1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Một biến cố thứ hai đã xảy ra dưới một sắc thái khác. Một đêm nọ, trong một bữa tiệc tiển đưa một người bạn cố vấn Mỹ về nước tại câu lạc bộ Sĩ quan trên đồi, khi tôi đang ngồi ba hoe chích chòe với mấy người bạn Hoa Kỳ, đột nhiên Thiếu Tá Trương Khương, Trưởng đoàn Phòng Thủ, từ ngoài hốt hoảng chạy vào. Thiếu tá Khương là anh ruột của một người bạn thân học chung lớp ở trường trung học, có một thời gian đã ở đối diện nhà tôi tại Nha Trang. Tôi luôn luôn xem Thiếu tá Khương như là một người anh trong gia đình. Thấy tôi, Thiếu tá Khương vội vàng đến gần nói:" Có đặc công VC vừa cắt hàng rào chui vào căn cứ! ...Tao với mày lên trời soi đèn kiếm tụi nó. Lẹ lên!" Nhìn nét mặt đỏ ửng của tôi, anh khựng lại vài giây: "Mày say chưa!...bay có được không đó?" Tôi bật cười, trấn an: " Chưa đâu anh Khương ơi!... Anh đừng lo, có mấy chai bia ăn nhằm gì. Để tôi thông báo với phi hành đoàn bay chiếc võ trang thứ hai chuẩn bị." "Không cần đâu!...một chiếc đủ rồi!"
    [​IMG]
    Chiếc xe pick-up chở tôi và người hoa tiêu phụ phóng hết ga về biệt đội. Leo lên chiếc trực thăng võ trang, tôi vội vàng quay máy. Thiếu tá Khương nhảy lên ngồi giữa hai ghế bay, trên thùng đạn mini-gun. Cho con tàu ở độ thấp vài trăm bộ, tôi cắm đầu hướng về địa điểm nghi ngờ đặc công VC đột nhập. Tới gần hàng rào kẽm gai phòng thủ, tôi bật ngọn đèn pha dưới bụng tàu. Cuộc săn người bắt đầu!
    Cho con tàu bay thật chậm, tôi rọi đèn dọc theo hàng rào phòng thủ. Tiếng động cơ cùng tiếng chặt gió phành phạch, vang dội trong đêm tối. Một con mễn bất ngờ bị bắt gặp, hốt hoảng phóng vụt ngang bụng tàu rồi biến mất dạng vào bóng đêm. Tàu bay ngang một vọng gác bằng gỗ khá cao, một anh lính đang quét ngọn đèn pha qua lại trên đầu những lùm cây.
    Sau gần một tiếng đồng hồ quần quật sục sạo, tôi bắt đầu thấy hết hy vọng. Cái cảm giác căng thẳng, nôn nóng lúc ban đầu đã tan biến, tôi bắt đầu thấy mệt. Định lấy điếu thuốc ra hút xả hơi, đột nhiên linh cảm một điều gì khác thường, tôi quay đầu nhìn ra sau khoang tàu:

    -"Ủa!...xạ thủ đâu rồi, sao không thấy?"

    Anh mê vô đang ngồi thủ cây súng sáu nòng trả lời tỉnh rót:

    -"Thằng Lan nó... nhảy xuống lúc nảy rồi!" .
    -"Cái gì!...mày nói cái gì? Nó nhảy hồi nào?...Lúc sắp cất cánh tao còn thấy nó mà!"
    -"Nó nhảy lúc Trung úy đang taxi...Khi tàu quay máy, nó có nói với tôi hình như Trung úy đang say rượu, chắc nó không dám bay đâu."
    -"Mẹ!..thằng cà chớn,..về biết tay tao! Ông Thiếu tá đây không sợ bay với tao mà nó sợ. Đồ.."

    Tôi chưa dứt câu, thì thấy Thiếu tá Khương chồm lên từ sau lưng ghế bay chỉ xuống dưới la t

    -"Có người chạy!... đó...đó...bắn!...bắn!..."

    Vừa nghe Thiếu tá Khương la, tôi vội vàng nhìn xuống dưới. Loáng thoáng vài bóng đen từ mấy bụi rậm vụt ngang dưới bụng chiếc trực thăng.

    -"Minigun!...Minigun!"
    Vừa la, tôi vừa tôi vừa gặt cần lái. Con tàu chao đảo! Ngọn đèn pha quét những luồng ánh sáng hối hả ngang dọc trên mặt những bụi rậm.
    Khẩu mini-gun quay tít, gầm lên như bò rống. Trước mũi súng, một bầu lửa sáng rực, chói sáng cả con tàu. Hàng ngàn viên đạn hối hả tuôn ra, vung vãi, tưới xuống đất những lằn lửa đỏ ối. Ở một cao độ quá thấp, những viên đạn lửa chạm mặt đất cát tiếp tục cháy, tạo nên những đốm đỏ chi chít trong bóng tối. Thiếu tá Khương chồm hẳn ra ngoài sàn tàu, mở mắt tìm. Thần kinh kích động mạnh, mấy lon bia trong cơ thể tôi như tan biến theo âm thanh nhức nhối của khẩu súng sáu nòng nổ sát bên tai.

    -"Ngừng bắn!...Ngưng bắn!...Đủ rồi!"
    Tôi hét to.
    Tiếng súng ngưng bặt!... còn tiếng đập gió phành phạch của cánh quạt cùng với tiếng động cơ ầm ĩ trong đêm thanh vắng.
    Mấy bóng đen biến mất dạng trong bóng tối! Như con hổ đói vuột mất con mồi, tôi cuống quýt lái chiếc trực thăng vòng vèo trên đầu mấy bụi cây, sục sạo. Ánh đèn vụt ngang những lùm cây thấp im lìm. Không một dấu vết của VC trong tầm mắt! Bốn cặp mắt mở lớn tìm kiếm trong vô vọng. Một con thỏ, đôi mắt sáng xanh, đứng sững dưới ánh đèn, ngơ ngác như vừa bị đánh thức dậy vì tiếng động ầm ĩ của con tàu.
    Đêm đã khuya. Sau một thời gian bay vòng vèo sục sạo không dấu vết, mọi người bắt đầu mệt mỏi. Thiếu tá Khương vói tay khều vai tôi:

    -"Thôi đáp đi,...đủ rồi! Để lính phòng thủ lo."

