1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không lực trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 29/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Trong mây gió bắt đầu thổi càng lúc càng mạnh, tiếp theo những trận cuồng phong vùi dập phũ phàng. Tàu lặn hụp trong mây như chiếc lá cuốn trôi trên dòng thác đổ. Tôi vẫn tiếp tục lấy cao độ, ít nhất cũng phải hơn ba ngàn bộ mới có thể tránh khỏi sự đe dọa của những đỉnh núi chớm chở cao ngất Trường sơn nhưng không dám thay đổi hướng bay về phía Ðông như dự định, vì sợ tàu nghiêng mà không lấy lại được thăng bằng trong cơn bối rối. Ðang lo ngại chợt một tia sấm chớp đánh vụt ngang qua phía trước làm cả tàu rực sáng. Hãi hùng quá, tôi không còn tự tin nơi khả năng mình nữa, mặc dầu đã hoàn tất khóa huấn luyện đặc biệt bay mây, mưa và thời tiết xấu với những phi công lão luyện của Ðệ Thất Không lực Hoa Kỳ. Tôi đang chới với như nắm được cái phao, Thiếu tá Toàn gọi:
    - Gun hai đây một! Bình yên chưa?
    - Bình yên nhưng đang chui vô mây, dám mây nầy như thế nào mà ghê quá, dũ tôi như cái mền rách. Anh ra ngoài chưa? Hãy rời xa mấy đám mây, coi chừng tôi chui ra đụng nhau thì khốn nạn cả hai! Như để trấn an tôi anh nói: - Bình tĩnh đi, một chút rồi sẽ ra, mây mỏng thôi!
    Như thể thần gió thần mây nổi giận thách thức khi lời thiếu tá Toàn vừa dứt, một tia chớp kèm theo tiếng nổ long trời kế cận một bên, tiếp theo một luồng gió mạnh - ầm ?" ầm... như có bàn tay khổng lồ bưng con tàu đưa lên cao rồi dập xuống làm tàu tròng trành, nghiêng ngửa lệch hướng bay, tất cả phi kế điều bị xáo trộn. Thật là một nỗi kinh hoàng cha sanh mẹ đẻ chưa từng gặp trong đời, tôi kêu anh Khương, co-pilot đọc tất cả instrument và tình trạng phi kế để kiểm chứng xem giác quan của tôi còn đúng không và yêu cầu anh báo ngay lập tức trường hợp bất bình thường cũng như sẵn sàng bay nếu tôi bị vertige.
    Trong mây lạnh mà mồ hôi tươm ướt trán, tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh kiểm soát những bắp thịt, cố giãn gân cốt và tránh tình trạng gồng cứng rất dễ bị "over control" rồi tự mình tạo ra sự nguy hiểm khác. May mắn vài phút sau cảm thấy gió từ từ nhẹ bớt, tàu ít bị nhồi sóng và mây cũng hơi loãng dần, tôi buông cần lái cao độ bên tay trái để lau cặp mắt bị nhòe vì đã dán chặt vào phi kế lập lòe ánh sáng mờ mờ ảo ảo. Lúc bấy giờ mới nhớ lời khuyên ngàn vàng của bác sĩ Châu khám tổng quát lúc tôi tình nguyện gia nhập vào Không quân tại Cần thơ.
    - Trên trời có một mình, có chuyện gì một mình mình gánh hết đâu có ai giúp đỡ, tại sao không đi Ðà Lạt hay Hải quân lúc nào cũng có bạn bè chung quanh?
    Tôi cố viện lẽ:
    - Dưới biển sóng gió ba đào mỗi ngày làm sao chịu nổi, còn Bộ binh thì phải lội sình lầy quanh năm suốt tháng, vượt núi băng rừng cũng vất vả như nhau...
    Và tôi cố nằng nặc đòi ông phải chấp thuận, đến lúc nầy mới thấm thía lời người đi trước. Dường như có chút ánh sáng hiện xa xa phía bên phải, tôi từ từ chuyển hướng, chẳng bao lâu chúng tôi thoát ra được bên ngoài cõi chết vấn vương. Ðúng là - đường trần ai có qua cầu mới hay. Nếu thật sự mỗi phút trong mây bằng trăm năm dương thế thì chúng tôi đã sống qua cả ngàn năm gian khổ cực hình. Quay nhìn lại phía sau mới biết chúng tôi vừa bay xuyên qua chân mây hình cây nắm (Cumulo nimbus) là hung thần giông tố tích nhiều điện, nước, sấm chớp, cuồng phong. Tàn mây xám xịt còn lan rộng một vùng trời cao mịt mù... Chun vô mây vì bất đắc dĩ chớ không ai dại dột giỡn mặt với tử thần xem mạng sống nhẹ như mớ bồng bông.

