cánh quạt chiếc máy bay của anh ta vẫn còn đang quay thì đúng lúc ấy, một chiếc trực thăng của Nam Việt Nam, chở khoảng 20 người, tìm cách hạ cánh xuống boong tàu, ngay cạnh chiếc máy bay của Lannin. Khoảng trống chỗ đó quá hẹp nên cuối cùng Lannin bèn chạy thục mạng để thoát hiểm.
    Cánh quạt của hai chiếc trực thăng đậu quá gần móc vào nhau, khiến cho chiếc trực thăng Nam Việt Nam gần như bị quăng ra phía sau của boong tàu. Những người trên chiếc trực thăng Nam Việt Nam liều mạng nhảy ra khỏi máy bay để tìm đường sống, còn cả hai chiếc trực thăng đều bị đẩy xuống biển.
    [​IMG]
    Tom Grady, người đã lái chiếc trực thăng Huey 204 trong suốt những ngày cuối cùng của chiến dịch di tản, nói rằng khi chiến dịch bắt đầu vận hành thì các điều kiện có vẻ khả quan hơn. Trong chuyến bay đầu tiên, anh ta đã phải bay cực thấp ngay phía trên khu vực trung tâm của thành phố, trông ra phía mặt sông Sài Gòn. "Lý do khiến chúng tôi phải bay cực thấp là vì tôi thấy hai chiếc máy bay của chúng tôi khi cất cánh đã bị chính những người lính Việt Nam Cộng hoà bắn rơi. Họ bắn vào chúng tôi từ mọi hướng. Đó là điều mà chúng tôi đã chờ đợi ở phía những người lính Nam Việt Nam và suy cho cùng thì chưa bao giờ chúng tôi tin tưởng nhiều ở họ cả. Trong những tuần lễ cuối cùng, chúng tôi luôn ở trong tình trạng căng thẳng tại bất cứ đâu, bởi vì chúng tôi bị chính đồng minh của mình bắn, dù trên không hay trên mặt đất".
    Đến khoảng 11h30 phút ngày 29/4 thì Tom Grady cũng nhận được lệnh tạm dừng công việc. Anh ta tìm một mái nhà, đỗ chiếc Huey xuống và chờ ở đó khoảng nửa giờ đồng hồ. "Rồi tôi nghĩ, thế là đủ rồi", Tom nói. Anh ta cho lên máy bay của mình một số người, trong đó có cả một cô bạn gái của anh ta, rồi đưa họ ra hạm đội 7. Anh ta tiếp tục các phi vụ của mình cho tới tận tối, sau đấy bay chuyến cuối cùng và đậu chiếc máy bay xuống boong một chiếc tàu chiến.
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA ở VN, P.12
    Air America có ba chiếc trực thăng trên nóc nhà trụ sở Cơ quan viện trợ Mỹ USAID, nơi một đám đông đang gào thét. Đạn pháo của quân giải phóng đã bắt đầu bắn tới phi trường Tân Sơn Nhất, cách đó khoảng nửa dặm.

    Trực thăng Mỹ trong chiến dịch di tản ngày 29/4/1975.

    Trên con đường phía trước tòa nhà trụ sở USAID có một đám đông hàng ngàn người, được trang bị vũ khí và trong tâm trạng tuyệt vọng cùng cực, cố gắng đột nhập vào bên trong tòa nhà.

    Trưởng trạm CIA Sài Gòn Thomas Polgar rất lo lắng về việc di tản một nhóm khoảng ba chục người Việt Nam, bao gồm bạn bè và những người mà ông ta đã hứa sẽ giúp đỡ. Polgar đã dặn nhóm người này, gồm các chính trị gia, cảnh sát và một số bạn bè tới tập trung tại nhà riêng của ông ta vào lúc 11 giờ trưa ngày 29/4. Polgar dự tính sẽ tự bố trí cho nhóm người này di tản, thế nhưng, khi thời gian ngày càng trở nên gấp gáp, ông ta lại bị mắc kẹt ở sứ quán Mỹ.
    Polgar từng làm việc với những người đó nên cảm thấy hết sức thất vọng bởi vì không tìm ra cách nào để cứu giúp họ cả. Tình trạng hỗn loạn khi đó, với những tay súng bắn tỉa có mặt ở khắp nơi khiến cho việc đưa đám người bị kẹt ra khỏi khu vực đó là điều gần như không thể được. Một đồng nghiệp của Polgar gợi ý rằng có lẽ nên liên lạc với đám người đó, bảo họ leo lên sân thượng một tòa nhà cao tầng gần đấy rồi đưa trực thăng tới đón. Thành bại của chiến dịch giải cứu này, viên chỉ huy trạm CIA Sài Gòn đều trông chờ vào một viên phi công dày dạn kinh nghiệm của Air American có biệt danh là T.D.Latz.
    Latz là một cựu phi công lái máy bay U-2, chân đi cà nhắc, chột một mắt và rất can đảm. Polgar dùng máy vô tuyến gọi anh ta và sau 20 phút, Latz đã đậu chiếc máy bay của mình xuống nóc sứ quán Mỹ. Anh ta vừa đi vào buồng khách của viên trưởng trạm CIA, vừa lầu bầu gì đó về chuyện nhiên liệu của máy bay.
    "Này, tôi muốn anh tới số 6 Quảng Trường Chiến Sĩ và đón ba chục người của tôi ở đó?, Polgar nói. "Được chứ?" Polgar vừa hỏi, vừa nắm chặt tay viên phi công.
    Viên phi công biết rằng đậu máy bay xuống nóc nhà ở đó rất nguy hiểm vì diện tích của nó rất nhỏ, đồng thời rất có thể dính đạn từ dưới đất bắn lên. "Được thôi, ông Polgar", Latz đáp. "Nhưng tôi phải mang theo vũ khí cá nhân để đảm bảo an toàn".
    Latz leo lên máy bay, bay lòng vòng phía trên khu vực rồi đáp xuống nóc nhà.
    Thế nhưng ba chục người Việt đó không thể nào tới được bởi đám đông xung quanh sẵn sàng phá tan ngôi nhà nếu như cổng của nó mở ra. Latz ở lại đó khoảng một giờ đồng hồ, nhưng những người mà anh ta muốn đón vẫn bị kẹt trong đám đông và anh ta buộc phải quay về sứ quán mà không có họ.
    "Không có cách nào để đưa được ba chục người này ra", Latz nói với viên chỉ huy trạm CIA Sài Gòn vẻ có lỗi. "Đám lính người Nùng canh gác khóa chặt cổng trước, không chịu mở ra ngay cả khi tôi chĩa cái này vào họ". Latz chỉ khẩu súng anh ta mang theo. "Mà cũng không trách họ được. Có tới 500 người ở bên ngoài đang tìm mọi cách xông vào bên trong. Họ sẽ bị giẫm bẹp ngay trước khi có thể rút được lên sân thượng".
    Một nhân viên CIA có mặt hỏi có tiếng súng bộ binh ở đấy không. "Lác đác thôi", Latz trả lời. "Nhưng hầu hết những người Việt đang cố sống cố chết thoát khỏi cái thành phố này sẽ không cho phép chúng ta làm được cái gì hết".
    Polgar cố gắng làm giảm căng thẳng bằng một ngụm lớn rượu cognac rồi tiếp tục vạch ra một kế hoạch giải cứu mới. Ba chục người Việt Nam đó sẽ được chỉ dẫn tới một khoảnh sân thượng nhỏ trên nóc một tòa nhà khác gần đó. "Chỗ đấy không đủ rộng để dễ dàng hạ máy bay xuống được đâu, nhưng nếu khéo léo thì có thể đủ để đón Út (tài xế riêng của Polgar) và nhóm của anh ta", một phi công giải thích.
    Latz quay lại máy bay của anh ta và bay đến điểm hẹn mới. Sau đấy, anh ta quay lại sứ quán với cánh tay phải đầy máu: "Mẹ kiếp cái bọn di tản", anh ta lầm bầm chửi rủa. "Bọn chúng ép tôi ở trên cái sân thượng đằng đó. Tôi đã phải đấm vào mặt mấy người để buộc họ xếp hàng có trật tự. Đông khủng khiếp. Một số bị trượt chân ngã cả xuống dưới. Tôi thậm chí còn suýt nữa không chui được vào trong máy bay. Nó đậu chênh vênh trên cái mảnh sân bé xíu".
    [​IMG]
    Trong khi Latz thực hiện phi vụ này, một phóng viên đã chụp được ảnh Latz cùng với chiếc máy bay của anh ta đậu chênh vênh trên nóc nhà trong khi hàng người đi di tản đang nối đuôi nhau leo lên sân thượng để tìm cách lên chiếc máy bay cứu tinh. Bức ảnh này đã được đăng trên báo chí khắp thế giới và trở thành một hình ảnh đáng nhớ về những ngày cuối cùng đầy lo âu về sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam. Trong lúc bối rối, Latz cũng không dám chắc là đã đón đúng được những thành viên thuộc nhóm người mà Polgar muốn hay không.
    "Không thấy những người phiên dịch đâu cả", một nhân viên CIA nói. "Có lẽ chúng ta lại phải cố gắng thực hiện một chiến dịch đón người nữa mất".
    Polgar không nói gì.
    "Tôi không thể nào quay lại đó một lần nữa", Latz nói. "Ngay cả vào ban ngày cũng không dễ hạ cánh xuống một cái sân thượng lạ. Còn khi đêm xuống rồi thì đó là hành động tự sát".
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA ở VN, P.13
    Do ít nhiên liệu nên các máy bay của Air America phải bay cực thấp, rất nguy hiểm trong điều kiện quân giải phóng đã áp sát xung quanh. Đến khi đêm xuống thì chiến dịch di tản đã trở thành một điệp vụ bất khả thi.

