1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không nên dịch những tên riêng Trung Quốc sang tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi comauxanh, 11/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Tôi có tìm mục "liên hệ" mà không thấy nên mới post ở đây
    Cảm ơn bạn đã bỏ nhiều thì giờ cho cái topic này.
    Cảm ơn bạn Lehongphu.
  2. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Kể ra chủ đề này chỉ là một chuyện nhỏ của tiếng Việt so với nhiều vấn đề khác đáng quan tâm hơn nhiều.
    Bài viết gốc của tôi có nhiều sai xót cần được đính chính, ví dụ: Đoạn mói về sự trùng hợp của gần một nữa tên họ TQ và tên họ người Việt. Đây là sự thật nhưng chúng ta nên tự hỏi tại sao lại như vậy. Tôi post nguyên bài và những đoạn được tô đậm là những đoạn đính chính vấn đề vừa nêu.


    Ở những nước có chữ quốc ngữ không theo hệ thống Latin-Hy Lạp, ai cũng chỉ có một tên gọi và một tên viết. Tuy nhiên, do nhu cầu công ăn việc làm hay xuất ngoại mà nhiều người có thêm một tên viết theo mẫu tự abcd (Latin).


    Thường thường văn phòng hộ chiếu sẽ tự động phiên dịch tên người xin, sang tên abcd và trên giấy tờ xuất cảnh hay hộ chiếu luôn có 2 tên: tên viết theo tiếng bản xứ và tên abcd. Mỗi nước có phương pháp riêng để dịch sang abcd, tuy nhiên, hầu như chẵng có phương pháp nào hoàn hảo cả. Những chuyện buồn cười do dịch thiếu chính xác và những rắc rối đi kèm sau đó vẫn xảy ra thường xuyên.


    Cũng có vài nước thuộc trường hợp ngoại lệ như là Libya. Khỏi cần nói là người Libya gặp khó khăn cở nào khi họ đi ra khỏi khu vực Trung đông.


    Cách dịch phổ thông nhất là dịch sang abcd theo cách phát âm, nghĩa là sau khi dịch xong thì 2 tên sẽ được đọc rất gần giống nhau. Vì vậy, ở các nước Âu Mỹ, có đủ loại tên kỳ lạ được viết theo kiểu abcd, không có tí nào giống tên của người bản xứ.


    Nói về tên riêng Latin của mọi chủng tộc thì người Trung Quốc là đặc biệt nhất.. Ngay cả tại TQ, những người giao dịch ngiều với người nước ngoài luôn luôn có tên Latin giống y các tên phổ biến tại những nước nói tiếng Anh. Đa số người TQ sống lâu năm ở nước ngoài cũng vậy – Họ chọn thêm một tên rấtTây, rất Mỹ hay đổi cái tên mà văn phòng hộ chiếu đã dịch cho họ trước khi xuất ngoại.


    Đối với thế hệ sinh ra tại VN, khi ra nước ngoài người Việt Nam lấy tên Tây không nhiều. Tuy nhiên, lớp mới sinh ra ở nước ngoài hầu như đều có tên Tây.


    Khi mở cửa hàng kinh doanh, đa số cơ sở của người TQ vẫn mang tên Latin có ý nghĩa TQ, Viễn Đông hay chỉ là một cái tên chung chung bằng tiếng địa phương. Có lẻ vì người TQ đã có kinh nghiệm lâu năm làm ăn nơi xứ người. Trong khi người Việt vẫn thường chọn tên rất Việt cho cửa tiệm của mình, dĩ nhiên là trừ tên các tiệm làm móng.


    Theo tôi, thời buổi văn minh cái tên bổng trở nên quan trọng hơn. Tuỳ môi trường tiếp xúc mà ta nên chọn tên phù hợp và có lợi cho ta hơn. Tiếp xúc với nhiều người khác chủng tộc, ta cần cái tên dễ nhớ dễ đọc. Văn hoá Tây nó như thế này: Lúc gặp mặt và được giới thiệu tên, bạn nên nhớ liền tên người kia. Hỏi lại tên một lần nữa là chuyện OK, nhưng hỏi thêm lần thứ 2 thì không bình thường. Tên người ta đã được giới thiệu mà không nhớ, không chịu sử dụng, thì mối quan hệ thường không đi đến đâu. Bởi vậy, cái tên phù hợp sẽ giúp bạn tiếp thị chính bạn hay business của bạn hiệu quả hơn, ngay từ phút đầu.


    Do có vay mượn chữ nghĩa và có truyền thống Việt hoá tên người xưa trong truyện, trong lịch sử TQ từ hồi xa xưa, nên ngày nay ta vẫn còn giử truyền thống này. Vì vậy, đối với người Việt Nam thì những người TQ nổi tiếng có tới 2 tên viết bằng mẫu tự Latin. Ví dụ: Đa số người VN chỉ biết huấn luyện viên đội bóng đá nữ Hải Phòng tên là Trần Văn Phát, nhưng họ thật sự không biết tên Latin đăng ký tạm trú tại VN hay trong giấy tờ của ông ấy là gì, vì báo chí VN ít khi nào nhắc tới.


