1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boy_tia_lia

    boy_tia_lia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    1
    Bác Xilep nói đúng VNCH thua gì có quá nhiều gián điệp CS cài vào , vì quá tự do chứ VNCH mà thực thi chế độ lý lịch hộ khẩu như bây giờ thì còn lâu có bác VC nào mà trà trộ vào được
  2. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Hình như cái F5 mà Nguyễn Thành Trung mang về sau bị VNCH phát hiện được chỗ giấu nên ném bom phá nát thì phải, không biết có phải không nhỉ
    Ôi chà, lúc đấy cha con còn đang lo ôm đầu máu mà chạy lấy đâu ra tư tưởng huỷ khí cụ nữa. Hơn nữa cũng không dám bay ra Phan Thiết vì lúc này phòng không hạng nặng đã vào nhiều rồi, bay ra chỉ tổ nướng thêm.
    @boytialia: Thực ra VNCH quản lý còn chặt hơn=> để còn lo bắt quân dịch mà . Thậm chí còn vẽ ra các trò như bắt 3 nhà một phải theo dõi lẫn nhau, mật vụ chỉ điểm thả ra đầy đường (nhiều người bị chết oan vì bị đổ tội là VC, trong khi sự thực chỉ là tình địch của mấy thằng mật vụ). Chính thức thì VNCH có nhiều tầng lớp và lực lượng an ninh nhất từ dân sự cho tới quân sự, cảnh sự... tuy nhiên vô dụng! Tuy nhiên nếu bác muốn tranh luận về những vấn đề ngoài chủ đề thì sang THẢO LUẬN mở topic đi, tôi sẽ sang tranh luận sau !
  3. minhbt2001

    minhbt2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    bác phát pháo mở đầu đi, tớ cũng muốn nghe chuyện này lắm lắm.
  4. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Lần đầu tiên nghe chuyện này. Ông vào Sài Gòn nói chuyện này, người ta cười cho. Muốn bịa chuyện thì có căn cứ một chút, cứ bô bô làm như người đọc là nông dân thời bao cấp.
  5. Sun_flower81

    Sun_flower81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Không biết thì hỏi là ko sai nhưng ko biết đi hỏi rồi bình luận cái vấn đề mà mình chưa biết rõ thì stupid đấy .
  6. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Không thể so sánh chế độ ta với chế độ Sài Gòn về quản lý. Bây giờ là thời bình còn ngày trước là thời chiến. Nhưng nói chế độ cũ quản lý lỏng lẻo cũng không đúng nếu lỏng lẻo thì cuộc chiến không kéo dài 20 năm.
  7. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Lần đầu tiên nghe chuyện này. Ông vào Sài Gòn nói chuyện này, người ta cười cho. Muốn bịa chuyện thì có căn cứ một chút, cứ bô bô làm như người đọc là nông dân thời bao cấp.
    Các ku phản ứng gì thì phải nói rõ ra là người ta sai hay đúng ở chỗ nào, đừng phản ứng suông! Cần những dẫn chứng cụ thể gì thì mở mồm ra đề nghị đàng hoàng, tớ sẽ liệt kê cung cấp đủ. Còn nếu lần đầu tiên nghe chuyện này thì tớ thông cảm, giúp mở mang thêm tý chút kiến thức nhé cho dù sẽ bị hơi lạc đề(mod thông cảm, để anh em tranh luận tí).
  8. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Tại Sài Gòn vào thời bấy giờ có ít sắc áo an ninh hơn là các vùng nông thôn nhưng số lượng của lực lượng này đã hơn 15% lực lượng vũ trang bao gồm cảnh sát, an ninh, tình báo... Năm 1975, tại SG có 347.742 sĩ quan tàn binh, 36.686 công an, cảnh sát, tình báo ra trình diện (chưa kể số chết trận, hoặc bám chân vịt tàu sân bay Mỹ bỏ chạy).
    Còn tại các địa phương thuộc vùng nông thôn, ngoài chuyện dồn dân lập ấp "dân sinh", chính quyền nguỵ đã thành lập các tổ chức và quy định an ninh tại làng xã (bên cạnh lực lượng cảnh sát, an ninh, mật vụ cơ hữu) được gọi với những cái tên mỹ miều "Phượng Hoàng", "bình định nông thôn", "thiên nga", "thanh niên cộng hoà", "dân vệ"..hay "an ninh nhân dân", "liên gia tương trợ"(các nhà tương trợ nhau nhưng thực chất là theo dõi lẫn nhau)...thực tế là thiết lập những màng lưới theo dõi, chỉ điểm, để phát hiện những người có liên quan đến VC hoặc du kích... Bởi do đặc điểm lịch sử, gần như gia đình nào ở miền Nam VN cũng có người tham gia kháng chiến hoặc ở miền Bắc nên bọn nguỵ sợ các gia đình "tiếp tế cho CS" nên phòng thủ rất chặt chẽ, thậm chí cơm mang theo ra đồng ăn trưa cũng chỉ được mang đủ 1 người ăn (bọn dân vệ và cs gác cửa ấp sẽ làm việc kiểm tra).
  9. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Quay trở lại chủ đề. Sau đây là đoạn trích hồi ký của một phi công nguỵ, mọi người cứ để ý xem, trong hầu hết hồi ký của phi công nguỵ, động chuyện gì là cũng gọi máy bay Mỹ, trong các trao đổi tác chiến cũng dùng nhiều tiếng Anh => gọi là USÀ chi nhánh VNAF cũng không sai.
    Trích hồi ký của Huỳnh Hữu Nghị Phi đội trưởng phi đội gunship , Phi đoàn 213/ KÐ51CT / SÐ1KQ
    Quảng Trị chìm trong chiến trường "mùa hè đỏ lửa" ngùn ngụt khói súng trên từng tấc đất giao tranh, ác liệt, đẫm máu. Phía Tây Thừa Thiên, cứ điểm Bastogne, một tiền đồn biên trấn do một đơn vị thuộc SÐ1BB trấn giữ. Mùa hè đỏ lửa, chiến trường Quảng -Trị đang diễn ra ác liệt, đôi bên quyết tâm tranh giành nhau từng tấc đất.