    Trở về căn cứ trời đã tối, chúng tôi kiểm soát lại tàu, trang bị lại rocket và đạn dược để sẵn sàn thi hành nhiệm vụ mới nay mai. Phi hành đoàn thắc mắc:
    - Mình là Gunship chỉ có đánh nhau sao lại đảm nhận công việc nguy hiểm mà không phải là phần hành chuyên môn của mình!
    Tôi chỉ biết trả lời "tại vì mình đa năng đa dụng mà!".
    - Ðành rằng mình có nhiều khả năng hơn nhưng mỗi người một việc. Mỗi cuộc hành quân mình vào trước dọn bãi đáp, gặp hot LZ (landing zone), bãi đáp bị phục kích ngay trong lòng địch cũng bị dợt tơi bời hoa lá, còn phải bảo vệ Bộ binh yên vị mới rời vùng. Những lần đi đánh đêm giải tỏa áp lực cho những tiền đồn bị vây hãm chống lại sự tràn ngập của đối phương vô cùng nguy hiểm mà có ai đánh thế mình đâu.
    Tôi đành giả lả:
    - Thôi đi kiếm gì ăn đi, phải chi hồi nãy mình liệng xuống cho họ vài gói thuốc lá hay một chai xị đế chắc họ đã đời đêm nay!
    Tôi hoàn toàn thông cảm với những ưu tư của anh em, vì mỗi lần trực thăng võ trang cất cánh là mỗi bận hành quân, mỗi giờ bay là mỗi giờ chinh chiến. Ðúng như Chinh Phụ ngâm than thở "Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi". Quả thật chưa một phi vụ nào của phi hành đoàn gunship được nhẹ nhàng để họ được nghỉ ngơi ngắm vạn vật, đất trời hoặc thả hồn theo những án mây bàng bạc lãng du. Khi bước lên tàu, định mệnh tùy thuộc hoàn toàn vào sự quyết định sáng suốt, khả năng và vận rủi may của trưởng phi cơ trên chiến trường. Riêng lòng tôi rất vui vì là những người đầu tiên bước vào cứ điểm bắt tay với quân bạn kể từ khi họ bị vây hãm giữa trùng vây, hẳn là một chia xẻ vô cùng lớn lao mặc dù phải mạo hiểm vượt qua "Xưa nay chiến địa đường bao", "Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu".
    Thực tế phi vụ vừa qua cũng là quân lệnh bắt buộc phải tuân hành, vì ai cũng thấy rõ tương quan lực lượng đôi bên cách xa nhau một trời một vực, chắc gì chúng tôi vượt qua được hàng rào ngoại vi của địch mà bảo đảm được an toàn chứ đừng nói gì đến đổ bộ vào cứ điểm.

    Ngày thứ hai.
    Ðêm biệt đội, giấc ngủ chập chờn nhiều dị mộng. Núi rừng dầy đặt mù sương giờ ước hẹn đã đến. Thiếu tá Toàn đã về Ðà Nẵng từ chiều hôm qua để phi hành đoàn khác thay thế. Như vậy chỉ riêng phi hành đoàn chúng tôi phải gánh vác trách nhiệm ". . . đi vào nơi gió cát" thêm một lần nữa.Vừa mới đánh đu qua lằn ranh sống chết hôm qua hai bàn chân chưa đứng vững bình yên trên mặt đất lại phải "Xông pha gió bãi trăng ngàn". Trời còn mờ tối, núi rừng còn say ngủ chúng tôi lặng lẽ lên đường. Bốn chiếc slick, hai chiếc gunship theo bảo vệ. Vẫn là Wingman trách nhiệm thật nặng nề, yểm trợ trực tiếp những chiếc lâm nguy và cấp cứu. Ðoàn tàu bay thật thấp trên giải mù sương, tựa lưng vào vách núi để giới hạn sự quan sát và tầm tác xạ của những khẩu phòng không hạng nặng tầm xa. Bay như vậy chúng tôi đành phải hứng chịu trọn vẹn những lằn đạn của tất cả các loại vũ khí nhẹ còn hơn lãnh đạn phòng không và nhất là loại SA7.