    Hàng nghìn người thuộc diện ?onhạy cảm? đã bị bỏ lại. Quân giải phóng cuối cùng đã chiếm toà sứ quán Mỹ, thu giữ toàn bộ những tài liệu chi tiết về các điệp viên cũng như những người từng cộng tác với Mỹ.
    Trong số cuối cùng rời thành phố có những người Mỹ đã tổ chức chiến dịch di tản bằng trực thăng trên các mái nhà. Một trong số đó là Walt Martindale, lúc đó ở trên sân thượng một toà nhà cao tầng gần sân bay Tân Sơn Nhất. Ngay khi chiếc trực thăng đáp một trong những chuyến cuối cùng trước khi bóng đêm sập xuống, hàng trăm người Việt trong tâm trạng tuyệt vọng đã phá vỡ được cánh cổng và tràn tới lối dẫn vào toà nhà. Hai viên sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hoà đề nghị sử dụng vũ khí để ngăn đám đông nếu như Martindale đảm bảo sẽ cho họ cùng thoát thân.
    Đám đông người Việt đã vây lấy cầu thang trong khi chiếc máy bay hạ cánh xuống sân thượng. ?oNhanh lên, nhanh lên?, phi công hét to thúc giục Martindale nhưng anh ta lắc đầu. Anh ta gọi những người lính Nam Việt Nam đang ghìm đám đông ở lại bên ngoài trạm gác để tổ chức đưa người lên máy bay. Cuối cùng, với số người gấp đôi khả năng cho phép, chiếc máy bay đã bay đi mà không có Martindale.
    Khi chiếc máy bay đã bay được một quãng thì làn sóng người đánh bật những người lính đang ghìm giữ họ và tràn lên sân thượng. Martindale bị dồn một cách nguy hiểm ra bên rìa sân thượng. Anh ta bị đánh vào đầu nhưng cố gắng đánh trả. Ngay khi trước trời tối, một chiếc trực thăng khác hạ cánh xuống giữa đám đông hỗn loạn. Một người thợ máy sử dụng khẩu M-16 dồn đám người Việt cuồng loạn sang một phía trong khi phi công thúc giục Martindale: ?oMau lên, mau lên?. Cả ba rút vào bên trong máy bay và họ cất cánh trong tiếng gào thét tuyệt vọng của đám người cầu xin sự giúp đỡ.
    Trước khi bay ra Hạm đội 7 ngoài biển Đông, do lo không có đủ nhiên liệu nên họ hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất đang bốc cháy bởi những đợt pháo kích dữ dội để tiếp thêm nhiên liệu. Việc hạ cánh xuống đây còn có một lý do khác nữa: những người quản lý Air America đã lơ đễnh để quên 50.000 USD trong một căn phòng an toàn tại phi trường. Khi chiếc máy bay hạ cánh, không hề có một ai ở gần đó cả và trong khi viên phi công phụ tiếp nhiên liệu cho máy bay, tay thợ cơ khí người Philippines chạy thật nhanh lại phía căn phòng an toàn và cố gắng mở cửa căn phòng này. Một nhóm binh lính Nam Việt Nam bất thần xuất hiện từ phía xa và bắt đầu bắn bừa bãi về phía chiếc máy bay. Chưa kịp lấy được tiền nhưng tình thế buộc tất cả phải leo vội trở lại máy bay, cất cánh và thực hiện chuyến bay cuối cùng trong ngày ra hạm đội 7.
    Như vậy là chiến dịch di tản người trên các mái nhà ở khu trung tâm Sài Gòn của Air American chấm dứt lúc 6h30 tối. Các phi công được lệnh bay ra hạm đội 7. Một chiếc trực thăng chở đầy rượu ra tới nơi nhưng viên thuyền trưởng nhìn rồi hét: ?ovứt, vứt, vứt?. Thế là chiếc máy bay với đầy rượu quý đã bị hất ra bên ngoài mạn tàu xuống nước. Hầu hết các máy bay khác cũng chịu chung số phận. Các phi công treo máy bay sát trên mặt nước rồi nhảy ra bên ngoài, một phương pháp đầy may rủi và liều lĩnh. ?oNgay khi các máy bay rơi xuống nước, những cánh quạt của chúng vẫn còn quay tít và nhiều phi công có thể bị cuốn vào đấy?, Bob Murray, một phi công của Air America, nhớ lại. Một phi công Nam Việt Nam khi đó đã treo máy bay trên mặt nước ở độ cao gần 20m rồi nhảy ra ngoài.
    Khi đã lên đến những tàu chiến khác nhau của hạm đội 7, các phi công của Air America chợt nhận ra rằng họ bị đối xử một cách tồi tệ. ?oChúng tôi bị lính thuỷ đánh bộ trên tàu đối xử một cách thô bạo như thể chúng tôi là những tên tội phạm?, Wayne Lannin nhớ lại. ?oCó thể họ đã nghe được câu chuyện về những tên lính đánh thuê được trả lương hậu hĩnh để chuyên chở ma tuý. Họ lục soát thân thể chúng tôi kỹ lưỡng, tịch thu vũ khí cá nhân của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ còn thấy được vũ khí của mình nữa. Một người trong chúng tôi bị mất 500 USD, hộ chiếu của anh ta bị một lính thuỷ đánh bộ lấy mất. Chỉ trong một đêm ở trên tàu của Hạm đội 7, chúng tôi mất nhiều hơn toàn bộ những gì đã mất trong suốt những năm hoạt động ở Việt Nam?.
    Đến 8h sáng hôm sau, những người tham gia chiến dịch di tản của Air America đã ngồi trong một căn phòng nóng tới 37 độ C và không có máy điều hoà nhiệt độ. Người của sứ quán Mỹ đã cố can thiệp nhưng các phi công vẫn phải ở đó cho tới 6h chiều. Lính thuỷ đánh bộ gác ngoài cửa và bất cứ ai muốn rời khỏi phòng đều bị ngăn cản thô bạo. ?oTrong đời tôi chưa bao giờ lại cảm thấy tồi tệ như khi ấy?, Lannin nói. ?oNó làm tôi bị tổn thương nặng nề. Tôi không muốn mình rời Việt Nam theo cách này?.
    Phương án IV, chiến dịch di tản trong những ngày cuối cùng của Mỹ ở việt Nam, là chiến dịch di tản bằng máy bay lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong 18 giờ cuối cùng, 70 máy bay cùng 865 lính thuỷ đánh bộ đã thực hiện hơn 630 phi vụ, di tản 1.373 người Mỹ, 5.595 người Việt và 85 người có quốc tịch khác nhau. Một cuộc chiến tranh của Mỹ được ghi dấu bằng những vụ thảm sát, ném bom, cướp đi sinh mạng của bao người đã chấm dứt với chiến dịch tháo chạy trên quy mô lớn như thế.
    [​IMG]
  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    ST Ngày Tàn Cuộc Chiến IV: Ngày Chim Vỡ Tổ
    ??
    Vĩnh Hiếu
    Phi đoàn 215, Thần Tượng
    *****
    Lời mở đầu: Sau khi Ban Mê Thuộc rơi vào tay VC, ngày 12 tháng 3, bộ tư lệnh Quân đoàn II chỉ thị cho Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù dàn quân, mở phòng tuyến ngang đèo Phượng Hoàng tại Khánh Dương, con đường độc đạo nối liền tỉnh Dắk Lắk với Khánh Hòa, để ngăn chặn bước tiến của Bắc quân tràn xuống miền duyên hải. Trên QL-1, tại đèo Cả, vị trí chiến lược nối liền hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa được giao trách nhiệm cho hai tiểu đoàn Biệt Động Quân trấn thủ.
    Ngày 1 tháng 4 hai nút chặn quan trọng này hầu như bị tan vỡ, Bắc quân chỉ còn cách Nha Trang hơn bảy tám chục cây số. Thành phố không có một đơn vị chủ lực quân nào còn lại để bảo vệ, coi như đã bỏ ngõ .
    Trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này, Nha thành hầu như ở trong một tình trạng vô chính phủ, vô luật pháp, bắt đầu rơi vào cảnh hỗn loạn. Tù nhân phá cửa quân lao đào thoát lấy súng ống cùng với những thành phần bất hảo lợi dụng thời cơ nước đục thả câu, bắn giết, cướp bóc nhiều nơi. Những người dân mạnh ai nấy tìm cách thoát khỏi thành phố. Một số đi bằng đường bộ hay đường biển và một số nhỏ bằng đường hàng không quân sự.
    Trước tình thế khẩn trương này, Không đoàn 62 Chiến thuật tại Nha Trang bắt đầu mở cầu không vận di tản những thành phần cơ hữu. Vào ngày cuối cùng của tháng 3 năm 75, những cánh chim sắt của phi đoàn Thần Tượng được lệnh cất cánh rời bỏ tổ ấm. Có lẽ đây là một ngày đau buồn nhất cho những hoa tiêu của phi đoàn 215 Thần Tượng, những người đã may mắn được phục vụ cho một đơn vị đồn trú tại một thành phố đẹp tuyệt vời nằm kế cạnh bờ biển xanh cát trắng này.
    [​IMG]