    Pháo binh phòng không của địch dầy đặc như cây rừng, gồm đủ các loại từ trung liên Tiệp Khắc, thượng liên RPD tới 12ly7, 12ly8 canon 20, 23ly, 37 ly, 57 ly, 83 ly và nhiều loại tối tân khác, kể cả hỏa tiễn tầm nhiệt SA7... được tận dụng nhằm ngăn chận mọi sự can thiệp của không quân. Với cường lực đó đương nhiên họ có khả năng loại những "tên giặc lái tàu bay lên thẳng" ra ngoài chiến trận. "Chuồn chuồn", bất cứ loại nào, vào lưới lửa này của Bắc quân, nếu không nát thây cũng cháy cánh.

    Bây giờ, mọi sự tiếp tế cho quân trú phòng do C130 Hercule đảm nhận. Nhưng vì đỉnh núi cũng như cứ điểm Bastogne quá nhỏ nên may lắm mới có một hai cánh dù bay lạc vào, còn hầu hết đều rơi trong vùng đất địch, hóa ra mình tiếp tế cho kẻ thù, ngay cả những kiện hàng rớt trên hàng rào cứ điểm cũng không ai dám bò ra lấy vì những tên chuyên môn bắn sẻ ẩn náu chung quanh các triền núi và bám sát, sẵn sàng tỉa từng mục tiêu một. Cuối cùng, Quân Ðoàn phải viện đến phi đoàn Trực thăng vận và võ trang FÐ 213/ SÐ1KQ từ Ðà Nẵng cùng với những Phi công điêu luyện trở lại chiến trường để tìm cách cứu vãn tình thế vô cùng tuyệt vọng của quân trú phòng đang trong cơn hấp hối, từng giây từng phút đợi chờ giọt nước hồi sinh. Cái hy vọng của người lính biên trấn nầy nhỏ bé như thế. Chưa đầy một tháng mà họ đã trải qua hết mười tám tầng địa ngục, thiếu thốn tất cả mọi thứ cần thiết cho sự phòng thủ từ vũ khí đạn được, lương thực, thuốc men và cả quân số cũng hao hụt trầm trọng. Làm sao thân xác con người có thể tồn tại để hứng chịu ngày đêm mưa pháo và những đợt tấn công biển người... Thế là chúng tôi có mặt bên cạnh Bộ Tư Lệnh SÐ1BB tại Dạ lê.

