1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 9

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor, 05/12/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    R-73, tên lửa không đối không số 1 của Nga
    Được thiết kế dùng cho các cuộc cận chiến trên không, sự xuất hiện của R-73 - tên lửa không đối không số 1 của Nga, khiến nhiều nước sửng sốt bởi khả năng ưu việt về kỹ, chiến thuật của loại tên lửa này.
    R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn, hiện đại, được Viện thiết kế quốc gia Vympel phát triển từ những năm cuối thập kỷ 70, NATO gọi là AA-11 Archer.
    R-73 được phát triển thay thế cho tên lửa tầm ngắn Molniya R-60 (NATO gọi là AA-8 ''Aphid'') được sử dụng trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô.
    [​IMG]
    R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn, hiện đại nhất của Nga hiện nay.
    R-73 lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào năm 1985. Năm 1997, phiên bản nâng cấp R-73M được trang bị trong quân đội Nga với nhiều tính năng ưu việt hơn như tầm bắn lớn hơn, góc dò rộng hơn và khả năng gây nhiễu radar đối phương tốt hơn.
    Là tên lửa được đánh giá có khả năng hoạt động rất lớn, trên nhiều phương diện vượt trội so với thế hệ tên lửa không đối không hiện đại của Mỹ AIM-9M Sidewinder.
    Điều này đã buộc Mỹ và các nước phương Tây nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các đời tên lửa không đối không như: AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python IV và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.
    [​IMG]
    So sánh thiết bị quan sát mục tiêu giữa Su-27 của Nga với F/A18A của Mỹ cho thấy khả năng tác chiến của R-73 lớn hơn nhiều so với AIM-9M của Mỹ.
    Bên cạnh những tính năng ưu việt về kỹ chiến thuật, tên lửa được kết nối trực tiếp trên màn hình hiển thị của mũ phi công, cho phép lựa chọn và khóa mục tiêu theo hướng mắt của phi công.
    Đây là một công nghệ tiên tiến, vì đối với các hệ thống dẫn đường truyền thống, phi công không thể lựa chọn được mục tiêu mong muốn vào phút cuối cùng trước khi tên lửa rời khỏi máy bay.
    Trong những phiên bản đầu tiên, R-73 có tầm bắn tối đa 30 km, độ cao thấp nhất khi tác chiến là 300m. Tầm bắn của tên lửa đã được cải tiến qua nhiều phiên bản khác nhau và hiện đạt tầm xa nhất là 40 km.
    [​IMG]
    Nếu cận chiến trên không, cả hai bên đều cùng phóng tên lửa thì R-73 của Nga dễ dàng tiêu diệt đối phương trong trường hợp góc tấn công nhỏ.
    R-73 nặng 105 kg, dài 2.900 mm, đường kính 170 mm, sải cánh rộng 510 mm, sử dụng đầu nổ nặng 7,4 kg, hành trình với vận tốc 2,5M. R-73 sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại.
    Từ năm 1997, khi những phiên bản nâng cấp được trang bị trong quân đội Nga, các mẫu R-73M hoặc R-73EE (dùng cho xuất khẩu) được trang bị hệ thống quan sát, phát hiện mục tiêu cho phép tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi góc 60° và hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại IRCCM.
    Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế bao gồm nhiều module khác nhau, gồm: hệ thống dẫn đường, hệ thống điều khiển khí động lực, hệ thống tự động lái, hệ thống đầu nổ gần, đầu đạn, động cơ, hệ thống điều khiển khí động học và hệ thống lái đuôi.
    Nhờ sự kết hợp giữa hệ thống khí động học và khí động lực nên tên lửa có khả năng thao diễn đặc biệt. Trong quá trình bay, vấn đề trệch hướng và liệng được điều khiển bằng bốn cánh nhỏ đặt gần đầu tên lửa. Độ ổn định của tên lửa được điều khiển bằng những cánh nhỏ lắp thêm trên các cánh.
    Một ưu điểm vượt trội so với các loại tên lửa đối không khác của phương Tây đó là R-73 cho phép trang bị trên nhiều loại phương tiện bay khác nhau, kể cả những những máy bay có hệ thống thống ngắm bắn chưa tân tiến như: MiG-21, MiG-23, MiG-29, Su-24, Su-25, Su-27, Su-32 và Su-35.
    Thậm chí, R-73 có thể mang trên máy bay trực thăng tấn công của Nga, bao gồm Mi-24, Mi-28, và Kamov Ka-50.
    Theo các chuyên gia quân sự, R-73 vẫn luôn có giá trị cho các trận không chiến hiện đại, sử dụng để tấn công các máy bay tấn công, máy bay ném bom, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương.
    Tên lửa cho phép có thể tiếp cận mục tiêu từ mọi hướng, dưới mọi điều kiện thời tiết, ban ngày và ban đêm, trong môi trường tác chiến bình thường hoặc trong một môi trường bị gây nhiễu nặng. R-73 thực hiện cơ chế "bắn và quên".
    Chế độ dẫn đường hồng ngoại thụ động hỗ trợ phi công có thể khóa mục tiêu trước khi bấm nút phóng tên lửa.