    Tôi hướng con tàu về bãi đậu chỉ cách vài ba cây số. Giờ này có lẽ mọi người trong biệt đội đã ngủ say. Tắt máy tàu, tôi bước xuống đất, tay xách nón bay, chân lê bước trên "tarmac". Hình ảnh của mấy bóng đen thấp thoáng trong bóng đêm vẫn còn ám ảnh trong tâm trí.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 24/02/2010
  2. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Ngoài phi vụ tìm kiếm VC đặc công, thời gian biệt phái trực ứng chiến được coi như là giai đoạn nhàn nhã, "ăn không ngồi rồi". Người ta thường nói "nhàn cư vi bất thiện" quả không sai. Một ngày nọ nổi máu ham nhảy đầm, tôi tổ chức một buổi dạ vũ "bỏ túi" tại "trailer" của biệt đội. Rượu chè đã có mấy anh cố vấn Mỹ cung cấp, chỉ cần có mấy em gái hậu phương là cuộc vui thành hình. Đêm hôm ấy, dưới ánh đèn màu dã chiến của mấy đèn nê ông bọc vải đỏ và tiếng nhạc du dương từ cái máy cassette nhỏ xíu, chúng tôi bắt đầu cuộc vui. Đột nhiên có tiếng điện thoại reo. Tôi bốc máy trả lời. Bên kia đầu giây là một giọng nói Bắc kỳ ngọt ngào nhưng không kém phần lạnh lùng:

    -Cho tôi gặp Trung úy H...!
    -Tôi đây!.. xin lỗi ai đầu giây?
    -Tôi là Trung Tá Phạm Bính!...có phải anh đang có party nhảy đầm ở đó hay không?

    Vừa nghe xong, tay chân tôi rụng rời! Không phải rụng rời vì sợ tù tội, nhưng rụng rời vì sợ "chưa vui sum hợp đã buồn chia ly". Trung Tá Phạm Bính là một cựu phi đoàn trưởng Thần Tượng của tôi, rất đẹp trai nhưng không kém phần nghiêm khắc. Tôi đã bao lần khốn đốn với vị chỉ huy này vì những hành động vượt ngoài quân kỷ của phi đoàn như có mái tóc quá dài, trốn chào cờ hay là chở bạn gái cũng như chiếc xe Honda 90 trên tàu gunship (trực thăng võ trang tuyệt đối không được chở bất cứ gì) trong những kỳ đi biệt phái. Có những lần bay hành quân tôi đã giật (jettition) bỏ hai cánh cửa hai bên phòng lái để cho mát và dễ thấy VC hơn. Sau đó tôi đã bị Trung Tá Bính cảnh cáo và dọa sẽ nghiêm phạt nếu tái phạm. Nhưng chính tôi cũng đã bị trả giá đắt vì hành động đó. Nhiều phi vụ xạ kích, vì không có cửa che nên nhiều lần những tàn lửa của hỏa tiễn phóng đi đã chui lọt vào trong cổ áo bay đốt cháy da cổ, nóng đến độ tôi muốn nhảy ra khỏi tàu. Một lần khác tàn lửa đã đốt cháy lớp bọc áo giáp sau lưng làm tôi tưởng là tàu bị bốc khói. Một thời gian sau Trung Tá Bính được thuyên chuyển ra Căn cứ 20/CT tại Phan Rang với chức vụ Liên đoàn trưởng LĐ 92 CT.
    Đúng là chạy trời không khỏi nắng! Và giây phút này tôi đang đối diện với "người xưa". Miệng lúng búng, ngập ngừng chưa biết trả lời sao cho hợp lý thì Trung Tá Bính gằn dọng nói tiếp:

    -Anh có biết khu anh đang ở là khu cấm địa hay không? Ngay cả những quân nhân Không quân cũng không được lai vãng, thế mà anh lại dẫn gái vào! Anh cho biết tên người lính gác cổng nào đã cho anh đem gái vào tôi sẽ có biện pháp...

    Biết là không xong rồi, tôi đành phải thành thực "khai báo":

    -Thưa Trung Tá, đâu có người lính nào cho phép đâu. Tôi chở mấy cô bạn gái vào bằng trực thăng, dạ thưa Trung Tá!...
    -Được rồi,.. anh bỏ điện thoại xuống và đi ra ngoài cửa, thấy gì báo cáo cho tôi biết!

    Hơi ngạc nhiên, tôi bỏ điện thoại xuống bước ra tới cửa nhìn ra ngoài. Dưới ánh đèn pha rọi sáng trưng, ngay trước cửa cạnh hai chiếc trực thăng đang đậu là hai chiếc xe Quân Cảnh chở đầy nhóc lính.

    -Thưa Trung Tá,... tôi thấy mấy xe Quân Cảnh.
    -Vì còn nể anh, tôi chưa ra lệnh Quân Cảnh vào trong biệt đội. Bây giờ anh phải giải tán mấy cô gái ngay tức khắc không thì tôi sẽ bảo Quân Cảnh bắt nhốt anh ngay!

    Nghe xong tôi cố vớt vát:

    -Thưa Trung Tá, đêm đã khuya rồi làm sao mà tôi dám chở mấy cô bạn ra phố Phan Rang được, đường xa không an ninh. Xin Trung Tá cho phép tôi tới sáng mai được không ạ?

    Bên kia im lặng một vài giây:

    -Được,...lần này tôi tha cho anh. Ngày mai anh biết phải làm gì rồi phải không?

    Hơi mất vui vì không được nhảy đầm, nhưng không đến nổi "đau khổ" vì chưa mất lô "an ủi" đêm nay, tôi vội vàng trả lời:

    -Dạ vâng,...Trung Tá!
    Nói xong tôi cúp điện thoại rồi quay qua mấy cô bạn đang đứng lẩn quẩn gần cái máy cassette đang phát rỉ rả tiếng nhạc xập xình:

    - Tụi mình bị bể độ rồi!..Thôi!... tối nay mình nhậu lai rai đỡ buồn đi!

    Những ngày tháng tại Phan Rang tuy ngắn ngủi nhưng đầy màu sắc. Vui có buồn có. Phi đội 215 Thần Tượng tại Phan Rang đã làm những gì có thể làm được với khả năng đa dụng của chiếc trực thăng cho căn cứ 20 CT. Tôi còn nhớ rõ một đêm Giáng Sinh, trực thăng của Thần Tượng đã thay thế bầy nai kéo xe (Santa Claus''s reindeer) để chở ông già Noel làm công việc đi phát quà cho thân nhân gia đình Không quân. Đêm hôm đó, trước sân nhà thờ, mọi người tụ tập đông đảo, chiếc trực thăng Thần Tượng đã ầm ĩ đáp xuống, trên khoang tàu, một ông bạn cố vấn Mỹ đóng vai ông già Noel nhảy ra trước, theo sau là anh em trong biệt đội. Trước sự hoan hô của đám đông, những món quà được trao tay cho mọi người trong niềm hoan hỉ của bầu không khí vui nhộn mùa Giáng Sinh. Sau đó nhân viên biệt đội được mời lên đồi Câu Lạc Bộ để tham dự buổi tiệc liên hoan. Thật là một đêm vui đáng nhớ!
    ??
    Cuốn phim dĩ vãng đang quay tới đoạn này,.. bỗng có tiếng xé gió làm tôi tỉnh giấc, ngẩng đầu nhìn. Trên trời cao, hai chiếc khu trục cơ A-37 vừa hoàn tất phi vụ đánh đêm, nghiêng cánh chuẩn bị đáp. Đứng yên một lúc nhìn xuống phi đạo rồi tôi quay người bước đến bên chiếc trực thăng đang đậu im lìm trong bóng đêm. Trên khoang tàu cửa mở, anh tôi đang nằm gối đầu trên chiếc nón sắt, mắt mở lớn nhìn vào khoảng không.