    Với cường độ chiến trường và sức mạnh mãnh liệt của phòng không địch đã làm khả năng tiếp cận của trực thăng với Bastonge không thể thực hiện được. Vì bay chậm và thấp, chúng tôi luôn luôn hoạt động trong khu vực DMZ (Death man zone - vùng tử địa). Chưa kể vũ khí phòng không và vũ khí cộng đồng, tất cả các loại vũ khí cá nhân đều bắn tới. Chúng tôi nghĩ đến những vệt sáng xanh của hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 phóng lên nhanh như cắt từ rừng núi âm u lao vào ống phản lực như Lệnh xé xác hay Tàn chi quái đao, địch thủ chỉ còn nắm tro tàn không xương cốt. Nỗi lo ngại tiếp cận chiến trường khốc liệt đó hiện rõ trên khuông mặt mỗi người khiến bầu không khí Biệt đội trở nên trằm lặng, vắng tiếng cười rộ chọc phá của những anh Cơ phi, Xạ thủ hay những cãi vã trong bàn sập xám chướng, tiếng chiếu quân cờ. Con bài tẩy chúng tôi người ta chưa lật vội, vẫn còn chờ tố nhau xả láng nay mai.

    Chúng tôi chờ đợi, đợi chờ với hy vọng mong manh, mây mù hay sương đêm rừng núi làm bức màn che mắt địch để bất ngờ đổ bộ vào tiếp tế cho cứ điểm, dù chỉ để kéo dài thêm hơi thở cuối cùng của quân bạn trước lúc vị quốc vong thân. Mới chiều hôm qua khi màn đêm vừa buông xuống, chúng tôi kéo nhau ra công sự phòng thủ nhìn về chiến trường xa xa trong rừng núi, vỗ tay cổ võ những chiếc Hỏa long AC47 (Spooky) từ trên đánh xuống, bên dưới cũng không vừa, phòng không địch thi đua bắn trả, làn đạn lửa giao nhau xé nát không gian làm rực sáng cả góc trời. Ðúng là cảnh Long Hổ tranh hùng trời long đất lở, và chính nơi tử khí đang vùn vụt xông lên đó cũng là nơi chúng tôi ước hẹn mai nầy trên đỉnh Bastogne.

    Chuyện gì dến rồi cũng đến. Chiều tàn, mây thưa theo ngọn gió bấc về trắng xóa bầu trời, tôi đang say sưa tụng bộ "Tiếu ngạo giang hồ" trong câu lạc bộ bỏ túi của Biệt đội thì thiếu tá Nguyễn Anh Toàn vào gọi tôi ra ngoài.
    - November, lợi dụng trời đang kéo mây, mình lấy hai cái Gunship (trực thăng võ trang) làm cho tụi nó một chuyến đi.
    Tôi hỏi lại.
    - Gunship nặng quá đâu chuyên chở được bao nhiêu?
    - Mình hạ hai giàn rocket xuống và tháo bớt đạn của hai khẩu Minigun ra, chỉ chừa lại vừa đủ để tự vệ thôi.
    Tôi ngại ngùng nói:
    - Liệu mình có qua nỗi không đây?
    - Anh đi gom Phi hành đoàn anh lại đi, mình bắt tay vào việc ngay bây giờ để kịp trước khi trời tối, lên trời rồi sẽ liệu sau!
    Thế là chúng tôi mỗi người một việc. Kiểm soát toàn bộ máy bay, tháo gỡ rocket đạn dược, nhất là hai khẩu Minigun như hai vị thần hộ mạng được kiểm soát kỹ lưỡng hơn và cùng với anh em khác chất hàng tiếp tế lên tàu. Chừng mười lăm phút sau hai chiếc Gunship bất đắc dĩ trở thành hai cái Slick (trực thăng vận) có mặt giữa khoảng trời xanh, bay là đà trên làn mây bao la trắng xóa phiêu bồng. Khi cất cánh chúng tôi bay về phía đông theo khoảng trống trên mây để nghi binh, vòng ra Huế rồi mới chuyển hướng tiến về mục tiêu trong rừng núi. Mặc dầu hai con tàu đang chấp cánh vẫy vùng trên ngàn mây gió nhưng bầu không khí yên lặng nặng nề ngột ngạt bao trùm mà trong lòng mỗi người cùng lo cho số phận chung. Lát nữa đây biết có còn cùng nhau tung cánh trở lại trời xanh, hay kẻ may mắn trở về, người không may người ở lại chiến trường thiên thu cùng những giọt sương mai, hay thân xác quyện cùng làn khói mỏng trên rừng thẩm với bao niềm u uất. Bỗng có tiếng của anh Ðương, xạ thủ, như để phá tan sự ngột ngạt ấy:
    - Kìa nhìn xem, mấy đám mây hồng đẹp như má hồng con gái hẹn kép lần đầu!
    Có tiếng đáp lại:
    - Thôi đi ông, bao nhiêu bà rồi còn chưa đủ sao mà còn lần đầu lần cuối, hãy lo cho cái mạng của ông bây giờ đi!
  10. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    (tiếp)
    Nghe họ kháo nhau, lúc bây giờ tôi mới nhìn kỹ thấy mây ửng hồng như giải lụa đào nhuộm bởi ráng chiều còn sót lại, thơ mộng như cảnh non bồng trong huyền thoại Lưu Nguyễn ngày xưa; nhưng nỗi lo héo hắt canh cánh bên lòng thì còn lòng da ỳnào chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên thai, thần tiên huyền hoặc hiếm hoi ấy mà dưới thế gian mấy ai có dịp ngắm nhìn. (*)