    Dẫn đường bay tới vị trí dự kiến được thực hiện bằng phương thức lái tỷ lệ. Thiết bị chiến đấu của tên lửa gồm một đầu nổ gần hoạt động chế độ tích cực, một đầu nổ do va chạm và phần tiếp theo của đầu đạn.
    [​IMG]
    Tên lửa R-73 trên Su-30 của VN.
    Baodatviet
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Su-27SK nhà ta vẫn xài cả R-73E và R-60M (AA-8), thế mới đau chứ! Có tin, 2012 sẽ nâng cấp lên chuẩn Su-27SKM. 2012 là năm duy nhất ta không nhận thêm chiếc máy bay chiến đấu mới nào. Còn từ 2013 thì cứ tuần tự 6-8 chiếc sẽ về.
  3. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2

    Một năm 6-8 chiếc, thật hay đùa vậy bác Trium. Mua cái gì mà nhìu vậy, tiền ở đâu ra mà mua khiêp thế. Từ 2013-2018 sẽ có ít nhất là 30-40 chiếc mới àh.
    Hy vọng bác không đùa và cũng không nhầm.
  4. Dungma71

    Dungma71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Hi vọng là bác triumf nói đúng (ko như các bác trên này bẩu bác ấy hay tung hoả mù) vì theo các nguồn đã được các bác nhà ta đưa lên các 4rum của vệ phủ trong tuần này thì nhà ta sẽ sắm IAK-130, Mig29 và mong có cả Su35 nữa...
  5. aviator007

    aviator007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    1
    Chụp em này từ lúc xuất hiện trên màn hình lúc 08:55:11'''' (shót đầu tiên) đến lúc 08:55:34'''' (shót cuối), như vậy trong vòng khoẳng 15 giây tính từ lúc chẽ vào cạnh 5 đến lúc hạ cánh. Nghe đồn thổi thì em này có vấn đề, về hạ cánh gấp. Ngồi coi lại exif thì thấy thế. Nếu đúng vậy thì hú hồn và công nhận sự tài ba của phi công KQVN.
    SU27SK
    6002
    1/
    [​IMG]
    2/
    [​IMG]
    3/
    [​IMG]
    4/
    [​IMG]
    5/
    [​IMG]
    6/
    [​IMG]
    7/
    [​IMG]
  6. ProRaptorVN

    ProRaptorVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thao tập hạ cánh khẩn cấp trong trường hợp 1 động cơ gặp trục trặc kỹ thuật.
  7. bura8x

    bura8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Có thể động cơ trái gặp trục trặc nên đã được tắt, động cơ phải tăng vòng quay, còn bác pilot thì đạp rudder phải để giữ thăng bằng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng mà ở trong tình huống đó cũng gian nan lắm đấy, phi công không bình tĩnh là tèo
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Nếu vậy thì nguy hiểm chả kém gì vụ chim chui
  9. phidoitruong

    phidoitruong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    2
    cánh đuôi đứng của động cơ ko đóng đang được điều chỉnh sang phải....chuyện này bt mà Su27/30 của VN động cơ có thể điều chỉnh to/nhỏ,trái/phải,lên xuống em tận mắt thấy thợ máy test động cơ kiểu vậy lúc trong hangar rồi!
  10. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3

    Nếu tin này là thật thì chúc mừng QĐNDVN, chúng ta đang trên đường HĐH rất nhanh. Hy vọng sẽ có một phi đội Su30 thuộc KQHQ làm nhiệm vụ chi viện trực tiếp cho TS khi xảy ra xung đột.

Chia sẻ trang này