    -Chắc anh đói lắm rồi phải không? Mình đi kiếm gì ăn nghe!

    Anh tôi ngồi bật dậy. Hai anh em sánh vai rảo bước trên con đường đến Câu lạc bộ nằm trên đồi cao. Trên con đường nhựa nhỏ dẫn lên đồi, nhiều người, từng nhóm đang vội vã rảo bước. Căn cứ Phan Rang hôm nay rộn rịp khác thường. Cái rộn rịp của sự căng thẳng, sặc mùi chiến tranh! Lên tới đỉnh đồi đến trước cửa nhà ăn. Một nhóm người bận đồ bay vừa bước ra khỏi Câu lạc Bộ.

    -Ê,...đi đâu đó?...Mãnh Hổ!

    Tôi ngạc nhiên nghe ai gọi. Chỉ có những hoa tiêu trực thăng gần gủi với tôi mới biết danh hiệu này (tên gọi của trực thăng võ trang phi đoàn Thần Tượng). Trước mặt tôi, năm sáu pilots, trang bị áo lưới, súng ống đầy người, tay xách túi bay vừa bước ra khỏi nhà ăn. Tôi nhận ra ngay hai thằng bạn cùng khóa, hoa tiêu của phi đoàn 229 Lạc Long.

    -Trời đất!...lâu quá! Tôi vừa nói lớn, vừa bước đến gần "hai con trâu cày" của miền Cao nguyên đất đỏ, "phố núi cao".

    Trước mặt tôi, Đại úy Hoàng "mun", phụ tá sĩ quan hành quân của Lạc Long. Kế bên là Đại úy Trịnh Toàn Tân, anh em thường gọi là "Trịnh tòn teng", sĩ quan huấn luyện phi đoàn 229, là một người bạn rất thân, vừa là "roommate" vừa là "flightmate" của tôi bên trường bay. Đi phía sau là Trung úy Lê Quang Vinh, phi đội trưởng trực thăng võ trang thoát chết trong một phi vụ đi bốc một hoa tiêu khu trục bị bắn rơi trong lòng địch tại mặt trận Cao nguyên.
    [​IMG]
  3. cudiday

    cudiday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2009
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm đó Bác, bác làm hẳn một đoạn dài vào chứ moi hôm một ít thế này không được tốt cho lắm
    Chúc bác một năm mới tốt lành.
  4. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    hì....các bác thông củm cho Trung tâm Hành quân chiến cuộc, từ ngày SA-7 xuất trận các phi xuất bom cho AH-1, A-37, F-5 và..trực thăng võ trang UH-1 rất ít có cơ hội tung hoành bao vùng làm yên lòng quân bạn. Kho bom data ở tổng kho www.xxx, phòng Hành quân chiến cuộc em đã chọn lựa biên tập e***ed bốc ném gần hết, nên nay một ngày chỉ còn một hai phi vụ thưa thớt, mong các bác thông cảm cho tình trạng bi đát của KL trong những ngày tàn cuộc chiến.
    Tks bác đã ủng hộ! Tư lệnh em sẽ cố gắng tìm thêm nguồn hàng và điều hàng lên bao vùng làm yên lòng quân bạn...kkekkeke
  5. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Khóa tôi có gần ba chục tên về nước, ngoại trừ năm bảy tên được bổ nhiệm đi các nơi khác, tất cả số còn lại "được" chỉ định lên Pleiku làm nòng cốt cho phi đoàn tân lập 229, Lạc Long. Riêng tôi và Phạm Thành Rinh, chết trong mặt trận Kontum "Mùa hè đỏ lửa", là được bổ nhiệm về phi đoàn Thần Tượng, trú đóng tại "miền thùy dương cát trắng". Tên gọi Hoàng "mun" đã tự giải thích lấy, y là một nhân vật đặc biệt. Lúc còn học sinh ngữ tại Lackland, Texas, đa số anh em đều nói tiếng Anh ú ớ, ngọng nghịu. Riêng có Hoàng "mun" là nói tiếng Anh như máy. Không những sành sõi về văn phạm, mà cách phát âm của hắn không khác gì là một anh Mỹ chính cống "con nai vàng". Sau mới biết Hoàng "mun" là con nuôi của một mục sư Tin Lành người Mỹ từ lúc còn nhỏ. Cũng nên biết Đại úy Hoàng "mun" là một hoa tiêu đậu ưu hạng tại trường bay ỏ Hoa Kỳ.
    Tay bắt mặt mừng, chưa kịp chào hỏi xong thì đột nhiên Hoàng "mun" lên tiếng trước:

    -Ê!..., mày có biết ông Trung tá Thông nào không? Lúc nãy tụi tao thấy ổng chạy đi kiếm mày đó!

    Nghe giọng nói của Hoàng "mun" như có pha một ít âm hưởng của một người Mỹ nói tiếng Việt.

    -Ủa!...thiệt không mày? Tao nghỉ rằng ông đang còn ở Nha Trang chớ!
    -Tụi tao không biết! Khi tụi tao đang ăn tại Câu lạc Bộ thì thấy ông rất hốt hoảng, chạy lung tung kiếm mày đó.

    Hoàng "mun" nói tới đó, đột nhiên từ cửa Câu Lạc Bộ, Trung Tá Thông bước ra. Đầu không nón, trên mặt lấm tấm mồ hôi, thấy tôi đang đứng Trung Tá Thông ngạc nhiên và mừng rỡ, nói:

    -Trời..., mày trốn chỗ nào mà tao kiếm khắp nơi không thấy?

    Tôi trố mắt nhìn, ngạc nhiên không kém:

    -Ủa Trung tá vô đây hồi nào vậy? Tôi cứ đinh ninh ông đang còn ở Nha Trang chứ!
    -Tao có chuyện quan trọng ở Phan Rang. Lúc nãy tao theo C-130 xuống đây, bây giờ cần phải trở ra lại Nha Trang gấp. Không có máy bay nào từ Phan Rang đi Nha Trang giờ phút này cả. Mày giúp giùm, chở tao ra Nha Trang lại đi!

    Vừa nghe Trung tá Thông nói xong, tôi hoảng hồn:

    -Trời,...ông nói thiệt hay nói chơi đó? VC giờ này chắc vô tới Nha Trang rồi,...không được đâu!
    -VC chưa vô tới đâu. Tao cần phải ra lại Nha Trang bất cứ giá nào. Chỉ có mình mày giúp tao được mà thôi.