    Ðoàn tàu lầm lũi bay vào cõi xa mưa gió như những bóng ma. Cũng một sự yên lặng bao trùm. Cái yên lặng không giống như chiều hôm qua.Yên lặng giữa chiến trường rờn rợn như báo hiệu chuyện gì khủng khiếp sắp xảy đến. Tại sao không ai nói lời nào hết! Anh Ðương đâu sao không nói mây hồng như má "con gái" gì đó, sương rừng núi cũng trắng xóa, mịn màng như làn da cô dâu ngày cưới đẹp lắm mà. Còn đối phương nữa, sao không khai hỏa để chúng tôi còn biết đường né tránh, đánh trả hay cùng lắm mượn đỡ chiêu "Lăng ba vi bộ" của Vi Tiểu Bảo - chạy - là thượng sách. Hay họ định đập chúng tôi bằng pháo binh ngay trên bãi đáp! Khi nghĩ tới ý đồ đen tối đó của địch, tôi vội báo lên CNC để nhắc nhở anh em cảnh giác.
  2. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Rõ ràng họ muốn làm cỏ chúng tôi và nhổ tận gốc rễ để trả đòn đau mà hai chiếc gunship đã dám qua mặt họ chiều hôm qua. Tôi bắt đầu run, không phải vì lạnh của khí hậu rừng núi ban mai mà vì sợ. Cái sợ không giống nỗi sợ hôm qua còn dính trên da thịt khi bị cuốn hút trong mây ngoài dự tính. Sợ bây giờ có thứ tự, lớp lang như người ta bắt con đê tế thần, trói lại, kề dao vào cổ, chờ đợi cứa. . . mạch máu. Không sợ sao được vì phi đoàn tôi đã chịu đựng và hy sinh quá nhiều từ chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào đến Mùa Hè Ðỏ Lửa, trên khắp chiến trường Trị - Thiên. Ðại úy Trần Lê Tiến vừa gãy cánh đại bàng trên đỉnh Checkmat khiến đơn vị phủ đậm màu tang đến đỗi thượng cấp có ý định đổi con số 2 lần 13 (213) xui xẻo thành số hên nào khác, 216 chẳng hạn, 9 nút để hóa giải bớt con số tử vong của đn vị. Hôm nay phải chăng thêm một ngày tang tóc nữa!

    Bốn chiếc slick lần lượt đáp xuống cứ điểm và cất cánh trở lại bình yên. Sao lạ vậy! Không cần tìm hiểu nguyên nhân, miễn sao tất cả bình yên là hạnh phúc lắm rồi, tôi mừng thầm, vài phút nưã thôi chúng tôi sẽ đón chào một bình minh rực rỡ. "Bổn phận thi hành xong, thao diễn nghĩ ". Chợt có tiếng hốt hoảng vang lên trong nón bay:

    - May day, may day! King star Bốn bị bắn. . .
    Thôi, cuối cùng cũng không tránh khỏi một con nhạn sấp lìa bầy. Nhưng còn gọi cấp cứu, còn báo được copilot bị thương chắc chưa đến nỗi nào. Nhìn qua bên cạnh thấy chiếc slick bốn do trung úy Cao văn Gốc lái đang bay lảo đảo như sấp đâm đầu xuống đất. Tôi vòng lại bảo vệ anh và nói:
    - Kingstar Bốn cố bay lên, tiếp tục rời vùng, tôi yểm trợ đánh dọc đường anh ra!
    Và ngay lập tức tôi ra lệnh cho hai anh xạ thủ tác xạ tự do. Tuy nói vậy nhưng chưa kịp ra tay thì Bắc quân đã xuất chiêu trước, cuốn chúng tôi vào giữa vòng vây lửa đạn. Như cháy rừng, lửa hừng hực vút tận trời xanh, lửa kéo thành sợi, kết thành chùm, đan nhau thành lưới lửa bủa giăng khắp nẻo. Ðạn địch bắn thẳng, bắn xéo, bắn nghiêng, bắn chụm về phía chúng tôi. Một viên đạn lửa kéo theo năm viên đạn vô hình. Ðạn đại bác phòng không tự hủy nở hoa giữa trời, nổ ra cả ngàn miểng vụn lập lòe như pháo bông, như sắm chớp, khói đen chen nhau kết thành lớp mây xám che kín mảng trời xanh. Hai xạ thủ điều khiển hai khẩu minigun gầm lên như bầy hổ dữ tự động đánh trả, cùng nhau trút xuống tám ngàn viên đạn mỗi phút làm tàu run lên từng chập như muốn rã ra. Mới hồi nãy đây sự yên lặng rùng rợn bao nhiêu thì bây giờ âm thanh hỗn loạn, ầm ầm đạn tên hòa điệu càng thêm hãi hùng, ma quái bay nhiêu! Vậy mà tai tôi vẫn nghe rõ tiếng đạn thù xâu xé con tàu. Loại đạn cỡ lớn của vũ khí cộng đồng 12ly7 hay 12ly8 trúng đùi đụi như tiếng tiều phu đốn gỗ đẩy dạt con tàu như lá rụng mùa thu, đạn nhỏ trung liên Tiệp Khắc, thượng liên RPD, tiểu liên AK47 xuyên qua như tiếng dao cô hàng róc mía róc con tàu lạnh buốt thấu xương. Chợt tôi giựt mình khi không còn nghe tiếng súng minigun bên trái rót đạn giòn tai nữa, quay lại thấy anh Hết, xạ thủ đang nạy nòng súng trong khi làn đạn của đối phương từ phía sau đang thổi thẳng tới. Trời ơi! Tôi chỉ còn biết hét anh ?" "nằm xuống!" và xoay tàu lại cho khẩu minigun bên phải chống trả, cùng lúc tôi đánh ra hai trái rocket dập một vị trí hỏa lực khác.

    Súng không hư làm sao được khi họ đã bắn vượt ra ngoài tốc độ tác xạ hạn định. Bây giờ chúng tôi chỉ còn mỗi khẩu Mini gun duy nhất. Chúng tôi như kiếm sĩ bị chặt đứt một cánh tay trong lúc giao chiến, hay con cua gãy càng cũng thế. Tôi nhắc nhở xạ thủ thận trọng gìn giữ súng. Từ bên ngoài, gun một đã yểm trợ đoàn tàu rời trận địa bình yên và tất cả cùng đang lo lắng cho chúng tôi. Nghe tiếng Thượng sĩ Ái hét lên trong vô tuyến.

    - Trời ơi! November bị bắn quá rồi, làm sao cứu ảnh với!
    Ðại úy Nguyễn Như Nguyện gọi máy hướng dẫn tôi thoát về hướng Lào, nhưng còn chỗ nào nữa mà bay! Trên dưới, chung quanh tàu tôi bị lưới lửa vây kín như con chim bị nhốt trong ***g. Chúng tôi thực sự trở thành bia bắn của đủ các loại phòng không địch. Mới chiều nào vỗ tay cổ võ những chiếc Spooky, bây giờ chính mình làm con thiêu thân cố nhoài ra ngoài bếp lửa rừng thiêng, thì cả ngàn tay súng của kẻ thù lại cố lôi kéo ngược tàu tôi vào cảnh "tên gieo đầu ngựa giáo đan mặt thành", đến nỗi cái sợ tràn ngập không còn chỗ chứa chớ đời nào dám "nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây". Tàu vẫn lượn vòng trồi lên hụp xuống núi đồi cầu may một kẽ hở nào đó thoát ra ngoài. Một phút đếm nhịp tim đập tám chục lần cũng thấy đà lâu lắm. Vài phút thôi người yêu chưa thấy bóng đã mấy bận ngồi đứng không yên, vậy mà giờ đây, thời gian dài như thiên thu đã cuốn chúng tôi vào trong lửa khói ngụt trời. Một phút, hai phút rồi ba phút trôi qua như hằng bao thế kỷ với tai nghe đạn réo tên bay, mắt mở rộng nhìn đạn thù xuyên kẽ lá, xoi lớp mù sương dật đờ làn khói mỏng đeo đuổi ngấu nghiến con tàu. Thời gian như ngừng trôi, lắng đọng để tất cả những hình ảnh hai mươi bốn tuổi đời hiện ra như một bức hoành phi trước mặt, hình ảnh thằng lính tây lôi kéo lê lết dưới đất lúc tuổi ấu thơ đến nắng thao trường mồ hôi thấm đổ, hãnh điện đôi cánh đại bàng trước ngực áo bay, đến lỗi lầm làm buồn tím thẳm áo Trưng Vương. . . Trung liên Tiệp khắc và thượng liên RPD là vũ khí chống cá nhân siêu hạng và đáng ngại của đối phương. Khi khai hỏa, đạn nổ giòn giã không ngừng làm cuống chân địch thủ. Tuy nhiên nhờ tiếng nổ liên tục kéo theo từng chùm đạn lửa làm cho chúng tôi dễ dàng nhận diện hơn bất cứ loại vũ khí nào khác. Do đó thay vì là thợ săn, họ trở thành con mồi cho mini gun và rocket mặc sức tung hoành...