    Trở lại chuyến không trình hướng về Bastogne, tôi nghe thiếu tá Toàn gọi:
    - Gun hai đây một! Anh thấy khoảng trống xa xa hướng hai giờ chưa? Hy vọng nó sẽ bay qua mục tiêu, mình theo nó đi. Kiểm soát lại tàu và chuẩn bị!
    Tôi trả lời.
    - Roger! (yes!)
    Và nhắc nhở anh em sẵn sàng vị thế tác chiến.
    Chúng tôi bay thêm một vòng nhỏ để đặt mình vào vị trí thích hợp sẵn sàng lao xuống khi mục tiêu vừa xuất hiện mà không mất đi một giây khắc nào. Gun một là leader được yếu tố thuận lợi "bất ngờ", còn tôi là Wing-man yếu tố bất ngờ quyết định quan trọng sự sống còn đó dĩ nhiên không còn nữa, chiến trường bị động, phòng không tua tủa châu vào và pháo binh của họ cũng được điều chỉnh tọa độ chính xác từ khuya để sẵn sàng nhả đạn vào bãi khi chúng tôi tà tà đáp xuống. Sơn pháo 130 ly, đại bác 123 ly, hỏa tiễn 122 ly hai ba mươi cây số từ xa dộng tới làm sao chúng tôi biết được, súng cối đủ loại chung quanh được dịp thụt cối vào chúng tôi. Thôi đành vậy, khó ai lường trước được chuyện gì sẽ đến.

    Pháo vào bãi đáp là nghề của chàng, không chỉ riêng gì những Hot LZ như thế nầy, mà ngay cả những tiền đồn, cứ điểm cố định, bề ngoài có vẻ bình yên, nhưng những khẩu cối của du kích luôn luôn chực sẵn chào đón chúng tôi đáp xuống, đó là lúc điểm yếu nhất - con chim đậu xuống đất, kình ngư trong ao cạn - mặc tình đối phương muốn hành hạ cỡ nào cũng được khi cá nằm trên thớt, họ chỉ cần làm một cữ chỉ vuốt tay nhẹ nhàng dọc theo nòng súng, con nhạn là đà - từ chết tới bị thương. Nỗi lo lắng càng lúc càng đong đầy trong tim phổi theo từng hơi thở, theo từng nhịp chuyển của thời gian. Dòng suy nghĩ miên nam bỗng dưng bị cắt đứt, giờ thứ hai mươi lăm khởi điểm. Thiếu tá Toàn gọi tiếp báo phút quyết định bắt đầu.
    - Gun hai đây một!
    - Hai nghe!
    - Chuẩn bị! Một bingo!
    Gun một liền tách khỏi đội hình vùn vụt lao xuống mục tiêu như con diều hâu bổ nhào xuống con mồi. Tôi kiểm soát lại tất cả đồng hồ, phi kế, nhắc nhở phi hành đoàn khóa dây nịt an toàn và chú ý vào những điểm khả nghi nơi có thể có phòng không địch. Ðợi vài giây nữa ước chừng Gun một vừa rời bãi đáp tôi bước chân vào. Thầm đếm một hai ba bốn. . . tôi báo:
    - Gun một! Ðây hai bingo!
    Tôi vội vã tách rời dám mây đang ẩn mình, bay cặp sát vách chân mây, chuyền qua đỉnh núi nầy sang đỉnh núi khác đuổi theo chiếc gun một đang lao vút như vào cõi xa xăm mịt mờ miền miên viễn. Mặc dù đã hạ hết cần lái cao độ và chúc nghiêng mũi lao xuống với vận tốc tối đa muốn chóng mặt mà vẫn thấy còn chậm, làm sao nuốt ba ngàn bộ trong vòng vài giây, vì mỗi giây khắt trong lúc nầy cũng trói cột sự tồn vong của chúng tôi vào trong ấy. Tôi nghiêng thêm phía bên trái để gia tăng tốc độ rơi nhanh thêm chút nữa theo cách đánh rocket "Falling leaves" chiếc lá rơi.
    Tàu càng xuống thấp, đỉnh núi cũng từ từ nhô lên cao, ẩn hiện giữa vùng rừng thẩm âm u chìm theo bóng hoàng hôn buồn thảm nhạt nhòa lất phất mây giăng. Bastogne đó sao! Trên núi dưới rừng không còn màu xanh nữa mà trở nên màu xám đen như vừa qua một trận hỏa thiêu khủng khiếp. Cây cối đứt đọt, trơ cành trụi lá giữa mùa hoa nở - hoa dù, dù trái sáng, dù hỏa châu, dù tiếp tế đủ loại đủ màu sắc trùm lên ngọn cây khô vung vãi khắp nơi.