    Tôi ngần ngừ một lúc:

    - OK!... nhưng tôi chỉ thả ông thôi, chứ không trở lại đón đâu nghe! Nhưng khoan đã chờ tôi kiếm gì ăn. Đói bụng quá rồi!

    Trung tá Thông lộ nét mừng rỡ:

    -Trên xe tao có mấy ổ bánh mì thịt, ăn đỡ đi. Còn vụ đón tao,... mày đừng lo, tao sẽ tự xoay xở lấy!

    Tôi quay qua hai thằng bạn Lạc Long đang còn đứng trước mặt:

    -Nè,..tàu tao thiếu nhiều đèn "instrument" lắm. Không có là không bay đêm được, tụi mày cho mượn tạm một số được không?

    Đại úy Trịnh "tòn ten" nãy giờ đứng im, chen vô:

    -Được!... mày chạy xuống chỗ tàu tụi tao đậu gần phi đạo, muốn gỡ bóng đèn nào thì cứ tự nhiên.

    Rồi như quan tâm cho sự an toàn của tôi, Tân nói tiếp:

    -Cẩn thận nghe mày... Theo tao nghĩ thì mày nên tắt tất cả đèn khi bay vào không phận Nha Trang cho chắc ăn.
    Tao nghe nói đặc công đã đột nhập vào thành phố nhiều lắm. Thôi mày đi đi...Chúc mày may mắn!

    Nói xong Tân ôm tôi siết chặt. Cử chỉ bất ngờ của một người bạn thân đã làm tôi xúc động. Tôi chào từ giã rồi quay người cùng người anh ruột bước nhanh đến bên chiếc xe Jeep của Trung tá Thông đang chờ. Chiếc xe chạy nhanh xuống đồi. Bất chợt nhìn thấy một hoa tiêu đang đứng bên đường, tôi vẫy tay la lớn:

    -Thạch..., Thạch!
    Chiếc xe Jeep ngừng lại.

    -Ê Thạch!...Lại đây tôi nói cái này..., tôi sắp bay về lại Nha Trang bạn bay với tôi nghe!

    Miệng đang phì phèo điếu thuốc, Thạch trố mắt nhìn tôi:

    -Trời!... giờ này mà còn đi Nha Trang à? Anh có điên không, VC vô tới nơi rồi đó!...

    Thạch là một hoa tiêu phụ đã bay với tôi nhiều phi vụ nhất trong phi đội trực thăng võ trang và một người bạn rất thân tình. Trong một chuyến đi du hành Đà Lạt khi đang còn biệt phái cho căn cứ Phan Rang, Thạch và tôi tình cờ gặp hai cô con gái trẻ, xinh đẹp, đang ngồi ăn kem trong tiệm cà phê Thủy Tạ, sát bên bờ Hồ Xuân Hương. Sau vài câu tán tỉnh làm quen chúng tôi được phép ngồi chung bàn. Thạch là một phi công dong dỏng cao, đẹp trai và rất "hippy" nên được lòng nhiều cô gái trẻ. Sau vài tiếng đồng hồ nói chuyện vui vẻ, chúng tôi đã thuyết phục được hai cô gái nhí nhảnh này leo lên chiếc trực thăng đang đậu sát bờ hồ, về Phan Rang "chơi" một đêm cho biết thành phố. Ngày mai sẽ có máy bay đưa hai cô trở lại Đà Lạt. Tưởng đây chỉ là chuyện vui bên lề của đời phi công, ai ngờ chỉ sau một đêm gần gũi, một cô đã yêu Thạch say đắm và chấp nhận làm vợ chàng phi công "hippy" đó suốt đời. Đúng là một chuyến bay định mệnh!
    Thấy Thạch có vẻ lo ngại, tôi thuyết phục:

    -VC chưa vô tới đâu. Trung tá Thông vừa ở đó về đây nè!

    Nghe tôi nói xong, Thạch gật đầu rồi leo lên xe chiếc xe Jeep. Chuyến bay đã được xếp đặt ổn thỏa.
    Từ trên đồi cao, chiếc trực thăng cất cánh lên bầu trời tối đen, nhắm hướng Nha Trang trực chỉ! Trong ánh sáng mờ ảo của phòng lái, thấy Thạch đang dán mắt nhìn vào dàn phi kế được soi sáng bằng những bóng đèn màu đỏ, nét mặt lộ vẽ ưu tư.