    Tôi gọi anh Khương chuyển nút rocket nhưng không thấy động tĩnh gì. Trời ơi anh đã chết rồi sao! Sao nhanh chóng và bình yên quá, đến đỗi cách nhau gang tấc mà không ai hay biết gì. Tôi tự vói tay ra sau điều khiển lấy núm chuyển rocket, không cần chọn lựa loại nào chống biển người, chống chiến xa hay công sự phòng thủ, tôi quyết định đồng loạt tung hết mười hai trái rocket còn lại tố xả láng vào những vị trí hỏa lực đối địch trước mặt như bức màn sắt chận đường. Vì đánh quá gần và quá thấp, lại nữa vì đã buông cần lái cao độ để chuyển vận nút rocket nên tôi không kịp kéo lên, đành để tàu sà xuống ngọn cây lướt qua mục tiêu đến đổi bị đất cát do rocket mình vừa mới đánh ra nổ văng lên đầy. Chính nhờ lướt càng qua đầu địch mà chúng tôi đã vượt ra được ngoại biên chiến trường. Tuy vậy cũng chưa tránh khỏi tầm đạn của những khẩu phòng không hạng nặng từ xa, những khối lửa xanh dờn như sao chổi đuổi theo bén gót.

    Về phía trực thăng võ trang, mặc dầu bay chậm nhưng nhờ tính cơ động, xoay trở nhanh nhẹn nên pilot gunship, ngoài tấn công mục tiêu chính đã chọn lựa, có thể tấn công cùng một lúc nhiều vị trí khác hai bên hoặc rải rocket như hình rẻ quạt phía trước và đánh ngay những lúc tàu còn đang nghiêng vị. Hai khẩu mini gun hoạt đông độc lập không những xạ thủ đánh được 180 độ mỗi bên từ trước vòng ra sau, đánh thẳng xuống khi cận chiến quần thảo ngay trên đầu địch.

    Vừa thoát cõi chết ngoài vùng chiến địa, lết dần về hướng vị trí bạn, tàu bắt đầu rung dữ dội như muốn gãy ra làm hai, buộc tôi phải đáp khẩn cấp xuống quận Nam Hòa. Sau khi đặt tàu xuống đất bình yên mới biết chúng tôi còn sống. Ngồi yên lặng cho những giờ phút chiến đấu hãi hùng, căng thẳng tan dần trong tâm não, tôi nhắm mắt, gục đầu trên cần lái để nghe cơ thể mình bắt đầu khơi lại nhịp sống chuyển vận dòng máu trong thân. Những chiếc khác cũng đáp theo sau, anh em đang vây quanh đón mừng chúng tôi vừa thoát nạn và quan sát con tàu, như cùng một lúc tôi nghe các câu nói thảng thốt của nhiều người:
    - Tàu bị bắn nát như tương vậy mà ổng còn lết về được đúng là trời cứu!
    Hai anh xạ thủ bước tới đỡ tôi ra ngoài nói qua làn nước mắt.
    - Ông thầy, trong tàu mình chắc có ai đeo bùa hộ mạng, nếu không thầy trò mình chắc chết hết còn đâu!

    Tôi cảm ơn Ðại úy Nguyện, thượng sĩ I Ái đã đặc biệt quan tâm trong lúc tính mạng chúng tôi như chỉ mành treo chuông.
    - Tôi thấy anh bay trong biển lửa mà hãi hùng, lo cho anh quá!
    Và anh Nguyện nói tiếp:
    - Bastogne đang bị pháo!
    - Còn hàng chúng ta vừa tiếp tế cho Bastogne?
    Tôi vội vàng hỏi rồi tự nói nhỏ như chỉ để vừa đủ nghe:
    - Thế là công dã tràng! Tội nghiệp anh em trên đó!