    Phần I

    31 tháng 3 năm 1975 - Sáu giờ sáng
    Hôm nay thức dậy không nhìn thấy mặt trời,
    hay mình đã lạc loài
    Vó ngựa trên đời
    Hay dấu chim bay
    (Trịnh Công Sơn)
    Hôm qua thi hành phi vụ yểm trợ cho Lữ Đoàn III Dù, tôi đã mục kích phòng tuyến tại Khánh Dương hầu như tan rã, Bắc quân chỉ còn cách Nha thành không hơn bảy tám chục cây số. Không có một lực lượng chiến đấu nào còn lại của quân lực VNCH được chỉ định bảo vệ Nha Trang, miền "quê hương cát trắng" coi như đã bị bỏ trống . Sau hơn hai mươi năm từ ngày bắt đầu cuộc chiến cho đến ngày hôm nay, chỉ trong vòng vài tuần lễ nhiều thành phố đã lần lượt buông xuôi . Tại sao một lực lượng hùng hậu, với nhiều kinh nghiệm chiến trường lại tháo chạy, rút lui vô điều kiện trước khi thực sự có một kế hoạch hữu hiệu để chống trả? Thực tại phủ phàng ngoài sự hiểu biết của một hoa tiêu trực thăng như tôi và có lẽ cũng như cho muôn vạn chiến sĩ khác . Tất cả những năm tháng lăn lộn trên nhiều mặt trận với những chiến công đạt được đã trở thành vô nghĩa khi nghĩ đến thực tại. Lòng tôi vô cùng hoang mang chán nản trước một viễn ảnh quá bấp bênh, đen tối.
    Đứng tần ngần một lúc trước cổng nhà, tôi nhìn xung quanh, cảnh vật vắng vẻ một cách khác thường. Hàng xóm láng giềng đi đâu cả, nhiều căn nhà đóng cửa im lìm. Chiếc xe bán bánh mì thịt nguội ngay góc đường thường ngày hôm nay vắng bóng. Một chiếc xe xích lô chạy ngang nhà, trên xe chở một người bàn bà và ba bốn đứa con nít ngồi chồng chất lên nhau, dưới chân để mấy túi vải lớn. Người đàn ông gầy ốm, có lẽ là chồng, còng lưng đạp xe ra biển về hướng Cầu Đá, gần làng chài Cửa Bé nơi hiện nhiều người dân đang dùng phương tiện ghe thuyền để thoát khỏi thành phố. Một chiếc cam nhông chở đầy lính chạy vù ngang vội vã. Những hình ảnh đó như tô đậm thêm bầu không khí mỗi lúc mỗi căng thẳng trên một thành phố bỏ ngõ.
    Nhìn đồng hồ đã gần tới giờ phải vào phi đoàn, tôi quay gót trở vào nhà thu xếp đồ đạc lên đường. Tuy linh cảm đây là ngày cuối cùng tại thành phố này, tôi chỉ đem theo những gì tối cần thiết. Tới tủ áo mở cửa lựa hai bộ đồ dân sự ăn ý nhất, vơ thêm vài đồ dùng vệ sinh và cuốn album hình ảnh cũ, tôi nhét tất cả vào túi nón bay. Khi nhìn thấy hai bộ đồ vest "vía" còn mới toanh đang treo trong tủ, chỉ dùng trong những ngày lễ lạc hay cưới hỏi, tôi ngần ngừ một vài giây rồi...chắc lưỡi đóng vội cửa lại. Nhìn thấy thùng lựu đạn còn nguyên si vừa xin được của đơn vị bộ binh đem về để bắn cá đang nằm dưới gầm gường, tôi liên tưởng tới những tháng ngày nhàn hạ trong thời kỳ cuộc chiến ngưng đọng sau ngày ký hiệp định Paris đầu năm 73. Vào những buổi sáng tinh sương khi mặt trời chưa mọc, tôi thường cùng với anh Năm "dẹp", người bạn chài lưới ở xóm cửa Bé, gần Cầu Đá đi bắn cá đối biển. Cảm giác đứng đầu mũi chiếc ghe con, dập dình trên cửa sông Bé, mặt nước phẳng lặng như hồ Thu, tay cầm trái lựu đạn rút chốt rình đàn cá rẽ nước gợn sóng lăn tăn, hít thở làn không khí trong lành của đại dương đã làm cho tâm hồn tôi lắng đọng, sãng khoái. Trong giây phút đó tôi đã tạm quên đi những hình ảnh bắn giết của chiến tranh trong những cuộc săn đuổi kẻ thù ở nơi rừng sâu núi thẳm, những thây người sình thối bọc trong những poncho nằm sắp lớp, quên đi những khẩu súng phòng không của địch quân lăm le, rình rập, quên đi những con tàu của bạn bè nổ tung bốc cháy trên trời cao hay đâm sầm xuống đất như một trái bom lửa, quên đi những trận pháo kích như mưa rào, những xác chết cháy đen, mất đầu mất chân không còn ra hình hài nằm vương vãi trên khắp trận địa...
    Một kỷ niệm vui trong giai đoạn cuộc chiến lắng đọng này vẫn còn ghi dấu trong đầu tôi. Một buổi trưa hè rực nắng, mặt nước êm ả vổ nhẹ vào bờ cát. Tay cầm trái lựu đạn bơi dọc theo bờ để săn cá. Đang úp mặt nhìn đáy cát vàng lóng lánh phản chiếu ánh mặt trời. qua làn nước trong vắt, đột nhiên bầu trời như tối sầm lại. Hàng ngàn con cá màu trắng bạc đang bơi trước mặt. Không một giây chậm trễ, tôi tung trái lựu đạn. Ục!..tiếng nổ vang, mặt nước sôi sục. Chờ cho nước biển lắng đọng lại, tôi nhìn xuống. Trước mắt tôi hàng ngàn con cá bằng bàn tay óng ánh đang dãy giụa trên mặt cát như một tấm thảm bạc. Phải mất gần vài ba tiếng đồng hồ ngụp lặn tôi và một người bạn mới vớt hết. Tất cả được hơn mấy "cần xế". Tôi mang tất cả "chiến lợi phẩm" đến nhà Thành râu, một hoa tiêu trong phi đội võ trang phi đoàn 215. Đó là một căn nhà gỗ nho nhỏ sát biển, bên bãi cát vàng. Hôm đó chúng tôi có một bữa ăn bất ngờ với vài anh em trong phi đoàn và nhất là có sự hiện diện đặc biệt của nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã tình cờ quá giang trên chiếc trực thăng của Trung úy Thành bay từ Phan Thiết trở về Nha Trang. Mọi người quây quần quanh những dĩa cá tươi mới hấp còn bốc khói bày trên nền xi măng lau sạch bóng, cùng với những đĩa rau sống, bánh tráng dưới vài ngọn đèn cầy lung linh, chén anh chén tôi, kể chuyện đời chinh chiến trong tiếng sóng rì rào vỗ nhẹ bờ cát. Nhìn ra mặt biển tối đen, hàng ngàn ánh đèn lấp lánh từ những chiếc thuyền đánh cá đêm như một thành phố nổi nhấp nhô cuối chân trời hòa lẫn với muôn vạn ánh sao đêm, nghe nghệ sĩ Trần Văn Trạch kể chuyện tiếu lâm trong một giọng Nam kỳ đặc kẹo, rồi lại được nghe bài hát bất hủ của anh, "Tai Nạn Tê Lê Phôn":