    -Này,..tôi thấy mình không nên phải mạo hiểm làm gì. Nếu muốn từ chối mà Trung tá Thông khỏi buồn thì... mình cứ nói đại là tàu hư rồi quay về ông đâu có biết. Vả lại bay trong đêm tối thui này mất vui quá!
    -Không nên vậy Thạch à,... tôi đã hứa!..Đừng lo Thạch,...không có gì xảy ra đâu!
    Tôi vỗ về, trấn an người hoa tiêu phụ.
    Chiếc trực thăng đơn độc giữa bầu trời tối đen sâu thẳm. Phía dưới, những đốm sáng nhỏ từ những làng mạc nhấp nháy cho ảo tưởng của những vì sao đêm. Một vài đám cháy rừng đang âm ỉ cháy tỏa ánh sáng lung linh. Trên Quốc lộ-1 đang chìm trong bóng đêm, rải rác ánh đèn của những chiếc xe chạy về hướng Phan Rang.
    Giao cần lái cho Thạch, tôi lướt nhìn dàn đồng hồ phi kế, tất cả đều bình thường. Tiếng động cơ nổ đều đặn. Đa số trực thăng không được trang bị đầy đủ phi cụ để bay đêm như những phi cơ có cánh (fixed wings). Tại trường bay, những khóa sinh chỉ được huấn luyện bay IFR (Instrument Flight Rules) qua loa một vài giờ là trở về nước. Cho nên bay trong những đêm tối đen ở những vùng rừng núi, hay bay vô mây là một điều tối nguy hiểm cho những hoa tiêu chưa đủ kinh nghiệm.
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/aircraft/images/uh-1v_****pit_csa-2005-08-01-091847.jpg
    Khi bay trong đêm tối trời, hay là bị vô mây, phi công không còn thấy mặt đất cũng như đường chân trời và phải dựa hoàn toàn vào những đồng hồ phi kế để điều khiển con tàu. "Vertigo" là một danh từ quen thuộc đối với nhân viên phi hành, dùng để chỉ người phi công bị lâm vào tình trạng bị ảo giác (hallucination) mất khả năng định hướng (disorientation) và không còn điều khiển con tàu chính xác được nữa. Một vài trường hợp đã xảy ra khi bay trong đêm tối không trăng sao, trên những vùng xa xôi hẻo lánh, những ánh đèn le lói từ những thôn xóm có khi làm những phi công đang lâm vào tình trạng bị "vertigo" đã tưởng là ánh sao trời và cuối cùng đã đâm tàu xuống đất. Đa số tai nạn xảy ra vì "vertigo" thường đưa đến tử vong.
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 25/02/2010
  6. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Khi bay trong đêm tối trời, hay là bị vô mây, phi công không còn thấy mặt đất cũng như đường chân trời và phải dựa hoàn toàn vào những đồng hồ phi kế để điều khiển con tàu. "Vertigo" là một danh từ quen thuộc đối với nhân viên phi hành, dùng để chỉ người phi công bị lâm vào tình trạng bị ảo giác (hallucination) mất khả năng định hướng (disorientation) và không còn điều khiển con tàu chính xác được nữa. Một vài trường hợp đã xảy ra khi bay trong đêm tối không trăng sao, trên những vùng xa xôi hẻo lánh, những ánh đèn le lói từ những thôn xóm có khi làm những phi công đang lâm vào tình trạng bị "vertigo" đã tưởng là ánh sao trời và cuối cùng đã đâm tàu xuống đất. Đa số tai nạn xảy ra vì "vertigo" thường đưa đến tử vong.
    Một trường hợp hoa tiêu bị "vertigo" đã xảy ra cho một phi hành đoàn Thần Tượng. Đây có thể nói là một giai thoại hay là cũng một bi hài kịch. Anh em trong phi đoàn khi được nghe kể lại đã cười ra nước mắt! Trong một phi vụ trở về Nha Trang từ phi trường Pleiku, Trung úy Hòa "test" (test pilot) trưởng phi cơ đã bay cùng với Trung úy Tân "kiến" là hoa tiêu phó. Ngồi thùng - danh từ của trực thăng ám chỉ những hoa tiêu ngồi phía sau khoang tàu- có khoảng ba bốn hoa tiêu của phi đoàn cùng mấy người mê vô xạ thủ trở về căn cứ gốc sau hai tuần biệt phái tại Pleiku.
    Đường về Nha Trang từ Pleiku vào mùa mưa hay bị sương mù che phủ, trần mây thấp. Mấy năm trước đây, một chiếc máy bay của phi đoàn Thần Tượng đã đâm sầm vào triền núi vào một buổi chiều mù sương trên đường trở về căn cứ Nha Trang. Không một ai trên tàu sống sót. Ngày hôm đó cho dù thời tiết rất xấu, Trung úy Hòa ngồi ghế trưởng phi cơ đã quyết định cất cánh bay về Nha Trang. Sau hơn ba mươi phút bay, khi tàu vừa qua khỏi Cheo reo, Phú Bổn thì thời tiết càng tệ hại. Bầu không khí mù mịt, nặng chĩu hơi sương. Trong phòng lái, Trung úy Hòa nhìn ra ngoài trời, trong lòng bấn loạn. Chiếc trực thăng đơn độc tiếp tục lầm lủi lướt trên mặt rừng cây, bay xuyên qua những cụm mây treo lơ lững trong không khí. Trần mây xám xịt mỗi lúc mỗi hạ thấp dần trên mặt rừng âm u. Thấy thời tiết quá bi đát, Trung úy Hòa quyết định quay trở về Pleiku trước khi quá trễ. Đột nhiên, giữa trần mây xám trước mặt tàu một khoảng trống nhỏ vừa hé mở, để lộ bầu trời trong xanh. Như tìm được lối thoát, không một giây suy nghĩ, Trung úy Hòa kéo cần lái. Chiếc trực thăng ngóc đầu vươn lên cao độ chui qua lỗ trống. Chưa lên tới nửa tần mây, bầu trời xanh đột nhiên biến mất. Mây trắng bủa vây chiếc trực thăng chậm chạp. Từ phòng lái nhìn ra chỉ thấy toàn một màu mây trắng đục. Bên ghế co-pilot, Tân "kiến" tái xanh mặt, còn Trung úy Hòa thì thất thần, tay cầm cần lái mắt mở lớn nhìn vào dãy đồng hồ trước mặt. Ba đồng hồ quan trọng nhất trong trường hợp bay vào mây là đồng hồ vận tốc, đồng hồ cao độ và đồng hồ vị thế (gyroscope dùng để chỉ vị thế của con tàu đối với đường chân trời).
    Sau vài phút trong mây mù, Trung úy Hòa mất bình tỉnh, tay chân bắt đầu quờ quạng thấy rõ. Ngồi ngay sau hai ghế bay là Trung úy Vinh và Trung úy Học, hai hoa tiêu người Huế, có giọng nói đặc kẹo, đang chen nhau chồm về phía trước. Đột nhiên Trung úy Học chỉ vào cái đồng hồ trước mặt, la lớn:

    -"Ê!..ê...ê..., coi chừng! "

    Bốn cặp mắt đổ dồn vào cái đồng hồ vận tốc đang chỉ gần như"zero" knots! Chiếc trực thăng hầu như đang đứng lại giữa không trung. Trung úy Tân "kiến" là người có phản ứng đầu tiên, vội thò tay nắm cần lái (cyclic) đẩy về phía trước. Kim đồng hồ vận tốc tăng dần...Trong vài phút sau, chiếc trực thăng đột ngột rung mạnh. Đồng hồ chỉ vận tốc con tàu đang bay 120 knots và đang gia tăng tốc độ (vận tốc tối đa của UH-1 là 120 knots).

    -"Trời!...trời!...trời!... kẹo...kẹo...kẹo".
    Ngồi sau, Trung úy Vinh "huế" vừa chồm người lên trên ****pit, miệng vừa la làng, vừa vói tay chụp cần lái trước mặt Trung úy Hòa kéo về phía sau.

    -"Đậy..., đậy...!"
    Tới phiên Trung úy Học hốt hoảng chồm người đẩy cần lái về phía trước.

    -"Kẹo!...kẹo..., kẹo!"
    Vinh "huế" lắp bắp: "Đ. mạ chết tui rồi!...trời đất ơi là trời đất!...sao mà con "vặng" số thế này! Kẹo.., kẹo...! Trời ơi là trời!..." Tiếng la ai oán của Trung úy Vinh "huế" càng làm gia tăng thêm vẽ kinh hoàng trong lòng những "chiến sĩ của không gian".