    Ngước nhìn lên tàu, tang thương đến không còn gì để nói; trên mui dột nắng tứ tung, tôi đi vòng quanh tay mò mẫm thân tàu trúng đạn tứ phía gần như biến dạng. Nửa thân về sau, nhất là cái đuôi không chỗ nào còn nguyên vẹn, có lỗ đạn có thể để lọt bàn tay, có nhiều lỗ lớn vì đạn xuyên phá chui ra ngoài. Anh em cũng đi lục tìm ra được cả chục đầu đạn lớn nhỏ đủ loại còn vướng mắc, hai cánh quạt cũng rách te tua khiến tôi bàng hoàng đến sững sờ kinh ngạc. Tàu bị trúng hằng trăm viên đạn mà vẫn hiên ngang tung hoành trong biển lửa và về lại an toàn. Phép lạ nào đã cứu chúng tôi! Tôi chỉ biết cuối đầu thầm cảm tạ Ơn trên cứu mạng.

    Nhìn con tàu tàn tạ mà ngậm ngùi. Nó từ nửa quả địa cầu khác đến đây chung sức chung lòng, sát cánh cùng chúng tôi bảo vệ mảnh đất tự do nầy, bây giờ nằm đó hiện hữu như hư, như thực, như cơn mơ còn giăng mắc đạn thù đỏ lửa mênh mangà Tôi muốn ôm nó vào lòng nói lời tạ ơn, nói lời vĩnh biệt. Vì tôi biết thương tích nầy con tàu sẽ không còn cơ hội theo chúng tôi trên đường mây gió hành quân. Nó ở lại đây giải ngũ và giã từ vũ khí.
    Chúng tôi trở về Ðà Nẵng xót xa bỏ con tàu yêu dấu nằm trên bãi cỏ chờ đợi mục nát với thời gian.
    Hết
  3. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Những gì viên phi công trực thăng vũ trang kể lại chắc chắn đều là cảm xúc thật sự cả! Tình cảm con người trong chiến trận thì quân đội nào cũng thế thôi!
    Chỉ có điều, cách ông phi công này mô tả thì hơi thương tâm 1 cách thái quá, như là mình bị quá lép vế so với đối phương vậy! Thực ra, trong tương quan giữa hai bên giao chiến: trực thăng vũ trang VNCH vs phòng không VNDCCH thì người lái máy bay vẫn có ưu thế hơn nhiều, kể cả khi số lượng trực thăng ít hơn số pháo phòng không! Nói chung để diệt máy bay đối phương thì không có gì bằng chính ta cũng có máy bay, không có máy bay thì đành phải dùng hoả lực mặt đất thôi!
    Bác vaxiliep nhận xét về hoạt động của không quân VNCH hồi 1975 là chưa thật chính xác! Chỉ trong những ngày cuối cùng, tuỳ nghi di tản thì các phi công mới thoát ly chiến thôi, chứ còn họ vẫn hoạt động rất mạnh, miễn là sân bay chưa bị uy hiếp bởi quân giải phóng! Ngay phi đội 5 chiếc A37 của ta ném bom Tân Sơn Nhất, sau đó đã bị phi công VNCH trả đũa làm hư hại 1 ít. Tôi nhớ cả cái F5 của Nguyễn Thành Trung sau khi hạ cánh xuống Lộc Ninh rồi cũng không giữ được vì bị không quân VNCH ném bom phá tan - chứ nếu không chiếc máy bay đó hiện giờ nằm ở đâu, còn thì phải đem ra trưng bày mới đúng chứ