    Thật ra, nếu bạn đến TQ mà sử dụng tên Việt hoá hay tên Latin của người TQ thì đều gặp rắc rối như nhau – người ta không hiểu. Tuy nhiên, đối với thế giới bên ngoài TQ thì hoàn toàn khác – tên Latin trở nên quan trọng hơn cả tên chính.


    Vì chúng ta ít viết kèm, ít nhắc tới tên Latin của những người TQ nỗi tiếng nên có nhiều người Việt, nhất là những người làm việc, tiếp xúc hằng ngày với người nước ngoài hay du học sinh, Việt kiều, vv, thường không nhớ, khi bàn chuyện điện ảnh, chính trị, vv, về TQ với bạn bè TQ đang du học, sống ở nước ngoài hay với các bạn bè thuộc sắc dân khác. Trong khi nói đến tên Latin của những nhân vật nỗi tiếng người Đại Hàn, Nhật, Cambodia, Thái, Iran, Nga, vv, thì họ ít có vấn đề.


    Tất cả tên họ của người Việt đều có thể tìm thấy ở người TQ, tại TQ. Dĩ nhiên điều này làm cho người Việt cảm thấy gần gủi và làm cho nhiều người có thể nghĩ: nguồn gốc dân tộc VN xuất phát từ TQ. Có thể sự trùng hợp này là do người Việt không có chữ viết; và suốt hơn 1000 năm đô hộ tất cả tên họ người Việt đều được gán cho những chữ viết TQ có phát âm gần nhất.



    Nên nhớ là khi dịch từ cách phát âm sang cách viết thì khó mà chính xác và luôn có những trùng hợp vô lý. Ví dụ: Người Anglophone cũng có họ lee như TQ, Hàn Quốc mà ta gọi là họ lý. Họ Lau của người TQ có thể tìm thấy ở người Do Thái chính hiệu. Họ Thạch của người Khmer có thể tiìm thấy ở đồng bằng bắc bộ của người Việt 100%. Có cả mấy trăm hay ngàn tên họ của người Âu, Mỹ, Á, Phi chồng chéo với nhau.




    Ngưòi Việt có ít họ chứ nhiều giống dân khác có hàng ngàn họ khác nhau. Tên đọc đương nhiên hiếm khi giống nhau, nhưng hàng trăm ngàn tên họ cùng được viết theo abcd thì làm sao tránh được sự giống nhau.



    Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược lại. Như đã nói trên, viết bằng chữ TQ thì họ của ngưòi Việt và ngưòi TQ giống nhau. nhưng khi dịch sang tiếng Latin thì tên viết của người Việt và người Trung Quốc lại khác hẳn nhau. Sự viết khác nhau này chắc chắn phản ảnh sự đọc không giống nhau và làm cho ta ngẩm nghĩ tới lý do tại sao như vậy.



    Ví dụ:
    -Người Việt viết Huỳnh, trong khi người TQ viết Wong
    -Người Việt viết Lý, trong khi người TQ viết Lee.
    -Người Việt viết Nguyễn, trong khi người TQ viết Ng hay Juan (Juan An: Nguyễn An, một tù nhân người Việt và cũng là kiến trúc sư của Tử Cấm Thành).



    Theo tôi, việc tiếp tục Việt hoá tên riêng tiếng TQ trong lảnh vực giải trí thì không sao. Nhưng Việt hoá mọi tên riêng mới nổi tiếng trên báo chí thì chưa chắc là việc nên tiếp tục. Nếu có thể, hãy để tên riêng abcd của người ta trong dấu ngoặc, ít nhất một lần trong bài viết, là một chuyện nên làm.


    Người Việt viết tên theo abcd, nên không phải đổi tên ở những nước sử dụng hệ thống chử viết Latin-Hy Lạp. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia có ngôn ngữ khác nhau thì tên Việt cũng được người bản xứ đọc khác nhau. Vì vậy, khi sang một nước khác bạn phải để ý liền cách phát âm cái tên của bạn theo kiểu mới để chóng làm quen với nó.

    Ví dụ:
    -Lê: người Pháp đọc là lơ như là “le” trong tiếng Pháp, nhưng người Mỹ đọc là [li:] như chữ lee của họ.
    -Du: Pháp đọc như chữ du của họ còn Mỹ đọc như dew của tiếng Anh.
    -Phúc: Anh, Mỹ đọc như fu..ck.
    -Dũng: Anh Mỹ đọc như dung (đống phân bò, ngực, trâu) theo kiểu mới.
    -Loan: Anh, Mỹ đọc như lôn của tiếng Việt hay lone của tiếng Anh.
    -Phương: đọc là fong, âm giống như chữ song của tiếng Anh.


    Các bạn nào hay giao tiếp với người nước ngoài nên chọn một cái tên dễ đọc dễ nhớ. Tuỳ đối tượng khách hàng và địa điểm mà bạn nên chọn tên phù hợp sẽ có lợi hơn cho bạn. Sản phẩm đưa ra thị trường nước ngoài cũng cần cái tên bắt mắt nhắm vào thị trường đó.
  3. haitest

    haitest Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/01/2008
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Các bạn lý luận, phân tích và bổ nhau rất hay! Mình thấy bạn nào cũng có lý cả! Tiếp tục đi các bạn ơi!!!

Chia sẻ trang này