    Càng tới gần, cái hình ảnh một tiền đồn biên giới vượt xa ngoài sự tưởng tượng thông thường, tưởng cứ điểm có chiến lũy hào sâu, có vọng gác đêm sương hay ít ra cũng có bóng dáng cờ bay trước gió. Nhưng không, tất cả cơ ngơi, công sự phòng thủ điều bị sụp đổ tan hoang, cây đá ngổn ngang như thuở hồng hoang thời tiền sử chưa có dấu chân người bước đến. "Không lâu đài sao bóng cũng tịch dương".

    Mỗi ngày sơ sơ vài trăm trái đạn sơn pháo nổ sâu, nổ chụp trên đầu thì làm gì nơi đây còn sự sống. Vòng rào kẽm gai, cột sắt kiên cố từng ngăn cản bao cuộc tấn công biển người bị cày xới nhiều nơi, những gò đống xám ngắt điêu tàn vùi lấp những giao thông hào chen lẫn hố đạn đại bác đủ loại lớn nhỏ, cạn sâu chồng chất lên nhau thì còn lại một chút gì để làm chứng nhân chiến địa kinh hồn và cái giá mà người lính trấn biên thùy phải trả.
    Cuối cùng rồi cũng tới đích, bãi đáp lót bằng vỉ sắt đã bị đạn pháo hất tung ra ngoài, mặt đất như vừa mới được lấp bằng vội vã đơn sơ chỉ vừa đủ cho một con tàu đáp xuống. Cần gì, what will be will be, như thế nào rồi cũng phải đáp và tất cả điều diễn ra đúng như dự tính, bãi đáp bên trái trong tầm, tôi kéo ngược cần lái giảm vận tốc và quẹo gắt 90 độ tiến vào đúng lúc Gun một vừa cất cánh. Hàng tiếp tế chất hai bên hông tàu bị đạp tung ra ngoài tức khắc, tôi lại vội vã cất cánh lên. Cũng ngay lúc đó hằng loạt đạn lửa đuổi theo Gun một gần ngay trước mặt, không dám bay theo, tôi liền chúc mũi xuống theo triền núi bên trái, chuyền qua sườn núi khác, bay sát ngọn cây để màu tàu tiệp với màu lá rừng nhờ rừng cây che chở, lấy vận tốc tối đa rồi kéo cần lái về phía sau, tàu vọt lên gần như đường thẳng đứng, cất cánh hơi cowboy một chút để lấy cao độ càng nhanh càng tốt và chui vô mây ẩn mình, phòng không xa xa còn vang như pháo tết.

    Tưởng rằng được về đến cõi bình yên sau phút giây đứng tim, nghẹt thở và chẳng mấy chốc trở lại trời rộng tang bồng, nhưng bình yên vẫn còn xa lắc càng bay vô mây càng dầy đặt tối đen. Tôi mở đèn ****pit bay theo phi kế. Lúc bấy giờ không dám nhìn lên ra bên ngoài, có thấy gì đâu. Mây theo gió và tốc độ tàu vùn vụt lướt tới ập vào mặt, pilot dễ dàng bị vertigo, chóng mặt gây ra tình trạng hoa mắt dẫn đến mất cảm giác thăng bằng, không còn nhận thức tàu nghiêng ngửa ra sau, tay chân không chịu làm việc theo lệnh truyền của khối óc để điều chỉnh mọi sự sai lệch và người phi công đi vào ảo giác tự giết mình.

Chia sẻ trang này