    -"Trại!...trại..., trại."
    Tới phiên Trung úy Học. Anh nhào tới phía trước chụp cần lái trước mặt Tân "kiến" bẻ qua bên trái. Trên đồng hồ vị thế chỉ con tàu đang nghiêng hẳn về phía bên phải.
    Bốn anh hoa tiêu cùng lái con tàu một lúc!
    Hết "đậy, đậy rồi tới kẹo kẹo!" Hết "trại, trại rồi phại, phại!" Chiếc trực thăng bồng bềnh, ngả nghiêng, gục ngặc như chiếc lá vàng đang trôi nổi trên con thác lũ hơn mười phút đồng hồ. Phía sau sàn tàu, mọi người nhốn nháo, nhìn tứ phía bốn bề. Một anh mê vô đang lầm bầm đọc kinh. Kế đó là Trung úy Phạm Mẫn đang lết người ra ngồi sát cửa, sẵn sàng để nhảy ra khỏi tàu. Làn da ngâm đen "mặn mà" của anh bắt đầu đổi sang màu xám xịt! Không có một ngôn ngữ nào đủ để diễn tả sự kinh hoàng khủng khiếp đang ngự trị trên chiếc trực thăng "khốn khổ" này.
    Hơn mười phút vật lộn với tử thần trôi qua như bất tận...Hình như Thần chết đã chán chê đùa dỡn tánh mạng của gần mười anh nhân viên phi hành, bỏ lửng trò chơi ngang xương! Bầu trời bỗng dưng trong sáng! Mây mù biến mất như một phép lạ. Tất cả mọi người há hốc nhìn ra ngoài. Ngay trước mặt chiếc trực thăng sừng sững vách núi đá dựng đứng. Chiếc trực thăng đang ở trong một vị thế bay ngang như một con cua... suýt bị rang muối!
    Dãy núi Mẹ Bồng Con nằm giữa Tuy Hòa và Nha Trang đang chạy dài trước mặt. Hai viên phi công run rẩy lết về Nha Trang. Tất cả mọi người trên tàu còn bàng hoàng chưa tỉnh cơn ác mộng, không ai còn sức mở miệng nói một lời nào. Gần hai mươi phút bay sau, những nhịp đập cuồng loạn trong trái tim tất cả những người trai trẻ đã chậm lại, phi trường Nha Trang hiện ra dưới một bầu trời hanh nắng. Tại bãi đáp, Trung úy Hòa "test" đã mất hơn hai phút đồng hồ để đặt hai cái càng của chiếc máy bay trực thăng xuống mặt đất cao...không quá một sải tay!
    Nhớ lại câu chuyện "vertigo" do Phạm Mẫn kể lại với một lối diễn tả khôi hài hóa độc đáo, tôi bật cười thành tiếng.
    Sau hơn hai mươi phút bay, dãy núi Đồng Bò phía nam thành phố Nha Trang mờ ẩn trước mặt con tàu. Tôi vứt điếu thuốc đang hút dở ra khỏi cửa:

    -Này,..Thạch để tôi bay cho!
    Vừa nói tôi vừa lấy lại cần lái.
    Chiếc trực thăng đang băng ngang rặng núi phía nam của phi trường, bắt đầu vào không phận Nha Trang. Trên bầu trời đen, những viên đạn lửa liên tục bay vụt lên trời như như những vì sao xẹt. Tôi bảo Thạch tắt hết tất cả đèn bên ngoài. Chiếc trực thăng biến mất giữa trời khuya!...còn lại tiếng máy nổ đều đặn và tiếng chém gió phần phật của cánh quạt.

    -Sao..., Trung tá muốn tôi thả xuống chổ nào đây?
    Tôi quay đầu nhìn Trung tá Thông đang ngồi yên lặng sau lưng.

    -Chổ nào cũng được! Hay là...mày thả tao trên phi đạo cho chắc ăn đi!

    Ở cao độ bốn ngàn bộ, phi trường Nha Trang hiện ra trong tầm mắt. Những ngọn đèn xanh lơ, mù mờ chạy dọc hai bên phi đạo. Xa hơn thành phố vẫn còn thức. Đốm sáng từ ánh đèn vàng vọt của những ngọn đèn đường chạy thẳng tắp, ngang dọc giữa những cụm đèn le lói trông buồn bã. Đa số dân chúng đã bỏ đi, còn lại những người không đủ phương tiện hoặc già yếu phải ở lại.
    Cho tàu hướng về phi đạo phụ. Chiếc trực thăng lù lù trong bóng đêm hạ cao độ giữa hai hàng đèn xanh mù mờ cách khoảng. Đâu đây, những viên đạn lửa bất chợt vút lên trời cao cùng với những tràng súng vang vọng càng rõ rệt. Lái chiếc trực thăng trống rỗng, không có một khí giới để tự vệ tôi cảm thấy hồi hộp, căng thẳng... Tay siết chặt cần lái tôi hạ dần cao độ. Dưới bụng con tàu toàn một màu đen như mực, không hề thấy mặt đất. Bất chợt một tràng súng nổ vang gần đó. Giật thót người!..tôi đè cần cao độ xuống tận đáy. Chiếc trực thăng rơi như một cục đá, chạm mặt đất nhảy tưng lên. Một vật gì cứng đập mạnh vào đầu gối tiếp theo là một tiếng động khô khan phát ra từ sàn tàu dưới chân. Tim đập thình thịch!..Sau sàn tàu Trung tá Thông đã biến mất vào bóng tối từ lúc nào. Phi vụ hoàn tất!...Không một giây chậm trể, tôi kéo nhanh cần cao độ, chiếc trực thăng trống trải vươn mình bốc cao lên bầu trời đêm. Sờ đầu gối,.. không thấy gì...tôi hoàn hồn! Chờ cho tàu lên cao tôi vói tay bật ngọn đèn bản đồ trên đầu. Ngay dưới chân tôi, cái máy "motorola" to như cục gạch đang nằm "trơ trẻn" trên sàn. Tôi lầm bầm như để tự chữa thẹn: "Mẹ nó,...bố khỉ!...mày làm tao hết hồn!"
    Trong bóng tối mù mờ phản chiếu từ những đồng hồ phi cụ, Thạch đang nhìn tôi cười!

    -Thạch,...bạn bay giùm đi!
    Nói xong tôi giao cần lái cho Thạch.
    Con tàu hướng về phi trường Phan Rang, để lại sau lưng vùng ánh sáng nhập nhòa mỗi lúc mỗi mờ dần rồi biến mất sau rặng núi cao. Ngồi dựa ngửa đầu vào lưng ghế bay nghỉ mệt. Ngày mai tôi và những cánh chim vỡ tổ sẽ bay về phương Nam tìm lại tổ ấm. Điếu thuốc lá trên tay, tôi miên man suy nghĩ mông lung về một viễn ảnh đen tối đang chờ đợi. Bất chợt thoáng hiện hình ảnh người em gái với nụ cười tươi trên đôi môi mọng đỏ, đang chờ đợi mở rộng vòng tay chào đón, những nỗi phiền muộn lo âu trong tâm hồn bỗng tan biến vào hư vô...
    Trước mặt con tàu, phi trường Phan Rang mờ ẩn, những ánh đèn màu nhấp nháy dưới bầu trời đen. Hạ dần cao độ chuẩn bị đáp, tôi thì thầm trong hơi gió: "Việc gì đến sẽ đến!"
    The End
    Được ghettoboy sửa chữa / chuyển vào 08:06 ngày 26/02/2010
  7. ghettoboy

    ghettoboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang
    Cái Nôi Của Không Quân VNCH.