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    "...Phía ngoài mấy tên lính cũng đang tranh nhau xem tờ báo Độc Lập số ra ngày 10/4/1975. Ngay trên trang nhất tờ báo đưa tin thêm về vụ ném bom dinh "Độc Lập" của Nguyễn Thành Trung. Báo này cảI chính tin các báo đưa hôm qua nói Trung đã bay sang Thái Lan và đoán rằng anh đã bay ra Đà Nẵng. Cạnh tin đó là ba tấm hình liền nhau: Nguyễn Thành Trung hiên ngang đứng trên chiếc F.5E; chị Cẩm đang hái cam, miệng mỉm cười nhìn ra phía trước; còn Thương Thương lúc 4 tuổi, bụ bẫm ngây thơ."
    Anh Trung lấy F-5 oanh tạc dinh ĐộcLập ngày 8/4/1975. Sau khi thả bom anh quay về hạ cánh ở sân bay Phước Long (đây là 1 sân bay cũ bằng đất nện, trải ghi sắt. Công binh ta đã phải làm việc cật lực để kéo dài thêm một chút đường băng nhưng vẫn không đạt chuẩn, vì vậy phải đắp thêm ụ đất cao phía cuối đường băng (ta chưa đưa được lưới giảm tốc vào). Máy bay đã húc vào ụ đất và dừng lại. Sau đó các "đơn vị kỹ thuật" đến giải quyết(chiếc F-5 đầu tiên bị bắt sống nguyên vẹn=>có ai quan tâm nhỉ). Các bác nên nhớ nhiệm vụ chính của anh Trung lúc này là lấy máy bay chứ không phải ném bom dinh ĐL vì anh Trung chưa bị lộ, gia đình vẫn đang trong vùng địch nên phải dựng vở kịch "phi công phản chiến" như Quốc và Cử năm 63. Chính vì thế lực lượng an ninh nguỵ mới hoang mang chưa dám đụng đến vợ con anh, chứ nếu nó biết chắc là CS thì... Địa điểm hạ cánh trước ngày bay anh Trung mới biết và lúc này sân bay Phước Long ở sâu phía trong vùng ta kiểm soát, việc tìm được nó và phá huỷ là bất khả thi. Nếu huỷ được thì báo chí nguỵ đã ầm ĩ rồi
    @munvlc: Tôi không nói KQ nguỵ án binh bất động, tôi chỉ muốn nói nó bị phụ thuộc vào Mỹ nhiều quá rồi nên khi Mỹ rút đi nó ngơ ngác như con lạc mẹ và thua xa ông thầy của nó về tác chiến. Đương nhiên nó vẫn phải kháng cự, chứ không thì ta thắng chẳng oanh liệt tẹo nào. Chủ yếu vẫn là A-37 oanh tạc và trực thăng vũ trang trợ chiến, tuy nhiên đã quá muộn và không hiệu quả lắm vì lực lượng phòng không hạng nặng đã vào đầy chiến trường rồi.
    Được vaxiliep sửa chữa / chuyển vào 12:42 ngày 05/07/2006
    Được vaxiliep sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 05/07/2006
  5. boy_tia_lia