    Từ đâu nạn đưa tới Gắn chi cái tê-lê-phôn
    Bởi tôi muốn làm tài khôn.
    Khiến tôi muốn thành ra ma
    Không vào Chợ Quán, cũng đi Biên Hòa ...
    Trong men rượu đã ngà, chúng tôi ôm nhau cười đến vỡ bụng!
    Có tiếng xe hơi ngừng trước cổng. Tay xách túi nón bay, tôi đóng cửa nhà bước ra sân. Thấy ông anh trưởng của tôi vừa bước xuống xe "xúng xính" trong bộ đồ nhà binh thẳng nếp, trên cổ áo đeo hai mai đen, đầu đội cái nón sắt bọc lưới mới toanh, tay xách súng M-16, lưng đeo khẩu Colt 45 và không quên đeo thêm một bi đông nước lũng lẵng sau lưng, tôi không khỏi phì cười. Ông anh tôi là một loại Trung úy mà thiên hạ thường gọi là "lính kiểng", bị động viên, được biệt phái cho tòa tỉnh Nha Trang, suốt ngày lái xe hơi nhà xách cặp chạy tới chạy lui, chưa hề biết đến mặt trận là gì.
    -Ủa!...anh còn ở đây chưa đi à ? Em tưởng anh đi với chị và mấy cháu từ lâu rồi? Tôi ngạc nhiên hỏi.
    -Vợ con anh đi rồi, chỉ còn mình anh thôi. Cho anh theo em vào phi trường nghe!
    Tôi gật đầu rồi nói đùa:
    -Anh làm gì mà trang bị "đồ nghề" cẩn thận thế, sắp ra mặt trận à?
    Không buồn trả lời, với khuôn mặt nghiêm trọng ông anh tôi lúng túng sửa lại cái nón sắt đội trên đầu và cái bi-đông nước cho ngay ngắn rồi nói với vẻ nôn nóng:
    -Mình đi bây giờ chưa?
    -Anh à,... anh may đến kịp lúc đó, nếu trễ một chút nữa thì em đã vào phi đoàn rồi. Sao anh không nói trước với em gì cả vậy?
    Vừa nói tôi vừa bước đến bên chiếc xe Honda 90 dựng trước sân nhà, trở đầu xe, nổ máy. Hai anh em đèo bồng nhau chạy vô phi trường, bỏ lại đàng sau lưng căn nhà đã che mưa đở nắng cho tôi suốt quãng đời niên thiếu.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 21/02/2010
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Phù Cát - Mười giờ sáng
    Một bầu không khí nặng nề, u ám đang bao trùm tất cả mọi sinh hoạt tại căn cứ Phù Cát. Sau khi Đà nẵng lọt vào tay Bắc quân, nhiều nhân viên trong các đơn vị đã tìm mọi cách di tản gia đình cũng như thân nhân ra khỏi vùng đất đang bị đe dọa trầm trọng. Tại phòng hành quân phi đoàn 243, Mãnh Sư, Trung úy Võ Đăng Sang vừa nhận được phi lệnh dẫn đầu ba chiếc trực thăng bay phi vụ tiếp tế cho một đơn vị của Sư đoàn 22 Bộ Binh đang bị cô lập gần đèo An Khê. Địa điểm lấy hàng tiếp tế là Bà Gi, nơi đặt bộ chỉ huy Sư Đoàn 22 Bộ binh, nằm giữa phi trường Phù Cát và Qui Nhơn. Bay chiếc trực thăng chỉ huy (C and C) là Đại úy Nguyễn Xuân Trình, sĩ quan huấn luyện phi đoàn. Theo yểm trợ cho hợp đoàn là hai chiếc trực thăng võ trang Hắc Sư. Trước tình hình chiến sự rối loạn diễn ra, căn cứ Phù cát sắp sửa di tản, Trung úy Sang cảm thấy lo ngại khi nhận lãnh phi vụ.
    Trung úy Võ Đăng Sang* là một hoa tiêu cao ráo, đẹp trai, tánh tình vui vẻ hòa nhã. Trước khi ra phục vụ tại phi đoàn 243, Mãnh Sư ở Phù Cát, anh và một số nhân viên phi hành khác đã tạm dung vài tháng tại phi đoàn Thần Tượng ở Nha Trang để chờ phần sở đang xây cất chưa xong. Trung úy Sang tuy chưa phải là một hoa tiêu thâm niên trong chức vụ, nhưng anh là môt phi công thành thạo trong nghề, có nhiều chiến tích và kinh nghiệm chiến trường qua nhiều mặt trận tại Bồng Sơn, An Lão...
    [​IMG]
    Chiếc Charlie (tàu chỉ huy) do Đại úy Nguyễn Xuân Trình cất cánh lên vùng trước. Ba chiếc trực thăng tiếp tế của Mãnh Sư đáp xuống một dãi đất đỏ nằm dọc theo Quốc Lộ I để nhận hàng. Một vị sĩ quan cấp Tá có một khuôn mặt nghiêm trọng bước xuống từ chiếc xe Jeep bước đến bên Sang. Sau một vài câu chào hỏi, vị sĩ quan choàng vai viên phi công và nói: "Trong lúc này ''''đám con'''' tôi đã cạn đạn dược và lương thực, nếu không tiếp tế kịp thời thì sẽ rất nguy ngập. Theo tôi biết thì bãi đáp rất an toàn, quý vị an tâm. Xin phi hành đoàn cố gắng giúp giùm". Nói xong ông ta bắt tay Sang, siết mạnh! Ngay giây phút đó Trung úy Sang đã không hiểu hết ý nghĩa của cái bắt tay đó cho đến sau này. Trung úy Sang đang thi hành một phi vụ khởi đầu cho một ngày khó quên trong cuộc đời binh nghiệp của anh!
    Hợp đoàn trực thăng bắt đầu cất cánh hướng về ngọn đèo An Khê trên Quốc Lộ 19 nối liền Qui Nhơn và Pleiku, khoảng chừng bốn mươi cây số hướng Tây. Ba chiếc trực thăng nối đuôi nhau lên cao độ, theo sau khá xa là hai chiếc trực thăng võ trang. Chừng hơn hai mươi phút bay sau, trên ghế bay, Trung úy Sang nhìn xuống con Quốc Lộ 19 trải nhựa đường đen uốn lượn giữa những cánh rừng xanh thẳm. Không một chiếc xe, một bóng người qua lại. Gần hai tuần trước Pleiku đã lọt vào tay Bắc quân, đây là con đường ngắn nhất để VC tiến quân về miền duyên hải tiến chiếm Qui Nhơn. Không một tin tình báo nào cho biết tình hình của VC trên con đường lộ này. Dưới thấp không xa, đèo An Khê đang nằm im lìm, hiền hòa dưới ánh nắng mai. Một điều Trung úy Sang đã không biết rằng ngọn đèo An Khê đã hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Cộng quân. Tại ngọn đèo này, trước đó địch quân đã dùng làm nơi bắn sẻ hay phục kích những đoàn quân xa . Trong quá khứ, quân đội Pháp cũng đã bị ********* đánh tan tành tại ngọn đèo này.