    Sự phát triển của KQVN gắn liền với những biến chuyển của thời cuộc, vào năm 1951 với 4 phi đoàn gồm những loại phi cơ quan sát bà già và vận tải cơ cánh quạt cũ kỹ thường dùng cho những phi vụ liên lạc, cho tới năm 1975 KQVN đã trưởng thành với hơn 60 phi đoàn phần lớn là phản lực cơ đủ loại hiện đại, đứng hàng thứ tư trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Liên Sô và Trung Cộng, và từ quân số hơn 1,000 đã lên đến 70,000 người, từ cấp phi đoàn đã lên đến cấp sư đoàn KQ, với trên 2,000 phi cơ đủ loại.

    Ngay từ khi Quân Đội VNCH được thành lập vào năm 1950, một Trung tâm huấn luyện Không Quân, dưới sự bảo trợ của Không Quân Pháp, đươc thiết lập tại Nha Trang vào năm 1951 để đào tạo một số chuyên viên về bảo trì, về vô tuyến và những ngành khác cho VNAF, chủ yếu là có khả năng bảo trì loại phi cơ đơn giản như phi cơ Morane Saulnier 500 mà KQ Pháp dự trù sẽ chuyển giao cho VNAF, phi cơ MS.500 có thể nói là cái “phôi” của Không Lực VNCH, tuy rằng nó xấu xí, chậm chạp, tôc lực khoảng 60 mph, bộ bánh đáp dài thoòng thiếu thẩm mỹ nhưng chịu đựng được những vụng về của khóa sinh khi hạ cánh, hoặc những lồi lõm của những sân bay hành quân, nhưng đó là những bước đi chập chững của một Không Lực hùng mạnh nhất Đông Nam Á sau này, khiến nhiều quốc gia về sau trên đà tiến triển đã lấy đó làm gương mẫu để thành lập Không Quân của mình.


    [​IMG]

    Cùng thời gian này một số khóa sinh được tuyển chọn gởi đi du học tại các trường huấn luyện của Pháp như tại Salon de Provence (Học viện Không Quân Pháp), Avord (vận tải), Aulnat (bay vỡ lòng trên phi cơ Stamps), Rochefort và Chamberry (cơ khí), Auxerre(truyền tin) và tại Bắc Phi như Marrakech, Meknes, Khouribga, Blida và Fez (khu trục, oanh tạc, điều hành viên), sau này họ đều nắm những chức vụ quan trọng .

    Căn cứ Không Quân Nha Trang là một căn cứ lâu đời nhất trong các căn cứ quân sự tại Việt Nam, với ưu điểm về địa thế có núi và biển, khí hậu ôn hòa thời tiết tốt lý tưởng cho việc huấn luyện phi hành nên vào tháng ba 1952, khóa hoa tiêu quan sát đầu tiên được khai giảng tại Nha trang do các huấn luyện viên người Pháp đảm nhận gồm 14 khóa sinh ( 4 sĩ quan và 10 dân sự).

    Trong khóa học, một tai nạn đáng tiếc đã khiến khóa sinh N.T.D tử nạn khi đơn phi, anh được truy thăng Thượng sĩ, mặc nhiên trở thành người đầu tiên hy sinh cho VNAF. Khi mãn khóa vị khóa sinh thủ khoa, Th/úy P. l. S mang văn bằng hoa tiêu quân sự số 1 của VNAF, các khóa sinh dân sự tùy theo thứ bực khi thi mãn khóa được mang cấp bậc từ thiếu úy tới thượng sĩ. Với những chuyên viên kỹ thuật và nhân viên phi hành tốt nghiệp, sau một thời gian thực tập trong những đơn vị KQ Pháp, tháng 10 năm 1953, một trong những đơn vị đầu tiên được bàn giao cho KQVN là Đệ Nhất Phi Đoàn Quan Sát và Trợ Chiến đồn trú tại Tân Sơn Nhất.

    Về tổ chức VNAF chỉ được gọi là Phòng Không Quân trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu do Th/tướng KQ Pháp Cuffaut chỉ huy, sau Đại Tá Sagon thay thế.

    Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân là một đại đơn vị trực thuộc Phòng Không Quân và đồn trú trong căn cứ không quân Pháp mang tên Base Aérienne No. 194 Nhatrang, TTHLKQ được gọi tắt là CIAVN (Centre d'Instruction Aérienne du Viet Nam)

    Căn cứ không quân Nha Trang còn có tên là căn cứ Colonna, bộ chỉ huy nằm tại địa điểm của TTHL sau này, còn TTHLKQ lúc đầu chỉ gồm trong khu U và mấy dẫy nhà bên cạnh phi cảng dân sự mà thôi. Vị chỉ huy trưởng Th/ta Carret và hai sĩ quan phụ tá Đ/uy Sai và Đ/úy Nhiêu phụ trách Đại đội hành chánh và khối huấn luyện gồm ba trường: hoa tiêu, quan sát và cơ khí. Sân cờ và vừa là sân tập thao diễn cơ bản quân sự chỉ cách đường lộ có hàng rào kẽm gai nên những hành khách trên xe đò Nhatrang Cầu Đá có thể nhìn thấy những sinh hoạt của TTHLKQ nhất là những buổi chào cờ vào sáng thứ hai mỗi tuần hoặc những buổi lễ mãn khóa.

    Trường hoa tiêu do Tr/úy Fatio phụ trách và trường quan sát do Tr/úy Desbordes cùng một số hạ sĩ quan huấn luyện viên như Th/sĩ Vallière, Th/sĩ Tocken..., sau này được bổ sung thêm những hoa tiêu mới như Th/úy Dương thiệu Hùng, Mai văn Hạnh, Trần bá Quy, Nguyễn văn Khánh...

    Với những phương tiện huấn luyện cũ kỹ và có thể nói là thô sơ VNAF đã khắc phục được nhiều khó khăn lúc ban đầu, nhất là về mặt tinh thần khi các khóa sinh mới chân ướt chân ráo bước vào ngưỡng cửa của Không Quân đã phải chứng kiến và tham dự buổi đưa đám theo đúng lễ nghi quân cách của một bạn đồng đội mới tử nạn trong lúc đơn phi, máy truyền tin liên lạc giữa phi cơ và đài kiểm soát khi bay tập trong vòng phi đạo thường hay trục trặc nên khóa sinh phải dùng cờ hiệu xanh đỏ tại đầu phi đạo để báo cho biết là được phép đáp "clear to land" hoặc là tống ga bay lại “go around", sự việc trên đôi khi gây trở ngại cho những phi cơ khác khi đi và đến Nha Trang, nhất là phi cơ dùng cho huấn luyện lại không sơn màu vàng cho dễ nhận, khi phải thực tập đáp sân ngắn các khóa sinh phải bay xuống Trại Cá, một phi đạo nhỏ phía Tây thị xã Ba ngòi Cam Ranh, những ngày này thường được tổ chức như một buổi picnic, sáng sớm một số khóa sinh và các bạn cơ khí viên đi bằng đường bộ mang các dụng cụ cần thiêt để sửa chữa cùng với những y tá của bệnh xá với đồ ăn thức uống ...