    boy_tia_lia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    1
    Trưc thăng y như 1 gã béo trên bầu trời dy chuyền chậm chạp , đưa bụng ra cho hàng trăm hàng ngàn cây súng ngắm bắn AK 47 hay B40 còn bắng rớt trực thăng huống chi 12ly7 , SA7, còn vụ phi công việt nam dở hơn Mỹ thì còn phải coi lại , dân Việt Nam rất chiụ chơi và gan lì không như mấy thằng Mỹ bơ sữa nhát gan , mấy bác nên nhớ phòng không Bắc Việt nổi tiếng là 1 bức màn lửa rất khó chọc thủng phản lực còn chịu không thấu huống chi là trực thăng lạch bạch , còn vụ A37 NTT dắt vô thả bom TSN là may mắn vì radar TSN tưởng là phi đoàn A37 từ phan rang di tản về , mà phi công lái A37 đâu phải do Bắc Việt cầm lái toàn là phi công VNCH chạy không kịp từ Phan Rang bị bắt cầm lái còn phi công Bắc Việt ngồi kế bên chỉa súng bắt lái. Có sao nói vậy nói đúng sự thật thôi , ba tui cũng là nhân viên kĩ thuật phụ trách radar không chiến F5E , sau 75 bị bắt dạy lại cho nhân viên miền Bắc
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Trưc thăng y như 1 gã béo trên bầu trời dy chuyền chậm chạp , đưa bụng ra cho hàng trăm hàng ngàn cây súng ngắm bắn AK 47 hay B40 còn bắng rớt trực thăng huống chi 12ly7 , SA7, còn vụ phi công việt nam dở hơn Mỹ thì còn phải coi lại , dân Việt Nam rất chiụ chơi và gan lì không như mấy thằng Mỹ bơ sữa nhát gan , mấy bác nên nhớ phòng không Bắc Việt nổi tiếng là 1 bức màn lửa rất khó chọc thủng phản lực còn chịu không thấu huống chi là trực thăng lạch bạch , còn vụ A37 NTT dắt vô thả bom TSN là may mắn vì radar TSN tưởng là phi đoàn A37 từ phan rang di tản về , mà phi công lái A37 đâu phải do Bắc Việt cầm lái toàn là phi công VNCH chạy không kịp từ Phan Rang bị bắt cầm lái còn phi công Bắc Việt ngồi kế bên chỉa súng bắt lái. Có sao nói vậy nói đúng sự thật thôi , ba tui cũng là nhân viên kĩ thuật phụ trách radar không chiến F5E , sau 75 bị bắt dạy lại cho nhân viên miền Bắc
    - Chắc bác xem black hawk down nhiều quá nên bị lậm hả? Chỉ có phim Mỹ mới có cảnh bắn trực thăng bằng B.40 thôi, còn nếu không phải leo lên ngọn cây ngồi bắn kẻo luồng phản lực nó biến thành thịt quay.
    - Thứ 2: tự bác công nhận đấy nhé, là phi công VNCH lái máy bay đánh bom TSN (tạm cho là thật). Thế còn gọi dek gì là chiến sỹ nữa, vì sợ chết phải lái máy bay oanh tạc vào thủ đô của mình. = > khỏi cần bình luận thêm!
  7. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Bác này vui tính quá Trực thăng mà là gã béo ì ạch trên trời thì người ta đã chẳng đầu tư nhiều vào nó đến vậy! Nó bị rơi nhiều là vì nó quá nguy hiểm chứ không phải vì nó kém, mỗi khi nó xuất hiện trên trận địa thì mọi hoả lực đều tìm cách diệt nó trước - cũng giống hồi xưa lính bắn súng máy thì dễ chết hơn lính bộ binh súng trường ấy!
    Cái gọi là "phòng không Bắc Việt" mà bác nói hầu như chẳng dính gì mấy đến số lượng trực thăng rơi ở miền Nam cả! Trong hầu hết thời gian chiến tranh, trực thăng VNCH cũng không ra Bắc để thử sức với hoả lực phòng không đó. Còn miền Bắc thì cũng không thừa pháo cao xạ để kéo đi diệt trực thăng khắp miền Nam - mãi đến cuối cuộc chiến mới xuất hiện!
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vớ vẩn, có 6 phi công thì chỉ có trường hợp Trần Văn On là phi công cũ của VNCH bay kèm với phi công Hoàng Mai Vượng của KQNDVN. Trừ Nguyễn Thành Trung, 3 máy bay còn lại do Từ Đễ, Hán Văn Quảng, Nguyễn Văn Lục (chỉ huy phi đội) đều là phi công MiG-17 của trung đoàn không quân 923 KQNDVN vào học chuyển loại và sau đó tham chiến luôn.
  9. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Vớ vẩn, có 6 phi công thì chỉ có trường hợp Trần Văn On là phi công cũ của VNCH bay kèm với phi công Hoàng Mai Vượng của KQNDVN. Trừ Nguyễn Thành Trung, 3 máy bay còn lại do Từ Đễ, Hán Văn Quảng, Nguyễn Văn Lục (chỉ huy phi đội) đều là phi công MiG-17 của trung đoàn không quân 923 KQNDVN vào học chuyển loại và sau đó tham chiến luôn.
    Hơ hơ chú chiangshan phản ứng làm giề! Người ta đã lôi cả BỐ người ta ra làm chứng thì phải tin thôi. Như vậy kịch bản đã diễn ra như sau: 5 chiếc A-37 ầm ầm lao đến TSN, 5 anh bộ đội giải phóng ngồi lăm lăm chĩa AK-47 vào gáy phi công. Đài Ra-đa ở TSN (do BỐ của ku kia điều khiển) hỏi: "A-37 của không đoàn nào? Phan Rang hả?". Phi công trên A-37 trả lời: "Phan Rang mất mịe nó roài! Em bị Cộng quân chĩa súng vào đầu bắt đi oanh kích TSN! Anh làm ơn nhắn với tổng thống giúp em là không phải em phản bội mà bị bắt buộc anh nhé!". Rồi phi công quay đầu hỏi "Anh chỉ thị mục tiêu cho em cái! Em thả bom, bắn rocket hay tác xạ 20 ly đều giỏi, anh muốn hạ mục tiêu nào trước?"...đoạn sau như ta đã biết .
  10. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Thôi bác vá xịp đừng có đùa nhảm nữa kẻo người ta lại coi là thiếu đứng đắn mà tẩy chay bác bi giờ
    Bác có biết ko quân VNCH thay A1 bằng A37 từ hồi nào ko?

Chia sẻ trang này