    -Hải sư, đây Hắc sư gọi! Trên tần số Trung úy Sang nghe tiếng của Trung úy Nguyễn Văn Hải, tự là Hải "sẹo", bay chiếc võ trang số một.
    -Nói đi!...Hải sư nghe!
    -Hắc sư I đang ở hướng sáu giờ của hợp đoàn, cách một phút bay. Hợp đoàn bay vòng chờ gần mục tiêu chờ Hắc sư. Nghe rõ trả lời!
    Trung úy Hải đang dẫn chiếc trực thăng số hai bay một khoảng cách khá xa sau lưng hợp đoàn.

    -Nghe năm!
    Trung úy Sang trả lời.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 19:19 ngày 21/02/2010
  8. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Vừa nói xong Sang lái con tàu bay vòng trở lại. Chiếc số hai và số ba theo sau. Đợi cho chiếc trực thăng võ trang dẫn đầu vừa qua mặt, Sang cho hợp đoàn nối gót. Trước mặt dưới thấp chừng vài cây số, bên cạnh con lộ, một làn khói vàng đang lặng lẽ vươn lên trên mặt rừng xanh. Từ trên cao độ, cảnh vật trông rất yên tỉnh. Trung úy Sang cảm thấy yên lòng:

    -Hắc Sư... đây Hải sư!...
    -Nghe nói đi...
    Chiếc trực thăng võ trang số một trả lời.

    -Hắc Sư "clear" bãi cho kỹ nghe!
    -Hải Sư yên chí..., thấy mini-gun, rockets của Hắc Sư chắc tụi nó ngán, không dám chơi đâu...Ha...ha...ha...
    Trung úy Hải "sẹo" cười lớn.
    Tiếng cười của Hải "sẹo"chưa dứt trên tần số, chiếc Hắc sư I đột nhiên nổ tung như một quả pháo bông ngay trước mũi con tàu của Trung úy Sang. Chiếc trực thăng Sang rung chuyển như vừa bay qua một cơn lốc! Chiếc Hắc sư số một đâm sầm xuống đất, nổ bùng. Khói đen cuồn cuộn bốc trên mặt rừng xanh.

    -SA-7!.. Break!...Break!...SA-7!..Hợp đoàn break!...
    Trung úy Sang la to trên tần số.
    Hợp đoàn mạnh ai nấy quẹo, tản mác tứ phía!
    Chiếc Hắc sư số hai bay theo sau bên cánh trái hợp đoàn phản ứng: hai khẩu mini-gun quay vù, tưới hàng ngàn viên đạn vô nghĩa xuống mặt rừng mênh mông bát ngát. Giữa bầu trời trong, một cột khói trắng nhỏ uốn éo đang lơ lững -dấu tích còn lại của một chiếc hỏa tiễn địa không vừa rời dàn phóng!

    -Hắc sư hai, bạn OK ? Cho biết vị trí?...
    Sang gọi chiếc võ trang số hai.