    Tuy vậy các khóa đào tạo hoa tiêu vẫn tiếp tục cho đến khi mãn khế ước với KQ Pháp và TTHL tiếp nhận loại Phi cơ Cessna L-19 vào năm 1956 sau khi các phi đoàn quan sát thay thế các phi cơ MS 500 bằng loại phi cơ mới này, về khía cạnh an phi TTHL đã có rất ít tai nạn trong khi huấn luyện, Th/úy H khóa sinh tử nạn năm 1955, Tr/úy N huấn luyện viên và một khóa sinh tử nạn vào năm 67 khi vào cận tiến đường bay 30, phi cơ bị cuốn vào vòng gió xoáy “vortex” của một chiếc vận tải cơ C-130's vừa mới cất cánh trước đó năm phút, nhưng thành phố Nha Trang lại phải chấp nhận những tai họa của những thành phố gần sân bay như vào tháng 8 năm 1965, một oanh tạc cơ B-57 Canberra của KQ Mỹ đã rớt vào ngay trung tâm thành phố trên đường Độc Lập gây tử thương cho hơn 12 thường dân, Phi hành đoàn đã nhảy dù vô sự, và cuối năm 1970, một chiến đấu cơ F-100's Super Sabre đáp khẩn cấp trên phi đạo 12 đã trườn qua tỉnh lộ Nha Trang Cầu Đá chém ngang một chiếc xe Lam không may vừa chạy tới khiến một số hành khách chết và trọng thương, một phi cơ của Hàng Không Việt Nam, hư thắng khi hạ cánh đường bay 30L phát hỏa khi đâm vào một xóm nhà trong khu Xóm Mới ...

    Đầu năm 1955 các hoa tiêu huấn luyện tại Pháp bắt đầu về nước, việc bàn giao quyền chỉ huy KQVN cho các sĩ- quan Việt Nam được diễn ra vào ngày 1 tháng bảy 1955 tại Nha Trang sau một buổi duyệt binh, Thủ tướng Ngô đình Diệm đã tuyển chọn Tr/úy H , đặc cách thăng cấp Th/tá, giữ trách vụ chỉ huy VNAF, Phòng KQ trước kia nằm trong khuôn viên của Bộ Tổng Tham Mưu tại đường Trần Hưng Đạo được chuyển về một khu biệt thự số 110 đường Testard, sau đổi tên là đường Trần quý Cáp, rồi tới năm1957 được đổi danh xưng là Bộ Tư Lệnh KQ và chuyển vào căn cứ Tân Sơn Nhất. Ngày 1 tháng bảy là một ngày đầy ý nghĩa của VNAF, là ngày Không quân trở thành một quân chủng riêng biệt tách rời khỏi Lục quân, là ngày KQ tách rời khỏi KQ Pháp và quan trọng hơn cả, đó là ngày ra đời của VNAF.

    Một tuần lễ sau , Th/tá O tiếp thu toàn bộ căn cứ Nha Trang, mang tên căn cứ 12 (căn cứ đầu tiên của VNAF) và KQ bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển, hàng ngàn sinh viên, học sinh đua nhau gia nhập Không Quân .

    TTHLKQ bắt đầu tiếp nhận những trang thiết bị tối tân hơn, những phi cơ North American T-6G được dùng cho việc nâng cấp sau khi các khóa sinh qua lớp vỡ lòng trên phi cơ L.19, sau đó là loại Cessna Skywagon với cái tên quen thuộc là U.17, cho đến khi các phi đoàn quan sát mới được thành lập sử dụng thêm loại U.17 thì TTHL lại tiếp nhận loại Cessna Skyhawk 172 được cải biến là T.41D và sau cùng để huấn luyện chuyển tiếp lên các loại phản lực cơ A-37 và F-5, đang được trang bị cho các phi đoàn khu trục của KQ, một số phản lực cơ huấn luyện T-37 và trực thăng UH-1 được chuyển giao cho TTHLKQ, đồn trú tại căn cứ Phan rang, Phi đoàn 920 với phản lực cơ T-37 do Th/tá N phi đoàn trưởng, là ngưỡng cửa của các hoa tiêu bước vào giai đoạn phản lực.

    Các trường khác được tuần tự thành lập theo đòi hỏi của nhu cầu như trường Anh ngữ chuẩn bị ngoại ngữ cho những khóa sinh sẽ đi du học và tu nghiệp tại Hoa Kỳ, trường Kỹ thuật, Trường Truyền tin điện tử, trường Quân sự , truờng Quan sát, trường Mưu sinh và Thoát Hiểm, nhiều lớp hoặc khóa học bổ túc được khai giảng tùy theo nhu cầu, trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung cấp tiêu chuẩn hóa khả năng lãnh đạo các cấp Đoàn trong Không Quân. Ngoài ra những hoạt động của Không Quân cũng gia tăng theo nhịp độ của chiến trường, nên TTHLKQ phải đưa các khóa sinh đi bay tập tại phi trường Dục Mỹ để dành phi đạo Nha Trang cho các đơn vị hành quân.

    Với phương châm "Luyện Cần Huấn Cẩn", TTHLKQ từ thuở ban đầu với những trang bị có thể nói là của thời "đồ đá" đã dần dần trưởng thành, đã đào tạo được hàng chục ngàn chuyên viên cho đất nước, góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc và bầu trời, từ cái "Flintstone Airforce" ấy "Vietnamese Airforce"đã giật được giải "Topgun" khi thi đua với các bạn Đồng Minh tại xạ trường Okinawa vào đầu thập niên 70. Được như vậy, thiết tưởng cũng là nhờ sự lãnh đạo khéo léo của những pilot tài ba đã đem những kinh nghiệm trên chiến trường áp dụng và cải tiến các chương trình huấn luyện cho phù hợp với đà lớn mạnh của Không Quân trong CTVN.

    (tư liệu st)
  8. lqkhiem9774

    lqkhiem9774 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2008
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    ...sự kiện chiếc trực thăng C&C của đại tá Tuyền mà trung úy Sang "take off" bị rơi hôm đó không phải bị bắn rơi mà do quá nặng không bốc lên được,rất may vì còn thấp nên không có thương vong,chỉ bị xây xát nhẹ.(..tôi là bạn của trung úy Sang có mặt trong chuyến đó và bi thương ở đầu phải khâu 10 mủi tại QY viện Nha Trang.) Bạn Gettoboy là ai mà biết nhiều về KĐ 243 ở Phù Cát thế.Lúc khác tôi sẻ kể lại chuyến bay cuối cùng của Hải con.(không đoàn có 2 Hải, Hải con và Hải sẹo)

Chia sẻ trang này