    -Đang ở sau lưng hợp đoàn..., cao độ thấp!
    Tiếng Hắc sư hai trả lời.

    -OK!...Tất cả theo tôi trở về Đề Gi!

    [​IMG]
    Bốn chiếc trực thăng của Mãnh Sư cắm đầu bay ra khỏi vùng. Ngồi trong phòng lái, Trung úy Sang chưa định thần, hình ảnh chiếc trực thăng của một người bạn thân vừa nổ tung trước mặt anh còn rõ mồn một. Anh mò mẩm trong túi áo bay, móc ra gói thuốc lá lấy một điếu đưa lên miệng. Điếu thuốc run rẩy trên môi, anh châm lửa đốt.

    -DM!..hút một điếu thuốc mà cũng không được nữa hay sao?... Tao mồi hoài sao không cháy đây!

    Sang bực dọc lớn tiếng trong intercom.

    -Trung úy mồi ngược đầu rồi,...sao mà cháy được!
    Người xạ thủ đang ngồi trên những thùng gỗ thông màu vàng nhạt chất đống trên sàn tàu, lên tiếng.
    Sang giật điếu thuốc ra khỏi miệng, trở đầu nhìn,..bực dọc liệng qua khung cửa.

    -Sơn Bình!...Sơn Bình!...đây Hải Sư gọi!...
    -Sơn Bình... nghe... Hải Sư!
    Tiếng nói rè, đứt đoạn từ bộ chỉ huy Sư Đoàn 22 tại Bà Gi trả lời.

    -Sơn Bình đây Hải sư!...Báo cáo một chiếc tàu của Hải Sư bị trúng hỏa tiễn địa không của địch!
    -Cho biết chi tiết?...Nghe rõ trả lời!...
    -Chiếc trực thăng võ trang của hợp đoàn trúng phòng không SA-7 trên vùng...
    -Hắc Sư,... đây Sơn Bình. Cho biết tình trạng của phi hành đoàn!
    -Tình trạng,...tình trạng cái con khỉ!..., SA-7 trúng ngay bình xăng.., tình trạng cái gì?..
    Sang tức giận hét lớn.
    Tiếng nói Sơn Bình bên kia đầu giây không một phản ứng:

    -Hãi Sư..., đây Sơn Bình! Cho biết vị trí hợp đoàn!...
    -Hợp đoàn trên đường về, cách mười lăm phút bay!...
    -Đây...Sơn Bình..., yêu cầu ở lại vùng chờ lệnh,...Yêu cầu trở tại vùng, sẽ có chỉ thị ngay!
    -Sơn Bình!...tôi đang trên đường về lại Bà Đi. Nếu Sơn Bình không nhận lại hàng tôi sẽ đổ tất cả xuống sông. Nghe rõ!..

    Bên kia đầu giây im lặng!...tiếp theo là một tiếng nói khác, có vẻ từ một giới chức thẩm quyền cao hơn:

    -Hải Sư, đây là lệnh của bộ chỉ huy. Tất cả hợp đoàn chờ tại vùng, sẽ có chỉ thị!
    -Negative!...Hợp đoàn đang quay trở về. Tình trạng của bãi đáp quá "hot", không thể thi hành phi vụ được! Nếu không nhận hàng lại, tôi sẽ cho vất tất cả xuống sông...Tôi lập lại, tất cả sẽ bị vất xuống sông!

    Giọng nói từ Sơn Bình trở nên giận dữ, dọa nạt:

    -Đây là Sơn Bình!..nếu Hải Sư không tuân lệnh, tôi sẽ đưa tất cả phi hành đoàn ra tòa án quân sự! Nghe rõ trả lời!...

    Trung úy Sang ngập ngừng vài giây..., anh đổi tầng số gọi về phòng Hành quân Chiến cuộc phi trường Phù Cát:

    -Lôi Phong,...Lôi Phong,..đây Hải Sư gọi.
    -Lôi Phong nghe Hải Sư!...
    Tiếng nói của Trung Tá Ngọc, trưởng phòng nghe trên tần số UHF.

    -Báo cáo một trực thăng võ trang của hợp đoàn bị phòng không bắn nổ trên vùng. Phi hành đoàn "request" trở về căn cứ!
    -Lôi Phong nghe năm!...Tất cả hợp đoàn trở về phi trường ngay tức khắc,...chuẩn bị di tản về Nha Trang!

    Trung úy Sang thấy nhẹ nhõm như trút được gánh nặng ngàn cân:

    -Nghe năm!...Hải Sư đáp Bà Gi "unload" hàng xong sẽ về đáp. Over!
  9. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Nha Trang, hai giờ trưa cùng ngày

    Tôi đang đứng trong phòng hành quân của phi đoàn 215 cùng với một nhóm hoa tiêu, đột nhiên người sĩ quan trực hốt hoảng chạy vào la lớn:

    - Xin tất cả chú ý,..lệnh Không đoàn chỉ thị tất cả nhân viên phi hành Thần Tượng tập trung ngay tại sân cờ. Tất cả đem theo nón bay và túi xách theo!
    -Ngay bây giờ hay sao? Vài tiếng la to từ cuối phòng họp.
    -Ngay bây giờ!..Tất cả anh em ra ngay sân cờ tập họp..., ngay bây giờ,...lệnh của Không đoàn Trưởng.
    Người sĩ quan trực lập lại.
    Bầu không khí tại phi đoàn bỗng nhiên xao động hẳn lên. Tất cả mọi người kéo nhau ra sân cờ.
    Không Đoàn 62 Chiến thuật được thiết kế trên một vùng đất rộng kế cận bờ biển. Phi đạo chạy dài từ hướng đông-nam lên tây-bắc (runway 30-12) chia đôi Không Đoàn ra làm hai phần. Phần đất phía tây-nam phi đạo là Không đoàn Yểm cứ và Chuyển vận. Phần đất phía đông-bắc, sát biển dùng cho Không đoàn Tác chiến như các phần sở của các phi đoàn, bãi đậu máy bay, những "hangar" sửa máy bay và Trung tâm Huấn luyện Không Quân. Từ trên hành lang của phi đoàn 215 Thần tượng nhìn ra là sân cờ của Không Đoàn có thể thấy tất cả mọi hoạt động lên xuống của tất cả phi cơ trên phi đạo, cũng như những sự sinh hoạt xa hơn phía bên kia của hậu trạm hàng không quân sự.
    Tại sân cờ, Đại tá Đặng Duy Lạc, Không Đoàn Trưởng KĐ62/CT đang đứng với Trung tá Khưu Văn Phát Phi đoàn trưởng phi đoàn Thần Tượng. Trung tá Phát là một cấp chỉ huy được anh em thương mến qua cách xử sự đối với đàn em. Có một lần Trung tá Phát hỏi tôi, nhân một lần bay chung phi vụ lên Đà lạt: "Tôi nghe một số anh em nói anh có thói quen ưa ngủ khi bay, có phải như thế không?" Tôi đã trả lời không một giây suy nghĩ: "Thưa Trung tá, cuộc đời trực thăng gian khổ, tôi lại có tánh hay đi chơi khuya mà phải dậy sớm, nên nhiều lúc thiếu ngủ. Nhưng thưa Trung tá, tôi chỉ ngủ để dưỡng sức trên đường đi, hay những lúc bay chờ tàu chở quân tới vùng mà thôi. Tôi không bao giờ ngủ khi đụng trận cả". Thật là một câu trả lời vô ý thức nếu không nói là ngu xuẩn. Sau khi nghe xong, Trung tá Phát chỉ mỉm cười, nhưng không hề có một thái độ nào cả. Cách hành xử của vị chỉ huy này đã không làm tôi trở nên kiêu binh, nhưng ngược lại đã biến tôi thành một thuộc cấp sẵn sàngđi vào chổ chết nếu cần thiết.
    Khi tất cả nhân viên phi hành vừa sắp xong hàng ngũ thì có tiếng la lớn trước hàng quân:
    -Tất cả, vào hàng "phắc"...
    Tiếng nói chuyện ồn ào im bặt! Đại tá Lạc bước tới trước mặt hàng quân tuyên bố:

    -Xin thông báo cho tất cả anh em, trong chốc lát chúng ta sẽ rời phi trường Nha Trang bay đi Phan Rang. Tôi muốn anh em ra đi trong trật tự, tuy nhiên ngay giây phút này tất cả anh em chờ tại đây đến khi có lệnh. Anh em nào cất cánh trước sẽ bị bắn rơi ngay tại chỗ! Chỉ chừng đó cho anh em rõ. Tất cả anh em nghỉ!

    [​IMG]
    Trong hàng ngũ của phi đoàn 215 vắng bóng nhiều khuôn mặt đã đi bay yểm trợ cho phi vụ bốc những toán Biệt động Quân đang thất lạc trên vùng Lâm Đồng. Một vài người chạy qua bên hậu trạm hàng không Quân Sự, tìm chỗ ngồi trên những phi cơ vận tải đưa gia đình rời căn cứ. Thật trớ trêu khi nghĩ đến những chàng phi công trong tay có những chiếc trực thăng đang nằm ngoài ụ chờ đợi cất cánh, lại phải chạy bươn bã đi tìm phương tiện cho thân nhân.
    Hôm nay trời hanh nắng, những cụm mây trắng lơ lững trôi trên bầu trời xanh in bóng loang lỗ xuống mặt sân cờ. Hơi nóng bốc lên hừng hực, thoang thoảng một vài làn gió nhẹ từ biển thổi vào không đủ làm khô những lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Trước mặt chúng tôi là phi đạo không một chiếc phi cơn lên xuống. Bỗng từ trên trời cao xuất hiện một chiếc máy bay hàng không dân sự đang giảm cao độ về hướng phi trường. Đó là một chiếc DC-6, bốn động cơ cánh quạt. Một phút sau chiếc máy bay hạ cánh trên phi đạo và chạy dài tới cuối đường. Kế đầu phi đạo là hậu trạm hàng không quân sự, cả ngàn người đang đứng bu đông trên sân chờ phương tiện rời khỏi Nha Trang. Đám đông chạy ùa, tràn ra "tarmac". Hình như linh cảm được tình thế bất ổn, chiếc DC-6 đột nhiên trở đầu lại, sau lưng là một đám người tất tả chạy theo, trông không khác gì một đàn kiến đang rượt theo một con sâu béo bở! Chiếc máy bay hàng không dân sự gầm lên, bốn chong chóng quay tít khạc ra những làn khói trắng rồi phóng nhanh trên phi đạo, để lại sau lưng một đám người tiu nghỉu vì thất vọng.

    -Chèn đét ơi,...chu choa,...cái "thèng" pi lốt này khùng rồi ta ơi! "Nó" cất cánh gió xuôi bà con ơi!

    Trong hàng quân Trung úy Lê Viết Tánh, đột nhiên la lớn trong một giọng rặc tiếng Quảng. Có mấy tiếng cười rộ đâu đó. Trung úy Nam "Cò" cùng một phi đội tải quân với Tánh, đứng gần đó chen và

    -Khùng là mày khùng đó Tánh à!...Bị rượt như vậy mà còn ngược với xuôi. Mày biết đ. gì mà nói!

    Trung úy Tánh gốc Quảng Nam, người nhỏ con, biệt danh Tánh Tánh "xích lô", rất thích cãi. Khi nghe Nam cò nói xong liền trả đũa:

    - Nam "cò" à,...kỳ mày chở mấy con nai mày "bén" trong rừng với tao,... mày dặn tao đừng cho ai biết đó,.. mày có cất cánh gió xuôi đâu?

    Mọi người xung quanh, lại một lần nữa cười ồ lên. Nam "cò", đứng trong hàng, ốm và cao như một con cò, cái đầu nhô lên khỏi hàng quân, đỏ mặt không trả lời. Không có một đơn vị nào trong Quân lực VNCH giống như những đơn vị phi hành trong quân chủng Không Quân. Hầu như ai ai cũng phải có một tên tục nào đó -đẹp thì nhờ, xấu thì cắn răng chấp nhận. Những tên tục đó sẽ không bao giờ thay đổi và dính liền với cá nhân đó cho đến khi anh ta đi đầu thai kiếp khác.
    Tại phòng hành quân phi đoàn 215, Thần Tượng, Trung úy Võ Đăng Sang đứng bàn tán xôn xao với một nhóm hoa tiêu Mãnh Sư vừa di tản từ căn cứ 60 Chiến Thuật Phù Cát. Tất cả đang chờ đợi chỉ thị mới. Trung úy Sang đã quá căng thẳng, mệt mỏi sau phi vụ tiếp tế ở đèo An Khê và sau chuyến bay dài từ Phù Cát. Trong đầu anh ngay giây phút này chỉ có một ý tưởng duy nhất là trở về Tân Sơn Nhất để gặp lại gia đình. Anh xách túi bay ra khỏi phòng, đi đến chiếc chiếc trực thăng đang đậu ngay ụ gần nhất. Đó là chiếc tàu VIP (very important person) của Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền, chỉ huy trưởng căn cứ Phù Cát. Anh đã không biết rằng quyết định của anh trong giây phút đó là một quyết định sai lầm. Hành động của anh đã vô tình vi phạm lệnh tuyệt đối cấm cất cánh của vị Đại Tá Không Đoàn Trưởng căn cứ.
    Đứng trong hàng quân, tôi nôn nóng chờ đợi lệnh cất cánh. Bỗng từ một ụ đậu gần đó có tiếng động cơ o...o...quen thuộc của chiếc trực thăng đang quay máy. Từ chổ đang đứng, tôi có thể thấy người hoa tiêu ngồi trên ghế phải của một chiếc trực thăng VIP, sàn tàu cửa mở toang, trống trơn không mê vô xạ thủ, đang nhớm mình rời mặt đất. Tàu vừa lên cao chưa được mười thước, một tràng súng M-16 nổ vang, chiếc trực thăng rơi trở lại xuống đất, một bên càng vướng vào bờ tường chống pháo kích, lật nhào! Cánh quạt tàu chém xuống nền xi măng nổ ầm như một trái đạn pháo. Bụi mù lẫn lộn với đám khói đen bốc cao ngất.
  10. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Tôi đứng im trong hàng quân chết lặng người,...sững sờ! Hình ảnh kinh hoàng này đã làm tôi liên tưởng đến một biến cố đau thương đã xảy ra không hơn hai năm trước đây, ngay tại sân cờ này, như sau:

    Đại lễ - Đại tang

    Bắt đầu vào trung tuần tháng sáu năm 1972, mặt trận miền tây nguyên hầu như đã yên tĩnh. Riêng tại Bình Định, trận chiến vùng mật khu An Lão vẫn tiếp diễn ác liệt. Đến gần cuối tháng chín thì cường độ giao tranh chậm dần rồi ngưng hẳn, địch quân đã âm thầm rút lui về hướng biên giới vùng tam biên Việt-Miên-Lào.
    Trận chiến Mùa hè đỏ lửa lúc này mới thực sự chấm dứt!
    Để ăn mừng chiến thắng, Không đoàn 62 Chiến thuật tại Nha Trang tổ chức một buổi đại lễ khao quân, tưởng thưởng những chiến sĩ Không quân đã đóng góp công trạng trong chiến thắng Mùa hè đỏ lữa. Không đoàn sẽ hạ bốn con dê do phi đoàn Thần Tượng đóng góp để gia tăng phần phong phú cho buổi dạ tiệc.
    Theo chương trình, chín giờ sáng tất cả các nhân viên phi hành của tất cả phi đoàn sẽ tập hợp tại sân cờ để tham dự buổi lễ gắn huy chương, đồng thời sẽ có một cuộc phi diễn do các phi đoàn đóng tại Nha Trang thực hiện. Buổi lễ được chủ tọa bởi Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng, chỉ huy trưởng Sư đoàn 2 Không Quân. Tiếp đến, tối hôm đó sẽ có một dạ tiệc liên hoan cho tất cả các nhân viên phi hành và chương trình văn nghệ với sự giúp vui của nhiều ca nghệ sĩ nổi tiếng tại thủ đô.
    [​IMG]
    Hôm đó là một ngày đẹp trời, bầu không khí mang sắc thái nhộn nhịp của một ngày hội lớn. Mọi người lăng xăng bận rộn như đang chuẩn bị đón Xuân về. Khoảng chín giờ sáng, những phi công của phi đoàn 215 Thần Tượng hớn hở trong bộ đồ bay đen, đầu đội nón lưỡi trai màu đỏ chói tề tụ tại sân cờ Không đoàn. Một khán đài dã chiến lộ thiên mới dựng lên, dành cho quan khách và những sĩ quan cao cấp.
    Buổi lễ bắt đầu!
    Sau phần chào cờ và nghi lễ, những chiến sĩ có công trạng được đọc tên trên loa phóng thanh đặt trên mặt đất, lên đứng ngay đầu hàng chào lãnh nhận huy chương. Trên trời, tiếng trực thăng vang vọng, hợp đoàn của phi đoàn Thần Tượng khởi đầu cuộc phi diễn. Ban nhạc Không Quân gần bên phải của khán đài lộ thiên trổi lên bài nhạc hùng ca. Âm thanh vang lừng hòa lẫn với tiếng động cơ và tiếng phành phạch của cánh quạt tạo nên một cảm giác hào hùng, hứng khởi trong lòng tất cả mọi người.
    Hợp đoàn trực thăng gồm bốn chiếc, bay theo đội hình thoi (diamond formation).
    -Chiếc số một dẫn đầu do Thiết tá Đặng Đình Vinh, phi đoàn phó 215 cầm cần lái, hoa tiêu phụ là Trung úy Hoàng Canh Tân.
    -Chiếc số hai theo bởi trưởng phi cơ Trung úy Lâm Trọng Sơn, biệt danh là Sơn "năm. Hoa tiêu phụ là Trung úy Phan Đắc Công.
    -Chiếc số ba, bên phải chiếc dẫn đầu là Trung úy Nguyễn Hồng Huỳnh, phi đội trưởng phi đội tải quân và Trung úy Trần Anh Hải, tự là Hải "nhảy dù" làm hoa tiêu phụ.
    -Chiếc cuối cùng do Đại úy Tạ Thành Nhân cầm cần lái cùng với hoa tiêu phó, Trung úy Đạt, tự Đạt "Paker".
    Trên bầu trời xanh, trong vắt không một áng mây, bốn chiếc trực thăng của phi đoàn Thần Tượng bay từ ngoài biển vào, song song với phi đạo hướng về phía khán đài. Những cánh quạt quay vù trên đầu những chiếc trực thăng gần đến độ như muốn chồng lên nhau. Không như loại máy bay có cánh khác (fixed wing aircraft), bay đội hình (closed formation) đối với trực thăng là một điều tối nguy hiểm, đòi hỏi sự tập tung cao độ và tài điều khiển khéo léo của hoa tiêu.
    Trung úy Nguyễn Hồng Huỳnh, ngồi trên ghế trưởng phi cơ chiếc số ba theo sát chiếc dẫn đầu phía bên phải. Trong tiếng động cơ rầm rộ hòa với tiếng chém gió phành phạch của bốn chiếc trực thăng, Trung úy Hải "nhảy dù" ngồi bên ghế bay trái, nhìn ra ngoài trời im lặng theo dõi hợp đoàn. Đột nhiên Hải buộc miệng nói :

    -Này Huỳnh, mấy sợi lông trên mép thằng Sơn tao đếm đủ hết mày tin không. Mẹ!... nó bay gần quá! Mày đừng vào gần nữa, kệ nó...Cẩn thận nghe mày!

    Nghe Hải "nhảy dù" nói xong Huỳnh liếc mắt nhìn chiếc của Sơn "năm":

    -Ừa,..mẹ..., thằng Sơn "năm" bay quá gần, tao đeo theo chết mẹ luôn...

    Rồi như linh cảm một điều gì bất thường sắp xảy đến, Huỳnh nói tiếp:

    - Hải,...nói cho mày đề phòng, lở có chuyện gì xảy ra tao đỡ không kịp thì mày chụp cần lái cho tao,...quẹo phải ra hướng biển nghe mày...Đ.m nó bay cái gì mà...

    Huỳnh râu vừa nói chưa dứt câu thì nghe một tiếng nổ lớn như một trái pháo giữa thinh không. Từ sau ống thoát động cơ bán phản lực chiếc số hai của Trung úy Sơn phụt ra một khối lửa đỏ, chiếc trực thăng chúi mũi tới trước, cánh quạt quay vùn vụt trên đầu chém vào cánh quạt chiếc dẫn đầu của Thiếu tá Vinh phát ra một âm thanh ghê rợn, rổn rảng như những thanh sắt khổng lồ chặt vào nhau. Tàu của Sơn "năm" ngửa đầu lên trời, vòng quay cánh quạt chậm hẳn lại, lơ lững một vài giây trong không khí rồi rơi thẳng xuống như một trái mít rụng, chạm mặt đất nổ bùng lên như một quả bom lửa.
    Trước mặt, chiếc dẫn đầu của Thiếu tá Vinh chúi mũi lài xuống đất như một chiếc lá úa lìa cành.
    Bay chiếc số ba bên phải chiếc lead, Huỳnh "râu" quẹo gắt rời đội hình, thoát thân về hướng biển.
    Bay chiếc sau cùng, Đại úy Nhân nhanh trí giật cần lái, chiếc trực thăng nhỏng đầu vươn lên vừa kịp tránh chiếc số hai đang lơ lững giữa trời.

Chia sẻ trang này